Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Chính sách thương mại biên giới của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế
lượt xem 8
download
Luận án Tiến sĩ Quản lý công "Chính sách thương mại biên giới của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế" trình bày các nội dung chính sau: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách thương mại biên giới trong quá trình hội nhập quốc tế; Thực trạng chính sách thương mại biên giới của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế; Hoàn thiện chính sách thương mại biên giới của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Chính sách thương mại biên giới của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA BÙI BÁ NGHIÊM CHÍNH SÁCH THƢƠNG MẠI BIÊN GIỚI CỦA VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ LUẬN ÁN TIẾN SỸ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI - 2024
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA BÙI BÁ NGHIÊM CHÍNH SÁCH THƢƠNG MẠI BIÊN GIỚI CỦA VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ Chuyên ngành: Quản lý công Mã số : 9 34 04 03 LUẬN ÁN TIẾN SỸ QUẢN LÝ CÔNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS. Lê Quốc Lý 2. PGS. TS. Trần Thị Cúc HÀ NỘI - 2024
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận án Tiến sỹ “Chính sách thương mại biên giới của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế” là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các số liệu nêu trong Luận án là trung thực. Những kết quả nghiên cứu khoa học của Luận án chƣa đƣợc công bố trong bất cứ công trình nào khác./. Hà Nội, ngày tháng năm 2024 Tác giả Luận án Bùi Bá Nghiêm i
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện Luận án Tiến sỹ “Chính sách thương mại biên giới của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế”, tôi đã nhận đƣợc rất nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện của tập thể Lãnh đạo, các nhà khoa học, giảng viên Khoa Quản lý nhà nƣớc về Kinh tế và Tài chính công, Ban Quản lý đào tạo của Học viện Hành chính Quốc gia. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành về sự giúp đỡ đó. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc hai giảng viên hƣớng dẫn khoa học là: PGS. TS. Lê Quốc Lý và PGS. TS. Trần Thị Cúc đã trực tiếp hƣớng dẫn và tận tình chỉ bảo cho tôi nghiên cứu hòan thành Luận án này. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến những ngƣời bạn, đồng nghiệp của tôi đang công tác tại Bộ Công Thƣơng và các Bộ, ngành khác liên quan cùng gia đình đã luôn động viên, khích lệ, tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện và hòan thành Luận án này. Tất cả sự giúp đỡ nêu trên, tôi luôn ghi nhớ và trân trọng mang theo trong suốt quá trình học tập, công tác của mình. Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2024 Tác giả Luận án Bùi Bá Nghiêm ii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii MỤC LỤC .................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH .....................vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT NAM........ vii DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... viii MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................................... 1 2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ........................................................... 3 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................ 3 4. PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 4 5. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT KHOA HỌC.....................................6 6. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN ...........7 7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN .....................................................................................7 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .......................................................................................................................8 1.1. NỘI DUNG TỔNG QUAN ......................................................................................8 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về chính sách thương mại ..........................................8 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về chính sách thương mại biên giới ......................... 16 1.1.3. Các lý thuyết liên quan đến chính sách thương mại biên giới ............................ 22 1.2. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 28 1.2.1. Những kết quả đạt được chủ yếu của các công trình nghiên cứu trước đây..............28 1.2.2. Những khoảng trống nghiên cứu và nhiệm vụ đặt ra cho Luận án .....................30 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ................................................................................................ 31 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH THƢƠNG MẠI BIÊN GIỚI TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ ......................... 32 2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THƢƠNG MẠI BIÊN GIỚI VÀ CHÍNH SÁCH THƢƠNG MẠI BIÊN GIỚI ......................................................................................... 32 2.1.1. Khái quát chung về thương mại biên giới ........................................................... 32 iii
- 2.1.2. Khái quát chung về chính sách thương mại biên giới trong quá trình hội nhập quốc tế............................................................................................................................ 35 2.2. NỘI DUNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH THƢƠNG MẠI BIÊN GIỚI TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ................................ 42 2.2.1. Nội dung chính sách thương mại biên giới trong quá trình hội nhập quốc tế ....42 2.2.2. Khung phân tích chính sách thương mại biên giới và tiêu chí đánh giá sự phát triển của thương mại biên giới trong quá trình hội nhập quốc tế .................................50 2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách thương mại biên giới trong quá trình hội nhập quốc tế...................................................................................................................53 2.3. CHÍNH SÁCH THƢƠNG MẠI BIÊN GIỚI CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM ....................................56 2.3.1. Chính sách thương mại biên giới của Mỹ ........................................................... 56 2.3.2. Chính sách thương mại biên giới của Trung Quốc .............................................64 2.3.3. Chính sách thương mại biên giới của Thái Lan ..................................................68 2.3.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .....................................................................71 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ................................................................................................ 75 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THƢƠNG MẠI BIÊN GIỚI CỦA VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ...................................76 3.1. KHÁI QUÁT SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HẠ TẦNG THƢƠNG MẠI BIÊN GIỚI CỦA VIỆT NAM ..............................................................................76 3.1.1. Khái quát sự phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh biên giới của Việt Nam ................76 3.1.2. Khái quát sự phát triển hạ tầng thương mại biên giới của Việt Nam .................78 3.2. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THƢƠNG MẠI BIÊN GIỚI CỦA VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ ............82 3.2.1. Cơ chế, chính sách hợp tác thương mại biên giới của Việt Nam ........................ 82 3.2.2. Thực trạng các nội dung chính sách thương mại biên giới của Việt Nam.................87 3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH THƢƠNG MẠI BIÊN GIỚI CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2015 - 2022 .......................................................................107 3.3.1. Những kết quả đạt được ....................................................................................107 3.3.2. Những hạn chế, tồn tại ......................................................................................113 3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại ..........................................................117 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ..............................................................................................124 iv
- CHƢƠNG 4: HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THƢƠNG MẠI BIÊN GIỚI CỦA VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ.................................125 4.1. BỐI CẢNH VÀ DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH THƢƠNG MẠI BIÊN GIỚI CỦA VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ ....................................................................................................................125 4.1.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước.........................................................................125 4.1.2. Dự báo các yếu tố tác động đến chính sách thương mại biên giới của Việt Nam.......131 4.2. QUAN ĐIỂM, NGUYÊN TẮC VÀ ĐỊNH HƢỚNG ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH THƢƠNG MẠI BIÊN GIỚI CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2035 ..........................................................................................................138 4.2.1. Quan điểm..........................................................................................................138 4.2.2. Nguyên tắc .........................................................................................................141 4.2.3. Mục tiêu .............................................................................................................141 4.2.4. Định hướng ........................................................................................................143 4.3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THƢƠNG MẠI BIÊN GIỚI CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2035...................................145 4.3.1. Giải pháp đối với chính sách về hàng hóa ........................................................145 4.3.2. Giải pháp đối với chính sách về thương nhân và cư dân biên giới ..................147 4.3.3. Giải pháp đối với chính sách về thuế, phí và lệ phí ..........................................147 4.3.4. Giải pháp đối với chính sách về chợ biên giới ..................................................148 4.3.5. Giải pháp đối với cơ chế quản lý và điều hành thương mại biên giới ..............149 4.3.6. Giải pháp đối với chính sách hỗ trợ thương mại biên giới ...............................151 4.3.7. Các giải pháp khác ............................................................................................155 TIỂU KẾT CHƢƠNG 4 ..............................................................................................167 KẾT LUẬN ................................................................................................................169 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ........................................................173 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................174 PHỤ LỤC ...................................................................................................................178 v
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH Từ viết tắt Từ đầy đủ tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt Nam Ayeyarwady - Chao Phraya - Chiến lƣợc hợp tác kinh tế ACMES Mekong Economic Cooperation Ayeyarwady - Chao Phraya - Strategy Mekong AEC ASEAN Economic Community Cộng đồng Kinh tế ASEAN AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do ASEAN Association of South East Asian ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Nations Comprehensive and Progressive Hiệp định Đối tác toàn diện và CPTPP Trans - Pacific Partnership Tiến bộ xuyên Thái Bình Dƣơng EU The European Union Liên minh Châu Âu FDI Foreign Direct Invesment Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài FTA Free Trade Agreement Hiệp định Thƣơng mại tự do Hợp tác Tiểu vùng sông Mê Kông GMS Greater Mekong Subregion mở rộng North American Free Trade NAFTA Khu vực Mậu dịch tự do Bắc Mỹ Area Regional Comprehensive Hiệp định Đối tác toàn diện Kinh RCEP Economic Partnership tế khu vực SEZ Special Economic Zone Đặc khu kinh tế Các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch SPS Sanitary and Phytosanitary động vật USD The United State Dollar Đồng Đô la Mỹ TBT Technical Barriers to Trade Hàng rào kỹ thuật trong thƣơng mại WB World Bank Ngân hàng Thế giới WTO World Trade Organizaion Tổ chức Thƣơng mại thế giới vi
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT NAM Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt Nam CHDCND Cộng hòa Dân chủ Nhân dân CHXHCN Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa KN Kim ngạch KTCK Kinh tế cửa khẩu NSNN Ngân sách nhà nƣớc UBND Ủy ban nhân dân XNC Xuất nhập cảnh XNK Xuất nhập khẩu XTTM Xúc tiến thƣơng mại TMBG Thƣơng mại biên giới TMSP Thƣơng mại song phƣơng vii
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Nội dung chính sách thương mại biên giới trong quá trình hội nhập quốc tế .... 43 Bảng 4.1: Dự báo lưu lượng hàng hóa, người và phương tiện qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 ................................................133 Bảng 4.2: Dự báo lưu lượng hàng hóa, người và phương tiện qua biên giới Việt Nam - Lào đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 .............................................................134 Bảng 4.3: Dự báo lưu lượng hàng hóa, người và phương tiện qua biên giới Việt Nam - Campuchia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 .................................................134 viii
- MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Sự hình thành và phát triển thƣơng mại biên giới là hiện tƣợng tự nhiên của lịch sử khách quan cùng với sự phát triển của nhu cầu trao đổi hàng hóa và sự hình thành các thể chế chính trị Nhà nƣớc. Thƣơng mại biên giới cũng là hình thức kinh tế đối ngoại đƣợc hình thành sớm nhất, bắt đầu từ nhu cầu tự nhiên về trao đổi hàng hóa của dân cƣ khu vực dọc biên giới tới các chợ biên giới, dần dần phát triển thêm các hình thức khác trên cơ sở phát triển kinh tế hàng hóa, dịch vụ. Nhƣ vậy, thƣơng mại biên giới là hình thức đặc thù của kinh tế đối ngoại, tạo thành bộ phận quan trọng của hoạt động kinh tế tại khu vực biên giới với các nƣớc láng giềng. Đặc biệt ở Việt Nam, thƣơng mại biên giới có ý nghĩa quan trọng trong việc xóa đói, giảm nghèo, cải thiện, nâng cao đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội và trình độ dân trí của cƣ dân vùng biên giới, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các tỉnh biên giới cũng nhƣ góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế của cả nƣớc; từ đó giúp tăng cƣờng công tác hội nhập ngày càng đi vào thực chất, bền vững, thắt chặt hơn nữa mối quan hệ giữa các tỉnh hai bên biên giới, góp phần củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời và hợp tác toàn diện với Trung Quốc, Lào, Campuchia; đồng thời, góp phần giữ vững độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới. Đây cũng là vấn đề mấu chốt của quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc. Thông qua việc mua bán qua các cửa khẩu biên giới, có thể gián tiếp hoặc trực tiếp mở rộng buôn bán với các nƣớc có chung đƣờng biên giới hoặc các nƣớc có quan hệ thƣơng mại tốt với nƣớc láng giềng, từ đó có thể mở rộng buôn bán với các nƣớc trong khu vực và thế giới. Có thể thấy, thƣơng mại biên giới cũng đƣợc nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm trong nhiều năm qua nhƣ: Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan,… đã có nhiều cơ chế, chính sách, chƣơng trình hợp tác phát triển thƣơng mại qua biên giới với các nƣớc láng giềng. Trong những năm qua, Việt Nam đã tăng cƣờng hợp tác với Trung Quốc, Lào và Campuchia về quản lý và phát triển thƣơng mại biên giới. Nhận thức rõ đƣợc tầm quan trọng của thƣơng mại biên giới, Việt Nam đã vừa chủ động lại vừa hợp tác với các nƣớc láng giềng trong công tác ban hành các cơ chế, chính sách về quản lý và phát triển thƣơng mại biên giới. Nhìn chung, nƣớc ta đã bƣớc đầu xây dựng đƣợc hệ thống văn bản pháp luật, các cơ chế, chính sách về thƣơng mại biên giới, đây thực sự là công cụ thiết yếu điều chỉnh hoạt động thƣơng mại biên giới đi đúng hƣớng và thúc đẩy xuất nhập khẩu qua biên giới ngày càng phát triển. Tuy vậy, hoạt động thƣơng mại qua biên giới giữa nƣớc ta với Trung Quốc, Lào và Campuchia vẫn ẩn chứa nhiều vấn đề bất cập, tồn tại trong một số cơ chế, chính sách phát triển thƣơng mại biên giới còn chƣa đồng bộ, phù hợp với thực tiễn phát triển nhanh chóng của thƣơng mại quốc tế đang đặt ra hiện nay. Do đó, trong suốt quá trình mở cửa phát triển nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đến nay, Việt Nam đã liên tục hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về thƣơng mại nói chung và thƣơng mại biên giới nói riêng để thực hiện quản lý nền kinh tế phù hợp với điều kiện hội nhập. Ngày 05 tháng 11 năm 2016, Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiếp tục khẳng định rõ quan điểm tại Nghị quyết số 06-NQ/TW: “Hội nhập kinh tế quốc tế là trọng tâm của hội nhập quốc tế; hội nhập trong các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập 1
- kinh tế quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế là sự nghiệp của toàn dân; doanh nhân, doanh nghiệp, đội ngũ trí thức là lực lượng đi đầu. Nhà nước cần tập trung khuyến khích, tạo điều kiện cho sự phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm Việt Nam, nâng cao trình độ phát triển của nền kinh tế”. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng thời gian qua đã thúc đẩy phát triển tăng trƣởng kinh tế, mở rộng thị trƣờng, đẩy mạnh xuất khẩu và tăng cƣờng thu hút FDI. Sau hơn 35 năm “Đổi mới”, nền kinh tế Việt Nam đã có những chuyển biến căn bản. Quy mô thƣơng mại tăng nhanh, đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ngày càng nhiều và tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao, hội nhập thực sự là động lực chính cho sự phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam. Nhờ những cải cách trong những thập kỷ qua, kinh tế Việt Nam đã ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Trong thời gian qua, Việt Nam đã nỗ lực cùng ASEAN xây dựng thành công Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) 2015 và hƣớng tới tầm nhìn 2025; AEC kết nối nền kinh tế của 10 quốc gia ASEAN với quy mô dân số khoảng 630 triệu ngƣời, là một trong 3 cột trụ của Cộng đồng ASEAN bên cạnh hai cột trụ về Chính trị - An ninh và Văn hóa - Xã hội; đồng thời đã thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình đàm phán, ký kết và thực thi các FTA với các đối tác thƣơng mại quan trọng của Việt Nam nhƣ: Hàn Quốc, Liên minh Kinh tế Á Âu, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dƣơng (CPTPP), Hiệp định Thƣơng mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Khu vực (RCEP). Việc Việt Nam đang dần hội nhập ngày càng sâu, rộng vào khu vực và thế giới nhƣ hiện nay đã mở ra thêm nhiều thị trƣờng mới, nhiều cơ hội hợp tác phát triển kinh tế, thu hút nhiều hơn đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam,... nhƣng đồng thời cũng tạo ra nhiều thách thức to lớn không kém cho cả nền kinh tế và các doanh nghiệp Việt Nam, sức ép cạnh tranh từ hàng hóa, dịch vụ, đầu tƣ, lao động,... đến từ những thị trƣờng này. Vì vậy, các cơ chế, chính sách quản lý và phát triển thƣơng mại biên giới của Việt Nam trong giai đoạn tới sẽ chịu nhiều tác động trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đặc biệt là từ khu vực ASEAN. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế với nhiều thỏa thuận, điều kiện, định chế chặt chẽ về thƣơng mại, thƣơng mại biên giới không chỉ đóng vai trò quan trọng là cầu nối trung chuyển hàng hóa, dịch vụ với các nƣớc láng giềng để tiếp cận thị trƣờng khu vực và toàn cầu mà còn đóng vai trò đặc biệt quan trọng do cơ chế biên mậu là một cơ chế đặc biệt của một quốc gia đơn phƣơng thực thi không bị ràng buộc theo các quy định của WTO, nhằm mục tiêu khuyến khích hoạt động kinh tế, thúc đẩy tiêu dùng và sản xuất vùng biên giới. Nhƣ vậy, có thể thấy ở khía cạnh nghiên cứu khoa học quản lý công, tác giả nhận thấy sự cần thiết nghiên cứu đề tài “Chính sách thương mại biên giới của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế” nhƣ sau: Một là, chính sách thƣơng mại biên giới của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế đã góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa - hiện đại hóa các tỉnh biên giới nói riêng và cho nền kinh tế quốc dân nói chung; đồng thời cũng góp phần tăng cƣờng mối quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam với các nƣớc có chung đƣờng biên giới. Hai là, chính sách thƣơng mại biên giới của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế những năm vừa qua đã đem lại đƣợc nhiều kết quả cơ bản, tuy nhiên vẫn tồn tại những hạn chế nhất định. 2
- Ba là, việc nghiên cứu Luận án góp phần hoàn thiện hệ thống lý luận về chính sách thƣơng mại biên giới của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế. Với những lý do trên, việc tác giả lựa chọn đề tài “Chính sách thương mại biên giới của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế” để triển khai Luận án Tiến sỹ chuyên ngành Quản lý công, nhằm nghiên cứu tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách quản lý và phát triển thƣơng mại biên giới phục vụ cho mục tiêu, tầm nhìn chiến lƣợc thƣơng mại quốc tế của Việt Nam là hết sức cấp thiết, đáp ứng đƣợc yêu cầu cả về lý luận và thực tiễn đang đặt ra, góp phần tận dụng những cơ hội và hạn chế những thách thức trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam. 2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ căn cứ pháp lý, thực tế và phân tích hiện trạng chính sách thƣơng mại biên giới của Việt Nam, có tham khảo sáng kiến kinh nghiệm của một số nƣớc để đề xuất các giải pháp nhằm tiếp tục hòan chỉnh chính sách thƣơng mại biên giới của Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Một là, tập hợp những kết quả nghiên cứu trong và ngoài ngành có liên hệ với chủ đề nghiên cứu nhằm xác lập đƣợc những "khoảng trống" để tiếp tục nghiên cứu. Hai là, phân tích, làm sáng tỏ cơ sở khoa học về chính sách thƣơng mại biên giới và nghiên cứu kinh nghiệm về chính sách quản lí và phát triển thƣơng mại biên giới của một vài nƣớc trên thế giới nhằm rút ra những kinh nghiệm đối với Việt Nam. Ba là, đánh giá thực trạng chính sách thƣơng mại biên giới của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế; làm rõ những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân hạn chế, tồn tại ở chính sách thƣơng mại biên giới của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế. Bốn là, đánh giá thực trạng chính sách thƣơng mại biên giới của Việt Nam trong thời gian vừa qua và xác định nhiệm vụ, mục tiêu, phƣơng hƣớng và biện pháp nhằm hòan chỉnh chính sách thƣơng mại biên giới của Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu là chính sách thƣơng mại biên giới của Việt Nam và quốc tế trong quá trình hội nhập quốc tế, chủ yếu tập trung gồm 6 nhóm chính sách thành phần: (1) Chính sách về hàng hóa; (2) Chính sách về thƣơng nhân và cƣ dân biên giới; (3) Chính sách về thuế, phí và lệ phí; (4) Chính sách về chợ biên giới; (5) Cơ chế quản lý và điều hành thƣơng mại biên giới; (6) Chính sách hỗ trợ thƣơng mại biên giới. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận án chỉ nghiên cứu 6 nhóm chính sách thƣơng mại biên giới trên đất liền của Việt Nam nói trên, không nghiên cứu chính sách thƣơng mại biên giới trên biển. Các vấn đề khác gồm: sở hữu trí tuệ, công nghệ thông tin, thƣơng mại điện tử,... chỉ nghiên cứu dƣới khía cạnh có ảnh hƣởng đối với chính sách thƣơng mại biên giới. 3
- - Về không gian: Luận án giới hạn nghiên cứu cơ chế, chính sách thƣơng mại biên giới của Việt Nam, có tham khảo kinh nghiệm các quốc gia trên thế giới gồm: Mỹ, Trung Quốc và Thái Lan. - Về thời gian: Luận án giới hạn thời gian đánh giá thực trạng chính sách phát triển và quản lý thƣơng mại biên giới của Việt Nam với các nƣớc có chung biên giới ở giai đoạn 2015 - 2022 và đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách thƣơng mại biên giới của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035, với lý do: Năm 2015, Việt Nam tổng kết 10 năm là thành viên của tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO), cũng là năm thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), đồng thời ngày 20 tháng 10 năm 2015, Thủ tƣớng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 52/2015/QĐ-TTg về việc quản lý hoạt động thƣơng mại biên giới với các nƣớc có chung biên giới. Quyết định này đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ ban hành có ý nghĩa to lớn trong việc điều chỉnh cơ chế, chính sách thƣơng mại biên giới của Việt Nam phù hợp hơn với quá trình hội nhập quốc tế và khu vực ngày càng sâu, rộng. 4. PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Phƣơng pháp luận Luận án đã nghiên cứu dựa trên cơ sở phƣơng pháp luận trong nghiên cứu về quản lý công là: phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, dựa trên cơ sở khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, vận dụng phƣơng pháp logic, hệ thống lý thuyết quản lý công, phù hợp với các quan điểm, chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về chính sách thƣơng mại biên giới. 4.2. Cách tiếp cận nghiên cứu 4.2.1. Cách tiếp cận theo lý thuyết về chính sách thương mại Luận án nghiên cứu về chính sách thƣơng mại biên giới trên cơ sở tiếp cận các lý thuyết về chính sách thƣơng mại chủ yếu trên thế giới gồm: (i) Chính sách thƣơng mại dựa trên kết quả - “result-based” trade policy; (ii) Chính sách thƣơng mại trên cơ sở luật - “rules-based” trade policy; theo thông lệ quốc tế và cả các quan niệm ở trong nƣớc theo nghĩa rộng lẫn nghĩa hẹp. Đây là cơ sở cho việc nghiên cứu đƣa ra lý luận về chính sách thƣơng mại biên giới. 4.2.2. Cách tiếp cận hệ thống Đƣợc thực hiện trong toàn bộ phạm vi của Luận án nhằm nghiên cứu thực trạng chính sách phát triển thƣơng mại biên giới của các nƣớc trên toàn cầu bao gồm: Nghiên cứu, phân tích chính sách của từng quốc gia đối với quá trình quản lý nhà nƣớc, đẩy mạnh việc phát triển của thƣơng mại biên giới để rút ra những bài học kinh nghiệm về chính sách thƣơng mại biên giới của Việt Nam qua quá trình hội nhập quốc tế đƣợc thực hiện bởi Hoa Kỳ, Trung Quốc và Thái Lan. Luận án phân tích thực trạng thể chế, chính sách thƣơng mại biên giới của Việt Nam, qua đó chỉ ra các yếu tố đặc trƣng, các yếu tố tác động đến chính sách thƣơng mại biên giới của Việt Nam đối với quá trình hội nhập quốc tế. Từ đó kết hợp với những kinh nghiệm trong quản lý, phát triển thƣơng mại biên giới của Mỹ, Trung Quốc và Thái Lan để đề xuất hoàn thiện chính sách thƣơng mại biên giới của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế giai đoạn tới. 4
- 4.2.3. Cách tiếp cận lịch sử Luận án tập trung nghiên cứu về thực trạng chính sách thƣơng mại biên giới của Việt Nam giai đoạn 2015 - 2022 và có so sánh với những năm trƣớc. Tuy nhiên, Luận án sẽ tập trung nghiên cứu tổng quan, thực tế về tình hình thƣơng mại biên giới và cơ chế, chính sách thƣơng mại biên giới Việt Nam theo một chiều dài lịch sử hội nhập quốc tế, đặc biệt là Cộng đồng Kinh tế ASEAN. Đây sẽ là tiền đề cho việc nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa đối với các yếu tố nội tại, các yếu tố tác động, hiện trạng quản lý nhà nƣớc và hoạt động thƣơng mại biên giới cũng nhƣ cơ chế quản lý thƣơng mại biên giới, qua đó kiến nghị các biện pháp hòan chỉnh chính sách thƣơng mại biên giới Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế thời gian tiếp theo. 4.3. Phƣơng pháp nghiên cứu: Thích ứng với mỗi nội dung, Luận án lựa chọn và áp dụng phù hợp các phƣơng pháp nghiên cứu gồm: 4.3.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp Từ cách tiếp cận theo lý thuyết về chính sách thƣơng mại và hệ thống, lịch sử nêu trên, phƣơng pháp phân tích hệ thống sẽ đƣợc sử dụng trong nghiên cứu các vấn đề đặt ra trong nhiệm vụ của Luận án. Luận án tổng hợp lý luận về chính sách thƣơng mại biên giới trong điều kiện hội nhập quốc tế của Việt Nam theo một khung phân tích. Luận án phân tích thực trạng tình hình, kết quả hoạt động thƣơng mại biên giới cũng nhƣ cơ chế, chính sách quản lý và phát triển thƣơng mại biên giới của các quốc gia trên thế giới gồm: Mỹ, Trung Quốc và Thái Lan để rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. 4.3.2. Phương pháp thống kê, mô tả Luận án sử dụng phƣơng pháp thống kê suy diễn (Inferential statistics) là sử dụng phƣơng pháp ƣớc tính các đặc điểm để xác định sự tƣơng quan giữa các nhân tố tác động đối với thƣơng mại biên giới, quy mô, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, tỷ trọng hàng hóa, số lƣợng ngƣời và phƣơng tiện qua biên giới giữa các năm, qua đó dự đoán xu hƣớng tăng trƣởng của thƣơng mại biên giới Việt Nam trong dài hạn. 4.3.3. Phương pháp so sánh Luận án áp dụng phƣơng pháp so sánh trong phân tích cơ sở lý luận và thực tế về thƣơng mại biên giới, so sánh về thể chế, chính sách và kinh nghiệm quản lý thƣơng mại biên giới các nƣớc trên toàn cầu bao gồm: Hoa Kỳ, Trung Quốc và Thái Lan. Từ sự so sánh, tổng kết đã đƣa đến các lý luận tổng quát về chính sách thƣơng mại biên giới cũng nhƣ các bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam trong lĩnh vực thƣơng mại biên giới. 4.3.4. Phương pháp tình huống Các chính sách thƣơng mại biên giới và cơ chế phát triển thƣơng mại biên giới của các nƣớc trên thế giới mà Đề tài nghiên cứu bao gồm:. Nhằm hòan chỉnh cơ chế, chính sách về thƣơng mại biên giới Việt Nam, Hoa Kỳ, Trung Quốc và Thái Lan đã đƣa ra những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. 4.3.5. Phương pháp kế thừa Thông qua tổng quan các công trình nghiên cứu và tài liệu liên quan, Luận án đã kế thừa đƣợc những vấn đề lý luận về chính sách thƣơng mại nói chung và chính sách thƣơng mại biên giới nói riêng, kế thừa các kết quả nghiên cứu trong các Tài liệu nghiên cứu, Đề án, Báo cáo của các cơ quan chức năng về quản lý thƣơng mại. 5
- 5. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT KHOA HỌC 5.1. Câu hỏi nghiên cứu - Câu hỏi nghiên cứu 1: Chính sách thƣơng mại biên giới của Việt Nam đã tƣơng thích với chính sách thƣơng mại biên giới của từng quốc gia thuộc khu vực biên giới hay không? Chính sách thƣơng mại biên giới đã đem tới những lợi ích nhƣ thế nào về đời sống kinh tế - xã hội đối với ngƣời dân khu vực biên giới? Những nhân tố tác động việc hoạch định và triển khai thực thi chính sách thƣơng mại biên giới? - Câu hỏi nghiên cứu 2: Những vấn đề còn hạn chế, tồn tại trong xây dựng và thực thi chính sách thƣơng mại biên giới của Việt Nam trong thời gian qua, nguyên nhân của hạn chế, tồn tại đó là gì? - Câu hỏi nghiên cứu 3: Qua nghiên cứu, phân tích chính sách thƣơng mại biên giới của một số quốc gia, rút ra những kinh nghiệm gì có thể áp dụng trong xây dựng và thực thi chính sách thƣơng mại biên giới phù hợp với điều kiện, hòan cảnh tại Việt Nam trong quá trình hội nhập ngày càng sâu, rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới? - Câu hỏi nghiên cứu 4: Cần có những giải pháp, biện pháp gì để tiếp tục hoàn thiện chính sách thƣơng mại biên giới của Việt Nam nhằm phát triển thƣơng mại biên giới trong quá trình hội nhập quốc tế, khu vực ASEAN hay không? 5.2. Giả thuyết khoa học - Giả thuyết khoa học 1: Giả thuyết khung chính sách về thƣơng mại biên giới không chú trọng đầy đủ đến các đặc điểm của vùng biên giới trên cơ sở các Hiệp định thƣơng mại biên giới và Hiệp định Thƣơng mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam đã ký kết thì những giải pháp tổ chức thực hiện chính sách thƣơng mại biên giới sẽ hạn chế thực hiện mục tiêu chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội, chính sách thƣơng mại biên giới của nƣớc có chung biên giới, quan hệ giữa hai nƣớc có chung biên giới, môi trƣờng quốc tế và khu vực. - Giả thuyết khoa học 2: Giả thuyết các hạn chế, tồn tại trong chính sách thƣơng mại biên giới gồm: (1) Chính sách về hàng hóa; (2) Chính sách về thƣơng nhân và cƣ dân biên giới; (3) Chính sách về thuế, phí và lệ phí; (4) Chính sách về chợ biên giới; (5) Cơ chế quản lý và điều hành thƣơng mại biên giới; (6) Chính sách hỗ trợ thƣơng mại biên giới, không có những giải pháp khắc phục kịp thời, không đƣợc bổ sung, hoàn thiện sẽ ảnh hƣởng không tốt đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh biên giới nói riêng và đến mục tiêu tăng trƣởng thƣơng mại của Việt Nam nói chung. - Giả thuyết khoa học 3: Giả thuyết các bài học, kinh nghiệm của các nƣớc đã áp dụng hiệu quả mà không đƣợc áp dụng tại Việt Nam theo lý thuyết thƣơng mại mới thì sẽ làm chậm lại quá trình hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam. Điều này có tác dụng tiêu cực đến việc thực hiện các Hiệp định thƣơng mại biên giới và Hiệp định Thƣơng mại tự do thế hệ mới mà Việt nam đã ký kết trong thời gian qua, trong đó những bài học kinh nghiệm này tập trung áp dụng vào 6 nhóm chính sách thƣơng mại biên giới gồm: (1) Chính sách về hàng hóa; (2) Chính sách về thƣơng nhân và cƣ dân biên giới; (3) Chính sách về thuế, phí và lệ phí; (4) Chính sách về cửa khẩu và chợ biên giới; (5) Cơ chế quản lý và điều hành thƣơng mại biên giới; (6) Các chính sách hỗ trợ thƣơng mại biên giới. - Giả thuyết khoa học 4: Giả thuyết lý thuyết về “Quản trị tốt” không đƣợc áp dụng đầy đủ trong quá trình hoạch định, xây dựng và thực thi chính sách thƣơng mại 6
- biên giới có thể làm giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại biên giới của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, đồng thời không đạt đƣợc mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, mục tiêu an sinh xã hội tại các vùng biên giới. 6. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN 6.1. Về lý luận - Trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan, Luận án đã hệ thống hóa và làm rõ khái niệm về chính sách thƣơng mại biên giới, nội hàm các chính sách thành phần, các yếu tố ảnh hƣởng đến chính sách thƣơng mại biên giới và phát triển cơ sở lý luận về chính sách thƣơng mại biên giới; từ đó luận giải về phƣơng pháp thực hiện, nguyên tắc xây dựng, những yêu cầu cơ bản và sự cần thiết hoàn thiện chính sách thƣơng mại biên giới trong quá trình hội nhập quốc tế. - Luận án đã xây dựng Khung phân tích chính sách và các tiêu chí đánh giá sự phát triển của thƣơng mại biên giới trong quá trình hội nhập quốc tế về mặt lý luận là cơ sở để phân tích, đánh giá thực trạng chính sách thƣơng mại biên giới của Việt Nam, từ đó đƣa ra các giải pháp hoàn thiện chính sách thƣơng mại biên giới của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế. 6.2. Về thực tiễn - Luận án đã chỉ rõ thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của chính sách thƣơng mại biên giới Việt Nam trên cơ sở những phân tích, đánh giá 6 nhóm chính sách thành phần, với hệ thống thông tin số liệu tổng hợp từ các nguồn đảm bảo độ tin cậy. - Trên cơ sở bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn những năm qua của Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan và quán triệt quan điểm, nguyên tắc, mục tiêu, định hƣớng hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nƣớc, Luận án đề xuất các giải pháp tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách thƣơng mại biên giới, góp phần tích cực chủ động hội nhập và hội nhập thành công vào nền kinh tế khu vực và quốc tế. - Kết quả nghiên cứu của Luận án góp phần quan trọng vào sự phát triển của khoa học quản lý công, bổ sung nguồn tƣ liệu giúp cho các nhà hoạch định chính sách, pháp luật, các nhà quản lý đổi mới tƣ duy trong công tác nghiên cứu, xây dựng và thực thi chính sách thƣơng mại biên giới trong quá trình hội nhập quốc tế. - Luận án cũng là nguồn tài liệu tham khảo phục vụ công tác đào tạo, bồi dƣỡng trong các cơ sở đào tạo của hệ thống giáo dục quốc gia, đồng thời tiếp tục gợi mở các vấn đề mới cho hoạt động nghiên cứu khoa học về thƣơng mại biên giới. 7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các chữ viết tắt, danh mục bảng, biểu, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của Luận án đƣợc kết cấu thành 4 Chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan công trình nghiên cứu liên quan đến Luận án Chƣơng 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách thƣơng mại biên giới trong quá trình hội nhập quốc tế Chƣơng 3: Thực trạng chính sách thƣơng mại biên giới của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế Chƣơng 4: Hoàn thiện chính sách thƣơng mại biên giới của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế 7
- CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1.1. NỘI DUNG TỔNG QUAN 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về chính sách thương mại 1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu quốc tế Các nhà nghiên cứu quốc tế đã có nhiều công trình nghiên cứu về chính sách thƣơng mại, chính sách thƣơng mại quốc tế, tiêu biểu là các công trình sau: Sách tham khảo - Chính phủ và thị trường trong các chiến lược kinh tế, M. Shahid Alam (Nhà xuất bản Khoa học xã hội biên dịch và xuất bản năm 1993). Trong cuốn này, tác giả đã luận giải mối quan hệ và vai trò của Chính phủ và thị trƣờng trong chiến lƣợc kinh tế; vai trò của chính sách thƣơng mại trong phát triển kinh tế; xác định vai trò của thị trƣờng vừa là căn cứ, vừa là đối tƣợng của các chiến lƣợc kinh tế. Vai trò của thị trƣờng là điều kiện, môi trƣờng để sản xuất phát triển; kích thích sự sáng tạo của mọi thành phần trong xã hội, phân bổ nguồn lực hiệu quả trong nền kinh tế; gắn kết nền kinh tế thành một chỉnh thể, gắn kết nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới. Trên cơ sở đó, Chính phủ hoạch định chính sách thƣơng mại của mình phù hợp với cơ chế thị trƣờng. - Kinh tế học vĩ mô, Robert J.Gordon (Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật biên dịch và xuất bản năm 1994). Trong cuốn này, tác giả đã phân tích cấu trúc và các cân đối lớn của nền kinh tế, chỉ ra các quá trình mang tính quy luật của sự phát triển, vai trò của các chính sách thƣơng mại và các nguyên lý cơ bản của quản lý vĩ mô nền kinh tế thị trƣờng. Chính phủ có những công cụ nhất định có thể tác động đến kinh tế vĩ mô. Công cụ chính sách là một biến số kinh tế dƣới sự kiểm soát của Chính phủ có thể tác động đến một hay nhiều mục tiêu kinh tế vĩ mô. Công cụ chính sách kinh tế chủ yếu là: chính sách tài chính, chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá hối đoái, chính sách thƣơng mại, chính sách giá cả và thu nhập. - Kinh tế học quốc tế - Lý thuyết và chính sách, 2 tập, Paul.Krugman và Marie Obstfeld (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia biên dịch và xuất bản năm 1996). Trong bộ sách này, các tác giả đã tổng hợp các lý thuyết kinh tế học quốc tế và sự lựa chọn chính sách thƣơng mại của các nhóm quốc gia; phân tích định lƣợng tác động của các chính sách thƣơng mại đến sự phát triển kinh tế và thị trƣờng. Tác giả nghiên cứu về sự phụ thuộc kinh tế giữa các quốc gia, phân tích dòng chảy hàng hóa, dịch vụ và thanh toán giữa một quốc gia với phần còn lại của thế giới. - Thương mại quốc tế: Lý thuyết, chiến lược và thực tiễn, A Rivena - Batiz và Maria - Anghels Oliva (Trường Đại học Oxford, London xuất bản năm 2003). Trong cuốn sách này, các tác giả đã luận giải các xu thế phát triển mang tính quy luật của thƣơng mại quốc tế và sự kết nối giữa lý thuyết, chiến lƣợc, chính sách thƣơng mại và thực tiễn trên bình diện toàn cầu. Các ngành kinh tế quốc dân ngày càng bộc lộ đối với các nƣớc khác tạo ra “cạnh tranh trong luật lệ”, vốn và lao động chuyển dịch đến một nƣớc nào đó có các điều kiện thuận lợi nhất. Sự liên kết giữa các hệ thống luật lệ trong nƣớc với tính cạnh tranh thƣơng mại cũng phát sinh trong phạm vi WTO. 8
- - Chính sách thương mại, Hoekman và Kostecke (1995). Các tác giả cho rằng chính sách thƣơng mại là chính sách quốc gia dùng để phân biệt đối xử đối với các nhà sản xuất nƣớc ngoài. Nói cách khác, chính sách thƣơng mại đại diện cho quy mô quốc tế của chính sách quốc gia vì lý do nội địa. Căn cứ vào nguyên tắc, các công cụ mà các nƣớc sử dụng, các Hiệp định giữa các nƣớc đã đƣợc ký kết để điều tiết hoạt động thƣơng mại quốc tế và các quan điểm của các quốc gia đối với hoạt động xuất nhập khẩu, có thể phân chính sách thƣơng mại quốc tế đi theo hai xu hƣớng: xu hƣớng tự do thƣơng mại và xu hƣớng bảo hộ thƣơng mại. Những quan điểm, công cụ, biện pháp khuyến khích, tạo điều kiện cho thƣơng mại phát triển gọi là chính sách tự do thƣơng mại. Còn những quan điểm, công cụ, biện pháp hạn chế nhập khẩu nhằm bảo hộ sản xuất trong nƣớc gọi là chính sách bảo hộ thƣơng mại. Trong thực tế, không có một quốc gia nào hòan toàn tự do thƣơng mại và bảo hộ thƣơng mại mà kết hợp đan xen với nhau tùy theo bối cảnh quốc tế, quan hệ đối tác và điều kiện cụ thể của từng nƣớc. Theo xu hƣớng tự do hóa và vì lợi ích của chính các quốc gia, các nƣớc buộc phải mở cửa thị trƣờng, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu ra thị trƣờng nƣớc ngoài. - Từ điển Chính sách thương mại quốc tế, Walter Goode (1997). Tác giả cho rằng, chính sách thƣơng mại là một hệ thống hòan chỉnh bao gồm: luật lệ, quy định, Hiệp định quốc tế và các quan điểm đàm phán đƣợc Chính phủ thông qua để đạt đƣợc mở cửa thị trƣờng hợp pháp cho các công ty trong nƣớc. Chính sách thƣơng mại cũng nhằm xây dựng luật lệ giúp cho các Công ty có khả năng dự đoán trƣớc và đảm bảo an toàn cho mình. Thành phần chính của chính sách thƣơng mại là đãi ngộ tối huệ quốc, đãi ngộ quốc gia, tính công khai và trao đổi ƣu đãi. Để phát huy đƣợc hiệu lực, chính sách thƣơng mại cần có sự hỗ trợ của chính sách trong nƣớc để khuyến khích đổi mới và nâng cao tính cạnh tranh quốc tế, và cần có độ linh hoạt và thực dụng trong quá trình thực hiện. Đề tài nghiên cứu - Developing country trade policy reform and the WTO, Razeen Sally, London School of Economic and Political Science (1999). Nghiên cứu đề cập đến tiến trình cải cách các chính sách ngoại thƣơng tại các nƣớc đang phát triển, từ khi còn trong tiến trình cải cách trong nƣớc, đề ra các chính sách ngoại thƣơng và tiến tới đồng bộ hóa các chính sách ngoại thƣơng này với các quy định của WTO. Nửa cuối của thế kỷ 20 là sự nở rộ các tổ chức hợp tác khu vực khác nhau nhƣ: ASEAN, EU, NAFTA,... Thực tế này làm cho quan hệ thƣơng mại phát triển từ song phƣơng sang đa phƣơng lồng ghép lẫn nhau, do đó thƣơng mại quốc tế ngày càng trở thành lĩnh vực phức tạp, nhạy cảm về chính trị kinh tế. - Trade Facilitation in Developing Countries (Thuận lợi hóa thương mại ở các quốc gia đang phát triển), Chris Milner, Oliver Morrissey và Evious Zgovu (2005). Nghiên cứu đề cập đến 4 vấn đề chính gồm: Thứ nhất, các chi phí đƣợc đề cập theo chính sách thuận lợi hóa thƣơng mại và các chi phí này liên quan đến thƣơng mại nhƣ thế nào; Thứ hai, là tác động của phát triển thuận lợi hóa thƣơng mại đến lƣu lƣợng mậu dịch và hiệu quả thu nhập giữa các nƣớc đang phát triển nhƣ thế nào; Thứ ba, là các biện pháp để phát triển thuận lợi hóa thƣơng mại; Thứ tư, là xem chi phí vận chuyển thuộc chi phí thƣơng mại, chi phí này thƣờng không đƣợc đƣa vào theo chính sách thƣơng mại, mặc dù các cải cách về giao thông vận tải và hệ thống phân phối có tác động lớn đến việc giảm chi phí. 9
- - United States and EU trade policies and East Asia, Peter Drysdale and Christopher Findlay - Australian and Japan Research Center, Pacific Economic Papers (2006). Nghiên cứu đề cập đến sự thiếu ăn khớp giữa các chính sách ngoại thƣơng của Hoa Kỳ và Liên Minh Châu Âu (EU) ảnh hƣởng rất lớn đến động lực của các nƣớc đang phát triển hòan thành các nghĩa vụ của WTO. Đề tài nghiên cứu xây dựng các giải pháp để gây sức ép lên Hoa Kỳ và EU từ các nƣớc đang phát triển (nhất là ở khu vực Đông Á) để tạo ra một sự ăn khớp trong các chính sách ngoại thƣơng các nƣớc này. Báo cáo nghiên cứu - China Exporter Guide 2007, USDA, GAIN Report (2007), Bộ Nông nghiệp Mỹ. Nội dung chính của Báo cáo đề cập tới: (i) Những thay đổi trong chính sách thƣơng mại của Trung Quốc; (ii) Thực trạng kim ngạch và cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của Trung Quốc; (iii) Những mặt hàng có triển vọng xuất khẩu sang thị trƣờng Trung Quốc; (iv) Một số gợi ý cho các nhà xuất khẩu sang thị trƣờng Trung Quốc. - Agricultural trade between China and ASEAN - Dynamics and prospects (2007), Jun Yang & Chunlai Chen. Những nội dung chính của Báo cáo nghiên cứu, đề cập về tổng quan các cam kết của Trung Quốc trong Hiệp định thƣơng mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA), đánh giá động thái từ các chính sách thƣơng mại của Trung Quốc và dự báo triển vọng thƣơng mại hàng hóa giữa Trung Quốc và các nƣớc ASEAN trong lộ trình thực hiện ACFTA. Trong đó, 10 năm đầu (2003 - 2013) đã đƣợc cộng đồng quốc tế gọi là “thập kỷ vàng”, hai Bên đã thiết lập đƣợc “con đập vững chắc” cho mối quan hệ tin cậy lẫn nhau về chính trị, cùng có lợi về kinh tế và láng giềng hữu nghị tốt đẹp. 10 năm sau đó là “thập kỷ kim cƣơng”, lĩnh vực hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN không ngừng đi sâu, chất lƣợng hợp tác không ngừng nâng cao, phạm vi hợp tác không ngừng mở rộng. Việc thiết lập quan hệ Đối tác chiến lƣợc toàn diện sẽ giúp Trung Quốc và ASEAN mở rộng hợp tác khu vực và thúc đẩy hợp tác toàn diện ở trong nhiều lĩnh vực. - Expanding international trade beyond the RTA border: The case of ASEAN’s economic diplomacy (Mở rộng thương mại quốc tế xa hơn phạm vi của thỏa thuận thương mại khu vực: Quan hệ ngoại giao trong kinh tế ASEAN), (Economics Letters 100, 2008), Chang Hoon Oh và W. Travis Selmier. Nội dung chính của Báo cáo nghiên cứu, đề cập đến vai trò của thỏa thuận thƣơng mại khu vực không chỉ trong quá trình khu vực hóa mà cả trong sự toàn cầu hóa thƣơng mại. Kết quả nghiên cứu chỉ ra một quốc gia có thể tăng thƣơng mại định hƣớng đáng kể thông qua cải cách chính sách thƣơng mại, các mối quan hệ ngoại giao cũng nhƣ quan hệ thành viên. - China Trade Policies by Sector (Chính sách thương mại của Trung Quốc) (2010), Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Nội dung chính của Báo cáo nghiên cứu, đề cập tới: (i) Sự thay đổi chính sách thƣơng mại của Trung Quốc trong từng lĩnh vực; (ii) Tác động của việc gia nhập WTO và thực hiện cam kết trong các Hiệp định thƣơng mại tự do, trong đó có ACFTA tới hoạt động xuất, nhập khẩu của Trung Quốc; (iii) Tác động của các rào cản thƣơng mại quốc tế đối với các mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu (các rào cản kỹ thuật, kiểm dịch động thực vật, biện pháp quản lý nhập khẩu qua biên giới, các biện pháp điều tiết xuất khẩu nguyên liệu...). 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý Hành chính công: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay
27 p | 246 | 80
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long
212 p | 42 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đất đai: Nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến quản lý, sử dụng đất và đời sống việc làm của người dân thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
200 p | 35 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đô thị: Quản lý kiến trúc cảnh quan khu phố cổ Hà Nội với sự tham gia của cộng đồng
181 p | 43 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo ngành thiết kế thời trang ở các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh
221 p | 51 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
254 p | 25 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý xây dựng: Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng theo phương thức đối tác công tư tại Việt Nam
245 p | 37 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhân lực trong cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh ở Sơn La
181 p | 24 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đánh giá học sinh tiểu học ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
189 p | 19 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Chỉ huy Tham mưu Lục quân theo tiếp cận năng lực ở các Trường Sĩ quan Lục quân trong bối cảnh hiện nay
246 p | 15 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý dạy học thực hành ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt tại các trường đại học
242 p | 71 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý Quỹ Đầu tư phát triển địa phương - Trường hợp tỉnh Hà Tĩnh
213 p | 16 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý dạy học theo tiếp cận năng lực ở các trường trung học phổ thông chuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 12 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long
54 p | 23 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng trong các trường cao đẳng y tế
256 p | 29 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhân lực trong cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh ở Sơn La
27 p | 14 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
36 p | 15 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đô thị và công trình: Quản lý rủi ro dự án đầu tư xây dựng công trình bệnh viện - Bộ Y tế
211 p | 12 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn