intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Yếu tố truyền thống trong nghệ thuật sắp đặt Việt Nam giai đoạn 1995 - 2018

Chia sẻ: Tomjerry001 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:231

50
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích yếu tố truyền thống trong các tác phẩm Sắp đặt Việt Nam tiêu biểu, để từ đó khẳng định và làm rõ biểu hiện, khẳng định đặc điểm, giá trị nghệ thuật và xu hướng tiếp cận yếu tố truyền thống của nghệ thuật sắp đặt Việt Nam trong bối cảnh giao lưu và hội nhập quốc tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Yếu tố truyền thống trong nghệ thuật sắp đặt Việt Nam giai đoạn 1995 - 2018

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Nguyễn Hữu Đức YẾU TỐ TRUYỀN THỐNG TRONG NGHỆ THUẬT SẮP ĐẶT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1995 - 2018 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT Hà Nội - 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Nguyễn Hữu Đức YẾU TỐ TRUYỀN THỐNG TRONG NGHỆ THUẬT SẮP ĐẶT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1995 - 2018 Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử mỹ thuật Mã số: 9210101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. LÊ ANH VÂN Hà Nội - 2021
  3. i Lời cam đoan Tôi xin cam đoan bản luận án tiến sĩ Yếu tố truyền thống trong nghệ thuật sắp đặt Việt Nam giai đoan 1995 - 2018 là công trình do tôi nghiên cứu, thực hiện. Những vấn đề nghiên cứu cùng những ý kiến tham khảo, tư liệu đều có chú thích nguồn đầy đủ, đúng quy định. Tôi xin chịu trách nhiệm về những nội dung trong luận án. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Tác giả luận án Nguyễn Hữu Đức
  4. ii DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT 1. ĐHMTVN : Đại học Mỹ thuật Việt Nam 2. H : Hình 3. HN : Hà Nội 4. NS : Nghệ sĩ 5. NCS : Nghiên cứu sinh 6. Nxb : Nhà xuất bản 7. NTSĐVN : Nghệ thuật Sắp đặt Việt Nam 8. PV : Phỏng vấn 9. TP. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh 10. Tr : Trang 11. YTTT : Yếu tố truyền thống
  5. iii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................... i DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT...................................................... ii MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ NGHỆ THUẬT SẮP ĐẶT VIỆT NAM....... 9 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu............................................................. 9 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước..................................................... 9 1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước......................................………... 15 1.1.3. Đánh giá chung......................................................................……….. 20 1.2. Cơ sở lý luận........................................................................................... 22 1.2.1. Khái niệm ............................................................................................ 22 1.2.2. Lý thuyết nghiên cứu và luận điểm khoa học...................................... 31 1.3. Khái quát về Nghệ thuật Sắp đặt Việt Nam............................................ 38 Tiểu kết.......................................................................................................... 48 Chương 2: BIỂU HIỆN YẾU TỐ TRUYỀN THỐNG TRONG NGHỆ THUẬT SẮP ĐẶT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1995 - 2018.......................... 50 2.1. Biểu hiện yếu tố truyền thống qua hình thức tác phẩm.......................................... 50 2.1.1. Yếu tố truyền thống qua tạo hình, trang trí……………...................... 50 2.1.2. Yếu tố truyền thống qua không gian di sản................………........... 65 2.1.3. Yếu tố chất liệu bản địa......................................................…………. 72 2.2. Biểu hiện yếu tố truyền thống qua chủ đề tác phẩm........................................ 75 2.2.1. Yếu tố truyền thống qua chủ đề văn hóa, tín ngưỡng..................…… 75 2.2.2. Yếu tố truyền thống qua chủ đề ký ức...........................………………... 87 2.2.3. Yếu tố truyền thống qua chủ đề phản biện xã hội………........................ 94 Tiểu kết.......................................................................................................... 101
  6. iv Chương 3: ĐẶC ĐIỂM VÀ GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT CỦA TÁC PHẨM SẮP ĐẶT VIỆT NAM CÓ YẾU TỐ TRUYỀN THỐNG GIAI ĐOẠN 1995 - 2018.................................................................................................... 102 3.1. Đặc điểm nghệ thuật............................................................................... 102 3.1.1. Tính tượng trưng, ước lệ…………………………………………….. 102 3.1.2. Tính biểu cảm dân gian……………………………………………… 118 3.1.3. Tính xung đột giữa truyền thống với hiện đại.......………………….. 112 3.2. Giá trị nghệ thuật.................................................................................... 118 3.2.1. Đa dạng biểu đạt qua hình thức và chủ đề tác phẩm……................... 118 3.2.2. Mở rộng ranh giới thẩm mỹ ……........................................................ 121 3.2.3. Định vị Nghệ thuật Sắp đặt…………….............................................. 124 3.3. Luận bàn về vai trò, giá trị và xu hướng tiếp cận truyền thống.............. 127 Tiểu kết.......................................................................................................... 141 KẾT LUẬN.................................................................................................... 143 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ.......... 146 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 147 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 159
  7. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Nghệ thuật Sắp đặt (Installation Art) là một loại hình nghệ thuật mới của trào lưu Hậu hiện đại, phát triển mạnh ở Mỹ và phương Tây vào những năm 60, 70 của thế kỷ trước. Cùng với các loại hình nghệ thuật đương đại như Trình diễn (Peformance), Video Art… Nghệ thuật Sắp đặt thường sử dụng đồ vật làm sẵn hoặc kết hợp nhiều phương tiện để xây dựng tác phẩm trong không gian 3 chiều, tạo ra kí hiệu, ngôn ngữ nghệ thuật đặc thù, phản ánh xã hội đương đại với thẩm mỹ mới và thái độ hoài nghi, giễu nhại, giải thiêng, gây sốc... người thưởng thức, tương tác là một phần của tác phẩm. Nghệ thuật Sắp đặt được tiếp nhận vào Việt Nam từ những năm 1990, trong bối cảnh toàn cầu hóa, thời kỳ đất nước thực hiện chính sách Đổi mới, giao lưu và hội nhập quốc tế. Trong quá trình phát triển và tiếp biến, Nghệ thuật Sắp đặt Việt Nam (NTSĐVN) đã kết hợp linh hoạt giữa yếu tố truyền thống (YTTT) với hình thức biểu hiện mới. Nói cách khác, YTTT và hiện đại đã hòa quyện với nhau trong tác phẩm tạo nên đặc điểm, giá trị nghệ thuật riêng biệt, trở thành một hiện tượng nổi bật trong đời sống văn hóa nghệ thuật đương đại. Do đó, nghiên cứu hiện tượng nghệ thuật này một cách hệ thống, toàn diện, chuyên sâu là yêu cầu cần thiết. 1.2. Hệ thống tư liệu và thực tiễn cho thấy, biểu hiện YTTT trong NTSĐVN giai đoạn này là khá rõ rệt, có thể nhận diện thông qua hình thức và chủ đề tác phẩm. Trong quá trình phát triển đến nay với sự đóng góp của YTTT, NTSĐVN giai đoạn này đã đạt được những thành tựu đáng kể qua các giải thưởng ở trong nước và quốc tế, được đặt ngang hàng với các loại hình nghệ thuật truyền thống, từng bước khẳng định đặc điểm, giá trị nghệ thuật riêng biệt, là phương tiện nổi trội trong việc phản chiếu kịp thời những thay đổi và biến động của xã hôi đương đại, so với các loại hình nghệ thuật truyền thống vốn có. Tuy nhiên đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một
  8. 2 cách hệ thống, chuyên sâu, toàn diện về YTTT trong NTSĐVN giai đoạn này. Đó là khoảng trống nghiên cứu còn bỏ ngỏ. Đặt vấn đề nghiên cứu YTTT trong NTSĐVN giai đoạn 1995 - 2018 được xác định là yêu cầu cấp thiết, nhằm chỉ ra biểu hiện, khẳng định đặc điểm và giá trị nghệ thuật của NTSĐVN giai đoạn này, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. 1.3. Hơn nữa, lịch sử phát triển của NTSĐVN chưa dài, do đó vấn đề lý thuyết, lý luận về loại hình nghệ thuật này còn nhiều hạn chế, khuyết thiếu, chưa phổ biến trong các chương trình đào tạo mỹ thuật ở trong nước. Trong khi đó, thực tiễn sáng tác và thưởng thức loại hình nghệ thuật này đã phát triển mạnh, đã có những tác giả định danh với loại hình nghệ thuật này, công chúng hào hứng tương tác, đón nhận. Nói cách khác, vấn đề lý luận ở nước ta hiện đang tụt hậu so với thực tiễn sáng tác và thưởng thức Nghệ thuật Sắp đặt. Do vậy, kết quả nghiên cứu YTTT trong NTSĐVN giai đoạn 1995 - 2018 mang tính lý luận, hướng đến bổ sung lý thuyết, thu hẹp khoảng trống giữa lý luận và thực hành Nghệ thuật Sắp đặt ở trong nước, bổ sung thông tin hệ thống, chuyên sâu cho cơ sở dữ liệu về NTSĐVN, cung cấp thông tin hữu ích cho người làm nghiên cứu, sáng tác, công chúng thưởng thức nghệ thuật và các cơ sở đào tạo nghệ thuật ở trong nước. Ngoài ra, xuất phát là một giảng viên đại học, NCS muốn nghiên cứu, tìm hiểu về NTSĐVN giai đoạn này để có thể ứng dụng kết quả nghiên cứu của luận án vào quá trình sáng tác, giảng dạy và nghiên cứu về Nghệ thuật Sắp đặt Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu, phân tích YTTT trong các tác phẩm Sắp đặt Việt Nam tiêu biểu, để từ đó khẳng định và làm rõ biểu hiện, khẳng định đặc điểm, giá trị nghệ thuật và xu hướng tiếp cận YTTT của NTSĐVN trong bối cảnh giao lưu và hội nhập quốc tế.
  9. 3 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 2.2.1. Phân tích, tổng hợp tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. Trên cơ sở đó xác định cơ sở lý luận, bao gồm phân tích, tổng hợp các khái niệm, thuật ngữ và lý thuyết nghiên cứu của đề tài luận án. 2.2.2. Nghiên cứu YTTT biểu hiện qua hình thức và chủ đề của NTSĐVN giai đoạn 1995 - 2018. 2.2.3. Luận bàn về kết quả nghiên cứu để khẳng định và làm rõ đặc điểm, giá trị nghệ thuật và xu hướng tiếp cận YTTT của NTSĐVN. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là YTTT biểu hiện qua hình thức và chủ đề của các tác phẩm Sắp đặt Việt Nam giai đoạn 1995 - 2018. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian Luận án tiến hành khảo sát các tác phẩm Sắp đặt việt Nam có YTTT nổi bật, biểu hiện qua hình thức và chủ đề tác phẩm, do các nghệ sĩ Việt Nam sáng tác. Tổng số tác phẩm Sắp đặt được lựa chọn sử dụng trong luận án gồm: 69 tác phẩm của 30 tác giả. Trong đó: khu vực miền Bắc là 48 tác phẩm của 19 tác giả; khu vực miền Trung là 10 tác phẩm của 5 tác giả; khu vực miền Nam là 11 tác phẩm của 6 tác giả. Phạm vi thời gian Phạm vi thời gian nghiên cứu là giai đoạn từ 1995 - 2018. Sở dĩ NCS giới hạn giai đoạn này để nghiên cứu vì quá trình tiếp nhận, phát triển và tiếp biến, NTSĐVN đã đạt được những thành tựu nổi bật và bộc lộ một số hạn chế nhất định. Chọn năm 1995 là điểm xuất phát của nghiên cứu vì thời điểm này đã ghi nhận “triển lãm Sắp đặt Đất qua lửa (1994, 29 Hàng Bài, Hà Nội). Đây là một tác phẩm Sắp đặt gây tiếng vang, sử dụng đa phương tiện, tượng gốm, gỗ, giấy bồi, âm thanh... mở đầu xu hướng riêng của Bảo Toàn, giàu yếu tố
  10. 4 nghi lễ dân gian, tâm linh và văn hóa truyền thống” [35, tr.16], thu hút sự chú ý của giới chuyên môn. Chọn năm 2018 là điểm kết thúc nghiên cứu vì nó gắn liền với sự kiện nghệ thuật đương đại có chủ đề “Di sản” nổi bật, hướng đến truyền thống: “Dự án nghệ thuật đương đại tại đường hầm nhà Quốc hội”. Đây là dự án có quy mô lớn với 1.500 m2 tác phẩm Sắp đặt, trưng bày suốt 500 m đường hầm vào nhà Quốc hội, lần đầu tiên được Văn phòng Chính phủ chấp thuận và nguồn kinh phí hoàn toàn từ việc xã hội hóa nghệ thuật, hội tụ nghệ sĩ của ba miền tham gia. 4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 4.1. Câu hỏi nghiên cứu Để làm sáng rõ vấn đề nghiên cứu, chỉ ra biểu hiện, đặc điểm, giá trị nghệ thuật của YTTT trong NTSĐVN và xu hướng tiếp cận truyền thống trong giai đoan tới, NCS đưa ra 3 câu hỏi nghiên cứu sau: Câu hỏi 1: Làm thế nào để nhận biết YTTT trong NTSĐVN giai đoạn 1995 - 2018 thông qua hình thức và chủ đề tác phẩm? Câu hỏi 2: Việc sử dụng các YTTT trong NTSĐVN tạo ra các đặc điểm và giá trị nghệ thuật nào? Câu hỏi 3: Xu hướng tiếp cận YTTT trong NTSĐVN trong giai đoạn tới sẽ như thế nào? 4.2. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết 1: NTSĐVN giai đoạn 1995 - 2018 biểu hiện rõ YTTT của người Việt qua hình thức và chủ đề tác phẩm với các thành tố tạo hình, không gian, chất liệu bản địa; chủ đề tín ngưỡng, ký ức và phản biện xã hội. Giả thuyết 2: YTTT trong NTSĐVN tạo ra đặc điểm nghệ thuật riêng biệt mang tính tượng trưng, ước lệ, tính biểu cảm dân gian và tính xung đột giữa truyền thống và hiện đại. Đổng thời, NTSĐVN giai đoạn này tạo nên những giá trị nghệ thuật độc đáo, góp phần làm đa dạng biểu đạt qua hình thức và chủ đề tác phẩm, mở rộng ranh giới thẩm mỹ và định vị NTSĐVN.
  11. 5 Giả thuyết 3: Trở về khai thác truyền thống để tìm sự khác biệt cho Nghệ thuật Sắp đặt là xu hướng mang tính toàn cầu, tất yếu, không chỉ riêng đối với NTSĐVN trong bối cảnh giao lưu và hội nhập quốc tế. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu Trên cơ sở hệ thống các luận điểm khoa học, khái niệm nghiên cứu nhằm phân tích thành tố truyền thống như tạo hình, trang trí, văn hóa, lịch sử, chất liệu bản địa biểu hiện trong NTSĐVN. Áp dụng phương pháp này nhằm hệ thống, chứng minh sự biểu hiện của YTTT trong NTSĐVN, làm tiền đề cho việc so sánh chỉ ra đặc điểm, giá trị nghệ thuật của NTSĐVN giai đoạn 1995 - 2018. Luận án thu thập các luận điểm khoa học của mỹ thuật học và các ngành liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Qua đó phân tích tác phẩm Sắp đặt giai đoạn này để thấy được đặc điểm, giá trị nghệ thuật nổi bật, tổng hợp những thành tựu đã đạt được của NTSĐVN. Đồng thời, chỉ ra những hạn chế của việc sử dụng YTTT trong NTSĐVN. Phương pháp tổng hợp được sử dụng để nhìn nhận nội dung nghiên cứu một cách khoa học, logic và thuận tiện trong quá trình theo dõi luận án. Để triển khai nội dung luận án còn tiếp thu các học thuyết, lý luận, luận điểm, chắt lọc khía cạnh khoa học từ kho tàng tri thức, kết hợp với phương pháp luận như đối chiếu, so sánh, liên hệ, quy nạp, diễn dịch, kiểm chứng, nhận thức, đánh giá, khẳng định đặc điểm, giá trị văn hóa nghệ thuật của NTSĐVN giai đoạn 1995 - 2018. 5.2. Phương pháp điền dã Để thực hiện nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu, NCS đã tham dự các cuộc triển lãm mang tính toàn quốc như: Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc, Festival Mỹ thuật trẻ, Triển lãm điêu khắc toàn quốc, các sự kiện triển lãm Nghệ thuật Sắp đặt của nhóm nghệ sĩ và cá nhân để trực tiếp khảo sát, tìm hiểu, chụp ảnh tư liệu và đo đạc kích thước tác phẩm. Công tác tại môi trường
  12. 6 nghiên cứu, đào tạo nghệ thuật ở Hà Nội, NCS có cơ hội tham dự nhiều triển lãm Nghệ thuật Sắp đặt có quy mô lớn tại các trung tâm văn hóa nghệ thuật của nước ngoài tại Hà Nội và các gallery của tư nhân. Thậm chí, tại một số cuộc triển lãm Nghệ thuật Sắp đặt như “Quá khứ trong hiện tại”, “Nhận diện và kết nối”, “Đối thoại với đình làng”, NCS được chứng kiến quá trình hình thành tác phẩm, trao đổi ý tưởng với nghệ sĩ. Năm 2017, NCS đã có chuyến khảo sát, gặp gỡ nghệ sĩ, người làm nghiên cứu, người phụ trách, tổ chức các hoạt động nghệ thuật đương đại thời kỳ đầu tại Huế và TP. Hồ Chí Minh để thu thập tài liệu, nắm bắt thông tin hoạt động Nghệ thuật Sắp đặt tại hai trung tâm nghệ thuật này. 5.3. Phương pháp thống kê, so sánh Phương pháp so sánh từ góc nhìn YTTT trong NTSĐVN giai đoạn 1995 - 2018, nhìn nhận đặc điểm, nghệ thuật, tư tưởng, văn hoá lịch sử biểu hiện trong tác phẩm. Xét tổng thể các mối quan hệ giữa YTTT với tổ hợp đồ vật, giữa tổ hợp đồ vật với không gian, mối xung đột giữa truyền thống với hiện đại. Áp dụng phương pháp này nhằm diễn giải, tạo điều kiện thuận lợi trong việc đưa ra những nhận định, chỉ ra những điểm khác biệt, độc đáo của NTSĐVN trong từng giai đoạn phát triển và sự khác biệt so với hình thức nghệ thuật truyền thống vốn có. Phương pháp so sánh đặc điểm nghệ thuật trong luận án này nhằm hạn chế những phỏng đoán trong quá trình nghiên cứu, luận giải các vấn đề khoa học. 5.4. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia Để đảm bảo tính khách quan và độ tin cậy của kết quả nghiên cứu, NCS đã tiến hành phỏng vấn chuyên gia hàng đầu nghiên cứu về lĩnh vực nghệ thuật nói chung, nghệ thuật đương đại Việt Nam nói riêng. Đồng thời, NCS cũng đặt ra hai câu hỏi về NTSĐVN, trao đổi với một số nghệ sĩ nhằm tìm hiểu những quan điểm, ý kiến từ phía họ. Qua đó, NCS thu thập, tổng hợp thông tin qua những kiến giải sâu sắc, đa chiều về NTSĐVN từ các chuyên gia, những bộc lộ kỹ năng nghề nghiệp sinh động, chân thực của chủ thể sáng
  13. 7 tạo. Toàn bộ nội dung phỏng vấn chuyên gia và nghệ sĩ được thể hiện trong phụ lục của luận án. 5.5. Phương pháp tiếp cận liên ngành Sử dụng, tham khảo những thành tựu trong nghiên cứu của một số ngành khoa học có mối liên hệ với nghệ thuật thị giác như: Văn hoá, Lịch sử, Tâm lý học, Văn học, Âm nhạc, Sân khấu… nhằm làm sáng tỏ biểu hiện, đặc điểm, giá trị nghệ thuật của YTTT trong NTSĐVN giai đoạn này. Áp dụng phương pháp tiếp cận liên ngành, luận án tiếp cận trên cơ sở tổng hợp, hệ thống các tư liệu mang tính tri thức của nhiều lĩnh vực có sự tương tác qua lại từ các ngành khoa học. Qua đó, tạo điều kiện nhìn nhận, đánh giá các vấn đề nghiên cứu logic và hệ thống, nghiên cứu YTTT biểu hiện qua hình thức và chủ đề của NTSĐVN giai đoạn này. 6. Những đóng góp mới của luận án Đề tài luận án là công trình nghiên cứu mới, lý luận chuyên sâu, đánh giá các vấn đề khoa học về NTSĐVN qua góc nhìn YTTT. Kết quả nghiên cứu hướng trọng tâm làm sáng tỏ những câu hỏi và luận điểm khoa học đặt ra: 6.1. Xác lập khái niệm, giới thuyết YTTT trong NTSĐVN, qua đó chỉ ra các YTTT nổi bật, chưa được nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện, biểu hiện thông qua hình thức và chủ để của NTSĐVN giai đoạn 1995 - 2018. Đặc biệt, các yếu tố có thể nhận diện như: tạo hình, không gian, chất liệu bản địa trong tác phẩm sẽ được phân tích, làm sáng rõ để chỉ ra biểu hiện của chúng. 6.2. Luận án chứng minh sự biểu hiện YTTT trong NTSĐVN tạo nên đặc điểm, giá trị văn hóa nghệ thuật riêng biệt qua hình thức và chủ đề của tác phẩm. Qua đó chỉ ra ba đặc điểm nghệ thuật nổi bật như: tính tượng trưng, ước lệ; tính biểu cảm dân gian; tính xung đột giữa truyền thống và hiện đại; với các giá trị điển hình như: đa dạng biểu hiện qua hình thức và chủ đề tác phẩm; mở rộng ranh giới thẩm mỹ; định vị NTSĐVN. 6.3. Luận án góp phần hình thành một cơ sở lý luận chuyên sâu về YTTT trong NTSĐVN. Luận bàn về kết quả nghiên cứu để khẳng định và
  14. 8 làm rõ đặc điểm, giá trị văn hóa nghệ thuật và đưa ra nhận đinh về xu hướng tiếp cận truyền thống của NTSĐVN trong bối cảnh giao lưu hội nhập quốc tế. Kết quả nghiên cứu mới của luận án bổ sung cơ sở dữ liệu về NTSĐVN. 7. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu (8 trang), Kết luận (03 trang), Tài liệu tham khảo (12 trang) và phụ lục (65 trang), nội dung chính được chia làm 3 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và khái quát về Nghệ thuật Sắp đặt Việt Nam giai đoạn 1995 - 2018 (41 trang); Chương 2: Biểu hiện yếu tố truyền thống trong Nghệ thuật Sắp đặt Việt Nam giai đoạn 1995 - 2018 (52 trang); Chương 3: Đặc điểm và giá trị nghệ thuật của các tác phẩm Sắp đặt Việt Nam có YTTT giai đoạn 1995 - 2018 (41 trang).
  15. 9 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ NGHỆ THUẬT SẮP ĐẶT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1995 - 2018 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Tìm hiểu kết quả nghiên cứu đã thực hiện và những tư liệu sách báo, tạp chí, các bài tham luận, bài viết về nghệ thuật giai đoạn 1995 - 2018, cho thấy phần lớn nội dung của những nghiên cứu tập vào giới thiệu nghệ thuật đương đại nói chung. Tuy có một số ít công trình nghiên cứu về yếu tố thẩm mỹ, di sản truyền thống, chủ đề phản ánh trong NTSĐVN. Song, những kết quả nghiên cứu này chỉ mang tính chất đơn lẻ, trường hợp tác giả hoặc tiếp cận ở góc độ giáo dục mỹ thuật, chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu vào nghiên cứu chuyên biệt, hệ thống, toàn diện về YTTT trong NTSĐVN giai đoạn này. Khảo sát thực tế cho thấy YTTT trong NTSĐVN biểu hiện qua thành tố truyền thống như tạo hình, trang trí dân gian, không gian di sản, chất liệu bản địa, mang đậm mỹ cảm, quan niệm triết lý phương Đông, ý nghĩa văn hóa nghệ thuật của người Việt. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài có thể phân chia thành hai nhóm. 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước Do lịch sử phát triển Nghệ thuật Sắp đặt ở Việt Nam chưa dài nên các công trình nghiên cứu chuyên biệt về Nghệ thuật Sắp đặt ở trong nước còn khá hạn chế về số lượng, cũng như vấn đề nghiên cứu. Tuy đã có một số bài viết về nghệ thuật đương đại nói chung, Nghệ thuật Sắp đặt nói riêng chủ yếu của các tác giả trong nước được đăng trên các tạp chí chuyên ngành, một số cuốn sách, kỷ yếu hội thảo về nghệ thuật đương đại đã được xuất bản. Nhìn chung, những công trình nghiên cứu này cung cấp cho người đọc một cái nhìn tổng quát chung về một gian đoạn của nghệ thuật đương đại Việt Nam, hoặc
  16. 10 giới thiệu một số gương mặt nghệ sĩ đương đại, không đặt trong tâm vào nghiên cứu YTTT trong NTSĐVN. Năm 2005, Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội - Viện Mỹ thuật tổ chức Hội thảo khoa học Vấn đề hình thức và chất liệu trong nghệ thuật đương đại, Đây được xem là một trong những Hội thảo bước đầu tập hợp được đông đảo đội ngũ nghiên cứu và sáng tác viết bài nghiên cứu về nghệ thuật đương đại, giới thiệu và đánh giá về giai đoạn đầu phát triển của nghệ thuật đương đại Việt Nam. Nổi bật là bài tham luận “Tiềm năng của một hình thức nghệ thuật mới - Nghệ thuật Sắp đặt Việt Nam”, đăng trong Kỷ yếu hội thảo khoa học vừa nêu và Tạp chí Nghiên cứu Mỹ thuật của tác giả Kraevskaia Natalia. Nội dung bài tham luận như một tổng quan về NTSĐVN giai đoạn đầu tiếp nhận và phát triển với những phân tích, chứng minh cụ thể, lập luận sắc sảo, khoa học, tham chiếu từ các loại hình nghệ thuật khác như Trình diễn, Sân khấu... Nhận định về khía cạnh đặc trưng nổi bật và những hạn chế của NTSĐVN, tác giả cho rằng: Nhìn chung, Nghệ thuật Sắp đặt ở Việt Nam gây hiệu quả mạnh về thị giác nhưng vẫn còn xây dựng trên chức năng tham chiếu, không có nội dung ý nghĩa tượng trưng sâu sắc. Họa sĩ hay thích chọn một đề tài hoặc chủ đề làm “ý tưởng” để minh họa, điều đó sẽ biến tác phẩm của họ thành một thứ mô phỏng để minh họa một tình huống thực hoặc ấn định các sự kiện ngẫu nhiên hay bình thường [106, tr.62]. Thực tế, chú trọng tới thẩm mỹ về mặt hình thức là cần thiết, nhưng không vì thế mà xem nhẹ ý nghĩa nội dung của tác phẩm Sắp đặt. Với cái nhìn khách quan của, tác giả Kraevskaia Natalia, đã thẳng thắn chỉ ra điểm hạn chế của NTSĐVN qua một số nhận định: “chú ý quá nhiều đến tính Việt Nam trong các triển lãm Sắp đặt” [106, tr.61]; chưa nắm bắt được tích chất liên ngành của Nghệ thuật Sắp đặt quốc tế; yếu tố sân khấu và tương tác trong Sắp
  17. 11 đặt Việt Nam còn thiếu; chú trọng biểu hiện hơn ý niệm. Tuy không hoàn toàn đồng tình với nhận định của tác giả, nhưng rõ ràng những hạn chế mà tham luận đã chỉ ra là cần thiết cho giới sáng tác và nghiên cứu. Qua đó, người làm Nghệ thuật Sắp đặt tự nhìn nhận, điều chỉnh, phát huy điểm mạnh và khắc phục những hạn chế để tiến tới biến cái hạn chế thành cái lợi thế trong tác phẩm Sắp đặt, vừa hiện đại vừa giàu YTTT. Bài tham luận của tác giả Kraevskaia Natalia tuy không trực tiếp đề cập đến YTTT trong NTSĐVN, song nhận định của tác giả mang nội hàm về hình thức thẩm mỹ và tinh thần truyền thống trong NTSĐVN nói chung. Qua đó, tác giả chỉ rõ điểm ưu việt và những hạn chế trong NTSĐVN thời kỳ đầu tiếp nhận và phát triển. Cùng có chung quan điềm này, tác giả Bùi Như Hương - Trần Hậu Tuấn cho rằng: “đa số các installation của Việt Nam mang một tinh thần khác hẳn, hướng về tình cảm nông thôn, về không gian tín ngưỡng và văn hóa truyền thống, với một thái độ nghiêm túc, trân trọng, không bỏ qua tính duy mỹ” [34, tr. 89]. Qua những nhận định của các tác giả ở trong và ngoài nước về đặc điểm NTSĐVN, NCS có cơ sở tham khảo kết hợp với khảo sát thực tiễn để từ đó hình thành những câu hỏi nghiên cứu, luận điểm khoa học và nhận định của riêng mình khi nghiên cứu đề tài. Năm 2008, Trường ĐHMTVN - Viện Mỹ thuật xuất bản cuốn Nghệ thuật Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa, kỷ yếu hội thảo khoa học, Nxb. Mỹ thuật, gồm 17 bài tham luận, 6 ý kiến phát biểu tại hội thảo. Các bài tham luận, các ý kiến phát biểu chủ yếu xoay quanh vấn đề tìm hiểu các loại hình nghệ thuật mới, xu hướng phát triển tất yếu của các loại hình nghệ thuật này trong bối cảnh toàn cầu hóa và vấn đề giữ gìn bản sắc dân tộc. Không có bài viết nào đặt trọng tâm vào nghiên cứu YTTT trong NTSĐVN giai đoạn này. Năm 2011, tác giả Đỗ Kỳ Huy chủ nhiệm chuyên đề Khái quát về tình hình các hoạt động mỹ thuật mang tính chất cộng đồng tại Huế, tư liệu Trường Đại học Nghệ thuật Huế. Tư liệu này cung cấp một cái nhìn khái quát
  18. 12 về hiện trạng các hoạt động nghệ thuật tại Huế, các mốc sự kiện, tên tác giả, tác phẩm, địa điểm thực hiện tác phẩm cũng như những phân tích, đánh giá nội dung, hình thức nghệ thuật trong khoảng thời gian từ 2000 đến 2010. Đặc biệt là những hoạt động nghệ thuật đương đại tại các kỳ Festiaval tỏ chức ở Huế. Chuyên đề này giúp cho NCS có được thuận lợi trong việc thống kê hoạt động nghệ thuật đương đại tại Huế mà NCS không có cơ hội trực tiếp tham dự. Đồng thời, có được cái nhìn toàn diện, hệ thống một cách chính xác, khách quan về hoạt động nghệ thuật diễn ra trong giai đoạn khoảng 10 năm tại khu vực miền Trung, là cơ sở khoa học đáng tin cậy để đề tài có thể tham khảo, đối chiếu số liệu, mốc sự kiện, tác giả, tác phẩm khi nghiên cứu đề tài. Năm 2012, tác giả Vũ Huy Thông công bố đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Sắp đặt Việt Nam trong mối liên hệ với một số yếu tố thẩm mỹ truyền thống, Trường DHMTVN. Tiếp cận từ góc độ thẩm mỹ truyền thống trong nghệ thuật Sắp đặt, công trình nghiên cứu này cung cấp cho người đọc thấy rõ mối liên hệ thẩm mỹ truyền thống trong một số tác phẩm Sắp đặt ở Việt Nam. Đề tài cũng tập hợp khá nhiều những định nghĩa, khái niệm về Nghệ thuật Sắp đặt của các học giả phương Tây, đưa ra những mốc lịch sử xuất hiện các sự kiện liên quan đến Nghệ thuật Sắp đặt thời kỳ đầu hình thành ở phương Tây. Phần nghiên cứu NTSĐVN, tác giả đề tài tiến hành phân tích, so sánh, chứng minh một số tác phẩm Sắp đặt tiêu biểu, qua đó đưa ra kết luận về mỹ thuật truyền thống Việt Nam gắn liền với hai yếu tố thẩm mỹ: “tính tượng trưng, ước lệ là đặc trưng thẩm mỹ truyền thống; hài hòa, dung dị là yêu cầu thẩm mỹ của mỹ thuật truyền thống Việt Nam” [97, tr.98]. Tuy nhiên, kết quả của công trình nghiên cứu này mới bước đầu chỉ ra có mối liên hệ giữa yếu tố thẩm mỹ truyền thống với NTSĐVN, chưa đi sâu vào đánh giá đặc trưng và phân loại từng yếu tố cụ thể tác động tới hình thức và nội dung trong NTSĐVN. Tóm lại, kết quả nghiên cứu của đề tài này mới dừng lại ở việc chứng minh có yếu tố thẩm mỹ truyền thống trong NTSĐVN, biểu hiện
  19. 13 qua hình thức và đề tài truyền thống. Đây là vấn đề mà NCS có thể tiếp tục nghiên cứu, làm rõ các đặc điểm, giá trị văn hóa nghệ thuật qua hình hình thức và chủ đề của NTSĐVN có YTTT giai đoạn 1995 - 2018. Năm 2013, tác giả Lê Văn Sửu chủ biên cuốn Kết nối nghệ thuật với di sản, Trường ĐHMTVN, Nxb. Thế Giới. Công trình này gồm bài viết của 6 tác giả ở trong nước và ngoài nước, tiếp cận từ nhiều góc nhìn về vai trò, giá trị văn hóa nghệ thuật của di sản bản địa trong mối liên hệ với một số loại hình nghệ thuật mới, nhấn mạnh việc bảo tồn, kế thừa di sản, phát huy sáng tạo trong đời sống đương đại. Đáng chú ý là bài viết “ Mất đi và tìm lại: lần theo dấu vết di sản văn hóa tiền hiện đại trong nghệ thuật đương đại Đông Nam Á” của tác giả người Singapore IoIa Lenzi, nhà nghiên cứu Nghệ thuật Đông Nam Á. Bài viết cung cấp một bức tranh toàn cảnh sống động về nghệ thuật đương đại ở Đông Nam Á, trong đó các tác phẩm Sắp đặt của nghệ sĩ Việt Nam như Vũ Dân Tân, Trương Tân, Nguyễn Minh Thành, Nguyễn Văn Cường, Bùi Công Khánh được phân tích sâu qua mối liên hệ của di sản bản địa. Nhìn chung, bài viết này mang tính học thuật cao với nhiều nhận định sắc sảo của tác giả về tiến trình phát triển của nghệ thuật đương đại Đông Nam Á với một đặc điểm nổi bật là “nó quan tâm tới văn hóa truyền thống một cách có phê phán”; đồng thời, bà khẳng định “các nghệ sĩ Đông Nam Á đã tìm lại được giá trị trong di sản văn hóa bản địa” [87, tr.93]. Đây là một tư liệu quý, kết nối giữa lý thuyết với thực hành, có nhiều thông tin cập nhật đáng tin cậy về nghệ thuật Sắp đặt ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, NCS có thể tham khảo, sử dụng làm luận cứ trong quá trình nghiên cứu đề tài luận án. Năm 2013, tác giả Bùi Như Hương - Phạm Trung xuất bản cuốn Nghệ thuật đương đại Việt Nam 1990 - 2010, Nxb. Tri Thức, Hà Nội. Nghệ thuật Sắp đặt là một phần nhỏ trong nghiên cứu này. Các phần viết và ảnh tác phẩm khá phong phú, cung cấp cho người đọc nhiều thông tin cần thiết, các mốc lịch sử xuất hiện các loại hình nghệ thuật mới, các mốc sự kiện triển lãm nghệ
  20. 14 thuật đương đại; Phần lý giải về nguồn gốc, nguyên nhân, lý do hình thành và phát triển Nghệ thuật Sắp đặt ở phương Tây, liên hệ với hoàn cảnh văn hóa, lịch sử Việt Nam, các tác giả đưa ra một số nhận định khá thú vị: Thực tế cho thấy, Việt Nam XHCN có rất nhiều ảo tưởng, nhiều “huyền thoại”, cũng như các “đại tự sự” dị lạ độc đáo của riêng mình, có những tâm trạng siêu - hoài nghi, chất vấn của riêng mình, thậm chí còn nặng nề và hài hước hơn nhiều nơi khác trên thế giới bởi sự ngây thơ về nhận thức và khoảng cách tụt hậu quá xa so với họ...Các giá trị truyền thống bị đảo lộn, niềm tin và ý thức hệ ngày một nhạt nhòa tan vỡ... [35, tr.14]. Nhìn chung, cuốn sách là tư liệu hữu ích phục vụ công tác nghiên cứu, hệ thống tác giả, tác phẩm theo mốc phát triển lịch sử của các sự kiện, thông tin chung về hoạt động nghệ thuật đương đại. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu này không đi sâu vào tìm hiểu YTTT trong các loại hình nghệ thuật đương đại. Hạn chế của cuốn sách này là chưa đưa ra được một định nghĩa về nghệ thuật đương đại của riêng mình, đồng thời, việc phân loại Nghệ thuật Sắp đặt thành “Sắp đặt trong nhà” và “Sắp đặt ngoài trời” là chưa thỏa đáng. Đó cũng là vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu mà NCS đặt ra trong nghiên cứu đề tài luận án. Năm 2014, tác giả Bùi Thị Thanh Mai công bố đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở Mỹ thuật hậu đổi mới trong mối liên hệ với những vấn đề xã hội Việt Nam đương đại. Trọng tâm của đề tài đi sâu vào nghiên cứu mối liên hệ giữa các loại hình nghệ thuật đương đại, sự tác động của bối cảnh chính trị, kinh tế. Đồng thời, đề tài đã giới thiệu một số chủ đề mà nghệ thuật đương đại quan tâm phản ánh xã hội như: vấn đề giới tính, nạn ô nhiễm môi trường, đô thị hóa... Qua đó, đề tài kết luận: “Mỹ thuật hậu đổi mới ở Việt Nam, đã vượt ra khỏi khuôn khổ chật hẹp của các đề tài, chủ đề truyền thống của các giai đoạn trước để phản ánh các vấn đề xã hội Việt nam đương đại...quan tâm đến
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0