intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Chính sách phát triển Thành phố Đà Nẵng trở thành trung tâm động lực của vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:213

14
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài "Chính sách phát triển Thành phố Đà Nẵng trở thành trung tâm động lực của vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung" là xây dựng hệ thống lí thuyết, cơ sở khoa học để xây dựng chính sách phát triển đô thị trung tâm động lực cho một vùng kinh tế trọng điểm, từ đó Luận án đề xuất các định hướng và giải pháp về chính sách phát triển Thành phố Đà Nẵng để nó trở thành trung tâm động lực của vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Chính sách phát triển Thành phố Đà Nẵng trở thành trung tâm động lực của vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÊ TỰ GIA THẠNH CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRỞ THÀNH TRUNG TÂM ĐỘNG LỰC CỦA VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÍ CÔNG HÀ NỘI, Năm 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÊ TỰ GIA THẠNH CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRỞ THÀNH TRUNG TÂM ĐỘNG LỰC CỦA VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG Chuyên ngành: Quản lí công Mã số: 9 34 04 03 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÍ CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. GS.TS. Nguyễn Hữu Khiển 2. TS. Hồ Kỳ Minh HÀ NỘI, Năm 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Lê Tự Gia Thạnh
  4. ii LỜI CẢM ƠN Luận án được hoàn thành tại Học viện Hành chính Quốc Gia dưới sự hướng dẫn của thầy giáo GS.TS. Nguyễn Hữu Khiển và thầy giáo TS. Hồ Kỳ Minh. Sự định hướng và hướng dẫn tận tình của quý Thầy trong nghiên cứu là những yếu tố cơ bản nhất tác động đến việc hoàn thành luận án. Thêm vào đó là những tình cảm quý báu của hai thầy dành cho tác giả trong suốt những năm tháng học tập đã cho tác giả có thêm niềm tin và sức mạnh để vượt qua rất nhiều khó khăn trong học tập và nghiên cứu. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến với hai Thầy. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Ban Quản lí đào tạo, Học viện Hành chính Quốc Gia; Lãnh đạo và đồng nghiệp, nơi tác giả đã và đang công tác, đã hỗ trợ và tạo điều kiện về thời gian cho tác giả trong quá trình học tập và thực hiện luận án. Xin gửi lời cảm ơn đến Gia đình, bạn bè, những con người luôn là điểm tựa, nguồn động viên khích lệ để tác giả hoàn thành chương trình học cũng như hoàn thành luận án này. Xin cảm ơn quý Thầy/Cô, những người bạn, các chuyên gia đã cho tác giả những nhận xét quý báu, chỉnh sửa những sai sót của tác giả trong bản thảo luận án. Mặc dù đã cố gắng để hoàn thành luận án tốt nhất có thể nhưng chắc chắn luận án vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu sót, kính mong sự chỉ dẫn và góp ý của các quý Thầy/Cô, quý đồng nghiệp và quý độc giả để tác giả hoàn thiện luận án tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 02 năm 2023 Lê Tự Gia Thạnh
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii MỤC LỤC ....................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................... vii DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................... viii DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ ..................................................... ix PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................ 4 4. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu ................................................... 6 5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học ................................................. 8 6. Những đóng góp mới của Luận án ............................................................... 9 7. Tổng quan và cấu trúc của Luận án ............................................................ 10 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM ĐỘNG LỰC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM ............................................ 15 1.1. Các công trình nghiên cứu về chính sách phát triển vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm........................................................................ 15 1.1.1. Các công trình quốc tế........................................................................... 15 1.1.2. Các công trình trong nước..................................................................... 20 1.2. Các công trình nghiên cứu về chính sách phát triển tỉnh, thành phố trở thành đô thị động lực của vùng kinh tế trọng điểm .................... 34 1.2.1. Các công trình quốc tế........................................................................... 35 1.2.2. Các công trình trong nước..................................................................... 36 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................ 45
  6. iv CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ TRỞ THÀNH TRUNG TÂM ĐỘNG LỰC CỦA VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM ............................................................................ 47 2.1. Vùng kinh tế, vùng kinh tế trọng điểm và chính sách phát triển vùng ............................................................................................................... 47 2.1.1. Vùng kinh tế, lí thuyết phân bố và liên kết vùng .................................. 48 2.1.2. Vùng kinh tế trọng điểm và lí thuyết cực tăng trưởng .......................... 51 2.1.3. Chính sách và chính sách phát triển vùng kinh tế trọng điểm .............. 56 2.2. Đô thị trung tâm động lực của vùng kinh tế trọng điểm và chính sách phát triển .............................................................................................. 58 2.2.1. Đô thị và đô thị trung tâm động lực ...................................................... 59 2.2.2. Vai trò chính sách phát triển đô thị trung tâm động lực của vùng kinh tế trọng điểm ............................................................................................. 61 2.2.3. Mục tiêu của chính sách phát triển đô thị trung tâm động lực của vùng kinh tế trọng điểm ................................................................................. 63 2.2.4. Những chính sách (nội dung) cơ bản để xây dựng chính sách cho đô thị trung tâm động lực của vùng kinh tế trọng điểm và vai trò của nó ...... 64 2.3. Đánh giá chính sách phát triển đô thị trung tâm động lực của vùng kinh tế trọng điểm ............................................................................... 67 2.3.1. Mục đích và vai trò của việc đánh giá chính sách phát triển đô thị trung tâm động lực.......................................................................................... 67 2.3.2. Nội dung đánh giá chính sách phát triển đô thị trung tâm động lực ..... 68 2.3.3. Tiêu chí đánh giá xây dựng chính sách phát triển đô thị trung tâm động lực .......................................................................................................... 69 2.4. Vai trò và vị trí của quản lí công trong việc xây dựng chính sách phát triển trung tâm động lực của vùng KTTĐ ....................................... 74 2.4.1. Xây dựng chính sách thuộc nội dung kinh tế, chính trị của hoạt động quản lí công .................................................................................................... 75
  7. v 2.4.2. Vai trò và vị trí của quản lí công trong việc ban hành và triển khai chính sách phát triển trung tâm động lực của vùng KTTĐ ............................ 77 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................ 79 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG THEO QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG ĐÔ THỊ TRUNG TÂM ĐỘNG LỰC CỦA VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG ......................................................................................................................... 81 3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Thành phố Đà Nẵng...................................................................................................... 81 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 81 3.1.2. Điều kiện kinh tế ................................................................................... 83 3.1.3. Điều kiện hạ tầng kỹ thuật chính .......................................................... 84 3.1.4. Hạ tầng xã hội ....................................................................................... 87 3.2. Thực trạng chính sách phát triển Thành phố Đà Nẵng theo quan điểm xây dựng đô thị trung tâm động lực của vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung ................................................................................ 89 3.2.1. Điểm mạnh về thực trạng của các chính sách hiện hành ...................... 90 3.2.2. Đánh giá về chính sách phát triển Thành phố Đà Nẵng trở thành đô thị trung tâm động lực của vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung.............. 97 3.2.3. Phân tích định lượng qua khảo sát và đánh giá cơ sở thực tiễn .......... 117 3.2.4. Một số hạn chế và nguyên nhân hạn chế của các chính sách hiện hành nhằm xây dựng Thành phố Đà Nẵng trở thành đô thị trung tâm động lực của vùng KTTĐ Miền Trung .............................................................. 129 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.............................................................................. 131 CHƯƠNG 4. ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRỞ THÀNH TRUNG TÂM ĐỘNG LỰC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG .......................................................... 133
  8. vi 4.1. Bối cảnh tác động đến Thành phố Đà Nẵng khi đặt mục tiêu là trung tâm động lực của vùng KTTĐ Miền Trung ................................... 133 4.1.1. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam .......................... 133 4.1.2. Định hướng phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung ....... 136 4.1.3. Định hướng phát triển của Thành phố Đà Nẵng ................................. 140 4.2. Quan điểm của Luận án về chính sách phát triển Thành phố Đà Nẵng trở thành trung tâm động lực của vùng KTTĐ Miền Trung ............................................................................................................. 146 4.2.1. Bảo đảm thống nhất quan điểm phát triển .......................................... 147 4.2.2. Hoàn thiện chính sách liên quan đến vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và Thành phố Đà Nẵng ....................................................................... 150 4.3. Một số giải pháp đổi mới chính sách phát triển Đà Nẵng trở thành đô thị trung tâm động lực của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung ............................................................................................................. 152 4.3.1. Chính sách về phát triển các ngành kinh tế hiện đại, mũi nhọn ......... 153 4.3.2. Chính sách về đầu tư, tài chính ........................................................... 156 4.3.3. Chính sách về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đô thị ........................ 161 4.3.4. Chính sách về khoa học và công nghệ ................................................ 163 4.3.5. Chính sách về giáo dục, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, y tế, văn hóa, xã hội ................................................................................................... 167 4.3.6. Chính sách về tăng cường liên kết vùng ............................................. 171 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4.............................................................................. 176 KẾT LUẬN CỦA LUẬN ÁN ..................................................................... 178 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 182 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 196
  9. vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNC Công nghệ cao CNTT Công nghệ thông tin EWEC Hành lang kinh tế Đông Tây FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Tổng sản phẩm quốc nội GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn HDI Chỉ số phát triển con người HĐND Hội đồng nhân dân KCN Khu công nghiệp KH&CN Khoa học – Công nghệ KKT Khu kinh tế KTTĐ Kinh tế trọng điểm KT-XH Kinh tế- xã hội LATS Luận án tiến sĩ NĐ Nghị định NQ Nghị quyết NSNN Ngân sách nhà nước NXB Nhà xuất bản ODA Hổ trợ phát triển chính thức PPP Đối tác công tư QHC Quy hoạch chung QLNN Quản lí nhà nước SWOT S - Strength (Điểm mạnh), W - Weaknesses (Điểm yếu), O - Opportunities (Cơ hội) và T - Threats (Thách thức) T (Technoware) Kỹ thuật TFP Năng suất nhân tố tổng hợp TP Thành phố UBND Ủy ban nhân dân USD Đô la Mỹ
  10. viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Cơ cấu nghề nghiệp trong mẫu khảo sát ...................................... 117 Bảng 3.2: Cơ cấu trình độ học vấn trong mẫu khảo sát ................................ 118 Bảng 3.3: Mức độ hiểu biết của người dân về khái niệm đô thị động lực .... 118 Bảng 3.4: Sự khác biệt về nghề nghiệp trong hiểu biết về khái niệm đô thị động lực (thang điểm 4) ......................................................................................... 119 Bảng 3.5: Sự khác biệt về khu vực trong hiểu biết về khái niệm đô thị động lực (thang điểm 5) ............................................................................................... 120 Bảng 3.6: Đánh giá của người dân về vai trò đầu tàu kinh tế của Đà Nẵng trong vùng KTTĐ Miền Trung (thang điểm 5) ...................................................... 121 Bảng 3.7: Đánh giá của người dân về vai trò sức hút đầu tư của Đà Nẵng trong vùng KTTĐ Miền Trung (thang điểm 5) ...................................................... 122 Bảng 3.8: Đánh giá của người dân về vai trò phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn của Đà Nẵng trong vùng KTTĐ Miền Trung (thang điểm 5).............. 124 Bảng 3.9: Sự khác biệt về nơi cư trú trong đánh giá của người dân về vai trò kinh tế mũi nhọn của Đà Nẵng (thang điểm 5). ............................................ 125 Bảng 3.10: Sự khác biệt về trình độ học vấn trong đánh giá của người dân về vai trò kinh tế mũi nhọn của Đà Nẵng (thang điểm 5).................................. 125 Bảng 3.11: Đánh giá của người dân về vai trò trung tâm khoa học công nghệ của Đà Nẵng trong vùng KTTĐ Miền Trung (thang điểm 5) ................................ 126 Bảng 3.12: Đánh giá của người dân về vai trò đào tạo, phát triển nhân lực cho toàn vùng của Đà Nẵng trong vùng KTTĐ Miền Trung (thang điểm 5) ...... 127 Bảng 3.13: Đánh giá của người dân về vai trò liên kết, kết nối của Đà Nẵng trong vùng KTTĐ Miền Trung (thang điểm 5) ............................................. 128
  11. ix DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ Hình 3.1: Quy mô kinh tế và tốc độ tăng kinh tế của Thành phố Đà Nẵng.... 84 Hình 3.2: Thu nhập bình quân đầu người theo tháng năm 2010 và 2020....... 89 Hình 3.3: Biểu đồ sự khác biệt về ngành nghề trong đánh giá của người dân về vai trò đàu tàu kinh tế của Đà Nẵng .............................................................. 121 Hình 3.4: Biểu đồ sự khác biệt về trình độ học vấn trong đánh giá của người dân về vai trò đầu tàu kinh tế của Đà Nẵng. ................................................. 122 Hình 3.5: Biểu đồ sự khác biệt về trình độ học vấn và nghề nghiệp trong đánh giá của người dân về vai trò sức hút đầu tư của Đà Nẵng. ........................... 123 Hình 3.6: Biểu đồ người dân đánh giá các biến số có liên quan đến vai trò đô thị động lực của Đà Nẵng.............................................................................. 129
  12. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Vùng KTTĐ Miền Trung được thành lập từ năm 1997 với 4 tỉnh và thành phố bao gồm: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Đến năm 2004 vùng KTTĐ Miền Trung được bổ sung thêm tỉnh Bình Định. Toàn vùng có tổng diện tích khoảng 2.788.400 ha, với đất đai kém phì nhiêu. Các tỉnh thuộc vùng KTTĐ Miền Trung chịu nhiều bất lợi với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, địa hình hẹp theo chiều Đông - Tây, sông suối ngắn, độ dốc lớn nên thường gây ra lũ lụt, thiên tai. Điều này dẫn đến hệ luỵ là gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế bền vững. Bên cạnh đó, định hướng chiến lược phát triển cũng được quan tâm khá muộn, vào cuối năm 2014 thì “Quy hoạch phát triển tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng KTTĐ Miền Trung đến năm 2020” mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Chủ trương và chính sách phát triển vùng đã được triển khai tích cực và đã đạt được những kết quả quan trọng. Trong 10 năm gần đây, Đảng bộ và chính quyền các tỉnh, thành phố vùng KTTĐ Miền Trung đã có những nỗ lực mạnh mẽ, chủ động khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, thu hút đầu tư, tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Kinh tế các tỉnh, thành phố trong vùng đã dần dần thoát khỏi tình trạng kém phát triển, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh qua từng năm, nhất là tại vùng núi, vùng bãi ngang ven biển. Kinh tế dần ổn định và thích ứng với điều kiện khắc nghiệt của khí hậu, thiên tai. Nhiều khu kinh tế, khu công nghiệp được xây dựng và đi vào hoạt động. Bước đầu hình thành các vùng sản xuất thâm canh cây trồng, vật nuôi tập trung, có sản lượng lớn phục vụ sản xuất và chế biến nông sản xuất khẩu. Từng bước hình thành các khu du lịch ven biển có chất lượng cao, khu du lịch sinh thái. Tuy nhiên, quá trình phát triển vừa qua cũng cho thấy, nếu chỉ dựa vào “lợi thế tĩnh” về điều kiện tự nhiên mỗi địa phương có được để thực hiện chính
  13. 2 sách ưu đãi, kêu gọi đầu tư mà thiếu sự liên kết để tạo ra “lợi thế động” nhằm tối ưu hóa nguồn lực hữu hạn, thì khó có thể đẩy mạnh phát triển và nâng cao sức cạnh tranh toàn vùng. Mặc dù đã rất cố gắng và nỗ lực, song do còn thiếu các thể chế, chính sách về phát triển kinh tế và liên kết vùng cũng như cơ chế điều phối vùng nên việc liên kết vùng và kết quả phát triển kinh tế - xã hội của các vùng trong cả nước nói chung, vùng KTTĐ Miền Trung nói riêng còn rất hạn chế. Chẳng hạn như chưa xây dựng được các kế hoạch phát triển trung và ngắn hạn cho vùng; thiếu các chính sách định hướng và điều tiết vĩ mô riêng biệt; thiếu các chính sách ưu tiên để tạo sự hấp dẫn thu hút các yếu tố nguồn lực bên ngoài và nguồn lực chất lượng cao; thiếu hệ thống văn bản hướng dẫn, pháp lệnh hay chế tài cụ thể có liên quan đến tổ chức thực hiện chính sách. Điều này ảnh hưởng lớn đến tiến độ thực hiện, chất lượng thực thi các chính sách cũng như xử lí các hiện tượng vi phạm chính sách. Bên cạnh đó, để xây dựng vùng phát triển bền vững và đủ sức cạnh tranh với các khu vực khác, cần xác định khu vực trung tâm là động lực phát triển, là cực tăng trưởng và có sức lan tỏa cho toàn vùng. Thành phố Đà Nẵng với vị trí địa lí và tiềm lực của mình, hoàn toàn gánh vác được vai trò này. Việc xác định Đà Nẵng là trung tâm của khu vực đã được khẳng định trong các nghị quyết, chủ trương của Trung ương: Đà Nẵng nằm ở vị trí trung độ của đất nước, có vị trí trọng yếu cả về kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh; là đầu mối giao thông quan trọng về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, cửa ngõ chính ra Biển Đông của các tỉnh Miền Trung, Tây Nguyên và các nước tiểu vùng Mê Kông. Xây dựng Thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế - xã hội lớn của Miền Trung với vai trò là trung tâm công nghiệp, thương mại, du lịch và dịch vụ; là thành phố cảng biển, đầu mối giao thông quan trọng về trung chuyển vận tải trong nước và quốc tế; trung tâm bưu chính - viễn thông và tài chính - ngân hàng; một trong những trung tâm văn hoá - thể thao, giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ
  14. 3 của Miền Trung; là địa bàn giữ vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh của khu vực Miền Trung và cả nước… Tuy nhiên, nghiên cứu “Để phát triển bền vững vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ” ([19]) của tác giả Lê Văn Đính, đã phân tích và chỉ ra một số hạn chế về định hướng chính sách của các tỉnh, thành phố thuộc khu vực Trung Bộ nói chung và Thành phố Đà Nẵng nói riêng dẫn đến việc chưa khai thác được những thuận lợi này. Cụ thể, công trình đã đưa ra các hạn chế cơ bản sau: Chủ trương, chính sách của vùng và các tỉnh, thành phố còn chậm trễ, thiếu đồng bộ dẫn đến chồng chéo các khu công nghiệp ở các địa phương; Thiếu sự liên kết giữa các tỉnh, thành phố, sự liên kết còn mang tính tự phát và chủ yếu dừng lại ở mức độ cam kết, thỏa thuận giữa các địa phương, phát sinh theo từng dự án, từng hoạt động cụ thể; Chính sách thu hút đầu tư thiếu thống nhất, thiếu hợp tác, các tỉnh chạy theo lợi ích cục bộ địa phương, lợi ích trước mắt, theo thành tích mà chưa tính đến lợi ích lâu dài. Tác giả cho rằng, để phát triển bền vững vùng KTTĐ cần phải tăng cường liên kết, hợp tác, khắc phục tâm lí cục bộ địa phương, tạo dựng một không gian kinh tế chung của vùng. Những phân tích trên cho thấy việc xây dựng các chính sách để phát triển hiệu quả vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Đà Nẵng làm đòn bẩy, động lực là một vấn đề cấp thiết, cần được quan tâm và triển khai kịp thời. Luận án với tiêu đề “Chính sách phát triển Thành phố Đà Nẵng trở thành trung tâm động lực của vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung” nhằm đưa ra các giải pháp để giải quyết vấn đề cấp thiết này. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu của Luận án Xây dựng hệ thống lí thuyết, cơ sở khoa học để xây dựng chính sách phát triển đô thị trung tâm động lực cho một vùng KTTĐ, từ đó Luận án đề xuất các định hướng và giải pháp về chính sách phát triển Thành phố Đà Nẵng để nó trở
  15. 4 thành trung tâm động lực của vùng KTTĐ Miền Trung. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án Luận án triển khai để thực hiện một số nhiệm vụ cơ bản dưới đây. - Hệ thống hóa các vấn đề lí luận về vùng KTTĐ, chính sách phát triển đô thị - trung tâm động lực của của vùng KTTĐ. - Thiết lập hệ thống lí thuyết làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng chính sách phát triển đô thị trung tâm động lực của một vùng KTTĐ. Tổng quan một cách có hệ thống các khái niệm cơ bản về vùng, vùng kinh tế trọng điểm cũng như lí thuyết phân bố và liên kết vùng, lí thuyết cực tăng trưởng, khái niệm về đô thị động lực của vùng KTTĐ và vai trò của nó đối với vùng KTTĐ. Làm rõ chính sách phát triển đô thị động lực cho một vùng KTTĐ, các chính sách cụ thể cần được xây dựng và mục tiêu cần đạt được của các chính sách đó đối với đô thị trung tâm động lực của một vùng KTTĐ. Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá thực trạng chính sách của một đô thị trung tâm động lực đối với một vùng KTTĐ. - Đánh giá thực trạng chính sách xây dựng Thành phố Đà Nẵng trở thành đô thị trung tâm động lực cho vùng KTTĐ Miền Trung, từ đó đề xuất các chính sách phát triển Thành phố Đà Nẵng trở thành đô thị trung tâm động lực của vùng KTTĐ Miền Trung. Nội dung đề xuất được dựa vào cơ sở khoa học về xây dựng chính sách cho một đô thị trung tâm động trên các phương diện về quy hoạch đô thị bền vững, liên kết vùng, liên kết liên ngành bền vững tập trung vào chiến lược tăng trưởng xanh, đảm bảo chất lượng môi trường đô thị và an ninh quốc phòng, thúc đẩy quá trình quy hoạch xây dựng chuỗi đô thị theo đúng mục tiêu đề ra nhằm đem lại lợi ích chung cho cả vùng, quốc gia, và lợi ích riêng cho mỗi địa phương. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Hệ thống chính sách phát triển đô thị trung tâm động lực cho một vùng KTTĐ và áp dụng vào việc xây dựng chính sách cho Thành phố Đà Nẵng, các
  16. 5 chính sách xây dựng Thành phố Đà Nẵng trở thành đô thị trung tâm động lực của vùng KTTĐ Miền Trung, thực trạng và giải pháp. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Phạm vi thời gian Nghiên cứu các chính sách phát triển đô thị trung tâm động lực cho một vùng KTTĐ và áp dụng xây dựng chính sách cho Thành phố Đà Nẵng từ năm 1997 trở lại đây, thực trạng đã đạt được và giải pháp cho tương lai. 3.2.2. Phạm vi nội dung Nghiên cứu các chính sách phát triển kinh tế-xã hội liên quan trực tiếp tới hoạt động xây dựng một đô thị trung tâm động lực cho một vùng KTTĐ và áp dụng lí thuyết cho việc xây dựng Thành phố Đà Nẵng trở thành trung tâm động lực vùng KTTĐ Miền Trung thông qua các nội dung chính sau: (1) Nghiên cứu các công trình liên quan đến chính sách phát triển vùng kinh tế, vùng KTTĐ, trung tâm động lực vùng KTTĐ trong nước và trên thế giới làm tiền đề cho nền tảng kiến thức và phát triển cơ sở lí luận. (2) Nghiên cứu cơ sở khoa học về việc xây dựng chính sách phát triển thành phố trở thành đô thị trung tâm động lực của vùng KTTĐ. (3) Nghiên cứu thực trạng chính sách phát triển Thành phố Đà Nẵng theo quan điểm xây dựng đô thị trung tâm động lực của vùng KTTĐ Miền Trung để làm cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất chính sách trong phần tiếp theo. (4) Đề xuất định hướng chính sách phát triển Thành phố Đà Nẵng trở thành trung tâm động lực vùng KTTĐ Miền Trung trong thời gian tới. 3.2.3. Phạm vi không gian Luận án căn bản nghiên cứu các chính sách xây dựng đô thị trung tâm động lực cho một vùng KTTĐ và cụ thể hoá bằng các chính sách xây dựng Thành phố Đà Nẵng và vùng KTTĐ Miền Trung lấy Đà Nẵng làm hạt nhân phát triển.
  17. 6 4. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lí luận Luận án dựa trên lí luận về phép biện chứng duy vật nghiên cứu theo không gian, thời gian thực định; mối liên hệ logic và lịch sử, liên hệ nhân quả trong các yếu tố xung quanh việc nghiên cứu, luận giải vấn đề xây dựng chính sách phát triển đô thị trung tâm động lực cho một vùng KTTĐ. Luận án xây dựng cơ sở lí thuyết, cơ sở khoa học cho đối tượng nghiên cứu là chính sách phát triển đô thị trung tâm động lực cho một vùng KTTĐ. Đó là việc tổng quan đầy đủ các khái niệm và đối tượng nghiên cứu bao gồm: Vùng và lí thuyết liên kết vùng; Vùng kinh tế trọng điểm và lí thuyết cực tăng trưởng; Đô thị trung tâm động lực của một VKTTĐ. Luận án thiết lập khối kiến thức khung lí luận cho việc xây dựng chính sách cho một đô thị trung tâm động lực đối với một vùng KTTĐ bao gồm cả khái niệm, mục tiêu và nội dung – các chính sách cụ thể. Nội dung này làm cơ sở lí luận tổng quan để có thể áp dụng cho việc xây dựng chính sách phát triển cho bất kỳ một đô thị trung tâm động lực của một vùng KTTĐ. Trước khi đề xuất giải pháp cụ thể cho một địa phương thì Luận án cũng đã xây dựng hệ thống tiêu chí để đánh giá thực trạng chính sách phát triển đô thị trung tâm động lực đối với một vùng KTTĐ. Luận án của dựa trên khung lí luận của quản lí công trong xây dựng chính sách và dựa trên nền tảng tư tưởng chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam liên quan đến chủ đề nghiên cứu. 4.2. Phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp nghiên cứu định tính - Xây dựng lí thuyết nghiên cứu tổng quát và áp dụng lí thuyết đó vào một đối tượng cụ thể. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Nghiên cứu các công trình nghiên cứu đi trước trong và ngoài nước về các vấn đề liên quan đến đề tài
  18. 7 Luận án bao gồm các nghiên cứu về chính sách phát triển đô thị, chính sách phát triển thành phố trở thành trung tâm động lực cho một vùng kinh tế - xã hội, các nghiên cứu về chính sách phát triển Thành phố Đà Nẵng. Từ các nghiên cứu đi trước, Luận án phân tích và làm rõ những giá trị có thể kế thừa, những hướng cần tiếp tục được nghiên cứu, làm sâu sắc hơn. - Phương pháp phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm trọng tâm: Phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm trọng tâm đối với các chuyên gia, các nhà quản lí thực tiễn về chính sách phát triển Thành phố Đà Nẵng, những yêu cầu đối với thành phố là trung tâm động lực của vùng KTTĐ Miền Trung, những định hướng hoàn thiện chính sách để Thành phố Đà Nẵng thực sự là trung tâm động lực của vùng KTTĐ Miền Trung. 4.2.2. Phương pháp SWOT Luận án đã sử dụng phương pháp nghiên cứu SWOT để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu trong các công trình nghiên cứu trước đó cũng như thực trạng về cơ sở hạ tầng và chính sách phát triển Thành phố Đà Nẵng. Từ đó Luận án đưa ra các thách thức mà Luận án cần đạt được cũng như những cơ hội để xây dựng chính sách phát triển Thành phố Đà Nẵng thành đô thị trung tâm động lực cho vùng KTTĐ Miền Trung. 4.2.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng Điều tra bằng bảng hỏi định lượng: Tổ chức điều tra bằng bảng hỏi định lượng nhằm thu thập các ý kiến đánh giá về thực trạng chính sách phát triển Thành phố Đà Nẵng xuất phát từ yêu cầu xây dựng thành phố trở thành trung tâm động lực vùng KTTĐ Miền Trung; căn cứ vào các kết quả phân tích dữ liệu đạt được để đề xuất các định hướng, giải pháp chính sách nhằm đảm bảo yêu cầu phát triển Thành phố Đà Nẵng trở thành trung tâm động lực vùng KTTĐ Miền Trung. - Đối tượng điều tra: Các nhà quản lí, các chuyên gia, cán bộ, công chức, doanh nghiệp và người dân.
  19. 8 - Số lượng mẫu phiếu: Dự kiến 500 phiếu khảo sát được xây dựng phù hợp với nhóm đối tượng điều tra. Sử dụng phần mềm SPSS để xử lí dữ liệu thống kê và phân tích dữ liệu. 5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học 5.1. Câu hỏi nghiên cứu - Cơ sở lí thuyết nào để xây dựng chính sách phát triển một tỉnh, thành phố trở thành một trung tâm động lực của một vùng KTTĐ? Mục tiêu và nội dung của việc xây dựng chính sách phát triển đô thị trung tâm động lực cho một vùng KTTĐ? - Tiêu chí nào để đánh giá thực trạng chính sách đối với đô thị trung tâm động lực của một vùng KTTĐ trước khi đề xuất bổ sung và xây dựng chính sách mới? - Tại sao phải nghiên cứu và đưa ra chính sách để phát triển Thành phố Đà Nẵng trở thành trung tâm động lực của vùng KTTĐ Miền Trung? - Chính sách phát triển Thành phố Đà Nẵng trở thành trung tâm động lực của vùng KTTĐ Miền Trung cần tập trung vào những nội dung, những phương diện nào? - Hiện trạng chính sách phát triển Thành phố Đà Nẵng hiện nay như thế nào khi xét từ yêu cầu xây dựng Thành phố Đà Nẵng trở thành trung tâm động lực của vùng KTTĐ Miền Trung? - Những định hướng, giải pháp trọng tâm nào cần tập trung để hoàn thiện chính sách phát triển Thành phố Đà Nẵng đáp ứng yêu cầu xây dựng thành phố trở thành trung tâm động lực của vùng KTTĐ Miền Trung? 5.2. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết của Luận án là: (1) Thiết lập khung lí luận bao gồm cả mục tiêu và nội dung làm cơ sở lí thuyết tổng quát đối với việc xây dựng chính sách phát triển đô thị trung tâm động lực cho một vùng KTTĐ.
  20. 9 (2) Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chính sách phát triển đô thị trung tâm động lực cho một vùng KTTĐ. (3) Đánh giá thực trạng, tính phù hợp của việc xây dựng chính sách phát triển Thành phố Đà Nẵng trở thành đô thị trung tâm động lực cho vùng KTTĐ Miền Trung. (4) Áp dụng khung lí luận vào thực tiễn để đề xuất các chính sách nhằm giải quyết thực trạng, định hướng Thành phố Đà Nẵng phát triển thành đô thị trung tâm động lực vùng KTTĐ Miền Trung. 6. Những đóng góp mới của Luận án 6.1. Về lí luận - Thiết lập hệ thống cơ sở lí luận, cơ sở khoa học để xây dựng chính sách phát triển đô thị trung tâm động lực cho một vùng KTTĐ với các nội dung cụ thể là: Vùng kinh tế với lí thuyết liên kết vùng; Vùng KTTĐ với lí thuyết cực tăng trưởng; Mục tiêu và nội dung xây dựng chính sách phát triển đô thị trung tâm động lực của một vùng KTTĐ; Các tiêu chí đánh giá chính sách phát triển đô thị trung tâm động lực cho một vùng KTTĐ. - Hệ thống hóa, bổ sung và làm sâu sắc thêm chính sách phát triển Thành phố Đà Nẵng trở thành trung tâm động lực của vùng KTTĐ Miền Trung. - Xác định những yêu cầu đối với chính sách phát triển Thành phố Đà Nẵng trở thành trung tâm động lực vùng KTTĐ Miền Trung. 6.2. Về thực tiễn - Đánh giá toàn diện các chính sách phát triển Thành phố Đà Nẵng với cách tiếp cận từ yêu cầu thành phố là trung tâm động lực vùng KTTĐ Miền Trung. - Cung cấp luận cứ cho việc đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển Thành phố Đà Nẵng trở thành trung tâm động lực của vùng KTTĐ Miền Trung. - Đề xuất các định hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển Thành phố Đà Nẵng trở thành trung tâm động lực của vùng KTTĐ Miền Trung.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1