Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu rệp sáp bột hồng Phenacoccus manihoti (MatileFerrero, 1977) (Homoptera: Pseudococcidae) hại sắn và biện pháp quản lý theo hướng tổng hợp
lượt xem 4
download
Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm nghiên cứu mức độ xâm lấn và xác định đặc điểm sinh học, sinh thái học của rệp sáp bột hồng Phenacoccus manihoti trên cây sắn ở Việt Nam. Trên cơ sở đó đề xuất biện pháp quản lý tổng hợp rệp sáp bột hồng có hiệu quả góp phần phát triển bền vững ngành sản xuất sắn tại Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu rệp sáp bột hồng Phenacoccus manihoti (MatileFerrero, 1977) (Homoptera: Pseudococcidae) hại sắn và biện pháp quản lý theo hướng tổng hợp
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ĐỖ HỒNG KHANH NGHIÊN CỨU RỆP SÁP BỘT HỒNG Phenacoccus manihoti (Matile- Ferrero, 1977) (Homoptera: Pseudococcidae) HẠI SẮN VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THEO HƯỚNG TỔNG HỢP LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI, NĂM 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ĐỖ HỒNG KHANH NGHIÊN CỨU RỆP SÁP BỘT HỒNG Phenacoccus manihoti (Matile-Ferrero, 1977) (Homoptera: Pseudococcidae) HẠI SẮN VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THEO HƯỚNG TỔNG HỢP Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật Mã số: 9.62.01.12 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Phạm Văn Lầm HÀ NỘI, NĂM 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng để bảo vệ ở bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng 6 năm 2019 Tác giả luận án Đỗ Hồng Khanh i
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin cảm ơn sâu sắc GS.TS. Phạm Văn Lầm người đã hướng dẫn, dìu dắt, giúp đỡ tận tình về phương hướng lý luận, nội dung, phương pháp nghiên cứu và luôn luôn động viên tôi trong suốt quá trình học tập để hôm nay bản luận án đã được hoàn thành. Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn tập thể thầy, cô Ban Đào tạo sau đại học của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Ban lãnh đạo và các đồng nghiệp tại Viện Bảo vệ thực vật đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình học tập của tôi. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và tập thể cán bộ Cục Bảo vệ thực vật đã dành cho tôi thời gian tốt nhất và hỗ trợ mọi mặt trong học tập và nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp công tác tại các Trung tâm Bảo vệ thực vật, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực các địa phương đã tạo điều kiện hỗ trợ tôi trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học, các đồng nghiệp trong lĩnh vực nghiên cứu của luận án đã đóng góp những ý kiến quý báu về chuyên môn và cung cấp tư liệu để tôi hoàn thành luận án này. Xin cảm ơn những người thân và bạn bè đã dành cho tôi tình cảm và tinh thần tốt nhất trong suốt quá trình học tập. Hà Nội, ngày tháng 6 năm 2019 Tác giả luận án Đỗ Hồng Khanh ii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN....................................................................................................................... ii MỤC LỤC ...........................................................................................................................iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................................vii DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................viii DANH MỤC HÌNH ............................................................................................................ xi MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI ........ 6 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ............................................................................................. 6 1.2. Tình hình sản xuất sắn trên thế giới và Việt Nam ....................................................... 7 1.2.1. Tình hình sản xuất sắn trên thế giới .......................................................................... 7 1.2.2. Tình hình sản xuất sắn tại Việt Nam ......................................................................... 9 1.3. Nghiên cứu ở ngoài nước về sâu hại cây sắn và rệp sáp bột hồng ........................... 12 1.3.1. Thành phần sâu hại cây sắn trên thế giới ................................................................ 12 1.3.2. Những nghiên cứu về rệp sáp bột hồng hại sắn trên thế giới ................................ 13 1.3.2.1. Thành phần rệp sáp bột hại cây sắn trên thế giới ................................................ 13 1.3.2.2. Vị trí phân loại, nguồn gốc, phân bố và tác hại của rệp sáp bột hồng ............... 14 1.3.2.3. Nghiên cứu về đặc điểm hình thái học của rệp sáp bột hồng ............................. 17 1.3.2.4. Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của rệp sáp bột hồng ................................... 18 1.3.2.5. Nghiên cứu đặc điểm sinh thái học của rệp sáp bột hồng .................................. 24 1.3.2.6. Nghiên cứu phòng chống rệp sáp bột hồng Phenacoccus manihoti .................. 26 1.4. Nghiên cứu ở trong nước về sâu hại cây sắn và rệp sáp bột hồng ........................... 29 1.4.1. Thành phần sâu hại cây sắn ở Việt Nam ................................................................ 29 1.4.2. Nghiên cứu về rệp sáp bột hồng ở Việt Nam ......................................................... 29 1.4.2.1. Thành phần rệp sáp giả trên cây sắn ở Việt Nam ............................................... 29 1.4.2.2. Sự xâm lấn và tác hại của rệp sáp bột hồng ở Việt Nam .................................... 30 1.4.2.3. Nghiên cứu đặc điểm hình thái của rệp sáp bột hồng ......................................... 30 iii
- 1.4.2.4. Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của rệp sáp bột hồng ................................... 31 1.4.2.5. Nghiên cứu đặc điểm sinh thái của rệp sáp bột hồng ......................................... 31 1.4.2.6. Nghiên cứu biện pháp phòng chống rệp sáp bột hồng ....................................... 33 1.5. Những vấn đề cần quan tâm ....................................................................................... 34 CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 35 2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .............................................................................. 35 2.1.1. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................................ 35 2.1.1.1. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................................. 35 2.1.1.2. Đặc điểm tự nhiên của địa điểm chính nghiên cứu thực địa .............................. 35 2.1.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................................... 36 2.2. Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu .................................................................................. 36 2.2.1. Vật liệu nghiên cứu .................................................................................................. 37 2.2.2. Dụng cụ nghiên cứu ................................................................................................. 37 2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................... 37 2.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 38 2.4.1. Phương pháp điều tra thành phần loàisâu hại cây sắn và tình hình xâm lấn của rệp sáp bột hồng P. manihoti tại Việt Nam....................................................................... 38 2.4.1.1. Phương pháp điều tra thành phần sâu hại cây sắn .............................................. 38 2.4.1.2. Phương pháp xác định tình hình xâm lấn của rệp sáp bột hồng ........................ 40 2.4.2. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm về đặc điểm hình thái, sinh vật học, sinh thái học của rệp sáp bột hồng Phenacoccus manihoti...................................... 41 2.4.2.1. Chuẩn bị thức ăn và tạo nguồn rệp sáp bột hồng ................................................ 41 2.4.2.2. Nghiên cứu đặc điểm hình thái học ..................................................................... 42 2.4.2.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái họccủa rệp sáp bột hồng ............. 43 2.4.3. Phương pháp nghiên cứu diễn biến mật độ và yếu tố ảnh hưởng đến số lượng rệp sáp bột hồng Phenacoccus manihoti ở một số nơi tại Việt Nam .................................... 47 2.4.4. Phương phápnghiên cứu biện pháp quản lý tổng hợp rệp sáp bột hồng Phenacoccus manihoti theo hướng bền vững ................................................................... 48 2.4.4.1. Nghiên cứu biện pháp thủ công ........................................................................... 49 iv
- 2.4.4.2. Đánh giá hiệu quả của biện pháp hóa học kết hợp biện pháp thủ công............. 50 2.4.4.3. Nghiên cứu sử dụng ong ký sinh Anagyrus lopezi ............................................. 50 2.5. Phương pháp xử lý số liệu .......................................................................................... 52 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................................... 53 3.1. Thành phần sâu hại cây sắn, tình hình xâm lấn của rệp sáp bột hồng Phenacoccus manihoti tại Việt Nam ........................................................................................................ 53 3.1.1. Thành phần loài sâu hại cây sắn tại Việt Nam ....................................................... 53 3.1.2. Tình hình xâm lấn của rệp sáp bột hồng P. manihoti tại Việt Nam...................... 56 3.1.2.1. Quá trình xâm lấn của rệp sáp bột hồng P. manihoti tại Việt Nam ................... 56 3.1.2.2. Con đường lan truyền, phát tán của rệp sáp bột hồng Phenacoccus manihoti tại Việt Nam ............................................................................................................................. 62 3.1.3. Tác hại của rệp sáp bột hồng P. manihoti tại Việt Nam ........................................ 63 3.2. Đặc điểm hình thái học, sinh vật học, sinh thái họccủa loài rệp sáp bột hồng Phenacoccus manihoti trong điều kiện phòng thí nghiệm............................................... 65 3.2.1. Đặc điểm hình thái học ............................................................................................ 65 3.2.2. Đặc điểm sinh vật học và sinh thái học .................................................................. 71 3.2.2.1. Tập tính hoạt động sống ....................................................................................... 71 3.2.2.2. Thời gian phát triển các pha và thời gian vòng đời............................................. 73 3.2.2.3. Sinh sản và thời gian sống của rệp sáp bột hồng ................................................ 79 3.2.2.4. Nhiệt độ khởi điểm phát dục, số thế hệ lý thuyết trong năm của RSBH........... 88 3.2.2.5. Bảng sống của rệp sáp bột hồng (tại Viện Bảo vệ thực vật, 2015) .................... 89 3.2.2.6. Cây thức ăn của rệp sáp bột hồng Phenacoccus manihoti ............................... 101 3.3. Diễn biến mật độ và yếu tố ảnh hưởng đến số lượngrệp sáp bột hồng Phenacoccus manihoti ở một số vùng trồng cây sắn của Việt Nam .................................................... 102 3.3.1. Diễn biến mật độ rệp sáp bột hồng P. manihoti ................................................... 102 3.3.1.1. Diễn biến mật độ rệp sáp bột hồng P. manihoti tại Phú Yên năm 2015 ......... 102 3.3.1.2. Diễn biến mật độ rệp sáp bột hồng P. manihoti tại Phú Yên năm 2016 .... 105 3.3.2. Yếu tố ảnh hưởng đến số lượngrệp sáp bột hồng P. manihoti ở Việt Nam ....... 108 3.3.2.1. Ảnh hưởng của yếu tố thời tiết ........................................................................... 108 v
- 3.3.2.2. Ảnh hưởng của chế độ canh tác ......................................................................... 113 3.4. Biện pháp quản lý tổng hợp rệp sáp bột hồng hại sắn Phenacoccus manihoti theo hướng bền vững tại vùng nghiên cứu .............................................................................. 115 3.4.1. Biện pháp kiểm dịch thực vật ................................................................................ 115 3.4.2. Biện pháp canh tác và thủ công............................................................................. 116 3.4.2.1. Biện pháp sử dụng hom giống sạch rệp sáp bột hồng ...................................... 116 3.4.2.2. Biện pháp thủ công ............................................................................................. 116 3.4.3. Nghiên cứu biện pháp hóa học kết hợp biện pháp thủ công ............................... 120 3.4.4. Nghiên cứu sử dụng thiên địch tự nhiên để phòng chống rệp sáp bột hồng ....1266 3.4.4.1. Lợi dụng hoạt động hữu ích của thiên địch tự nhiên ......................................1266 3.4.4.2. Kết quả thả ong ký sinh Anagyrus lopezi để hạn chế RSBH ........................... 133 3.4.5. Đề xuất quy trình phòng chống rệp sáp bột hồng hại sắn Phenacoccus manihoti trong điều kiện Việt Nam ................................................................................................. 139 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................................. 141 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN143 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 144 PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 157 vi
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TT Từ viết tắt Nghĩa của từ 1 BNN và PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2 BVTV Bảo vệ thực vật 3 CABI Centre for Agriculture and Bioscience International (Trung tâm Nông nghiệp và Sinh học quốc tế) 4 CIAT The International Center for Tropical Agriculture (Trung tâm Nông nghiệp nhiệt đới quốc tế ) 5 CT Công thức 6 ĐB Đồng bằng 7 FAO Food and Agriculture Organization of the United Nations (Tổ chức lương thực và nông nghiệp liên hợp quốc) 8 IFPRI Viện Nghiên cứu Chính sách lương thực thế giới 9 IPM Intergrated Pest Management (Quản lý dịch hại tổng hợp) 10 NTB Nam trung bộ 11 PB Phía Bắc 12 PT Phát triển 13 QCVN Qui chuẩn Việt Nam 14 RSBH Rệp sáp bột hồng 15 SCL Sông Cửu Long 16 TB Trung bình 17 TLH Tỷ lệ hại 18 T.T. Huế Thừa Thiên Huế vii
- DANH MỤC BẢNG Thứ tự Tên bảng Trang bảng 1.1 Sản lượng sắn củ trên thế giới giai đoạn 2005-2014 8 1.2 Dự báo tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn toàn cầu đến 9 năm 2020 1.3 Tình hình sản xuất sắn ở Việt Nam giai đoạn 2011-2015 11 1.4 Tình hình sản xuất sắn ở Việt Nam năm 2015 11 1.5 Sự phân bố các loài côn trùng hại sắn trên thế giới 12 3.1 Thành phần côn trùng và nhện nhỏ gây hại trên cây sắn 54 ở Việt Nam 3.2 Tình hình xâm lấn của rệp sáp bột hồng ở Việt Nam 57 trong các năm 2012-2017 3.3. Sự xuất hiện của rệp sáp bột hồng ở các vùng trồng sắn 61 tại Việt Nam đến năm 2017 3.4 Kích thước các pha/giai đoạn phát triển của rệp sáp bột 69 hồng Phenacoccus manihoti (tại Viện Bảo vệ thực vật, 2015) 3.5 Thời gian phát triển rệp sáp non các tuổi của loài rệp 74 sáp bột hồng Phenacoccus manihoti ở trong phòng (tại Viện Bảo vệ thực vật, 2015) 3.6 Thời gian phát triển các pha và vòng đời của rệp sáp bột 76 hồng Phenacoccus manihoti ở trong phòng (tại Viện Bảo vệ thực vật, 2015) 3.7 Sự đẻ trứng của trưởng thành cái rệp sáp bột hồng 80 Phenacoccus manihoti ở các nhiệt độ khác nhau (tại Viện Bảo vệ thực vật, 2015) 3.8 Sức đẻ trứng trong một ngày của trưởng thành cái ở các 83 nhiệt độ thí nghiệm khác nhau (tại Viện Bảo vệ thực vật, 2015) viii
- 3.9 Thời gian sống của rệp sáp bột hồng Phenacoccus 87 manihoti ở trong phòng (tại Viện Bảo vệ thực vật, 2015) 3.10 Số thế hệ lý thuyết trong một năm của rệp sáp bột hồng 89 tại một số điểm nghiên cứu từ năm 2014-2017 3.11 Tỷ lệ sống sót của các pha/giai đoạn phát triển trước 89 trưởng thành của rệp sáp bột hồng ở các nhiệt độ thí nghiệm (tại Viện Bảo vệ thực vật, 2015) 3.12 Tỷ lệ sống và sức sinh sản của trưởng thành cái rệp sáp 91 bột hồng ở nhiệt độ 20oC, 62% ẩm độ (tại Viện Bảo vệ thực vật, 2015) 3.13 Tỷ lệ sống và sức sinh sản của trưởng thành cái rệp sáp 93 bột hồng ở nhiệt độ 25oC, 62% ẩm độ (tại Viện Bảo vệ thực vật, 2015) 3.14 Tỷ lệ sống và sức sinh sản của trưởng thành cái rệp sáp 96 bột hồng ở nhiệt độ 30oC, 62% ẩm độ (tại Viện Bảo vệ thực vật, 2015) 3.15 Các chỉ số bảng sống của rệp sáp bột hồng (tại Viện 99 Bảo vệ thực vật 2015) 3.16 Kết quả điều tra rệp sáp bột hồng trên một số loại cây 101 trồng liền kề hoặc ở trong đồng sắn tại Tây Ninh và Phú Yên năm 2017 3.17 Diễn biến mật độ của rệp sáp bột hồng Phenacoccus 103 manihoti tại huyện Đồng Xuân, Phú Yên năm 2015 3.18 Diễn biến mật độ của rệp sáp bột hồng Phenacoccus 106 manihoti tại huyện Sơn Hòa, Phú Yên năm 2016 3.19 Ảnh hưởng của yếu tố thời tiết đến diễn biến mật độ của 109 rệp sáp bột hồng Phenacoccus manihoti tại huyện Đồng Xuân (Phú Yên, 2015) 3.20 Ảnh hưởng của yếu tố thời tiết đến diễn biến mật độ của 113 rệp sáp bột hồng Phenacoccus manihoti tại huyện Sơn Hòa (Phú Yên, 2016) 3.21 Hiệu quả của biện pháp thủ công trong hạn chế rệp sáp 117 bột hồng (tại huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên, 2016) ix
- 3.22 Hiệu quả của biện pháp thủ công trong hạn chế rệp sáp 118 bột hồng (tại huyện Sông Hinh, Phú Yên, 2016) 3.23 Năng suất sắn củ của biện pháp thủ công trong hạn chế 120 rệp sáp bột hồng (tại Phú Yên, 2016) 3.24 Hiệu quả của biện pháp phun thuốc hóa học trừ rệp kết 121 hợp biện pháp thủ công (tại huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên, 2016) 3.25 Hiệu quả của biện pháp phun thuốc bảo vệ thực vật kết 123 hợp biện pháp thủ công (tại huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên, 2016) 3.26 Năng suất trong thí nghiệm biện pháp phun thuốc bảo 126 vệ thực vật kết hợp biện pháp thủ công (tại tỉnh Phú Yên, 2016) 3.27 Danh sách thiên địch trên cây sắn tại Tây Ninh và Phú 127 Yên năm 2014-2015 3.28 Tỷ lệ bị ký sinh tự nhiên của rệp sáp bột hồng (Tây 130 Ninh, 2015) 3.29 Mức độ hiện diện của ong ký sinh A.lopezi tại huyện 131 Đồng Xuân, Phú Yên năm 2016 3.30 Mức độ hiện diện của ong ký sinh A. lopezi tại huyện 132 Phú Hòa, Phú Yên năm 2016 3.31 Mật độ rệp sáp bột hồng trong thí nghiệm thả ong ký 137 sinh (Tây Ninh, 2014 và 2015) x
- DANH MỤC HÌNH Thứ tự Tên hình Trang hình 1.1 Rệp sáp bột hồng Phenacoccus manihoti 14 1.2 Trưởng thành ong Anagyrus lopezi ký sinh rệp sáp bột 28 hồng 2.1 Cây sắn trong thí nghiệm nghiên cứu sinh học rệp sáp 47 bột hồng 3.1 Sự xâm lấn của rệp sáp bột hồng Phenacoccus manihoti 58 trên cây sắn tại Việt Nam từ năm 2012 đến năm 2017 3.2 Rệp sáp bột hồng trên hom sắn để làm giống tại tỉnh 62 Phú Yên 3.3 Lá cây sắn bị biến dạng do rệp sáp bột hồng gây hại 64 3.4 Triệu chứng bị rệp sáp bột hồng gây hại tại đỉnh sinh 64 trưởng của cây sắn 3.5 Ruộng sắn bị rệp sáp bột hồng hại nặng tại Phú Yên 65 3.6 Trưởng thành cái rệp sáp bột hồng 66 3.7 Trứng rệp sáp bột hồng 67 3.8 Trưởng thành cái rệp sáp bột hồng và túi trứng 67 3.9 Rệp sáp non tuổi 1 của rệp sáp bột hồng 68 3.10 Rệp sáp non tuổi 2 của rệp sáp bột hồng 70 3.11 Rệp sáp non tuổi 3 của rệp sáp bột hồng 71 3.12 Rệp sáp bột hồng sống tại các gân lá chính ở mặt dưới 72 lá sắn 3.13 Nhịp điệu đẻ trứng của trưởng thành cái rệp sáp bột 86 hồng ở nhiệt độ thí nghiệm khác nhau (tại Viện Bảo vệ thực vật, 2015) 3.14 Tỷ lệ sống (lx) và sức sinh sản (mx) của rệp sáp bột 93 hồng theo thời gian ở nhiệt độ 20ºC và 62% ẩm độ (tại Viện Bảo vệ thực vật, 2015) xi
- 3.15 Tỷ lệ sống (lx) và sức sinh sản (mx) của rệp sáp bột 95 hồng theo thời gian ở nhiệt độ 25ºC và 62% ẩm độ (tại Viện Bảo vệ thực vật, 2015) 3.16 Tỷ lệ sống (lx) và sức sinh sản (mx) của rệp sáp bột 97 hồng theo thời gian ở nhiệt độ 30ºC và 62% ẩm độ (tại Viện Bảo vệ thực vật, 2015) 3.17 Rệp sáp trên vườn cao su trồng gần với cánh đồng sắn 102 tại Tây Ninh 3.18 Diễn biến mật độ của rệp sáp bột hồng Phenacoccus 105 manihoti tại huyện Đồng Xuân (tỉnh Phú Yên, 2015) 3.19 Diễn biến mật độ của rệp sáp bột hồng Phenacoccus 108 manihoti tại huyện Sơn Hòa (Phú Yên, 2016) 3.20 Ảnh hưởng của yếu tố thời tiết đến diễn biến mật độ của 110 rệp sáp bột hồng Phenacoccus manihoti tại huyện Đồng Xuân (Phú Yên, 2015) 3.21 Ảnh hưởng của yếu tố thời tiết đến diễn biến mật độ của 112 rệp sáp bột hồng Phenacoccus manihoti tại huyện Sơn Hòa (Phú Yên, 2016) 3.22 Diễn biến mật độ RSBH và tỷ lệ cây sắn bị nhiễm ở Tây 114 Ninh năm 2013-2015 3.23 Trưởng thành cái ong ký sinh Anagyrus lopezi 128 3.24 Tỷ lệ bị ong A. lopezi ký sinh của rệp sáp bột hồng và 129 mức độ cây sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng tại một số tỉnh miền Đông Nam bộ (tháng 3 - 5/2014) 3.25 Tỷ lệ bị ký sinh của rệp sáp bột hồng ở các điểm thả 134 ong A. lopezi (Tây Ninh, 2014) 3.26 Tỷ lệ bị ký sinh của rệp sáp bột hồng tại các điểm thả 135 ong ký sinh A. lopezi ( Tây Ninh, 2015) 3.27 Tỷ lệ ngọn cây sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng trong thí 138 nghiệm thả ong ký sinh A. lopezi năm 2014 3.28 Tỷ lệ ngọn cây sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng trong thí 138 nghiệm thả ong ký sinh A. lopezi năm 2015 xii
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Theo Crantz (1976), cây sắn có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Mỹ La tinh đã được trồng cách đây khoảng 5 000 năm (dẫn theo Hoàng Kim và Phạm Văn Biên, 1995) [16]. Trung tâm phát sinh của cây sắn được giả thiết tại vùng Đông Bắc của nước Brazil thuộc lưu vực sông Amazon. Nơi đây có nhiều chủng loại sắn trồng trọt và sắn hoang dại (Candolle, 1886 - dẫn theo Hoàng Kim và Phạm Văn Biên, 1995; Rogers, 1965) [16], [95]. Trung tâm phát sinh phụ của cây sắn có thể tại Mexico ở Trung Mỹ và vùng ven biển phía Bắc của Nam Mỹ. Bằng chứng về nguồn gốc cây sắn trồng là những di tích khảo cổ ở Venezuela vào niên đại 2 700 năm trước Công nguyên, di vật thể hiện củ sắn ở vùng ven biển Peru khoảng 2 000 năm trước Công nguyên, những lò nướng bánh sắn trong phức hệ Malabo ở phía Bắc Colombia niên đại khoảng 1 200 năm trước Công nguyên, những hạt tinh bột sắn trong hóa thạch được phát hiện tại Mexico vào thời gian từ năm 900 đến năm 200 trước Công nguyên (Rogers, 1963, 1965) [94], [95]. Cây sắn đã được người Bồ Đào Nha đưa đến Congo (châu Phi) vào khoảng thế kỷ thứ 16. Tài liệu nói tới cây sắn ở vùng này là của Barre và Thevet (1558) (dẫn theo Hoàng Kim và Phạm Văn Biên, 1995) [16]. Ở châu Á, cây sắn đã được du nhập tới Ấn Độ vào khoảng thế kỷ thứ 17 (Rajendran et al., 1995) [93] và tới Sri- Lanka vào đầu thế kỷ thứ 18 (Bandara and Sikurajapathy, 1992) [32]. Cây sắn cũng đã được du nhập tới Trung Quốc, Myanmar và các nước châu Á khác vào khoảng cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 (U Thu Than, 1992 - dẫn theo Hoàng Kim và Phạm Văn Biên, 1995; Fang Baiping, 1992) [16], [53]. Cây sắn được cho là đã du nhập tới Việt Nam vào khoảng giữa thế kỷ 18, nhưng hiện chưa có tài liệu nào công bố chắc chắn về nơi trồng và năm trồng đầu tiên (Hoàng Kim, Phạm Văn Biên, 1995) [16]. Cây sắn được xem là cây trồng quan trọng của nhiều quốc gia thuộc châu Phi, châu Mỹ và châu Á. Ngoài việc sử dụng làm lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc, chế biến tinh bột, cây sắn còn là nguồn cung cấp nguyên liệu chính cho ngành 1
- công nghiệp chế biến nhiên liệu sinh học tại nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, cây sắn là cây lương thực có sản lượng đứng thứ ba sau cây lúa và cây ngô. Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên (khí hậu và đất đai), cùng với sự quan tâm đầu tư xứng đáng của Đảng và Nhà nước nên diện tích trồng cây sắn ở Việt Nam ngày càng tăng. Diện tích trồng cây sắn của Việt Nam vào năm 2011 là 560 ngàn ha, năng suất trung bình 17,63 tấn/ha, tổng sản lượng đạt 9,87 triệu tấn (Nguyễn Văn Bộ và nnk., 2013) [4]. Cây sắn bị nhiều loài chân khớp ăn thực vật sử dụng làm nguồn thức ăn. Các loài chân khớp ở Brazil có thể gây thiệt hại năng suất sắn củ tới trên 50% (Bellotti, 1990; Melo, 1990) [34], [77]. Sinh vật gây hại là nguyên nhân không nhỏ ảnh hưởng tới năng suất, sản lượng và chất lượng sắn củ. Thành phần sâu hại cây sắn ở Việt Nam còn chưa được quan tâm nghiên cứu. Theo thống kê gần đây nhất, trên cây sắn ở Việt Nam mới chỉ ghi nhận được 6 loài chân khớp gây hại (Phạm Văn Lầm, 2013) [17]. Theo báo cáo của Cục Bảo vệ thực vật và Chi cục Bảo vệ thực vật các tỉnh trồng cây sắn, có nhiều loài sinh vật gây hại trên cây sắn. Những sinh vật hại chính có ảnh hưởng rõ ràng đến sản xuất sắn củ hiện nay ở nước ta là bệnh chổi rồng, nhện đỏ và tập hợp các loài rệp sáp, trong đó có cả loài rệp sáp bột hồng (Phenacoccus manihoti) là loài ngoại lai mới xâm nhập. Rệp sáp bột hồng được phát hiện gây hại trên cây sắn lần đầu tiên trên thế giới vào đầu những năm 1960 tại châu Phi, sau đó là ở một số quốc gia thuộc Nam Mỹ. Rệp sáp bột hồng lây lan trên cây sắn ở châu Phi với tốc độ khoảng 300 km/năm. Đến năm 1987, nó đã xâm nhiễm cây sắn ở 31/35 nước thuộc dải trồng sắn của châu Phi (Herren, 1990; Neuenschwander et al., 1990) [63], [85]. Các nhà khoa học trên thế giới đã cảnh báo loài sinh vật hại này sẽ gây ra sự tàn phá lớn với mức độ thiệt hại năng suất có thể lên đến 84% (Nwanze, 1982) [89]. Đối với các quốc gia trồng sắn tại khu vực Đông Nam Á, năm 2008 rệp sáp bột hồng đã được ghi nhận xuất hiện và gây hại tại các vùng trồng sắn của Thái Lan, Lào, Campuchia, Myanmar và Indonesia. Rệp sáp bột hồng chích hút dinh dưỡng làm cho các ngọn cây sắn bị chùn lại, cây sắn sinh trưởng kém, còi cọc dẫn 2
- tới giảm năng suất và chất lượng của sắn củ. Trong trường hợp rệp sáp bột hồng phát triển mạnh, gây hại nặng có thể làm cây sắn chết hàng loạt. Ở Việt Nam, rệp sáp bột hồng được phát hiện lần đầu tiên vào tháng 7/2012 tại vùng trồng sắn của tỉnh Tây Ninh. Là loài côn trùng hại ngoại lai mới được phát hiện nên các nghiên cứu về rệp sáp bột hồng hầu như chưa được tiến hành ở Việt Nam. Trong khi đó, những hiểu biết về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học, quy luật phát sinh, phát triển của rệp sáp bột hồng trên cây sắn ở những vùng trồng sắn đã bị xâm lấn sẽ là cơ sở khoa học chắc chắn để xác định các giải pháp hữu hiệu trong quản lý loài sinh vật hại ngoại lai này theo hướng bền vững. Xuất phát từ những lý do trên, luận án tiến sĩ nông nghiệp được tiến hành với tên đề tài là “Nghiên cứu rệp sáp bột hồng Phenacoccus manihoti (Matile- Ferrero, 1977) (Homoptera: Pseudococcidae) hại sắn và biện pháp quản lý theo hướng tổng hợp”. 2. Mục đích yêu cầu của đề tài 2.1. Mục đích Nghiên cứu mức độ xâm lấn và xác định đặc điểm sinh học, sinh thái học của rệp sáp bột hồng Phenacoccus manihoti trên cây sắn ở Việt Nam. Trên cơ sở đó đề xuất biện pháp quản lý tổng hợp rệp sáp bột hồng có hiệu quả góp phần phát triển bền vững ngành sản xuất sắn tại Việt Nam. 2.2. Yêu cầu - Xác định được những tỉnh/vùng trồng cây sắn ở Việt Nam đã bị rệp sáp bột hồng Phenacoccus manihoti xâm lấn gây hại. - Xác định đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của rệp sáp bột hồng Phenacoccus manihoti trong điều kiện phòng thí nghiệm. - Xác định tình hình phát sinh, diễn biến mật độ và yếu tố ảnh hưởng đến số lượng rệp sáp bột hồng Phenacoccus manihoti tại một số vùng trồng sắn của Việt Nam đã bị xâm nhiễm. - Nghiên cứu tìm kiếm biện pháp khả thi để quản lý rệp sáp bột hồng Phenacoccus manihoti trên cây sắn theo hướng bền vững. 3
- 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3.1. Ý nghĩa khoa học Đề tài đã cung cấp những dẫn liệu khoa học về sự xâm lấn, thiết lập quần thể của rệp sáp bột hồng Phenacoccus manihoti tại các vùng trồng sắn ở Việt Nam đã bị xâm lấn; cung cấp những dẫn liệu khoa học mới về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học chủ yếu của rệp sáp bột hồng và hiệu quả của một số biện pháp quản lý loài sâu hại ngoại lai này tại các vùng trồng sắn đã bị xâm lấn ở Việt Nam. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài góp tài liệu làm cơ sở khoa học để xây dựng qui trình quản lý tổng hợp rệp sáp bột hồng Phenacoccus manihoti hại sắn theo hướng bền vững, trong đó nhấn mạnh việc sử dụng các biện pháp phòng ngừa và sử dụng tác nhân sinh học. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Rệp sáp bột hồng Phenacoccus manihoti hại cây sắn tại Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án đi sâu nghiên cứu sự xâm lấn và thiết lập quần thể, đặc điểm chính về sinh vật học, sinh thái học (thời gian vòng đời, sức đẻ trứng, diễn biến mật độ và yếu tố ảnh hưởng đến số lượng,...) của rệp sáp bột hồng Phenacoccus manihoti và hiệu quả của một số biện pháp quản lý rệp sáp bột hồng Phenacoccus manihoti theo hướng tổng hợp, bền vững tại vùng trồng sắn đã bị rệp sáp bột hồng xâm nhiễm ở Việt Nam (Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Quảng Trị, Phú Yên,...). 5. Những đóng góp mới của luận án - Cung cấp một cách hệ thống những dẫn liệu mới về sự xâm lấn của rệp sáp bột hồng Phenacoccus manihoti tại các vùng trồng sắn của Việt Nam. - Bổ sung dẫn liệu khoa học mới về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học (đặc 4
- biệt là số liệu bảng sống) của rệp sáp bột hồng P. manihoti tại Việt Nam. - Cung cấp dẫn liệu khoa học về hiệu quả của một số biện pháp quản lý rệp sáp bột hồng P. manihoti theo hướng tổng hợp, bao gồm cả biện pháp sử dụng ong ký sinh Anagyrus lopezi. 5
- CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài Cây sắn (Manihoti esculenta) có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Mỹ La tinh. Đến nay, cây sắn đã được trồng ở nhiều quốc gia và vùng địa lý khác nhau, với hệ thống canh tác không giống nhau. Các yếu tố sinh thái (gồm cả hoạt động sản xuất của con người) có tác động rất phức tạp đến quần xã côn trùng trong hệ sinh thái cây sắn. Do vậy, thành phần loài sâu hại và ý nghĩa kinh tế của từng loài sâu hại trên cây sắn thay đổi, phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng vùng trồng sắn. Có những loài sâu hại được coi là quan trọng và sự phát sinh, phát triển của chúng ở vùng trồng sắn này chưa chắc đã là quan trọng và giống với vùng trồng sắn khác. Biện pháp phòng chống sâu hại sắn có hiệu quả ở vùng trồng sắn này chưa chắc đã có thể áp dụng cho vùng trồng sắn khác. Mặt khác, rệp sáp bột hồng Phenacoccus manihoti là loài côn trùng ngoại lai xâm lấn đối với nhiều vùng trồng sắn trên thế giới. Điều này có nghĩa là rệp sáp bột hồng có đầy đủ các đặc tính cơ bản của một sinh vật ngoại lai xâm hại như là loài sinh vật rộng sinh thái, có khả năng thích nghi cao với điều kiện sống của môi trường mới, sinh sản nhanh và khả năng sinh sản cao, khả năng phát tán nhanh,... Tuy nhiên, sự biểu hiện các đặc tính này của rệp sáp bột hồng ở các môi trường bị xâm lấn khác nhau thì không giống nhau. Để có biện pháp phòng chống hiệu quả đối với bất kỳ một loài sâu hại nào trên cây sắn cũng cần phải dựa vào những hiểu biết về đặc tính sinh vật học, sinh thái học của chính loài sâu hại đó. Những hiểu biết về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của rệp sáp bột hồng, hiệu quả của các biện pháp hạn chế số lượng của rệp sáp bột hồng trên cây sắn là cơ sở khoa học để đề xuất biện pháp phòng chống rệp sáp bột hồng một cách hiệu quả theo hướng bền vững. Những điểm nêu trên là cơ sở khoa học để đề xuất thực hiện đề tài luận án. 6
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống lúa Bắc Thơm 7 chịu mặn
251 p | 473 | 165
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Đánh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
0 p | 361 | 78
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu cải tiến hệ thống cây trồng trên một số loại đất chính tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
165 p | 241 | 54
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Xác định giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ (men), tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng các chất dinh dưỡng của một số loại thức ăn và ứng dụng trong thiết lập khẩu phần nuôi gà thịt
161 p | 213 | 49
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Tuyển chọn giống lúa chịu mặn và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật để sản xuất lúa chịu mặn ở Quảng Nam
166 p | 246 | 47
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất và hiệu quả sản xuất lạc (Arachis hypogaea L.) trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình
54 p | 206 | 35
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống bưởi Diễn (Citrus grandis) tại tỉnh Thái Nguyên
171 p | 249 | 35
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Ảnh hưởng của biến động tăng giá đầu vào đến hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
210 p | 174 | 34
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu sử dụng một số chế phẩm sinh học trong sản xuất lúa an toàn theo hướng VietGAP ở tỉnh Thừa Thiên Huế
182 p | 153 | 28
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất và hiệu quả sản xuất lạc (Arachis hypogaea L.) trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình
193 p | 157 | 24
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống lúa Bắc Thơm 7 chịu mặn
27 p | 255 | 24
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
24 p | 139 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Giải pháp thúc đẩy hộ nông dân ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
205 p | 27 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
0 p | 175 | 15
-
Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Xác định phương pháp tối ưu trong nghiên cứu tái sinh và nhân giống cây lan hài (Paphiopedilum sp.)
292 p | 142 | 13
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu cải tiến hệ thống cây trồng trên một số loại đất chính tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
24 p | 123 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu truyền động vô cấp sử dụng hộp số phân nhánh công suất thủy tĩnh trên máy kéo nông nghiệp
144 p | 14 | 6
-
Tóm tắt luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Tuyển chọn giống lúa ngắn ngày và xác định các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp ở tỉnh Quảng Bình
55 p | 116 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn