intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Kịch nói tiếp thu ảnh hưởng kịch hát truyền thống qua một số vở diễn của Nhà hát Tuổi trẻ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:191

55
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu quá trình kịch nói Việt Nam tiếp thu ảnh hưởng của sân khấu kịch hát truyền thống để khẳng định những luận điểm sau: Đó là sự tiếp thu một cách có sáng tạo tinh hoa văn hóa nghệ thuật nội sinh (từ kịch hát truyền thống) và các yếu tố ngoại sinh (từ kịch phương Tây, chủ yếu là kịch chủ nghĩa Cổ điển Pháp thế kỷ XVII) để hình thành nên thể loại kịch nói Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Kịch nói tiếp thu ảnh hưởng kịch hát truyền thống qua một số vở diễn của Nhà hát Tuổi trẻ

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM ********* Bùi Như Lai KỊCH NÓI TIẾP THU ẢNH HƯỞNG KỊCH HÁT TRUYỀN THỐNG QUA MỘT SỐ VỞ DIỄN CỦA NHÀ HÁT TUỔI TRẺ LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT Hà Nội - 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM ********* Bùi Như Lai KỊCH NÓI TIẾP THU ẢNH HƯỞNG KỊCH HÁT TRUYỀN THỐNG QUA MỘT SỐ VỞ DIỄN CỦA NHÀ HÁT TUỔI TRẺ Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Sân khấu Mã số: 9210221 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Đào Mạnh Hùng Hà Nội - 2021
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, bản luận án tiến sĩ Kịch nói tiếp thu ảnh hưởng kịch hát truyền thống qua một số vở diễn của Nhà hát Tuổi trẻ là công trình nghiên cứu do tôi viết và chưa được công bố. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này! Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2021 Tác giả luận án Bùi Như Lai
  4. ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... iv MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ..............................................................................................................8 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..........................................................................8 1.1.1. Những công trình nghiên cứu về nghệ thuật kịch nói .......................................8 1.1.2. Những công trình nghiên cứu về đặc trưng, phương pháp của sân khấu kịch hát truyền thống.........................................................................................................12 1.1.3. Những công trình có liên quan trực tiếp đến đề tài nghiên cứu ......................17 1.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu ...............................................................25 1.3. Cơ sở lý luận của đề tài ......................................................................................30 1.3.1. Các khái niệm thao tác ....................................................................................30 1.3.2. Lý thuyết tiếp biến văn hóa áp dụng vào đề tài luận án ..................................32 1.3.3. Kịch nói và kịch hát truyền thống: những điểm tương đồng, khác biệt ................37 1.3.4. Kịch nói vận dụng sáng tạo một số nguyên tắc nghệ thuật của kịch hát truyền thống ..............................................................................................................45 Tiểu kết ......................................................................................................................51 Chương 2: CÁC VỞ DIỄN THÀNH CÔNG CỦA NHÀ HÁT TUỔI TRẺ TRONG VIỆC TIẾP THU TINH HOA KỊCH HÁT TRUYỀN THỐNG ..............................54 2.1. Khái quát quá trình kịch nói Việt Nam tiếp thu ảnh hưởng nghệ thuật kịch hát truyền thống ........................................................................................................54 2.1.1. Những vở kịch nói đầu tiên tiếp thu ảnh hưởng của kịch hát truyền thống ....54 2.1.2. Một số tác phẩm thành công khi tiếp thu ảnh hưởng của kịch hát truyền thống .........................................................................................................................59 2.2. Một số vở diễn tiêu biểu của Nhà hát Tuổi trẻ tiếp thu tinh hoa kịch hát truyền thống ..............................................................................................................65 2.2.1. Tiếp thu ảnh hưởng của kịch hát truyền thống trong nghệ thuật biên kịch ....65 2.2.2. Tiếp thu ảnh hưởng của kịch hát truyền thống trong nghệ thuật đạo diễn .....88 2.2.3. Tiếp thu ảnh hưởng của kịch hát truyền thống trong nghệ thuật diễn xuất ..104
  5. iii 2.2.4. Tiếp thu ảnh hưởng của kịch hát truyền thống trong mỹ thuật .....................117 2.2.5. Tiếp thu ảnh hưởng kịch hát truyền thống trong âm nhạc ............................122 2.2.6. Tiếp thu ảnh hưởng kịch hát truyền thống trong những nghệ thuật phụ trợ khác .........................................................................................................................125 Tiểu kết ....................................................................................................................128 Chương 3:NHỮNG BÀI HỌC TỪ XU HƯỚNG KỊCH NÓI TIẾP THU NGHỆ THUẬT KỊCH HÁT TRUYỀN THỐNG ...............................................................131 3.1. Những thành tựu và hạn chế trong việc tiếp thu tinh hoa kịch hát truyền thống vào các vở diễn của Nhà hát Tuổi trẻ .........................................................131 3.1.1. Những thành tựu............................................................................................131 3.1.2. Một số hạn chế................................................................................................134 3.2. Về xu hướng kịch nói Việt Nam tiếp thu tinh hoa kịch hát truyền thống ........135 3.2.1. Hiệu quả của xu hướng kịch nói tiếp thu ảnh hưởng kịch hát truyền thống .135 3.2.2. Một số điểm cần lưu ý trong xu hướng kịch nói tiếp nhận ảnh hưởng kịch hát truyền thống ............................................................................................................136 3.2.3. Cần gìn giữ nét độc đáo cho kịch nói Việt Nam hiện đại .............................143 3.3. Ảnh hưởng của kịch nói đối với kịch hát truyền thống ...................................150 3.3.1. Ảnh hưởng tích cực........................................................................................151 3.3.2. Ảnh hưởng tiêu cực........................................................................................152 Tiểu kết ....................................................................................................................156 KẾT LUẬN .............................................................................................................158 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ........................161 ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .......................................161 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................162 PHỤ LỤC ...........................................................................................................17068
  6. iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT GS.TS : Giáo sư, tiến sĩ NCS : Nghiên cứu sinh NS : Nghệ sĩ NSND : Nghệ sĩ nhân dân NSƯT : Nghệ sĩ ưu tú Nxb. : Nhà xuất bản PGS.TS : Phó giáo sư, tiến sĩ TS : Tiến sĩ Tr : Trang
  7. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Vở kịch đầu tiên được coi là đánh dấu mốc cho sự ra đời của thể loại kịch nói ở Việt Nam là vở Chén thuốc độc (tác giả Vũ Đình Long) được công diễn tại Nhà hát Lớn Hà Nội vào năm 1921. Cũng từ đây, sân khấu Việt Nam song song tồn tại hai dòng sân khấu: Sân khấu kịch hát dân tộc (khái niệm rộng hơn khi bao hàm cả kịch hát truyền thống Tuồng, Chèo và các kịch hát hình thành sau này như Dân ca Ví dặm, Bài chòi...) và sân khấu kịch nói theo kiểu châu Âu. Ở buổi đầu mới hình thành, do chịu ảnh hưởng chủ yếu từ văn học kịch nên về mặt biểu diễn, kịch nói Việt Nam vẫn còn nhiều bước chập chững và chủ yếu bắt chước những gì các nhà văn hóa Việt lúc đó học hỏi được từ văn hóa Pháp. Tuy nhiên, những nghệ sĩ tiên phong ấy không dừng ở việc bắt chước đơn thuần nghệ thuật ngoại lai, mà sự tự tôn dân tộc đã thôi thúc họ tìm tòi xây dựng một sân khấu kịch nói hướng tới sự gần gũi với văn hóa dân tộc. Ý thức ban đầu ấy đã dần thể hiện qua một số vở diễn có pha trộn thành phần kịch hát (mời diễn viên kịch hát sang sắm vai, có nhiều đoạn hát Tuồng, hát Chèo...) để rồi sau này, khi các đạo diễn du học trở về đã biến thành ý thức chủ quan qua nhiều vở diễn học hỏi cách cấu trúc biểu diễn và phương pháp của Tuồng, Chèo. Ý thức ấy đã trở thành xu hướng kịch nói tiếp thu những tinh hoa nghệ thuật của kịch hát truyền thống (Tuồng, Chèo) trong suốt quá trình lịch sử gần 100 năm hình thành và phát triển. Kịch nói Việt Nam vốn là thành quả của quá trình tiếp nhận văn hóa phương Tây (bắt đầu từ văn hóa Pháp), cùng hoạt động trong môi trường văn hóa văn nghệ (trong đó có sân khấu kịch hát dân tộc) để rồi tự nhiên tiếp nhận ảnh hưởng của kịch hát truyền thống (Tuồng, Chèo) dần mang đậm dấu ấn văn hóa của dân tộc Việt Nam. Quá trình kịch nói Việt Nam tiếp thu ảnh
  8. 2 hưởng sân khấu kịch hát truyền thống từ nhiều thập niên trước đã góp phần tạo nên thành công của nhiều vở diễn ở hầu hết các đơn vị nghệ thuật, trong đó có các vở diễn của Nhà hát Tuổi trẻ. Những cuốn sách mang tính sơ khảo, lược khảo về sự hình thành và phát triển của kịch nói Việt Nam, ghi nhận thực tế hoạt động của kịch chủng này trong những khoảng thời gian nhất định đã góp phần quan trọng cho người nghiên cứu có cơ sở tìm hiểu sâu về xu hướng kịch nói tiếp thu sân khấu kịch hát truyền thống. Cũng đã có một số cuốn sách có nội dung liên quan đến đề tài này như Về nghệ thuật diễn xuất kịch hát truyền thống và kịch nói Việt Nam (Đỗ Hương) chủ yếu đề cập tới nghệ thuật diễn xuất nhưng chưa tập trung sâu vào từng vở diễn cụ thể; Sân khấu kịch nói tiếp thu sân khấu truyền thống (Hà Diệp) tập trung vào hệ thống những nghiên cứu đã từng được thực hiện; Sự hình thành và phát triển của mỹ thuật kịch nói (Phùng Huy Bính) như tên gọi, chủ yếu lược ghi quá trình phát triển của mỹ thuật; tham luận Kịch nói tiếp thu kịch hát vấn đề thi pháp (in trong sách Thi pháp của Tất Thắng) lại nêu vấn đề chung mà không chú trọng tới phân tích tác phẩm... cùng một số bài viết, tham luận của các nhà nghiên cứu và đặc biệt là một số tham luận của NSND Nguyễn Đình Nghi trên tư cách tiếp nhận của người làm thực tiễn. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu của người đi trước đều chưa có công trình nào nghiên cứu về ảnh hưởng của kịch hát truyền thống đến kịch nói Việt Nam qua những vở diễn tiêu biểu cụ thể, ở những giai đoạn khác nhau trong quá trình phát triển của một đơn vị nghệ thuật. Trên cơ sở hoạt động thực tiễn nhiều năm tại Nhà hát Tuổi trẻ, NCS thấu hiểu và thật sự tâm đắc với việc áp dụng tinh hoa của nghệ thuật sân khấu truyền thống vào việc dàn dựng và biểu diễn một số vở Kịch nói tiêu biểu đã mang đến hiệu quả cao về chất lượng nghệ thuật, mang đến những thành công của Nhà hát Tuổi trẻ, được khán giả và những người làm nghề
  9. 3 đánh giá cao, qua những huy chương Vàng mà các vở diễn đã đoạt được trong các kỳ Hội diễn Sân khấu toàn quốc. Chính vì vậy, NCS mạnh dạn lựa chọn đề tài Kịch nói tiếp thu ảnh hưởng của kịch hát truyền thống qua một số vở diễn của Nhà hát Tuổi trẻ để làm luận án tiến sĩ của mình. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2.1.1. Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu quá trình kịch nói Việt Nam tiếp thu ảnh hưởng của sân khấu kịch hát truyền thống để khẳng định những luận điểm sau: Đó là sự tiếp thu một cách có sáng tạo tinh hoa văn hóa nghệ thuật nội sinh (từ kịch hát truyền thống) và các yếu tố ngoại sinh (từ kịch phương Tây, chủ yếu là kịch chủ nghĩa Cổ điển Pháp thế kỷ XVII) để hình thành nên thể loại kịch nói Việt Nam. Nhà hát Tuổi trẻ đã tiếp nhận được xu hướng này qua những vở diễn thành công. Quá trình tiếp nhận các yếu tố nội sinh và ngoại sinh cũng là một quá trình tiếp biến văn hóa để kịch nói Việt Nam phát triển. Chính sự tiếp nhận mang tính tất yếu và phù hợp quy luật sáng tạo này đã góp phần quan trọng để kịch nói Việt Nam có được yếu tố đậm đà bản sắc dân tộc. 2.1.2. Mục tiêu cụ thể Phân tích một số vở diễn của Nhà hát Tuổi trẻ ở các mảng đề tài như: kịch lịch sử, kịch đề tài hiện đại, hay khi dàn dựng kịch bản kinh điển thế giới, hoặc kịch cho thiếu nhi... để khẳng định sự tiếp thu tinh hoa của sân khấu truyền thống giúp nghệ thuật kịch nói vượt qua được những gò bó của không gian thời gian sân khấu; Đây cũng là quá trình tiếp thu, cải biến những yếu tố của kịch phương Tây để thích hợp với tâm lý thưởng thức, văn hóa của người Việt, cụ thể là gia tăng yếu tố trữ tình; gia tăng sự giao lưu tương tác với khán giả, kết hợp giữa nghệ thuật biểu diễn gián cách và nghệ thuật biểu diễn hóa thân, dùng hình thể để hiển thị hoàn cảnh, tình huống kịch...
  10. 4 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xác định cơ sở lý luận về ảnh hưởng của sân khấu kịch hát truyền thống đến sân khấu kịch nói Việt Nam. - Đánh giá về thực trạng ảnh hưởng của sân khấu kịch hát truyền thống đến sân khấu kịch nói qua phân tích một số vở diễn tiêu biểu của Nhà hát Tuổi trẻ. - Rút ra một số bài học về sự ảnh hưởng của sân khấu kịch hát truyền thống đến sân khấu kịch nói Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu về ảnh hưởng của sân khấu kịch hát truyền thống đến sân khấu kịch nói qua một số vở diễn tiêu biểu của Nhà hát Tuổi trẻ. Nhà hát Tuổi trẻ là một trong những đơn vị kịch nói có nhiều thành tích nổi bật của sân khấu Việt Nam với những vở diễn được ghi nhận như những tác phẩm kinh điển. Đó là các vở kịch lịch sử (mà tiêu biểu là các vở Rừng trúc, Vũ Như Tô, Công lý không gục ngã) cùng các vở kịch kinh điển của sân khấu thế giới (ở đây NCS lựa chọn vở Macbeth) hay những vở diễn tâm lý xã hội như Bến bờ xa lắc và đặc biệt là kịch cho thiếu nhi (NCS lấy vở Dế Mèn phiêu lưu ký) 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về thời gian Giai đoạn Nhà hát Tuổi trẻ được thành lập cho tới nay. Phạm vi nội dung Kịch nói tiếp thu ảnh hưởng kịch hát truyền thống qua những vở diễn ở những giai đoạn khác nhau trên sân khấu Nhà hát Tuổi trẻ là Rừng trúc (tác giả Nguyễn Đình Thi, đạo diễn NSND Phạm Thị Thành; bản diễn ngày 02/10/2004); Vũ Như Tô ( tác giả Nguyễn Huy Tưởng, đạo diễn NSND Phạm
  11. 5 Thị Thành; bản diễn ngày 26/07/2003); Công lý không gục ngã (tác giả Lê Chí Trung, đạo diễn NSND Doãn Hoàng Giang; bản diễn ngày 17/5/2015); Macbeth (tác giả William Shakespeare, đạo diễn NSND Lê Hùng; bản diễn ngày 28/02/2003); Bến bờ xa lắc (tác giả Lê Thu Hạnh, đạo diễn NSND Xuân Huyền và Lee Eun Son; bản diễn ngày 03/11/2017); Dế Mèn phiêu lưu ký (tác giả chuyển thể Vũ Hải, đạo diễn NSƯT Bùi Như Lai, bản diễn ngày 20/05/2015). NCS phân tích kịch bản trên cơ sở là những kịch bản sân khấu được Nhà hát dàn dựng, những bản diễn này và đã được ghi hình tại đêm diễn để làm cứ liệu phân tích. 4. Câu hỏi nghiên cứu - Xu hướng kịch nói Việt Nam tiếp thu kịch hát truyền thống dân tộc có phải là tất yếu trong bối cảnh tiếp biến văn hóa? - Xu hướng này được thể hiện cụ thể trong một số vở diễn ở Nhà hát Tuổi trẻ ra sao? - Khi sân khấu thế giới cũng đang theo xu hướng ước lệ, tối giản... thì kịch nói Việt Nam muốn giữ được bản sắc riêng, độc đáo, cần tiếp tục ra sao? - Bài học kinh nghiệm nào cho đội ngũ sáng tạo kịch nói hiện nay? 5. Giả thuyết nghiên cứu Ra đời dưới ảnh hưởng của văn hóa châu Âu (cụ thể là văn hóa Pháp); tiếp thu tinh hoa của sân khấu dân tộc trong quá trình phát triển, kịch nói Việt Nam mới có thể phát triển một cách nhanh chóng và bền vững, khẳng định được nét độc đáo riêng. Nhờ vào quá trình tiếp thu này, kịch nói Việt Nam nói chung, Nhà hát Tuổi trẻ nói riêng đã có những vở diễn thành công lớn. Sẽ khó có được những thành công và sự phát triển như ngày nay nếu kịch nói Việt Nam không tiếp thu ảnh hưởng của kịch hát truyền thống.
  12. 6 6. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp đồng đại và lịch đại: Để nghiên cứu một vấn đề mang yếu tố ảnh hưởng của nghệ thuật sân khấu truyền thống (đã tồn tại lâu đời trong lịch sử dân tộc) đến Kịch nói (một loại hình nghệ thuật mới mẻ) thông qua 06 tác phẩm tiêu biểu nhất định cần tới cách thức nhìn từ hai chiều đồng đại và lịch đại. Chiều lịch đại giúp NCS nhìn nhận quá trình tiếp nhận tinh hoa văn hóa dân tộc, đặc biệt là tiếp nhận tinh hoa sân khấu truyền thống ở từng vở được đưa vào phân tích. Chiều đồng đại là cơ sở để NCS có thêm những đánh giá từ những tác phẩm đương thời... Phương pháp phân tích - tổng hợp: Phân tích các tác phẩm cụ thể để rồi trên cơ sở đó, tổng hợp thành những vấn đề có tính khái quát là một trong những công cụ cần thiết với đối tượng nghiên cứu. Ở cả sáu vở diễn, đây là một trong những thao tác được NCS áp dụng nhiều để thấy được bước tiến trong nhận thức người sáng tạo về sân khấu kịch nói và sự tiếp thu tinh hoa của sân khấu truyền thống. Phương pháp so sánh - đối chiếu: Mỗi tác phẩm đều cần được nhìn nhận tổng thể từ các yếu tố tạo thành đến những đặc trưng riêng của Kịch nói hiện đại và sự tiếp thu những tinh hoa mang theo đặc trưng của nghệ thuật sân khấu truyền thống từ nhiều góc độ soi chiếu khác nhau. Luận án cũng rất cần đến cách tiếp cận liên ngành vì việc tiếp thu tinh hoa sân khấu nước ngoài để hình thành và phát triển kịch nói cũng như tiếp thu tinh hoa sân khấu truyền thống giúp kịch nói Việt Nam có những thành tựu độc đáo nổi bật là một hiện tượng tiếp biến văn hóa quan trọng của nền nghệ thuật sân khấu. Cách tiếp cận liên ngành giúp NCS luận bàn sâu hơn về những yếu tố văn hóa học, nghệ thuật học, triết học, mỹ học phương Đông và phương Tây trong quá trình phân tích ảnh hưởng từ kịch hát đến kịch nói...
  13. 7 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 7.1. Đóng góp về lý luận Nhìn từ góc độ lý luận đối với một xu hướng phát triển có tính tất yếu khi kịch nói tiếp thu tinh hoa kịch hát truyền thống, củng cố tư liệu đã có và khẳng định xu hướng này được chính đội ngũ đạo diễn từ thế hệ đầu tiên đến nay tiếp tục duy trì. Đây cũng là quá trình Việt hóa một hình thức nghệ thuật tiếp thu từ bên ngoài để hình thành và phát triển. 7.2. Đóng góp về mặt thực tiễn Qua phân tích các tác phẩm kịch nói cụ thể dưới góc độ tiếp thu ảnh hưởng sân khấu kịch hát truyền thống, có thể rút ra những bài học thực tế cho công tác dàn dựng của các đạo diễn hiện nay. 8. Cấu trúc luận án Ngoài phần Mở đầu (7 trang); Kết luận (3 trang); Tài liệu tham khảo (6 trang); Danh mục các công trình nghiên cứu (1 trang); Phụ lục (18 trang), luận án chia thành 3 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận của đề tài (46 trang). Chương 2: Các vở diễn thành công của Nhà hát Tuổi trẻ trong việc tiếp thu tinh hoa kịch hát truyền thống (77 trang). Chương 3: Những bài học từ xu hướng kịch nói tiếp thu nghệ thuật kịch hát truyền thống (37 trang).
  14. 8 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Về sân khấu nói chung, sân khấu kịch hát truyền thống và kịch nói Việt Nam nói riêng có rất nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước. Trong khuôn khổ của đề tài, NCS xin chia nhóm theo những vấn đề sau 1.1.1. Những công trình nghiên cứu về nghệ thuật kịch nói 1.1.1.1. Nhóm công trình của các tác giả nước ngoài được phổ biến ở Việt Nam Rất nhiều sách lý luận kịch phương Tây được dịch và phổ biến ở Việt Nam đã giúp các thế hệ nghệ sĩ hiểu rõ hơn về hình thức kịch nói - drame như: - Lý luận kịch từ Aristot đến Lessin (Anhikst - Tất Thắng dịch): Cuốn sách được coi là kho tư liệu phong phú về lịch sử lý luận kịch thế giới từ thời cổ đại đến thế kỷ XVIII. Đây là một cuốn sách tìm hiểu về tiến trình phát triển rất đặc biệt của sân khấu, nhất là trên lĩnh vực lý luận. - Người diễn viên thế kỷ XX (Aslan Odette - Vũ Quý Biền dịch). Tác giả đúc kết tinh thần của sân khấu thể nghiệm theo phương pháp của Stanislavski, cũng như những điểm còn hạn chế trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn của diễn viên và nghệ thuật đạo diễn. Cuốn sách đi sâu phân tích tâm lý người diễn viên, quá trình làm việc để thực sự nhập vai diễn... - Bàn về sân khấu tự sự (B. Brecht - Đỗ Trọng Quang dịch). Một trong những cuốn sách hiếm hoi phổ biến những điểm đặc biệt, quan điểm thẩm mỹ rất riêng của B. Brecht. Ông cho rằng, thông qua tác phẩm sân khấu có thể góp phần cải thiện thế giới. Chính vì thế, ông mong muốn có sự cải tiến lớn trong nhận thức về nghệ thuật sân khấu: Không hướng tới ảo giác, hòa cảm mà để khán giả tỉnh táo, cùng suy nghĩ để hướng tới nhận thức hiện thực, cải
  15. 9 thiện hiện thực. Thể hiện một sân khấu rất trí tuệ, giàu tính tư duy mới mẻ với sân khấu thế giới thời điểm đó... - Nghệ thuật diễn viên (Dakhava - Vũ Đình Phòng dịch). Tác giả đã trình bày một cách khoa học những quy luật chủ yếu của sáng tạo diễn viên từ hàng loạt các ví dụ rút trong thực tiễn hoạt động của sân khấu Xô Viết. Với cách nhìn nhận và quan điểm về bản chất của nghệ thuật diễn viên, Dakhava đã nêu đầy đủ những quan điểm trái ngược nhau từng tồn tại trong lịch sử lý luận sân khấu thế giới. Tác giả cũng chỉ ra những nguyên tắc chủ yếu của hệ thống Stanislavski trong đào tạo diễn viên. - 4 tập Nghệ thuật đạo diễn (Zvereva chủ biên - Hoàng Sự dịch): Sách dịch, có thể coi là giáo trình của ngành đạo diễn với những bài giảng mẫu mực, qua đó giúp người đọc hiểu sâu về ngành đạo diễn cùng những đặc trưng của kịch drama. - Lý luận về biểu diễn sân khấu (K.S.Stanislapxki - Nguyễn Đức Lộc dịch) Cuốn sách cho người đọc thấy được quá trình quan sát, nghiên cứu, học tập và thực nghiệm của Stanislavski. Là những trải nghiệm, là quá trình nghiên cứu lâu dài nghiêm túc, để Stanislavski hình thành nên một hệ thống lý thuyết và hệ thống các bài tập kỹ xảo thực hành về nghệ thuật biểu diễn cho diễn viên kịch “diễn viên chẳng những phải khéo tự tu dưỡng mà còn phải giỏi sáng tạo vai kịch”... 1.1.1.2. Những công trình lý luận về kịch nói của các tác giả Việt Nam - Về thi pháp kịch của PGS Tất Thắng gồm 2 phần. Phần một là “Thi pháp kịch qua các thời kỳ (từ Cổ đại đến thế kỷ XIX)”. Phần hai là “Khám phá sáng tạo trong thi pháp”. Tác giả đã lần lượt khảo sát lý thuyết về kịch qua các thời đại từ thời Cổ đại với Nghệ thuật thi ca của Aristot đến hài kịch ở Trung thế kỷ; tiếp đó là thời kỳ Phục hưng rồi đến Chủ nghĩa Kiểu cách; Nghệ thuật Barokko hay Chủ nghĩa Cổ điển thế kỷ XVII rồi thế kỷ Khai
  16. 10 sáng... Gần hơn là kịch của Chủ nghĩa lãng mạn, Chủ nghĩa hiện thực... cùng những phân tích về thi pháp. Tác giả dành nhiều trang để phân tích quan điểm của người đặt nền móng cho lý luận kịch là Aristot như kịch là hành động với những yêu cầu về tính trọn vẹn, sự hợp lý nội tại, dung lượng thích hợp... cùng sự phân biệt bi kịch, hài kịch... Mỗi giai đoạn, tác giả đều có những tổng kết qua các tác phẩm của những tác giả nổi tiếng để cho thấy đặc trưng của kịch như những nguyên tắc cấu trúc 5 hồi, nguyên tắc chống sự can thiệp ngoài kịch để mở nút kịch, nguyên tắc tam duy nhất... đến những cố gắng tiệm cận hiện thực để hình thành thể loại chính kịch. Đáng chú ý là ở phần 2, tác giả có bài viết “Kịch nói tiếp thu kịch hát vấn đề thi pháp”. NCS xin để ở tiểu mục sau. - Lý luận kịch của PGS Tất Thắng đã tổng kết những vấn đề lý thuyết chủ yếu. Kịch diễn tả cuộc sống một cách trực tiếp (mô phỏng, bắt chước) như cuộc sống đang tự diễn ra trước mắt khán giả với yêu cầu về tính hợp lý nội tại, từ đầu đến cuối trong một dung lượng nhất định. Kịch là tác phẩm văn học đặc biệt dành cho dàn dựng sân khấu và cũng vì thế, nó chịu ảnh hưởng, chịu sức ép thẩm mỹ để tạo thành yêu cầu về ngôn ngữ đối thoại, về hiện tại hóa các hành động kịch, về dung lượng... Tính hành động là đặc trưng thể loại quan trọng nhất của kịch, là sự thể hiện bản chất thể loại kịch trong so sánh với trữ tình và tự sự. Tính xung đột phải được quan niệm như là một trong những đặc trưng chủ yếu của kịch: Kịch là xung đột, không có xung đột thì không thành kịch. Xung đột trong kịch phải là xung đột ở mức độ cao nhất và được thể hiện như một biện pháp mỹ học nhằm làm cho kịch là chính nó, làm cho kịch hấp dẫn, thu hút... Theo sự phát triển của xung đột kịch, dẫn tới hình thái cấu trúc cổ điển của kịch là cấu trúc 5 hồi (Giao đãi - Thắt nút - Cao trào - Tạm thời hòa hoãn - Giải quyết và kết thúc)... Đây là một trong những cuốn
  17. 11 lý thuyết công phu, khoa học, với những luận điểm mang tính khoa giáo, có dẫn chứng cụ thể, dễ tiếp thu. - Những vấn đề cơ sở lý luận phê bình sân khấu của PGS.TS Phạm Duy Khuê. Sách có 10 chương, tác giả đã đưa ra những lý thuyết cơ sở về Nhận thức và sáng tạo nghệ thuật (chương 1), Linh cảm trong hoạt động nhận thức phê bình tác phẩm sân khấu (chương 2)... nhưng trong nội dung cần của luận án, xin chỉ chú ý tới chương 3: Thi pháp văn học tự sự, trữ tình, kịch và công tác phê bình. Chương này có những kiến thức mang tính quy chuẩn, khoa giáo về đặc trưng kịch như đặc trưng ngôn ngữ đối thoại với những giải thích cụ thể về nguyên nhân khiến kịch có ngôn ngữ đối thoại cùng những chức năng cần thiết trong đối thoại kịch... Rồi ông phân tích đặc trưng tính hành động cùng những thuộc tính của nó, đặc trưng xung đột từ các cấp độ xung đột, nội dung xung đột cũng là nội dung phản ánh của tác phẩm cũng như phương diện nghệ thuật của xung đột. Cũng như các công trình phổ biến kiến thức về kịch, tác giả nêu rõ cấu trúc tác phẩm kịch chuẩn là 5 hồi (Giao đãi - Thắt nút - Phát triển - Cao trào - Kết thúc). Hàng loạt các khái niệm khác cũng đã được duy danh định tính cụ thể như cốt truyện kịch, khái lược thi pháp sân khấu Aristot, thi pháp sân khấu thời đại phong kiến ở Tây Âu, thi pháp sân khấu Trung cổ sơ kỳ... kéo dài tới chủ nghĩa hiện đại phương Tây, chủ nghĩa hậu hiện đại, mấy tiền đề của thi pháp sân khấu đương đại... Đây là một cuốn sách quý với nhiều nội dung được cập nhật gần hơn với đương thời mà ở những sách sân khấu trước đây chưa được đề cập tới. NCS cũng xin không nhắc tới nhiều cuốn sách về lịch sử kịch nói vì mục đích chính là nắm bắt những đặc trưng của thể loại kịch nói chung.
  18. 12 1.1.2. Những công trình nghiên cứu về đặc trưng, phương pháp của sân khấu kịch hát truyền thống Đặc trưng nghệ thuật Tuồng (Nhà nghiên cứu Mịch Quang) với những nghiên cứu chuyên sâu về từng thành phần như Kịch bản Tuồng, Hát Tuồng, Múa Tuồng, Nghệ thuật diễn viên Tuồng, Phương pháp sân khấu Tuồng để thực hiện mục tiêu của chính ông đề ra: “Tìm hiểu đặc trưng của Tuồng cũng có nghĩa là tìm xem trải qua lịch sử phát triển loại hình của nó, sân khấu Tuồng đã tái hiện con người và cuộc sống như thế nào và cách tái hiện của nó có gì khác các bộ môn bạn” [57, tr. 6]. Với kịch bản, ngoài những nhận định chung về nội dung phản ánh, về hình thức thơ biền ngẫu... thì tác giả khẳng định, “kịch bản Tuồng được viết theo lối kể chuyện đồng thời phát triển cao tính kịch và tính trữ tình. Tạm gọi là thể loại tự sự kịch tính trữ tình hay kể, tả, biểu hiện” [57, tr. 50]; Hay ở phần về nghệ thuật diễn viên, ông cho rằng, “sân khấu Tuồng là sân khấu tổng thể, tích hợp” [57, tr. 271]. Đặc biệt, về phương pháp sân khấu Tuồng, theo tác giả, đó chính là sân khấu hiện thực tả ý, với đặc điểm cơ bản là: Nó rất chú trọng tái hiện bản chất, nó không ngại ngần cách điệu, cường điệu hiện thực làm cho nó phản ánh đúng bản chất và nó vừa tả để gợi cho người xem tưởng tượng thêm, không mô tả râu ria tỉ mỉ. Đặc biệt, nó quan tâm làm cho khán giả thấy được cái bên trong, cái đằng sau của con người và cuộc sống bằng những thủ pháp giả định [57, tr. 288]. - Sơ thảo lịch sử Tuồng của GS Hoàng Châu Ký đóng góp lớn vào quá trình nhận thức Tuồng, nhất là nhận thức về lịch sử: quá trình hình thành, phát triển và đạt tới đỉnh cao qua những vở tuồng thầy ra đời vào thế kỷ XVIII, XIX... - Hội thoại về nghệ thuật Tuồng của Phạm Phú Tiết qua hình thức đối thoại khá độc đáo về nguồn gốc quá trình hình thành và phát triển của nghệ
  19. 13 thuật Tuồng Việt Nam cùng một số tên gọi, thuật ngữ và một số tác gia, vở diễn quan trọng trong lịch sử Tuồng. - Nội dung xã hội và mỹ học Tuồng đồ là công trình nghiên cứu đáng chú ý của Lê Ngọc Cầu và Phan Ngọc. Các tác giả nghiên cứu những mối liên hệ giữa Tuồng đồ với Tuồng thầy, với các hình thức văn hóa dân gian... Bảng tổng kết nhằm so sánh Tuồng thầy và Tuồng đồ là những cố gắng đúc kết khoa học, chính xác về mặt nhận thức đối với Tuồng đồ, Tuồng thầy. Ví dụ, về mặt tư tưởng triết học thì Tuồng đồ ứng xử theo đạo lý làm người, trong khi Tuồng thầy là tuyên truyền đạo thờ vua giúp nước; Hay với cấu trúc thì Tuồng đồ nặng về tự sự, trong khi Tuồng thầy nặng về xung đột bạo liệt; Còn về ngôn ngữ thì Tuồng đồ mộc mạc ngược lại Tuồng thầy trau chuốt điệu nghệ... Ngoài phần nghiên cứu tỉ mỉ, kỹ lưỡng về ý nghĩa xã hội của tuồng đồ là phản ánh và phê phán thì công trình còn đóng góp lớn về mặt nhận thức mỹ học Tuồng đồ với những nguyên tắc cơ bản về các biện pháp như tả thần, ước lệ, huyền thoại hóa để làm chỗ dựa cho những yếu tố cấu trúc, ngôn ngữ, nghệ thuật biểu diễn... - Nghệ thuật Tuồng, nhận thức từ một phía của PGS Tất Thắng xét khá toàn diện từ lịch sử tuồng, nội dung, thi pháp rồi đưa ra những nghiên cứu của tác giả về Tuồng đồ, về danh nhân Đào Tấn... Đáng chú ý, ông đã khẳng định về mặt nghệ thuật, thi pháp thể loại thì Tuồng có xu thế khác lạ hóa, xu thế mô hình hóa, xu thế trò hóa... Những luận điểm này được ông chứng minh cụ thể, thận trọng và có những dẫn chứng thuyết phục. Đạo diễn với kịch hát dân tộc, (NSND Nguyễn Ngọc Phương) giúp NCS có thể tìm thấy những gợi ý, những ý tưởng qua cuốn sách có tính tự truyện, chiêm nghiệm về nghề nghiệp đạo diễn. - Chèo - một hiện tượng sân khấu dân tộc của GS.NSND Trần Bảng đã phân tích sâu sắc, lý giải cụ thể về phương pháp của nghệ thuật Chèo và về ba
  20. 14 nguyên tắc lớn và cơ bản của Chèo: Chèo - sân khấu tự sự; Chèo - sân khấu ước lệ; Chèo - nghệ thuật chuyển hóa mô hình. Tác giả phân tích về tính tự sự, tính ước lệ, cũng khẳng định về sự gắn kết giữa tính ước lệ và tính tự sự hay lối diễn ngẫu hứng duyên dáng mà không tùy tiện... Ở phần phương pháp mô hình hóa nhân vật, ông viết cụ thể quá trình xây dựng mô hình nhân vật, xử lý và chuyển hóa mô hình nhân vật. Trần Bảng - Đạo diễn chèo (GS.NSND Trần Bảng) là những đúc rút của một người được đánh giá là ông trùm Chèo với tư cách là người làm nghề đồng thời cũng đầy đủ kiến thức lý luận. Ở từng phần, tác giả đã duy danh định nghĩa nhiều khái niệm như Đạo diễn Chèo = Người sắp trò hiện đại; Tư duy Chèo là tư duy thơ, tư duy huyền thoại, tư duy ước lệ; Chèo là sân khấu tổng thể: tổng thể do nhiều thành phần nghệ thuật hợp thành, tổng thể trong phương tiện diễn tả là nghệ thuật diễn viên... Trong công trình, tác giả đã khảo nghiệm, phân tích khoa học những nét khác biệt giữa kịch drama với kịch hát truyền thống, mà cụ thể là Chèo như thế nào. Những kinh nghiệm của rất nhiều lần thử nghiệm với sân khấu Chèo theo cung cách khác nhau đã cho ông nhiều nhận thức quý, như vai trò của các nghệ nhân trong gìn giữ các giá trị truyền thống của dân tộc. Cuốn sách là một cách nhìn ngược đầy thú vị về ảnh hưởng của sân khấu truyền thống với các đạo diễn hiện đại, cùng những bài học về bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc. - Những nguyên tắc cơ bản trong phương pháp nghệ thuật của Chèo truyền thống của TS, nhà viết kịch Trần Đình Ngôn. Ở chương đầu, ông quan niệm nghệ thuật nào cũng có cơ sở triết học. Tam giáo đồng nguyên là cơ sở triết học, là tư duy cho văn hóa nghệ thuật Việt, trong đó có Chèo. Tác giả khẳng định, phương pháp sáng tác của Chèo là phương pháp huyền thoại dân gian. Xuất phát từ đó, ông tìm hiểu về hiện thực tả ý, bút pháp tả thần cùng những nguyên tắc cơ bản như tự sự “là yếu tố căn bản chi phối các nguyên tắc
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1