Luận án Tiến sĩ Luật học: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc bảo đảm quyền con người ở Việt Nam hiện nay
lượt xem 23
download
Luận án Tiến sĩ Luật học "Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc bảo đảm quyền con người ở Việt Nam hiện nay" trình bày các nội dung chính sau: Những vấn đề lý luận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc bảo đảm quyền con người; Thực trạng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc bảo đảm quyền con người ở Việt Nam; Định hướng và giải pháp tăng cường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc bảo đảm quyền con người ở Việt Nam hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Luật học: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc bảo đảm quyền con người ở Việt Nam hiện nay
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN DIỆU LINH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƢỜI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2021
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN DIỆU LINH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƢỜI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Ngành: Luật hiến pháp và luật hành chính Mã số: 9380102 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Thị Thúy Lâm HÀ NỘI - 2021
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi. Nội dung cũng như các số liệu trình bày trong Luận án hoàn toàn trung thực. Những kết luận khoa học của Luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. NGƯỜI CAM ĐOAN Nguyễn Diệu Linh
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ......................................................................................................... 8 1.1. Tình hình nghiên cứu đề tài luận án .................................................... 8 1.2. Nhận xét về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ..... 20 1.3. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu về đề tài luận án .... 23 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .............................................................................. 24 Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƢỜI ................................................................................................. 25 2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc bảo đảm quyền con người ........................................ 25 2.2. Tiêu chí đánh giá trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc bảo đảm quyền con người ............................................................. 45 2.3. Điều chỉnh pháp luật về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc bảo đảm quyền con người.................................................... 56 2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc bảo đảm quyền con người.................................................... 71 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .............................................................................. 77 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƢỜI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY............................................................................................ 78 3.1. Thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực lao động .......................................................................................... 78
- 3.2. Thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực môi trường .............................................................................. 92 3.3. Đánh giá chung về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc bảo đảm quyền con người ở Việt Nam ....................................... 104 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ............................................................................ 120 Chƣơng 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƢỜI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ................................. 121 4.1. Quan điểm tăng cường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc bảo đảm quyền con người ở Việt Nam hiện nay ............... 121 4.2. Giải pháp tăng cường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc bảo đảm quyền con người ở Việt Nam hiện nay ............... 124 KẾT LUẬN .................................................................................................. 141 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN ..................................................................................................... 143 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 152
