BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI<br />
<br />
----------<br />
<br />
NGUYỄN THỊ THANH HƢƠNG<br />
<br />
NHÂN VẬT TRẺ EM TRONG VĂN XUÔI<br />
THIẾU NHI VIỆT NAM<br />
Chuyên ngành<br />
<br />
: Văn học Việt Nam<br />
<br />
Mã số<br />
<br />
: 62.22.01.21<br />
<br />
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN<br />
<br />
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:<br />
1. PGS.TS. Lã Thị Bắc Lý<br />
2. PGS. Nguyễn Văn Long<br />
<br />
HÀ NỘI - 2016<br />
<br />
LỜI CAM ĐOAN<br />
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi.<br />
Các số liệu trong luận án và kết quả nghiên cứu đều trung thực, chưa từng được<br />
công bố trong bất kì công trình khoa học nào khác.<br />
Tác giả<br />
<br />
Nguyễn Thị Thanh Hƣơng<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
Trang<br />
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1<br />
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................... 1<br />
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 2<br />
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 2<br />
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 3<br />
5. Những đóng góp mới của luận án ............................................................................... 4<br />
6. Bố cục của luận án ....................................................................................................... 4<br />
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................. 5<br />
1.1. Những vấn đề chung về Văn học thiếu nhi và nhân vật trẻ em ................................ 5<br />
1.1.1. Về cách hiểu Văn học thiếu nhi ............................................................................ 5<br />
1.1.2. Đặc trưng cơ bản của Văn học thiếu nhi ............................................................ 10<br />
1.1.3. Sự hình thành và vận động của truyện thiếu nhi Việt Nam ................................. 11<br />
1.1.4. Về khái niệm “Trẻ em”........................................................................................ 14<br />
1.1.5. Nhân vật trẻ em ................................................................................................... 16<br />
1.2. Lịch sử nghiên cứu ................................................................................................. 24<br />
1.2.1. Vài nét về nghiên cứu nhân vật trẻ em trong truyện thiếu nhi nước ngoài ......... 24<br />
1.2.2. Tình hình nghiên cứu nhân vật trẻ em trong truyện thiếu nhi Việt Nam ............. 26<br />
Chƣơng 2. NHÂN VẬT TRẺ EM TRONG TRUYỆN THIẾU NHI VIỆT NAM<br />
GIAI ĐOẠN TỪ 1945 ĐẾN 1975 ............................................................................... 33<br />
2.1. Những nhân tố tác động đến việc xây dựng nhân vật trẻ em ................................. 33<br />
2.1.1. Bối cảnh xã hội, văn hóa ..................................................................................... 33<br />
2.1.2. Bối cảnh Văn học thiếu nhi ................................................................................. 36<br />
2.1.3. Nhân vật trẻ em trong truyện trước Cách mạng tháng Tám – tiền đề tạo dựng<br />
hình tượng nhân vật trẻ em trong truyện thiếu nhi 1945-1975 ..................................... 37<br />
2.1.4. Quan niệm của nhà văn về trẻ em ....................................................................... 42<br />
2.2. Các kiểu loại nhân vật trẻ em giai đoạn 1945-1975 ............................................... 44<br />
2.2.1. Nhân vật chiến sĩ nhỏ tuổi trong chiến đấu......................................................... 44<br />
2.2.2. Nhân vật công dân nhỏ tuổi trong sinh hoạt đời thường .................................... 52<br />
2.2.3. Nhân vật như tấm gương (nhân vật nêu gương) ................................................. 59<br />
2.2.4. Nhân vật trẻ em bị ruồng bỏ ................................................................................ 63<br />
<br />
2.2.5. Nhân vật trẻ em hồn nhiên, mơ mộng .................................................................. 70<br />
2.3. Một số đặc điểm nghệ thuật xây dựng nhân vật trẻ em trong truyện<br />
thiếu nhi Việt Nam giai đoạn 1945-1975 ...................................................................... 78<br />
2.3.1. Xây dựng nhân vật trẻ em theo hình mẫu người lớn thu nhỏ .............................. 78<br />
2.3.2. Ngôn ngữ nhân vật trẻ em đậm dấu ấn diễn ngôn thời đại ................................. 83<br />
2.3.3. Cá thể hóa trong xây dựng nhân vật trẻ em ở Văn học thiếu nhi<br />
miền Nam 1954-1975 .................................................................................................... 88<br />
Tiểu kết .......................................................................................................................... 91<br />
Chƣơng 3. NHÂN VẬT TRẺ EM TRONG TRUYỆN THIẾU NHI VIỆT NAM<br />
TỪ SAU 1975 ĐẾN NAY ........................................................................................... 92<br />
3.1. Những yếu tố tác động đến sự thể hiện nhân vật trẻ em ........................................ 92<br />
3.1.1. Những thay đổi về văn hóa, xã hội ...................................................................... 92<br />
3.1.2. Sự gia tăng lực lượng sáng tác cho thiếu nhi và ảnh hưởng của văn học dịch<br />
thời hiện đại ................................................................................................................... 93<br />
3.1.3. Những thành tựu của ngành tâm lý học trẻ em ................................................... 95<br />
3.1.4. Cái nhìn mới của nhà văn về trẻ thơ ................................................................... 96<br />
3.2. Các kiểu loại nhân vật trẻ em sau 1975 .................................................................. 97<br />
3.2.1. Nhân vật nạn nhân............................................................................................... 97<br />
3.2.2. Nhân vật trẻ em trải nghiệm .............................................................................. 109<br />
3.2.3. Nhân vật trẻ em hồn nhiên nhi nhiên ................................................................ 113<br />
3.2.4. Nhân vật trẻ em với những xúc cảm đầu đời ..................................................... 122<br />
3.2.5. Nhân vật trẻ em anh hùng lãng mạn ................................................................. 126<br />
3.3. Những đặc sắc nghệ thuật xây dựng nhân vật trẻ em trong truyện thiếu nhi<br />
sau 1975 ....................................................................................................................... 130<br />
3.3.1. Miêu tả nhân vật trẻ em trên nhiều bình diện, gắn bó, gần gũi với tuổi thơ ..... 130<br />
3.3.2. Những nỗ lực trong tạo dựng hệ ngôn ngữ trẻ thơ ........................................... 136<br />
Tiểu kết ........................................................................................................................ 147<br />
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 148<br />
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ............................................... 151<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 152<br />
DANH MỤC TÁC PHẨM KHẢO SÁT .................................................................. 168<br />
<br />
1<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
1.1. Nền văn học của một dân tộc được cấu thành từ nhiều bộ phận, trong đó<br />
Văn học thiếu nhi là mảnh ghép tuy nhỏ bé nhưng không kém phần quan trọng, góp<br />
phần làm nên diện mạo bức tranh văn học. Bắt rễ từ cội nguồn văn hóa dân gian,<br />
sáng tác Văn học thiếu nhi là bầu sữa tinh thần nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ. Nó giữ<br />
vai trò trọng yếu trong việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ trước và ngay sau<br />
tuổi đến trường.<br />
Từ sự ra đời của loạt sách “Livre du petit” ở miền Bắc Việt Nam vào những<br />
năm đầu thập kỉ 40 của thế kỷ XX, đến nay, Văn học thiếu nhi Việt Nam đã có những<br />
bước phát triển mạnh mẽ với đội ngũ tác giả đông đảo và nhiều tác phẩm giá trị. Sự<br />
vận động, phát triển của Văn học thiếu nhi khúc xạ, phản chiếu sự vận động, biến đổi<br />
quan niệm về con người và văn chương qua mỗi giai đoạn lịch sử văn học. Tuy nhiên,<br />
nghiên cứu về bộ phận văn học này vẫn còn nhiều khoảng trống. Thực hiện đề tài<br />
Nhân vật trẻ em trong văn xuôi thiếu nhi Việt Nam, chúng tôi muốn góp phần khẳng<br />
định vai trò của Văn học thiếu nhi cả trên phương diện lí luận và thực tiễn.<br />
1.2. Nói đến văn xuôi, không thể không nhắc đến nhân vật. Dù là thiên nhiên<br />
hay con người, dù vô tri hay hữu tri, nhân vật trong văn xuôi cũng là “vai chính” trên<br />
sân khấu văn học, là nơi kết tinh tư tưởng và tài năng sáng tạo của nhà văn.<br />
Với văn xuôi thiếu nhi, nhân vật trẻ em là “trung tâm điểm” của bộ phận văn<br />
học này. Qua nhân vật trẻ em, có thể nhận diện được diện mạo cũng như đặc trưng tư<br />
duy thẩm mĩ của của từng thời kì văn học đồng thời khai phá được sự vi diệu trong thế<br />
giới trẻ thơ. Vừa tồn tại với những bản tính tự nhiên, đặc thù, sống động của trẻ thơ, lại<br />
vừa ẩn chứa cái nhìn nghệ thuật riêng của tác giả cũng như quan niệm của một giai<br />
đoạn văn học, thế giới nhân vật trẻ em trong văn xuôi thiếu nhi Việt Nam mang trong<br />
mình đặc tính kép. Phục dựng, kiến giải chân dung nhân vật trẻ em trong văn xuôi<br />
thiếu nhi, qua đó phân tích và cắt nghĩa sự vận động, biến đổi của cái nhìn nghệ thuật<br />
cũng như cách tiếp cận trẻ thơ của mỗi giai đoạn văn học bị chế định bởi điều kiện lịch<br />
sử- văn hóa- xã hội đặc thù là một trong những hứng thú và động lực đưa chúng tôi<br />
đến với đề tài Nhân vật trẻ em trong văn xuôi thiếu nhi Việt Nam.<br />
<br />