intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Luật học: Thủ tục giải quyết vụ việc hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: Cẩm Tú | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:174

84
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án nghiên cứu so sánh các quy định pháp luật về thủ tục giải quyết vụ việc hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay với quy định pháp luật của các quốc gia có truyền thống và kinh nghiệm về xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật cạnh tranh trên thế giới, để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho việc hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết vụ việc hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam. Đề xuất phƣơng hƣớng và các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thủ tục giải quyết vụ việc hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Luật học: Thủ tục giải quyết vụ việc hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN ANH TÚ THñ TôC GI¶I QUYÕT Vô VIÖC H¹N CHÕ C¹NH TRANH ë VIÖT NAM HIÖN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2019
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN ANH TÚ THñ TôC GI¶I QUYÕT Vô VIÖC H¹N CHÕ C¹NH TRANH ë VIÖT NAM HIÖN NAY Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 9. 38 01 07 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN NHƢ PHÁT HÀ NỘI - 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu sử dụng trong Luận án là trung thực và từ những nguồn hợp pháp. Những kết luận khoa học của Luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Trần Anh Tú
  4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục từ viết tắt Danh mục phụ lục MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU .........................................................................................7 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ......................................................................7 1.2. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu ............................................................................19 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .....................................................................................21 Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC HẠN CHẾ CẠNH TRANH ..................................................................22 2.1. Những vấn đề lý luận về thủ tục giải quyết vụ việc hạn chế cạnh tranh .......22 2.2. Nội dung cơ bản của pháp luật về thủ tục giải quyết vụ việc hạn chế cạnh tranh ..............................................................................................................49 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .....................................................................................65 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC HẠN CHẾ CẠNH TRANH VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .................................................................................................................. 66 3.1. Thực trạng các quy định pháp luật về chủ thể tiến hành và tham gia thủ tục giải quyết vụ việc hạn chế cạnh tranh và thực tiễn áp dụng ...........................66 3.2. Thực trạng các quy định pháp luật trong giai đoạn tiếp nhận, đánh giá các thông tin, khiếu nại làm cơ sở pháp lý cho việc điều tra vụ việc hạn chế cạnh tranh và thực tiễn áp dụng ............................................................................81 3.3. Thực trạng các quy định pháp luật trong giai đoạn điều tra vụ việc hạn chế cạnh tranh và thực tiễn áp dụng .....................................................................92 3.4. Thực trạng các quy định pháp luật trong giai đoạn xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh và thực tiễn áp dụng ................................................................... 112
  5. 3.5. Thực trạng các quy định pháp luật trong giai đoạn giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, giải quyết vụ án hành chính về quyết định giải quyết khiếu nại và thực tiễn áp dụng ........................................ 121 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .................................................................................. 126 Chƣơng 4: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC HẠN CHẾ CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ................................... 127 4.1. Định hƣớng hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết vụ việc hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay ........................................................................ 127 4.2. Các giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thủ tục giải quyết vụ việc hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay........................ 132 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 .................................................................................. 147 KẾT LUẬN CHUNG ........................................................................................... 149 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN...................................................................................................................151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 152 PHỤ LỤC .............................................................................................................. 1PL
  6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CHXHCN Việt Nam Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam CP TPP Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dƣơng Cục QLCT Cục Cạnh tranh và Bảo vệ ngƣời tiêu dùng FTA Hiệp định tự do thƣơng mại HCCT Hạn chế cạnh tranh HĐCT Hội đồng cạnh tranh PĐT Phiên điều trần QLCT Quản lý cạnh tranh TPP Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng TTCT Tố tụng cạnh tranh UBCTQG Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia UNCTAD Ủy ban Thƣơng mại và Phát triển Liên hợp quốc VVCT Vụ việc cạnh tranh
  7. DANH MỤC PHỤ LỤC Số hiệu Tên phụ lục Trang Phụ lục 1 Các cơ quan cạnh tranh trực thuộc Bộ/ Ngành trên thế giới 1PL Phụ lục 2 Các cơ quan cạnh tranh trực thuộc Chính phủ hoặc Nghị viện trên thế giới 3PL Phụ lục 3 Quy trình giải quyết vụ việc HCCT theo Luật Cạnh tranh (2004) 5PL Phụ lục 4 Quy trình giải quyết vụ việc HCCT theo Luật Cạnh tranh (2018) 6PL Phụ lục 5 Số vụ việc HCCT đƣợc điều tra, xử lý tính đến năm 2016 7PL
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Cạnh tranh là món quà quý giá mà Thƣợng đế ban cho con ngƣời để loài ngƣời có đƣợc buổi văn minh nhƣ ngày nay [49, tr. 15-19], chính vì vậy, bất kỳ quốc gia nào nếu đã yêu mến kinh tế thị trƣờng thì đều phải yêu mến và hết sức bảo vệ cạnh tranh. Để hoạt động cạnh tranh diễn ra có trật tự, đúng chuẩn mực và phù hợp với đạo đức của ngƣời kinh doanh, ngƣời ta ban hành các quy định pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh. Để bảo vệ và duy trì hoạt động cạnh tranh trong trạng thái có lợi nhất cho nền kinh tế, doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng, kiểm soát và kiềm tỏa các hành vi có mục đích phá hủy, ngăn cản cạnh tranh, các quốc gia chú trọng tới việc xây dựng chính sách và pháp luật chống HCCT. Chính vì vai trò quan trọng trong điều hành kinh tế, pháp luật chống HCCT đƣợc coi là “Hiến pháp” của nền kinh tế [46, tr. 796]. Đồng thời, để pháp luật cạnh tranh đƣợc thực thi một cách có hiệu quả trên thực tế, kinh nghiệm thế giới cũng đã chỉ ra rằng mỗi quốc gia cần xây dựng cho mình một hệ thống cơ quan QLCT đủ mạnh và một quy trình tố tụng hợp lý để điều tra, xử lý các hành vi phản cạnh tranh. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của công cụ luật cạnh tranh trong việc tạo lập môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh, loại bỏ các hành vi phản cạnh tranh, bảo vệ thị trƣờng, ngày 03.12.2004, Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam đã chính thức thông qua Luật Cạnh tranh (2004) và Đạo luật này (Đạo luật đầu tiên về cạnh tranh ở Việt Nam) bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01.07.2005. Tuy nhiên, với những hạn chế về kinh nghiệm và thực tiễn xây dựng pháp luật cạnh tranh, các nhà làm luật tại Việt Nam đã không thể tạo ra một đạo luật hoàn hảo nhƣ ý muốn. Tính đến năm 2017, sau 12 năm thực thi Luật Cạnh tranh (2004), cơ quan QLCT chỉ điều tra đƣợc 08 vụ việc HCCT và HĐCT ra phán quyết đƣợc 06 vụ việc trong tổng số 08 vụ việc đó [2, tr. 9-10]. Những số liệu thống kê của Bộ Công Thƣơng đã phản ánh rõ về sự kém hiệu quả của Luật Cạnh tranh (2004), đặc biệt là trong việc điều tra, xử lý các vụ việc HCCT. Có thể nói, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự kém hiệu quả của thủ tục giải quyết vụ việc HCCT chính là sự thiếu hợp lý của quy trình tố tụng và vai trò mờ nhạt của hệ thống cơ quan cạnh tranh - những thiết chế đóng vai trò chủ yếu trong việc giải quyết vụ việc HCCT. Ngày 12.06.2018, tại kỳ họp thứ 5 Quốc Hội khóa XIV, Luật Cạnh tranh (2018) đã đƣợc chính thức thông qua để thay thế cho Luật Cạnh tranh (2004) kể từ ngày 01.07.2019. Luật Cạnh tranh (2018) ra đời mặc dù đã có nhiều điểm mới, thay 1
  9. đổi tích cực, nhằm khắc phục những hạn chế đã gặp phải trong quá trình thực thi Luật Cạnh tranh (2004) liên quan tới thủ tục giải quyết vụ việc HCCT, tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều những nội dung, vì những lý do khác nhau, nhà làm luật chƣa đề cập tới hoặc chƣa thể có những giải pháp mang tính toàn diện và đồng bộ, chẳng hạn nhƣ: Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành chính; việc giải quyết yêu cầu khiếu nại, khởi kiện của doanh nghiệp, ngƣời tiêu dùng; việc giải quyết yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại do hành vi HCCT trái luật gây ra… Mặc dù tới thời điểm hiện nay, Luật Cạnh tranh (2018) vẫn chƣa chính thức có hiệu lực song với những hạn chế kể trên, vẫn có nhiều nghi ngại về khả năng cải thiện