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1 TNXH của DN Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 2 BVMT Bảo vệ môi trường 3 BLLĐ Bộ luật lao động 4 DN CVĐTNN Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 5 NLĐ Người lao động 6 GRI Sáng kiến báo cáo toàn cầu 7 QCN Quyền con người 8 ILO Tổ chức Lao động quốc tế 9 ISO 26000 Tiêu chuẩn 26000 của Tổ chức quốc tế 10 OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế 11 SA8000 Trách nhiệm giải trình xã hội 8000 12 LHQ Liên Hợp Quốc 13 UNGC Hiệp ước toàn cầu của Liên Hợp quốc 14 VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Tổ chức công nhận trách nhiệm xã hội trong 15 WRAP sản xuất toàn cầu 16 WTO Tổ chức thương mại thế giới
- DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH Bảng 1.1. Nội dung thực hiện TNXH của DN trong việc bảo đảm QCN trong lĩnh vực lao động. ...................................................................... 63 Bảng 1.2. Nội dung thực hiện TNXH của DN đối với môi trường ................ 66 Hình 1. Mô hình TNXH của DN của Caroll Archie (1999) ......................... 29
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, TNXH của DN là lĩnh vực đang thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, nhà hoạt động xã hội và nhà quản lý. Bởi lẽ, trong thực tế, xuất hiện khá nhiều những hiện tượng liên quan đến hình ảnh tiêu cực của các doanh nghiệp trong hoạt động, từ các thông tin về việc sử dụng thực phẩm bẩn, với hàng tấn cá chết được vận chuyển vào miền nam làm nước mắm, các xe khách chở đầy thịt bẩn tuồn vào các nhà hàng, các cửa hàng chế biến thức ăn sẵn,… đến sự việc các công ty không xử lý chất thải nhà máy gây ô nhiễm, các vụ vi phạm lao động, an toàn lao động, sử dụng lao động trẻ em trái phép… Liệu điều này có tiếp tục diễn ra nếu như các doanh nghiệp, công ty ý thức được trách nhiệm và vai trò của mình đối với xã hội, đối với cộng đồng và từng khách hàng sử dụng sản phẩm? Tuy nhiên, TNXH của DN vẫn chưa thực sự được quan tâm thỏa đáng ở Việt Nam, cả về quan điểm, nội dung và cách thức thực hiện. Phần lớn doanh nghiệp Việt Nam chưa có nhận thức đầy đủ về TNXH của DN cũng như vai trò của nó đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp mình, thậm chí một số còn coi TNXH của DN là gánh nặng chi phí. Vì vậy, cần phải sớm tạo lập được nhận thức lý luận đầy đủ về TNXH của DN, đặc biệt phần trách nhiệm có liên quan đến vấn đề QCN nhằm tuyên truyền, phổ biến về TNXH của DN một cách mạnh mẽ hơn với phạm vi và đối tượng rộng hơn. TNXH của DN trong việc bảo đảm TNXH của DN có liên quan đến cả nhận thức và hành động của doanh nghiệp, cả vai trò và trách nhiệm của nhà nước. Về phía doanh nghiệp, các doanh nghiệp cần phải tôn trọng TNXH của DN và chủ động trong việc bảo đảm TNXH của DN trong hoạt động kinh doanh của mình. Về phía nhà nước, cần có sự giám sát, quản lý của nhà nước để xử lý các vi phạm về QCN do doanh nghiệp gây ra. Theo đó, cần phân tích rõ vai trò, trách nhiệm của nhà nước, nhận diện rõ trách nhiệm của doanh nghiệp để thúc đẩy việc bảo đảm QCN tối đa nhất. Các doanh nghiệp và các bên liên quan cần nhận thức một cách tích cực về TNXH của DN, nhất là trong bối cảnh hội nhập ngày càng rộng và sâu hơn. Cùng với sự phát triển không ngừng của các tập đoàn xuyên quốc gia, đa quốc gia, hoạt động 1
- của các doanh nghiệp đã vượt ra ngoài biên giới quản lý của quốc gia. Ngoài vai trò tích cực trong kinh tế quốc tế và mang lại phúc lợi kinh tế và xã hội tại các quốc gia nơi doanh nghiệp hoạt động, quá trình sản xuất kinh doanh của các tập đoàn kinh tế cũng làm nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực như: khuyến khích việc bán phá giá, gián tiếp vi phạm tiêu chuẩn lao động, khai thác tài nguyên thiên nhiên tại các nước đang phát triển... Bên cạnh đó, do đặc thù hoạt động kinh doanh của tập đoàn diễn ra ở nhiều quốc gia khác nhau, dẫn đến có sự xung đột pháp luật, hoặc các tiêu chuẩn pháp lý quốc gia mà các công ty con hoạt động không bảo đảm được QCN. Do đó, vai trò của TNXH của DN, bản chất pháp lý và các công cụ TNXH của DN có thể trở thành một khuôn khổ quan trọng để bảo đảm QCN trong luật pháp quốc tế và quốc gia. Đồng thời, TNXH của DN cũng là một cánh cửa dẫn các doanh nghiệp trong nước hội nhập quốc tế và góp phần nâng cao vị thế cạnh tranh, đem lại lợi nhuận và sự phát triển bền vững cho các doanh nghiệp. Ở Việt Nam hiện nay, xét cả trên phương diện nhận thức lý luận và hành động thực tiễn vẫn đang tồn tại nhiều