Luận án tiến sĩ Quan hệ quốc tế: Chính sách của Trung Quốc đối với Campuchia từ năm 1993 đến nay
lượt xem 25
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận án "Chính sách của Trung Quốc đối với Campuchia từ năm 1993 đến nay" làm rõ đi sâu phân tích, làm rõ bản chất chính sách của Trung Quốc đối với Campuchia.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Quan hệ quốc tế: Chính sách của Trung Quốc đối với Campuchia từ năm 1993 đến nay
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO ĐỖ MẠNH HÀ CHÍNH SÁCH CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI CAMPUCHIA TỪ NĂM 1993 ĐẾN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ MÃ SỐ: 9 31 02 06 Hà Nội - 2018
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO ĐỖ MẠNH HÀ CHÍNH SÁCH CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI CAMPUCHIA TỪ NĂM 1993 ĐẾN NAY Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế Mã số: 9 31 02 06 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC 1. GS.TS. ĐỖ THANH BÌNH 2. GS.TS NGUYỄN THÁI YÊN HƢƠNG Hà Nội - 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam kết luận án ―Chính sách của Trung Quốc đối với Campuchia từ năm 1993 đến nay‖ là công trình nghiên cứu của tôi. Các nội dung nghiên cứu và kết quả đƣợc trình bày trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố. Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2018 Tác giả luận án Đỗ Mạnh Hà
- LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả các thầy cô giáo, các nhà nghiên cứu trong và ngoài Học viện Ngoại giao, Khoa Sau Đại học, gia đình, bạn bè… đã nhiệt tình giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến hai thầy cô giáo hƣớng dẫn là GS.TS Đỗ Thanh Bình và GS.TS Nguyễn Thái Yên Hƣơng đã tận tình giúp đỡ, hƣớng dẫn, chỉ bảo và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này. Trong quá trình làm luận án, tôi cũng nhận đƣợc sự ủng hộ, giúp đỡ, tƣ vấn của GS.TS Đỗ Tiến Sâm, GS.TS Trần Thị Vinh, Bác Hồ Sỹ Tuệ, TS Nguyễn Thành Văn, PGS.TS Dƣơng Văn Huy, PGS.TS. Võ Kim Cƣơng … tất cả các thầy cô, các bác đã nhiệt tình góp ý, chia sẻ những kinh nghiệm và giúp tôi trƣởng thành nhanh chóng trong công việc nghiên cứu này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tập thể Khoa Sau Đại học, Học viện Ngoại giao, với vai trò thủ lĩnh của cô Đỗ Thị Thanh Bình đã giúp tôi hoàn thành tốt nội dung nghiên cứu, cũng nhƣ đảm bảo tiến độ trong quá trình 3 năm học tập, nghiên cứu tại Học viện Ngoại giao. Tôi cũng xin trân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp - những ngƣời đã hỗ trợ, động viên, giúp tôi hoàn thành Luận án này. Cuối cùng, tôi xin gửi lời tri ân, cảm ơn chân thành nhất tới bố mẹ, các anh chị em trong gia đình, vợ, con luôn an ủi, động viên và sát cánh bên tôi trong quá trình thực hiện luận án nghiên cứu đầy khó khăn này. Luận án xin khép lại với những dƣ âm còn dang dở phải nghiên cứu tiếp. Bởi thực tế, nghiên cứu chính sách là một bài toán khó và cần có quá trình theo dõi, nghiền ngẫm, đúc rút thực tiễn thành quy luật thì mới hiểu đƣợc bản chất của chính sách; cũng nhƣ lƣợng tri thức rộng lớn, kéo dài nhiều năm và cần có thời gian thẩm định, do vậy, chắc chắn Luận án còn nhiều thiếu sót, tôi xin nhận đƣợc sự cảm thông, chia sẻ, đóng góp của các thầy cô, các nhà khoa học, các tổ chức, cá nhân quan tâm tới Luận án này. Tác giả luận án Đỗ Mạnh Hà
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI CAMPUCHIA TỪ NĂM 1993 ĐẾN NĂM 2017 ............................21 1.1. Cơ sở lý luận định hình chính sách của Trung Quốc đối với Campuchia.......................................................................................................21 1.1.1. Tƣ tƣởng, quan điểm đối ngoại truyền thống của Trung Quốc .........21 1.1.2. Quan điểm ngoại giao nƣớc lớn của Trung Quốc ...............................25 1.1.3. Quan điểm đối ngoại của Trung Quốc đối với các nƣớc láng giềng ..27 1.2. Cơ sở thực tiễn .........................................................................................31 1.2.1. Tình hình thế giới và khu vực .............................................................31 1.2.1.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực từ 1993 đến nay ..............................31 1.2.1.2. Nhân tố Mỹ ở khu vực và Campuchia ..........................................33 1.2.2. Tình hình Trung Quốc.........................................................................36 1.2.2.1. Chính sách đối ngoại ....................................................................36 1.2.2.2. Nhu cầu mở rộng ra bên ngoài của Trung Quốc .........................38 1.2.2.3. Quan hệ Trung Quốc - ASEAN.....................................................39 1.2.2.4. Chiến lược Tiểu vùng sông Mekong của Trung Quốc (GMS)......44 1.2.3. Tình hình Campuchia ..........................................................................46 1.2.3.1. Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Campuchia .....................46 1.2.3.2. Vị trí chiến lược của Campuchia..................................................48 1.2.4. Chính sách của Trung Quốc đối với Campuchia trƣớc năm 1993 .....52 Tiểu kết chƣơng 1 ...............................................................................................57 CHƢƠNG 2: QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI CAMPUCHIA TỪ NĂM 1993 ĐẾN NĂM 2017..............59 2.1. Nội dung chính sách của Trung Quốc đối với Campuchia ..................59 2.1.1. Mục tiêu chính sách của Trung Quốc đối với Campuchia..................59
- 2.1.2. Nội dung chính sách của Trung Quốc đối với Campuchia qua các giai đoạn ...............................................................................................................61 2.2. Quá trình triển khai chính sách của Trung Quốc đối với Campuchia từ 1993 đến 2017 trên các lĩnh vực ................................................................65 2.2.1. Đẩy mạnh quan hệ chính trị - ngoại giao ............................................65 2.2.2. Đẩy mạnh hợp tác quốc phòng - an ninh ............................................77 2.2.3. Tăng cƣờng hợp tác kinh tế.................................................................82 2.2.3.1. Thúc đẩy thương mại ....................................................................82 2.2.3.2. Tăng cường đầu tư .......................................................................83 2.2.3.3. Gia tăng viện trợ...........................................................................88 2.2.4. Đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực Văn hóa - Xã hội, Khoa học - Công nghệ .....................................................................................................94 Tiểu kết chƣơng 2 .............................................................................................102 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ CHÍNH SÁCH CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI CAMPUCHIA, DỰ BÁO VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI VIỆT NAM ..........................................................................104 3.1. Về thành quả trong chính sách của Trung Quốc đối với Campuchia từ sau năm 1993 ............................................................................................104 3.1.1. Sử dụng vị trí địa - chính trị của Campuchia ....................................104 3.1.2. Trung Quốc nhận đƣợc sự ủng hộ của Campuchia trong các vấn đề khu vực và trong nƣớc ................................................................................106 3.1.2.1. Tác động Campuchia chia rẽ ASEAN, đặc biệt là trong vấn đề Biển Đông. ...............................................................................................106 3.1.2.2. Trong vấn đề Đài Loan: .............................................................109 3.1.2.3. Trong vấn đề Tây Tạng ..............................................................112 3.1.2.4. Trong vấn đề Tân Cương: ..........................................................114 3.1.3. Tạo dựng nền kinh tế Campuchia phát triển phụ thuộc vào Trung Quốc. ...........................................................................................................115
- 3.1.4. Trung Quốc đã vƣợt qua đƣợc ―dị ứng Khmer Đỏ‖ .........................117 3.2. Về những hạn chế, tồn tại trong chính sách của Trung Quốc đối với Campuchia từ sau năm 1993 .......................................................................121 3.2.1. Trở ngại về tâm lý .............................................................................121 3.2.2. Trở ngại chính trị ..............................................................................122 3.2.3. Phản ứng về chính sách của Trung Quốc đối với Campuchia ..........125 3.2.4. Những lo ngại đối với BRI................................................................129 3.3. Về tác động .............................................................................................130 3.3.1. Đối với địa - chính trị quốc tế ...........................................................130 3.3.2. Đối với khu vực Đông Nam Á ..........................................................132 3.3.3. Đối với Campuchia ...........................................................................135 3.3.4. Đối với Việt Nam ..............................................................................136 3.4. Dự báo chính sách của Trung Quốc ở Campuchia ............................138 3.4.1. Tiếp tục thúc đẩy quan hệ ―Đối tác hợp tác chiến lƣợc toàn diện‖ ..138 3.4.2. Đẩy mạnh quan hệ kinh tế-đầu tƣ-thƣơng mại, lấy kết nối BRI với chiến lƣợc quốc gia Campuchia làm trọng tâm ..........................................139 3.4.3. Gia tăng phối hợp, lái hƣớng vấn đề Biển Đông theo lập trƣờng của Trung Quốc .................................................................................................142 3.4.4. Một số khuyến nghị chính sách của Việt Nam .................................143 3.4.4.1. Với Trung Quốc ..........................................................................143 3.4.4.2. Với Campuchia ...........................................................................144 Tiểu kết chƣơng 3 .............................................................................................146 KẾT LUẬN .......................................................................................................148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ...........151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................152 PHỤ LỤC 1 : Tuyên bố chung Trung Quốc - Campuchia, ngày 13/11/2000 ..167 PHỤC LỤC 2: Tuyên bố chung Trung Quốc - Campuchia ngày 08 tháng 4 năm 2006 ...........................................................................................................170
- PHỤ LỤC 3: Tuyên bố chung Trung Quốc - Campuchia ngày 2 tháng 4 năm 2012 ...........................................................................................................177 PHỤ LỤC 4: Thông báo báo chí chung giữa Trung Quốc - Campuchia, ngày 09/4/2013 ..................................................................................................184 PHỤ LỤC 5: Điện mừng của Thủ tƣớng Trung Quốc Lý Khắc Cƣờng gửi Thủ tƣớng Campuchia Hun Sen nhân kỷ niếm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nƣớc ..................................................................................187 PHỤ LỤC 6: Điện mừng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gửi Hoàng thân Norodom Sihamoni nhân kỷ niếm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nƣớc ..................................................................................188 PHỤ LỤC 7: Điện mừng của Thủ tƣớng Hun Sen gửi ông Lý Khắc Cƣờng trở thành Thủ tƣớng Trung Quốc .................................................................189 PHỤ LỤC 8: Điện mừng Thủ tƣớng Campuchia Hun Sen gửi ông Tập Cận Bình trở thành Chủ tịch nƣớc CHND TQ .....................................................190 PHỤ LỤC 9: Tuyên bố chung giữa Trung Quốc và Campuchia ngày 14 tháng 10 năm 2016 ...........................................................................................191 PHỤ LỤC 10: Tuyên bố chung Trung Quốc - Campuchia ngày 17/5/2017 ....196 PHỤ LỤC 11: Tuyên bố chung giữa Trung Quốc và Campuchia ngày 11 tháng 1 năm 2018..............................................................................................200
- DANH MỤC VIẾT TẮT TỪ VIẾT TÊN TIẾNG VIỆT TÊN TIẾNG ANH TẮT ADB Ngân hang phát triển Châu Á Asia Development Bank AEC Cộng đồng kinh tế ASEAN ASEAN Economic Community Hội nghị Bộ trƣởng Ngoại giao AMM ASEAN Ministeria Meeting ASEAN Hiệp định thƣơng mại tự do AFTA ASEAN Free Trade Agreement ASEAN AIDZ Vùng nhận dạng phòng không Air Defense Indentification Zone Ngân hàng đầu tƣ cơ sở hạ tầng Asia Infrastructure Investment AIIB Châu Á Bank Hợp tác ASEAN phát triển lƣu ASEAN Mekong Basin AMBDC vực sông Mekong Development cooperation Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Asia - Pacific Economic APEC Á - Thái Bình Dƣơng Cooperation Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN Political - Security APSC ASEAN Community Hiệp hội các Quốc gia Đông Association of Southeast Asian ASEAN Nam Á nations ASEM Diễn đàn hợp tác Á - Âu Asia -Europe Meeting Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN Socio-Cultural ASCC ASEAN Community ARF Diễn đàn An ninh khu vực ASEAN Regional Forum Sáng kiến ―Vành đai và con BRI The Belt and Road Initiative đƣờng‖ của Trung Quốc
- Nhóm các nền kinh tế mới nổi Group of Brazil, Russia, India, BRICS (Braxin, Nga, Ấn Độ, Trung China and South Africa Quốc và Nam Phi CA-TBD Châu Á – Thái Bình Dƣơng Asian - Pacific Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Code of Conduct in the South COC Đông China Sea Tuyên bố về ứng xử của các bên Declaration on Conduct of the DOC ở Biển Đông Parties in the South China Sea EAS Hội nghị Thƣợng đỉnh Đông Á East Asia Summit EU Liên minh Châu Âu European Union FTA Hiệp định thƣơng mại tự do Free Trade Agreement Khu vực mậu dịch tự do Châu Free Trade Area of the Asia – FTAAP Á – Thái Bình Dƣơng Pacific IMF Quỹ tiền tệ Quốc tế International Monetary Fund Hiệp định đối tác toàn diện khu Regional Comprehensive RCEP vực Economic Partnership Hiệp định Đối tác Kinh tế TPP Trans-Pacific Partnership Xuyên Thái Bình Dƣơng Hiệp định đối tác Thƣơng mại Trans-Atlantic Trade and TTIP và Đầu tƣ Xuyên Đại Tây Investment Partnership Dƣơng Công ƣớc Liên Hợp Quốc về United Nations Convention on UNCLOS Luật Biển năm 1982 Law of the Sea WB Ngân hàng Thế giới World Bank WTO Tổ chức Thƣơng mại Thế giới World Trade Organization
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Hiện nay, cục diện thế giới đa cực đang hình thành, quá trình quốc tế hóa và hội nhập trên thế giới đang diễn ra mạnh mẽ ở tất cả các lĩnh vực. Trong bối cảnh đó, tất cả các quốc gia lớn và nhỏ, phát triển và đang phát triển đều gia tăng mở rộng quan hệ, tích cực hội nhập quốc tế, khu vực nhằm tranh thủ nguồn lực, sức mạnh từ bên ngoài, phục vụ cho công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nƣớc. Với mục tiêu sớm trở thành một cƣờng quốc khu vực và thế giới trong một thế giới đa cực, đa trung tâm, Trung Quốc đẩy mạnh hợp tác và gia tăng ảnh hƣởng tới các nƣớc với chính sách đối ngoại: ―Ngoại giao nước lớn là then chốt; ngoại giao láng giềng là quan trọng hàng đầu; ngoại giao với các nước đang phát triển là cơ sở‖ [30; tr5-10] nhằm duy trì vai trò và ảnh hƣởng đến thế giới và khu vực. Khu vực Đông Nam Á đƣợc xem là khu vực có sự gia tăng ảnh hƣởng và cạnh tranh chiến lƣợc mạnh mẽ của nhiều nƣớc lớn trên thế giới; trong đó, Trung Quốc đƣợc xem là một nƣớc lớn có lợi thế bởi vị địa lý, văn hóa, cũng nhƣ nhu cầu mở rộng hợp tác trong chính sách hƣớng Nam mà nhiều thế hệ lãnh đạo Trung Quốc theo đuổi. Với các nƣớc Đông Nam Á, Campuchia là quốc gia ―đặc biệt‖ trong chính sách của Trung Quốc ở khu vực. Chính vì vậy, từ năm 1993 đến nay, quan hệ Trung Quốc - Campuchia không ngừng phát triển trên tất cả các lĩnh vực. Trung Quốc trở thành ―ngƣời bạn lớn số 1‖ của Campuchia, đáp lại, Campuchia trở thành ―ngƣời bạn đáng tin cậy‖ của Trung Quốc. Trên cơ sở đó, hai nƣớc phấn đấu đƣa quan hệ trở thành ―láng giềng tốt, bạn bè tốt, anh em tốt, đối tác tốt‖. Tuy nhiên, nhìn lịch sử quan hệ Trung Quốc - Campuchia đƣợc phát triển bởi chính sách thực dụng giữa một bên cho, bên nhận và sự ủng hộ lẫn nhau đƣợc thế giới bình luận là thiếu khách quan, ảnh hƣởng đến môi an ninh khu vực. Bên cạnh đó, lịch sử quan hệ và chính sách của Trung Quốc đối với Campuchia cũng tác động ảnh hƣởng không nhỏ nạn diệt chủng ở Campuchia
- 2 dƣới thời Khmer Đỏ và đến nay nhiều thế hệ lãnh đạo hai nƣớc muốn quên đi sự kiện này. Trong các giai đoạn lịch sử của quan hệ hai nƣớc, Trung Quốc luôn có chính sách đối ngoại phù hợp, tƣơng ứng để lôi kéo Campuchia tham gia, ủng hộ những sáng kiến, quan điểm chính trị của Trung Quốc trong các vấn đề quốc tế, khu vực. 1.2. Nghiên cứu chính sách của Trung Quốc đối với Campuchia từ năm 1993 đến nay sẽ giúp chúng ta hiểu sâu thêm về chính sách của một nƣớc lớn với một nƣớc nhỏ, trong một cuộc chơi quyền lực bất cân xứng, cả về quy mô dân số, diện tích. Do vị trí và tầm quan trọng của Campuchia, nên nƣớc này luôn đƣợc Trung Quốc sử dụng để phục vụ cho mục tiêu chiến lƣợc của mình. Tùy từng thời điểm và tùy theo cách ứng xử của các nhà lãnh đạo mà quan hệ hai nƣớc lúc ấm, lúc lạnh. Tuy nhiên, mỗi bên đều biết vận dụng thế mạnh, lợi thế của mình để mang về lợi ích cao nhất cho quốc gia, dân tộc. Chính sách của Trung Quốc đối với các quốc gia Đông Nam Á nói chung và với Campuchia nói riêng đều có mặt tích cực và mặt tiêu cực. Mặt tích cực là tạo ra môi trƣờng thuận lợi để hai bên hợp tác phát triển, đảm bảo lợi ích và cùng có lợi. Mặt tiêu cực là tác động ảnh hƣởng đến nƣớc khác từ những mặt tích cực đó. Việc tìm ra quy luật vận động trong mối quan hệ đó sẽ góp phần lý giải bản chất quan hệ, đặc biệt là quan hệ lệ thuộc sẽ tác động nhƣ thế nào đến quan hệ quốc tế hiện nay và chứng minh những hệ lụy nếu một quốc gia, một chủ thể không có quan điểm độc lập thì uy tín chính trị sẽ giảm trong quan hệ quốc tế. Từ nghiên cứu tác động của chính sách trong quan hệ Trung Quốc - Campuchia sẽ xây dựng đƣợc cơ sở lý luận, cơ sở khoa học quan trọng tham mƣu cho các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam đƣa ra những chính sách ngoại giao phù hợp với diễn biến tình hình rất phức tạp hiện nay trong mối quan hệ tam giác Trung Quốc - Campuchia - Việt Nam. 1.3. Việt Nam và Campuchia là hai nƣớc láng giềng có chung đƣờng biên giới trên biển và trên đất liền. Từ lâu trong lịch sử, nhân dân hai nƣớc đã có quan
