intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Kiểm toán hoạt động của Kiểm toán nhà nước đối với các Tập đoàn kinh tế Nhà nước ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:170

19
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Kiểm toán hoạt động của Kiểm toán nhà nước đối với các Tập đoàn kinh tế Nhà nước ở Việt Nam" nghiên cứu đề xuất định hướng, giải pháp cải thiện hiện trạng, tăng cường hiệu quả, hiệu lực áp dụng kiểm toán hoạt động của Kiểm toán nhà nước Việt Nam đối với các Tập đoàn kinh tế Nhà nước ở Việt Nam; từ đó thông qua kiểm toán hoạt động đề xuất tháo gỡ khó khăn, kiến nghị giải pháp giúp các Tập đoàn kinh tế Nhà nước chấn chỉnh, khắc phục những sai sót, tồn tại để nâng cao hiệu quả hoạt động của Tập đoàn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Kiểm toán hoạt động của Kiểm toán nhà nước đối với các Tập đoàn kinh tế Nhà nước ở Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 9 34 04 03 LUẬN ÁN TIẾN SỸ QUẢN LÝ CÔNG Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Lê Chi Mai 2. PGS.TS. Ngô Trí Tuệ Hà Nội, tháng 7/2022
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN ÁN i
  3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu...................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 3 3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu................................................................................... 3 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ...................................... 4 4.1. Phương pháp luận nghiên cứu ................................................................... 4 4.2. Phương pháp nghiên cứu: .......................................................................... 4 5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học .............................................. 5 6. Dự định về những đóng góp của Luận án (về lý luận và thực tiễn) ....... 6 7. Cấu trúc của Luận án.................................................................................. 6 Chương I: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ....................... 7 KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC ................ 7 1.1. Nghiên cứu về Kiểm toán nhà nước và kiểm toán hoạt động .............. 7 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước ................................................... 7 1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước ................................................. 10 1.2. Nghiên cứu về kiểm toán hoạt động đối với các doanh nghiệp .......... 11 1.2.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước ................................................. 11 1.2. 2. Các công trình nghiên cứu trong nước ................................................ 12 1.3. Đánh giá các công trình nghiên cứu ..................................................... 14 1.3.1. Đánh giá các công trình nghiên cứu về kiểm toán hoạt động ........... 14 1.3.2. Đánh giá các công trình nghiên cứu về kiểm toán hoạt động đối với các Tập đoàn kinh tế nhà nước ..................................................................... 15 1.4. Khoảng trống nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra cho luận án ......................................................................................................................... 17 Tiểu kết Chương I.......................................................................................... 18 Chương II: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC ............................................................................................................. 20 2.1. TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC ...................................... 20 2.1.1. Những vấn đề chung về Kiểm toán nhà nước ................................... 20 2.1.2. Kiểm toán hoạt động của Cơ quan Kiểm toán tối cao ..................... 26 2.2. KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN KIỂM TOÁN TỐI CAO ĐỐI VỚI CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC ........................... 35 ii
  4. 2.2.1. Khái quát về các Tập đoàn kinh tế nhà nước ................................... 35 2.2.2. Kiểm toán hoạt động của Kiểm toán nhà nước đối với các Tập đoàn kinh tế nhà nước ............................................................................................ 37 2.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG ĐỐI VỚI CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC ............................................ 53 2.3.1. Nhân tố khách quan ............................................................................. 53 2.3.2. Nhân tố chủ quan ................................................................................. 54 2.4. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TRONG ÁP DỤNG KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM ....................................................... 55 2.4.1. Các chỉ dẫn, hướng dẫn về kiểm toán hoạt động ............................. 55 2.4.2. Kinh nghiệm kiểm toán hoạt động tại một số quốc gia ................... 58 2.4.3. Những bài học kinh nghiệm................................................................ 69 Tiểu kết Chương II ........................................................................................ 72 Chương III: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ĐỐI VỚI CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC ................................................................................................... 74 3.1. KHÁI QUÁT VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ............................................................................... 74 3.1.1. Khái quát về Kiểm toán nhà nước Việt Nam.................................... 74 3.1.2. Vai trò của Kiểm toán nhà nước Việt Nam....................................... 77 3.1.3. Tổ chức và hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước Việt Nam 85 3.2. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC .. 88 3.2.1. Thực trạng xây dựng chính sách kiểm toán hoạt động đối với các Tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam ...................................................... 88 3.2.2. Thực trạng xác định, lựa chọn và sử dụng các tiêu chí kiểm toán hoạt động đối với các Tập đoàn kinh tế nhà nước ..................................... 93 3.2.3. Thực trạng bộ máy và nguồn nhân lực cho kiểm toán hoạt động đối với các Tập đoàn kinh tế nhà nước .............................................................. 95 3.2.4. Thực trạng công tác tổ chức kiểm toán hoạt động đối với các Tập đoàn kinh tế nhà nước ................................................................................... 97 3.3. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ HẠN CHẾ TRONG ÁP DỤNG KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC .................................................................... 102 3.3.1. Những kết quả đạt được trong áp dụng kiểm toán hoạt động của Kiểm toán nhà nước .................................................................................... 102 3.3.2. Các hạn chế và nguyên nhân ............................................................ 105 Tiểu kết Chương III .................................................................................... 122 iii
  5. Chương IV: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ÁP DỤNG KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ĐỐI VỚI CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC .................... 124 4.1. ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN ÁP DỤNG KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC .................................................................................................. 124 4.1.1. Hoàn thiện chính sách kiểm toán hoạt động đối với các Tập đoàn kinh tế nhà nước .......................................................................................... 124 4.1.2. Hoàn thiện xây dựng, lựa chọn và áp dụng tiêu chí kiểm toán đáp ứng yêu cầu kiểm toán hoạt động đối với Tập đoàn kinh tế nhà nước .. 125 4.1.3. Tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện kiểm toán hoạt động đối với Tập đoàn kinh tế nhà nước ........................ 125 4.1.4. Nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện kiểm toán hoạt động đối với Tập đoàn kinh tế nhà nước ......................................................................... 126 4.1.5. Khai thác tối ưu nguồn lực tài chính và các nguồn lực phục vụ kiểm toán hoạt động .............................................................................................. 126 4.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ÁP DỤNG KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC .................................................................................................. 127 4.2.1. Hoàn thiện chính sách kiểm toán hoạt động đối với Tập đoàn kinh tế nhà nước ................................................................................................... 127 4.2.2. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống tiêu chí kiểm toán hoạt động các Tập đoàn kinh tế nhà nước ......................................................................... 128 4.2.3. Tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực kiểm toán hoạt động đối với Tập đoàn kinh tế nhà nước .......................................... 141 4.2.4. Cải tiến công tác tổ chức kiểm toán hoạt động các Tập đoàn kinh tế nhà nước ....................................................................................................... 142 4.3. ĐIỀU KIỆN TĂNG CƯỜNG ÁP DỤNG KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC 148 4.3.1. Điều kiện về chủ trương, chính sách, sự quyết tâm của Lãnh đạo ....................................................................................................................... 148 4.3.2. Điều kiện về nguồn nhân lực tham gia thực hiện ........................... 149 4.3.3. Điều kiện về nguồn kinh phí triển khai thực hiện các giải pháp .. 150 4.4.1. Đối với Quốc hội, Chính phủ:............................................................ 152 4.4.2. Đối với các cơ quan, tổ chức liên quan: ............................................ 152 Tiểu kết Chương IV ..................................................................................... 153 KẾT LUẬN .................................................................................................. 155 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ...................... 157 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 158 iv
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASOSAI Asian Organization of Supreme Audit Institutions/Tổ chức các cơ quan Kiểm toán tối cao châu Á INTOSAI International Organization of Supreme Audit Institutions/Tổ chức các cơ quan Kiểm toán tối cao thế giới SAI Supreme Audit Institutions/ Cơ quan Kiểm toán tối cao (tên gọi chung của Kiểm toán nhà nước các nước trên thế giới) OECD Organization for Economic Cooperation and Development/Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế ISSAIs International Standards of Supreme Audit Institutions/Hệ thống chuẩn mực kiểm toán quốc tế PASAI Pacific Association of Supreme Audit Institutions/Tổ chức các cơ quan kiểm toán tối cao Khu vực Thái Bình Dương DNNN Doanh nghiệp nhà nước KTNN Kiểm toán nhà nước KTV Kiểm toán viên KTVNN Kiểm toán viên nhà nước KTHĐ Kiểm toán hoạt động NSNN Ngân sách nhà nước TĐKTNN Tập đoàn kinh tế nhà nước EVN Tập đoàn Điện lực Việt Nam PVN Tập đoàn Dầu khí Việt Nam PETROLIMEX Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam TKV Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam VNPT Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam VINATEX Tập đoàn Dệt may Việt Nam VIETTEL Tập đoàn Viễn thông quân đội VINACHEM Tập đoàn Hóa chất Việt Nam VRG Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam v
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1: So sánh các loại tổ chức kiểm toán phổ biến trên thế giới .................... 21 Bảng 2. So sánh các loại hình kiểm toán lĩnh vực công. .................................... 24 Bảng 3: So sánh một số nội dung về tiêu chí của 3 loại hình kiểm toán. ........... 42 Bảng 4: Thống kê số lượng, đối tượng kiểm toán hoạt động qua các năm. ......... 98 Bảng 5: Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả KTHĐ tại các TĐKTNN. .................. 101 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 01: Những nội dung cơ bản trong tổ chức KTHĐ theo quy trình. ........ 48 Biểu đồ 02: Mô hình chuỗi kết quả trong tổ chức kiểm toán.............................. 69 Biểu đồ 03: Phân loại bố trí nhân sự theo chuyên môn đào tạo. Nguồn: Báo cáo của KTNN Việt Nam........................................................................................... 86 Biểu đồ 04: Cơ cấu nhân sự theo ngạch công chức viên chức. Nguồn: Báo cáo của KTNN Việt Nam........................................................................................... 87 vi
  8. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu Trước đòi hỏi đổi mới hoạt động quản lý nhà nước đáp ứng yêu cầu của thực tiễn phát triển, trong những năm cuối thế kỷ XX, cải cách hành chính đã trở thành một xu thế phổ biến tại ở các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước phương Tây. Theo đó, chủ đề cải cách hành chính thịnh hành trong những năm 1980 là “Chính phủ nhỏ, xã hội lớn”; sang đến thập niên 1990, tư tưởng làm động lực cho cải cách được thay đổi với khẩu hiệu “sáng tạo lại Chính phủ”. Quan điểm cải cách, đổi mới là dẹp bỏ chế độ quan liêu đang tồn tại, nỗ lực tìm kiếm giải pháp cải cách Chính phủ theo hướng “công việc được thực hiện tốt hơn với chi phí thấp hơn”; trong quản lý hành chính nhà nước, các quốc gia phải tập trung nghiên cứu tiếp thu những công cụ quản lý mới từ khu vực tư nhân để cải thiện quản lý hành chính nhằm làm cho các Chính phủ có trách nhiệm hơn với kết quả hoạt động...Những nỗ lực cải cách này được gọi là quản lý công mới (New Public Management) và xu hướng này tiếp tục được vận dụng, cải thiện, thích ứng cho đến thời điểm hiện nay. Đồng thời với hoạt động cải cách sâu rộng trong quản lý công tại các quốc gia, loại hình kiểm toán hoạt động (KTHĐ) đã xuất hiện như một công cụ hỗ trợ đắc lực cho đổi mới. Đây là loại hình kiểm toán mới, được sử dụng để kiểm tra, đánh giá, kết luận và kiến nghị về tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực trong hoạt động quản lý, sử dụng nguồn lực tài chính công, tài sản công quốc gia; là loại hình kiểm toán được nhiều quốc gia xem là phương tiện hữu hiệu, góp phần giúp Chính phủ các nước nâng cao trách nhiệm giải trình và cải tiến hiệu quả hoạt động. Tại Việt Nam, trước đòi hỏi đổi mới quản lý hành chính cho phù hợp với xu thế phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế, cải cách hành chính đã bắt đầu được quan tâm từ những năm 1990 của thế kỷ XX. Sau đó có những mốc thời điểm quan trọng như: Các kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam gần đây bên cạnh việc khẳng định mục tiêu xây dựng nền hành chính nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại hoá đã đưa ra một loạt chủ trương, giải pháp có ý nghĩa quan trọng trong cải cách hành chính; theo đó ban hành các Nghị quyết lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh cải cách nền hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước. Xây dựng chương trình hành động để thực hiện các nghị quyết của Đảng, Chính phủ đã ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010, giai đoạn 2011 - 2020, thực hiện và tổng kết đánh giá và đến ngày 15 tháng 7 năm 2021, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị quyết số 76/NQ-CP về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030. Đồng hành cùng hệ thống bộ máy nhà nước, để thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình trong công cuộc cải cách 1
  9. hành chính nhà nước, Kiểm toán nhà nước (KTNN) Việt Nam đã từng bước tiếp cận và triển khai áp dụng loại hình KTHĐ nhằm hướng tới thúc đẩy cải cách hành chính thành công, trong đó tập trung vào việc quản lý, sử dụng nguồn lực tài chính công, tài sản công kinh tế, hiệu lực, hiệu quả. Đối với lĩnh vực doanh nghiệp, Việt Nam đặt ra mục tiêu đổi mới thể chế về doanh nghiệp nhà nước trong đó tập trung xác định rõ vai trò quản lý của Nhà nước để cải thiện hiệu quả quản lý. Thực tế mô hình quản lý và phát triển nền kinh tế tại Việt Nam, các doanh nghiêp nhà nước (trọng tâm là Tập đoàn kinh tế nhà nước - sau đây viết tắt là TĐKTNN) được xác định là các tổ chức kinh tế nắm giữ những ngành, lĩnh vực then chốt, cung cấp hàng hóa và dịch vụ thiết yếu cho xã hội và quốc phòng, an ninh, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng, điều tiết nền kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, cho dù được Nhà nước giao quản lý một khối lượng lớn tài chính công, tài sản công và rất nhiều nguồn lực tự nhiên có được từ ưu thế là doanh nghiệp nhà nước, nhưng đánh giá thực trạng thời gian qua cho thấy, hoạt động quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nói chung còn nhiều yếu kém, việc thực hiện chức năng chủ sở hữu đối với DNNN còn bất cập; một số Tập đoàn kinh tế và DNNN kinh doanh thua lỗ, mất vốn, tham nhũng, lãng phí gây bức xúc trong xã hội. Trước thực trạng đó đòi hỏi công tác quản lý Nhà nước đối với các TĐKTNN phải được cải thiện, đặc biệt cần thiết phải nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý. Theo đó, các cơ quan quản lý Nhà nước muốn cải thiện công tác quản lý phải nắm rõ được thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp, thực trạng những tồn tại, yếu kém và những khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp để có biện pháp tháo gỡ, định hướng, hỗ trợ và giải quyết những tồn tại. Bản thân các TĐKTNN cũng cần có một cơ quan độc lập, khách quan đứng ra đánh giá, chỉ rõ những tồn tại, bất cập, kém hiệu quả, thậm chí những vi phạm trong hoạt động để có thể phòng ngừa, hạn chế khắc phục những yếu kém, lãng phí, thất thoát và nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị mình…Từ những lý do nêu trên, nghiên cứu việc tăng cường áp dụng KTHĐ đối với các TĐKTNN tại KTNN nhằm thông qua kết quả kiểm toán để kiến nghị, đề xuất đổi mới thể chế; đề xuất các giải pháp cụ thể nâng cao hiệu quả quản lý vốn, tài sản, nguồn lực Nhà nước tại các TĐKTNN là hết sức cần thiết. Đặc biệt, nó rất có ý nghĩa trong điều kiện hiện nay, Chính phủ Việt Nam đang đẩy mạnh thực hiện Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh. Từ những lý do đã trình bày, nghiên cứu sinh quyết định chọn đề tài “Kiểm toán hoạt động của Kiểm toán nhà nước đối với các Tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam” làm đề tài Luận án tiến sĩ. Theo đó, nghiên cứu sinh sẽ phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng KTHĐ tại KTNN; tập trung 2
  10. nghiên cứu những khoảng trống, tồn tại, bất cập của KTHĐ đối với các TĐKTNN tại KTNN Việt Nam giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thông lệ về KTHĐ và xem xét bối cảnh về thể chế pháp lý, các điều kiện về tổ chức bộ máy, điều kiện về tài chính, nguồn nhân lực của KTNN để đề xuất các giải pháp lấp đầy những khoảng trống, thiếu hụt trong quản lý và tăng cường KTHĐ cũng như khắc phục những hạn chế, tồn tại trong hoạt động của KTNN. Luận án tập trung kiến nghị các giải pháp cải thiện, đẩy mạnh áp dụng KTHĐ đối với các TĐKTNN giúp KTNN Việt Nam hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ và sứ mệnh của mình, qua đó giúp cho việc quản lý nguồn tài chính công, tài sản công giao cho các TĐKTNN hướng đến kinh tế, hiệu quả, hiệu lực và phát triển bền vững; phòng ngừa và hạn chế thất thoát, thiệt hại các nguồn lực được Nhà nước giao. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án nghiên cứu nhằm mục đích đề xuất định hướng và giải pháp cải thiện hiện trạng, tăng cường hiệu quả, hiệu lực áp dụng KTHĐ của KTNN Việt Nam đối với các TĐKTNN; từ đó, giúp các TĐKTNN kịp thời chấn chỉnh, khắc phục những sai sót, tồn tại để nâng cao hiệu quả hoạt động của Tập đoàn. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu (i) Nghiên cứu để làm rõ cơ sở lý luận, các thông lệ, nguyên tắc, yêu cầu về KTHĐ tại các cơ quan KTNN trên thế giới. (ii) Xem xét kinh nghiệm của nước ngoài về áp dụng KTHĐ đối với TĐKTNN và bài học cho Việt Nam. (iii) Nghiên cứu, đánh giá thực trạng áp dụng KTHĐ nói chung và việc áp dụng KTHĐ đối với các TĐKTNN tại KTNN Việt Nam thời gian qua để chỉ ra những hạn chế, tồn tại, vướng mắc và nguyên nhân trong thực hiện KTHĐ đối với các TĐKTNN. (iv) Đề xuất các định hướng, giải pháp cải thiện, tăng cường KTHĐ nhằm lấp đầy khoảng trống và những hạn chế, tồn tại trong áp dụng KTHĐ đối với các TĐKTNN tại KTNN Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu lý luận và thực tiễn áp dụng KTHĐ của KTNN đối với các TĐKTNN ở Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu về KTHĐ của KTNN đối với các TĐKTNN theo các thông lệ, nguyên tắc phổ biến đang được áp dụng, trong đó 3
  11. tập trung nghiên cứu về chính sách KTHĐ; thiết lập và áp dụng tiêu chí KTHĐ; xây dựng bộ máy, nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu KTHĐ và tổ chức KTHĐ đối với TĐKTNN tại Việt Nam. - Phạm vi không gian: Nghiên cứu KTHĐ của KTNN và KTHĐ đối với 09 TĐKTNN (PVN, EVN, TKV, VRG, VIETTEL, VINAPHONE, PETROLIMEX, VINATEX, VINACHEM) tại KTNN Việt Nam. Đồng thời, luận án cũng nghiên cứu bài học kinh nghiệm về KTHĐ tại một số quốc gia như Anh Quốc, Trung Quốc, CANADA. - Phạm vi thời gian: Luận án nghiên cứu tiếp cận lý luận, khoa học về KTHĐ; các thông lệ, nguyên tắc, yêu cầu áp dụng KTHĐ theo quá trình hình thành và phát triển KTHĐ. Về thực trạng tại Việt Nam được nghiên cứu trong giai đoạn khi Luật KTNN số 81/2015/QH13 có hiệu lực từ ngày 01/1/2016 đến nay, có xem xét đến lịch sử hình thành và phát triển của KTHĐ của KTNN và đề xuất phương hướng hoàn thiện đến năm 2030, gắn với định hướng chiến lược phát triển của KTNN Việt Nam. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp tư duy, nhận thức và nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩa duy vật biện chứng để luận giải các vấn đề theo tư duy logic, biện chứng mang tính khách quan và trong mối liên hệ phổ biến với các vấn đề khác. Bên cạnh đó, luận án sử dụng các phương pháp tiếp cận dựa trên lý thuyết về kiểm toán, quản lý công, quản lý tài chính và tài sản công. 4.2. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp lịch sử: Được sử dụng trong việc đánh giá quá trình hình thành và phát triển của KTNN; tổng quan về KTNN; những kết quả thực chứng trong thực tế thực hiện và cơ sở kinh nghiệm quốc tế…khi nghiên cứu kết quả triển khai tổ chức hoạt động KTNN và KTHĐ; cơ sở khoa học về KTHĐ của KTNN;… - Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp: Phân tích, tổng hợp, so sánh những tiêu chí, điều kiện, yêu cầu với thực trạng cần cải thiện. Trong đó, chủ yếu nghiên cứu thực trạng áp dụng KTHĐ của KTNN đối với các TĐKTNN trên cơ sở phân tích thực tiễn áp dụng và so sánh với các tiêu chí, yêu cầu, điều kiện về lý luận cũng như các nguyên tắc, chuẩn mực để tổng hợp và chỉ ra những hạn chế, bất cập cần cải thiện. - Phương pháp thống kê tổng hợp và hệ thống hóa: Thống kê những thông tin, số liệu, dữ liệu nhằm hệ thống hóa những kết quả đạt được, những mục tiêu 4
  12. hướng tới phục vụ cho việc nghiên cứu, đưa ra các luận điểm, những thực trạng và đề xuất giải pháp. Những phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong nghiên cứu những nội dung liên quan đến KTHĐ và áp dụng KTHĐ của KTNN Việt Nam; trong đánh giá thực trạng áp dụng KTHĐ của KTNN Việt Nam đối với lĩnh vực kiểm toán TĐKTNN; - Phương pháp suy luận logic: Suy luận lô gic các mối quan hệ biện chứng, những vấn đề có tính nguyên nhân - kết quả để giải quyết những vấn đề nghiên cứu nhằm cải thiện, tăng cường áp dụng KTHĐ đối với TĐKTNN; Nghiên cứu về định hướng, giải pháp tăng cường áp dụng loại hình KTHĐ của KTNN Việt Nam. - Phương pháp nghiên cứu, dự báo: Dự báo theo xu hướng và dự báo những vấn đề có thể xảy ra để có giải pháp xử lý hiệu quả các vấn đề đặt ra cần cải thiện…đặc biệt trong nghiên cứu định hướng, giải pháp tăng cường áp dụng loại hình KTHĐ của KTNN Việt Nam đối với các TĐKTNN. 5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học Câu hỏi nghiên cứu: 1. Việc áp dụng KTHĐ đối với các TĐKTNN có giúp các TĐKTNN thấy được các hạn chế trong việc quản lý, sử dụng nguồn lực tài chính và tài sản công của mình để tìm cách khắc phục hay không? 2. Thực trạng áp dụng KTHĐ đối với các TĐKTNN hiện nay có những bất cập gì? 3. Đâu là các giải pháp để tăng cường KTHĐ đối với các TĐKTNN? Giả thuyết khoa học: 1. Thông qua kết quả KTHĐ, KTNN chỉ ra các hạn chế trong việc quản lý, sử dụng các nguồn lực tài chính và tài sản công của các TĐKTNN, đồng thời đưa ra các kiến nghị, đề xuất đối với TĐKTNN nhằm giúp các Tập đoàn này tìm kiếm giải pháp cải thiện hiệu quả hoạt động của mình. 2. KTHĐ các TĐKTNN đã được triển khai áp dụng nhưng chưa đáp ứng yêu cầu về mục tiêu, nội dung, phương pháp và các điều kiện cần thiết để KTHĐ hiệu quả. Những đánh giá, nhận xét, kết luận, kiến nghị từ KTHĐ đối với các TĐKTNN chưa đầy đủ, chưa có những kiến nghị sát đáng, chắc chắn và có tính khả thi để khắc phục tình trạng hoạt động kém hiệu quả, thua lỗ, mất vốn, tham nhũng, thất thoát, không đạt mục tiêu Nhà nước đặt ra. 3. Để cải thiện, tăng cường KTHĐ đối với các TĐKTNN, cần chú trọng các giải pháp hoàn thiện về chính sách, điều kiện tổ chức và nguồn lực thực hiện nhằm đảm bảo cho việc triển khai KTHĐ đáp ứng yêu cầu, mục đích, hiệu quả như bản chất của KTHĐ. 5
  13. 6. Dự định về những đóng góp của Luận án (về lý luận và thực tiễn) Dự định, sau khi hoàn thành, kết quả nghiên cứu sẽ có những đóng góp cụ thể như sau: - Về lý luận: Hệ thống hóa cơ sở khoa học, các nguyên tắc, thông lệ tốt về KTHĐ trên thế giới để định hướng xây dựng các hướng dẫn thực hành, cũng như đề xuất các giải pháp về mục tiêu triển khai, tổ chức thực hiện và tăng cường hoạt động KTHĐ tại KTNN đối với các TĐKTNN ở Việt Nam Về thực tiễn: Trên cơ sở đánh giá thực trạng kiểm toán của KTNN tại các TĐKTNN ở Việt Nam thời gian qua, Luận án đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, khiếm khuyết và tăng cường KTHĐ tại KTNN đối với các TĐKTNN ở Việt Nam; Kết quả nghiên cứu cũng chỉ rõ điều kiện để thực hiện thành công trên thực tiễn các giải pháp này dưới góc độ lý thuyết khoa học Quản lý công 7. Cấu trúc của Luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, Luận án dự kiến được kết cấu thành 4 chương, trong đó: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về kiểm toán hoạt động của Kiểm toán nhà nước. Chương 2: Cơ sở khoa học về kiểm toán hoạt động của Kiểm toán nhà nước đối với Tập đoàn kinh tế nhà nước Chương 3: Thực trạng kiểm toán hoạt động của Kiểm toán nhà nước Việt Nam đối với các Tập đoàn kinh tế nhà nước Chương 4: Định hướng và giải pháp hoàn thiện áp dụng kiểm toán hoạt động của Kiểm toán nhà nước Việt Nam đối với các Tập đoàn kinh tế nhà nước. 6
  14. Chương I TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC 1.1. Nghiên cứu về Kiểm toán nhà nước và kiểm toán hoạt động 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước KTHĐ bắt đầu xuất hiện trong lĩnh vực công ở một số quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) từ cuối những năm 1960 và phát triển nhanh vào đầu những năm 1990, là những cải cách sâu rộng trong quản trị công tại các quốc gia này. Hiện nay, loại hình kiểm toán này được nhiều quốc gia xem là phương tiện hữu hiệu giúp Chính phủ các nước nâng cao trách nhiệm giải trình và cải tiến hiệu quả hoạt động. Trên cơ sở tiếp cận về khoa học, nguyên lý KTHĐ, luận án tiếp cận một số công trình nghiên cứu, các thông lệ, chuẩn mực đã được thừa nhận, cụ thể như sau: (1) Công trình khoa học “KTHĐ và sự hiện đại hóa của Chính phủ” (Performance Auditing and the Modernisation of Government) được xuất bản năm 1996 bởi Head of Publications Service, OECD 2, rue AndrC-Pascal, 75775 PARIS CEDEX 16, France thuộc Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế OECD, bao gồm 17 chương với 7 nhóm vấn đề liên quan đến KTHĐ và áp dụng loại hình KTHĐ trong cải cách, quản lý công mới. Những nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học như Giáo sư khoa học chính trị và quản lý công Michael Barzelay tại đại học Yale và học viện Harvard Kennedy Hoa Kỳ, JAME GUTHRIE giáo sư về Kế toán và Quản trị doanh nghiệp thuộc Đại học Macquarie Úc; Frans L Leeuw là Giáo sư chuyên ngành Luật, Chính sách công và Nghiên cứu Khoa học Xã hội, Đại học Maastricht, đã từng là Bộ trưởng Tư pháp và An ninh Hà Lan và các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý đến từ các quốc gia phát triển khác. Các nghiên cứu đã khẳng định sự cần thiết của KTHĐ trong cải cách hành chính và vận hành chính sách hiện đại hóa Chính phủ; khẳng định vai trò của KTHĐ trong cải thiện hiệu suất hoạt động của bộ máy hành chính; là công cụ trong đổi mới phương thức cung cấp dịch vụ công và quản lý hiệu suất hoạt động của các tổ chức công. Đứng trên góc độ nghiên cứu, các tác giả đều thống nhất lý thuyết nền tảng về lựa chọn hợp lý dựa trên tiền đề cho rằng con người luôn hành động một cách có chủ đích, có suy nghĩ để lựa chọn và sử dụng các nguồn lực một cách hợp lý nhằm đạt được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu, lý thuyết này kết hợp với những phát triển trong lĩnh vực quản trị công, hình thành học thuyết quản lý công mới, theo đó, lý thuyết khẳng định tồn tại mối tương quan giữa sự hình thành và phát triển KTHĐ với cải cách quản trị công. Theo đó, các nghiên cứu tập trung vào phân tích, đánh giá việc thay đổi chiến lược của các cơ quan kiểm toán tối cao khi thực hiện KTHĐ gắn với mô hình quản lý công mới; tiếp cận áp dụng 7
  15. KTHĐ ở các nước thành viên khối OECD; nghiên cứu về vai trò của KTHĐ trong cải thiện hiệu suất quản lý. Công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề thực hiện KTHĐ để cải thiện hiệu suất trong khu vực công - những câu hỏi và thách thức trong triển khai áp dụng. Nghiên cứu cũng đi sâu phân tích, đánh giá về cải cách quản lý khu vực công, thay đổi trách nhiệm và vai trò của KTHĐ với đòi hỏi sự tham gia của Chính phủ; bàn về mục tiêu và đo lường hiệu suất của KTHĐ hoặc xem xét KTHĐ như một công cụ để chuyển đổi các dịch vụ công. Bên cạnh đó, những kinh nghiệm thực tiễn triển khai tại các quốc gia trong khối OECD cũng được trình bày để khẳng định những vấn đề có tính thực chứng và những nội dung cần tiếp tục nghiên cứu triển khai. Những nghiên cứu về thực tế ứng dụng và kinh nghiệm cũng cho thấy sự cần thiết phải áp dụng sâu rộng KTHĐ và những thách thức, khó khăn cần cải thiện.…Những nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng cho Luận án trong việc tiếp cận những nguyên lý, lý thuyết và thực chứng khoa học để phát triển nội dung nghiên cứu tăng cường KTHĐ đối với các TĐKTNN. (2) Công trình nghiên cứu “KTHĐ hay kiểm toán tuân thủ? KTHĐ và quản lý công từ góc nhìn của 5 quốc gia” của các tác giả Christopher Pollitt, Xavier Girre, Jeremy Lonsdale, Robert Mul, Hilkka Summa, and Marit Waerness được xuất bản năm 1999 của Đại học Oxfort (Oxford Scholarship). Công trình nghiên cứu cho rằng KTHĐ chưa được quan tâm bởi quá khứ là một thế giới khép kín, ít được nghiên cứu, quan tâm bởi công chúng. Tuy nhiên trong điều kiện đổi mới cần được quan tâm cải thiện và công khai minh bạch. Theo đó nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế nêu trên đã nghiên cứu công việc của năm cơ quan kiểm toán quốc gia: Pháp, Phần Lan, Hà Lan, Thụy Điển và Vương quốc Anh để chỉ rõ những vấn đề cần quan tâm; làm rõ những nội dung liên quan đến các yếu tố đổi mới kỹ thuật, những thách thức, phương pháp và lựa chọn chiến lược quan trọng để phát triển KTHĐ tại KTNN các nước. (3) “INTOSAI Guidance for Good Governance (INTOSAI GOV)” là một tập hợp các chỉ dẫn về hệ thống chuẩn mực quốc tế chung (ISSAIs) được thực hiện bởi Tổ chức quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao (INTOSAI), Theo đó, những nội dung chính của những chuẩn mực KTHĐ là hướng dẫn: (i)Lập kế hoạch chiến lược KTHĐ; Lập kế hoạch kiểm toán (Khảo sát, thu thập thông tin; Xây dựng kế hoạch kiểm toán tổng quát; Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết; Lập chương trình kiểm toán); (ii)Thực hiện kiểm toán (Thu thập bằng chứng kiểm toán; phân tích bằng chứng kiểm toán và hình thành phát hiện, kết luận kiểm toán; Quản lý rủi ro trong giai đoạn thực hiện kiểm toán; thảo luận về các phát hiện và kết luận kiểm toán sơ bộ); (iii) Lập báo cáo kiểm toán (Nội dung của báo cáo KTHĐ; Kiến nghị kiểm toán; Trao đổi với đơn vị được kiểm toán về dự thảo báo cáo KTHĐ; Công khai kết quả KTHĐ); (iv)Tài liệu, hồ sơ kiểm toán. Đây chính là tài liệu quan trọng, có giá trị dẫn dắt, định hướng về nguyên tắc chuyên môn cho các Cơ quan Kiểm toán tối cao (SAI) trong việc áp dụng hoặc biên 8
  16. soạn hướng dẫn để áp dụng trong KTHĐ cho từng quốc gia, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của mỗi nước. (4) “Sổ tay thực hành kiểm toán tài chính theo ISSAIs” của Cơ quan Sáng kiến phát triển INTOSAI (IDI) ban hành năm 2018: Sổ tay được thiết kế gồm 10 chương: Chương 2 cung cấp kiến thức cơ bản về khungISSAI như được trình bày trong Khung phát hành chuyên nghiệp INTOSAI mới (IFPP), trong quá trình chuyển đổi cùng với sự hiểu biết về khung báo cáo tài chính có liên quan đến cuộc kiểm toán về báo cáo tài chính. Sổ tay cũng thiết lập sự hiểu biết về quy trình kiểm toán tài chính. Chương 3 giải thích quy trình kiểm toán tài chính; các chương tiếp theo (chương 4 đến 10) cũng được cụ thể hóa tuân theo thứ tự các bước của quy trình kiểm toán. Sổ tay giới thiệu phương pháp kiểm toán bao gồm những chú giải về quá trình kiểm toán tài chính ISSAI cũng như kiểm toán mẫu biểu hồ sơ tài liệu, được thiết kế để tạo điều kiện cho việc áp dụng ISSAIs trong thực tế. Sổ tay này bao gồm các phương pháp kiểm toán dựa trên ISSAI, nhằm mục đích hướng dẫn, trong số 37 chuẩn mực (ISSAI 1200-1810) ở cấp độ 4, chỉ rõ những vấn đề quan trọng, thường áp dụng cho kiểm toán báo cáo tài chính do các SAI thực hiện trong môi trường khu vực công. Nguyên tắc đánh số của ISSAI kiểm toán tài chính tuân theo cấu trúc đánh số của Chuẩn mực kiểm toán quốc tế (ISAs) do Ủy ban chuẩn mực kiểm toán và đảm bảo quốc tế (IAASB) xây dựng kể từ khi ISAs được đưa vào khung ISSAI mà không cần sửa đổi. Các ISSAI kiểm toán tài chính có thể bao gồm các số dẫn đầu bổ sung để phù hợp với cấu trúc đánh số ISSAI và các số hàng đầu này có thể thay đổi theo thời gian. Bên cạnh việc mô tả sự khác biệt giữa các chuẩn mực và Sổ tay này, nghiên cứu cũng khẳng định rằng cần có sự bổ sung cho nhau nhằm đảm bảo các yêu cầu của chuẩn mực sẽ là cơ sở để xác định các phương pháp tiếp cận phương pháp kiểm toán cụ thể. Sổ tay sẽ hướng dẫn thúc đẩy thực hành kiểm toán tốt nhất toàn cầu. Các SAI cần điều chỉnh phương pháp được mô tả trong cuốn sổ tay này sao phù hợp với nhu cầu của quốc gia của mình và phù hợp với khung báo cáo tài chính hiện hành hoặc các trách nhiệm báo cáo khác. Do kiểm toán là việc thực hiện các bước công việc theo quy trình, vì vậy cần thận trọng trong duy trì mối liên kết giữa các giai đoạn khác nhau của quy trình kiểm toán khi biên tập hướng dẫn theo từng chương và phát triển các mẫu giấy tờ, hồ sơ làm việc. Việc đối chiếu, kiểm soát chéo giữa các mẫu giấy tờ làm việc cũng đảm bảo rằng người sử dụng hiểu được sự cần thiết phải duy trì mối liên kết này trong thực hành kiểm toán. Trên cơ sở sổ tay, các SAI có thể thiết kế và phát triển thêm các nội dung hướng dẫn; thiết kế mẫu biểu hồ sơ tài liệu, giấy tờ làm việc sao cho phù hợp với yêu cầu theo Luật, quy định và thực tiễn của từng quốc gia. Sổ tay này có 9
  17. thể được sử dụng và điều chỉnh bởi các SAI đã áp dụng các ISSAI kiểm toán tài chính ở cấp độ 4 như là các chuẩn mực kiểm toán được sử dụng để thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính. Phương pháp được đề xuất trong cuốn Sổ tay này bao quát toàn diện công việc kiểm toán mà kiểm toán viên sẽ thực hiện và ghi lại các mức độ tham gia kiểm toán của họ. Sổ tay cũng có thể được sử dụng bởi những cơ quan, tổ chức hỗ trợ các SAI trong việc phát triển phương pháp kiểm toán cho kiểm toán tài chính. Ngoài ra, các sản phẩm toàn cầu khác của IDI bổ sung cho Sổ tay này cũng được khuyến cáo nên nghiên cứu đồng thời khi triển khai áp dụng, chẳng hạn như Khung đo lường hoạt động của Cơ quan kiểm toán tối cao 2016, công cụ đánh giá nhu cầu thực hiện ISSAI iCAT và Công cụ hướng dẫn đảm bảo chất lượng kiểm toán. (5) Luận án tiến sỹ Chính sách và quản trị công của NUSRAT FERDOUSI với chủ đề “Những thách thức trong áp dụng thực hiện KTHĐ tại Bangladesh” năm 2012 tại Đại học Bắc Nam (Bangladesh): Tác giả đã so sánh sự khác nhau giữa KTHĐ, kiểm toán tài chính, kiểm toán tuân thủ đồng thời chỉ rõ mối quan hệ giữa chúng. Luận án cũng khẳng định sự cần thiết phải áp dụng KTHĐ nhằm đáp ứng nhu cầu cải thiện hoạt động quản lý công và đáp ứng sự đòi hỏi của công chúng đối với yêu cầu công khai, minh bạch và hiệu suất hoạt động công. Công trình nghiên cứu cũng chỉ ra những thiếu vắng về nguồn nhân lực có chất lượng, thiếu hụt các chuyên gia có đủ năng lực thực hiện KTHĐ và những hạn chế trong việc chủ động xây dựng, thiết lập các mục tiêu cụ thể của KTHĐ tại Bangladesh để đề xuất những giải pháp cải thiện. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước (1) Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 1999 “Cơ sở lý luận và thực tiễn KTHĐ” do TS. Bùi Hải Ninh làm Chủ nhiệm đề tài. Công trình đánh giá về đòi hỏi hội nhập phát triển với thế giới và điều kiện thực tiễn tại Việt Nam; nêu những đòi hỏi phải tiếp cận và áp dụng KTHĐ tại KTNN Việt Nam và kiến nghị các giải pháp áp dụng. (2) Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2005 “Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng hệ thống Chuẩn mực KTHĐ của KTNN” do TS.Lê Quang Bính làm Chủ nhiệm đề tài. Công trình nghiên cứu đánh giá căn cứ, điều kiện để triển khai áp dụng KTHĐ tại KTNN Việt Nam, theo đó căn cứ, cơ sở chuyên môn cần thiết để hướng dẫn tổ chức thực hiện dưới góc độ chuyên môn, chuyên nghiệp thì KTNN cần xây dựng hệ thống chuẩn mực về KTHĐ để thống nhất áp dụng. (3) Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2007 “Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng tiêu chí KTHĐ trong kiểm toán đầu tư dự án” PGS, TS. Ngô Trí Tuệ làm Chủ nhiệm đề tài: Công trình nghiên cứu đi sâu vào việc đánh giá thực 10
  18. trạng tồn tại và đưa ra các giải pháp nhằm xây dựng tiêu chí KTHĐ trong kiểm toán đầu tư dự án - một trong 4 lĩnh vực kiểm toán quan trọng của KTNN. Theo đó, vấn đề nhận diện, xác định nội dung và xây dựng tiêu chí KTHĐ- một công cụ quan trọng sử dụng để đánh giá tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả trong kiểm toán đầu tư dự án của KTNN đang còn nhiều hạn chế, tồn tại. Công trình nghiên cứu đã chỉ rõ và đề ra những giải pháp khắc phục những hạn chế, tồn tại này. (4) Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2015 “Nội dung và phương pháp đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong kiểm toán đầu tư công” do PGS, TS. Nguyễn Đình Hòa và ThS. Phan Văn Thường làm Chủ nhiệm đề tài. Công trình nghiên cứu có tính chất nghiên cứu triển khai ứng dụng. Theo đó, đề tài đã xác định những khó khăn thách thức khi tiến hành KTHĐ là việc thiếu hệ thống đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động, thiếu hệ thống chuẩn mực, quy trình KTHĐ và việc thiếu đội ngũ kiểm toán viên tham gia KTHĐ có năng lực; đồng thời đánh giá thực trạng và tập trung hướng dẫn xác định nội dung, xây dựng tiêu chí và phương pháp KTHĐ trong lĩnh vực đầu tư công. (5) Một số đề tài nghiên cứu nhằm áp dụng KTHĐ cho các lĩnh vực cụ thể như kiểm toán đầu tư xây dựng cơ bản, dự án trên một số khía cạnh. 1.2. Nghiên cứu về kiểm toán hoạt động đối với các doanh nghiệp 1.2.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước Tìm hiểu về các nghiên cứu KTHĐ đối với lĩnh vực doanh nghiệp nhà nước, các TĐKTNN trên thế giới cho thấy không nhiều, chủ yếu là nghiên cứu vận dụng, áp dụng các phương thức, cách thức quản trị doanh nghiệp chung trong quản lý, quản trị doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu công ích, phúc lợi xã hội thì tiêu chí lợi nhuận, hiệu quả kinh tế ít được xem là mục tiêu chủ yếu mà người ta tập trung quan tâm đến mục tiêu hiệu lực (đạt được mục tiêu mong đợi). Theo đó, các nghiên cứu chủ yếu liên quan đến lĩnh vực doanh nghiệp thường là việc thực hiện KTHĐ đối với các giải pháp quản trị doanh nghiệp hướng đến hiệu quả, hiệu lực. Theo đó, những nghiên cứu này thường được các Hãng kiểm toán (doanh nghiệp kiểm toán) nghiên cứu nhằm thực hiện KTHĐ (phân tích, đánh giá) với chức năng dịch vụ tư vấn quản trị doanh nghiệp. Nghiên cứu, tiếp cận từ cơ quan KTNN của một số quốc gia, luận án tìm hiểu và tiếp cận một số công trình nghiên cứu tiêu biểu sau: (1) “Các chỉ tiêu quốc gia chính và áp dụng phần mềm phân tích kiểm toán và cảnh báo sớm (AAEWS)” đã được Cơ quan kiểm toán quốc gia Trung Quốc (CNAO) đã xây dựng, áp dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động của DNNN; Theo đó, những chỉ tiêu được xây dựng để thống nhất quản lý hoạt động của doanh nghiệp, nhưng đồng thời cũng được sử dụng để đánh giá tính kinh tế, hiệu 11
  19. lực, hiệu quả của các doanh nghiệp khi thực hiện cuộc KTHĐ đối với các doanh nghiệp này. Việc xây dựng, áp dụng các chỉ tiêu quốc gia chính và áp dụng phần mềm phân tích kiểm toán và cảnh báo sớm cũng là những áp dụng có tính tích cực, đột phá cần được nghiên cứu, học tập. (2) “Hệ thống chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động” hay “giá trị đồng tiền” (Value for money Performance) áp dụng đối với các doanh nghiệp công” năm 2011 do Cơ quan kiểm toán quốc gia Vương quốc Anh (NAO) Cơ quan kiểm toán Bắc Ai len, Cơ quan kiểm toán xứ Wales và Cơ quan kiểm toán Scotland phối hợp thực hiện Hệ thống chỉ số đo lường này áp dụng tại tại Vương quốc Anh nhằm thực hiện KTHĐ dựa trên 07 chức năng chính của doanh nghiệp gồm quản trị tài chính, nguồn nhân lực, truyền thông, công nghệ thông tin và truyền thông, pháp lý, bất động sản và đấu thầu mua sắm. Các chỉ số được thiết kế một mặt nhằm phục vụ đội ngũ quản lý cấp cao trong doanh nghiệp sử dụng để theo dõi, giám sát và cải thiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp mình, mặt khác là cơ sở để các cơ quan kiểm toán công thực hiện kiểm toán “giá trị đồng tiền”. Đây là vấn đề ưu tiên nhằm đảm bảo tăng cường hiệu quả và giảm bớt nguồn lực sử dụng để thực hiện dịch vụ công, đồng thời giúp các cơ quan kiểm toán đánh giá việc cải thiện tính hiệu quả, hiệu lực của doanh nghiệp. (3) Cẩm nang “Kiểm toán quan hệ đối tác công tư” do KTNN Canada tổ chức nghiên cứu và xuất bản làm tài liệu định hướng cho việc triển khai thực hiện kiểm toán các hoạt động đối tác công tư trong cung cấp dịch vụ công, trong đó có các hoạt động đối tác với các đơn vị là doanh nghiệp tư. Theo đó hướng dẫn của cẩm nang cũng đề cập đến việc đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp hoặc việc thực hiện các dịch vụ trong mối quan hệ đối tác, từ đó đưa ra những kiến nghị kiểm toán hiệu quả và thích hợp. 1.2. 2. Các công trình nghiên cứu trong nước KTNN Việt Nam cũng có một số Đề tài khoa học nghiên cứu về KTHĐ áp dụng đối với lĩnh vực doanh nghiệp. Cụ thể: (1). Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2007 “Tổ chức KTHĐ đối với các doanh nghiệp nhà nước” do TS. Lê Quang Bính làm Chủ nhiệm. Đề tài nghiên cứu một cách tổng quan về KTHĐ đối với doanh nghiệp nhà nước; nghiên cứu nội dung, bản chất KTHĐ đối với doanh nghiệp nhà nước và những vấn đề cơ bản trong tổ chức và quy trình KTNN. Tuy nhiên, đề tài mới tiếp cận ở những góc độ khái niệm chung, cơ bản và những đánh giá sơ bộ về thực trạng của KTHĐ trong lĩnh vực doanh nghiệp. Đặc biệt, những kiến nghị về giải pháp mới chỉ dừng lại ở kiến nghị mang tính nguyên tắc, quy trình chung (áp dụng đối với tất cả các lĩnh vực kiểm toán) mà chưa đi sâu để giải quyết những vấn đề có tính giải pháp cụ thể, cũng như chưa có những đề xuất cải thiện gắn với 12
  20. các nội dung, đối tượng chi tiết nhằm giải quyết những khó khăn, vướng mắc, hạn chế thực có của KTNN trong kiểm toán đối với lĩnh vực doanh nghiệp. (2). Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2017 “Phân tích đánh tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực trong kiểm toán quản lý tài chính doanh nghiệp” do ThS.Lê Minh Nam và Ths. Nguyễn Quang Huy làm Chủ nhiệm. Đề tài đã đi sâu nghiên cứu, đánh giá tổng quan về quản lý tài chính doanh nghiệp; quản lý nhà nước đối với công tác quản lý tài chính doanh nghiệp cũng như hoạt động phân tích, đánh giá tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực trong quản lý tài chính doanh nghiệp. Đồng thời, các tác giả đã tập trung nghiên cứu hoạt động phân tích, đánh giá tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực trong quản lý tài chính doanh nghiệp trong hoạt động kiểm toán lĩnh vực doanh nghiệp của KTNN; đánh giá thực trạng tình hình tài chính các DNNN, thực trạng phân tích, đánh giá tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực trong quản lý tài chính doanh nghiệp của KTNNvà kinh nghiệm quốc tế về kiểm toán đánh giá tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả, hiệu lực trong kiểm toán lĩnh vực doanh nghiệp. Từ kết quả nghiên cứu, đề tài đã có những kiến nghị KTNN hoàn thiện công tác phân tích, đánh giá tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực trong quản lý tài chính doanh nghiệp theo các bước của quy trình kiểm toán; hoàn thiện các thủ tục, kỹ thuật, phương pháp phân tích, đánh giá; kiến nghị giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện trong hoạt động kiểm toán của KTNN. Tuy nhiên, đề tài mới chỉ nghiên cứu đến một khía cạnh cụ thể là công tác quản lý tài chính doanh nghiệp trong tổng thể hoạt động của doanh nghiệp. Theo đó, công tác quản lý tài chính doanh nghiệp chỉ là một trong số những nội dung hoạt động quan trọng của doanh nghiệp chứ không phải là toàn bộ hoạt động cần tác động bằng các giải pháp quản lý, điều hành thích hợp để nâng cao hiệu quả chung của chính doanh nghiệp đó. Hơn nữa, nếu chỉ chia tách KTHĐ đối với công tác quản lý tài chính doanh nghiệp thì nội dung, phương pháp, cách thức và các bước tiến hành kiểm toán cũng có thể giản đơn và lồng ghép chứ không đòi hỏi phải áp dụng toàn diện, đồng bộ, chặt chẽ như với quy mô tổng thể của một doanh nghiệp hoặc một Tập đoàn kinh tế độc lập. (3). Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở năm 2007 “Cơ sở lý luận và phương pháp luận kết hợp KTHĐ trong cuộc kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp nhà nước” do Ths. Khương Tiến Hùng, CN. Lê Minh Nam thành viên. Đây là đề tài cấp cơ sở, chỉ nghiên cứu những vấn đề có tính chất tiếp cận lý thuyết KTHĐ để đề xuất lồng ghép một số vấn đề liên quan đến KTHĐ trong mối quan hệ gắn kết với kiểm toán tài chính, kiểm toán tuân thủ. (4). Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở năm 2015 “Nội dung, phương 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2