MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
1.1 Campuchia và Việt Nam là hai nước có mối quan hệ lâu đời.<br />
Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, vận mệnh của hai quốc gia luôn gắn<br />
kết với nhau chặt chẽ, điều này đã được thực tế chứng minh: Nếu một<br />
giai đoạn nào đó, quan hệ hai nước trục trặc thì đều tổn hại đến lợi<br />
ích của cả Campuchia và Việt Nam. Ngược lại, nếu quan hệ giữa hai<br />
nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai<br />
bên. Mặt khác, sự gần gũi về mặt địa lý và sự gắn bó, tương đồng về<br />
lịch sử khiến cho nhân dân hai nước luôn có sự hiểu biết, thông cảm<br />
và chia sẻ, đồng thời là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy quan hệ hai<br />
nước trong tình hình mới.<br />
Trong suốt quá trình phát triển của quốc gia, dân tộc, đặc biệt trong<br />
thời kỳ hiện đại, Campuchia và Việt Nam luôn nhận thức sâu sắc về tầm<br />
quan trọng của hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển ở khu vực Đông<br />
Nam Á. Khu vực này có ý nghĩa chiến lược đối với cả hai nước xét trên<br />
nhiều phương diện, là một bộ phận quan trọng trong chính sách đa<br />
phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại và “láng giềng hữu nghị”<br />
của mỗi nước. Vì vậy, việc củng cố, thúc đẩy các mối quan hệ song<br />
phương, nhất là quan hệ với các nước láng giềng, khu vực cũng như giữa<br />
hai nước có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp<br />
hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế của cả Campuchia và<br />
Việt Nam.<br />
1.2 Từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc, xu thế đối thoại, hợp tác trở<br />
thành dòng mạch chủ đạo trong quan hệ quốc tế giữa các quốc gia<br />
trên thế giới. Điều này đã tạo ra cơ hội rất lớn cho hợp tác khu vực<br />
Đông Nam Á nói chung và quan hệ giữa ba nước Đông Dương nói<br />
riêng có bước phát triển tốt đẹp hơn. Trong bối cảnh mới đó, quan hệ<br />
Campuchia - Việt Nam cũng được tăng cường và thúc đẩy theo<br />
hướng hợp tác tích cực. Năm 1993, tình hình đất nước Campuchia<br />
dần đi vào ổn định đã tạo điều kiện cho quan hệ hai nước ngày càng<br />
được củng cố và phát triển trên mọi lĩnh vực: chính trị, ngoại giao,<br />
kinh tế, an ninh, khoa học - kỹ thuật, hợp tác trong đa phương.<br />
Trong những năm gần đây, đứng trước những biến đổi sâu sắc,<br />
khó lường của tình hình thế giới và khu vực, vì nhu cầu phát triển của<br />
mỗi nước, của Tiểu v ng Mekong và cả khu vực Đông Nam Á,<br />
Campuchia và Việt Nam đều phải xác định một chiến lược phát triển<br />
quốc gia thích hợp. Trong đó, từng mối quan hệ song phương hay đa<br />
<br />
phương đều có một vị trí, vai trò riêng và cần được xem trọng trong<br />
chính sách đối ngoại của mỗi nước. Quan hệ hợp tác hai nước hiện<br />
nay đang đứng trước những thuận lợi cơ bản cũng như những thách<br />
thức, khó khăn mới, nhưng nếu biết khai thác tốt thuận lợi và hạn chế<br />
một cách hiệu quả những thách thức, khó khăn, hợp tác Campuchia Việt Nam sẽ có những bước phát triển có lợi cho mỗi nước, góp phần<br />
vì hòa bình, ổn định, hợp tác ở khu vực. Do đó, việc nghiên cứu quan<br />
hệ Campuchia - Việt Nam ngày càng có ý nghĩa quan trọng.<br />
1.3 Quan hệ Campuchia - Việt Nam không chỉ tồn tại và phát triển<br />
một cách thuận chiều mà còn trải qua nhiều biến động, thăng trầm của<br />
lịch sử. Những mâu thuẫn, tồn tại trong quan hệ hai nước cũng như sự<br />
tác động sâu sắc của nhân tố bên ngoài, nhất là sức ép từ phía các nước<br />
lớn, đặc biệt là Trung Quốc đã có ảnh hưởng rất lớn đến mối quan hệ<br />
này. Tính thiếu ổn định trong hệ thống chính trị và những mặt trái<br />
trong chính sách đối ngoại của Campuchia, hay nói cách khác tính đa<br />
diện trong chính sách đối ngoại và sự tranh giành ảnh hưởng, đấu tranh<br />
phe phái trong nội bộ Campuchia đã không ít lần gây tác động xấu đến<br />
quan hệ giữa hai nước. Đồng thời, những tác động trái chiều của các<br />
nhân tố bên ngoài, nhất là từ phía Trung Quốc đã ảnh hưởng trực tiếp<br />
lên đường lối đối ngoại của Campuchia và tác động sâu sắc tới mối<br />
quan hệ Campuchia - Việt Nam. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài còn<br />
nhằm góp phần hiểu thêm những biến động về chính trị, kinh tế và<br />
đường lối ngoại giao của Campuchia, qua đó có thể gợi mở cho Việt<br />
Nam những đối sách ph hợp trong quan hệ với nước láng giềng ở<br />
v ng biên giới Tây Nam của đất nước.<br />
1.4. Đề tài quan hệ Campuchia - Việt Nam (1993 - 2010) là đề tài<br />
mới chưa từng được công bố trước đó. Vì thế, qua nghiên cứu đề tài,<br />
chúng tôi mong muốn đóng góp một tài liệu tham khảo quan trọng<br />
cho công tác giảng dạy và nghiên cứu lịch sử (kể cả giảng dạy lịch sử<br />
quan hệ quốc tế) trong các trường đại học, cho các nhà hoạt động<br />
chính trị, ngoại giao, nhất là những người hiện nay đang trực tiếp<br />
quan hệ, giao dịch, tiếp xúc với Campuchia.<br />
Từ thực tế nói trên, chúng tôi quyết định chọn vấn đề: “Quan hệ<br />
Campuchia - Việt Nam (1993 - 2010)” làm đề tài luận án tiến sĩ với<br />
hy vọng góp phần nghiên cứu quan hệ quốc tế của nội bộ Hiệp hội<br />
các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nói chung và quan hệ<br />
Campuchia - Việt Nam nói riêng.<br />
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề<br />
<br />
2.1. Việc nghiên cứu của các học giả Việt Nam<br />
Campuchia là một nước láng giềng thân thuộc đối với nhân dân<br />
Việt Nam, do vậy, từ lâu quan hệ hai nước đã nhận được sự quan tâm<br />
nghiên cứu của nhiều học giả, cơ quan nghiên cứu của Việt Nam.<br />
Đặc biệt, trong những năm gần đây, việc đẩy mạnh nghiên cứu về đất<br />
nước Campuchia và mối quan hệ Campuchia - Việt Nam được nhiều<br />
nhà nghiên cứu, nhà lãnh đạo, quản lý Việt Nam nhìn nhận, đánh giá<br />
trên nhiều phương diện, phản ánh sự phát triển không ngừng mối<br />
quan hệ giữa hai quốc gia, dân tộc.<br />
2.1.1. Những công trình viết chung về lịch sử quan hệ giữa ba<br />
nước Đông Dương<br />
Công trình “Về lịch sử văn hóa ba nước Đông Dương” (1983) do<br />
Phạm Nguyên Long, Đặng Bích Hà chủ biên là một tác phẩm được xuất<br />
bản khá sớm. Đây là công trình nghiên cứu của nhiều nhà khoa học,<br />
trong đó, tác giả Nguyễn Hào H ng với bài viết “Lịch sử một thế kỷ liên<br />
minh đoàn kết chiến đấu và toàn thắng của nhân dân ba nước Đông<br />
Dương” đã dựng lại bức tranh toàn cảnh về mối quan hệ giữa Việt Nam<br />
- Campuchia - Lào từ trong lịch sử đấu tranh cho đến đầu thập niên 80<br />
của thế kỷ XX. Tác giả nhìn nhận mối quan hệ khăng khít của ba nước<br />
Đông Dương dựa trên nền tảng về văn hóa, lịch sử, xã hội từ thời kỳ<br />
thực dân Pháp xâm lược cho đến kết thúc thắng lợi hai cuộc kháng chiến<br />
chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Tác giả đã đi sâu phân tích cơ sở<br />
hình thành mối quan hệ thiết thân giữa nhân dân ba nước Đông Dương,<br />
khẳng định đây không chỉ là mối quan hệ láng giềng truyền thống mà<br />
còn là mối quan hệ của các quốc gia c ng chung nguồn cội văn hóa, lịch<br />
sử và điều kiện phát triển trong một khu vực “thống nhất nhưng đa<br />
dạng”. Tuy không đề cập riêng về quan hệ Campuchia - Việt Nam,<br />
nhưng qua đó vẫn thấy được rất nhiều điểm tương đồng tạo nên nền tảng<br />
của mối quan hệ này.<br />
Nguyễn Văn Cường trong luận văn thạc sĩ “Hợp tác kinh tế giữa<br />
Việt Nam với Lào và Campuchia (1991 - 2006)” (2007) trên cơ sở<br />
trình bày và phân tích những nhân tố tác động đến quan hệ ba nước<br />
đã đề cập đến quan hệ hợp tác Campuchia - Việt Nam trên các lĩnh<br />
vực đầu tư, thương mại và giao thông vận tải cũng như dự báo triển<br />
vọng hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới. Tuy nhiên, do đối<br />
tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là ba chủ thể Việt Nam - Lào<br />
- Campuchia trong hợp tác kinh tế, nên công trình chưa đi sâu tìm<br />
<br />
hiểu, khai thác và phân tích cụ thể mối quan hệ Campuchia - Việt<br />
Nam trên các lĩnh vực khác và chỉ dừng lại năm 2006.<br />
Phạm Đức Thành và Vũ Công Quý trong công trình “Những khía<br />
cạnh dân tộc, tôn giáo, văn hóa trong Tam giác phát triển Việt Nam Lào - Campuchia” (2009) đã đi vào nghiên cứu những điểm tương<br />
đồng nổi bật trên những khía cạnh dân tộc, tôn giáo và văn hóa. Các<br />
tác giả đã chỉ ra rằng Việt Nam với Campuchia và Lào đều có những<br />
điểm chung, tạo nền tảng vững chắc cho mối quan hệ trong lịch sử.<br />
Những điểm chung đó không chỉ giúp ba nước Đông Dương đoàn kết<br />
đánh thắng kẻ th chung mà còn tạo lập vị thế để cả ba quốc gia c ng<br />
vươn lên phát triển trong giai đoạn hiện nay.<br />
Trong luận văn thạc sĩ “Hợp tác Việt Nam - Lào - Campuchia ở<br />
khu vực Tam giác Phát triển (1999 - 2009)” (2011), Nguyễn Duy<br />
H ng đã bước đầu nêu bật được những thành tựu hợp tác giữa Việt<br />
Nam, Campuchia và Lào ở v ng giáp ranh biên giới phía Tây. Tuy<br />
nhiên, do đối tượng và phạm vi nghiên cứu khá rộng nên tác giả chưa<br />
đi sâu phân tích quan hệ Campuchia - Việt Nam.<br />
2.1.2. Những công trình nghiên cứu về Campuchia hoặc Việt Nam<br />
Phạm Đức Thành là người có nhiều công trình nghiên cứu về đất<br />
nước và con người Campuchia, cũng như mối quan hệ giữa Campuchia<br />
với Việt Nam trong nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau. Tác phẩm “Lịch<br />
sử Campuchia” (1995) của tác giả là một công trình biên soạn công phu,<br />
có tính khái quát về đất nước Khmer. Tuy nhiên, do phạm vi và đối<br />
tượng nghiên cứu quá rộng nên tác giả ít đề cập đến mối quan hệ<br />
Campuchia - Việt Nam và nếu có cũng chỉ dừng lại vào đầu những năm<br />
90 của thế kỷ XX. Mặc d vậy, công trình này đã mô tả khái quát đất<br />
nước, con người, lịch sử, văn hóa Campuchia từ thời kỳ khởi nguyên<br />
đến trước năm 1995, qua đó cho thấy được những điểm tương đồng giữa<br />
hai quốc gia, dân tộc là cơ sở cho mối quan hệ Campuchia - Việt Nam<br />
ngày nay.<br />
Lê Thị Ái Lâm trong đề tài nghiên cứu “Thực tiễn phát triển kinh<br />
tế - xã hội Campuchia từ thập kỷ 90 đến nay” (2006) đã trình bày<br />
thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của Campuchia trong giai đoạn<br />
đầu cải cách và xây dựng kinh tế thị trường (1994 - 2004), với các<br />
nội dung liên quan đến tăng trưởng kinh tế, vấn đề dân số, nguồn<br />
nhân lực, thị trường lao động, các vấn đề xã hội… ít nhiều có liên<br />
quan đến hướng nghiên cứu của đề tài.<br />
<br />
Vũ Dương Huân (chủ biên) trong “Ngoại giao Việt Nam hiện đại<br />
vì sự nghiệp đổi mới (1975 - 2000)” (2002) đã khái quát chính sách<br />
đối ngoại của Việt Nam trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội với<br />
bối cảnh mới trong nước và thế giới. Do đối tượng nghiên cứu khá<br />
rộng, cho nên tác giả chỉ mới đề cập một vài nét cơ bản nhất của<br />
quan hệ Việt Nam - Campuchia về chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn<br />
hóa - khoa học - kỹ thuật và một số vấn đề còn tồn tại trong quan hệ<br />
hai nước như vấn đề biên giới lãnh thổ, vấn đề người Việt tại<br />
Campuchia.<br />
2.1.3. Những công trình đề cập chung đến quan hệ<br />
Campuchia - Việt Nam<br />
Viện Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt<br />
Nam là cơ quan chuyên trách nghiên cứu về các nước Đông Nam Á,<br />
cũng như quan hệ giữa Việt Nam với các quốc gia trong khu vực.<br />
Viện đã cho xuất bản nhiều tài liệu liên quan đến quan hệ Campuchia<br />
- Việt Nam, trong đó có nhiều bài nghiên cứu chuyên sâu đi vào phân<br />
tích, lý giải thực trạng cũng như xu hướng của mối quan hệ hai nước.<br />
Có thể dẫn ra một số công trình tiêu biểu như: Báo cáo chuyên đề<br />
“Quan hệ Việt Nam - Campuchia: thực trạng và triển vọng”; Đề tài<br />
cấp Viện “Quan hệ Việt Nam - Campuchia: Hiện trạng và giải<br />
pháp” (2006); Hội thảo Khoa học “Quan hệ Việt Nam - Campuchia<br />
trong bối cảnh mới: Hợp tác toàn diện cùng phát triển” (2007) quy<br />
tụ các nhà khoa học, các chuyên gia có thâm niên nghiên cứu về quan<br />
hệ Campuchia - Việt Nam trong rất nhiều lĩnh vực: chính trị, kinh tế,<br />
giáo dục và đào tạo, du lịch, y tế… Mặc d góc độ nhìn nhận khác<br />
nhau, thể hiện trên nhiều lĩnh vực, song các học giả đều cho rằng<br />
quan hệ Campuchia - Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành tựu lớn<br />
lao, ngày càng phát triển đi lên ph hợp với tình hình chung của khu<br />
vực và thế giới, cũng như nguyện vọng chính đáng của nhân dân hai<br />
nước. Tuy nhiên, nhiều tác giả cũng chỉ ra do nhiều nguyên nhân chủ<br />
quan và khách quan, quan hệ Campuchia - Việt Nam trên nhiều lĩnh<br />
vực chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước, còn gặp nhiều khó<br />
khăn cần phải giải quyết, đồng thời cũng đưa ra một số dự báo khá<br />
lạc quan về xu hướng phát triển giữa hai quốc gia trong vài năm.<br />
Công trình “Những vấn đề chính trị, kinh tế nổi bật của<br />
Campuchia giai đoạn 2011 - 2020 và tác động chủ yếu đến Việt Nam”,<br />
Đề tài cấp Bộ - Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (2010) của Nguyễn<br />
Thế Hà và cộng sự đã có những phân tích sâu sắc về những biến động<br />
<br />