vướng mắc, bất cập liên quan đếnTNXH của DN trong việc bảo đảm QCN. Các doanh nghiệp hầu như vẫn xem trách nhiệm trong bảo đảm QCN thực chất chỉ đơn thuần là trách nhiệm đạo đức, khía cạnh pháp lý chưa được chú ý đúng mức. Hệ quả rõ ràng là QCN trong mối quan hệ với hoạt động của doanh nghiệp chưa được quan tâm thoả đáng, nhiều trường hợp QCN bị xâm hại từ phía các doanh nghiệp trong quá trình doanh nghiệp triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong bối cảnh đó, việc làm rõ các khía cạnh lý luận, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp pháp lý nhằm tăng cường TNXH của DN trong việc bảo đảm QCN là một nhiệm vụ quan trọng và thời sự hiện nay của khoa học pháp lý Việt Nam. Trong khi đó, đặt trong tương quan với tình hình nghiên cứu về vấn đề này, hiện vẫn còn nhiều khoảng trống. Yêu cầu và bối cảnh nói trên là lý do và động lực thúc đẩy NCS lựa chọn đề tài “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc bảo đảm quyền con người ở Việt Nam hiện nay” để triển khai nghiên cứu trong quy mô luận án tiến sĩ luật học, với mong muốn tập trung làm rõ các khía cạnh lý luận cơ bản về TNXH của DN, đánh giá một cách toàn diện thực trạng hoạt động và tác động của quá trình sản 2
- xuất kinh doanh của doanh nghiệp tới QCN, xác định những hạn chế, bất cập và đề xuất đổi mới nhận thức cũng như cơ chế pháp lý về TNXN của DN trong bảo đảm QCN ở nước ta hiện nay. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án có mục đích tổng quát là xây dựng cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường TNXH của DN trong việc bảo đảm QCN ở Việt Nam hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Thứ nhất, nghiên cứu làm sáng tỏ những khía cạnh lý luận cơ bản liên quan đến khái niệm, đặc điểm, vai trò TNXH của DN trong việc bảo đảm QCN. Thứ hai, nghiên cứu làm rõ nội dung, tiêu chí nhận diện TNXH của DN trong việc bảo đảm QCN. Từ đó, xác định khung pháp lý điều chỉnh TNXH của DN trong bảo đảm QCN. Thứ ba, phân tích, đánh giá thực trạng TNXH của DN trong việc bảo đảm QCN ở Việt Nam, trong đó điểm nhấn là thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về TNXH của DN trong bảo đảm QCN ở Việt Nam hiện nay. Thứ tư, xây dựng định hướng và đề xuất các giải pháp tăng cường TNXH của DN trong việc bảo đảm QCN ở Việt Nam, trong đó đặc biệt chú ý các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về TNXH của DN trong việc bảo đảm QCN. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Các quan điểm khoa học liên quan đến TNXH của DN, QCN, TNXH của DN trong việc bảo đảm QCN; - Hệ thống các quy định pháp luật Việt Nam liên quan đến TNXH của DN trong bảo đảm QCN thuộc hai lĩnh vực: lao động và môi trường; - Thực trạng thực hiện TNXH của DN ở Việt Nam trong bảo đảm QCN trong hai lĩnh vực: lao động và môi trường; 3
- - Pháp luật quốc tế và thực tiễn thực hiện TNXH của DN ở một số quốc gia trên thế giới. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung TNXH của DN trong việc bảo đảm QCN là một chủ đề rất rộng, không thể giải quyết trọn vẹn trong một luận án tiến sĩ. Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội bao gồm cả trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm pháp lý. TNXH của DN có thể nảy sinh trong toàn bộ quá trình hình thành, hoạt động và giải thể của doanh nghiệp. TNXH của DN đối với bảo đảm QCN có thể ảnh hưởng, tác động đối với tất cả các nhóm quyền cơ bản của con người và ở các mức độ khác nhau, trực tiếp hoặc gián tiếp. TNXH của DN đối với bảo đảm QCN có thể diễn ra trên bình diện quốc gia và quốc tế, liên quan tới vai trò của nhiều chủ thể khác nhau…. Luận án “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc bảo đảm quyền con người ở Việt Nam hiện nay” tiếp cận nghiên cứu từ góc độ của khoa học pháp lý, lĩnh vực chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính, do vậy, trên cơ sở làm rõ các khía cạnh lý luận cơ bản về TNXH của DN, luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến điều chỉnh pháp luật về TNXH của DN trong việc bảo đảm QCN ở Việt Nam hiện nay. Nhóm lĩnh vực được lựa chọn để đánh giá thực trạng TNXH của DN trong việc bảo đảm QCN ở Việt Nam bao gồm lĩnh vực lao động và môi trường với các QCN có liên quan trực tiếp tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, chịu tác động mạnh mẽ từ thái độ trách nhiệm của doanh nghiệp. Các lĩnh vực khác và TNXH của DN trong việc bảo đảm các nhóm quyền khác sẽ được đề cập ở mức độ khái quát, mang tính chất so sánh để làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu chủ đạo của luận án. - Phạm vi không gian Luận án nghiên cứu TNXH của DN trong việc bảo đảm QCN ở Việt Nam, trong phạm vi cả nước. Luận án có chú ý thích đáng đến việc tìm hiểu TNXH của DN trong việc bảo đảm QCN ở một số quốc gia trên thế giới, xem đó là cơ sở để 4
- nhận diện các tiêu chí xác định TNXH của DN và gợi mở một số kinh nghiệm cho điều chỉnh và thực thi pháp luật ở Việt Nam hiện nay. - Phạm vi thời gian Luận án nghiên cứu TNXH của DN trong việc bảo đảm QCN ở Việt Nam từ khi bắt đầu đổi mới đất nước. Tuy nhiên, liên quan đến giới hạn về nội dung, luận án tập trung nghiên cứu giai đoạn từ năm 2012 đến nay, gắn với việc ban hành các Luật Đầu tư 2020, Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Bảo vệ môi trường 2014, Bộ Luật Lao động 2012 và 2019, Luật BVMT năm 2020 … 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Luận án được thực hiện bằng phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật và trách nhiệm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh; đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về phát triển đất nước, về vai trò và trách nhiệm của doanh nghiệp, về bảo đảm QCN trong giai đoạn hiện nay. Cơ sở lý thuyết của luận án là học thuyết về quản trị quốc gia, học thuyết phúc lợi chung, học thuyết kinh tế phát triển, học thuyết quyền con người… Luận án tiếp cận nghiên cứu từ góc độ khoa học pháp lý, đồng thời sử dụng cách tiếp cận dựa trên quyền. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích được sử dụng khi đánh giá, bình luận các học thuyết, quy định pháp luật, thực tiễn áp dụng pháp luật về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp ở nước ta hiện nay trong mối tương quan, liên hệ với QCN. Phương pháp tổng hợp được sử dụng khi đánh giá nhằm rút ra những kết luận tổng quan, những quan điểm, các đề xuất, kiến nghị. Phương pháp so sánh được sử dụng khi phân tích, đánh giá về tính pháp lý trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trong mối tương quan với QCN, xu thế nhìn nhận tính pháp lý của TNXH của DN của các nước trên thế giới nhằm làm sáng tỏ những điểm chung, sự khác biệt trong hệ thống pháp luật và quản lý nhà nước về TNXH của DN. 5
- Phương pháp phân tích logic quy phạm được sử dụng khi đánh giá thực trạng, xem xét về tính thống nhất, phát hiện mâu thuẫn trong nội dung quy định về về TNXH của DN và bảo đảm QCN. Phương pháp trao đổi với chuyên gia được sử dụng khi xây dựng đề xuất và xây dựng chính sách (bộ nguyên tắc ứng xử chung) về TNXH của DN ở nước ta. Phương pháp liên ngành và đa ngành khoa học xã hội được sử dụng trong toàn bộ luận án nhằm làm sáng tỏ các mối quan hệ chủ đạo giữa phát triển kinh tế và bảo đảm QCN. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Là công trình chuyên khảo về TNXH của DN trong việc bảo đảm quyền con người ở Việt Nam, luận án có những điểm mới chủ yếu sau: - Luận án tiếp tục phát triển nhận thức lý luận về TNXH của DN, về QCN trong mối liên quan với sự tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp, về trách nhiệm của doanh nghiệp trong bảo đảm QCN. Khái niệm và đặc điểm TNXH của DN trong bảo đảm QCN, nội dung điều chỉnh pháp luật liên quan đến nghĩa vụ của doanh nghiệp và của nhà nước trong quản lý doanh nghiệp nhằm bảo đảm QCN, các yếu tố ảnh hưởng đến TNXH của DN trong bảo đảm QCN là những khía cạnh lý luận mang tính mới của luận án. - Luận án xây dựng được bức tranh tương đối đầy đủ về TNXH của DN trong việc bảo đảm QCN ở Việt Nam thuộc hai lĩnh vực chủ đạo: lao động và môi trường. Luận án chỉ ra những ưu điểm và hạn chế cũng như nguyên nhân của thực trạng điều chỉnh và thực thi pháp luật về TNXH của DN trong bảo đảm QCN thuộc hai lĩnh vực nói trên chính là phát hiện mới, có ý nghĩa thực tiễn quan trọng của luận án. - Luận án xác định rõ định hướng thực hiện TNXH của DN trong bảo đảm QCN một cách hiệu quả, mang lại những lợi ích lâu dài, bền vững cho doanh nghiệp và sự phát triển chung của toàn xã hội. Luận án đề xuất được các giải pháp tương đối toàn diện để hiện thực hoá các định hướng. Các giải pháp có tính mới, được luận giải sâu sắc hơn, có tính khả thi chính là đóng góp quan trọng, thể hiện mục đích tổng quát của luận án. 6
- 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm phong phú thêm hệ thống lý luận cơ bản trong khoa học pháp lý và khoa học nhân quyền về trách nhiệm của các chủ thể trong bảo đảm QCN, trước hết là quyền của người lao động, quyền con người với môi trường. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể ứng dụng trong xây dựng các phương án lập pháp và thực tiễn quản lý nhà nước, quản lý điều hành doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và đào tạo luật học và nhân quyền. Luận án cũng có thể là tài liệu tham khảo cho bất cứ ai quan tâm đến bảo đảm QCN, vai trò và khả năng nâng cao TNXH của DN trong bảo đảm QCN ở Việt Nam hiện nay. 7. Cấu trúc của Luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận án có kết cấu bốn chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài luận án Chương 2: Những vấn đề lý luận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc bảo đảm quyền con người Chương 3: Thực trạng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc bảo đảm quyền con người ở Việt Nam Chương 4: Định hướng và giải pháp tăng cường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc bảo đảm quyền con người ở Việt Nam hiện nay. 7
- Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tình hình nghiên cứu đề tài luận án 1.1.1. Tình hình nghiên cứu những vấn đề lý luận của luận án 1.1.1.1. Nghiên cứu về khái niệm và đặc điểm của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Thuật ngữ Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp - TNXH của DN (Corporate Social Responsibility) được biết đến rộng rãi trong nhiều lĩnh vực hiện nay. Theo hiểu biết chung, các doanh nghiệp hiện đại có trách nhiệm với xã hội vượt quá nghĩa vụ của họ đối với cổ đông hoặc nhà đầu tư trong công ty để thiết lập một định nghĩa rõ ràng đã thỏa thuận. Mặc dù nó không phải là một khái niệm mới, TNXH của DN vẫn là một ý tưởng mới, khó nắm bắt đối với các học giả, và là vấn đề gây tranh cãi cho các nhà quản lý doanh nghiệp và các bên liên quan của họ do phạm vi của các định nghĩa rất rộng và cách sử dụng thuật ngữ khác nhau. Đề cập nhiều đến khái niệm về TNXH của DN phải kể đến một số tác giả sau: Freeman [64]; Crane và Matten [56]; Welford [103]; Habisch và Jonker [65]. Tuy nhiên, khái niệm về TNXH của DN được xem là xuất hiện lần đầu tiên vào những năm 1950 (Carroll [52]; Freeman [64]; Carroll và Beiler [50]; Sturdivant [95]). “Social Responsibilities of the Businessman” (1953) (Trách nhiệm xã hội của doanh nhân) của Bowen, H.R là cuốn sách mà trong đó Bowen lần đầu tiên đưa ra khái niệm về trách nhiệm xã hội nhằm mục đích tuyên truyền người quản lý tài sản không làm tổn hại đến các quyền và lợi ích của người khác và kêu gọi lòng từ thiện nhằm bồi hoàn những thiệt hại do các doanh nghiệp làm tổn hại cho xã hội. Định nghĩa của Bowen tạo ra một cuộc thảo luận sâu sắc về TNXH của DN trong nửa đầu thế kỷ 20. Trong cuốn A Three Dimensional Conceptual Model of Corporate Performance (1979) - (Mô hình khái niệm ba chiều về hiệu suất xã hội doanh nghiệp) của Carroll, A.B đưa ra mô hình khái niệm trong đó mô tả toàn diện các khía cạnh thiết yếu của hoạt động xã hội của doanh nghiệp, đồng thời, giải đáp các câu hỏi: (1) TNXH của DN bao gồm những thành phần nào? (2) Tổ chức phải giải quyết các vấn đề xã hội như thế nào (3) Mô hình của tổ chức đáp ứng xã hội là gì? Trong cuốn Measuring Corporate Social Responsibility: A Scale Development Study (Đo lường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Nghiên cứu quy mô phát triển) (2008), Duygu Turker phân tích nguồn gốc, giá trị, và sự đo lường đáng tin 8
- cậy của TNXH của DN, cho rằng nó phản ánh trách nhiệm của một doanh nghiệp với các bên liên quan khác nhau. Trong ấn phẩm này, dữ liệu được thu thập từ 269 chuyên gia kinh doanh làm việc tại Thổ Nhĩ Kỳ. Các kết quả phân tích cung cấp một cấu trúc bốn chiều của TNXH của DN, bao gồm cả trách nhiệm xã hội cho các bên liên quan, nhân viên, khách hàng, và chính phủ [57]. Sean Valentine, Gary Fleischman trong cuốn Ethics Programs, Perceived Corporate Social Responsibility and Job Satisfaction (Chương trình đạo đức, Nhận thức trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và sự hài lòng về công việc) (2007) đã sử dụng thông tin khảo sát thu thập từ 313 chuyên gia kinh doanh để rút ra nhận định xem TNXH của DN là trung gian hòa giải các mối quan hệ tích cực giữa luật đạo đức và việc làm hài lòng các chủ thể liên quan. Kết quả chỉ ra rằng TNXH của DN hoàn toàn hoặc một phần làm trung gian tích cực liên kết giữa bốn biến của chương trình đạo đức và sự hài lòng công việc cá nhân, cho thấy rằng các công ty có thể tốt hơn nếu quản lý nhận thức đạo đức của nhân viên. [94] Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu đã đề cập đến nhiều cách hiểu khác nhau về TNXH của DN nhưng đều có điểm chung là xem TNXH của DN không chỉ vì lợi ích kinh tế mà hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, vì cộng đồng, vì xã hội. Tiêu biểu theo hướng này là Nguyễn Đình Cung, & Lưu Minh Đức (2009), trong cuốn “Một số vấn đề lý luận và yêu cầu đổi mới trong quản lý nhà nước đối với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” [5]; Hoàng Long, “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp – Động lực cho sự phát triển”, Báo Thương Mại, số 26/2007 [18]. Các tác giả này đã chứng minh tầm quan trọng của TNXH của DN với sự phát triển của doanh nghiệp trong xã hội. Cũng theo hướng này, khi bàn về vấn đề đạo đức và kinh doanh, tác giả Hồng Minh,“Trách nhiệm xã hội và đạo đức doanh nghiệp”, Báo Văn hoá và đời sống xã hội, số 2/2007, đã cho rằng: đạo đức và trách nhiệm xã hội rõ ràng là những vấn đề không thể thiếu trong kinh doanh. Thật khó mà thuyết phục doanh nghiệp thực hiện tốt các vấn đề đạo đức và trách nhiệm bằng những luận cứ dựa trên lợi ích kinh tế trước mắt [19]. TS. Nguyễn Mạnh Quân, trong Giáo trình “Đạo đức kinh doanh và văn hoá doanh nghiệp”, NXB Lao động Xã hội (2004) đưa ra quan niệm: đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp là tài sản quý giá góp phần quan trọng quyết định sự thành bại của mỗi doanh nghiệp. Đó là một hệ thống các giá trị, chuẩn mực, phương pháp tư duy ảnh hưởng rất lớn tới hành động của các thành viên trong doanh nghiệp. [19] 9
- Tại một nghiên cứu khác, GS.TS.Phạm Văn Đức (2010) trong bài viết “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách”, Tạp chí Triết học số 2 [6] cho rằng, ở Việt Nam, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được hiểu theo định nghĩa của Nhóm phát triển kinh tế tư nhân thuộc Ngân hàng thế giới. Theo đó, “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là sự cam k t của doanh nghiệp đ ng g p vào việc phát triển kinh t bền v ng, thông qua nh ng hoạt động nh m nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên gia đ nh họ, cho cộng đ ng và toàn xã hội, theo cách c lợi cho cả doanh nghiệp c ng như phát triển chung của xã hội” Tác giả cũng đã cụ thể hóa đã cụ thể hóa trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thành bốn yếu tố cấu thành, bao gồm sự bảo vệ môi trường, sự đóng góp cho cộng đồng xã hội, sự thực hiện tốt trách nhiệm với nhà cung cấp, sự bảo đảm lợi ích và an toàn cho người tiêu dùng; sự quan hệ tốt với người lao động và sự đảm bảo lợi ích cho cổ đông và người lao động trong doanh nghiệp. 1.1.1.2. Nghiên cứu về nh ng tiêu chuẩn quốc t và kinh nghiệm quốc gia về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc bảo đảm quyền con người Nghiên cứu về những tiêu chuẩn quốc tế và kinh nghiệm quốc gia về TNXH của DN trong việc bảo đảm QCN có thể được chia thành ba nhóm khác nhau: Nh m thứ nhất bao gồm các tài liệu tập trung vào đạo đức, triết học, chính trị và luật pháp. Số lượng nghiên cứu, quan điểm, tài liệu về các vấn đề này rất phong phú. Vì lý do này, tác giả chỉ chọn lọc đưa vào một số những công trình nghiên cứu tiêu biểu cho luận án này như: Dworkin [58], Pogge [96], Mouffe [54]. Nh m thứ hai bao gồm các tài liệu về TNXH của DN nói chung và TNXH của DN và QCN. Trong nhóm này, mặc dù phần lớn tài liệu TNXH của DN nói chung cho đến nay hướng nhiều hơn đến các vấn đề môi trường hơn là các chi tiết cụ thể về QCN. Điều quan trọng cần đề cập trong lĩnh vực này tiêu biểu nhất là của Tiến sĩ Ruggie thực hiện trong nhiệm kỳ của ông là “Đại diện đặc biệt của Tổng thư ký LHQ về vấn đề nhân quyền và các tập đoàn xuyên quốc gia và các doanh nghiệp kinh doanh khác”; tài liệu nghiên cứu bao gồm hàng nghìn trang có trên cổng thông tin điện tử: www.humanrights-business.org. Bên cạnh đó, một nhóm nghiên cứu tiêu biểu khác do Clapham thực hiện trong cuốn sách “Nghĩa vụ nhân quyền của các tác nhân phi nhà nước” Clapham lập luận về trách nhiệm giải trình nhân quyền rộng hơn so với giả định trước đây rằng nhân quyền là mối quan tâm 10
- duy nhất của các quốc gia. Cuốn sách này cần phải được cập nhật thêm sau khi ban hành Nguyên tắc Hướng dẫn của Liên hợp quốc. Tuy nhiên, nghiên cứu của Clapham vẫn cung cấp các quan sát rất phù hợp về các khía cạnh chung hơn và cũng bao gồm các quan sát có giá trị liên quan đến hệ thống Đầu mối liên hệ quốc gia (NCP) do OECD thực hiện. Nghiên cứu gần đây và rất toàn diện nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến TNXH của DN và QCN đã được Amao đưa ra trong cuốn sách “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, Quyền con người và Pháp luật; Các tập đoàn đa quốc gia ở các nước đang phát triển” xuất bản năm 2011. Cuốn sách của Amao là một nỗ lực ấn tượng để giải quyết mối quan hệ giữa TNXH của DN và QCN từ góc độ pháp lý, nhưng cũng để phân tích kỹ lưỡng hơn về nền tảng học thuyết TNXH của DN cũng như cung cấp các nghiên cứu điển hình có liên quan. Luận điểm của Amao là TNXH của DN sẽ không bao giờ có hiệu lực như một quy phạm pháp luật trừ khi các cơ chế pháp lý cũng được áp dụng ở cấp quốc gia [46]. Đáng chú ý là mặc dù xuất bản gần đây, cuốn sách của Amao không tính đến những phát triển mới liên quan đến Nguyên tắc Hướng dẫn của Liên hợp quốc và sửa đổi hướng dẫn của OECD. Liên quan đến hệ thống Đầu mối liên hệ Quốc gia (NCP), các báo cáo có giá trị cũng đã được OECD theo dõi và hình thành một mạng lưới dân sự xã hội phát hành trong suốt nhiều năm nhằm kiểm tra các hướng dẫn của OECD. Công việc của OECD đã được sử dụng làm nguồn cung cấp thông tin về quan điểm của xã hội dân sự quốc tế đối với toàn bộ hệ thống NCP. Nh m thứ ba liên quan đến TNXH của DN, QCN và Đầu mối liên hệ quốc gia của Thuỵ Điển (SNCP) ở Thụy Điển. Một ấn phẩm nhỏ đáng được đề cập là “CSR – Từ rủi ro đ n giá trị” do Öhrlings Price Water House Coopers và Studentlitteratur xuất bản năm 2008 [87]. Nó cung cấp một số quan sát cơ bản về TNXH của DN và giá trị mà một chiến lược TNXH của DN tốt và chân chính có thể tạo ra giá trị thương hiệu và quản lý rủi ro cho doanh nghiệp. Một đóng góp quan trọng khác và gần đây hơn cho nhóm nghiên cứu này là công trình được trình bày bởi Jutterström và Norberg trong cuốn sách “Företagsansvar - CSR som managementidé” (Trách nhiệm của doanh nghiệp - CSR như một ý tưởng quản lý) xuất bản vào tháng 11 năm 2011. Cuốn sách này cung cấp một số phản ánh rất hữu ích và nghiên cứu điển hình về cách các tập đoàn Thụy Điển coi TNXH của DN và cách ý tưởng TNXH của DN được thực hiện trong các tổ chức ở các giai đoạn khác nhau. Cuốn sách bao gồm các trình bày ngắn gọn về các tiêu chuẩn TNXH của DN 11
- có liên quan, tuy nhiên các tác giả không cập nhật vào các tài liệu tham khảo về Nguyên tắc Hướng dẫn của Liên hợp quốc hoặc các hướng dẫn sửa đổi của OECD – một chỉ dẫn cho thấy THXH của DN liên quan đến QCN hiện đang phát triển nhanh như thế nào. Ngoài đóng góp liên quan của Jutterström và Norberg, dường như có rất ít tài liệu được viết tập trung vào TNXH của DN và QCN trong bối cảnh phát triển ở Thụy Điển. 1.1.1.3 T nh h nh nghiên cứu các kinh nghiệm quốc gia về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc bảo đảm quyền con người Matthew J. Hirschland trong cuốn “Corporate Social Responsibility and the Shaping of Global Public Policy” (2006) - (Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và việc định hình chính sách công toàn cầu) đã bàn về tầm quan trọng của TNXH của DN trong công ty, trong đó cho rằng các quy định kinh doanh toàn cầu mới đòi hỏi sự hiểu biết của công ty về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, và việc thực hiện TNXH của DN đáp ứng lý thuyết về quản trị toàn cầu và mạng lưới chính sách công cộng toàn cầu. Muhammad Yunus, “Building Social Business: The New Kind of Capitalism That Serves Humanity’s Most Pressing Needs” - (Xây dựng kinh doanh xã hội: Một dạng mới của chủ nghĩa tư bản mà phục vụ những nhu cầu cấp thiết nhất của nhân loại) đã chỉ ra rằng các doanh nghiệp cần nhận thấy được vai trò xã hội của hoạt động kinh doanh. Tác giả chứng minh nhận định này qua phân tích những gương thành công điển hình mà do các doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn tới vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Oyvind Ihlen, Betteke Van Ruler, Magnus Fredriksson trong cuốn “Public Relations and Social Theory: Key Figures and Concepts” (Routledge Communication Series, 2009) - (Lý thuyết xã hội và quan hệ công chúng: Những quan niệm và số liệu chủ chốt) đã bàn về vấn đề quan hệ công chúng và lý thuyết xã hội như là sự nới rộng phạm vi lý thuyết của quan hệ công chúng, từ đó tập trung vào khái niệm như niềm tin, tính hợp pháp, sự hiểu biết, và phản ứng, cũng như về các vấn đề về hành vi, năng lượng, và ngôn ngữ. Duygu Turker trong cuốn “Measuring Corporate Social Responsibility: A scale Development Study” (2008) - (Đo lường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Một nghiên cứu phát triển quy mô) phân tích nguồn gốc, giá trị, và các phương pháp đo lường tính tin cậy của TNXH của DN như là sự phản ánh trách 12
- nhiệm của một doanh nghiệp với các bên liên quan khác nhau. Còn Jeehye You, trong cuốn “Legal Perspectives on Corporate Social Responsibility: Lessons from the United States and Korea” (2010) - (Triển vọng pháp lý của trách nhiệm xã hội: Các bài học từ Hoa Kỳ và Hàn quốc) đã phân tích một số dẫn chứng tiêu biểu về việc thực hiện TNXH của DN Hàn Quốc và Mỹ. Jiagui Chen - Qunhui Huang - Huagang Peng - Hongwu Zhong, trong cuốn “Research Report on Corporate Social Responsibility of China” (2014)- (Báo cáo nghiên cứu về trách nhiệm xã hội ở Trung Quốc) đã phân tích và chỉ ra thực trạng về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại Trung Quốc. Trong cuốn sách “Trade, Employment and Labour standards: a study of core worker’s rights and International Trade” (1996) của OECD (Các Tiêu chuẩn Thương mại, Lao động, Việc làm: Nghiên cứu về thương mại quốc tế và các quyền cốt lõi của người lao động), tác giả đã phân tích, đánh giá một cách hệ thống những vấn đề thương mại, việc làm và tiêu chuẩn lao động ở các cấp độ và phạm vi khác nhau thông qua việc giải quyết một số vấn đề gây tranh cãi về tiêu chuẩn thương mại và lao động, nội dung tiêu chuẩn lao động, cơ chế thúc đẩy các tiêu chuẩn lao động... Đồng thời, tác giả đặc biệt nhấn mạnh đến nguyên tắc cơ bản và quyền tại nơi làm việc của người lao động, nguyên tắc loại bỏ các hình thức lao động cưỡng bức; bãi bỏ lao động trẻ em và phân biệt đối xử trong việc làm, nghề nghiệp. Bên cạnh đó, tác giả còn phân tích làm rõ bốn vấn đề cơ bản về tự do lập hội và công nhận hiệu quả của quyền thương lượng tập thể. Còn với các tác giả Colin Fenwich and Thomas Kring trong cuốn sách “Rights at Work: an assessment of the Declaration’s technical cooperation in select countries” (2007), ILO, (Quyền tại nơi làm việc: đánh giá về sự hợp tác kỹ thuật của Tuyên bố ở một số quốc gia) đã phân tích, đánh giá các điều kiện, thị trường lao động, tình trạng của các nguyên tắc cơ bản, quyền tại nơi làm việc, tình trạng đối xử công bằng, không phân biệt đối xử đối với người lao động, sự tự do liên kết, thương lượng tập thể, vai trò của đối thoại xã hội và thúc đẩy phát triển quan hệ lao động bền vững... Trong công trình này, các tác giả có đề cập đến tuyên bố của Tổ chức lao động quốc tế về nguyên tắc cơ bản và quyền tại nơi làm việc thông qua việc khảo sát tại bốn nước: Indonexia, Moroco, Brazil và Việt Nam... Các tác giả cũng khẳng định nguyên tắc cơ bản và quyền tại nơi làm việc cần phải được tôn trọng và bảo đảm thực hiện. Nó được xem là chìa khóa của toàn cầu hóa và phát triển bền vững. Công trình nghiên cứu này 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân ở Việt Nam hiện nay
185 p | 640 | 179
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam
178 p | 481 | 162
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam
190 p | 405 | 114
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Quyền được thông tin của công dân ở Việt Nam hiện nay
185 p | 227 | 71
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật trong thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay
27 p | 248 | 41
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giao dịch dân sự có điều kiện theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam
304 p | 190 | 40
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo vệ quyền tác giả qua thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay
208 p | 93 | 37
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội dưới góc độ bảo vệ quyền làm mẹ của lao động nữ
134 p | 207 | 30
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo pháp luật tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay
180 p | 87 | 29
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với xử lý vi phạm hành chính từ thực tiễn ngành Công an nhân dân
186 p | 98 | 28
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Nghĩa vụ con người trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam
305 p | 138 | 21
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật an sinh xã hội về các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam
205 p | 27 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 280 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Quan hệ giữa luật tục và pháp luật từ thực tiễn các tỉnh khu vực Tây Bắc Bộ
178 p | 29 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp ở Việt Nam
14 p | 143 | 12
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 209 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam
27 p | 60 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật an sinh xã hội về các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam
23 p | 17 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn