intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Luật học: Trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật của doanh nghiệp theo pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:173

70
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung của luận án trình bày những vấn đề lý luận về trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật của doanh nghiệp và pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng về trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật của doanh nghiệp; pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam về trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật của doanh nghiệp và thực tiễn thực hiện; hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng về trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật của doanh nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Luật học: Trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật của doanh nghiệp theo pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM THỊ HẠNH TRÁCH NHIỆM THU HỒI HÀNG HÓA CÓ KHUYẾT TẬT CỦA DOANH NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƢỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Hà Nội - 2020
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM THỊ HẠNH TRÁCH NHIỆM THU HỒI HÀNG HÓA CÓ KHUYẾT TẬT CỦA DOANH NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƢỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Ngành: Luật Kinh tế Mã số: 9 38 01 07 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. TS. Dƣơng Quỳnh Hoa 2. TS. Trần Văn Biên Hà Nội - 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, trích dẫn trong Luận án đảm bảo tính chính xác và trung thực. NGƢỜI CAM ĐOAN Phạm Thị Hạnh i
  4. LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá tr nh học tập và hoàn thành luận án n y tôi đ nhận được sự hư ng ẫn gi p đ qu áu của các th y giáo cô giáo gia đ nh ạn è v đồng nghiệp. Đặc biệt v i l ng iết ơn sâu sắc tôi xin được gửi lời cảm ơn Th y, Cô giáo hư ng ẫn khoa học: TS. Dương Quỳnh Hoa và TS. Tr n Văn Biên đ tận tâm v luôn động viên, khuyến kh ch gi p đ tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận án. Tôi xin y t lời cảm ơn chân th nh t i các Th y giáo Cô giáo tại Học viện hoa học x hội đ giảng dạy g p chỉ bảo và hỗ trợ những kiến thức cũng như tài liệu qu áu cho tôi trong quá tr nh học tập, nghiên cứu v ho n th nh đề tài nghiên cứu. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân th nh đến Ban l nh đạo Trường Đại học Tài chính – Kế toán v các đồng nghiệp trong Khoa Luật Kinh tế đ tạo điều kiện v gi p đ tôi trong thời gian tôi thực hiện Luận án. Qua đây tôi cũng xin được cảm ơn gia đ nh tôi đ luôn bên cạnh, đồng hành và chia sẻ cùng tôi trên suốt chặng đường học tập và nghiên cứu. Cảm ơn bạn è đ nhiệt tình gi p đ động viên tôi trong hành trình thực hiện luận án này. Hà Nội, ngày tháng 7 năm 2020 Tác giả Phạm Thị Hạnh ii
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục đ ch nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ................................ 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án ............................................. 3 4. Phương pháp luận v phương pháp nghiên cứu ............................................ 3 5. Những đ ng g p m i của luận án ................................................................. 4 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án ................................................... 5 7. Kết cấu của luận án ....................................................................................... 5 Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU .................................................................. 6 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................ 6 1.2. Đánh giá tổng quan về tình hình nghiên cứu ................................... 16 1.3. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu .............................................................. 19 Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM THU HỒI HÀNG HÓA CÓ KHUYẾT TẬT CỦA DOANH NGHIỆP VÀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƢỜI TIÊU DÙNG VỀ TRÁCH NHIỆM THU HỒI HÀNG HÓA CÓ KHUYẾT TẬT CỦA DOANH NGHIỆP ......................................................................................... 24 2.1. Những vấn đề lý luận về trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật của doanh nghiệp ............................................................................... 24 2.2. Những vấn đề lý luận về pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng về trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật của doanh nghiệp ............... 50 Chƣơng 3: PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƢỜI TIÊU DÙNG VIỆT NAM VỀ TRÁCH NHIỆM THU HỒI HÀNG HÓA CÓ KHUYẾT TẬT CỦA DOANH NGHIỆP VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN .........................76 3.1. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam về trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật của doanh nghiệp ............................................................... 76 iii
  6. 3.2. Một số nhận xét đối v i thực trạng quy định và thực tiễn thực hiện pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam về trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật của doanh nghiệp...................... 100 Chƣơng 4: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƢỜI TIÊU DÙNG VỀ TRÁCH NHIỆM THU HỒI HÀNG HÓA CÓ KHUYẾT TẬT CỦA DOANH NGHIỆP .................................................. 115 4.1. Yêu c u hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng về trách nhiệm thu hồi hàng hoá có khuyết tật của doanh nghiệp ........ 115 4.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng về trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật của doanh nghiệp ........ 119 4.3. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng về trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật của doanh nghiệp ............................................................................. 133 KẾT LUẬN .................................................................................................. 147 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .............................................................................. 149 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 150 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 159 iv
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DN Doanh nghiệp NTD Người tiêu ùng BVQLNTD Bảo vệ quyền lợi người tiêu ùng HH Hàng hóa HHCKT H ng h a c khuyết tật THHHCKT Thu hồi h ng h a c khuyết tật THSP Thu hồi sản phẩm TNSP Trách nhiệm sản phẩm SP Sản phẩm v
  8. DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ Bảng 3.1: Số lượng chương tr nh thu hồi qua các năm (2012-2016)........................ 90 Hình 3.1: Quy trình khiếu nại bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam ....... 77 Hình 3.2: Quá trình phân phối hàng hóa ra thị trường. ............................................. 87 H nh 3.3: Công văn số 4946/Đ VN-VAQ ngày 30/11/2015 của Cục Đăng kiểm Việt Nam yêu c u triệu hồi Honda JF422 SH125i, KF143 SH150i. ........................ 90 Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ các vụ việc được khiếu nại và yêu c u giải quyết liên quan đến vi phạm quyền lợi NTD thông qua tổng đ i 1800.6838 tại Cục Cạnh tranh và Bảo vệ NTD (Bộ Công Thương). ..................................................................................... 78 Biểu đồ 3.2: Thống kê số xe bị triệu hồi theo bộ phận bị lỗi năm 2016 ................... 86 vi
  9. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trách nhiệm THHHCKT là loại trách nhiệm quan trọng trong việc đảm bảo quyền được an toàn khi sử dụng hàng hóa của NTD, trách nhiệm n y được áp dụng phổ biến và khá hiệu quả ở các nư c phát triển, từ đ hạn chế, ngăn chặn được sự lưu thông HHCKT ra thị trường. Ở Việt Nam, ngoài Luật BVQLNTD 2010, nhiều văn ản quy phạm pháp luật trong các lĩnh vực được ban hành nhằm điều chỉnh trách nhiệm THHHCKT của chủ thể kinh doanh. Vì vậy, việc thực thi trách nhiệm này có nhiều chuyển biến tích cực, số lượng chương tr nh thu hồi có sự gia tăng v ph n n o được thực hiện trên tinh th n tự nguyện của chủ thể kinh doanh. Theo thống kê của Cục Quản lý cạnh tranh (nay là Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng), năm 2012 số vụ thu hồi là 9; năm 2013 số vụ thu hồi l 18; năm 2014 số vụ thu hồi l 17; năm 2015 số vụ thu hồi l 19; 9 tháng năm 2016 số vụ thu hồi là 17. Tuy vậy, thực tiễn THHHCKT hiện nay cho thấy, lượng HHC T được thu hồi chưa tương xứng v i lượng HHCKT còn lưu thông trên thị trường, còn tồn tại sự thiếu hiểu biết pháp luật, sự chủ quan, trốn tránh thực hiện trách nhiệm thu hồi từ phía chủ thể kinh doanh; NTD còn thờ ơ chưa t ch cực hợp tác v i chủ thể kinh doanh thực hiện việc THHHCKT, có tâm lý không tin ùng HH thái độ tẩy chay đối v i chủ thể kinh doanh có HH bị thu hồi; vẫn còn có những hạn chế nhất định trong công tác triển khai áp dụng pháp luật, phối hợp giám sát các chương tr nh thu hồi từ ph a các cơ quan nh nư c. Sự thiếu hoàn thiện trong các quy định về trách nhiệm THHHCKT là một trong những nguyên nhân dẫn t i thực trạng trên. Theo đ nhiều nội dung về trách nhiệm n y chưa được quy định hoặc quy định chưa cụ thể, rõ ràng, chưa c chế t i đủ mạnh để ngăn chặn, xử phạt hành vi vi phạm, không tuân thủ trách nhiệm THHHCKT. Trong khi đ các thiết chế bảo vệ quyền lợi NTD của Nh nư c cũng như tổ chức bảo vệ quyền lợi NTD chưa thể hiện được nhiều vai trò của mình trong việc thực thi trách nhiệm THHHCKT. 1
  10. Trong tương lai v i định hư ng phát triển nền kinh tế thị trường và xu thế toàn c u h a thương mại diễn ra mạnh mẽ trong các ngành sản xuất, kinh doanh, sẽ tác động rất l n t i số lượng và chất lượng HH xuất khẩu, nhập khẩu vào Việt Nam. Vì vậy, vấn đề kiểm sát chất lượng cũng như thực thi biện pháp ngăn ngừa HHCKT, đảm bảo sự an toàn trong sử dụng HH là yếu tố được ưu tiên h ng đ u. Trư c t nh h nh đ , việc hoàn thiện hệ thống pháp luật BVQLNTD hiện hành về trách nhiệm của DN trong việc THHHCKT vừa đáp ứng yêu c u thực tiễn, vừa tương th ch v i luật pháp các quốc gia trên thế gi i là vấn đề cấp bách hiện nay. Vì vậy, nghiên cứu đề tài “Trách nhiệm thu hồi hàng hoá có khuyết tật của doanh nghiệp theo pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay” có nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. 2. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đ ch nghiên cứu của Luận án là nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống những vấn đề lý luận trọng tâm của trách nhiệm THHHCKT của DN theo pháp luật BVQLNTD. Từ cơ sở lý luận đ được h nh th nh v xác định, Luận án tiến hành tổng hợp phân t ch đánh giá thực trạng căn cứ yêu c u của thực tiễn đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao trách nhiệm THHHCKT của DN theo pháp luật BVQLNTD ở Việt Nam hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đ ch nghiên cứu nêu trên, luận án xác định các nhiệm vụ sau: - Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến Luận án, xác định được những nội dung còn b ng , còn tranh luận để đặt ra những vấn đề c n tiếp tục nghiên cứu trong Luận án. - Nghiên cứu, phân tích làm sáng t các vấn đề lý luận về trách nhiệm THHHCKT của DN và pháp luật BVQLNTD về trách nhiệm THHHCKT của DN; xác định những nội dung pháp luật đặc thù của trách nhiệm này. - Nghiên cứu phân t ch đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật BVQLNTD về trách nhiệm THHHCKT của DN ở Việt Nam hiện nay; 2
  11. đồng thời, nghiên cứu kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật của một số quốc gia trên thế gi i về vấn đề này, từ đ r t ra những gợi mở cho Việt Nam. - Phân tích yêu c u v đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật BVQLNTD về trách nhiệm THHHCKT của DN ở Việt Nam hiện nay. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận án l các quy định của pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật BVQLNTD về trách nhiệm THHHCKT của các cá nhân, tổ chức sản xuất kinh oanh HH (sau đây gọi chung là DN), không bao gồm các loại TNSP khác của DN trong đ c trách nhiệm bồi thường do HHCKT gây ra. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu một số vấn đề chung về cơ sở lý luận, thực trạng pháp luật, thực tiễn thực hiện pháp luật BVQLNTD về trách nhiệm THHHCKT của DN mà không nghiên cứu riêng về pháp luật trong từng lĩnh vực là BVQLNTD và trách nhiệm THHHCKT. Vì vậy các đề xuất, kiến nghị hoàn thiện pháp luật sẽ tập trung để hư ng t i hoàn thiện pháp luật BVQLNTD về trách nhiệm THHHCKT của DN. Về không gian và thời gian: Luận án được nghiên cứu trong phạm vi cả nư c và kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật của một số quốc gia trong khu vực và trên thế gi i. Nghiên cứu được thực hiện trong thời gian từ năm 2010 đến nay. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin tư tưởng Hồ Ch Minh quan điểm đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng nh nư c pháp quyền dựa trên nền tảng kinh tế thị trường định hư ng xã hội chủ nghĩa. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu để giải quyết các vấn đề cụ thể trong nội dung nghiên cứu như sau: - Phương pháp phân t ch tổng hợp được tác giả sử dụng xuyên suốt luận án để xác định đánh giá v l m sáng t các vấn đề lý luận về trách nhiệm THHHCKT của 3
  12. DN, thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật BVQLNTD về trách nhiệm THHHCKT của DN ở Việt Nam hiện nay cũng như xác định được các yêu c u đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật BVQLNTD về trách nhiệm THHHCKT của DN ở Việt Nam. - Phương pháp thống kê được sử dụng để liệt kê một cách có hệ thống, mô tả, đánh giá những công trình nghiên cứu c liên quan đến đề tài nhằm đảm bảo cho tác giả phân t ch đánh giá các vấn đề được toàn diện hơn. - Phương pháp so sánh được tác giả sử dụng khi so sánh các quy phạm pháp luật về TNSP của Việt Nam v i một số nư c trên thế gi i, từ đ r t ra i học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc xây dựng chế định TNSP cũng như trách nhiệm THHHCKT của DN. 5. Những đóng góp mới của luận án Những đ ng g p m i của Luận án được thể hiện ở những khía cạnh sau: Thứ nhất, Luận án hệ thống hóa và bổ sung, làm sâu sắc các vấn đề lý luận liên quan đến trách nhiệm THHHCKT. Cụ thể: làm rõ khái niệm HHCKT; xây dựng khái niệm v l m rõ đặc điểm THHHCKT; xây dựng khái niệm v l m rõ đặc điểm, bản chất, phân biệt trách nhiệm THHHCKT v i một số trách nhiệm khác của DN, các yếu tố tác động đến trách nhiệm THHHCKT. Bên cạnh đ Luận án còn làm sáng t những vấn đề lý luận về trách nhiệm THHHCKT của DN theo pháp luật BVQLNTD như: khái niệm đặc điểm, nguyên tắc, sự c n thiết điều chỉnh pháp luật về trách nhiệm THHHCKT, nội dung pháp luật về trách nhiệm THHHCKT. Ngoài ra, việc lồng ghép các quy định pháp luật của một số nư c trên thế gi i trong ph n nội dung pháp luật về trách nhiệm THHHCKT có giá trị trong việc gợi mở một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Thứ hai, Luận án phân tích, bình luận đánh giá một cách toàn diện và khách quan về thực trạng trách nhiệm THHHCKT của DN theo pháp luật BVQLNTD ở Việt Nam. Qua đ l m rõ th nh tựu và những điểm còn bất cập, hạn chế của pháp luật BVQLNTD Việt Nam về trách nhiệm THHHCKT của DN. Thứ ba, phân tích, làm rõ các yêu c u hoàn thiện pháp luật BVQLNTD về trách nhiệm THHHCKT của DN, từ đ định hư ng cho việc đưa ra kiến nghị để sửa đổi, bổ sung an h nh quy định m i để hoàn thiện pháp luật cũng như tăng cường việc thực hiện pháp luật về trách nhiệm THHHCKT của DN ở Việt Nam hiện nay. 4
  13. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Luận án sẽ là công trình nghiên cứu toàn diện về trách nhiệm THHHCKT của DN theo pháp luật BVQLNTD. Từ những nghiên cứu lý luận v phân t ch đánh giá về thực trạng quy định pháp luật, tình hình thực hiện pháp luật về trách nhiệm THHHCKT của DN ở Việt Nam hiện nay trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm pháp luật của một số nư c trên thế gi i, Luận án đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này. Kết quả nghiên cứu của Luận án có giá trị tham khảo cho các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện pháp luật nói chung và pháp luật BVQLNTD nói riêng về trách nhiệm THHHCKT của DN ở Việt Nam. Bên cạnh đ những giải pháp được đề xuất trong Luận án cũng góp ph n tăng cường thực hiện pháp luật về trách nhiệm THHHCKT của DN ở Việt Nam. Ngoài ra, Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở đ o tạo chuyên ngành luật; có giá trị tham khảo đối v i các cơ quan quản l nh nư c trong quá trình áp dụng pháp luật, giải quyết các vấn đề liên quan; có giá trị tham khảo cho DN và các chủ thể sản xuất, kinh doanh HH cũng như NTD trong việc thực hiện quyền v nghĩa vụ của m nh liên quan đến trách nhiệm THHHCKT của DN. 7. Kết cấu của luận án Ngoài Lời n i đ u, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Luận án được kết cấu gồm 04 chương như sau: Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu v cơ sở lý thuyết nghiên cứu. Chương 2: Những vấn đề lý luận về trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật của doanh nghiệp và pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng về trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật của doanh nghiệp. Chương 3: Pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam về trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật của doanh nghiệp và thực tiễn thực hiện. Chương 4: Hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng về trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật của doanh nghiệp. 5
  14. Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Các công trình nghiên cứu những vấn đề lý luận về trách nhiệm thu hồi hàng hoá có khuyết tật của doanh nghiệp và pháp luật về trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật của doanh nghiệp 1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu những vấn đề lý luận về trách nhiệm thu hồi hàng hoá có khuyết tật của doanh nghiệp Về khái niệm, phân loại HHCKT, có nhiều công trình nghiên cứu như: [36], [46], [53], [62]. Các công trình nghiên cứu có sự thống nhất các nội dung sau: Thứ nhất, SP, HHCKT khi n không đảm bảo sự an toàn của SP, HH mà thông thường người ta có thể mong đợi, tức là khi nó “nguy hiểm một cách bất hợp lý” và gây ra những rủi ro về tài sản và tính mạng, sức kh e của người sử dụng nó. Tác giả của công trình [53] cũng cho rằng một SP được coi là có khuyết tật khi nó không an to n như mong đợi, ngoài ra SP có khuyết tật đ được sử dụng v i mục đ ch tiêu dùng và phải là SP hữu hình. Ngược lại, tác giả của công trình [62] xác định SP khuyết tật không những là SP hữu hình (hàng hoá) mà còn là SP vô hình (dịch vụ). Thứ hai, SP, HHCKT được chia thành ba loại dựa vào ba dạng khuyết tật là khuyết tật do thiết kế; khuyết tật do sản xuất; khuyết tật do không cảnh báo sự nguy hiểm, không cảnh báo sự an toàn. Thứ ba, SP, HHCKT bao gồm những động sản được chế biến hoặc sản xuất, không bao gồm các SP, HH xuất phát từ tự nhiên không qua chế biến như SP được thu hái đánh ắt tự nhiên, bất động sản… Về khái niệm đặc điểm THHHCKT hiện nay vẫn chưa c một công tr nh trong nư c nghiên cứu m chỉ đề cập đến việc THSP không đảm ảo an to n cho NTD là một trong những phương thức loại SP không an toàn, giảm thiểu khả năng gây thiệt hại cho NTD [42], [50]. Về ph a các công tr nh nư c ngo i, Jeffrey A. Lamken [80] đưa khái niệm THSP c khuyết tật ao gồm các nội ung cảnh áo một khuyết tật kết hợp v i đề nghị sửa chữa thay thế hoặc ho n lại tiền cho NTD đang sở hữu 6
  15. hoặc sử ụng h ng hoá SP có khiếm khuyết. Trong khi đ các tác giả Angela Xia Liu, Yong Liu và Ting Luo [71] phân chia THHHCKT th nh các h nh thức: Ho n lại tiền thay thế ho n to n SP sửa chữa giảm giá cho việc mua trong tương lai. Về khái niệm của trách nhiệm THHHCKT, các công tr nh nghiên cứu [43], [51] khẳng định đây l một loại nghĩa vụ pháp lý mà chủ thể kinh doanh phải tuân thủ để loại HH không đạt chất lượng ra kh i dòng lưu thông. Bản chất pháp l loại trách nhiệm n y l một loại nghĩa vụ pháp l [43; 51; 83]. Về đặc điểm của trách nhiệm THHHCKT, các tác giả Nguyễn Thị Vân Anh v Nguyễn Văn Cương [26] chỉ ra rằng cơ sở phát sinh trách nhiệm l HHCKT áp ụng đối v i HH hữu h nh trách nhiệm n y không căn cứ v o hậu quả m HH gây ra trách nhiệm thuộc về nh sản xuất v nh nhập khẩu m không ao gồm chủ thể phân phối HH nh án lẻ. Nhìn chung, các công trình kể trên đ nêu một cách khái quát về trách nhiệm THHHCKT tuy nhiên chưa đi sâu nghiên cứu ản chất của loại trách nhiệm n y l g tiêu ch phân iệt loại trách nhiệm n y v i các loại trách nhiệm khác của DN sản xuất cung ứng SP, HH như trách nhiệm ảo h nh trách nhiệm ồi thường. Đây sẽ l vấn đề được nghiên cứu sinh tiếp tục nghiên cứu l m rõ trong luận án. Về ản chất của trách nhiệm THHHCKT của DN tác giả Chu Đức Nhuận [47] chỉ ra rằng trách nhiệm của DN đối v i HHCKT l loại trách nhiệm không phụ thuộc v o lỗi của DN sản xuất kinh oanh HH. Về phân iệt trách nhiệm THHHCKT v i các loại trách nhiệm khác của DN, có các công trình nghiên cứu [44], [47], [59]. Các công trình này đ l m rõ điều kiện phát sinh trách nhiệm ồi thường thiệt hại o HHCKT gây ra l c thiệt hại xảy ra c tồn tại HHCKT c mối liên hệ nhân quả giữa khuyết tật v thiệt hại, không có điều kiện về lỗi của DN. Cụ thể hơn tác giả Chu Đức Nhuận [47] đ c những phân tích l m rõ điểm khác iệt giữa trách nhiệm của DN ( ồi thường THHHCKT) v i trách nhiệm của DN về đảm ảo chất lượng SP, trách nhiệm ảo h nh SP, trách nhiệm theo hợp đồng của DN đối v i chất lượng SP, HH, trách nhiệm ồi thường thiệt hại ngo i hợp đồng o SP gây ra. Những nghiên cứu n y l cơ sở để nghiên cứu sinh xây ựng được các tiêu ch phân iệt các loại trách nhiệm của DN liên quan đến HHCKT, từ đ l m rõ ản chất nội ung của trách nhiệm THHHCKT của DN. 7
  16. Về các yếu tố tác động đến trách nhiệm THHHCKT của DN, có các công trình [71], [72], [73], [76], [77], [78], [84], [95], [96], theo đ : + Những ảnh hưởng từ ph a h nh động của DN: Theo các tác giả David G. Wix và Peter J. Mone, Berman, Barry thì việc lập kế hoạch THSP bao gồm: Lập kế hoạch hỗ trợ trư c (phát triển và duy trì các kênh giao tiếp hiệu quả, thiết kế và duy tr cơ sở dữ liệu SP và khách hàng), lập kế hoạch hoạt động trong quá trình THSP (ư c lượng ngân sách để THSP, thông báo cho khách hàng trung gian và khách hàng cuối cùng, khôi phục SP được thu hồi đảm bảo sửa chữa hoặc thay thế kịp thời), lập kế hoạch hoạt động sau khi thu hồi (khôi phục danh tiếng của công ty, giám sát hiệu quả thu hồi) giúp cho thu hồi đạt được hiệu quả cao, Con Korkofingas và Lawrence Ang cho rằng những chậm trễ trong việc THSP dẫn đến uy tín công ty giảm sút và thị trường cổ phiếu tụt dốc. Trong khi đ nhóm tác giả Zhao, Xiande Li, Yina và Flynn, Barbara kết luận rằng những thiệt hại tài chính mà các DN phải gánh chịu (ảnh hưởng tên thương hiệu, danh tiếng, ảnh hưởng đến sự giàu có của cổ đông) c tác động không nh t i việc lựa chọn hay không lựa chọn áp dụng biện pháp THSP có khuyết tật; Ảnh hưởng từ chính các yếu tố của hoạt động thu hồi: Nhóm tác giả Angela Xia Liu, Yong Liu, và Ting Luo phân tích chi phí của các biện pháp khắc phục (hoàn lại tiền, thay thế SP, sửa chữa khuyết tật) có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn biện pháp THSP của DN. Trong khi đ nh m tác giả Bortoli, Luiza Venzke và Freundt, Valeria cho rằng thu hồi tự nguyện c tác động tích cực đến toàn bộ quá trình thu hồi. + Ảnh hưởng từ xã hội: Tác giả Liwu Hsu và Benjamin Lawrence cho rằng truyền thông xã hội làm tr m trọng thêm tác động tiêu cực của việc THSP đến giá trị DN. Trong khi đ nhóm tác giả Wei, Jiuchang; Zhao, Ming; Wang, Fei và Zhao, Dingtao kết luận rằng thông báo THSP có khuyết tật có ảnh hưởng đến hành vi trong tương lai của khách hàng thông qua việc nhận thức rủi ro và tìm kiếm thông tin đối v i SP bị thu hồi. Đồng quan điểm, nhóm tác giả Hammel Brandão, Mariana; Yamada, Yuka; Canniatti Ponchio, Mateus; Almeida Cordeiro, Rafaela và Iara Strehlau, Vivian chỉ ra việc THSP có khuyết tật có ảnh hưởng đến lòng trung thành của NTD đối v i thương hiệu, từ đ ảnh hưởng đến sự lựa chọn sử dụng SP của DN đ trong tương lai. 8
  17. 1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu những vấn đề lý luận pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng về trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật của doanh nghiệp Về khái niệm đặc điểm của pháp luật BVQLNTD về trách nhiệm THHHCKT của DN, những nghiên cứu từ công tr nh [59] về khái niệm v đặc điểm của pháp luật ảo vệ NTD n i chung đ tạo cơ sở cho tác giả l m rõ khái niệm đặc điểm của pháp luật BVQLNTD về trách nhiệm THHHC T của DN. Về nguyên tắc pháp luật BVQLNTD về trách nhiệm THHHCKT của DN, Liming Wang [83] nghiên cứu các t nh năng đặc iệt của hệ thống THSP c khuyết tật ao gồm t nh năng ph ng ngừa t nh năng chủ động t nh năng phổ iến t nh năng về lợi ch công cộng t nh năng hiệu quả từ đ tạo cơ sở tác giả xây ựng nguyên tắc của pháp luật BVQLNTD về trách nhiệm THHHC T của DN. Về nội ung của pháp luật BVQLNTD về trách nhiệm THHHC T của DN, tác giả Đặng Th nh Lê [43] v tác giả Phạm Văn Phong [51] c đề cập đến một số nội dung của trách nhiệm như chủ thể trách nhiệm, thông áo thu hồi chế t i xử l đối v i h nh vi vi phạm. Ngo i ra những nghiên cứu về nội ung của TNSP nói chung cũng l cơ sở để tác giả định khung pháp l về nội ung của trách nhiệm THHHC T của DN như sau: - Về chủ thể của trách nhiệm, theo tác giả Nguyễn Minh Thư [65]: Chủ thể có quyền là chủ thể có mục đ ch mua sử dụng HH, dịch vụ, SP phục vụ nhu c u tiêu dùng của cá nhân gia đ nh; chủ thể chịu trách nhiệm là chủ thể sản xuất hoặc bán hàng. Chủ thể chịu trách nhiệm c n được Trương Hồng Quang [54] xác định ở hai trường hợp là trách nhiệm riêng rẽ hoặc liên đ i của tất cả những người có liên quan trong chuỗi cung cấp. Chủ thể chịu trách nhiệm c n được nghiên cứu ở những khía cạnh khác trong các công tr nh nư c ngoài: Bryan Swain xác định 02 trường hợp mà công ty mua lại một công ty khác phải chịu TNSP: Các cổ đông của công ty m i chính là những người chủ sở hữu công ty cũ v trường hợp người kế nhiệm công ty tiếp tục sản xuất các dòng SP của công ty [74]; hay Leta Gorman [82] nghiên cứu vấn đề phân chia trách nhiệm của nhà sản xuất thiết bị v i nhà sản xuất ph n mềm, xác định trách nhiệm khi thiết bị bị hacker xâm nhập,... 9
  18. - Về đối tượng của trách nhiệm là HHCKT, phân loại khuyết tật (khuyết tật do thiết kế, khuyết tật do sản xuất và khuyết tật do không cảnh báo hoặc cảnh báo không đ y đủ) được xác định thống nhất trong công trình nghiên cứu [36], [47], [54]. Ở một cách tiếp cận khác, SP bị thu hồi là SP không đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên nội hàm của SP không đảm bảo chất lượng được các tác giả phân tích chính là nội hàm của khái niệm HHCKT [43], [51]. Đây sẽ gợi mở để tác giả nghiên cứu những tiêu chí phân biệt giữa HHCKT và HH không đảm bảo chất lượng. - Về căn cứ phát sinh trách nhiệm, theo tác giả Trương Hồng Quang [54] là có tồn tại SP có khuyết tật. Dư i góc nhìn TNSP là trách nhiệm bồi thường thiệt hại, các công trình nghiên cứu [36], [44], [47] xác định căn cứ phát sinh TNSP là có tồn tại của SP, HHCKT; có thiệt hại do SP, HHCKT gây ra; có mối liên hệ nhân quả giữa thiệt hại và SP, HHCKT. Như vậy điều đ u tiên để chủ thể kinh doanh chịu TNSP là sự tồn tại của SP, HHCKT. Ở một tiếp cận khác, nhóm tác giả Omer Unsal, M. Kabir Hassan, Duygu [85] chỉ ra rằng, thông báo THSP xảy ra khi: (1) Việc sử dụng SP gây nguy hiểm cho khách hàng, (2) SP chứa vật liệu không tốt cho khách hàng, (3) SP mang nguy cơ thương t ch nghiêm trọng, (4) SP vi phạm tiêu chuẩn an toàn. - Về hình thức trách nhiệm THHHCKT, tác giả phân chia ư i hai hình thức là tự nguyện thu hồi và bắt buộc thu hồi trong các công trình nghiên cứu [51], [83]. - Về phạm vi TNSP nói chung, theo tác giả Chu Đức Nhuận [47] được áp dụng đối v i thiệt hại về tài sản và các thiệt hại c liên quan đến tính mạng, sức kh e của người sử dụng. Đây sẽ l cơ sở cho tác giả nghiên cứu phạm vi của trách nhiệm TNHHCKT của DN là toàn bộ đơn vị của HH có khuyết tật c nguy cơ gây ra thiệt hại về tính mạng, sức kh e, tài sản. - Về thời gian chịu trách nhiệm, thời gian chịu TNSP là trong thời hạn sử dụng của SP được phân tích trong công trình nghiên cứu [47]. - Về việc miễn trừ trách nhiệm được nghiên cứu trong các công trình [47], [54], [63]. Theo các tác giả thì DN được miễn trách nhiệm nếu: 1. hông đưa SP v o lưu thông; 2. Khuyết tật gây ra thiệt hại không tồn tại vào thời điểm đưa SP v o lưu thông; 3. SP không ùng để bán hoặc để phân phối ư i các hình thức; 4. Tr nh độ 10
  19. khoa học kỹ thuật tại thời điểm đưa SP vào lưu thông không cho phép phát hiện ra khuyết tật của SP; 5. Khuyết tật là do tuân thủ các quy định bắt buộc của pháp luật. - Về xử lý hành vi vi phạm TNSP, các trách nhiệm pháp lý hành chính, dân sự và hình sự có thể được áp dụng [36], [42], [43], [55], cụ thể: trong công trình nghiên cứu [36], biện pháp xử lý vi phạm bao gồm: Cấm SP được lưu thông nếu các SP đ không đạt tiêu chuẩn đưa ra lệnh THSP khuyết tật hoặc yêu c u những SP đ được sửa chữa, cấm nhập khẩu những SP không phù hợp v i những yêu c u bảo vệ NTD, áp dụng chế tài dân sự hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trong công trình nghiên cứu [42], chế t i h nh ch nh được áp dụng là phạt tiền, buộc chấm dứt hành vi, rút giấy phép.... chế tài dân sự do Toà án áp dụng là bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, chế tài hình sự được áp dụng chủ yếu là phạt tù; theo công trình nghiên cứu [55], việc áp dụng chế tài hành chính, dân sự, hình sự giúp BVQLNTD toàn diện hơn; trong công trình nghiên cứu [43] xác định hai chế tài c n áp dụng là hành chính và hình sự khi vi phạm trách nhiệm THSP. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam về trách nhiệm thu hồi hàng hoá có khuyết tật của doanh nghiệp Nghiên cứu trách nhiệm THHHCKT của DN trong toàn bộ hệ thống pháp luật, ngoài Luật BVQLNTD 2010, tác giả Phạm Văn Phong [51] còn liệt kê những quy định về trách nhiệm thu hồi trong các lĩnh vực khác là thực phẩm, giao thông vận tải. Trong lĩnh vực thực phẩm, tác giả chỉ ra quy định về hình thức thu hồi là thu hồi tự nguyện o cơ sở thực hiện và thu hồi bắt buộc theo yêu c u của cơ quan kiểm tra. Trong lĩnh vực giao thông vận tải, tác giả đề cập các quy định về trường hợp cơ sở sản xuất phải triệu hồi SP, trách nhiệm của cơ quan Quản lý chất lượng điều tra, xem xét v đưa ra quyết định buộc cơ sở sản xuất thực hiện triệu hồi SP. Ngoài ra, nghiên cứu sinh còn tiếp cận các công trình [47], [50], [66] nghiên cứu về thực trạng TNSP nói chung. Theo tác giả Ngô Thu Trang [66] và Nguyễn Hữu Phúc [50] khi nghiên cứu Luật BVQLNTD 2010 đ chỉ rõ sự vận dụng nguyên lý trách nhiệm nghiêm ngặt tại Điều 23 khi NTD không c nghĩa vụ phải chứng minh lỗi của DN, xác định căn cứ phát sinh trách nhiệm tại Điều 42 là khuyết tật 11
  20. của SP, phân tích trường hợp miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại tại Điều 24. Trong khi đ Chu Đức Nhuận [47] phân t ch các quy định của Luật BVQLNTD 2010 về căn cứ xác định trách nhiệm, chủ thể của trách nhiệm, phạm vi của trách nhiệm, hình thức của trách nhiệm đối tượng của trách nhiệm, miễn trách nhiệm. Tuy nhiên, vì phân tích TNSP chủ yếu ư i lăng k nh l trách nhiệm bồi thường thiệt hại, nên một số nội dung của trách nhiệm như phạm vi của trách nhiệm, hình thức của trách nhiệm chưa được xem xét một cách triệt để v i trách nhiệm THSP, HHCKT cũng như việc xử lý hành vi vi phạm loại trách nhiệm này. Đánh giá về thành tựu đạt được của pháp luật trách nhiệm THHHCKT của DN, Phạm Văn Phong [51] cho rằng các quy định về trách nhiệm THSP không đạt chất lượng trong Luật BVQLNTD 2010 có vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm THSP. Xét ư i khía cạnh nghiên cứu về TNSP nói chung của DN: tác giả Chu Đức Nhuận [47] kết luận ba thành tựu đạt được là TNSP của DN đ phát triển thành một chế định pháp luật được điều chỉnh trong văn ản pháp luật chuyên ngành BVQLNTD; ghi nhận trách nhiệm do HHCKT gây ra không phụ thuộc vào yếu tố lỗi của DN; nhiều nội ung cơ ản của TNSP như căn cứ phát sinh trách nhiệm, chủ thể chịu trách nhiệm, hình thức trách nhiệm, phạm vi trách nhiệm, HHCKT cũng đ được quy định. Tác giả Lê Hồng Hạnh [37], Ngô Thu Trang [66] và Nguyễn Hữu Phúc [50] xác định thành tựu l n nhất là pháp luật đ ghi nhận nguyên lý TNSP nghiêm ngặt trong những quy định của Luật BVQLNTD 2010. Đánh giá về những hạn chế trong quy định pháp luật BVQLNTD về trách nhiệm THHHCKT của DN, nghiên cứu sinh tiếp cận những công trình [37], [38], [47], [61] về TNSP nói chung: Nhiều văn ản quy phạm pháp luật dẫn đến sự chồng chéo, mâu thuẫn, b sót một số lĩnh vực [61]; chưa c cơ sở lý luận chung cho việc xác định trách nhiệm của nhà sản xuất, cung ứng HHCKT các quy định m i c n sơ khai [38]; các quy định về TNSP thiếu nhất quán, thiếu tính ràng buộc và rất khó đảm bảo hiệu lực [37]; Những quy định về trách nhiệm đối v i SP có khuyết tật còn chưa rõ r ng mâu thuẫn nhau, trong một số trường hợp còn thiếu quy định điều chỉnh hoặc c điều chỉnh nhưng không phù hợp v i thực tiễn, không phù hợp v i xu hư ng của pháp luật thế gi i [47]. Nguyên nhân của những hạn chế là những quy 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2