tính hiệu hiệu quả trong thực thi của Đạo luật này so với Luật Cạnh tranh (2004). Ở phƣơng diện nghiên cứu, tại Việt Nam, từ trƣớc và sau khi Luật Cạnh tranh (2004) ra đời đã có rất nhiều những thảo luận khoa học, các công trình nghiên cứu, các đề tài, luận án lựa chọn các vấn đề pháp lý có liên quan đến việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật cạnh tranh làm đối tƣợng nghiên cứu. Tuy nhiên, đa phần những nghiên cứu này chỉ tập trung vào những chế định “luật nội dung”, có ít các công trình nghiên cứu về TTCT nói chung và thủ tục giải quyết các vụ việc HCCT nói riêng. Năm 2017, Bộ Công Thƣơng sau khi đƣợc giao là đơn vị chủ trì việc xây dựng Dự thảo Luật Cạnh tranh sửa đổi đã có một số công trình nghiên cứu, báo cáo tổng kết nhƣ: Báo cáo tổng kết 12 năm thi hành Luật Cạnh tranh; Báo cáo kinh nghiệm quốc tế: so sánh pháp luật cạnh tranh một số nƣớc trên thế giới - bài học kinh nghiệm và đề xuất một số nội dung cơ bản quy định trong Dự thảo Luật Cạnh tranh (sửa đổi) của Việt Nam; Báo cáo mô hình cơ quan QLCT - Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam… Các công trình này có đề cập tới thủ tục giải quyết vụ việc HCCT nhƣng còn mang tính khái quát và chủ yếu là mô tả kinh nghiệm nƣớc ngoài chứ chƣa đi vào đánh giá chi tiết về từng bƣớc, từng giai đoạn của thủ tục tố tụng cũng nhƣ sự tham gia của các chủ thể có liên quan vào việc giải quyết vụ việc HCCT để từ đó có những định hƣớng và giải pháp hợp lý cho việc hoàn thiện. Xuất phát từ những phân tích kể trên, có thể thấy, trong bối cảnh ở Việt Nam hiện nay, để hoàn thiện các quy định pháp luật về thủ tục giải quyết vụ việc HCCT, nhất thiết phải có những nghiên cứu chuyên sâu về các vấn đề có tính chất lý luận của loại thủ tục này, đánh giá lại một cách khách quan những ƣu và nhƣợc điểm của quy trình TTCT hiện có, đồng thời tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm của các nƣớc có lịch sử lâu đời về xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật cạnh tranh trên thế giới, trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp khả thi, tối ƣu và triệt để cho việc hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ việc HCCT theo lộ 2
  10. trình lâu dài và kiến nghị những giải pháp trƣớc mắt cho việc xây dựng các văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật Cạnh tranh (2018), đảm bảo nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh. Những nhiệm vụ đó của khoa học pháp lý Việt Nam hiện nay cũng chính là động lực và tâm huyết để tôi lựa chọn đề tài “Thủ tục giải quyết vụ việc HCCT ở Việt Nam hiện nay” làm hƣớng nghiên cứu cho Luận án tiến sĩ của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật về thủ tục giải quyết vụ việc HCCT; phân tích, đánh giá thực trạng và thực tiễn thi hành pháp luật về thủ tục giải quyết vụ việc HCCT ở Việt Nam, để từ đó đƣa ra phƣơng hƣớng và các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về tục giải quyết vụ việc HCCT ở Việt Nam hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đƣợc mục đích nêu trên, đề tài có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề sau: - Nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận của thủ tục giải quyết vụ việc HCCT; - Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về thủ tục giải quyết vụ việc HCCT ở Việt Nam hiện nay; - Đánh giá thực tiễn việc áp dụng các quy định pháp luật để giải quyết vụ việc HCCT ở Việt Nam trong thời gian qua (kể từ khi Luật Cạnh tranh (2004) đƣợc ban hành và có hiệu lực tới nay); - Nghiên cứu so sánh các quy định pháp luật về thủ tục giải quyết vụ việc HCCT ở Việt Nam hiện nay với quy định pháp luật của các quốc gia có truyền thống và kinh nghiệm về xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật cạnh tranh trên thế giới, để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho việc hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết vụ việc HCCT ở Việt Nam; - Đề xuất phƣơng hƣớng và các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thủ tục giải quyết vụ việc HCCT ở Việt Nam. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là pháp luật về thủ tục giải quyết vụ việc HCCT ở Việt Nam hiện nay, bao gồm các nhóm vấn đề: (I) Các khái niệm có liên quan, đặc điểm, bản chất pháp lý và các nguyên tắc của thủ tục giải quyết vụ việc HCCT; (II) Trình tự, nội dung các giai đoạn của thủ tục giải quyết vụ việc HCCT; (III) Các chủ thể có 3
  11. thẩm quyền giải quyết vụ việc HCCT và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của họ trong từng giai đoạn của thủ tục giải quyết vụ việc HCCT; (IV) Các tổ chức, cá nhân tham gia vào thủ tục giải quyết vụ việc HCCT và quyền, nghĩa vụ của họ. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận án chỉ nghiên cứu về thủ tục giải quyết vụ việc HCCT với tính chất là các bƣớc, các giai đoạn tố tụng đƣợc thiết lập theo trình tự với sự tham gia của các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo thẩm quyền đƣợc pháp luật cạnh tranh quy định nhằm giải quyết vụ việc HCCT. Do đó, Luận án sẽ không nghiên cứu về các vấn đề sau: + Thủ tục xin hƣởng miễn trừ trong trƣờng hợp thỏa thuận HCCT hoặc tập trung kinh tế; + Thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh không lành mạnh; + Thủ tục kiểm soát hành vi tập trung kinh tế và xử lý hành vi vi phạm các quy định về tập trung kinh tế; + Việc xử lý bằng pháp luật hình sự đối với hành vi HCCT. - Về thời gian: Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài trong giai đoạn từ năm 2004 (khi Luật Cạnh tranh (2004) đƣợc ban hành) cho đến nay. - Về không gian: Ngoài Việt Nam, Luận án còn tìm hiểu, so sánh pháp luật về thủ tục giải quyết vụ việc HCCT của một số quốc gia có kinh nghiệm trong xây dựng và thực thi pháp luật cạnh tranh hoặc một số quốc gia có điều kiện tƣơng đồng nhƣ Việt Nam khi chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung, bao cấp sang kinh tế thị trƣờng nhƣ: Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nhật Bản, Nga... 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Luận án nghiên cứu trên cơ sở lí luận là quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và phƣơng pháp luận duy vật biện chứng, phƣơng pháp duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh để làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu của đề tài. Ngoài ra, phƣơng pháp luận để tiếp cận nghiên cứu đề tài còn bao gồm phƣơng pháp tƣ duy kinh tế - luật, phƣơng pháp luận về Nhà nƣớc pháp quyền và cải cách, đổi mới về Nhà nƣớc và pháp luật ở Việt Nam hiện nay. 4.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể - Phương pháp tổng hợp và phân tích: Đƣợc sử dụng chủ yếu trong Chƣơng 3 của Luận án để tập hợp, phân nhóm và phân tích các quy định pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ việc HCCT. Ngoài ra, phƣơng pháp tổng hợp và phân 4
  12. tích cũng đƣợc sử dụng để có đƣợc kết quả tổng hợp, có đƣợc các đánh giá và hình thành các luận cứ khoa học trình bày trong Luận án. - Phương pháp luật học so sánh: Đƣợc sử dụng xuyên suốt trong Luận án để so sánh các quy định của pháp luật Việt Nam với quy định của pháp luật một số nƣớc trên thế giới về việc giải quyết vụ việc HCCT, qua đó, tiếp thu những yếu tố thích hợp nhằm hoàn thiện quy trình tố tụng, các quy định về cơ quan tiến hành tố tụng, ngƣời tiến hành tố tụng, ngƣời tham gia tố tụng đối với việc giải quyết vụ việc HCCT ở Việt Nam. - Phương pháp trìu tượng: Đƣợc sử dụng để trên cơ sở các kết quả nghiên cứu về lý luận và thực tiễn của Luận án, Tác giả sẽ xây dựng nên hệ thống luận điểm, luận cứ khoa học, đƣa ra phƣơng hƣớng và hệ thống các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết vụ việc HCCT ở Việt Nam. - Phương pháp nghiên cứu gián tiếp: Đƣợc sử dụng nhằm tổng hợp, phân tích các tƣ liệu, nhất là tƣ liệu sơ cấp (các báo cáo của cơ quan QLCT, của HĐCT, của điều tra viên, các quyết định giải quyết vụ việc HCCT…) làm cơ sở thực tiễn cho việc đánh giá thực trạng việc giải quyết vụ việc HCCT ở Việt Nam. - Phương pháp tiếp cận hệ thống, đa ngành, liên ngành: Cung cấp cách tiếp cận hệ thống, đa ngành, liên ngành khoa học xã hội và nhân văn nhƣ lịch sử, kinh tế, luật nhằm làm rõ bản chất kinh tế - pháp lý của vụ việc HCCT và việc giải quyết loại vụ việc này ở Việt Nam; đánh giá mức độ phù hợp hay không phù hợp, tính khả thi của các quy định có liên quan. 5. Đóng góp mới về khoa học của Luận án Thủ tục giải quyết vụ việc HCCT là vấn đề phức tạp cả về lý luận và thực tiễn. Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật về thủ tục giải quyết vụ việc HCCT ở Việt Nam hiện nay, Luận án đóng góp một số nhận thức mới nhƣ sau: - Hoàn thiện hệ thống cơ sở lý luận riêng về thủ tục giải quyết vụ việc HCCT bên cạnh hệ thống cơ sở lý luận chung về TTCT, bao gồm: Các khái niệm vụ việc HCCT, thủ tục giải quyết vụ việc HCCT; các đặc trƣng pháp lý và các nguyên tắc cơ bản của thủ tục giải quyết vụ việc HCCT; cơ sở pháp lý làm phát sinh vụ việc HCCT; thiết chế có thẩm quyền giải quyết vụ việc HCCT; nội dung của thủ tục giải quyết vụ việc HCCT; - Đƣa ra những nhận xét, đánh giá về thực trạng các quy định pháp luật liên quan tới từng giai đoạn cụ thể của thủ tục giải quyết vụ việc HCCT bao gồm: Giai đoạn điều tra vụ việc HCCT; giai đoạn xử lý vụ việc HCCT; giai đoạn giải quyết 5
  13. khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc HCCT và vụ kiện hành chính về quyết định giải quyết khiếu nại theo Luật Cạnh tranh (2004) và Luật Cạnh tranh (2018); - Đề xuất định hƣớng và các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thủ tục giải quyết vụ việc HCCT ở Việt Nam hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án Kết quả nghiên cứu của Luận án sẽ góp phần hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết vụ việc HCCT ở Việt Nam. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của Luận án cũng có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu cho các nhà lập pháp và thực thi pháp luật cạnh tranh, là tài liệu tham khảo cho các cơ sở nghiên cứu và giảng dạy về chính sách, pháp luật cạnh tranh. 7. Kết cấu của Luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung Luận án đƣợc kết cấu 4 chƣơng, bao gồm: - Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết nghiên cứu - Chương 2: Những vấn đề lý luận về thủ tục giải quyết vụ việc hạn chế cạnh tranh - Chương 3: Thực trạng pháp luật về thủ tục giải quyết vụ việc hạn chế cạnh tranh và thực tiễn áp dụng ở Việt Nam hiện nay - Chương 4: Các giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thủ tục giải quyết vụ việc hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay. 6
  14. Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Các nghiên cứu lý luận về thủ tục giải quyết vụ việc hạn chế cạnh tranh - Tình hình nghiên cứu về khái niệm, bản chất và các đặc trƣng pháp lý, vai trò của thủ tục giải quyết vụ việc HCCT Các nghiên cứu về khái niệm, bản chất pháp lý và vai trò của thủ tục giải quyết vụ việc HCCT đã đƣợc các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc đề cập ở những mức độ khác nhau. Cụ thể là: Về khái niệm vụ việc HCCT và khái niệm thủ tục giải quyết vụ việc HCCT, tính đến thời điểm hiện nay, mặc dù chƣa có bất kỳ công trình nghiên cứu nào đƣa ra khái niệm cụ thể và chính xác về vụ việc HCCT và thủ tục giải quyết vụ việc HCCT, tuy nhiên, có một số công trình nghiên cứu đã đƣa ra khái niệm về VVCT nhƣ: Bài viết “Một số quy định về TTCT theo Luật Cạnh tranh Việt Nam” của các tác giả Nguyễn Nhƣ Phát và Lê Anh Tuấn trên Tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật, số 213, 1/2006; Chuyên khảo “Bình luận khoa học Luật Cạnh tranh” của TS. Đinh Thị Mỹ Loan, Nxb Chính trị Quốc gia, 2005; “Giáo trình Luật Cạnh tranh” của tác giả Tăng Văn Nghĩa, NXB Giáo dục, 2009; Chuyên khảo “Pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam” của các tác giả Lê Danh Vĩnh, Hoàng Xuân Bắc và Nguyễn Ngọc Sơn, NXB Tƣ pháp, 2006…Về cơ bản, các công trình này đều thống nhất cho rằng: VVCT là vụ việc có dấu hiệu vi phạm quy định của Luật Cạnh tranh bị cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật. TS. Đinh Thị Mỹ Loan trong Bình luận khoa học Luật Cạnh tranh thì cho rằng: TTCT là hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo trình tự, thủ tục giải quyết, xử lý VVCT theo quy định của Luật Cạnh tranh. Đặc biệt, các tác giả Nguyễn Nhƣ Phát và Lê Anh Tuấn trong bài viết “Một số quy định về TTCT theo Luật Cạnh tranh Việt Nam” còn chỉ ra các đặc trƣng pháp lý cơ bản của TTCT: Nếu xét về thẩm quyền vụ việc, TTCT là tố tụng liên quan đến VVCT; xét về chủ thể tham gia tố tụng, TTCT là hoạt động của cơ quan hành chính – tƣ pháp, là một trình tự, thủ tục hành chính đặc thù. Về bản chất pháp lý của thủ tục giải quyết vụ việc HCCT, trong số các công trình nghiên cứu về TTCT, một số nghiên cứu đã đƣa ra nhận định ở những mức độ khác nhau về bản chất pháp lý của TTCT. PGS.TS. Phạm Duy Nghĩa trong “Chuyên 7
  15. khảo Luật kinh tế” cho rằng TTCT là loại thủ tục tố tụng đặc biệt có tính tranh tụng cao, có sự pha trộn giữa thủ tục tố tụng dân sự với thủ tục tố tụng hành chính và tố tụng hình sự. Quan điểm này còn có thể tìm thấy trong một số công trình nghiên cứu khác nhƣ “Giáo trình Luật Cạnh tranh” của tác giả Tăng Văn Nghĩa NXB Giáo dục, 2009; Sách tham khảo “Bình luận khoa học Luật Cạnh tranh” của TS. Đinh Thị Mỹ Loan, Nxb Chính trị Quốc gia, 2005; Bài viết “Những vấn đề lý luận cơ bản của Luật Cạnh tranh” của các tác giả Dƣơng Đăng Huệ, Nguyễn Hữu Huyên trên Tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật số 9/2004. Tuy nhiên, những nghiên cứu này mới chỉ có tính chất gợi mở cho những nghiên cứu tiếp theo vì chƣa có đƣợc một sự đánh giá toàn diện về bản chất pháp lý, các đặc trƣng pháp lý của thủ tục giải quyết vụ việc HCCT, chƣa có sự so sánh chi tiết với các thủ tục tố tụng khác nhƣ tố tụng dân sự, hành chính, hình sự trong từng giai đoạn tố tụng cụ thể. Về vai trò của thủ tục giải quyết vụ việc HCCT và sự cần thiết phải thiết lập được một quy trình tố tụng hiệu quả để đảm bảo thực thi pháp luật cạnh tranh, nội dung này đƣợc rất nhiều các công trình nghiên cứu khác nhau cùng đề cập tới, trong đó tiêu biểu nhƣ: Chuyên khảo “Cạnh tranh và xây dựng pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay” của các tác giả Nguyễn Nhƣ Phát, Trần Đình Hảo (đồng chủ biên), Nxb Công an Nhân dân, 2001; Sách tham khảo “Tiến tới xây dựng pháp luật cạnh tranh trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam” của các tác giả Nguyễn Nhƣ Phát, Bùi Nguyên Khánh, Nxb Công an Nhân dân, 2001; Bài viết “Ngày xuân mơ tới xã hội cạnh tranh” của tác giả Phạm Duy Nghĩa đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 5/2003; Bài viết “Những vấn đề lý luận cơ bản của Luật Cạnh tranh” của các tác giả Dƣơng Đăng Huệ, Nguyễn Hữu Huyên đăng trên Tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật số 9/2004; Bài viết “Điều tra, xử lý VVCT” của tác giả Nguyễn Hữu Huyên đăng trên Tạp chí Luật học số 6/2006; Sách tham khảo “Luật Cạnh tranh của Pháp và EU” của tác giả Nguyễn Hữu Huyên, NXB Tƣ pháp, 2004; Sách tham khảo “Các vấn đề pháp lý và thể chế về cạnh tranh và kiểm soát độc quyền kinh doanh” của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ƣơng (CIEM), Nxb Giao thông Vận tải, 2002; Chuyên khảo “Pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam” của các tác giả Lê Danh Vĩnh, Hoàng Xuân Bắc và Nguyễn Ngọc Sơn, NXB Tƣ pháp, 2006; Office of fair trading (OFT), Competition law guideline, 2004, UK; Xuezheng Wang, Competition Law and Policy in China, OECD Document, 2001; Dahuan Tong, Administrative Monopoly is Corruption; Christopher L.Sagers, Antitrust – Examples & Explanations, Wolters Kluwer, 2011… Các công trình này đều chi ra tầm quan trọng và sự cần thiết phải xây dựng đƣợc một cơ chế pháp lý 8
  16. minh bạch, nhanh chóng và hiệu quả để đảm bảo thực thi pháp luật cạnh tranh, đặc biệt là ở các quốc gia chuyển đổi nhƣ Trung Quốc hay Việt Nam. - Tình hình nghiên cứu lý luận về các chủ thể thực hiện và tham gia vào thủ tục giải quyết vụ việc HCCT Hiện tại, không có công trình nghiên cứu trong nƣớc nào nghiên cứu chuyên sâu về các chủ thể thực hiện và tham gia thủ tục giải quyết vụ việc HCCT, tuy nhiên có khá nhiều công trình nghiên cứu đề cập tới các chủ thể tiến hành và tham gia TTCT hoặc các chủ thể tham gia giải quyết VVCT. Về nội dung này, tác giả Đinh Thị Mỹ Loan trong cuốn “Bình luận khoa học Luật Cạnh tranh” và tác giả Tăng Văn Nghĩa trong “Giáo trình Luật Cạnh tranh” đều thống nhất cho rằng, ở Việt Nam hiện nay, cơ quan tiến hành TTCT gồm có: Cục QLCT và HĐCT, ngƣời tiến hành TTCT gồm có: Thành viên HĐCT; Thủ trƣởng cơ quan QLCT; Điều tra viên và Thƣ ký PĐT, ngƣời tham gia TTCT gồm có: Bên khiếu nại; bên bị điều tra; luật sƣ; ngƣời làm chứng; ngƣời giám định; ngƣời phiên dịch; ngƣời có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Trong số các chủ thể thực hiện và tham gia vào thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh, có rất nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc dành sự quan tâm đặc biệt tới loại chủ thể là cơ quan tiến hành TTCT. Các công trình nghiên cứu này chủ yếu tập trung phân tích, đánh giá về bản chất pháp lý của cơ quan QLCT, cách thức tổ chức và thẩm quyền hoạt động của loại cơ quan này. Có thể liệt kê ra rất nhiều các công trình nghiên cứu về vấn đề này nhƣ: Bài viết “Về pháp luật cạnh tranh và kiểm soát độc quyền” của tác giả Phạm Duy Nghĩa đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 5/2001; “Chuyên khảo Luật kinh tế” của tác giả Phạm Duy Nghĩa, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004; Bài viết “Những thách thức pháp lý đặt ra đối với việc thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan QLCT ở nước ta hiện nay” của tác giả Bùi Nguyên Khánh đăng trên Tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật, số 9, năm 2004; Bài viết “HĐCT trong pháp luật Cộng hoà Pháp và đề xuất một mô hình thích hợp cho Việt Nam” của tác giả Nguyễn Hữu Huyên trên Tạp chí Thông tin Khoa học Pháp lý, Viện KHPL - Bộ Tƣ pháp số tháng 5/2004; Bài viết “Các cơ quan có thẩm quyền áp dụng Luật Cạnh tranh” của các tác giả Dƣơng Đăng Huệ, Nguyễn Hữu Huyên trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 9/2006; Bài viết “Mô hình cơ quan QLCT của Việt Nam” của các tác giả Dƣơng Đăng Huệ, Nguyễn Hữu Huyên trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 1/2004; Bài viết “Cơ quan QLCT ở Việt Nam – Những bất cập và phương hướng hoàn thiện” của tác giả Trƣơng Hồng Quang trên Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 6, 3/2011; Luận án Tiến sỹ luật học “Pháp luật về kiểm soát độc quyền và chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt 9
  17. Nam” của tác giả Đặng Vũ Huân, Đại học Luật Hà Nội, 2002; Kỷ yếu tọa đàm “Bản chất pháp lí và các yêu cầu cơ bản đối với cơ quan QLCT - Bài học cho Việt Nam” của Cục QLCT - Bộ Công Thƣơng, Tọa đàm thƣờng kỳ tháng 5.2009; Sách chuyên khảo “Chính sách và thực tiễn pháp luật cạnh tranh của Cộng hòa Pháp”, tập 1, của tác giả Dominique Brault do Nhà pháp luật Việt Pháp dịch trong khuôn khổ dự án hợp tác Việt – Pháp “Hỗ trợ Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005; Chuyên khảo “Ảnh hưởng của truyền thống pháp luật Pháp tới pháp luật Việt Nam” do GS.TS. Arnaud De Raulin - GS.TS. Jean - Paul Pastorel - PGS.TS. Trịnh Quốc Toản - PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh đồng chủ biên, Nxb ĐHQGHN, 2016; Office of fair trading (OFT), Competition law guideline, 2004, UK; C. Douglas Floyd, Antitrust Liability for the Anticompetitive Effects of Government Action Induced by Fraud, 69 Antitrust L.J. 403 (2001); Christopher L.Sagers, Antitrust – Examples & Explanations, Wolters Kluwer, 2011… và đặc biệt là Báo cáo mô hình cơ quan QLCT - Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam, trong hồ sơ Dự án Luật Cạnh tranh (sửa đổi) năm 2017 của Bộ Công Thƣơng. Các nghiên cứu kể trên đã chỉ ra rằng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, hiếm có một thiết chế nào gây nhiều tranh cãi về bản chất pháp lý nhƣ cơ quan quản lý Nhà nƣớc về cạnh tranh. Ngƣời ta có nhiều mối nghi ngại về tính hợp hiến trong tổ chức và hoạt động cũng nhƣ thẩm quyền của cơ quan này, từ đó, dẫn tới không thống nhất quan điểm về vị trí của nó trong tổ chức bộ máy Nhà nƣớc. Một vài ý kiến cho rằng thẩm quyền tài phán đối với các VVCT phải đƣợc trao cho một Toà án chuyên biệt. Thủ tục xét xử mang tính tranh tụng với sự tham gia của các đƣơng sự, luật sƣ và cơ quan công tố. Một số ý kiến khác lại cho rằng cơ quan cạnh tranh là một thiết chế có chức năng quản lý, điều tiết hoạt động cạnh tranh, vì vậy, nhất thiết phải là cơ quan hành chính đƣợc tổ chức dƣới hình thức một Cục thuộc Bộ hay một Tổng cục trực thuộc Chính phủ. Tuy nhiên, thực tiễn tổ chức và hoạt động của phần lớn các cơ quan cạnh tranh trên thế giới hiện nay lại cho thấy: Loại cơ quan này mang bản chất pháp lý là một thiết chế “lƣỡng tính”, nửa hành chính – nửa tƣ pháp. Cơ quan cạnh tranh tuy đƣợc đặt trong bộ máy hành chính nhƣng việc đƣa ra phán quyết lại hoàn toàn độc lập. - Tình hình nghiên cứu lý luận về trình tự và các giai đoạn của thủ tục giải quyết vụ việc HCCT Nghiên cứu về trình tự và các giai đoạn của thủ tục giải quyết VVCT tại Việt Nam (trong đó bao gồm cả vụ việc HCCT) có một số công trình nghiên cứu nhƣ: Bài viết “Một số quy định về TTCT theo Luật Cạnh tranh Việt Nam” của các tác giả 10
  18. Nguyễn Nhƣ Phát, Lê Anh Tuấn trên Tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật, số 213, 1/2006; “Giáo trình Luật Cạnh tranh”, Chủ biên PGS.TS. Tăng Văn Nghĩa, NXB Giáo dục, 2009; Sách chuyên khảo “Pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam” của các tác giả Lê Danh Vĩnh, Hoàng Xuân Bắc và Nguyễn Ngọc Sơn, NXB Tƣ pháp, 2006. Về cơ bản, các công trình này đều thống nhất cho rằng thủ tục giải quyết vụ việc HCCT hiện nay ở Việt Nam bao gồm các giai đoạn: Tiếp nhận thông tin hoặc đơn khiếu nại về vụ việc; điều tra vụ việc; mở PĐT để giải quyết vụ việc; giải quyết khiếu nại đối với Quyết định xử lý vụ việc HCCT (nếu có); giải quyết vụ kiện hành chính đối với Quyết định giải quyết khiếu nại của HĐCT (nếu có). Các công trình nghiên cứu về trình tự và các giai đoạn của thủ tục giải quyết VVCT tại các nƣớc trên thế giới có thể kể tới: “Luật Cạnh tranh của Cộng hòa Pháp và EU”, của tác giả Nguyễn Hữu Huyên, NXB Tƣ pháp năm 2004; “Chính sách và thực tiễn pháp luật cạnh tranh của Cộng Hòa Pháp”, Tập 1 của tác giả Dominique Brault, Nhà pháp luật Việt Pháp dịch trong khuôn khổ dự án hợp tác Việt – Pháp “Hỗ trợ Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005; “Luật chống độc quyền Nhật Bản và kinh nghiệm thực thi” của Cục QLCT - Bộ Công Thƣơng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007; “Antitrust – Examples & Explanations”, Christopher L.Sagers, Wolters Kluwer, 2011; “Competition law guideline”, Office of fair trading (OFT), UK, 2004; “Antitrust law and Economics”, Ernest Gellhorn, William E.Kovacic, Stephen Calkings, Thomson West, 2004; “International antitrust law and policy” Competition Law Institute, Fordham University, 2008;… và đặc biệt là: “Báo cáo kinh nghiệm quốc tế: So sánh pháp luật cạnh tranh một số nước trên thế giới - bài học kinh nghiệm và đề xuất một số nội dung cơ bản quy định trong Dự thảo Luật Cạnh tranh (sửa đổi) của Việt Nam” năm 2017 của Bộ Công Thƣơng. Các công trình nghiên cứu này cho rằng thủ tục giải quyết VVCT của các quốc gia trên thế giới có nhiều điểm khác nhau, song về cơ bản loại thủ tục này bao gồm các giai đoạn: Tiếp nhận thông tin hoặc thụ lý khiếu nại (hoặc khởi kiện) về vụ việc; điều tra vụ việc; xử lý vụ việc; giải quyết khiếu nại hoặc yêu cầu khởi kiện tại Tòa án. Ông Kazuhiro Muruyama - Chuyên viên Phòng nghiên cứu kinh tế, Cục các vấn đề kinh tế, Ủy ban Thƣơng mại lành mạnh Nhật Bản trong Khóa đào tạo về kỹ năng nghiên cứu thị trƣờng độc quyền do Cục QLCT Việt Nam và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản tổ chức cho rằng: “Thủ tục giải quyết vụ việc độc quyền tại Nhật Bản bao gồm bốn giai đoạn: Phát hiện hoặc tiếp nhận thông tin về hành vi vi phạm; điều tra xác minh vụ việc; tổ chức PĐT; giải quyết đơn kiện nhằm bác bỏ kết luận tại Tòa án cấp cao Tokyo theo thủ tục tư pháp” [24]. 11
  19. Có thể nói, các công trình nghiên cứu kể trên đều đã chỉ ra trình tự và các giai đoạn tố tụng của thủ tục giải quyết VVCT nói chung và thủ tục giải quyết vụ việc HCCT nói riêng. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc chỉ ra các giai đoạn tố tụng chứ chƣa hề có những đánh giá chuyên sâu về nội dung của các giai đoạn tố tụng đó. 1.1.2. Các nghiên cứu thực trạng pháp luật về thủ tục giải quyết vụ việc hạn chế cạnh tranh và thực tiễn áp dụng ở Việt Nam hiện nay - Tình hình nghiên cứu thực trạng pháp luật về thủ tục giải quyết vụ việc HCCT ở Việt Nam hiện nay Nghiên cứu về địa vị pháp lý và thực trạng tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay gồm có các công trình tiêu biểu như: Cục QLCT - Bộ Công Thƣơng, Kỷ yếu tọa đàm “Bản chất pháp lý và các yêu cầu cơ bản đối với cơ quan QLCT - Bài học cho Việt Nam”, tháng 5.2009; Cục QLCT và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), “Báo cáo rà soát Luật Cạnh tranh Việt Nam”, trong khuôn khổ của Dự án “Nâng cao năng lực thực thi Luật và chính sách cạnh tranh” giữa Cục QLCT và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản; Dƣơng Đăng Huệ, Nguyễn Hữu Huyên, “Mô hình cơ quan QLCT của Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 1/2004; Dƣơng Đăng Huệ, Nguyễn Hữu Huyên, “Các cơ quan có thẩm quyền áp dụng Luật Cạnh tranh”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 9/2006; Trƣơng Hồng Quang, “Cơ quan QLCT ở Việt Nam – Những bất cập và phương hướng hoàn thiện”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 6, 3/2011 và đặc biệt là một tập hợp các công trình nghiên cứu của Bộ Công Thƣơng trong quá trình soạn thảo Luật Cạnh tranh (2018) với vai trò là cơ quan chủ trì soạn thảo, bao gồm: Báo cáo tổng kết 12 năm thi hành Luật Cạnh tranh, 2017; Báo cáo kinh nghiệm quốc tế: So sánh pháp luật cạnh tranh một số nước trên thế giới - bài học kinh nghiệm và đề xuất một số nội dung cơ bản quy định trong Dự thảo Luật Cạnh tranh (sửa đổi) của Việt Nam, 2017; Báo cáo mô hình cơ quan QLCT - Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam, 2017; Báo cáo đánh giá tác động của Dự án Luật Cạnh tranh (sửa đổi), 2017; Tờ trình Chính phủ về Dự án Luật Cạnh tranh (sửa đổi), 2017. Về địa vị pháp lý của cơ quan cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay, các nghiên cứu kể trên đã chỉ ra một số nghi ngại về tính độc lập của Cục QLCT và HĐCT khi tiến hành giải quyết các vụ việc HCCT. Trong điều kiện nƣớc ta hiện nay, các doanh nghiệp Nhà nƣớc đang giữ hầu hết các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, do đó, đối tƣợng điều tra của Cơ quan QLCT có thể sẽ là các Tổng công ty Nhà nƣớc, các Tập đoàn kinh tế lớn của Nhà nƣớc. Nếu không có một vị thế đủ mạnh thì Cơ 12
  20. quan QLCT sẽ không thể thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình. Ngoài ra, việc đặt Cơ quan QLCT trực thuộc Bộ Công Thƣơng sẽ khó đảm bảo đƣợc tính độc lập cho cơ quan này trong hoạt động điều tra về các VVCT. Về tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan cạnh tranh, các công trình nghiên cứu kể trên cho thấy mô hình cơ quan cạnh tranh của Việt Nam theo Luật Cạnh tranh (2004) hiện nay bao gồm hai cơ quan là Cục QLCT và HĐCT, trong đó: Cục QLCT đảm nhận vai trò phát hiện, điều tra, thu thập, tìm kiếm các chứng cứ có liên quan đến VVCT và lập báo cáo điều tra; còn HĐCT đảm nhận chức năng xử lý (thông qua Hội đồng xử lý VVCT) và giải quyết các khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc. HĐCT tranh có thể bao gồm từ 11 đến 15 thành viên (hiện nay đang là 11 thành viên) đại diện của các cơ quan nhƣ Bộ Công Thƣơng, Bộ Tƣ Pháp, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch Đầu tƣ, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Xây dựng... do Thủ tƣớng bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trƣởng Bộ Công Thƣơng. Tuy nhiên, theo cơ chế hoạt động hiện nay, thành viên của HĐCT hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm nên thời gian dành cho việc nghiên cứu vụ việc không nhiều. Bên cạnh đó, các thành viên HĐCT do không tham gia điều tra VVCT từ thời điểm ban đầu nên việc ra quyết định xử lý gặp nhiều khó khăn, ảnh hƣởng đến tính hiệu quả của thủ tục giải quyết vụ việc HCCT. Nghiên cứu các quy định pháp luật về việc khiếu nại VVCT, trong “Giáo trình luật kinh tế”, NXB Công an Nhân dân, 2011 và “Chuyên khảo Luật kinh tế”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004 của PGS.TS. Phạm Duy Nghĩa và “Báo cáo rà soát Luật Cạnh tranh Việt Nam” trong khuôn khổ của Dự án “Nâng cao năng lực thực thi Luật và Chính sách cạnh tranh” giữa Cục QLCT và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản đã cho rằng mặc dù Điều 58 Luật Cạnh tranh (2004) có quy định: “Tổ chức, cá nhân cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm do hành vi vi phạm của Luật Cạnh tranh có quyền khiếu nại đến cơ quan cạnh tranh”, tuy nhiên, trách nhiệm của ngƣời khiếu nại là phải cung cấp cho cơ quan cạnh tranh chứng cứ về hành vi vi phạm và phải chịu trách nhiệm về tính trung thực của chứng cứ đã cung cấp. Hồ sơ khiếu nại của tổ chức, cá nhân gửi đến cơ quan cạnh tranh đƣợc yêu cầu và liệt kê cụ thể tại Điều 45 Nghị định 116/NĐ-CP. Quy định về thủ tục khiếu nại với những đòi hỏi về chứng cứ chứng minh nhƣ trên nhằm nhằm ngăn chặn các khiếu nại vô căn cứ, giảm sức ép về công việc cho cơ quan cạnh tranh. Tuy nhiên, chính những yêu cầu và trách nhiệm này lại gây ra những khó khăn và gánh nặng cho bên khiếu nại khi hành vi có dấu hiệu vi phạm Luật Cạnh tranh là có thật, nhƣng không thể thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh cho hành vi vi phạm. 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2