intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quá trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư ở tỉnh Nam Định

Chia sẻ: Bình Nguyễn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:200

36
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận án là làm rõ cơ sở khoa học của quá trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư; đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện quá trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư ở tỉnh Nam Định, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước ở tỉnh Nam Định.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quá trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư ở tỉnh Nam Định

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ___________________ NGUYỄN THỊ THU CÚC QUÁ TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ CÓ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ Ở TỈNH NAM ĐỊNH LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI, 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ____________________ NGUYỄN THỊ THU CÚC QUÁ TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ CÓ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ Ở TỈNH NAM ĐỊNH Chuyên ngành: Quản lý Công Mã số: 9 34 04 03 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Hoàng Văn Chức 2. PGS.TS. Nguyễn Minh Phƣơng HÀ NỘI, 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án “Quá trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư ở tỉnh Nam Định” là công trình nghiên cứu độc lập do chính tác giả thực hiện, không sao chép ở bất kì một công trình nghiên cứu nào khác. Các số liệu sử dụng trong luận án là trung thực và chính xác. Các tài liệu tham khảo và trích dẫn được sử dụng trong luận án đều có xuất xứ, nguồn gốc, tác giả cụ thể và được ghi trong danh mục tài liệu tham khảo của luận án. Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời cam đoan trên. Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Tác giả luận án Nguyễn Thị Thu Cúc
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi muốn bày tỏ lòng cảm ơn đặc biệt tới hai thầy hướng dẫn là PGS.TS. Hoàng Văn Chức và PGS.TS. Nguyễn Minh Phương đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận án với đề tài “Quá trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư ở tỉnh Nam Định". Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới Lãnh đạo Học viện Hành chính Quốc gia, Ban Quản lý Sau đại học, Ban Hợp tác quốc tế, các thầy, cô giáo tại Học viện Hành chính Quốc gia, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân, và bà con các huyện, xã nơi tôi đã đến nghiên cứu và khảo sát, các nhà quản lý, các nhà khoa học đã tạo điều kiện, tham gia góp ý, cung cấp tài liệu, ủng hộ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, điều tra khảo sát để hoàn thành luận án. Một lời cảm ơn đặc biệt xin được dành cho gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn hỗ trợ, động viên, chia sẻ, tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi vượt qua những khó khăn trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận án. Do điều kiện chủ quan và khách quan, kết quả nghiên cứu của luận án còn có những hạn chế. Tôi xin được cảm ơn những ý kiến đóng góp để luận án được hoàn thiện hơn và góp phần tích cực thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng dân cư vào trong quá trình ra quyết định của chính quyền xã nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước và thúc đẩy dân chủ. Hà Nội, ngày tháng năm Tác giả luận án Nguyễn Thị Thu Cúc
  5. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................................................ 11 1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài được công bố trong và ngoài nước .................................................................................................................. 11 1.1.1. Nghiên cứu về quá trình ra quyết định ................................................... 11 1.1.2. Nghiên cứu về quá trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư ............................................................................. 15 1.2. Đóng góp của các công trình ............................................................................ 24 1.3. Những vấn đề đặt ra cho luận án tập trung nghiên cứu .................................... 25 Chƣơng 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUÁ TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ CÓ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ .......................................................................................................................... 27 2.1. Đặc điểm, phân loại và các mô hình quá trình ra quyết định ........................... 27 2.1.1. Khái niệm ................................................................................................ 27 2.1.2. Đặc điểm quá trình ra quyết định............................................................ 28 2.1.3. Phân loại quá trình ra quyết định ............................................................ 29 2.1.4. Các mô hình quá trình ra quyết định....................................................... 30 2.2. Ra quyết định của chính quyền xã .................................................................... 33 2.2.1. Khái niệm ................................................................................................ 33 2.2.2. Vị trí và vai trò của chính quyền xã ........................................................ 34 2.2.3. Thẩm quyền ra quyết định của chính quyền xã và hình thức thể hiện quyết định ............................................................................................... 36 2.3. Sự tham gia của cộng đồng dân cư và các giai đoạn quá trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư……………....... 38 2.3.1. Khái niệm ………………………………………………………………38 2.3.2. Vai trò và cách thức tham gia của cộng đồng dân cư vào quá trình ra quyết định của chính quyền xã ............................................................... 39 2.3.3. Các giai đoạn của quá trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư ……………………………………………...46 2.3.4. Hệ thống thể chế và bộ máy liên quan đến quá trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư ........................... 52 2.4. Các yếu tố ảnh hưởng và điều kiện đảm bảo quá trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư ............................................... 55 2.4.1. Các yếu tố ảnh hưởng quá trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư .............................................................. 55 2.4.2. Điều kiện đảm bảo quá trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư .............................................................. 61 2.5. Kinh nghiệm một số nước trên thế giới về quá trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư ............................................... 63 2.5.1. Kinh nghiệm Thụy Sỹ ............................................................................. 63
  6. 2.5.2. Kinh nghiệm Philippines ........................................................................ 66 2.5.3. Kinh nghiệm Trung Quốc ....................................................................... 68 2.5.4. Bài học kinh nghiệm cho quá trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư ở Việt Nam ..................................... 71 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ...................................................................................... 74 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ CÓ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ Ở TỈNH NAM ĐỊNH ..................................................................................................... 75 3.1. Khái quát chung về sự tham gia của cộng đồng dân cư và mô hình ra quyết định của chính quyền xã ở tỉnh Nam Định ....................................................... 75 3.1.1. Sự tham gia của cộng đồng dân cư ở tỉnh Nam Định ............................. 75 3.1.2. Mô hình ra quyết định của chính quyền xã ở tỉnh Nam Định ................ 77 3.2. Các giai đoạn trong quá trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư ở tỉnh Nam Định ........................................................... 80 3.2.1. Các giai đoạn xác định vấn đề và xây dựng mục tiêu............................. 80 3.2.2. Giai đoạn xây dựng phương án ............................................................... 84 3.2.3. Giai đoạn lựa chọn phương án ................................................................ 89 3.2.4. Giai đoạn ban hành quyết định ............................................................... 97 3.3. Các hình thức thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng dân cư vào quá trình ra quyết định của chính quyền xã ở tỉnh Nam Định ............................................. 98 3.3.1. Các hình thức phổ biến thông tin cho cộng đồng dân cư ....................... 98 3.3.2. Các hình thức tham vấn cộng đồng dân cư ........................................... 102 3.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư ở tỉnh Nam Định .......................................... 106 3.5. Nhận xét thực trạng quá trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư ở tỉnh Nam Định ......................................................... 116 3.5.1. Kết quả đạt được ................................................................................... 116 3.5.2. Hạn chế và nguyên nhân ....................................................................... 117 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .................................................................................... 122 Chƣơng 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUÁ TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ CÓ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ Ở TỈNH NAM ĐỊNH ......................................... 124 4.1. Quan điểm hoàn thiện quá trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư ............................................................................... 124 4.1.1. Hoàn thiện quá trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư nhằm phát huy dân chủ, bảo đảm quyền dân chủ trực tiếp ở nông thôn ............................................................................ 124 4.1.2. Hoàn thiện quá trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư trên cơ sở đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã ...... ........................................................................................ 127 4.1.3. Bảo đảm sự tham gia của cộng đồng dân cư vào quá trình ra quyết định của chính quyền xã trong khuôn khổ pháp luật ................................... 128 4.1.4. Hoàn thiện quá trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư trên cơ sở đổi mới nội dung và phương thức tham gia của cộng đồng dân cư ..................................................................... 129
  7. 4.2. Giải pháp hoàn thiện quá trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư ..................................................................................... 131 4.2.1. Nhóm giải pháp về nhận thức ............................................................... 131 4.2.2. Nhóm giải pháp về thể chế ................................................................... 135 4.2.3. Nhóm giải pháp về tổ chức và hoạt động của chính quyền xã ............. 141 4.2.4. Nhóm giải pháp về nâng cao năng lực .................................................. 144 4.2.5. Nhóm giải pháp về nguồn lực ............................................................... 148 4.2.6. Nhóm giải pháp kinh tế - xã hội ........................................................... 150 4.3. Khuyến nghị đối với tỉnh Nam Định .............................................................. 152 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 .................................................................................... 153 KẾT LUẬN........................................................................................................... 156 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ .................................................. 160 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 161 CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT .................................................... 173 PHỤ LỤC ............................................................................................................. 174
  8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CĐDC Cộng đồng dân cư CQĐP Chính quyền địa phương CQX Chính quyền xã CTXH Chính trị - xã hội HĐND Hội đồng nhân dân KTXH Kinh tế - xã hội MTTQ Mặt trận Tổ quốc PAPI Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh QPPL Quy phạm pháp luật QLNN Quản lý nhà nước UBND Ủy ban nhân dân
  9. DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 2.1 Khung lí thuyết ra quyết định 30 Bảng 2.2 Điều kiện áp dụng mô hình ra quyết định 33 Bảng 2.3 Ma trận vai trò tham gia của cộng đồng dân cư vào quá 42 trình ra quyết định của chính quyền xã Bảng 2.4 Sự tham gia của cộng đồng dân cư vào quá trình ra quyết 53 định của chính quyền xã theo quy định của Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn Bảng 2.5 Ma trận các yếu tố tác động tới quá trình ra quyết định 61 của chính quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư Bảng 3.1 Khảo sát các yếu tố và đặc điểm quá trình ra quyết định 78 của chính quyền xã Bảng 3.2 Tác động của sự khác biệt quan điểm tới việc tham gia 114 của cộng đồng dân cư vào quá trình ra quyết định của chính quyền xã DANH MỤC HỘP Hộp 3.1 Quá trình ra quyết định của chính quyền xã có nhiều chủ 79 thể và mất nhiều thời gian Hộp 3.2 Cộng đồng dân cư cùng tham gia xây dựng phương án 87 đầu tư Hộp 3.3 Cộng đồng dân cư tự quyết mức thu hoa lợi nộp vào 96 ngân sách xã
  10. DANH MỤC HÌNH Trang Hình 2.1 Quá trình ra quyết định 28 Hình 2.2 Quá trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham gia của 51 cộng đồng dân cư Hình 2.3 Các văn bản quy định về sự tham gia của người dân vào quản 52 lý nhà nước Hình 2.4 Bộ máy thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng dân cư vào quá 54 trình ra quyết định của chính quyền xã Hình 2.5 Tác động của các yếu tố năng lực và mối quan hệ của cộng 59 đồng dân cư với chính quyền xã tới sự tham gia vào quá trình ra quyết định của chính quyền xã Hình 2.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định của chính 60 quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư Hình 3.1 Tỉ lệ cán bộ xã cung cấp thông tin và tỉ lệ người dân tiếp cận 81 thông tin trong giai đoạn xác định vấn đề và xây dựng mục tiêu Hình 3.2 Tỉ lệ cán bộ xã tham vấn và tỉ lệ người dân đóng góp ý kiến 82 trong giai đoạn xác định vấn đề và xây dựng mục tiêu Hình 3.3 Tỉ lệ cán bộ xã cộng tác với CĐDC và tỉ lệ người dân cộng tác 83 với CQX trong giai đoạn xác định vấn đề và xây dựng mục tiêu Hình 3.4 Tỉ lệ cán bộ xã để CĐDC tự quyết và tỉ lệ người dân tự quyết 83 trong giai đoạn xác định vấn đề và xây dựng mục tiêu Hình 3.5 Tỉ lệ cán bộ xã cung cấp thông tin và tỉ lệ người dân tiếp cận 85 thông tin trong giai đoạn xây dựng phương án Hình 3.6 Tỉ lệ cán bộ xã tham vấn và tỉ lệ người dân đóng góp ý kiến 86 trong giai đoạn xây dựng phương án Hình 3.7 Tỉ lệ cán bộ xã mời cộng tác và tỉ lệ người dân cộng tác trong 87 giai đoạn xây dựng phương án
  11. Hình 3.8 Tỉ lệ cán bộ xã để người dân tự quyết và tỉ lệ người dân tự 88 quyết trong giai đoạn xây dựng phương án Hình 3.9 Tỉ lệ cán bộ xã cung cấp thông tin và tỉ lệ người dân tiếp cận 89 thông tin trong giai đoạn lựa chọn phương án Hình 3.10 Tỉ lệ cán bộ xã tham vấn và tỉ lệ người dân đóng góp ý kiến 91 trong giai đoạn lựa chọn phương án Hình 3.11 Tỉ lệ người dân và cán bộ xã lựa chọn lí do không đóng góp ý 92 kiến Hình 3.12 Tỉ lệ cán bộ xã trả lời có cộng tác với người dân và tỉ lệ người 93 dân trả lời có cộng tác với cán bộ xã trong giai đoạn lựa chọn phương án Hình 3.13 Tỉ lệ cán bộ xã và người dân lựa chọn lí do không cộng tác 94 Hình 3.14 Tỉ lệ cán bộ xã để người dân tự quyết và tỉ lệ người dân tự 95 quyết trong giai đoạn lựa chọn phương án Hình 3.15 Tỉ lệ người dân lựa chọn lí do không tự quyết 96 Hình 3.16 Tỉ lệ cán bộ xã sử dụng các hình thức phổ biến thông tin 98 và tỉ lệ người dân tiếp cận thông tin Hình 3.17 Tỉ lệ cán bộ xã cho biết mức độ hiệu quả của các hình thức 101 cung cấp thông tin cho người dân Hình 3.18. Tỉ lệ cán bộ xã sử dụng các hình thức tham vấn và tỉ lệ người 104 dân sử dụng các hình thức đóng góp ý kiến Hình 3.19 Tỉ lệ người dân cho biết mức độ hiệu quả của các hình thức 105 đóng góp ý kiến Hình 3.20 Tỉ lệ thành viên các tổ chức chính trị xã hội, trưởng thôn, các 110 ban của cộng đồng tham gia vào quá trình ra quyết định của chính quyền xã Hình 3.21 Trình độ học vấn của cộng đồng dân cư và sự tham gia vào quá 112 trình ra quyết định của chính quyền xã
  12. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ cuối những năm 80, đầu những năm 90 của thế kỉ XX, trên thế giới đã xuất hiện xu hướng chuyển từ mô hình hành chính công truyền thống với vai trò áp đặt một chiều của các cơ quan công quyền sang mô hình quản trị nhà nước trong đó nhấn mạnh đến sự tham gia của người dân như một trong những trụ cột chính để quản trị nhà nước tốt. Các sáng kiến cải cách hành chính trong những thập kỉ gần đây ở Việt Nam đã đề cập đến sự tham gia của người dân trong quản trị nhà nước, trong đó có tham gia vào quá trình ra quyết định của chính quyền địa phương các cấp, nhất là chính quyền cấp gần người dân nhất - chính quyền xã. Trong quá trình vận động và phát triển của xã hội, trình độ dân trí ngày càng cao và người dân có nhu cầu tham gia nhiều hơn và thực sự đã tham gia chủ động vào quá trình ra những quyết định ảnh hưởng đến cuộc sống của cộng đồng dân cư và của chính mình. Điều đó đặt ra nhiệm vụ cho các nhà khoa học tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này và tác động của nó tới quản lý nhà nước. Ở Việt Nam, chính quyền xã là cấp chính quyền cơ sở ở nông thôn, gần người dân nhất, có vai trò quan trọng trong việc đưa các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống; là cơ quan nhà nước mà người dân đến gặp trực tiếp và đầu tiên khi quan hệ, tiếp xúc với cơ quan chính quyền hoặc khi có bất kì vấn đề xã hội nào xảy ra tại xã. Chính quyền xã vững mạnh góp phần làm cho hệ thống chính quyền quốc gia vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Với khoảng 65% dân số sống ở nông thôn, chính quyền xã càng có vai trò quan trọng. Trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước, chính quyền xã phải giải quyết nhiều vấn đề tại địa phương và đưa ra các quyết định để giải quyết vấn đề, đáp ứng nhu cầu của người dân, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Quyết định của chính quyền xã tác động trực tiếp tới người dân, do đó vừa phải đảm bảo tính hợp pháp, tức là tuân thủ các quy định pháp luật nhưng đồng thời cũng phải hợp lí, tức là phù hợp với thực tiễn xã hội tại địa phương. Các 1
  13. quyết định của chính quyền xã có tính khả thi cao khi có được sự đồng thuận của cộng đồng dân cư, đáp ứng được nguyện vọng chính đáng của cộng đồng dân cư tại địa phương. Để quyết định đạt được sự đồng thuận và phản ánh đúng nguyện vọng của cộng đồng dân cư, cần có sự tham gia của cộng đồng dân cư vào quá trình ra quyết định của chính quyền xã. Ra các quyết định hợp pháp, hợp lí, có tính khả thi, đạt được sự đồng thuận khi thực hiện, có tác động tích cực tới phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương là nhiệm vụ quan trọng đặt ra cho mỗi chính quyền xã. Trong điều kiện xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, sự tham gia của người dân vào quản lý nhà nước tại địa phương là tất yếu khách quan. Sự tham gia của cộng đồng dân cư vào quá trình ra quyết định của chính quyền xã không chỉ là nhu cầu tự thân mà còn là biểu hiện của nền dân chủ, góp phần thúc đẩy dân chủ cơ sở, tăng cường vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội tại xã. Tuy nhiên, không phải quyết định nào của chính quyền xã cũng cần có sự tham gia của cộng đồng dân cư và đối với những quyết định cần có sự tham gia của cộng đồng dân cư thì mức độ, hình thức tham gia của cộng đồng dân cư cũng rất đa dạng. Để quá trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư phải có những điều kiện đảm bảo nhất định. Làm thế nào để thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng dân cư khiến quá trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham gia thực chất, hiệu quả của cộng đồng dân cư và các quyết định đảm bảo tính hợp pháp, hợp lí là vấn đề cần được nghiên cứu. Trong bối cảnh nguồn lực công bị hạn chế, huy động nguồn lực từ các khu vực ngoài nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội là xu thế trong cải cách khu vực công. Cộng đồng dân cư sở hữu nguồn lực dồi dào (thông tin, nhân lực, cơ sở vật chất, v.v.) và có thể tham gia với chính quyền cấp gần dân nhất để cùng ra các quyết định giải quyết vấn đề tại địa phương và phát triển địa phương. Trong những năm qua, nhà nước Việt Nam đã chú trọng tới phát huy dân chủ, thúc đẩy sự tham gia của người dân trong quản lý nhà nước, xây dựng nhà nước của nhân dân, do nhân dân, và vì nhân dân. Quyền tham gia của công dân vào quản lý nhà nước được quy định trong hiến pháp. Nhiều văn bản pháp luật về sự 2
  14. tham gia của người dân ở cấp cơ sở đã được ban hành. Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn ban hành 2007 đã tạo cơ sở pháp lí cho việc ra quyết định của chính quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư. Tuy nhiên, trên thực tiễn, việc thực hiện quy định pháp luật về ra quyết định của chính quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư vẫn còn bị hạn chế, sự tham gia của người dân vẫn còn mang tính hình thức. Tình trạng mất dân chủ trong quá trình ra quyết định của chính quyền xã vẫn xảy ra. Một số lãnh đạo xã chưa nhận thức được sự cần thiết tham gia của cộng đồng dân cư vào quá trình ra các quyết định ảnh hưởng trực tiếp tới cộng đồng khiến các quyết định ban hành không được lòng người dân và phải hủy bỏ, gây lãng phí nguồn lực và suy giảm niềm tin của người dân đối với chính quyền cơ sở. Trong quá trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham gia tích cực của một số bộ phận cộng đồng dân cư nhưng cũng có sự thờ ơ, bàng quan của một số không ít cộng đồng dân cư. Vấn đề thực tiễn này đặt ra nhiệm vụ cho chính quyền xã ở Việt Nam phải thúc đẩy sự tham gia thực chất, hiệu quả của cộng đồng dân cư vào quá trình ra quyết định, góp phần nâng cao hiệu lực của quản lý nhà nước. Nam Định là một tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, nơi có truyền thống tự quản làng xã lâu đời, hiện đang là một trong những tỉnh đi đầu trong xây dựng nông thôn mới, được nhiều địa phương đến học hỏi kinh nghiệm. Triển khai Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, chính quyền xã ở Nam Định đã thúc đẩy sự tham gia nhiều hơn của người dân vào quản lý nhà nước tại địa phương. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy vẫn có những trường hợp các quyết định của chính quyền xã ở Nam Định thiếu sự tham gia của cộng đồng dân cư, do vậy, không được cộng đồng dân cư ủng hộ khi thực hiện, dẫn đến kém hiệu quả, gây lãng phí nguồn lực của Nhà nước, tạo bức xúc trong dư luận. Đây là vấn đề đặt ra cần phải nghiên cứu và giải quyết để nâng cao chất lượng ra quyết định của chính quyền xã của tỉnh Nam Định. Hiện nay, trên thế giới có nhiều tài liệu nghiên cứu về quá trình ra quyết định, về sự tham gia của người dân trong quản trị nhà nước nhưng quá trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư chưa được nghiên cứu một cách hệ thống và rộng rãi. Các nghiên cứu ở Việt Nam cũng chưa 3
  15. xây dựng được những cơ sở lí luận có hệ thống về quá trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư. Như vậy, cần thiết phải có một nghiên cứu về lĩnh vực này để hệ thống hóa các cơ sở lí luận về quá trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư, để xác định được điều kiện và phương thức tham gia thực chất, hiệu quả của cộng đồng dân cư vào quá trình ra quyết định của chính quyền xã; góp phần nâng cao chất lượng ra quyết định của chính quyền xã; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước tại địa phương. Nghiên cứu về quá trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư ở tỉnh Nam Định là rất cần thiết để tìm ra bài học cho Nam Định hoàn thiện quá trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư, phát huy dân chủ tại cơ sở, góp phần cải thiện hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước tại địa phương. Bài học của Nam Định có thể là cơ sở tham khảo cho các địa phương khác có điều kiện và mức độ phát triển tương tự, nhất là các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng. Với những lý do cần thiết về lí luận và thực tiễn như vậy, tác giả chọn đề tài: “Quá trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cƣ ở tỉnh Nam Định” làm luận án tiến sĩ của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là làm rõ cơ sở khoa học của quá trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư; đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện quá trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư ở tỉnh Nam Định, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước ở tỉnh Nam Định. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu + Nghiên cứu cơ sở khoa học của quá trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư; + Phân tích mô hình ra quyết định của chính quyền xã ở tỉnh Nam Định; + Đánh giá thực trạng quá trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư ở tỉnh Nam Định hiện nay; 4
  16. + Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư ở tỉnh Nam Định; xác định các yếu tố thúc đẩy và hạn chế sự tham gia của cộng đồng dân cư trong quá trình ra quyết định của chính quyền xã ở tỉnh Nam Định hiện nay; + Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quá trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư ở tỉnh Nam Định. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là: Quá trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư ở tỉnh Nam Định. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu quá trình chính quyền xã ra các quyết định cần có sự tham gia của cộng đồng dân cư ở xã theo quy định pháp luật hiện hành. Cụ thể, luận án nghiên cứu các quyết định thuộc thẩm quyền của chính quyền xã (gồm Hội đồng Nhân dân xã và Ủy ban nhân dân xã) và của chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư theo quy định của pháp luật. - Về không gian: Luận án nghiên cứu các xã thuộc tỉnh Nam Định. - Về thời gian: Luận án nghiên cứu quá trình ra quyết định của chính quyền xã từ năm 2007 đến nay (sau khi ban hành Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn). 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền làm chủ của nhân dân. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án áp dụng các phương pháp nghiên cứu như phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, phương pháp chuyên gia, 5
  17. các phương pháp hỗ trợ khác cho nghiên cứu như phương pháp phân tích so sánh, tổng hợp, suy luận, logic, quy nạp, mô hình hóa. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Luận án tập trung nghiên cứu các tài liệu liên quan trực tiếp đến đề tài gồm các xuất bản phẩm trong và ngoài nước, ấn phẩm giấy và điện tử, tài liệu khoa học được công bố, tham luận tại hội thảo khoa học, tài liệu hướng dẫn, văn kiện của Đảng, văn bản pháp luật Việt Nam, báo cáo thực tiễn; tra cứu các trang web về những nội dung liên quan trực tiếp đến đề tài. Các tài liệu này cung cấp dữ liệu thứ cấp bên cạnh dữ liệu sơ cấp trong điều tra xã hội học của luận án. Trong quá trình nghiên cứu tài liệu, luận án đã sử dụng các kĩ thuật thu thập, tổng hợp, phân loại để xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ nghiên cứu; áp dụng các phương pháp diễn giải, phân tích, tổng hợp. - Phương pháp nghiên cứu định lượng: Phương pháp nghiên cứu định lượng là nghiên cứu sử dụng các phương pháp (chủ yếu là thống kê) để lượng hóa (dữ liệu thu thập ở dạng định lượng - dạng số), đo lường, phản ánh và diễn giải mối quan hệ giữa các nhân tố (các biến) với nhau. Có thể sử dụng các kĩ thuật phân tích định lượng như thống kê-mô tả, phân tích mối quan hệ, phân tích sự khác biệt. Việc phân tích dữ liệu dựa trên các số liệu thống kê (các con số) sẽ mang lại kết quả khách quan và có thể khái quát hóa thành xu hướng. Để có thể đánh giá thực trạng, đối chiếu với cơ sở lí luận và đưa ra các dự báo, luận án đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với phân tích thống kê, mô tả và sử dụng các kĩ thuật như điều tra khảo sát, sử dụng bảng hỏi. Do phương pháp khảo sát có thể mang tính đại diện hơn so với các phương pháp khác và thấy được xu hướng [81, tr.96] nên phương pháp này được luận án sử dụng như phương pháp chủ yếu để thu thập dữ liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu, đảm bảo độ tin cậy và chính xác của nghiên cứu. Mẫu khảo sát: + Quy mô toàn bộ mẫu là 429 người1 gồm lãnh đạo xã (82 người) và người dân (347 người) (xem cơ cấu mẫu trong Phụ lục 3). 1 Với độ tin cậy là 95%, sai số là 5%, dân số tỉnh Nam Định là hơn 1,8 triệu người, cỡ mẫu tối thiểu là 384 người. 6
  18. + Khảo sát lãnh đạo xã: Quy mô xã để khảo sát lãnh đạo chính quyền xã là 53 xã trên tổng số 193 xã của tỉnh Nam Định, đại diện cho các vùng địa lý và kinh tế của tỉnh Nam Định, bao gồm đại diện các xã duyên hải và xã nội lục, xã ven đô và xã hoàn toàn ở nông thôn, xã thuộc huyện và xã thuộc thành phố, xã thuộc huyện nông thôn mới và xã không thuộc huyện nông thôn mới. Tổng số phiếu hỏi lãnh đạo xã được phát ra là 85. Tổng số phiếu thu về là 82. Danh sách 53 xã được khảo sát lãnh đạo xã bao gồm: 5 xã ở thành phố Nam Định (Mỹ Xá, Lộc An, Lộc Hòa, Nam Vân, Nam Phong); 10 xã ở huyện Hải Hậu (Hải Châu, Hải Hòa, Hải Triều, Hải Xuân, Hải Chính, Hải Lý, Hải Tân, Hải Sơn, Hải Tây, Hải Quang); 2 xã ở huyện Mỹ Lộc (Mỹ Tân, Mỹ Trung); 19 xã ở huyện Nam Trực (Bình Minh, Điền Xá, Đồng Sơn, Hồng Quang, Nam Cường, Nam Dương, Nam Hải, Nam Hoa, Nam Hồng, Nam Hùng, Nam Lợi, Nam Mỹ, Nam Thái, Nam Thanh, Nam Thắng, Nam Tiến, Nam Toàn, Nghĩa An, Tân Thịnh); 10 xã ở huyện Trực Ninh (Liêm Hải, Trung Đông, Trực Đạo, Trực Chính, Trực Hưng, Trực Nội, Trực Thanh, Trực Tuấn, Phương Định, Việt Hùng); 7 xã ở huyện Vụ Bản (Kim Thái, Liên Minh, Hiển Khánh, Hợp Hưng, Minh Thuận, Tân Khánh, Thành Lợi). + Khảo sát cộng đồng dân cư: Trong số 53 xã thuộc 5 huyện và 1 thành phố được lựa chọn để khảo sát lãnh đạo xã, chọn 1 xã của mỗi huyện và thành phố theo phương pháp ngẫu nhiên bốc thăm để khảo sát cộng đồng dân cư. Số xã được khảo sát cộng đồng dân cư là 6 xã đại diện cho 5 huyện và 1 thành phố trong tổng số 9 huyện và 1 thành phố thuộc tỉnh Nam Định. Tổng số phiếu hỏi cộng đồng dân cư phát ra là 360 phiếu, tổng số phiếu thu về là 347 phiếu. Danh sách 6 xã khảo sát cộng đồng dân cư: xã Nam Vân (thành phố Nam Định); xã Liên Minh (huyện Vụ Bản); xã Mỹ Tân (huyện Mỹ Lộc); xã Điền Xá (huyện Nam Trực); xã Trung Đông (huyện Trực Ninh); xã Hải Chính (huyện Hải Hậu). Bảng hỏi khảo sát: Luận án thiết kế 2 mẫu bảng hỏi dành cho 2 nhóm khách thể của đối tượng nghiên cứu, đó là cán bộ xã (lãnh đạo Hội đồng nhân dân và lãnh đạo Ủy ban nhân dân) và cộng đồng dân cư các xã ở Nam Định (xem Phụ lục 1 và Phụ lục 2): Bảng 7
  19. hỏi cán bộ xã về ra quyết định của chính quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư; và Bảng hỏi người dân về sự tham gia vào quá trình ra quyết định của chính quyền xã. Các câu hỏi của 2 Bảng hỏi được thiết kế để có thể đối chiếu trả lời giữa hai nhóm khảo sát về cùng một nội dung nhằm thu được thông tin tạo cơ sở phân tích và đánh giá. Câu hỏi chủ yếu là câu hỏi đóng dưới dạng câu hỏi Có-Không, câu hỏi nhiều lựa chọn. Ngoài ra Bảng hỏi còn có 01 câu hỏi mở để thu thập thông tin định tính. - Phương pháp nghiên cứu định tính Phương pháp định tính là cách tiếp cận nhằm mô tả và phân tích các đặc điểm, tính chất của sự vật, sự việc; quan điểm, hành vi của con người và của nhóm người. Phương pháp này cho phép phát hiện ra nội dung quan trọng, thu thập những thông tin mới xuất hiện trong quá trình thực địa, điều chỉnh câu hỏi khảo sát cho phù hợp thực tiễn. Luận án sử dụng các kĩ thuật thu thập thông tin như quan sát, ghi chép tại hiện trường; phỏng vấn có cấu trúc, phỏng vấn linh hoạt; và phân tích các tài liệu và các tư liệu. - Phương pháp chuyên gia Để kết quả nghiên cứu tin cậy, khách quan, luận án đã sử dụng phương pháp chuyên gia trong thiết kế bảng hỏi. Cụ thể, trong quá trình hoàn thiện bảng hỏi để tiến hành khảo sát xã hội học, bảng hỏi được tham vấn ý kiến các chuyên gia thực tiễn là lãnh đạo cấp huyện, lãnh đạo các thị trấn, xã không được khảo sát ở tỉnh Nam Định nhằm bảo đảm các câu hỏi trong bảng hỏi dễ hiểu với người được khảo sát và phù hợp với yêu cầu thu thập thông tin phục vụ nhiệm vụ nghiên cứu. Ngoài ra bảng hỏi còn được tham vấn lãnh đạo một số huyện, xã không thuộc tỉnh Nam Định nhằm thu được ý kiến mang tính tham khảo, đối chứng, có cái nhìn đa chiều trong nghiên cứu, giúp kết quả nghiên cứu tin cậy hơn. - Cơ sở dữ liệu: Để kết quả nghiên cứu đảm bảo tính tin cậy, khách quan, Luận án kết hợp sử dụng cơ sở dữ liệu từ nguồn tài liệu thứ cấp (các công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố; các tài liệu tham khảo; văn bản pháp luật cũng như các báo cáo của địa phương) và tài liệu sơ cấp (kết quả khảo sát thực địa tại địa bàn 8
  20. 53 xã bao gồm các dữ liệu nghiên cứu định tính và số liệu điều tra định lượng thông qua bảng hỏi). 5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học - Các câu hỏi nghiên cứu - Giả thuyết nghiên cứu của luận án (1) Quá trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư dựa trên mô hình ra quyết định theo quy trình tổ chức có sự tham gia của nhiều chủ thể. (2) Quá trình ra quyết định của chính quyền xã ở tỉnh Nam Định thiếu sự tham gia tích cực, hiệu quả của cộng đồng dân cư. Các yếu tố thể chế, bộ máy, năng lực cán bộ xã và cộng đồng dân cư, mối quan hệ giữa chính quyền xã và cộng đồng dân cư ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư ở tỉnh Nam Định. Năng lực thiếu hụt của của cán bộ xã và cộng đồng dân cư dẫn đến hạn chế sự tham gia của cộng đồng dân cư vào quá trình ra quyết định của chính quyền xã ở tỉnh Nam Định. (3) Một quy trình thống nhất về ra quyết định có sự tham gia của cộng đồng dân cư với một bộ công cụ thúc đẩy sự tham gia, nâng cao năng lực của cán bộ xã và cộng đồng dân cư sẽ hoàn thiện quá trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư ở tỉnh Nam Định. 6. Ý nghĩa khoa học của đề tài - Đóng góp về mặt lý luận + Tổng quan các công trình nghiên cứu về quá trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư; tìm ra mô hình quá trình ra quyết định của chính quyền xã; và bài học kinh nghiệm về quá trình ra quyết định của chính quyền xã. + Làm rõ cơ sở khoa học về quá trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư; + Phân tích làm rõ những yếu tố ảnh hưởng và điều kiện đảm bảo quá trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư. - Đóng góp về mặt thực tiễn 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2