- 3 hệ gắn bó với nhau. Lịch sử cận, hiện đại cho thấy rằng bất cứ sự biến động về chính trị, kinh tế, xã hội nào ở nƣớc này đều có tác động hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp đến nƣớc kia. Từ năm 1993 đến nay, quan hệ Việt Nam – Campuchia bƣớc sang giai đoạn phát triển mới theo phƣơng châm ―Láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bên vững lâu dài‖. Với phƣơng châm này, quan hệ hai nƣớc đã đạt đƣợc nhiều thành tự quan trọng, mang lại lợi ích cho nhân dân hai nƣớc. Vì những lý do trên, việc nghiên cứu chính sách của Trung Quốc đối với Campuchia từ 1993 đến nay là cần thiết, mang tính thời sự, cấp thiết, có tác động đến khu vực và Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Trên cơ sở đó, luận án xác định chủ đề nghiên cứu là ―Chính sách của Trung Quốc đối với Campuchia từ năm 1993 đến nay‖ sẽ giúp chúng ta có cách nhìn nhận đầy đủ, toàn diện về chính sách của một nƣớc lớn với một nƣớc nhỏ trong khoảng thời gian 25 năm - khoảng thời gian đánh dấu những thăng trầm đƣợc lịch sử ghi chép và phản ánh đúng sai của sự kiện, từ đó rút ra những cơ sở khoa học, cơ sở lý luận và thực tiễn, giúp tham chiếu chính sách của Việt Nam với Trung Quốc và với các nƣớc láng giềng xung quanh. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Trung Quốc và chính sách của Trung Quốc đối với Đông Nam Á * Những nghiên cứu của các học giả trong nước: Lê Văn Mỹ, Ngoại giao cộng hòa nhân dân Trung Hoa hai mươi năm đầu Thế kỷ XXI, NXB Từ điển Bách Khoa năm 2011 và Bước đầu tìm hiểu về - ngoại giao láng giềng của Trung Quốc từ sau Chiến tranh Lạnh, Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc số 3 năm 2005. Trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả có những luận giải khá toàn diện về chính sách ngoại giao của Trung Quốc trong 20 năm đầu thế kỷ XXI với những nét nổi bật, thành công ở nhiều phƣơng diện trên thế giới và khu vực. Phạm Quốc Trụ với Quan hệ ASEAN - Trung Quốc thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 79 năm 2009. Tác giả đã đƣa ra một bức
- 4 tranh tổng thể về quan hệ ASEAN - Trung Quốc gần hai chục năm sau Chiến tranh Lạnh, nổi bật với những mảng sáng nhiều màu sắc, khá tƣơng phản với quá khứ ảm đạm của hai thập kỷ trƣớc. Khi phân tích về những hạn chế trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN, tác giả cho rằng tranh chấp biên giới và biển đảo giữa Trung Quốc với một số nƣớc ASEAN luôn căng thẳng, đặc biệt việc Trung Quốc chính thức công bố yêu sách ―đƣờng lƣỡi bò‖, làm sống lại ám ảnh của ―mối đe dọa Trung Quốc‖ đối với các nƣớc ASEAN. Lê Thị Thu Hồng - Phạm Hồng Thái, Chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc nhìn từ ASEAN, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 7 năm 2010, trong đó tác giả cho rằng chính sách ngoại giao mới của Trung Quốc là chính sách rất thực tiễn, ở từng giai đoạn, cùng với tình hình phát triển của chính trị quốc tế và sự phát triển nội tại của Trung Quốc. Chính sách đó là sự kế thừa chính sách ngoại giao toàn phƣơng vị, phƣơng châm ―ẩn mình chờ thời‖ của Đặng Tiểu Bình, lý luận đa cực hóa, đa phƣơng hóa của Giang Trạch Dân và tiếp đó là chính sách ―trỗi dậy hòa bình‖ hay ―phát triển hòa bình‖ của Hồ Cẩm Đào. Hay, Nguyễn Thị Thu Phƣơng với bài viết Trung Quốc gia tăng sức mạnh mềm văn hóa ở khu vực Đông Nam Á, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 7 năm 2010 và Phạm Hồng Yến, Ngoại giao văn hóa trong chiến lược phát triển hòa bình của Trung Quốc, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 85 năm 2011. Trong 2 bài viết trên các tác giả đều cho rằng chiến lƣợc văn hóa, vốn đƣợc coi là ―tƣ tƣởng, mục tiêu, phƣơng thức và hƣớng chỉ đạo cơ bản của một quốc gia hoặc khu vực nhằm truyền bá và phát triển văn hóa dân tộc‖ đóng vai trò không thể thiếu đối với sự tồn tại, phát triển lớn mạnh của Trung Quốc. Các bài viết trên, đƣợc các tác giả đề cập đến sự hợp tác, gia tăng ảnh hƣởng của Trung Quốc đối với các nƣớc ASEAN (phân cực và ám ảnh về mối đe dọa của Trung Quốc), nhƣng chƣa làm rõ các nhân tố tác động, cũng nhƣ các giải pháp, biện pháp để bƣớc đầu hạn chế những tác động tiêu cực từ Trung Quốc trong quan hệ với các nƣớc ASEAN.
- 5 Nguyễn Hùng Sơn - Đặng Cẩm Tú có bài Bàn về chiến lược cường quốc biển của Trung Quốc sau Đại hội XVIII, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 4 tháng 12 năm 2014. Tác giả nhận định rằng trong lịch sử thế giới, hầu hết các cƣờng quốc khi trỗi dậy đều vƣơn ra biển, khiến việc xây dựng sức mạnh trên biển đã trở thành quy luật phát triển của các cƣờng quốc. Tác giả đã làm rõ mục đích để trở thành một cƣờng quốc biển của Trung Quốc, nhƣng chƣa phân tích đƣợc yếu tố tác động đến các nƣớc chịu ảnh hƣởng nhƣ thế nào khi Trung Quốc triển khai chiến lƣợc biển; cũng nhƣ vai trò lôi kéo, gia tăng ảnh hƣởng của Trung Quốc đối với từng nƣớc ASEAN. Về lĩnh vực kinh tế, Đoàn Thị Thanh Nhàn có bài viết Những thách thức trong quan hệ thương mại ASEAN - Trung Quốc hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 11 năm 2014, tác giả đã trình bày những thành tựu đạt đƣợc trong quan hệ thƣơng mại giữa Trung Quốc và các nƣớc ASEAN, đặc biệt là sau khi Trung Quốc và ASEAN ký kết ―Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện Trung Quốc - ASEAN‖ năm 2002. Tuy nhiên, loại hình của ACFTA (Khu Thƣơng mại tự do ASEAN - Trung Quốc) hiện nay vẫn đang gây nhiều tranh cãi bởi lẽ nếu xây dựng Khu vực mậu dịch tự do kiểu mở cửa thì ƣu đãi mà các nƣớc thành viên đƣợc hƣởng sẽ tƣơng đối ít và tình trạng phân cực có thể sẽ diễn ra mạnh hơn. Một số nƣớc lạc hậu trong ASEAN lo ngại rằng, tham gia khu vực mậu dịch tự do không những không nâng cao sức cạnh tranh của mình mà ngƣợc lại còn bị lạc hậu hơn về kinh tế, sự phân hóa giữa hai cực càng nghiêm trọng. Ngoài ra, một loạt các nghiên cứu liên quan đến điều chỉnh chính sách của Trung Quốc ở Đông Nam Á trong thời gian gần đây, trong đó có thể kể đến các công trình nhƣ: Lƣu Việt Hà, Nhân tố ASEAN trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc đầu thế kỷ XXI, Nghiên cứu Quốc tế, số 1 (96), 3/2014, trong công trình này, tác giả cho rằng, Trung Quốc đã và đang điều chỉnh chính sách đối ngoại theo hƣớng từng bƣớc khẳng định vị trí nƣớc lớn của mình. Bên cạnh đó, vai trò của khu vực Đông Nam Á đối với Trung Quốc là rất quan trọng thể hiện
- 6 qua các lợi ích về chính trị, an ninh, kinh tế và văn hóa. Khu vực này là chỗ dựa hàng đầu để Trung Quốc mở rộng ảnh hƣởng ra bên ngoài và thực hiện mục tiêu trở thành một cƣờng quốc thế giới. Tuy nhiên, khi phân tích chính sách đối ngoại của Trung Quốc chƣa làm nổi bật đƣợc quy luật lợi ích trong quan hệ quốc tế; tức là ở đâu có lợi ích thì ở đó quan hệ đối ngoại của Trung Quốc đƣợc duy trì, mở rộng, phát triển và kèm theo đó là lợi ích kinh tế đi theo. Mặt khác, Nguyễn Thu Mỹ, Chính sách của Trung Quốc đối với Đông Nam Á từ sau Đại hội 18, Tạp chí Đối ngoại, số 7 (69) 2015. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả cho rằng Trung Quốc đang ràng buộc ASEAN trên tất cả các lĩnh vực, và chính sách mới của Trung Quốc vừa là kế thừa chính sách trƣớc đây đối với Đông Nam Á, vừa có một số điểm mới, cuối cùng là chính sách mới đối với Đông Nam Á không chỉ nhằm bảo vệ và mở rộng lợi ích và ảnh hƣởng của nƣớc này ở khu vực mà còn nhằm thực hiện những tham vọng quốc tế lớn hơn của Trung Quốc trong quá trình vƣơn lên thành cƣờng quốc toàn cầu. * Những nghiên cứu của các học giả Trung Quốc: Tô Cách (Chủ biên) với cuốn ―Cục diện quan hệ quốc tế xuyên thế kỷ và đối sách của Trung Quốc‖, NXB Trƣờng Đảng, Trung ƣơng ĐCS Trung Quốc (2002). Dƣơng Thành Tự (chủ biên), với công trình nghiên cứu ―Xem xét môi trường an ninh xung quanh Trung Quốc‖ (NXB Thanh Niên, Trung Quốc - 2003). Các công trình trên đã phân tích, làm rõ đặc điểm, điều kiện thuận lợi và khó khăn của môi trƣờng quốc tế đến sự phát triển của Trung Quốc. Trong đó nhấn mạnh, trong bối cảnh quốc tế nhiểu biến động, khó lƣờng, quan hệ quốc tế diễn biến nhanh chóng, các nƣớc lớn tận dụng việc hợp tác, mở rộng quan hệ để duy trì và nâng cao ảnh hƣởng của mình đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng, buộc Trung Quốc phải điều chỉnh trong quan hệ quốc tế, khu vực phù hợp với yêu cầu thực tiễn hiện nay. Các nƣớc khu vực Đông Nam Á đƣợc Trung Quốc quan tâm là hƣớng phát triển phía Nam của Trung Quốc trong thời gian tới, trong đó có Campuchia. Lục Cƣơng và Quách Học Đƣờng (Chủ biên) cho ra mắt độc giả cuốn “Trung Quốc
- 7 đe dọa ai? Lý giải thuyết mối đe dọa Trung Quốc”, NXB Học Lâm (2004), đã tuyên truyền về chủ trƣơng, chính sách đối ngoại Trung Quốc là xây dựng hòa bình, ổn định khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng nói chung, đối với Đông Nam Á nói riêng. Trung Quốc phát triển hòa bình, không đe dọa bất kỳ nƣớc nào. Tạ Ích Hiển (Chủ biên) công trình nghiên cứu về “Lịch sử ngoại giao đương đại Trung Quốc 1949 - 2001”, NXB Thanh niên (2002) và Phó Diệu Tổ, Chu Khởi Bằng (Chủ biên) đã xuất bản cuốn “Tiêu điểm ngoại giao Trung Quốc”, NXB Đảng Sử, Đảng Cộng sản Trung Quốc (2000). Các công trình trên đã cung cấp thông tin đầy đủ về lịch sử quan hệ ngoại giao Trung Quốc với các nƣớc trên thế giới từ khi nƣớc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời, đồng thời đã khái quát các điểm mốc quan trọng trong hoạt động ngoại giao nổi bật của Trung Quốc với các nƣớc trên thế giới, khu vực Đông Nam Á….. Tuy nhiên, các công trình trên nghiêng về tuyên truyền, định hƣớng thông tin và quảng bá hình ảnh của Trung Quốc trong môi trƣờng quốc tế hiện đại, cũng nhƣ chứng minh cho thế giới biết Trung Quốc phát triển không đe dọa ai cả; mà không đề cập đến những tồn tại, hạn chế khi Trung Quốc sử dụng quan hệ nƣớc lớn để gây sức ép đối với các nƣớc nhỏ trong cuộc chơi quyền lực không cân xứng ở khu vực. Lƣu Minh Phúc với Giấc mơ Trung Quốc - Tư duy nước lớn và định vị chiến lược trong thời đại hậu Mỹ, NXB Thời đại, năm 2011. Tác giả cho rằng, Thế kỷ XXI là thế kỷ chứng kiến cuộc đua tranh quyết liệt giữa hai siêu cƣờng Mỹ - Trung Quốc để giành vị trí số một thế giới và nhấn mạnh về giấc mơ của ngƣời Trung Quốc muốn trở thành cƣờng quốc số một trên thế giới. Cụm từ ―giấc mơ Trung Quốc‖ đã trở thành tâm điểm của nhiều công trình nghiên cứu và cũng nhiều lần đƣợc nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc là ông Tập Cận Bình nhắc tới trong các bài phát biểu của mình. Sở Thụ Long - Kim Uy (Chủ biên) xuất bản cuốn “Chiến lược và chính sách ngoại giao của Trung Quốc”, NXB Thời sự, Trung Quốc (2008), (NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, dịch năm 2013); Diệp Tự Thành (Chủ biên) công bố
- 8 02 cuốn sách về ―Lịch sử tư tưởng ngoại giao của Trung Quốc mới: Từ Mao Trạch Đông đến Đặng Tiểu Bình‖, NXB Đại học Bắc Kinh (2001) và cuốn ―Đại chiến lược của Trung Quốc: Những vấn đề chủ yếu để Trung Quốc trở thành cường quốc thế giới và sự lựa chọn chiến lược‖, NXB Khoa học Xã hội Trung Quốc (2003). Cả 4 cuốn sách trên đều đề cập đến chính sách đối ngoại của Trung Quốc qua các thời kỳ lịch sử, qua các giai đoạn lãnh đạo của ngƣời đứng đầu Trung Quốc có tác động, ảnh hƣởng đến quan hệ quốc tế. Lịch sử ngoại giao Trung Quốc là sự tiếp nối chính sách qua các thời kỳ lãnh đạo tạo nên bản sắc ngoại giao riêng của Trung Quốc có chiến lƣợc, sách lƣợc cụ thể để thực thi. Trong đó, nhấn mạnh tƣ tƣởng lãnh đạo của ngƣời đứng đầu Trung Quốc quyết định mục tiêu, phƣơng châm, nguyên tắc hoạt động đối ngoại. Bên cạnh đó, Dƣơng Khiết Mẫn, với bài viết ―Trung Quốc điều chỉnh chiến lược ngoại giao từ bước khởi đầu mới”, đăng trên Tạp chí ―Triển vọng quốc tế‖, Trung Quốc, số 1/2014, nêu rõ Đại hội lần thứ 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đánh dấu bƣớc khởi điểm mới trong các phƣơng diện đối nội và ngoại giao của Trung Quốc. Trong 10 năm tới, chiến lƣợc ngoại giao Trung Quốc sẽ còn phải tiếp tục điều chỉnh, đổi mới lý luận và nâng cao khả năng vận dụng chiến lƣợc; sẽ chỉ đạo mạnh mẽ hơn, thực tế hơn và hữu hiệu hơn. Tóm lại, các công trình nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Trung Quốc do các học giả Trung Quốc nghiên cứu, xuất bản đã nêu bật các thành tựu ngoại giao của Trung Quốc qua các thời kỳ với nhiều thành tích. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu nghiêng nhiều về tuyên truyền, định hƣớng chính sách; chƣa làm rõ bản chất trong quan hệ quốc tế, các nhân tố tác động của trong quan hệ quốc tế khi Trung Quốc là một chủ thể. * Những nghiên cứu của các học giả nƣớc ngoài khác: Lâm Hoàn Lập (Willy Wo-Lap Lam) là một học giả nổi tiếng của Nhật Bản, ông đã dành phần lớn tâm trí, thời gian cho việc nghiên cứu nền chính trị Trung Quốc đƣơng đại. Trong cuốn sách ―Nền chính trị Trung Quốc trong kỷ nguyên Hồ Cẩm Đào‖, tác
- 9 giả dành chƣơng V và chƣơng VI (30% dung lƣợng cuốn sách) để phân tích, lý giải đƣờng lối đối ngoại của các thế hệ lãnh đạo Trung Quốc từ Mao Trạch Đông, đến Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào và chủ nghĩa dân tộc nƣớc lớn Trung Quốc. Lâm Hoàn Lập đã chỉ rõ: ―Phía sau các luận thuyết ôn hòa, hoa mỹ để thuyết phục nƣớc ngoài nhƣ thuyết ―phòng tuyến hàng xóm hữu hảo‖ và học thuyết ―vƣơn lên trong hòa bình‖ là chủ nghĩa dân tộc nƣớc lớn mà hạt nhân là chủ nghĩa bành trƣớng Đại Hán. Khi nội bộ Trung Quốc xuất hiện mâu thuẫn gay gắt có nguy cơ không thể dàn xếp, điều hòa đƣợc thì những ngƣời lãnh đạo Trung Quốc luôn khéo léo chủ động tạo ra các tình huống ―có mâu thuẫn đối kháng về lợi ích dân tộc với nƣớc ngoài‖ mà ở đây ám chỉ là các nƣớc láng giềng, các nƣớc có chung biên giới với đất liền, biên giới biển…; đó là chủ thuyết ―mâu thuẫn nội bộ sẽ phải lùi lại phía sau để nhƣờng chỗ cho ý thức tự tôn dân tộc nhằm vào ―kẻ thù‖ bên ngoài‖. D.V.Mosiakov - Trƣởng ban Đông Nam Á và châu Đại Dƣơng thuộc Viện phƣơng Đông, Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga, xuất bản cuốn “Chính sách của Trung Quốc ở Đông Nam Á: Từ quá khứ đến hiện tại” (NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội-2016). Dựa trên nguồn tƣ liệu cá nhân nghiên cứu và khai thác, Mosiakov đã trình bày khái quát lịch sử quan hệ Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á từ thế kỷ XIX đến nay, từ đó phân tích chính sách ngoại giao gắn với những mục tiêu và lợi ích của Trung Quốc trong việc hiện thực hóa các chƣơng trình, kế hoạch địa - chính trị qua các giai đoạn lịch sử của giới cầm quyền Bắc Kinh. Đây là những tài liệu có giá trị để nghiên cứu, tham khảo và giúp ích cho công tác phân tích, dự báo chính sách của Trung Quốc đối với các nƣớc láng giềng và mang tính khách quan hơn các học giả Trung Quốc nghiên cứu. Nhƣng vẫn đứng nhìn ở góc độ từ trên xuống, tức là nhìn từ lợi ích của nƣớc lớn (Trung Quốc) để phân tích, mổ xẻ các mối quan hệ mà không suy xét yếu tố lợi ích, ảnh hƣởng của nƣớc nhỏ trong quan hệ quốc tế.
- 10 2.2. Nhóm nghiên cứu về chính sách của Trung Quốc đối với Campuchia * Những nghiên cứu của các học giả trong nước: Nguyễn Văn Hà (2010), Quan hệ Campuchia - Trung Quốc trong tương quan với các nước lớn (Tạp chí Đông Nam Á, số 10, 2010), trong đó tác giả nhận định rằng, sau Hiệp định Pari năm 1991, quan hệ Campuchia - Trung Quốc cũng dần hồi phục và phát triển. Tuy nhiên, do chính phủ liên minh giữa hai đảng chính trị chủ yếu của Campuchia chƣa thực sự ổn định, nên quan hệ của Trung Quốc với nƣớc này chỉ dừng lại ở mực độ hết sức thận trọng. Sau năm 1997, ông Hun Sen đƣợc Trung Quốc ủng hộ mạnh mẽ. Do vậy, Campuchia luôn coi trọng việc củng cố và phát triển quan hệ với Trung Quốc và xem đó nhƣ là một trong những ƣu tiên trong chính sách đối ngoại của nƣớc này. Dƣơng Văn Huy trong nghiên cứu về: Những tiến triển trong quan hệ của Trung Quốc với Campuchia từ năm 1991 tới nay (Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 94, 2013), cũng đã chỉ ra rằng, nhờ nằm ở vị trí chiến lƣợc cực kỳ quan trọng đối với khu vực Đông Nam Á lục địa, Campuchia sớm đã nằm trong ―tầm ngắm‖ trong chiến lƣợc gia tăng ảnh hƣởng đối với khu vực của Trung Quốc. Với việc Trung Quốc gia tăng thắt chặt quan hệ toàn diện đối với Campuchia, đặc biệt trong giai đoạn gần đây đã khiến cho Trung Quốc đang tiến từng bƣớc sâu hơn trong chiến lƣợc gia tăng ảnh hƣởng chiến lƣợc của mình đối với khu vực Đông Nam Á. Campuchia - một quốc gia đang ―khát vốn‖ về mặt kinh tế, đang có tranh chấp với Thái Lan về biên giới lãnh thổ, thì việc gia tăng quan hệ với Trung Quốc giúp Campuchia vừa giải quyết trƣớc mắt về vấn đề kinh tế và có đƣợc ―chỗ dựa‖ về mặt chính trị - an ninh. Đồng thời, Dƣơng Văn Huy cũng công bố nghiên cứu về: Sự thay đổi vị thế người Hoa ở Campuchia từ sau năm 1991 (Nghiên cứu Đông Nam Á, số 1, 2013), trong đó cho rằng sau năm 1991, Campuchia đã bƣớc vào giai đoạn phát triển mới. Cùng với đó, cộng đồng ngƣời Hoa ở Campuchia cũng dần đƣợc phục hồi và phát triển một cách nhanh chóng. Trong khoảng hơn 20 năm (từ năm 1991 tới nay), cộng đồng ngƣời Hoa ở đây đã gia tăng về dân số, khôi phục và phát triển về tổ chức xã hội và nghiệp đoàn và
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu ảnh hưởng của marketing xanh đến ý định mua xanh của người tiêu dùng Việt Nam
249 p | 44 | 19
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Mối quan hệ giữa tiêu thụ năng lượng tái tạo với tăng trưởng kinh tế và phát thải CO2 tại Việt Nam
193 p | 30 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của truyền miệng điện tử tới ý định lựa chọn điểm đến trong nước của du khách thế hệ thiên niên kỷ
189 p | 28 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Mối quan hệ giữa đặc điểm công việc, sự công bằng và động lực làm việc của giảng viên các trường đại học khu vực đồng bằng sông Cửu Long
239 p | 20 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh: Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua sản phẩm thân thiện với môi trường của khách hàng - Nghiên cứu trường hợp xe ô tô điện tại Việt Nam
236 p | 18 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Quan hệ giữa văn hóa tổ chức, hành vi chia sẻ tri thức và hiệu quả công việc của nhân viên ngân hàng thương mại cổ phần tại thành phố Hồ Chí Minh
244 p | 21 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của văn hóa tổ chức, chia sẻ tri thức đến đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp Việt Nam
156 p | 31 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Mối quan hệ giữa thực tiên quản trị nguồn nhân lực thành tích cao và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
228 p | 15 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quan hệ Quốc tế: Quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Malaysia: tiếp cận từ góc độ lợi ích quốc gia - dân tộc
27 p | 14 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Mối quan hệ giữa lợi thế cạnh tranh bền vững và kết quả hoạt động của các doanh nghiệp bất động sản tại khu vực Bắc Trung bộ
206 p | 11 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của sự hài lòng trong công việc đến cam kết với tổ chức của công nhân sản xuất tại các doanh nghiệp khai thác than hầm lò Việt Nam
220 p | 16 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ quản trị kinh doanh: Mối quan hệ giữa đặc điểm công việc, sự công bằng và động lực làm việc của giảng viên các trường đại học khu vực đồng bằng sông Cửu Long
27 p | 11 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Mối quan hệ giữa nguồn lực và sự cảm nhận hiệu quả của khách hàng trong ngành công nghiệp dịch vụ logistics
214 p | 10 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh: Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào - Nghiên cứu từ phía cung
263 p | 9 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quan hệ Quốc tế: Quan hệ quốc phòng Việt Nam - Hoa Kỳ từ 1995 đến nay
27 p | 17 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu mối quan hệ giữa nhận thức khách hàng khác, trải nghiệm thương hiệu, niềm tin thương hiệu và gắn kết thương hiệu: Vai trò điều tiết của tỉnh thức tương tác
32 p | 10 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Ảnh hưởng của thực hành quản trị nhân lực đến hành vi đổi mới của người lao động trong các Công ty thuộc Bộ Công an
14 p | 14 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO tại các trường Đại học trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam
353 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn