intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước về biên giới quốc gia trên biển của Bộ đội Biên phòng Việt Nam

Chia sẻ: Tỉ Thành | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:168

70
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận quản lý nhà nước về biên giới quốc gia trên biển của Bộ đội Biên phòng; phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về biên giới quốc gia trên biển của Bộ đội Biên phòng ở nước ta hiện nay; trên cơ sở đó, đề xuất phương hướng, giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về biên giới quốc gia trên biển của Bộ đội Biên phòng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước về biên giới quốc gia trên biển của Bộ đội Biên phòng Việt Nam

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN MINH NGUYỆT QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA TRÊN BIỂN CỦA BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2018
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN MINH NGUYỆT QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA TRÊN BIỂN CỦA BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG VIỆT NAM Ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 9380102 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Võ Khánh Vinh HÀ NỘI - 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Trần Minh Nguyệt
  4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 7 1.1. Tình hình nghiên cứu 7 1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra nghiên cứu trong luận án 17 1.3. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu của đề tài luận án 20 Chương 2. LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA TRÊN BIỂN CỦA BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG 23 2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của quản lý nhà nước về biên giới quốc gia trên biển của Bộ đội Biên phòng 23 2.2. Chủ thể quản lý nhà nước về biên giới quốc gia trên biển của Bộ đội Biên phòng 42 2.3. Nội dung quản lý nhà nước về biên giới quốc gia trên biển của Bộ đội Biên phòng 49 Chương 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA TRÊN BIỂN CỦA BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG 57 3.1. Những yếu tố cơ bản tác động đến quản lý nhà nước về biên giới quốc gia trên biển của Bộ đội Biên phòng 57 3.2. Thực trạng chủ thể, nội dung quản lý nhà nước về biên giới quốc gia trên biển 68 3.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về biên giới quốc gia trên biển của Bộ đội Biên phòng 99 Chương 4. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA TRÊN BIỂN CỦA BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG 110 4.1. Phương hướng tăng cường quản lý nhà nước về biên giới quốc gia trên biển của Bộ đội Biên phòng 110 4.2. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về biên giới quốc gia trên biển của Bộ đội Biên phòng 113 KẾT LUẬN 143 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 145 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 146 PHỤ LỤC 161
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ATXH An toàn xã hội CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa CKCB Cửa khẩu cảng biển BĐBP Bộ đội Biên phòng BGQG Biên giới quốc gia BGQGTB Biên giới quốc gia trên biển ĐBP Đồn Biên phòng KVBG Khu vực biên giới KVBGB Khu vực biên giới biển PBGDPL Phổ biến, giáo dục pháp luật QLNN Quản lý nhà nước VPHC Vi phạm hành chính VPPL Vi phạm pháp luật VBQPPL Văn bản quy phạm pháp luật
  6. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quản lý nhà nước về biên giới quốc gia trên biển là một bộ phận của quản lý nhà nước về biên giới quốc gia, một lĩnh vực trọng yếu của quản lý nhà nước về quốc phòng, an ninh của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Luật Biên giới quốc gia năm 2003 quy định: Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về biên giới quốc gia; Bộ Quốc phòng chủ trì phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về biên giới quốc gia. Bộ đội Biên phòng thuộc Bộ Quốc phòng là "lực lượng nòng cốt, chuyên trách phối hợp với lực lượng Công an, các ngành hữu quan và chính quyền địa phương trong hoạt động quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới theo quy định của pháp luật" [94]. Kể từ năm 2004 đến nay, Chính phủ chính thức giao cho Bộ đội Biên phòng trách nhiệm quản lý nhà nước về biên giới quốc gia. Trong đó, trách nhiệm quản lý nhà nước về biên giới quốc gia trên biển của Bộ đội Biên phòng được ghi nhận tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý khác nhau, do nhiều chủ thể có thẩm quyền ban hành. Các quy định của pháp luật đã tạo cơ sở pháp lý hữu hiệu cho việc thực thi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ đội Biên phòng trên địa bàn khu vực biên giới biển. Những năm qua, việc thực hiện trách nhiệm của Bộ đội Biên phòng trong quản lý nhà nước về biên giới quốc gia trên biển đã góp phần quan trọng vào việc giữ vững chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc; an ninh, trật tự, an toàn xã hội khu vực biên giới biển cơ bản ổn định; các mặt công tác khác (tham mưu, đối ngoại, quân sự, xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân, xây dựng khu vực biên giới biển vững mạnh về mọi mặt, phòng, chống thiên tai, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn…) ngày càng được tăng cường. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan, đặc biệt là nguy cơ chủ 1
  7. quyền biển, đảo bị xâm phạm và sự thiếu hoàn thiện của pháp luật về quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia đã khiến cho việc thực hiện trách nhiệm của Bộ đội Biên phòng trong quản lý nhà nước về biên giới quốc gia trên biển còn có những khó khăn, vướng mắc và hạn chế nhất định, như: hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về biên giới quốc gia chưa được tiến hành thường xuyên; công tác nắm, dự báo tình hình, tham mưu và xử lý các tình huống vi phạm chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia trên biển có lúc, có nơi, có vụ việc chưa kịp thời, chủ động và chưa sát với thực tế; việc thực hiện thẩm quyền của Bộ đội Biên phòng trong tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật trong khu vực biên giới biển có việc còn lúng túng, hiệu quả chưa cao; công tác phối hợp giữa Bộ đội Biên phòng với các cơ quan, lực lượng chức năng trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trên biển, giữ gìn an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới biển chưa thực sự thường xuyên, thông suốt và hiệu quả… Những hạn chế trên có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện thành công Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc trong tình hình mới. Tuy nhiên, thời gian qua, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện vấn đề này. Bởi vậy, việc nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài Quản lý nhà nước về biên giới quốc gia trên biển của Bộ đội Biên phòng Việt Nam làm luận án tiến sĩ có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, góp phần nâng cao hiệu quả xây dựng và tổ chức thực thi pháp luật về biển, đảo, biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam nói chung, của Bộ đội Biên phòng nói riêng trong tình hình mới. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận quản lý nhà nước về biên giới quốc gia trên biển của Bộ đội Biên phòng; phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về biên giới quốc gia trên biển của 2
  8. Bộ đội Biên phòng ở nước ta hiện nay; trên cơ sở đó, đề xuất phương hướng, giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về biên giới quốc gia trên biển của Bộ đội Biên phòng. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, luận án có các nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu, đánh giá kết quả các công trình khoa học trong và ngoài nước liên quan đến đề tài luận án để từ đó xác định những vấn đề lý luận, thực tiễn và giải pháp cần nghiên cứu trong luận án. - Phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản của quản lý nhà nước về biên giới quốc gia trên biển của Bộ đội Biên phòng, như: khái niệm, đặc điểm, vai trò, chủ thể, nội dung quản lý nhà nước về biên giới quốc gia trên biển của Bộ đội Biên phòng. - Khảo sát thực tế, nghiên cứu báo cáo tổng kết công tác của Bộ đội Biên phòng, phân tích, đánh giá kết quả, rút ra những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của những ưu điểm và hạn chế trong quản lý nhà nước về biên giới quốc gia trên biển của Bộ đội Biên phòng. - Đề xuất phương hướng và giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về biên giới quốc gia trên biển của Bộ đội Biên phòng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là hoạt động quản lý nhà nước về biên giới quốc gia trên biển của Bộ đội Biên phòng theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận án là hoạt động thực thi trách nhiệm của Bộ đội Biên phòng trong quản lý nhà nước về biên giới quốc gia trên biển từ năm 2008 (thời điểm Chính phủ Việt Nam trình Uỷ ban Ranh giới thềm lục địa 3
  9. báo cáo quốc gia xác định ranh giới thềm lục địa nằm ngoài phạm vi 200 hải lý tính từ đường cơ sở của Việt Nam) đến năm 2018 trong khuôn khổ khoa học Luật Hành chính Việt Nam, các quy định của pháp luật hiện hành về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ đội Biên phòng. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận nghiên cứu Phương pháp luận nghiên cứu của luận án là phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm của Đảng và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; về quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu của luận án bao gồm: phân tích và tổng hợp, hệ thống, so sánh, lịch sử cụ thể, chuyên gia, thống kê, lựa chọn điển hình. Ngoài ra, luận án còn sử dụng cách tiếp cận đa ngành và liên ngành luật học trong các nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý nhà nước về biên giới quốc gia trên biển của Bộ đội Biên phòng. Bằng phương pháp thống kê, hệ thống, phân tích và tổng hợp, luận án nghiên cứu, phân tích, đánh giá kết quả các công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án để rút ra những vấn đề cần nghiên cứu, giải quyết trong luận án. Để nghiên cứu, làm rõ lý luận quản lý nhà nước về biên giới quốc gia trên biển của Bộ đội Biên phòng, luận án sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp với cách tiếp cận liên ngành, đa ngành luật học. Bằng phương pháp thống kê, lựa chọn điển hình, luận án nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về biên giới quốc gia trên biển của Bộ đội Biên phòng trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến năm 2018. Các phương pháp hệ thống, phân tích và tổng hợp được luận án sử dụng để xác định phương hướng và đề ra giải pháp tăng cường trách nhiệm của Bộ đội Biên phòng trong quản lý nhà nước về biên giới quốc gia trên biển. 4
  10. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Bổ sung, hoàn thiện lý luận quản lý nhà nước về biên giới quốc gia trên biển trong lực lượng Bộ đội Biên phòng. - Bổ sung luận cứ khoa học cho lực lượng Bộ đội Biên phòng nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về biên giới quốc gia trên biển. - Góp phần hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc thực thi quản lý nhà nước về biên giới quốc gia trên biển của Bộ đội Biên phòng. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung, phát triển và hoàn thiện lý luận quản lý nhà nước về biên giới quốc gia nói chung, quản lý nhà nước về biên giới quốc gia trên biển của Bộ đội Biên phòng nói riêng. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy về quản lý nhà nước; biên giới lãnh thổ; quản lý nhà nước về biên giới quốc gia và quản lý nhà nước về biển, đảo. Đồng thời, góp phần nâng cao nhận thức và hiệu quả thực hiện quản lý nhà nước về biên giới quốc gia trên biển của Bộ đội Biên phòng. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận án được kết cấu thành 4 chương sau: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2. Lý luận quản lý nhà nước về biên giới quốc gia trên biển của Bộ đội Biên phòng Chương 3. Thực trạng quản lý nhà nước về biên giới quốc gia trên biển của Bộ đội Biên phòng Chương 4. Phương hướng và giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về biên giới quốc gia trên biển của Bộ đội Biên phòng 5
  11. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu 1.1.1. Các nghiên cứu ngoài nước và ở Việt Nam liên quan đến lý luận quản lý nhà nước về biên giới quốc gia trên biển của Bộ đội Biên phòng Trong xã hội hiện đại, QLNN được thực hiện trên cơ sở pháp luật, đặc biệt là pháp luật hành chính. Sự đan xen giữa lĩnh vực pháp luật này với các lĩnh vực pháp luật khác đã được chứng minh. Bởi vậy, nghiên cứu về QLNN trong các lĩnh vực cụ thể dưới góc độ khoa học luật hành chính diễn ra khá phổ biến. Vấn đề này đã được thể hiện trong nhiều nghiên cứu của các học giả ngoài nước, tiêu biểu là Prosper Weil, Martine Lombard, Gilles Dumont… Tác giả Prosper Weil trong cuốn sách Luật hành chính đã đề cập đến việc chính quyền có thể đơn phương ấn định ranh giới, không cần sử dụng đến thủ tục cắm mốc phân giới hai bên đối với tài sản công cộng tự nhiên (sông ngòi, bờ biển…); có quyền cảnh sát để bảo toàn tài sản công cộng, trấn áp những sự vi phạm bằng cách xử phạt (bắt sửa chữa và chịu hình phạt) [136, tr.68]. Về quyền cảnh sát, tác giả Martine Lombard và Gilles Dumont trong cuốn sách Pháp luật hành chính của Cộng hòa Pháp [88], tác giả Phrăngxoa Galúđiên Ghiniús và các tác giả trong cuốn sách Bàn về hành chính Pháp [45] cho rằng, cảnh sát hành chính là hoạt động phòng ngừa những hành vi gây rối trật tự công và giữ gìn, bảo vệ trật tự công. Tuy không trực tiếp có những bàn luận sâu sắc về QLNN đối với BGQGTB nhưng kết quả nghiên cứu của các tác giả đã xác định cách tiếp cận QLNN đối với các ngành, lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung, BGQGTB nói riêng dưới góc độ khoa học Luật hành chính là hoàn toàn chính xác. Biên giới nói chung, BGQGTB nói riêng là giới hạn không gian chủ quyền lãnh thổ của một quốc gia, cần được hoạch định phù hợp với pháp luật quốc tế và phải được quản lý, bảo vệ để chống lại mọi nguy cơ xâm phạm chủ 6
  12. quyền. Những vấn đề này đã được nghiên cứu, bàn thảo trong nhiều công trình khoa học, tiêu biểu là công trình Việc giải quyết những tranh chấp về đường biên giới trong luật pháp quốc tế của tác giả A.O.Cukwurah, Các đường biên giới của nước Campuchia cận đại của tác giả Raoul Marc Jennar, tài liệu Vấn đề hoạch định ranh giới trên biển ở Đông Nam Á của tác giả Prasit Aekaputra. Các nghiên cứu đã chỉ ra khái niệm về biên giới, BGQG, đường biên giới quốc tế, biên giới quốc tế; hình thức và đặc điểm của các đường biên giới quốc tế, trong đó có đường biên giới nước; sự phân định ranh giới và phân giới những đường biên giới quốc tế [35]; định nghĩa biên giới, tầm quan trọng và các nét đặc thù của biên giới [74]; khái niệm pháp lý và việc vạch các đường cơ sở; cách làm và vấn đề hoạch định ranh giới trên biển ở Đông Nam Á [1]. Hoạch định biên giới gắn liền với xây dựng và tổ chức lực lượng quản lý, bảo vệ biên giới. Tuỳ thuộc đặc thù của từng quốc gia, việc tổ chức lực lượng quản lý, bảo vệ biên giới biển có tên gọi khác nhau, phạm vi thẩm quyền khác nhau. Tiêu biểu cho các nghiên cứu về vấn đề này phải kể đến tài liệu Bàn về Biên phòng (Biên phòng luận) của tác giả Mao Chấn Phát. Trong nghiên cứu của mình, tác giả đã đề cập khái quát công tác biên phòng của một số quốc gia trên thế giới; luận giải về công năng, nhiệm vụ của biên phòng; việc tăng cường xây dựng biên phòng; tư tưởng phòng vệ biển kết hợp với quản lý biển của Trung Quốc. Theo tác giả, công tác biên phòng, hải phòng có ý nghĩa sống còn đối với đất nước Trung Quốc. Biên phòng là lực lượng có nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, quyền lợi biển của quốc gia; thúc đẩy xây dựng kinh tế, xã hội, tiến bộ ở khu vực ven biển; đấu tranh với kẻ thù xâm lược, xâm phạm và khiêu khích ở biên giới; phòng, chống xuất, nhập cảnh, phá hoại, lật đổ, buôn lậu, buôn bán ma tuý; chống thâm nhập, lật đổ, kích động chia rẽ, phá hoại đoàn kết dân tộc; tăng cường quản lý biên giới, hải đảo, kết hợp giữa bảo vệ và quản lý [91, tr.14, 25, 142, 143]. Tác giả khẳng 7
  13. định: Không có quốc phòng, biên phòng mất cơ sở và trung tâm; không có biên phòng, quốc phòng mất đi chân, tay và tấm lá chắn. Bảo vệ quyền lợi biển là nhiệm vụ quan trọng của biên phòng thời kỳ mới [91, tr.142, 143, 257]. Ở Việt Nam, các công trình khoa học liên quan đến lý luận QLNN về BGQGTB của BĐBP rất phong phú, thường được tiếp cận dưới góc độ khoa học pháp lý và khoa học QLNN. Trong đó, những vấn đề lý luận của QLNN đã được luận giải về cơ bản. Tiêu biểu là nghiên cứu của các tác giả như Mai Hữu Khuê, Phạm Hồng Thái, Đinh Văn Mậu, Từ Điển, Tô Tử Hạ… Tác giả Mai Hữu Khuê với cuốn sách Lý luận QLNN đề cập một cách toàn diện những vấn đề lý luận về QLNN, nhất là các yếu tố cấu thành của nó (chủ thể, khách thể, hình thức, phương pháp), các nguyên tắc quản lý, thủ tục và quyết định hành chính, vi phạm và trách nhiệm hành chính, thẩm quyền hành chính nhà nước, thanh tra, kiểm tra, giám sát trong QLNN, cải cách hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo… [78]. Những nội dung nghiên cứu này được bổ sung, làm rõ dưới góc độ khoa học pháp lý hành chính bởi nghiên cứu của các tác giả Phạm Hồng Thái, Đinh Văn Mậu trong cuốn sách Luật Hành chính Việt Nam [105] và được thể hiện trong giáo trình của các cơ sở đào tạo như: Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam của Học viện Hành chính Quốc gia, Trường Đại học Luật Hà Nội [63], [126]; Giáo trình thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo của Trường Đại học Luật Hà Nội [123]. Lý luận QLNN trên một số lĩnh vực cụ thể cũng đã được đề cập, nghiên cứu bởi nhiều công trình khoa học, tiêu biểu như: Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội [126]; Giáo trình QLNN về dân tộc, tôn giáo và Giáo trình QLNN về an ninh, quốc phòng của Học viện Hành chính Quốc gia [61], [65]. Trong các lĩnh vực của QLNN, quản lý nhà nước đối với vùng bờ, biển và hải đảo ngày càng thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học, tiêu biểu phải kể đến cuốn sách Quản lý nhà nước tổng hợp và thống nhất về biển, hải đảo của tác giả Đặng Xuân Phương và Nguyễn Lê Tuấn [93], tài liệu Quản 8
  14. lý vùng bờ của tác giả Nguyễn Bá Quỳ [100]; tài liệu Quản lý tổng hợp vùng ven biển của Đại học Nha Trang và Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng [41], tài liệu Một số vấn đề về tổ chức bộ máy QLNN về biển của Ban Biên giới của Chính phủ [3]. Các nghiên cứu đã làm rõ một số vấn đề lý luận về quản lý vùng bờ, vùng ven biển; quản lý tổng hợp và thống nhất về biển, hải đảo; về mô hình quản lý biển ở Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới; về kinh nghiệm xây dựng lực lượng Phòng vệ bờ biển (Coast Guard) của một số quốc gia, cường quốc biển trên thế giới; về BĐBP với tư cách là lực lượng nòng cốt, đa nhiệm, hoạt động rộng khắp từ bờ ra đến vùng biển ngoài khơi. Quản lý biển, đảo bằng pháp luật là hướng nghiên cứu được đặc biệt chú trọng kể từ sau khi Việt Nam trở thành thành viên Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982. Các tác giả Nguyễn Ngọc Minh với cuốn sách Luật biển [81], Trần Công Trục với luận án tiến sĩ Hoàn thiện pháp luật về QLNN đối với các vùng biển của nước CHXHCN Việt Nam [119], Nguyễn Hồng Thao với cuốn sách Những điều cần biết về Luật biển [106], Nguyễn Bá Diến với bài viết Địa vị pháp lý của các đảo trong phân định các vùng biển [36] đã đi sâu phân tích chế độ pháp lý các vùng biển, đảo; phân định biển và giải quyết tranh chấp trên biển. Cùng với hướng nghiên cứu này còn có nhiều công trình khác như cuốn sách Giới thiệu một số vấn đề cơ bản của luật biển ở Việt Nam và tài liệu Khái quát về luật biển quốc tế và việc áp dụng luật biển tại Việt Nam do Ban Biên giới của Chính phủ biên soạn [2], [4], Giáo trình Luật quốc tế và sách Luật biển quốc tế hiện đại của Trường Đại học Luật Hà Nội [124], [125]. Kết quả nghiên cứu của các tác giả đã góp phần quan trọng làm sáng tỏ chế độ pháp lý các vùng biển, đảo của Việt Nam. Trong khi đó, tác giả Lê Minh Nghĩa với đề tài nghiên cứu cấp Bộ Cơ sở khoa học của việc hoạch định và quản lý các vùng biển, thềm lục địa Việt Nam [84], Huỳnh Minh Chính với bài viết Pháp luật quốc tế và việc vạch biên giới biển giữa Việt Nam với các quốc gia láng giềng [18] đi sâu nghiên cứu, chỉ ra các căn cứ cho việc thực hiện hoạch 9
  15. định và quản lý các vùng biển, thềm lục địa của nước CHXHCN Việt Nam; nguyên tắc và các yếu tố có liên quan đến việc vạch đường biên giới trên biển; quan điểm và chủ trương của Nhà nước Việt Nam trong việc hợp tác hoạch định biên giới biển với các quốc gia có liên quan. Biên giới quốc gia trên biển là bằng chứng tiên quyết cho việc khẳng định chủ quyền của quốc gia trên biển. Bởi vậy, các nghiên cứu về BGQGTB và quản lý, bảo vệ BGQGTB đã được hình thành và thể hiện qua một số công trình nghiên cứu, tiêu biểu như: Giáo trình Lý luận chung về BGQG và quản lý, bảo vệ BGQG; Giáo trình QLNN về BGQG; Giáo trình Luật Hành chính và QLNN về BGQG; Giáo trình Quy chế pháp lý BGQG của Học viện Biên phòng [49], [50], [56], [57]; Giáo trình Luật quốc tế của Trường Đại học Luật Hà Nội [124]. Các giáo trình đã đề cập đến khái niệm BGQGTB, lịch sử hình thành BGQGTB của nước CHXHCN Việt Nam; quy chế pháp lý KVBGB, các vùng biển thuộc quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam; quy trình xử lý các sự kiện pháp lý BGQGTB của BĐBP. 1.1.2. Các nghiên cứu ngoài nước và ở Việt Nam liên quan đến thực trạng quản lý nhà nước về biên giới quốc gia trên biển của Bộ đội Biên phòng Kể từ thế kỷ XV, biển và đại dương đã trở thành đối tượng chinh phục của các quốc gia. Xu thế mở rộng quyền lực ra phía biển đã đặt biển và đại dương trở thành đối tượng điều chỉnh của luật pháp. Đối với các quốc gia có biển, quản lý biển bằng pháp luật là con đường để khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền của mình đối với các vùng biển ở phía ngoài lãnh thổ đất liền, các đảo, quần đảo. Bởi vậy, song hành với quá trình mở rộng chủ quyền quốc gia về phía biển là thực tiễn xây dựng luật biển quốc tế. Việc so sánh, đối chiếu giữa pháp luật quốc tế về biển, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 vào thực tiễn phân định biển, giải quyết tranh chấp chủ quyền, quyền chủ quyền trên biển giữa các quốc gia trên thế giới, trong đó có các quốc gia ven bờ Biển Đông đã trở thành một trong những hướng 10
  16. nghiên cứu nhận được nhiều sự quan tâm của các học giả trong và ngoài nước. Tiêu biểu phải kể đến cuốn sách Biển Đông: cuộc tìm kiếm đồng thuận nan giải của tác giả G.M. Lokshin [87], bài viết đăng trong Niêm giám về biển Các đảo và việc hoạch định không gian biển ở Biển Đông của tác giả Jon M.Vandyke, Dale L.Bennett [134]… Kết quả nghiên cứu của các tác giả đã đề cập, phân tích cụ thể, có hệ thống Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 cùng các phán quyết phân định biển của Toà án quốc tế về luật biển và khuyến nghị khả năng áp dụng cho việc giải quyết các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, trong đó có tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và các quốc gia có liên quan. Song song với việc phân tích hoạt động hiện thực hoá yêu sách chủ quyền của các quốc gia ven Biển Đông, đặc biệt là Trung Quốc, các nghiên cứu cũng đề cập đến hoạt động ban hành Luật Biển Việt Nam năm 2012 của Quốc hội để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa; những nỗ lực quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Nhà nước Việt Nam. Hoạt động của các lực lượng quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo, trong đó có BĐBP cũng được đề cập nhưng còn mờ nhạt. Liên quan đến hoạt động của các lực lượng quản lý biển, tác giả Alan Dupont và Christopher G.Baker trong bài viết Tranh chấp biển ở Đông Á: đánh cá trên vùng biển động đã đề cập đến hệ thống cơ quan đảm trách việc chấp pháp và an ninh trên biển (kiểm ngư, hải quan, hải giám, chấp pháp, biên phòng) của Trung Quốc và sự hỗ trợ của hệ thống này cho hoạt động khai thác hải sản của đội tàu cá có quy mô lớn nhất trên thế giới nhằm từng bước thực hiện mưu đồ "độc chiếm Biển Đông". Ngoài ra, các tác giả cũng đề cập đến việc Trung Quốc đơn phương áp đặt một lệnh cấm đánh bắt cá từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm ở Biển Đông và áp dụng các “biện pháp thi hành lệnh cấm bao gồm phạt tiền, tống giam, tịch thu phương tiện, đâm va tàu, cố ý đánh chìm, nổ súng và giam giữ tàu thuyền” [38, tr.8]. Những nghiên cứu trên của các tác giả đã khẳng định một thực tế là tàu cá của Trung Quốc khai thác 11
  17. hải sản trái phép trên vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam và đây là một trong những khó khăn mà các lực lượng thực thi pháp luật trên biển của Việt Nam nói chung, lực lượng BĐBP nói riêng phải đối mặt. Đấu tranh chống tội phạm và VPPL trên biển là trách nhiệm của các cơ quan và lực lượng thực thi pháp luật của quốc gia ven biển. Giáo sư Geoffrey Till trong bài viết "Thời khắc biển" Châu Á và vấn đề Biển Đông cho rằng: các loại tội phạm (khủng bố và cướp biển, buôn lậu thuốc phiện, ma túy, gỗ, vũ khí, buôn người) thường sử dụng Biển Đông như một phương tiện vận chuyển bất hợp pháp, điều này ảnh hưởng “đến tự do hàng hải, cả trực tiếp lẫn gián tiếp”, “gây ra rối loạn xã hội và bất ổn chính trị”, “đe dọa gián tiếp đến thương mại đường biển” [101, tr.22, 23]. Nguyên nhân cơ bản của tình trạng này được tác giả Ian Storey trong bài viết Lợi ích an ninh hàng hải của Nhật ở Đông Nam Á và tranh chấp Biển Đông xác định là do sự “kiểm soát chính trị yếu kém, điều kiện chính phủ và kinh tế xã hội nghèo nàn, và thiếu năng lực QLNN”, cũng như “sự thiếu hợp tác giữa các nước Đông Nam Á do những sự nhạy cảm về chủ quyền” [131, tr.7, 8]. Kết quả của những nghiên cứu này đã khẳng định đấu tranh chống tội phạm và VPPL trên biển là một trong những nhiệm vụ của lực lượng quản lý biển nói chung, của BĐBP nói riêng. Ở Việt Nam, thực tiễn QLNN đối với biển và hải đảo đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu, đánh giá với những chiều cạnh khác nhau. Tiêu biểu là cuốn sách Quản lý nhà nước tổng hợp và thống nhất về biển, hải đảo của tác giả Đặng Xuân Phương, Nguyễn Lê Tuấn. Các tác giả cho rằng: Việt Nam là quốc gia có nhiều lợi thế về biển nhưng đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong quản lý biển, đảo, nhất là nguy cơ mất chủ quyền kinh tế trong khai thác, sử dụng biển bên cạnh nguy cơ bị chèn ép về chủ quyền lãnh thổ. Hệ thống quản lý nhà nước về biển với các chức năng QLNN đối với ngành, nghề khai thác, sử dụng biển, hải đảo cũng đã được đề cập cụ thể cho thấy sự 12
  18. phân tán, thiếu hiệu quả và yêu cầu đổi mới tư duy, phương pháp và củng cố hệ thống QLNN về biển, đảo… [93]. Thực trạng pháp luật và việc thi hành pháp luật trong QLNN đối với các vùng biển Việt Nam đã được đề cập trong các nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, tiêu biểu là Luận án tiến sĩ Hoàn thiện pháp luật về QLNN đối với các vùng biển của nước CHXHCN Việt Nam của tác giả Trần Công Trục. Mặc dù tính thời sự của kết quả nghiên cứu không cao, nhưng một số hạn chế trong QLNN đối với các vùng biển được tác giả chỉ ra đến nay vẫn chưa được khắc phục, nhất là tình trạng an ninh, trật tự, tranh chấp chủ quyền trên các vùng biển còn diễn biến phức tạp; sự phân công, phân nhiệm, phạm vi trách nhiệm của các lực lượng, các ngành, các cấp trong công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát biển chưa thật rõ ràng, cụ thể, còn chồng chéo và thiếu sự phối hợp; khả năng, lực lượng, trang bị của các ngành quá yếu chưa đáp ứng với sự phát triển của tình hình trên biển [119]. Với vai trò là một trong các lực lượng thực thi pháp luật trên biển, thực trạng hoạt động của BĐBP cũng được bàn thảo trong nhiều công trình khoa học, tiêu biểu là sách chuyên khảo QLNN về an ninh, trật tự KVBGB của tác giả Hoàng Hữu Chiến [16], sách chuyên khảo Nâng cao chất lượng tuyên truyền, PBGDPL của BĐBP cho đồng bào dân tộc thiểu số ở KVBG hiện nay và sách chuyên khảo Phát huy vai trò BĐBP trong PBGDPL cho nhân dân vùng biển, đảo hiện nay của Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam [116], [117], Luận án Tiến sĩ BĐBP vận động ngư dân tham gia quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh BGQGTB khu vực miền Trung của tác giả Vũ Hồng Khanh [76], bài viết BĐBP xử lý tàu thuyền nước ngoài VPHC trong KVBGB và bài viết BĐBP ngăn chặn tình trạng tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài khai thác thuỷ sản của tác giả Hoàng Hữu Chiến [15], [17]… Các nghiên cứu trên đã góp phần làm rõ kết quả thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn của BĐBP trong quá trình thực hiện trách nhiệm QLNN về BGQGTB; 13
  19. đồng thời, thể hiện tính chất toàn diện và phức tạp của công tác Biên phòng trên địa bàn KVBGB thời kỳ mới. Qua đó, thực trạng tổ chức thực hiện một số nội dung QLNN về BGQGTB của BĐBP đã được đề cập, phân tích, nhất là thực trạng hoạt động PBGDPL, giữ gìn an ninh, trật tự, ATXH của BĐBP ở KVBGB - địa bàn chủ yếu cho việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của BĐBP. 1.1.3. Các nghiên cứu ngoài nước và ở Việt Nam liên quan đến giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về biên giới quốc gia trên biển của Bộ đội Biên phòng Quản lý nhà nước về BGQGTB thực chất là quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của quốc gia trên biển. Trước những căng thẳng trong việc đưa ra yêu sách chủ quyền của các quốc gia ven bờ Biển Đông, nghiên cứu của các học giả nước ngoài tập trung khuyến nghị một số giải pháp giải quyết căng thẳng, như: xây dựng lòng tin, ngoại giao phòng ngừa, ngoại giao bình tĩnh; giải quyết tranh chấp bằng đối thoại trực tiếp và biện pháp hoà bình; gác tranh chấp cho tương lai và cùng phát triển chung [87]; giải quyết tranh chấp lãnh thổ và quyền tài phán bằng các biện pháp hoà bình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực; không tiến hành những hoạt động có thể làm phức tạp hoặc leo thang tranh chấp, các hoạt động đưa người đến sinh sống trên các đảo, bãi đá ngầm, bãi cát ngầm, dải đá ngầm và những cấu trúc khác hiện chưa có người sinh sống; xử lý các bất đồng một cách xây dựng [82]. Những giải pháp này hoàn toàn phù hợp với quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với hoạt động quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của các lực lượng thực thi pháp luật trên biển, trong đó có BĐBP. Quản lý nhà nước về BGQGTB của BĐBP có mối quan hệ mật thiết với các lĩnh vực khác của QLNN tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo. Trước những hạn chế trong QLNN về biển, đảo thời gian qua, các nhà khoa học đã đi sâu nghiên cứu và đề xuất giải pháp cho nhiều vấn đề tồn tại trong thực tiễn. Điển hình trong các nghiên cứu đó phải kể đến cuốn sách QLNN 14
  20. tổng hợp và thống nhất về biển, hải đảo của tác giả Đặng Xuân Phương, Nguyễn Lê Tuấn. Trong nghiên cứu của mình các tác giả đã đề cập đến phương hướng và giải pháp hoàn thiện một số nội dung QLNN tổng hợp và thống nhất về biển, hải đảo, như: hoàn thiện và vận hành thông suốt thể chế QLNN tổng hợp và thống nhất về biển, hải đảo dựa trên đổi mới tư duy hoạch định chiến lược, chính sách biển; hoàn thiện tổ chức bộ máy và phát triển nguồn nhân lực phục vụ QLNN tổng hợp và thống nhất về biển, hải đảo; đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, hải đảo Việt Nam; hoàn thiện các luận cứ khoa học cho việc hoạch định ranh giới quản lý biển, hải đảo [93]. Pháp luật có vai trò quan trọng trong QLNN đối với biển, hải đảo Việt Nam. Trên cơ sở đánh giá những tồn tại, hạn chế của pháp luật về QLNN đối với các vùng biển Việt Nam, tác giả Trần Công Trục với luận án tiến sĩ Hoàn thiện pháp luật về QLNN đối với các vùng biển của nước CHXHCN Việt Nam đã có những đề xuất về phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về QLNN đối với các vùng biển của nước CHXHCN Việt Nam; trong đó, bổ sung, hoàn thiện pháp luật nhằm củng cố, tăng cường hệ thống tổ chức QLNN đối với các vùng biển được coi là một giải pháp cơ bản. Trong giải pháp này, tác giả đã kiến nghị phạm vi thẩm quyền của BĐBP và cơ chế phối hợp giữa BĐBP với các lực lượng khác trong quản lý, bảo vệ BGQGTB, bảo đảm an ninh, trật tự, xử lý vi phạm pháp luật trên biển [119]. Các nghiên cứu chuyên sâu về một số hoạt động cụ thể của BĐBP cũng đã đề cập đến những giải pháp cho việc nâng cao hiệu quả thực thi một số nhiệm vụ cụ thể của BĐBP tuyến biên giới biển, như: giải pháp phát huy vai trò của BĐBP trong PBGDPL cho nhân dân vùng biển, đảo [117], giải pháp nâng cao hiệu quả công tác vận động ngư dân tham gia quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh BGQGTB [76], giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động QLNN về an ninh, trật tự KVBGB, xử lý tàu thuyền nước ngoài VPHC trong 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1