Luận án Tiến sĩ Quản lý bệnh viện: Kết quả ứng dụng hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh trong chẩn đoán và điều trị người bệnh tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức giai đoạn 2018 – 2020
lượt xem 3
download
Luận án Tiến sĩ Quản lý bệnh viện "Kết quả ứng dụng hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh trong chẩn đoán và điều trị người bệnh tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức giai đoạn 2018 – 2020" trình bày các nội dung chính sau: Mô tả thực trạng quản lý và sử dụng hình ảnh trong chẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức năm 2018; Phân tích kết quả ứng dụng hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh trong chẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức năm 2020; Phân tích thuận lợi, khó khăn trong việc ứng dụng hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý bệnh viện: Kết quả ứng dụng hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh trong chẩn đoán và điều trị người bệnh tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức giai đoạn 2018 – 2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG NGUYỄN VĂN ĐỪNG KẾT QUẢ ỨNG DỤNG HỆ THỐNG LƯU TRỮ VÀ TRUYỀN TẢI HÌNH ẢNH TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NGƯỜI BỆNH TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC GIAI ĐOẠN 2018 – 2020 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 9720802 Hà Nội – Năm 2024
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG NGUYỄN VĂN ĐỪNG KẾT QUẢ ỨNG DỤNG HỆ THỐNG LƯU TRỮ VÀ TRUYỀN TẢI HÌNH ẢNH TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NGƯỜI BỆNH TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC GIAI ĐOẠN 2018 – 2020 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 9720802 HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS.TS TRẦN BÌNH GIANG PGS.TS PHẠM VIỆT CƯỜNG Hà Nội – Năm 2024
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi cùng sự hỗ trợ của các đồng nghiệp tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác ngoài các công bố trong khuôn khổ của nghiên cứu này. Tác giả luận án NGUYỄN VĂN ĐỪNG
- ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Hội đồng quản lý, Ban Giám hiệu Trường Đại học Y tế Công cộng, Phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học, các Thầy, Cô giáo và các Phòng ban chức năng, Khoa, Bộ môn Nhà trường đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới những người Thầy tâm huyết đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều thời gian giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này. Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy, Cô trong các Hội đồng chấm luận án tiến sĩ các cấp đã nhận xét và đóng góp những ý kiến quý báu để luận án này hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới Đảng ủy – Ban Giám đốc, Lãnh đạo, cán bộ, viên chức, đồng nghiệp tại các Khoa, Phòng, Trung tâm trực thuộc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Ban Quản lý Dự án Hỗ trợ Y học từ xa giữa Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức với một số bệnh viện địa phương sử dụng vốn ODA của Chính phủ Đức đã tạo điều kiện, giúp đỡ, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập, thực hiện đề tài, thu thập số liệu và hoàn thành luận án này. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, khích lệ, tạo điều kiện và giúp đỡ Tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận án này./. NGHIÊN CỨU SINH NGUYỄN VĂN ĐỪNG
- iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ATM Chế độ chuyển đổi không đồng bộ (Asynchronous Transfer Mode) CNTT Công nghệ thông tin CĐHA Chẩn đoán hình ảnh DICOM Truyền tải hình ảnh kỹ thuật số y khoa (Digital Imaging Communication in Medicine) EPR/EMR Bệnh án điện tử (Electronic Patient Record/Electronic Medical Record) HIS Hệ thống thông tin bệnh viện (Hospital Information System) HTTT Hệ thống thông tin KCB Khám chữa bệnh LIS Hệ thống thông tin xét nghiệm (Laboratory Information System) MMR Bệnh án dưới dạng truyền thông đa phương tiện (Multi - media record) PACS Hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh (Picture Archiving and Communication System) RIS Hệ thống quản lý chẩn đoán hình ảnh (Radiology Information System) TAM Mô hình lý thuyết về chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model) UTAUT Lý thuyết hợp nhất về việc chấp nhận và sử dụng công nghệ (Unified Theory of Acceptance and Use of Technology)
- iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ iii MỤC LỤC ................................................................................................................ iv DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................... ix DANH MỤC HÌNH VẼ .......................................................................................... xi ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................... 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................... 3 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4 1.1. Một số khái niệm cơ bản ............................................................................... 4 1.1.1. Hệ thống thông tin bệnh viện (Hospital Information System - HIS) ........... 4 1.1.2. Hệ thống thông tin chẩn đoán hình ảnh (Radiology Information System - RIS) ................................................................................................................. 5 1.1.3. Y học từ xa (Tele-Medicine) ......................................................................... 7 1.1.4. Tổng quan về hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh (PACS)..................... 9 1.1.5. Lợi ích của hệ thống PACS ......................................................................... 15 1.2. Thực trạng ứng dụng hệ thống PACS tại các bệnh viện ............................. 19 1.2.1. Tác động của hệ thống PACS đến hoạt động lâm sàng và thực hành chẩn đoán hình ảnh ........................................................................................................... 19 1.2.2. Các yếu tố tác động đến triển khai thành công hệ thống PACS tại bệnh viện ............................................................................................................... 22 1.2.3. Một số nghiên cứu về việc ứng dụng hệ thống PACS tại Việt Nam ........... 29 1.3. Một số mô hình đánh giá hiệu quả triển khai hệ thống thông tin ................ 30 1.3.1. Mô hình lý thuyết hợp nhất về sự chấp nhận và sử dụng công nghệ (Unified Theory of Acceptance and Use of Technology - UTAUT) ...................................... 32 1.3.2. Mô hình lý thuyết về Chấp nhận công nghệ (TAM) ................................... 35 1.3.3. Mô hình nghiên cứu của Delon và Mclean ................................................. 37
- v 1.3.4. Lựa chọn mô hình đánh giá triển khai hệ thống PACS tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức ........................................................................................................... 42 1.4. Giới thiệu về hệ thống Y học từ xa tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức ........ 45 1.5. Khung logic ................................................................................................. 48 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 52 2.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................. 52 2.1.1. Số liệu thứ cấp ............................................................................................. 52 2.1.2. Đối với cấu phần định lượng ....................................................................... 52 2.1.3. Đối với cấu phần định tính .......................................................................... 53 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu: .............................................................. 53 2.2.1. Thời gian ..................................................................................................... 53 2.2.2. Địa điểm ...................................................................................................... 55 2.3. Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................... 55 2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ............................................................. 55 2.4.1. Đối với cấu phần định lượng ....................................................................... 55 2.4.2. Đối với cấu phần định tính .......................................................................... 56 2.5. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu .................................................... 56 2.5.1. Công cụ thu thập số liệu .............................................................................. 56 2.5.2. Quy trình thu thập số liệu nghiên cứu ......................................................... 57 2.6. Các biến số nghiên cứu ............................................................................... 58 2.7. Phương pháp phân tích số liệu .................................................................... 59 2.7.1. Đối với cấu phần định lượng ....................................................................... 59 2.7.2. Đối với cấu phần định tính .......................................................................... 60 2.8. Sai số và khống chế sai số ........................................................................... 60 2.9. Đạo đức của nghiên cứu .............................................................................. 61 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 62 3.1. Thực trạng sử dụng phim chụp/báo cáo CĐHA tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trước khi triển khai hệ thống PACS ................................................................. 62 3.1.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu................................................. 62
- vi 3.1.2. Thực trạng sử dụng phim chụp/báo cáo CĐHA .......................................... 64 3.1.3. Mức độ hài lòng khi sử dụng hệ thống quản lý phim chụp/báo cáo CĐHA hiện tại của đối tượng ............................................................................................... 72 3.2. Kết quả triển khai hệ thống PACS tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức ........ 75 3.2.1. Kết quả triển khai lắp đặt hệ thống PACS tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức ............................................................................................................... 75 3.2.2. Kết quả hoạt động đào tạo nhân lực, kết nối với các bệnh viện tuyến cơ sở .. ............................................................................................................... 77 3.2.3. Các quy trình được ban hành liên quan tới hệ thống PACS tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức ................................................................................................... 78 3.2.4. Thay đổi trước và sau khi triển khai hệ thống PACS .................................. 81 3.2.5. Sự hài lòng và cảm nhận của đối tượng nghiên cứu sau khi sử dụng hệ thống PACS tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức ........................................................ 87 3.3. Một số thuận lợi, khó khăn khi triển khai hệ thống PACS tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức ........................................................................................................... 95 3.3.1. Về khía cạnh cung cấp dịch vụ.................................................................... 95 3.3.2. Về nhân lực ................................................................................................. 97 3.3.3. Trang thiết bị hạ tầng và hệ thống thông tin y tế......................................... 99 3.3.4. Về tài chính ............................................................................................... 101 3.3.5. Về lãnh đạo và quản trị ............................................................................. 104 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN.................................................................................... 106 4.1. Thực trạng hệ thống quản lý chẩn đoán hình ảnh trong chẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trước khi triển khai hệ thống PACS ................. 106 4.2. Một số kết quả ứng dụng hệ thống PACS trong chẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức ................................................................................ 108 4.2.1. Nâng cao hiệu quả công việc hàng ngày của nhân viên y tế ..................... 109 4.2.2. Hỗ trợ việc ra quyết định lâm sàng của các bác sĩ .................................... 110 4.2.3. Cải thiện thực hành giao tiếp giữa các nhân viên y tế ............................... 110 4.2.4. Cải thiện về thời gian báo cáo của kỹ thuật viên CĐHA .......................... 111
- vii 4.2.5. Cải thiện về việc sử dụng phim chụp/báo cáo CĐHA .............................. 113 4.2.6. Cải thiện thời gian quay vòng (turnaround time – TAT) .......................... 114 4.2.7. Cải thiện hiệu suất công việc của KTV CĐHA ........................................ 115 4.2.8. Nhận thức của nhân viên y tế về hệ thống PACS trong công việc ........... 117 4.3. Một số thuận lợi và khó khăn khi triển khai hệ thống PACS tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức ................................................................................................. 121 4.3.1. Thuận lợi ................................................................................................... 121 4.3.2. Khó khăn ................................................................................................... 124 4.4. Hạn chế của nghiên cứu ............................................................................ 127 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN.................................................................................... 130 5.1. Thực trạng sử dụng phim chụp/báo cáo CĐHA tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trước khi triển khai hệ thống PACS ............................................................... 130 5.2. Kết quả triển khai hệ thống PACS trong hoạt động chẩn đoán hình ảnh phục vụ cho điều trị và chăm sóc người bệnh tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức........... 131 5.3. Một số thuận lợi, khó khăn khi triển khai hệ thống PACS tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức ......................................................................................................... 132 KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................... 133 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 135 PHỤ LỤC .............................................................................................................. 149 Phụ lục 1: Bảng biến số trong nghiên cứu.............................................................. 149 Phụ lục 2: Phiếu khảo sát ý kiến của bác sĩ tại bệnh viện trước khi triển khai sử dụng hệ thống PACS .............................................................................................. 156 Phụ lục 3: Phiếu khảo sát ý kiến của bác sĩ tại bệnh viện sau khi triển khai sử dụng hệ thống PACS ....................................................................................................... 162 Phụ lục 4: Phiếu khảo sát ý kiến dành cho kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh trước khi triển khai sử dụng hệ thống PACS ................................................................... 175 Phụ lục 5: Phiếu khảo sát ý kiến dành cho kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh sau khi triển khai sử dụng hệ thống PACS ......................................................................... 181
- viii Phụ lục 6: Hướng dẫn phỏng vấn sâu về việc triển khai hệ thống PACS tại bệnh viện (trước khi triển khai hệ thống PACS) ............................................................. 195 Phụ lục 7: Hướng dẫn phỏng vấn sâu về việc triển khai hệ thống PACS tại bệnh viện (sau khi triển khai hệ thống PACS) ................................................................ 197
- ix DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Các cấu phần trong mô hình lý thuyết của Delone và Mclean ............................ 41 Bảng 1.2. Các chỉ số đánh giá triển khai hệ thống PACS tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức ............................................................................................................................................. 45 Bảng 1.3. Khung logic thể hiện các yếu tố trong dự án ....................................................... 48 Bảng 2.1. Bảng phân bố số lượng mẫu nghiên cứu ............................................................. 56 Bảng 3.1. Thông tin các đối tượng tham gia nghiên cứu triển khai hệ thống PACS........... 63 Bảng 3.2. Tần suất sử dụng phim chụp/báo cáo CĐHA trong công việc ............................ 64 Bảng 3.3. Đặc điểm sử dụng phim chụp/báo cáo CĐHA của nhóm đối tượng là bác sĩ ..... 65 Bảng 3.4. Đặc điểm sử dụng phim chụp/báo cáo CĐHA của nhóm đối tượng là bác sĩ (tiếp theo) ..................................................................................................................................... 66 Bảng 3.5. Đặc điểm sử dụng phim chụp/báo cáo CĐHA của nhóm đối tượng là kỹ thuật viên trước khi triển khai hệ thống PACS ............................................................................. 68 Bảng 3.6. Đặc điểm sử dụng phim chụp/báo cáo CĐHA của nhóm đối tượng là kỹ thuật viên (tiếp theo) ..................................................................................................................... 69 Bảng 3.7. Đặc điểm việc quản lý và giám sát sử dụng phim chụp/báo cáo CĐHA theo đánh giá của đối tượng nghiên cứu............................................................................................... 70 Bảng 3.8. Mức độ hài lòng khi sử dụng hệ thống quản lý phim chụp/báo cáo CĐHA tại BV Hữu nghị Việt Đức .............................................................................................................. 72 Bảng 3.9. Thống kê số lượng phim chụp/báo cáo CĐHA được sử dụng giai đoạn 2018 – 10 tháng đầu năm 2021 ............................................................................................................. 81 Bảng 3.10. Đặc điểm sử dụng phim chụp/báo cáo CĐHA của nhóm đối tượng bác sĩ điều trị trước và sau khi triển khai hệ thống PACS ..................................................................... 83 Bảng 3.11. Đặc điểm trao đổi sử dụng phim chụp/báo cáo CĐHA của nhóm đối tượng bác sĩ trước và sau khi triển khai hệ thống PACS ...................................................................... 84 Bảng 3.12. Đặc điểm sử dụng phim chụp/báo cáo CĐHA của nhóm đối tượng là kỹ thuật viên trước và sau khi triển khai hệ thống PACS .................................................................. 85 Bảng 3.13. Đặc điểm việc quản lý và giám sát sử dụng phim chụp/báo cáo CĐHA khi triển khai hệ thống PACS............................................................................................................. 86 Bảng 3.14. Sự hài lòng của đối tượng nghiên cứu với hệ thống PACS sau triển khai ........ 87 Bảng 3.15. Cảm nhận của đối tượng nghiên cứu về các khía cạnh của hệ thống PACS sau khi triển khai ........................................................................................................................ 91
- x Bảng 3.16. So sánh hệ thống PACS với hệ thống cũ tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trong các khía cạnh liên quan tới kỹ thuật viên ............................................................................. 93 Bảng 3.17. So sánh hệ thống PACS với hệ thống cũ tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trong các khía cạnh chung ............................................................................................................. 94 Bảng 3.18. Một số chi phí triển khai hệ thống PACS tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức . 103
- xi DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1: Sơ đồ cấu trúc Hệ thống thông tin bệnh viện (HIS) phổ biến ............................... 5 Hình 1.2: Sơ đồ Hệ thống thông tin chẩn đoán hình ảnh (RIS) ............................................. 6 Hình 1.3. Mô tả hệ thống PACS trong mối liên hệ với hệ thống y tế từ xa......................... 11 Hình1.4. Cấu trúc hệ thống PACS ....................................................................................... 13 Hình 1.5. Minh họa quy trình và lưu phim thủ công ........................................................... 16 Hình 1.6. Minh họa quy trình hệ thống PACS và lưu phim số hóa ..................................... 16 Hình 1.7: Minh họa về sự đồng nhất dữ liệu giữa hệ thống PACS và HIS ......................... 18 Hình 1.8: Mô hình lý thuyết UTAUT .................................................................................. 34 Hình 1.9. Mô hình lý thuyết về Chấp nhận công nghệ (TAM)............................................ 36 Hình 1.10: Mô hình của Delone và Mclean ......................................................................... 40 Hình 1.11. Mô hình đánh giá thành công của hệ thống PACS theo G. Pare ....................... 44 Hình 2.1. Các giai đoạn tiến hành nghiên cứu ..................................................................... 54 Hình 3.1. Sơ đồ quy trình hoạt động hệ thống PACS tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức ... 78 Hình 3.2. Quy trình hoàn tất ảnh chụp từ hệ thống PACS .................................................. 79 Hình 3.3. Số lượt chụp X-quang và số lượt khám bệnh tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức giai đoạn 2018 - 2021 .......................................................................................................... 82 Hình 3.4. Số lượt chụp CT và số lượt khám bệnh tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức giai đoạn 2018 – 2021................................................................................................................. 82 Hình 3.5. Mức độ hài lòng của đối tượng nghiên cứu với hệ thống phim chụp/báo cáo CĐHA trước và sau khi triển khai hệ thống PACS ............................................................. 90
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Y học hiện đại chẩn đoán bệnh dựa vào các triệu chứng lâm sàng và các bằng chứng cận lâm sàng. Trong chẩn đoán cận lâm sàng thì chẩn đoán dựa trên hình ảnh thu được từ các thiết bị, máy chẩn đoán hình ảnh ngày càng chiếm một vai trò quan trọng, nhất là ngày nay với sự trợ giúp của các thiết bị, máy y tế hiện đại, công nghệ cao có các phần mềm tin học hỗ trợ giúp cho hình ảnh rõ nét và chính xác hơn (1). Hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh (Picture Archiving and Communication System - PACS) được định nghĩa là "một hệ thống thông tin điện tử dùng để thu thập, lưu trữ, truyền tải, và hiển thị các hình ảnh y tế” (2). Sử dụng hệ thống PACS tại các cơ sở KCB có nhiều lợi ích ở các mức độ khác nhau. Ở cấp độ quản lý, hệ thống này giúp trực tiếp cho việc giảm chi phí, loại bỏ các chi phí in phim (3). Hệ thống này giúp nâng cao năng suất quản lý và chẩn đoán hình ảnh do mọi công việc được thực hiện kỹ thuật số và nhanh chóng (4). Ngoài ra hệ thống này cũng sẽ giúp cho việc đọc và chẩn đoán hình ảnh trở nên chính xác hơn (5). Hệ thống PACS hiện đang được áp dụng phổ biến tại các hệ thống bệnh viện trên thế giới. Sự kết hợp chặt chẽ giữa hệ thống PACS, hệ thống thông tin quản lý bệnh viện (Hospital Information System - HIS) đã và đang tạo thành một tổ hợp hoàn hảo đáp ứng tốt nhu cầu công tác chuyên môn cũng như việc quản lý công tác khám chữa bệnh (6). Tại Việt Nam, Chính phủ và Bộ Y tế trong những năm gần đây đã có nhiều chính sách và chiến lược để đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào hoạt động khám chữa bệnh như Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (7) hay Quyết định số 5316/QĐ-BYT về việc phê duyệt chương trình Chuyển đổi số Y tế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (8). Việc ứng dụng CNTT tại bệnh viện các tuyến của Việt Nam cũng nằm trong cải cách về nâng cao chất lượng bệnh viện. Bên cạnh các Quyết định, Chiến lược chỉ đạo điều hành là hướng dẫn triển khai thực hiện cụ thể, và định hướng lồng ghép để
- 2 có được sự đầu tư về tài chính và kỹ thuật. Bộ Y tế có Văn bản số 4394/BYT- CNTT ngày 24/6/2015 Hướng dẫn khung kỹ thuật về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động y tế từ xa thuộc phạm vi Đề án Bệnh viện vệ tinh giai đoạn 2013- 2020 (9). Có thể thấy, xu hướng chuyển đổi số là một trong những xu hướng hàng đầu hiện nay, được Nhà nước và các đơn vị y tế quan tâm, đặc biệt trong bối cảnh chất lượng chăm sóc người bệnh và tự chủ về tài chính ngày càng trở nên quan trọng. Các bệnh viện tuyến Trung ương hiện cũng đang xây dựng các đề án ứng dụng hệ thống lưu trữ, truyền tải và hiển thị hình ảnh y tế, đặc biệt là trong tương lai nhằm triển khai hệ thống này để hỗ trợ công tác khám, chữa bệnh cho các bệnh viện vệ tinh, và hướng tới phát triển nền y tế số. Trong đó, việc triển khai hệ thống PACS được xem như là một trong những biện pháp cấp thiết nhằm ứng dụng chuyển đổi số trong y tế, phù hợp với yêu cầu, hướng dẫn của các văn bản pháp quy từ cấp Chính phủ tới cấp Bộ (8, 10). Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức là bệnh viện chuyên khoa hạng đặc biệt, chuyên ngành Ngoại khoa, là tuyến cao nhất của cả nước. Theo báo cáo tổng kết năm 2022, Bệnh viện đã khám bệnh cho 385.398 lượt, chụp 568.418 lượt X-quang, 679.080 lượt cắt lớp vi tính, 160.213 lượt siêu âm, 56.984 lượt chụp cộng hưởng từ; Bệnh viện cũng tiếp nhận khám và điều trị các ca bệnh khó, phức tạp về các bệnh ngoại khoa do các cơ sở y tế chuyển đến. Năm 2019, Bệnh viện đã đưa Hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh (hệ thống PACS) kèm theo hệ thống quản lý chẩn đoán hình ảnh RIS vào vận hành tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và một số bệnh viện địa phương. Nghiên cứu “Kết quả ứng dụng hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh trong chẩn đoán và điều trị người bệnh tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức giai đoạn 2018 – 2020” được tiến hành nhằm mô tả và phân tích kết quả ứng dụng hệ thống này trong hoạt động chẩn đoán và điều trị cho người bệnh. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp nâng cao ứng dụng của hệ thống PACS trong chẩn đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cũng như đưa ra các bài học kinh nghiệm cho hệ thống y tế Việt Nam trong giai đoạn đẩy mạnh ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong Y tế.
- 3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Mô tả thực trạng quản lý và sử dụng hình ảnh trong chẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức năm 2018. 2. Phân tích kết quả ứng dụng hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh trong chẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức năm 2020 3. Phân tích thuận lợi, khó khăn trong việc ứng dụng hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
- 4 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Hệ thống thông tin bệnh viện (Hospital Information System - HIS) Dù quy mô các bệnh viện là rất khác nhau, trong từng bệnh viện lại có chức năng cụ thể và trọng tâm chuyên môn khác nhau, nhưng các dòng thông tin và yêu cầu về thông tin ở các bệnh viện về cơ bản là giống nhau. Trước hết, đó là dòng thông tin quản lý – liên quan đến nhân sự; quản lý tài chính; quản lý cơ sở vật chất; quản lý người bệnh; quản lý dược phẩm, phần cơ bản và đặc trưng nhất trong y tế. Thứ hai là dòng thông tin liên quan đến người bệnh – trong đó phân ra người bệnh nội trú và người bệnh ngoại trú, với khu vực cận lâm sàng là khu vực dùng chung cho cả hai dòng người bệnh này. Tất cả những thông tin này chứa đựng trong Hệ thống thông tin bệnh viện (Hospital Information System – HIS). Theo thống kê, khoảng 60%-70% thông tin thường được truy cập trong bệnh viện liên quan đến hệ thống này (11) Mặc dù chỉ cho phép quản lý các thông tin y tế dạng văn bản nhưng Hệ thống thông tin bệnh viện đã phát huy hiệu quả rất tốt, đặc biệt đối với đặc điểm ngành y tế Việt Nam, vì vậy hầu hết các bệnh viện quy mô vừa và lớn đã triển khai hệ thống này. Tính đến năm 2020, 100% bệnh viện đã triển khai hệ thống thông tin bệnh viện; 99,5% cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc đã kết nối liên thông với hệ thống giám định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Theo báo cáo của các địa phương, năm 2019 có 40,4% các bệnh viện ứng dụng CNTT đạt mức 1; 32,2% đạt mức 2; 21,4 đạt mức 3; 4,8% đạt mức 4; 1,1% đạt mức 5; 0,1 đạt mức 6 (bệnh viện thông minh). Trên toàn quốc có 8 bệnh viện công bố sử dụng bệnh án điện tử thay bệnh án giấy, 23 bệnh viện sử dụng hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh y học (PACS) không in phim.
