Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất và chất lượng quả giống xoài cát Hòa Lộc tại huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định
lượt xem 7
download
Luận án "Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất và chất lượng quả giống xoài cát Hòa Lộc tại huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đánh giá hiện trạng sản xuất xoài và xác định một số biện pháp kỹ thuật chủ yếu nhằm hoàn thiện quy trình thâm canh giống xoài cát Hòa Lộc trồng tại huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất và chất lượng quả giống xoài cát Hòa Lộc tại huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ NGUYỄN TẤN HƯNG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NHẰM NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG QUẢ GIỐNG XOÀI CÁT HÒA LỘC TẠI HUYỆN PHÙ CÁT, TỈNH BÌNH ĐỊNH LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP Hà Nội - Năm 2023
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ NGUYỄN TẤN HƯNG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NHẰM NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG QUẢ GIỐNG XOÀI CÁT HÒA LỘC TẠI HUYỆN PHÙ CÁT, TỈNH BÌNH ĐỊNH Chuyên ngành: Khoa học cây trồng Mã số: 9620110 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Hồ Huy Cường 2. GS.TS. Vũ Mạnh Hải Hà Nội - Năm 2023
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng công trình nghiên cứu khoa học của luận án này là của riêng tôi. Các kết quả, số liệu và hình ảnh trong luận án là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tác giả luận án NCS. Nguyễn Tấn Hưng
- ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với hai thầy hướng dẫn khoa học là TS Hồ Huy Cường - Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ; GS.TS Vũ Mạnh Hải nguyên Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. Hai thầy đã chỉ bảo, dìu dắt, giúp đỡ tận tình về nội dung, phương pháp nghiên cứu, phân tích kết quả và luôn luôn đồng hành, động viên tôi trong suốt quả trình học tập để hôm nay bản luận án đã được hoàn thành. Nhân dịp này, tôi cũng xin chân thành cảm ơn tập thể thầy cô của Ban Thông tin và Đào tạo - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình học tập của tôi. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và tập thể cán bộ Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ - Trung Tâm Nghiên cứu và Phát triển cây Lâu năm đã dành cho tôi thời gian tốt nhất và hỗ trợ mọi mặt trong học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học, các đồng nghiệp trong lĩnh vực nghiên cứu của luận án đã đóng góp những ý kiến quý báu về chuyên môn và cung cấp tư liệu để tôi hoàn thành luận án này. Sau cùng, tôi muốn được nói lời cám ơn rất chân tình đến Gia đình, những người thân đã luôn bên cạnh động viên khích lệ, tiếp thêm sức mạnh và nghị lực để tôi hoàn thiện công trình nghiên cứu này. Nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn! Bình Định, ngày tháng năm 2023 Tác giả NCS. Nguyễn Tấn Hưng
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii MỤC LỤC ....................................................................................................... iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... vi DANH MỤC BẢNG ...................................................................................... vii DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... x MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu. ................................................................................. 3 2.1. Mục tiêu tổng quát. .............................................................................. 3 2.2. Mục tiêu cụ thể. ................................................................................... 3 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3 3.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 3 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................... 4 4.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài.................................................................. 4 4.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài .................................................................. 4 5. Những đóng góp mới của đề tài ................................................................. 5 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC ............ 6 1.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ và nghiên cứu cây xoài trên thế giới .......... 6 1.1.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ xoài trên thế giới ................................ 6 1.1.2. Tình hình nghiên cứu cây xoài trên thế giới ..................................... 7 1.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ và nghiên cứu cây xoài ở Việt Nam ........ 22 1.2.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ xoài ở Việt Nam ................................ 22 1.2.2. Tình hình nghiên cứu cây xoài ở Việt Nam .................................... 23 1.3. Các nhận xét rút ra từ tổng quan nghiên cứu ........................................ 38
- iv CHƯƠNG II: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................................ 40 2.1. Vật liệu nghiên cứu: .............................................................................. 40 2.3.1. Hiện trạng sản xuất và tiêu thụ xoài tại huyện Phù Cát: ............... 42 2.3.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác nâng cao năng suất và chất lượng giống xoài cát Hòa Lộc tại huyện Phù Cát ....................... 42 2.3.2.1. Nghiên cứu xác định kỹ thuật tưới nước phù hợp. ................... 42 2.3.2.2. Đánh giá hiệu quả của kỹ thuật tưới nước kết hơp bón phân. . 44 2.3.2.3. Nghiên cứu xác định biện pháp quản lý dịch hại hiệu quả. ..... 44 2.3.2.4. Nghiên cứu xác định biện pháp xử lý ra hoa tập trung. .......... 48 2.3.2.5. Nghiên cứu xác định kỹ thuật cắt tỉa phù hợp.......................... 49 2.3.2.6. Đánh giá tổng hợp các kết quả nghiên cứu ............................. 50 2.3.3.1. Chỉ tiêu theo dõi ....................................................................... 50 2.3.3.2. Kỹ thuật sử dụng trong các thí nghiệm: ................................... 50 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................. 57 3.1. Hiện trạng sản xuất và tiêu thụ xoài tại huyện Phù Cát ....................... 57 3.1.1 Điều kiện khí hậ, đất đai của huyện Phù Cát ................................. 57 3.1.2. Hiện trạng sản xuất xoài tại huyện Phù Cát. ................................. 60 3.1.2.1. Sự biến động về diện tích, năng suất, sản lượng xoài ............. 60 3.1.2.2. Hiện trạng các yếu tố xã hội liên quan đến canh tác xoài ở Phù Cát ......................................................................................................... 62 3.1.2.3. Hiện trạng các yếu tố sinh học liên quan đến canh tác xoài ở huyện Phù Cát ....................................................................................... 65 3.1.2.4. Hiện trạng các yếu tố kỹ thuật liên quan đến canh tác xoài ở huyện Phù Cát. ...................................................................................... 68 3.1.3. Hiện trạng tình hình tiêu thụ xoài tại huyện Phù Cát ................... 72 3.1.3.1. Chuỗi tiêu thụ sản phẩm xoài ................................................... 72 3.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác nâng cao năng suất và
- v chất lượng giống xoài cát Hòa Lộc tại huyện Phù Cát. ............................... 76 3.2.1. Đặc điểm khí hậu, thời tiết và tính chất vật lý, hóa học của đất ở vùng thí nghiệm......................................................................................... 76 3.2.1.1. Đặc điểm thời tiết khu vực nghiên cứu..................................... 76 3.2.1.2. Đặc điểm đất đai khu vực nghiên cứu. ..................................... 77 3.2.2. Nghiên cứu xác định kỹ thuật tưới nước phù hợp .......................... 78 3.2.3. Đánh giá hiệu quả của kỹ thuật tưới nước kết hợp bón phân ........ 89 3.2.4. Nghiên cứu xác định biện pháp quản lý dịch hại hiệu quả. .......... 97 3.2.5. Nghiên cứu xác định biện pháp xử lý ra hoa tập trung. ............... 105 3.2.6. Nghiên cứu xác định kỹ thuật cắt tỉa phù hợp. ............................. 111 3.3. Kết quả áp dụng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật trên giống xoài cát Hòa Lộc tại huyện Phù Cát ................................................................................... 119 3.3.1. Tình hình sâu bệnh hại, năng suất và chất lượng quả trong mô hình áp dụng kết quả tổng hợp ............................................................... 120 3.3.2 Chất lượng quả và hiệu quả kinh tế của mô hình áp dụng kết quả tổng hợp .................................................................................................. 121 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................... 125 1. Kết luận .................................................................................................. 125 2. Đề nghị ................................................................................................... 126 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .............................................................................. 127 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 128 Phụ lục 1: Hình ảnh hoạt đồng của đề tài .................................................. 139 Phụ lục 2: Hiệu quả kinh tế của mô hình ................................................... 142 Phụ lục 3 : Kết quả xử lý số liệu chỉ tiêu năng suất thí nghiệm 2 nhân tố Nước tưới + Phân bón ................................................................................ 145 Phụ lục 4: Kết quả xử lý một số chỉ tiêu trong phạm vi luận án: .............. 146
- vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Từ viết tắt TCN Tiêu chuẩn nghành KHKT NN Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp CCC Chiều cao cây CD Chiều dài CS Cộng sự CT Công thức CTTN Công thức thí nghiệm DHNTB Duyên hải Nam Trung bộ DTTN Diện tích tự nhiên ĐVT Đơn vị tính ĐC Đối chứng ĐK Đường kính GA3 Gibberellic GAP (Good Agricultural Practices) Thực hành nông nghiệp tốt PBZ Paclobutrazol TP Thành phố PTNT Phát triển Nông thôn BVTV Bảo vệ Thực vật TGST Thời gian sinh trưởng
- vii DANH MỤC BẢNG TT Nội dung Bảng Trang 1.1. Yêu cầu nước tưới của cây xoài ở khu vực Darwin và Katherine (lít/cây/tuần) dựa theo diện tích tán che phủ và mật độ cây. .......................... 11 1.2. Lượng dinh dưỡng cây xoài hút để tạo một tấn quả ................................ 16 1.3. Chuẩn đoán nhu cầu dinh dưỡng của cây xoài. ....................................... 17 1.4. Lượng phân cần bón cho cây xoài theo độ tuổi ....................................... 26 1.5. Lượng phân cho cây xoài thời kỳ kinh doanh . ................................... 30 1.6. Phân bón cho cây xoài ở thời kỳ kinh doanh. .......................................... 30 3.1. Hiện trạng các yếu tố xã hội liên quan đến canh tác xoài ở huyện Phù Cát ........................................................................................................... 63 3.2. Hiện trạng các yếu tố sinh học liên quan đến canh tác xoài .................... 66 3.3. Hiện trạng về địa hình canh tác, phương thức phòng trừ sâu bệnh hại và mật độ trồng tronh canh tác xoài ở Phù Cát. ................................................... 68 3.4. Hiện trạng sử dụng phân bón trong canh tác xoài ở Phù Cát .................. 68 3.5. Hiện trạng về mức độ đầu tư phân bón đa lượng trong canh tác xoài ở Phù Cát. ........................................................................................................... 71 3.6. Số lượng thu gom và phương thức thu gom, phân loại, sơ chế xoài của các vựa thu gom ở huyện Phù Cát................................................................... 74 3.7. Đặt điểm khí hậu, thời tiết khu vực nghiên cứu ....................................... 76 3.8. Tính chất lý hóa học của đất (0-20) cm tại điểm thí nghiệm ................... 77 3.9. Ảnh hưởng của các phương pháp tưới đến sinh trưởng và phát triển của cây xoài thời kỳ kinh doanh trên đất cát tại Phù Cát ...................................... 80 3.10. Ảnh hưởng của tưới nước và phân bón đến sinh trưởng của cây xoài trên đất cát tại Bình Định ....................................................................................... 89 3. 11. Ảnh hưởng của tưới nước và phân bón đến một số chỉ tiêu phát triển
- viii của cây xoài trên đất cát tại Phù Cát, Bình Định ............................................ 90 3.12. Ảnh hưởng của tưới nước và phân bón đến yếu tố cấu thành năng suất của cây xoài trên đất cát tại Phù Cát, Bình Định ............................................ 93 3.13. Ảnh hưởng của tưới nước và phân bón đến năng suất của cây xoài trên đất cát tại Phù Cát, Bình Định......................................................................... 94 3.14. Năng suất bình quân 2 năm và tỷ suất lượi nhuận vốn đầu tư của các công thức thí nghiệm ....................................................................................... 96 3. 15. Tỷ lệ hại của bệnh thán thư trên giống xoài cát Hòa Lộc tại Phù Cát của các của các công thức thí nghiệm ................................................................... 97 3.16. Tỷ lệ hại của bọ trĩ (%) trên giống xoài cát Hòa Lộc tại Phù Cát của các của các công thức thí nghiệm .......................................................................... 98 3.17. Chỉ tiêu sinh trưởng của xoài cát Hòa Lộc năm 2018 - 2019 .............. 100 3.18. Chỉ tiêu phát triển của xoài cát Hòa Lộc năm 2018-2019 ................... 101 3.19. Chỉ tiêu về năng suất của xoài cát Hòa Lộc năm 2018 - 2019 tại Phù Cát. ................................................................................................................ 103 3.20. Năng suất, tỷ lệ (%) quả loại 1 của xoài cát Hòa Lộc năm 2018-2019 104 3.21. Tỷ lệ chồi ra hoa và hình thái phát hoa xoài cát Hòa Lộc tại Phù Cát của các công thức thí nghiệm. ............................................................................. 106 3.22. Chỉ tiêu về năng suất của xoài cát Hòa Lộc năm 2018-2019 tại Phù Cát ..........................................................................................................108 3.23. Năng suất và tỷ lệ (%) quả loại 1 của xoài cát Hòa Lộc 2018-2019 tại Phù Cát .......................................................................................................... 109 3.24. Chỉ tiêu sinh trưởng của xoài Cát Hòa Lộc năm 2018 - 2019 ............. 111 3.25. Chỉ tiêu phát triển của xoài cát Hòa Lộc năm 2018 - 2019 ................ 112 3. 26. Chỉ tiêu về năng suất của xoài cát Hòa Lộc năm 2018-2019 ............. 114 3.27. Năng suất và tỷ lệ (%) quả loại 1 của xoài cát Hòa Lộc 2018 - 2019 117 3.28. Năng suất bình quân 2 năm và tỷ suất lợi nhuận của các công thức thí
- ix nghiệm. .......................................................................................................... 119 3.29. Tình hình sâu bệnh hại, năng suất và một số chỉ tiêu về quả tại mô hình áp dụng kết quả tổng hợp .............................................................................. 120 3.30. Kết quả phân tích chất lượng của xoài cát Hòa Lộc trong mô hình áp dụng kết quả tổng hợp ................................................................................... 121 3.31. Kết quả phân tích tồn dư vi sinh vật, kim loại nặng và thuốt bảo vệ thực vật của xoài cát Hòa Lộc trong mô hình áp dụng kết quả tổng hợp ............. 122
- x DANH MỤC HÌNH TT Nội dung Hình Trang 3.1. Diễn biến diện tích xoài ở Bình Định và huyện Phù Cát từ năm 2018- 2021. ................................................................................................................ 60 3.2. Diễn biến năng suất xoài ở tỉnh Bình Định và huyện Phù Cát từ năm 2018 - 2021...................................................................................................... 61 3.3. Hiện trạng thời điểm bón phân trong canh tác xoài ở Phù Cát. ............... 69 3.4. Gía bán xoài loại 1 và loại 2 ở Phù Cát.................................................... 75 3. 5. Diễn biến độ ẩm vùng rễ của các công thức tưới nước cho xoài trên đất cát tại Phù Cát. ................................................................................................ 79 3.6. Ảnh hưởng của phương pháp tưới đến tỷ lệ cành ra hoa, tỷ lệ cành hữu hiệu của cây xoài thời kỳ kinh doanh trên đất cát tại Phù Cát ........................ 81 3.7. Ảnh hưởng của các phương pháp tưới đến số quả trên cây xoài thời kỳ kinh doanh trên đất cát tại Phù Cát. ................................................................ 82 3.8. Ảnh hưởng của các phương pháp tưới đến năng suất của cây xoài thời kỳ kinh doanh trên đất cát tại Phù Cát. ............................................................... 83 3.9. Ảnh hưởng của các phương pháp tưới đến phân loại quả xoài trên đất cát tại Phù Cát, Bình Định. ................................................................................... 84 3.10. Ảnh hưởng của phương pháp tưới đến lượng nước để sử dụng trong sản xuất xoài trên đất cát tại Phù Cát. ................................................................... 85 3.11. Ảnh hưởng của phương pháp tưới đến hiệu quả sử dụng nước trong sản xuất xoài trên đất cát tại Phù Cát. ................................................................... 86 3.12. Ảnh hưởng của phương pháp tưới đến hiệu quả kinh tế của vườn xoài trên đất cát tại Phù Cát, Bình Định ................................................................. 87 3.13. Năng suất trung bình xoài cát Hòa Lộc của các công thức thí nghiệm Paclobutrazol tại Phù Cát .............................................................................. 110
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xoài là một trong những cây ăn quả nhiệt đới quan trọng, được trồng phổ biến ở nhiều vùng trong cả nước với mục đích chủ yếu là lấy quả, ngoài ra còn sử dụng sản phẩm gỗ, làm cây bóng mát, cây cảnh và cây che phủ đất, chống xói mòn. Quả xoài chín có màu sắc hấp dẫn, ăn ngọt, mùi thơm ngon được nhiều người ưa thích và được xem là một loài quả quý. Thành phần dinh dưỡng trong quả xoài chín bao gồm: nước 86,1%, protein 0,6%, lipit 0,1%, chất khoáng 0,3%, xơ 1,1%, hydratcacbon 11,8%, Ca 0,01%, lần 0,02%, Cu 0,03%, caroten (vitamin A) 4800 đơn vị quốc tế (I.U), vitamin B, 40mg/100 g, vitamin PP 0,3mg/100g, vitamin B 50mg/100g, vitamin C 13mg/100g. Trong quả xoài có các loại đường như saccaroza, glucoza, fructoza và maltoza. Về mặt dinh dưỡng có thể nói rằng xoài là loài quả có nhiều chất dinh dưỡng cần cho con người, nhất là nguồn vitamin A và vitamin C. Theo số liệu của Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và PTNT, đến năm 2022, diện tích xoài cả nước đạt 114.000 ha, sản lượng đạt trên 850.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 180 triệu USD, thị trường xuất khẩu chủ yếu là các nước: Nga, Mỹ, Hàn Quốc, EU, Úc, Nhật Bản... Theo đề án phát triển cây ăn quả chủ lực toàn quốc phấn đấu đến năm 2025 diện tích xoài cả nước đạt 130 ngàn ha, sản lượng 1,1 triệu tấn. Đến năm 2030 diện tích đạt 140 nghìn ha, sản lượng 1,5 triệu tấn. Phù Cát là huyện Duyên hải Nam Trung bộ thuộc tỉnh Bình Định, nằm cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 36 km về phía Bắc, có tọa độ địa lý từ 108055’-109015’16” kinh độ Đông và 130 54’-140 12’32” vĩ độ Bắc, phía Bắc giáp huyện Phù Mỹ và huyện Hoài Ân, phía Nam giáp thị xã An Nhơn và huyện Tuy Phước, phía Tây giáp huyện Tây Sơn và huyện Vĩnh Thạnh, phía Đông giáp Biển Đông. Bình Định có một số vùng sinh thái có
- 2 điều kiện đất đai, khí hậu khá thích hợp cho cây xoài sinh trưởng, phát triển. Theo kết quả điều tra của Viện Quy hoạch Thiết kế - Bộ Nông nghiệp và PTNT, đến năm 2022, diện tích xoài của Bình Định đạt 1.263,8 ha, sản lượng đạt 5.951,9 tấn. Quy hoạch phát triển đến 2025 đạt diện tích 2.000 ha, sản lượng đạt 8.250 tấn và 2030 diện tích đạt 2.200 ha, sản lượng đạt 1.250 tấn. Trong đó diện tích xoài huyện Phù Cát đạt 210 ha, chiếm 17% diện tích xoài toàn tỉnh. Giống trồng chủ đạo là xoài cát Hòa Lộc (chiếm 90%), đây là giống xoài có chất lượng tốt hàng đầu của nước ta, được trồng tập trung với diện tích lớn tại Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam bộ, Duyên hải Nam Trung bộ trong đó tỉnh có diện tích lớn là Đồng Tháp (13,9 nghìn ha) và lớn thứ nhì cả nước sau Sơn La (19,7 nghìn ha). Cây xoài có vai trò và vị trí hết sức quan trọng đối với đời sống của cộng đồng dân cư khu vực nông thôn tại huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Bởi vì, đến thời điểm hiện nay diện tích xoài chiếm 0,3% so với tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện và xoài ở Phù Cát được sản xuất tập trung thành vùng chuyên canh hàng hóa với giống chủ lực là xoài cát Hòa Lộc. Bên cạnh đó, trong quá trình canh tác nông hộ trồng xoài ở huyện Phù Cát bước đầu cũng đã làm chủ được một phần kỹ thuật canh tác như khoảng cách trồng, cắt tỉa cành sau thu hoạch, xử lý ra hoa tập trung,…Mặc dù có những lợi thế nêu trên, sản xuất xoài hiện tại ở huyện Phù Cát vẫn còn bộc lộ những hạn chế cơ bản, trong đó sự thiếu ổn định về năng suất và chất lượng quả đã và đang làm giảm thấp đáng kể hiệu quả trồng trọt mà nguyên nhân chủ yếu là chưa có một quy trình canh tác hoàn thiện, được cải tiến cho phù hợp với điều kiện tự nhiên và xã hội của địa phương, trước hết và trên hết là giống xoài cát Hòa Lộc, vốn có nhiều ưu thế so với các giống xoài khác đang có mặt trong phạm vi toàn huyện. Ngoài ra ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trong những năm gần đây đã gây ra hạn hán, lũ lụt, mưa
- 3 trái mùa cũng tác động tiêu cực đáng kể đến sản xuất xoài. Chính vì vậy, việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất và chất lượng quả giống xoài cát Hòa Lộc tại huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định ” có tính cấp thiết rõ nét trong giai đoạn hiện tại. 2. Mục tiêu nghiên cứu. 2.1. Mục tiêu tổng quát. - Đánh giá hiện trạng sản xuất xoài và xác định một số biện pháp kỹ thuật chủ yếu nhằm hoàn thiện quy trình thâm canh giống xoài cát Hòa Lộc trồng tại huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. 2.2. Mục tiêu cụ thể. - Đánh giá được tiềm năng, thế mạnh và hạn chế trong chuỗi sản xuất và chuỗi giá trị của cây xoài cát Hòa Lộc ở huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. - Xác định được phương pháp tưới, chế độ dinh dưỡng đa lượng bón qua hệ thống tưới, phòng trừ một số sâu bệnh hại chính, kỹ thuật xử lý ra hoa tập trung, biện pháp cắt tỉa nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của giống xoài cát Hòa Lộc, phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. - Xây dựng được mô hình canh tác áp dụng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật mới cho năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao hơn so với đối chứng đại trà, làm cơ sở để khuyến cáo và nhân rộng ra trong sản xuất tại địa phương. . 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Giống xoài cát Hòa Lộc trồng bằng cây giống ghép làm đối tượng nghiên cứu. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về đất: Nghiên cứu trên loại đất cát vốn phổ biến ở hầu hết các vườn
- 4 trồng xoài cát Hòa Lộc trên địa bàn huyện Phù Cát. - Về phạm vi điều tra hiện trạng: Điều tra hiện trạng sản xuất và tiêu thụ xoài tại huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định (Phạm vi 4 xã: Cát Hanh, Cát Hiệp, Cát Lâm, Cát Sơn), thời gian điều tra: Năm 2016. - Về phạm vi các nội dung thực hiện: + Các nội dung nghiên cứu được bố trí trên vườn xoài trồng năm 2010 từ cây giống ghép, mật độ 238 cây/ha (6m x 7m), trồng trên đất cát tại xã Cát Hanh, huyện Phù Cát, Bình Định. Thời gian thực hiện vụ quả năm 2015, 2016, 2017 (Thí nghiệm nghiên cứu xác định kỹ thuật tưới nước phù hợp), vụ trái 2018 và 2019 (Thí nghiệm đánh giá hiệu quả của kỹ thuật tưới nước kết hợp bón phân, thí nghiệm nghiên cứu xác định biện pháp quản lý dịch hại hiệu quả, thí nghiệm nghiên cứu xác định biện pháp xử lý ra hoa tập trung, thí nghiệm nghiên cứu xác định kỹ thuật cắt tỉa phù hợp). Nội dung kết quả áp dụng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật được bố trí trên vườn xoài trồng năm 2010, mật độ 238 cây/ha, trồng trên đất cát tại xã Cát Hanh. Thời gian thực hiện: Năm 2020. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài Đề tài là nguồn cung cấp các dẫn liệu có giá trị về cơ sở khoa học của các biện pháp kỹ thuật áp dụng trong sản xuất giống xoài cát Hòa Lộc tại huyện Phù Cát nói riêng và tỉnh Bình Định nói chung với tính khả thi cao. Các kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và sản xuất giống xoài cát Hòa Lộc tại một số địa phương thuộc vùng Nam Trung bộ, cách khá xa và không có nhiều lợi thế về điều kiện sinh thái như vùng nguyên sản. 4.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Các kết quả xác định một số biện pháp kỹ thuật quan trọng trong sản
- 5 xuất giống xoài Cát Hòa Lộc tại địa bàn nghiên cứu là nền tảng rât cơ bản để xây dựng và hoàn thiện quy trình trồng cụ thể trên một tiểu vùng sinh thái cụ thể theo hướng hàng hóa với hiệu quả kinh tế cao, người trồng và các cơ quan chỉ đạo kỹ thuật có thể áp dụng trực tiếp vào thực tiễn sản xuất của địa phương mình. 5. Những đóng góp mới của đề tài - Xác định được một số yếu tố hạn chế chủ yếu của sản xuất xoài ở vùng này đó là sự bùng phát dịch hại liên quan đến biến đổi khí hậu, chế độ bón phân và phòng trừ sâu bệnh hại, đặc biệt là bệnh thán thư, bọ trĩ và biện pháp xử lý ra hoa chưa phù hợp, nguồn nước tưới còn bấp bênh, tỷ lệ hao hụt sau thu hoạch còn khá cao, thời gian bảo quản ngắn làm giảm lợi nhuận cũng như khả năng cạnh tranh của sản phẩm. - Xác định được phương pháp tưới cho vườn xoài giai đoạn kinh doanh bằng ống dẫn nhỏ giọt thông qua chảo bốc thoát hơi nước (Mini pan) làm tăng năng suất, và tăng lãi ròng so với phương pháp tưới truyền thống. Đặc biệt khi sử dụng phương pháp tưới nước kết hợp với bón phân hòa tan thông qua hệ thống tưới nhỏ giọt với liều lượng 3kg NPKS + 0,75kg KCl/cây năng suất thu được tăng lên rất đáng kể. - Hoàn thiện kỹ thuật phòng trừ tổng hợp một số sâu bệnh hại xoài chủ yếu bằng biện pháp vệ sinh đồng ruộng, cắt tỉa cành sau thu hoạch, bón phân hợp lý kết hợp với sử dụng đúng phương pháp, có chọn lọc các chủng loại thuốc sâu bệnh có nguồn gốc hóa học đặc trị làm giảm rõ rệt tỷ lệ bị nhiễm, nâng cao năng suất - Xác định được kỹ thuật xử lý ra hoa giống xoài cát Hòa Lộc tại huyện Phù Cát có tác động nâng cao tỷ lệ ra hoa và năng suất rõ rệt bằng tổ hợp PBZ + MKP + Thiourea tại các thời điểm tuổi chổi 15 ngày và tuổi chồi 45 ngày.
- 6 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC 1.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ và nghiên cứu cây xoài trên thế giới 1.1.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ xoài trên thế giới Xoài có tên khoa học là Mangifera indica thuộc họ Anacardiaceae (họ đào lộn hột). Trung tâm khởi nguyên của cây xoài là ở Ấn Độ và Đông Nam Á, vùng phân bố tự nhiên từ Ấn Độ - Malaisia đến Philipin và phía đông Tân Ghinê. Xoài là cây ăn quả nhiệt đới có giá trị kinh tế và giá trị dinh dưỡng cao. Chính vì vậy tính đến hết năm 2019, xoài được trồng ở 100 quốc gia trên thế giới với diện tích đã cho thu hoạch là 5.588.716 ha, sản lượng 55,853 triệu tấn và năng suất bình quân đạt 9,99 tấn/ha (FAO statistics, 2019). Các quốc gia có sản lượng xoài lớn trên thế giới là Ấn Độ (18.779.000 tấn), Trung Quốc (4.771.038 tấn), Thái Lan (3.432.129 tấn), Mixico (2.197.311 ha)... và năng suất cao được ghi nhận tại Samoa đạt 36,9 tấn/ha, Mali đạt 23,3 tấn/ha, Caboverde đạt 22,9 tấn/ha, Israel đạt 22,5 tấn/ha,...(FAO statistics, 2021). Các quốc gia có diện tích xoài lớn trên thế giới cùng với năng suất bình quân là: Ấn Độ - 2.237.000 ha và năng suất bình quân đạt 8,39 tấn/ha; Trung Quốc - 588.027 ha và năng suất bình quân đạt 8,14 tấn/ha; Thái Lan - 410.694 ha và năng suất bình quân đạt 8,36 tấn/ha; Mexico - 206.423 ha và năng suất bình quân đạt 10,65 tấn/ha và Philippin - 195.958 ha và năng suất bình quân đạt 4,22 tấn/haInđônêxia - 167.785 ha và năng suất bình quân đạt 13,02 tấn/ha; Pakistan - 167.743 ha và năng suất bình quân đạt 9,58 tấn/ha; Bangladesh - 153.088 ha và năng suất bình quân đạt 7,59 tấn/ha. Hiện nay Mêxicô, Philipin, Ấn Độ, Indônêxia và Nam Phi là những nước xuất khẩu xoài nhiều nhất trên thế giới và thị trường nhập khẩu lớn là Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Canada (FAO statistics, 2016). Xoài được xếp hạng là trái cây nhiệt đới chiếm ưu thế với sản lượng
- 7 toàn cầu chiếm 50% tổng sản lượng trái cây nhiệt đới năm 2019. Ấn Độ là nước có sản lượng xoài lớn nhất thế giới, chiếm 38% tương đương 38 triệu tấn [61]. Năm 2019, Thái Lan vượt qua Mexico trở thành nước xuất khẩu xoài, măng cụt và ổi lớn nhất thế giới. Thái Lan tăng trưởng vượt bậc năm 2019 là do nhu cầu nhập khẩu tăng về các loại măng cụt, xoài và ổi của Trung Quốc với 289.000 tấn, tăng 265% với 2018. Xoài Mexico xuất khẩu tiếp tục tăng do nhu cầu nhập khẩu của Hoa Kỳ, chiếm gần 90% tổng lượng xoài xuất khẩu của Mexico. Đến tháng 9 năm 2019, Mexico đã báo cáo xuất khẩu 350.000 tấn xoài sang Hoa Kỳ, tăng 5% từ năm 2018. Mexico dự kiến sẽ cung cấp 450.000 tấn xoài, ổi và măng cụt vào thị trường thế giới năm 2019, tăng 4% so năm 2018 và tương đương 24% tổng sản lượng toàn cầu. Peru, nhà cung cấp chính xoài cho Liên minh châu Âu, bị ảnh hưởng bởi các tác động bất lợi của mùa đông kéo dài từ đầu năm 2019 và ước tính sẽ giảm 52% trong năm 2019 [61]. Peru, trước đây đứng thứ hai về xuất khẩu xoài sau Mexico, năm 2019 giảm 8% và rơi xuống vị trí thứ ba trong xếp hạng toàn cầu. Nguồn cung mạnh từ Brazil, được hưởng lợi từ thời tiết thuận lợi trong suốt cả năm, kết quả tăng 32 % xuất khẩu năm 2019, đưa nước này lên vị trí thứ hai trong xuất khẩu xoài. Khoảng 70% lượng xoài xuất khẩu của Brazil được xuất qua thị trường EU và 20% cho Hoa Kỳ [61] . Sản lượng xuất khẩu xoài toàn thế giới năm 2022 là 2.142.008 tấn, trong đó châu Á là 863.885 tấn [62] 1.1.2. Tình hình nghiên cứu cây xoài trên thế giới * Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh của cây xoài. Theo L.B.Singh (1960) [106] và một số tác giả khác, cây xoài thích nghi với điều kiện sinh thái: Vị trí địa lý từ 23030/vĩ độ Bắc đến 23030/ vĩ độ Nam; nhiệt độ tối thấp là 1oC - 2oC, tối cao là 500C và thích hợp nhất 240C - 300C; số giờ nắng trong năm trên 2.000 giờ; ẩm độ trung bình của không khí từ 70 - 80%, nếu ẩm độ cao và mưa phùn trong thời kỳ nở hoa sẽ ảnh hưởng
- 8 lớn đến quá trình thụ phấn thụ tinh của cây xoài; có 2 mùa mưa nắng rõ rệt để thuận lợi cho quá trình phân hóa mầm hoa; lượng mưa hằng năm biến động từ 600 - 4.000mm, tốt nhất là từ 1.500 - 2.500mm; cây xoài không kén đất, chịu được điều kiện pH đất từ 5,0 - 7,0; tầng đất có độ dày trên 2,0m và mạch nước ngầm dưới 1,8m; xoài có thể phát triển ở độ cao 1.000m, tuy nhiên, để đạt năng suất cao nên phát triển xoài ở độ cao thấp hơn 600m vì nếu cao hơn sẽ gặp điều kiện độ ẩm cao sẽ không có lợi cho sinh trưởng, phát triển của cây xoài. * Về giống xoài: Tại Thái Lan các giống xoài được trồng phổ biến với mục đích thương mại là Nam Dok Mai, Nam Dok Mai 04, Nam Dok Mai Si Thong, Maha Chanok, Falan, Chok Anma, Thong Dam, Kiew Sa Very. Tại Mỹ, các giống được lựa chọn để mở rộng sản xuất tại Floriada là Tommy Atkins, Keitt, Palmer, Van Dyke, Kent, Turpentine và Number 11.[76] Tại Ấn Độ có hơn 1.000 giống xoài được ghi nhận, trong đó có khoảng 30 giống được dùng để trồng thương mại, bao gồm các giống xoài bản địa là Alphonso, Bangalora, Banganpalli, Bombai, Bombay Green, Dashehari, Fajri, Fernnadin, Himsagar, Kesar, Kishen Bhog, Langra, Mankurad, Mulgoa, Neelum, Chausa, Suvarnarekha, Vanraj, Zardalu và các giống xoài lai Amarapali, Mallika, Arka Aruna, Arka Puneet, Arka Anmol, Arka Neelkiran, Ratna, Sindhu, Au Rumani, Manjeera. Theo P.R. Johnson and D. Parr (2006) [97], các giống xoài chủ lực được trồng đại trà tại Úc là Banana, Haden, Irwin, Keitt, Kensington Pride, Kent, Palmer (Zillate), R2E2 và Tommy Atkins. * Về mật độ và khoảng cách trồng của cây xoài: Kết quả tổng hợp của S.A. Oosthuyse (1995) [102] đã cho thấy khoảng cách trồng xoài của những nông hộ đạt năng suất từ 10 - 15 tấn/ha/năm ở
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống lúa Bắc Thơm 7 chịu mặn
251 p | 485 | 165
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Đánh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
0 p | 364 | 78
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu cải tiến hệ thống cây trồng trên một số loại đất chính tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
165 p | 243 | 54
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Xác định giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ (men), tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng các chất dinh dưỡng của một số loại thức ăn và ứng dụng trong thiết lập khẩu phần nuôi gà thịt
161 p | 217 | 50
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Tuyển chọn giống lúa chịu mặn và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật để sản xuất lúa chịu mặn ở Quảng Nam
166 p | 252 | 47
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống bưởi Diễn (Citrus grandis) tại tỉnh Thái Nguyên
171 p | 254 | 36
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất và hiệu quả sản xuất lạc (Arachis hypogaea L.) trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình
54 p | 211 | 35
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Ảnh hưởng của biến động tăng giá đầu vào đến hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
210 p | 178 | 34
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu sử dụng một số chế phẩm sinh học trong sản xuất lúa an toàn theo hướng VietGAP ở tỉnh Thừa Thiên Huế
182 p | 155 | 29
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất và hiệu quả sản xuất lạc (Arachis hypogaea L.) trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình
193 p | 164 | 25
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống lúa Bắc Thơm 7 chịu mặn
27 p | 260 | 24
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
24 p | 142 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Giải pháp thúc đẩy hộ nông dân ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
205 p | 31 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
0 p | 177 | 15
-
Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Xác định phương pháp tối ưu trong nghiên cứu tái sinh và nhân giống cây lan hài (Paphiopedilum sp.)
292 p | 144 | 13
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu cải tiến hệ thống cây trồng trên một số loại đất chính tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
24 p | 124 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu truyền động vô cấp sử dụng hộp số phân nhánh công suất thủy tĩnh trên máy kéo nông nghiệp
144 p | 14 | 6
-
Tóm tắt luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Tuyển chọn giống lúa ngắn ngày và xác định các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp ở tỉnh Quảng Bình
55 p | 119 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn