intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Kiểu dáng và hoa văn trang trí đồ gốm Phùng Nguyên vùng trung du Bắc Bộ

Chia sẻ: Lin Yanjun | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:264

63
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án tìm hiểu những nét đặc sắc về hình thức biểu hiện kiểu dáng và hoa văn trang trí đồ gốm Phùng Nguyên vùng trung du Bắc Bộ, đồng thời góp phần nhận diện các giá trị của kiểu dáng và hoa văn trang trí đồ gốm Phùng Nguyên vùng trung du Bắc Bộ. Từ đó nhận xét về vai trò, vị trí của kiểu dáng và hoa văn trang trí gốm Phùng Nguyên thời tiền sơ - sử ở nước ta trong bức tranh chung của mỹ thuật nước nhà. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Kiểu dáng và hoa văn trang trí đồ gốm Phùng Nguyên vùng trung du Bắc Bộ

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Nguyễn Quang Hưng KIỂU DÁNG VÀ HOA VĂN TRANG TRÍ ĐỒ GỐM PHÙNG NGUYÊN VÙNG TRUNG DU BẮC BỘ LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT Hà Nội - 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Nguyễn Quang Hưng KIỂU DÁNG VÀ HOA VĂN TRANG TRÍ ĐỒ GỐM PHÙNG NGUYÊN VÙNG TRUNG DU BẮC BỘ LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT Ngành: Lý luận và lịch sử mỹ thuật Mã số: 9210101 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. Nguyễn Quốc Hùng PGS.TS. Nguyễn Sỹ Toản Hà Nội - 2022
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án tiến sĩ Kiểu dáng và hoa văn trang trí đồ gốm Phùng Nguyên vùng trung du Bắc Bộ là công trình do tôi nghiên cứu, thực hiện và chưa công bố. Các kết quả nghiên cứu cũng như kết luận trong luận án này là trung thực. Những vấn đề nghiên cứu cùng những ý kiến tham khảo, tài liệu đều có chú thích nguồn đầy đủ theo đúng quy định. Tôi xin chịu trách nhiệm về những nội dung trong luận án. Hà Nội, ngày tháng 03 năm 2022 Tác giả luận án Nguyễn Quang Hưng
  4. i MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................ iii DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ iv MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VĂN HÓA, NGHỆ THUẬT THỜI KỲ PHÙNG NGUYÊN VÙNG TRUNG DU BẮC BỘ ....................................................................... 9 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .............................................................. 9 1.1.1. Tình hình nghiên cứu nước ngoài ................................................... 9 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước .................................................. 11 1.2. Cơ sở lý luận của đề tài luận án ............................................................. 21 1.2.1. Các khái niệm và thuật ngữ liên quan đến đề tài .......................... 21 1.2.2. Cơ sở lý thuyết .............................................................................. 26 1.3. Khái quát lịch sử, văn hóa - xã hội và nghệ thuật thời kỳ Phùng Nguyên vùng trung du Bắc Bộ ................................................................................... 32 1.3.1. Khái quát về lịch sử, văn hóa - xã hội ........................................... 32 1.3.2. Khái quát về nghệ thuật thời kỳ Phùng Nguyên ............................ 36 Tiểu kết ........................................................................................................ 53 Chương 2: HÌNH THỨC BIỂU HIỆN KIỂU DÁNG VÀ HOA VĂN TRANG TRÍ ĐỒ GỐM PHÙNG NGUYÊN VÙNG TRUNG DU BẮC BỘ .............. 55 2.1. Hình thức biểu hiện kiểu dáng đồ gốm .................................................. 55 2.1.1. Kiểu dáng kết hợp khối cầu và hình trụ ........................................ 58 2.1.2. Kiểu dáng kết hợp khối hình trụ và hình thang cân ....................... 66 2.1.3. Kiểu dáng phá cách kết hợp khối cầu với khối trụ và khối lục lăng .... 68 2.2. Hình thức biểu hiện hoa văn trang trí trên đồ gốm Phùng Nguyên vùng trung du Bắc Bộ ........................................................................................... 74
  5. ii 2.2.1. Bố cục........................................................................................... 74 2.2.2. Đồ án hoa văn trang trí ................................................................ 76 Tiểu kết ...................................................................................................... 103 Chương 3: BÀN LUẬN VỀ KIỂU DÁNG VÀ HOA VĂN TRANG TRÍ ĐỒ GỐM PHÙNG NGUYÊN VÙNG TRUNG DU BẮC BỘ TRONG BỐI CẢNH GỐM TIỀN SƠ SỬ VIỆT NAM ................................................................ 105 3.1. So sánh về kiểu dáng và hoa văn trang trí đồ gốm Phùng Nguyên trong mối tương quan với các đồ gốm cổ khác ........................................................... 105 3.1.1. Đồ gốm trong các văn hóa đồng đại khác ................................... 105 3.1.2. Đồ gốm trong các văn hóa hậu Phùng Nguyên ........................... 112 3.1.3. Đồ gốm thời tiền - sơ sử ở một số nước khu vực Đông Nam Á, Nam Trung Quốc ................................................................................................ 121 3.2. Đặc trưng, giá trị về kiểu dáng và hoa văn trang trí ............................. 125 3.2.1. Đặc trưng về kiểu dáng và hoa văn trang trí............................... 126 3.2.2. Giá trị về kiểu dáng và hoa văn trang trí .................................... 139 3.3. Sự ảnh hưởng tạo hình của đồ gốm Phùng Nguyên đối với các dòng gốm khác trong dòng chảy mỹ thuật Việt Nam .................................................. 145 Tiểu kết ...................................................................................................... 150 KẾT LUẬN ................................................................................................ 152 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ.............................................................................................................. 156 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 158 PHỤ LỤC .................................................................................................. 174
  6. iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT B: Bảng BV: Bản vẽ GS: Giáo sư H: Hình vẽ NCS: Nghiên cứu sinh Nxb: Nhà xuất bản PGS: Phó giáo sư PL: Phụ lục PN: Phùng Nguyên TH: Tạo hình Tr: Trang
  7. iv DANH MỤC CÁC BẢNG 1. Bảng 1: Phân loại hình thức kiểu dáng đồ gốm Phùng Nguyên…………..57 2. Bảng 2: Phân loại đồ án hoa văn trên gốm Phùng Nguyên………….….......78 3. Bảng 3: Phân loại đồ án hoa văn bản in (kỹ thuật)………………………….81 4. Bảng 4: Phân loại đồ án hoa văn phụ trên gốm Phùng Nguyên………....101 5. Bảng 5. So sánh vị trí trang trí hoa văn gốm Phùng Nguyên với các dòng gốm lịch đại ở Việt Nam.................................................................................134 6. Bảng 6: So sánh kiểu dáng và hoa văn trang trí đồ gốm Phùng Nguyên với các dòng gốm đồng đại và lịch đại khác ở Việt Nam……...…………...……135
  8. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài 1.1. Việt Nam là một quốc gia có truyền thống sản xuất đồ gốm gần một vạn năm, đồ gốm từ khi xuất hiện ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần của người Việt. Trong những văn hóa có sản xuất, sử dụng gốm, đồ gốm văn hóa Phùng Nguyên (gọi tắt là gốm Phùng Nguyên) xuất hiện cách ngày nay đã 3500 - 4000 năm, nổi bật bởi khả năng tạo tác đạt trình độ cao về kiểu dáng và hoa văn trang trí, đáp ứng nhu cầu đời sống vật chất, tinh thần của người dân đương thời. Gốm Phùng Nguyên được phân bố tập trung nhiều nhất ở lưu vực sông Đà, sông Hồng. 1.2. Văn hóa Phùng Nguyên hình thành và phát triển cách nay gần bốn nghìn năm, ngày nay dấu vết của đồ gốm thời kỳ này còn tương đối ít. Những dấu tích khảo cổ hiện nay cho chúng ta hình dung quá trình sản xuất, tồn tại, phát triển của gốm thời kỳ này. Hầu hết hiện vật gốm Phùng Nguyên sau khi phát hiện, khai quật đang được lưu giữ ở một số bảo tàng như: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Bảo tàng Hùng Vương, Bảo tàng Vĩnh Phúc, Bảo tàng lịch sử Đền Hùng... Chúng phần lớn là các mảnh vỡ, rất ít hiện vật ở dạng nguyên vẹn, một số đã được phục chế. 1.3. Các nhà khoa học đã nhận định, một trong những thành tựu quan trọng và giá trị nhất của văn hóa Phùng Nguyên là đồ gốm. Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước rất quan tâm đến đồ gốm giai đoạn Phùng Nguyên. Tuy nhiên, cách tiếp cận phổ biến là xem xét đồ gốm giai đoạn này trong bình diện của các ngành khảo cổ học, văn hóa học, lịch sử... Do đó thiếu vắng những công trình khoa học chuyên sâu nghiên cứu về đồ gốm Phùng Nguyên vùng trung du Bắc Bộ dưới góc độ lý luận và lịch sử mỹ thuật thông qua đặc điểm kiểu dáng, hoa văn trang trí của chúng. 1.4. Hiện nay, trong bối cảnh hội nhập giao lưu văn hóa, kinh tế toàn thế
  9. 2 giới, việc nghiên cứu, đánh giá, phân tích giá trị thẩm mỹ tạo hình dân tộc và yêu cầu về bảo tồn di sản văn hóa cổ truyền đang trở nên cấp thiết. Vì vậy, việc nghiên cứu đồ gốm Phùng Nguyên thông qua kiểu dáng, hoa văn trang trí rất cần những công trình chuyên sâu, kỹ lưỡng và có hệ thống dưới góc nhìn mỹ thuật. Xuất phát từ những lý do trên, cùng với nhu cầu nhận thức hiện nay, NCS lựa chọn hướng nghiên cứu Kiểu dáng và hoa văn trang trí đồ gốm Phùng Nguyên vùng trung du Bắc Bộ thông qua các di vật đồ gốm được trưng bày trong bảo tàng làm đề tài luận án Tiến sĩ. Trên cơ sở tiếp thu, kế thừa những kết quả nghiên cứu về đồ gốm Phùng Nguyên của các nhà khoa học đi trước, thu thập các tư liệu mới, cách diễn giải mới nhằm làm sáng tỏ hơn những giá trị của loại hình nghệ thuật truyền thống này trong nền mỹ thuật dân tộc. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án tìm hiểu những nét đặc sắc về hình thức biểu hiện kiểu dáng và hoa văn trang trí đồ gốm Phùng Nguyên vùng trung du Bắc Bộ, đồng thời góp phần nhận diện các giá trị của kiểu dáng và hoa văn trang trí đồ gốm Phùng Nguyên vùng trung du Bắc Bộ. Từ đó nhận xét về vai trò, vị trí của kiểu dáng và hoa văn trang trí gốm Phùng Nguyên thời tiền sơ - sử ở nước ta trong bức tranh chung của mỹ thuật nước nhà. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án chủ yếu như sau: Một là, hệ thống hóa các khái niệm, thuật ngữ liên quan đến đồ gốm Phùng Nguyên vùng trung du Bắc Bộ. Hai là, vận dụng cơ sở lý luận để nghiên cứu, phân tích hình thức biểu hiện, hiệu quả thẩm mỹ qua kiểu dáng, hình thức bố cục, đồ án hoa văn trang
  10. 3 trí của đồ gốm Phùng Nguyên vùng trung du Bắc Bộ, thông qua các di vật trong các bảo tàng. Ba là, so sánh, đối chiếu kiểu dáng và hoa văn trang trí đồ gốm Phùng Nguyên với gốm trong các nền văn hóa khác đồng đại, trước và sau (lịch đại) để làm nổi bật những điểm tương đồng và khác biệt về kiểu dáng, đồ án hoa văn trang trí. Bốn là, nhận diện các giá trị của kiểu dáng và hoa văn trang trí trên đồ gốm Phùng Nguyên, những đóng góp của nó trong dòng chảy mỹ thuật Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là kiểu dáng và hoa văn trang trí đồ gốm Phùng Nguyên vùng trung du Bắc Bộ. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Phạm vi không gian Được xác định cụ thể là các hiện vật đồ gốm thời kỳ Phùng Nguyên phát hiện, khai quật được ở vùng trung du Bắc Bộ, đang lưu giữ, trưng bày trong các Bảo tàng: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Bảo tàng Hùng Vương, Bảo tàng Vĩnh Phúc, Bảo tàng Lịch sử Đền Hùng. Do hiện vật đồ gốm gần như không còn nguyên vẹn, nên NCS lựa chọn các hiện vật còn khả năng nghiên cứu đang trưng bày trong các bảo tàng và coi đó là những dẫn chứng cụ thể nhằm minh chứng cho đặc thù đồ gốm thời kỳ Phùng Nguyên. Vấn đề lựa chọn đồ gốm thời kỳ Phùng Nguyên được trưng bày trong các bảo tàng trên làm đối tượng khảo sát chính của luận án vì chúng đa dạng về số lượng và chủng loại, được bảo quản khá cẩn trọng, đặc biệt là tính nguyên trạng của một số đồ gốm với những biểu hiện rõ nét về kiểu dáng và hoa văn trang trí thời kỳ này. Bên cạnh đó có đề cập so sánh với sản phẩm gốm khác
  11. 4 cùng đồng đại và lịch đại. 3.2.2. Phạm vi thời gian Đồ gốm thời kỳ Phùng Nguyên được giới hạn trong giai đoạn tiền - sơ sử từ khoảng 4.000 đến 3.500 năm cách ngày nay. Tuy nhiên, để làm rõ các vấn đề của đối tượng nghiên cứu, đề tài có mở rộng phạm vi so sánh, đối chiếu với một số đồ gốm tương đồng và khác biệt ở một số loại hình gốm trong các nền văn hóa khác có cùng niên đại (đồng đại: gốm Hà Giang, Mai Pha, Hạ Long, Hoa Lộc), và khác niên đại (lịch đại: gốm Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn), một số loại gốm vùng Đông Nam Á và Nam Trung Quốc. Qua đó phần nào nhận diện quá trình hành thành, phát triển của nghệ thuật gốm thời kỳ Phùng Nguyên. 4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học 4.1. Câu hỏi nghiên cứu Để nghiên cứu về kiểu dáng và hoa văn trang trí đồ gốm Phùng Nguyên vùng trung du Bắc Bộ, luận án xác định tính đặc thù hình thành yếu tố mỹ thuật với những đặc điểm riêng của thể loại gốm thời kỳ này với một số câu hỏi sau: Câu hỏi 1: Hình thức biểu hiện kiểu dáng và hoa văn trang trí đồ gốm Phùng Nguyên được bộc lộ như thế nào? Câu hỏi 2: Kiểu dáng và hoa văn trang trí đồ gốm Phùng Nguyên vùng trung du Bắc Bộ có gì khác biệt với so với các loại hình đồ gốm cùng niên đại và khác niên đại trong khu vực? Câu hỏi 3: Kiểu dáng và hoa văn trang trí đồ gốm Phùng Nguyên vùng trung du Bắc Bộ có giá trị như thế nào trong dòng chảy của mỹ thuật Việt Nam? 4.2. Giả thuyết khoa học Giả thuyết 1: Kiểu dáng và hoa văn trang trí đồ gốm Phùng Nguyên vùng trung du Bắc Bộ có hình thức biểu hiện phong phú về loại hình, sự kết hợp hài hòa giữa khối cơ bản và biến dạng nhằm tạo ra kiểu dáng trọn vẹn, đồ án hoa
  12. 5 văn kỷ hà với dạng bản in, dạng nét khép kín và dạng hình tròn không khép kín đạt đến trình độ thẩm mỹ mà các dòng gốm khác cùng thời kỳ không có được. Giả thuyết 2: Đồ gốm Phùng Nguyên vùng trung du Bắc Bộ không phô trương cầu kỳ về kiểu dáng, không tinh xảo về hoa văn mà nó là cái đẹp của hình dáng giản dị, khối chắc khỏe, hoa văn sinh động, mặc dù có mối tương đồng, khác biệt về kiểu dáng và hoa văn trang trí so với các loại hình gốm khác trong khu vực, song nó cũng thể hiện sắc thái riêng dễ nhận diện. Giả thuyết 3: Kiểu dáng và hoa văn trang trí đồ gốm Phùng Nguyên vùng trung du Bắc Bộ mang đậm phong cách tạo hình dân tộc, có những đặc trưng và giá trị riêng biệt, là nền tảng cho gốm các thời kỳ sau tiếp thu, kế thừa và phát huy, có vị trí nhất định trong dòng chảy phát triển của mỹ thuật cổ Việt Nam. 5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cách tiếp cận Cách tiếp cận theo hướng liên ngành: Đồ gốm Phùng Nguyên vùng trung du Bắc Bộ ra đời trong bối cảnh xã hội cụ thể với đời sống văn hóa tinh thần đa dạng. Vì thế, việc nghiên cứu kiểu dáng và hoa văn trang trí đồ gốm Phùng Nguyên cần phương pháp nghiên cứu liên ngành như: sử học, khảo cổ học, nghệ thuật học, văn hoá dân gian. Nghiên cứu sử học và khảo cổ học để làm rõ một phần lịch sử văn hóa gốm Phùng Nguyên, từ sự hình thành và phát triển của đồ gốm ở thời kỳ này. Nghiên cứu văn hóa dân gian, nghệ thuật học để nắm được sự biến đổi và kế thừa của văn hoá, phát huy tính thẩm mỹ giữa các dòng gốm thời tiền - sơ sử, trong đó nghệ thuật học là phương pháp tiếp cận chính. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện nội dung luận án NCS sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu thứ cấp: Phương pháp phân tích các tài liệu thứ cấp là những tài liệu có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy liên
  13. 6 quan đến nội dung đề tài được áp dụng chủ yếu nhằm làm rõ đặc điểm, giá trị kiểu dáng và đồ án hoa văn trang trí đồ gốm Phùng Nguyên, cũng như xác định được sự chuyển biến của nghệ thuật gốm Phùng Nguyên. Qua việc tổng hợp, phân tích dựa trên tài liệu sẽ đưa ra được cái nhìn tổng thể về đối tượng nghiên cứu, đồng thời có được cứ liệu xác đáng về đặc điểm kiểu dáng và đồ án hoa văn trang trí đồ gốm Phùng Nguyên vùng trung du Bắc Bộ. Bằng phương pháp này, luận án có cơ sở để nhìn nhận, đánh giá các vấn đề một cách hệ thống và logic. - Phương pháp điền dã: Thực hiện việc điền dã, quan sát bằng mắt thường, chụp ảnh, vẽ lại các di vật đã được khai quật hiện đang trưng bày trong bảo tàng (Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Bảo tàng Hùng Vương, Bảo tàng Lịch sử Đền Hùng, Bảo tàng Vĩnh Phúc) dưới góc độ mỹ thuật với mục đích nhằm giúp NCS làm rõ kiểu dáng và đồ án hoa văn trang trí đồ gốm Phùng Nguyên, chỉ ra sự giống và khác nhau giữa đồ gốm này với các thể loại gốm thời Tiền sử khác. Ngoài ra, phương pháp điền dã, khảo sát được sử dụng với mục đích xây dựng hệ thống dữ liệu bằng hình ảnh, bản vẽ và những thông tin quan trọng liên quan đến luận án mà không cần thiết phải dựa vào các nguồn trích dẫn khác. - Phương pháp so sánh: Được áp dụng để so sánh hình thức biểu hiện kiểu dáng và hoa văn trang trí đồ gốm Phùng Nguyên thông qua ngôn ngữ tạo hình (bố cục, đồ án trang trí, đường nét, khối, kiểu dáng…) nhằm chỉ ra điểm tương đồng, khác biệt với các nền gốm đồng đại và lịch đại, khu vực Đông Nam Á và Nam Trung Quốc. Ngoài ra việc so sánh hình thức biểu hiện đồ gốm cùng thể loại có thể giúp khẳng định sự thống nhất trong kiểu dáng cũng như vẻ đẹp của hoa văn trang trí đồ gốm Phùng Nguyên, giải quyết các câu hỏi nghiên cứu và nhiệm vụ luận án đề ra. - Phương pháp nghiên cứu Mỹ thuật học: Đối với một đề tài nghiên cứu nghệ thuật, việc áp dụng phương pháp nghiên cứu Mỹ thuật học là quan trọng và cần thiết. Phương pháp này nhằm đánh giá vẻ đẹp kiểu dáng và hoa văn
  14. 7 trang trí, đồng thời, khẳng định đặc điểm riêng của đồ gốm Phùng Nguyên trong sự phát triển chung của đồ gốm cổ Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử. Bên cạnh đó, luận án đặc biệt chú trọng vận dụng phương pháp tiếp cận ngôn ngữ tạo hình nhằm làm rõ đặc điểm kiểu dáng, các yếu tố bố cục, đường, nét, chấm, điểm, nền, không gian... cùng các nguyên tắc của nghệ thuật trang trí: như đối xứng, nhắc lại... qua đó có cơ sở để đánh giá được cái đẹp thẩm mỹ trong kiểu dáng và hoa văn trang trí đồ gốm Phùng Nguyên vùng trung du Bắc Bộ dưới góc độ mỹ thuật. 6. Ý nghĩa khoa học và và thực tiễn của đề tài Luận án Kiểu dáng và hoa văn trang trí đồ gốm Phùng Nguyên vùng trung du Bắc Bộ là công trình nghiên cứu chuyên biệt, sẽ có những đóng góp bằng các luận cứ và luận chứng hướng tới nội dung cơ bản như sau: 6.1. Ý nghĩa khoa học Luận án góp thêm một hướng nhận diện và lý giải các hiện tượng mỹ thuật sơ khai thời tiền - sơ sử ở nước ta qua việc sử dụng các lý thuyết và phương pháp nghiên cứu mỹ thuật hiện đại để nhận diện và tìm hiểu giá trị kiểu dáng và hoa văn trang trí gốm Phùng Nguyên. Luận án tập hợp và hệ thống đầy đủ các tư liệu quan trọng nghiên cứu về gốm Phùng Nguyên từ trước đến nay. Nghiên cứu có hệ thống về tính nghệ thuật trong kiểu dáng, hoa văn trang trí đồ gốm Phùng Nguyên. Tổng hợp, phân loại các kiểu dáng và hoa văn trang trí gốm Phùng Nguyên. Phân tích giá trị của các hoa văn trang trí do kỹ thuật làm gốm tạo thành và những hoa văn trang trí thuần túy của người thời tiền - sơ sử. Luận án góp phần khẳng định tính bản địa của kiểu dáng và hoa văn trang trí gốm Phùng Nguyên ở Việt Nam thời tiền - sơ sử qua so sánh với kiểu dáng và hoa văn trang trí của gốm các nền văn hóa đồng đại ở nước ta, khu vực Đông Nam Á và Nam Trung Quốc. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Về lịch sử mỹ thuật: Luận án góp phần khẳng định bề dày của nền mỹ
  15. 8 thuật Việt Nam (mỹ thuật ứng dụng) thông qua các tư liệu và luận điểm trình bày về hình thức biểu hiện, làm rõ những nét riêng (đặc trưng), các giá trị của kiểu dáng và hoa văn trang trí đồ gốm Phùng Nguyên cách ngày nay 4000- 3500 năm. Luận án nhận diện rõ hơn những ảnh hưởng của kiểu dáng và hoa văn trang trí gốm Phùng Nguyên đối với các dòng gốm tiền - sơ sử, với nền văn minh Đông Sơn và sau này. Về công tác đào tạo: Luận án góp phần bổ khuyết những khoảng trống về nguồn sử liệu chuyên biệt về mỹ thuật đồ gốm Phùng Nguyên trong quá trình khảo sát, điền dã và hệ thống hóa tư liệu có liên quan đến đề tài. Luận án cung cấp số liệu và phương pháp mang tính chuyên ngành phục vụ giảng dạy và học tập tại nơi NCS công tác và ở các cơ sở đào tạo mỹ thuật. Mặt khác đề tài cũng góp phần nâng cao nhận thức về mỹ thuật đồ gốm truyền thống và bảo tồn, giữ gìn giá trị kiểu dáng, hoa văn trang trí đồ gốm Phùng Nguyên trong giai đoạn hiện nay. 7. Bố cục của đề tài luận án Luận án ngoài phần Mở đầu (08 trang), Kết luận (04 trang), Tài liệu tham khảo (15 trang), Danh mục công trình của NCS (2 trang) và Phụ lục (80 trang). Nội dung luận án gồm 3 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và khái quát văn hóa, nghệ thuật thời kỳ Phùng Nguyên vùng trung du Bắc Bộ (45 trang). Chương 2. Hình thức biểu hiện kiểu dáng và hoa văn trang trí đồ gốm Phùng Nguyên vùng trung du Bắc Bộ (50 trang). Chương 3. Bàn luận về kiểu dáng và hoa văn trang trí đồ gốm Phùng Nguyên vùng trung du Bắc Bộ trong bối cảnh gốm tiền – sơ sử Việt Nam (46 trang).
  16. 9 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VĂN HÓA, NGHỆ THUẬT THỜI KỲ PHÙNG NGUYÊN VÙNG TRUNG DU BẮC BỘ 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Đồ gốm thời kỳ Phùng Nguyên từ trước tới nay luôn là đề tài hấp dẫn các nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu quan tâm. Đã có rất nhiều công trình có giá trị về vấn đề trên được công bố, góp phần quan trọng trong việc xác định vị trí, vai trò của đồ gốm trong văn hóa Phùng Nguyên. Có thể điểm qua một số công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước đã đề cập tới đồ gốm Phùng Nguyên vùng trung du Bắc Bộ, cụ thể như sau: 1.1.1. Tình hình nghiên cứu nước ngoài Các tài liệu nước ngoài nghiên cứu đồ gốm Phùng Nguyên dưới góc độ lịch sử, khảo cổ học, văn hóa học, được thể hiện dưới dạng sách, báo, tham luận hội thảo, có thể khảo lược như sau: Năm 1979, nhóm tác giả R.B. Smith, W. Watson cho ra đời cuốn sách Early South East Asia [179] (Dịch: Khởi đầu Đông Nam Á) Đây là công trình cung cấp một cách giải thích mới về Đông Nam Á từ 100 – 1500 năm, khi xã hội của các nước này từ thời Tiền sử (Miến Điện, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam) cùng các đảo (Indonesia Malaysia và Philippines). Nhóm tác giả đã phân tích một cách chi tiết sự phát triển của các nền văn hóa đó, các hoạt động từ săn bắn tới hái lượm, trong đó có đề cập đến đồ gốm, một trong những bằng chứng khảo cổ rõ ràng có giá trị về mặt khảo cổ học. Năm 1982, cuốn Song Ceramics [180] (Dịch: Gốm Tống) của tác giả Themes và Hudson miêu tả chi tiết các loại đồ gốm của Trung Quốc. Công trình có những hình ảnh minh họa cổ vật gốm các nước trên thế giới được liệt kê, giải thích rất chi tiết, cụ thể, trong đó xuất hiện hình ảnh đồ gốm Phùng Nguyên
  17. 10 ở Việt Nam. Tuy nhiên các tác giả trên chưa bàn sâu về nghệ thuật trang trí họa tiết hoa văn thể loại gốm này. Năm 1984, tác giả John, Ayers và cộng sự biên soạn cuốn La céramique d’Extrême - Oriant [176] (Dịch: Gốm sứ từ Viễn Đông), Victoria and Albert Museum London với 398 trang trong đó 317 trang bản màu, hình ảnh đen trắng và hình vẽ. Đây là công trình tập hợp lịch sử gốm sứ phương Đông, thu thập hình ảnh từ 11 bộ sưu tập nổi tiếng về nghệ thuật phương Đông. Tất cả hình ảnh về gốm quan trọng ở các bảo tàng trên thế giới, trong đó tác giả nêu một số đồ gốm Phùng Nguyên. Đây là cứ liệu làm cơ sở giúp NCS phân tích một cách khách quan đồ gốm cổ trong quá trình nghiên cứu. Năm 1997, cuốn Vietnammese Ceramics A Separate Tradition [178] (Dịch: Gốm Việt Nam, một truyền thống riêng biệt) của John Stevenson và John Guy là công trình được đánh giá là nổi trội nghiên cứu về gốm Việt, ca ngợi thợ gốm Việt Nam có tài kết hợp giữa bản địa và những yếu tố bắt nguồn từ các nền văn hóa lân cận như: Trung Quốc, Campuchia, Ấn Độ. Nhóm tác giả đã thu thập hình chụp những món đồ gốm quan trọng trong các viện bảo tàng nổi tiếng cũng như của tư nhân xuất sắc nhất thế giới. Trong phần lời giới thiệu của cuốn sách, nhận xét về gốm cổ Việt Nam, nhóm nghiên cứu khẳng định, họa tiết hoa văn trang trí và phương thức sản xuất đồ gốm từ thời Tiền sử ở Việt Nam đã có sự khác biệt rõ rệt với Trung Quốc. Mặc dù là nước láng giềng với Trung Quốc và bị cai trị hơn một ngàn năm, trực tiếp tiếp xúc với nền văn minh và cổ vật văn hóa Trung Quốc, nhưng người thợ gốm Việt Nam không sao chép gốm Trung Quốc. Nhóm tác giả đã nhận định gốm Phùng Nguyên đóng vai trò khởi đầu cho sự phát triển của gốm Việt Nam. Đây là công trình quan trọng giúp NCS có sự nhìn nhận đa chiều từ góc tham chiếu của những nhà khoa học nước ngoài với gốm Việt Nam nói chung và gốm Phùng Nguyên nói riêng. Tuy nhiên, công trình vẫn chưa đề cập sâu đến kiểu dáng và hoa văn trang trí đồ gốm Phùng Nguyên.
  18. 11 Năm 1997, công trình Prehistoric Pottery for the archaeology [171] (Dịch: Đồ gốm thời tiền sử dành cho khảo cổ học) của nhóm tác giả Alex Gibson và Ann Woods đã phân tích ba chương, trong đó chương 1 đề cập đến nghiên cứu về đồ gốm. Chương 2, từ trang 26 đến 59, là chương trọng tâm phân tích công nghệ gốm thời tiền sử, vai trò, cách xử lý bề mặt của gốm thời tiền sử. Nhóm nghiên cứu đã phân tích khá kỹ đồ gốm thời tiền sử dưới góc độ khảo cổ học. Dưới nhãn quan của người phương Tây, công trình nhận định đồ gốm là một trong những kênh thông tin quan trọng nhất về sự phát triển của gốm sứ theo thời gian từ thời Tiền sử. Nhóm tác giả đã khẳng định giá trị kiểu dáng gốm, phác thảo phong cách gốm thời Tiền sử một cách khá chi tiết và khoa học. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 1.1.2.1. Nhóm tài liệu liên quan đến đồ gốm Phùng Nguyên dưới góc độ lịch sử, khảo cổ học, văn hóa học Năm 1978, nhóm tác giả Hoàng Xuân Chinh, Nguyễn Ngọc Bích trong cuốn Di chỉ khảo cổ học Phùng Nguyên [21], phần mở đầu: nghiên cứu di chỉ Phùng Nguyên, phần thứ hai: cơ cấu của di chỉ Phùng Nguyên, phần thứ ba: di vật tìm thấy ở Phùng Nguyên và phần thứ tư đề cập tới cuộc sống của người Phùng Nguyên. Trong đó, phần thứ ba là trọng tâm với tập hợp, hệ thống hóa về đồ gốm Phùng Nguyên, nghiên cứu đặc trưng đồ gốm thông qua chất liệu, loại hình đến hoa văn, giai đoạn phát triển đồ gốm Phùng Nguyên. Cuốn sách dày 172 trang trong đó từ trang 96 đến trang 136 đã nhắc đến đồ gốm Phùng Nguyên, loại hình, công cụ sản xuất, hoa văn, chất liệu, kỹ thuật. Đây là công trình khoa học có giá trị giúp NCS tích lũy thêm kiến thức một cách hệ thống về quá trình hình thành và tuyến phát triển của gốm Phùng Nguyên. Tuy nhiên, mặc dù tác giả đã có những phân tích, miêu tả về thể loại, hoa văn trang trí đồ gốm này, nhưng chưa đề cập sâu đến kiểu dáng, lối bố cục tạo hình của gốm Phùng Nguyên một cách rõ nét, vì vậy đây sẽ là phần NCS để tâm nghiên cứu
  19. 12 kỹ lưỡng vấn đề còn bỏ ngỏ trên. Năm 1983, tác giả Nguyễn Văn Y trong bài viết “Những kết quả về sưu tầm, nghiên cứu gốm cổ Việt Nam trong mấy chục năm gần đây” [170] đã nhận xét: “Gốm thời kỳ phong kiến, việc nghiên cứu còn nhiều mò mẫm và lầm lẫn không ít. Lầm lẫn lớn nhất và khá phổ biến là coi gốm cổ Việt Nam vốn phỏng theo Trung Quốc qua từng triều vua, tuy có ít nhiều mang sắc thái và vẻ đẹp riêng” [170, tr.93]. Nhận định trên giúp NCS có lý do để tìm hiểu, làm rõ vai trò giá trị đồ gốm Phùng Nguyên mang vẻ đẹp thuần Việt. Đây chính là khoảng trống cần giải thích rõ hơn trên phương diện kiểu dáng và hoa văn trang trí đồ gốm Phùng Nguyên trong luận án. Năm 1983, nhóm tác giả Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Lương Ninh trong cuốn Lịch sử Việt Nam (tập 1) [79] đã đề cập mô tả chi tiết đồ gốm văn hóa Phùng Nguyên: Cư dân Phùng Nguyên cũng là những người thợ gốm có tài. Họ đã dùng bàn xoay để nặn đồ gốm. Độ nung chưa cao lắm nhưng đồ gốm đã khá tốt. Kiểu dáng đồ gốm rất đẹp, có nhiều loại như nồi, bình, vò, vại, mâm bồng, cốc chân cao, bát, đĩa... Đồ gốm được trang trí nhiều đồ án đẹp. Kiểu hoa văn đặc trưng cho văn hóa Phùng Nguyên là giữa hai đường kẻ vạch chìm, có những đường chấm nhỏ được tạo nên bằng cách lăn một cái trục tròn có khắc ô vuông nhỏ hay là ấn một cái que có nhiều răng [79, tr.60]. Đây là nhận xét giúp NCS có cơ sở để khẳng định cư dân thời kỳ Phùng Nguyên là người thợ gốm giỏi, tạo ra nhiều kiểu dáng và hoa văn trang trí gốm đẹp, ngoài ra cũng đưa ra nhận định giúp NCS kiểm chứng thủ pháp tạo hoa văn trên diện gốm thời kỳ này. Năm 1996, trong công trình nghiên cứu khoa học Đồ gốm Tiền sử và sơ sử ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam: loại hình, hoa văn và kỹ thuật chế tạo
  20. 13 [70], tác giả Hán Văn Khẩn đã tổng hợp nghiên cứu đồ gốm Tiền sơ sử trên các mặt chính: Loại hình, hoa văn trang trí và kỹ thuật chế tạo. Tác giả khẳng định đây là những mặt cốt yếu nhất đối với việc nghiên cứu của mọi thời đại, bởi chúng có đầy đủ diện mạo của nghề gốm. Từ trang 45 đến trang 56, tác giả đã phân tích một số nét đặc trưng chính về chất liệu, loại hình, hoa văn, kỹ thuật của gốm văn hóa Phùng Nguyên. Theo NCS, tuy tác giả đã có những nhận định đáng chú ý về loại hình, hoa văn và kỹ thuật, nhưng chưa đề cập sâu đến đặc điểm, ngôn ngữ tạo hình, đường nét, bố cục và không gian bố trí các mảng diện trên thể loại gốm này. Đây chính là vấn đề NCS sẽ phân tích ở chương 2 trong luận án. Năm 2001, bài viết “Đôi điều về trung tâm gốm Phùng Nguyên” của tác giả Phạm Lý Hương in trong Kỷ yếu Hội thảo 40 năm phát hiện và nghiên cứu văn hóa Phùng Nguyên [59], đã có những phân tích, so sánh, khu biệt về đồ gốm Phùng Nguyên, Đông Sơn vùng châu thổ sông Hồng, nhận định văn hoá Phùng Nguyên là giai đoạn bắt đầu hình thành một truyền thống văn hoá riêng và ổn định, dựa trên họa tiết hoa văn Phùng Nguyên. Từ trang 82 đến trang 87 đã khẳng định đa số đồ gốm Phùng Nguyên được trang trí hoa văn. Thông qua bài viết, NCS nhận thấy hướng nghiên cứu mới về hoa văn trang trí trên đồ gốm Phùng Nguyên dưới góc độ mỹ thuật một cách rõ nét hơn. Năm 2005, trong bài viết “Vài nét về hoa văn và kỹ thuật tạo hoa văn đồ gốm di chỉ Xóm Rền” [97] của tác giả Bùi Thị Thu Phương đã có nhận định bóc tách hai vấn đề: một là phân tích đồ gốm văn hoá Phùng Nguyên trong mối quan hệ đồng đại, hai là phân tích kỹ thuật tạo dáng trên đồ gốm Phùng Nguyên, đồ án trang trí, họa tiết hoa văn trên đồ gốm Phùng Nguyên với mối quan hệ đồ gốm văn hoá Hà Giang, Mai Pha, Hạ Long… đây là bài viết gợi ý cho NCS xác định rõ thêm đồ gốm Phùng Nguyên không chỉ có giá trị kiểu dáng và hoa văn trang trí mà còn có vai trò quan trọng tác động, ảnh hưởng đến các nền gốm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0