- 5 Quản lý TTB Hình 1.1: Sơ đồ cấu trúc Hệ thống thông tin bệnh viện (HIS) phổ biến 1.1.2. Hệ thống thông tin chẩn đoán hình ảnh (Radiology Information System - RIS) Việc ra đời hệ thống thông tin chẩn đoán hình ảnh (Radiology Information System - RIS) là nhằm mục đích hỗ trợ các công việc quản trị cũng như các hoạt động thăm khám người bệnh trong khoa chẩn đoán hình ảnh, tăng khả năng chia sẻ thông tin phục vụ chẩn đoán và điều trị vì đây là điểm nút mà hầu như tất cả người bệnh đều phải đi qua; đồng thời do dữ liệu chẩn đoán hình ảnh vừa nhiều lại vừa có tính đặc thù cao, nên các mạng thông tin chẩn đoán hình ảnh ra đời sẽ hỗ trợ công tác quản lý dữ liệu bệnh viện một các đáng kể. Khác biệt của hệ thống RIS với hệ thống HIS đó là hệ thống RIS cho phép quản lý cả dữ liệu về hình ảnh và văn bản chứ không đơn thuần như quản lý văn bản dạng ký tự như trong hệ thống HIS. Dữ liệu ảnh thu nhận được từ các thiết bị như X-quang, cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ, chụp số hoá xoá nên (DSA), siêu
- 6 âm v.v. sẽ được lưu trữ lại dưới dạng tập các ảnh số hóa. Đây chính là cơ sở dữ liệu mà hệ thống RIS quản lý. Mặc dù vậy, cấu trúc của RIS cũng gần giống với HIS nhưng nhiệm vụ cụ thể về quản lý hình ảnh. Nhiệm vụ chính của RIS là: - RIS nhận thông tin chỉ định từ HIS, RIS chuyển thông tin chỉ định vào máy chẩn đoán hình ảnh theo tiêu chuẩn HL7; - RIS chuyển trả hình ảnh bệnh lý định dạng JPEG cho hệ thống HIS lưu trữ nhằm hoàn thiện hồ sơ bệnh án sau khi PACS chuyển đổi hình bệnh lý từ định dạng DICOM sang định dạng JPEG và chuyển cho hệ thống RIS; - Xử lý các bản ghi về người bệnh và danh mục phim; - Giám sát trạng thái của người bệnh, các đợt thăm khám chẩn đoán của người bệnh và các thiết bị chẩn đoán; - Tạo định dạng và lưu trữ các báo cáo về chẩn đoán; - Thao tác với các bản ghi về người bệnh và danh mục phim; - Thực hiện phân tích sơ bộ và phân tích thống kê. Hình 1.2: Sơ đồ Hệ thống thông tin chẩn đoán hình ảnh (RIS)
- 7 1.1.3. Y học từ xa (Tele-Medicine) Bộ Y tế ban hành Thông tư số 49/2017/TT-BYT ngày 28 tháng 12 năm 2017 quy định về hoạt động y tế từ xa, trong đó định nghĩa y tế từ xa là việc trao đổi thông tin có liên quan đến sức khỏe của cá nhân giữa người làm chuyên môn y tế với cá nhân đó hoặc giữa những người làm chuyên môn y tế với nhau ở các địa điểm cách xa nhau thông qua các phương tiện công nghệ thông tin và viễn thông. Hoạt động y tế từ xa, bao gồm: Tư vấn y tế từ xa; hội chẩn tư vấn khám bệnh, chữa bệnh từ xa; hội chẩn tư vấn chẩn đoán hình ảnh từ xa; hội chẩn tư vấn giải phẫu bệnh từ xa; hội chẩn tư vấn phẫu thuật từ xa và đào tạo chuyển giao kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh từ xa. Ngày 05/01/2021 Bộ Y tế đã ra Quyết định 28/QĐ-BYT về việc ban hành Bộ tiêu chí Công nghệ thông tin để thực hiện hoạt động y tế từ xa, trong đó chỉ ra các mức đánh giá ứng dụng CNTT để thực hiện hoạt động y tế từ xa gồm 5 mức; mức 1 là việc thực hiện tư vấn phòng bệnh, khám bệnh từ xa qua kênh điện thoại riêng. Các cơ sở y tế xây dựng kênh điện thoại tư vấn riêng kết nối với các bác sĩ hoặc các cơ sở y tế tuyến trên đến mức 5 là mức mà cơ sở có khả năng tương tác đầy đủ, tất cả dữ liệu thiết bị y tế, bao gồm dữ liệu được cung cấp từ các thiết bị đeo của người bệnh, được truyền đến và phân tích tại phần mềm EHR. Sau khi đã hoàn thiện việc quản lý tại các phòng ban, thì bước tất yếu và logic tiếp theo là kết nối các mạng cục bộ tại từng bệnh viện bằng các đường truyền viễn thông. Việc kết nối này đưa đến một sự thay đổi về chất trong phương thức hoạt động của các bệnh viện. Nếu mạng máy tính cho phép ta sử dụng chung tài nguyên của mỗi máy tính, thì xa hơn nữa, kết nối mạng giữa các bệnh viện tạo điều kiện cho chúng ta khai thác chung tiềm năng của mỗi bệnh viện về chuyên gia, tư liệu, giữ liệu, tri thức, tài nguyên thông tin v.v… Để những bác sĩ từ xa có thể can thiệp, chẩn đoán, ra quyết định về một ca bệnh bất kỳ, điều trước hết là phải có đủ thông tin về ca bệnh đó. Những thông tin này phải được tổ chức hợp lý, tập hợp lại rồi gửi đi một cách trọn vẹn. Nhiều khi các hình ảnh và dữ liệu của người bệnh phân tán theo thời gian, không gian và nằm rải rác, vì thế bài
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý Hành chính công: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay
27 p | 246 | 80
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long
212 p | 42 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đất đai: Nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến quản lý, sử dụng đất và đời sống việc làm của người dân thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
200 p | 35 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đô thị: Quản lý kiến trúc cảnh quan khu phố cổ Hà Nội với sự tham gia của cộng đồng
181 p | 43 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo ngành thiết kế thời trang ở các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh
221 p | 51 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
254 p | 25 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý xây dựng: Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng theo phương thức đối tác công tư tại Việt Nam
245 p | 38 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhân lực trong cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh ở Sơn La
181 p | 24 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đánh giá học sinh tiểu học ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
189 p | 19 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Chỉ huy Tham mưu Lục quân theo tiếp cận năng lực ở các Trường Sĩ quan Lục quân trong bối cảnh hiện nay
246 p | 15 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý dạy học thực hành ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt tại các trường đại học
242 p | 71 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý Quỹ Đầu tư phát triển địa phương - Trường hợp tỉnh Hà Tĩnh
213 p | 16 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý dạy học theo tiếp cận năng lực ở các trường trung học phổ thông chuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 12 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long
54 p | 23 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng trong các trường cao đẳng y tế
256 p | 29 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhân lực trong cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh ở Sơn La
27 p | 15 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
36 p | 15 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đô thị và công trình: Quản lý rủi ro dự án đầu tư xây dựng công trình bệnh viện - Bộ Y tế
211 p | 12 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn