Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam
lượt xem 13
download
Mục tiêu của luận án "Quản lý nhà nước đối với phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam" là nghiên cứu một cách hệ thống cơ sở khoa học (cơ sở lý luận và thực tiễn) về quản lý nhà nước đối với phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, xây dựng và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam; góp phần thực hiện cam kết của Chính phủ về phát thải ròng bằng “0” (Net zero - không thêm vào tổng lượng khí nhà kính thải ra khí quyển) vào năm 2050, đáp ứng yêu cầu mới trong công cuộc phát triển bền vững đất nước.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Đặng Đình Giang LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: Quản lý công MÃ SỐ: 9 34 04 03 HÀ NỘI, 2023
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Đặng Đình Giang LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: Quản lý công MÃ SỐ: 9 34 04 03 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS. Nguyễn Chu Hồi 2. PGS, TS. Ngô Thúy Quỳnh HÀ NỘI, 2023
- LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu sinh (NCS) xin chân thành gửi lời tri ân đến toàn thể quý thầy cô giáo tại Học viện Hành chính Quốc gia, đặc biệt các Thầy Cô Khoa Quản lý Nhà nước về Xã hội và Ban Quản lý đào tạo, những người đã nhiệt tình hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để NCS hoàn thành luận án này. Và hơn hết, NCS muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS,TS. Nguyễn Chu Hồi, PGS,TS. Ngô Thúy Quỳnh đã tận tình hướng dẫn và hết lòng ủng hộ NCS hoàn thành luận án. Nghiên cứu sinh cũng xin trân trọng cảm ơn Viện Lãnh đạo học và Chính sách công thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và chuyên gia đến từ các đơn vị thuộc Ủy ban KHCN và Môi trường của Quốc Hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các địa phương và các Viện nghiên cứu đã quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho NCS trong quá trình nghiên cứu, thu thập thông tin và tài liệu phục vụ cho đề tài luận án. Cuối cùng, NCS muốn bày tỏ lòng biết ơn đối với bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã đồng hành, ủng hộ, chia sẻ khó khăn và động viên NCS suốt quá trình học tập và nghiên cứu, góp phần quan trọng trong việc hoàn thành luận án này. Xin trân trọng cảm ơn !
- LỜI CAM ĐOAN Nghiên cứu sinh xin khẳng định rằng, luận án này là kết quả của quá trình nghiên cứu độc lập, dưới sự chỉ dẫn sát sao của tập thể giáo viên hướng dẫn và các thầy/cô trong Hội đồng. Các thông tin, dữ liệu và số liệu được NCS sử dụng trong luận án được trích dẫn rõ ràng, minh bạch và đầy đủ từ các nguồn đáng tin cậy. Các dữ liệu được thu thập và tổng hợp bởi tác giả đảm bảo tính khách quan và trung thực, chính xác, không sao chép, biến tấu, làm giả và trùng lắp với những công trình đã được công bố trước đây. Tác giả Đặng Đình Giang
- MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................... 1 DANH MỤC BẢNG ...................................................................................... 4 DANH MỤC HÌNH ....................................................................................... 5 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA NGHIÊN CỨU SINH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................................ 6 MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 7 CHƯƠNG 1: ................................................................................................ 17 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ............. 17 1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài ....................................................................... 17 1.1.1. Nghiên cứu về phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp .... 17 1.1.2. Nghiên cứu quản lý nhà nước đối với phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp ............................................................................................ 20 1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam ......................................................................... 23 1.2.1. Nghiên cứu về phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp .... 23 1.2.2. Nghiên cứu quản lý nhà nước đối với phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp ............................................................................................ 27 1.3. Đánh giá chung tình hình nghiên cứu có liên quan...................................... 32 1.3.1. Nhận định khái quát về các công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến đề tài luận án .......................................................................................... 32 1.3.2. Những khoảng trống cần được tiếp tục nghiên cứu ........................... 33 1.3.3. Những vấn đề khoa học cần tập trung nghiên cứu, giải quyết ........... 34 Kết luận chương 1 ............................................................................................... 35 CHƯƠNG 2: ................................................................................................ 36 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP .......................... 37 2.1. Phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp ...................................... 37 2.1.1. Khái niệm “Khí nhà kính” .................................................................. 37 2.1.2. Tác hại của khí nhà kính ..................................................................... 38 2.1.3. Các nguồn phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp .......... 41 2.1.4. Các yếu tố tác động đến phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp ............................................................................................................ 44 2.2. Quản lý nhà nước đối với phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp47 2.2.1. Khái niệm “Quản lý nhà nước đối với phát thải khí nhà kính” ......... 47 2.2.2. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước đối với phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp ................................................................................................... 50 2.2.3. Nội dung quản lý nhà nước đối với phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp ................................................................................................... 52
- 2.2.4. Các công cụ QLNN đối với phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp70 2.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN đối với phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp ................................................................................................... 73 2.3. Kinh nghiệm quốc tế về quản lý nhà nước đối với phát thải khí nhà kính và môi trường, từ đó rút ra bài học cho Việt Nam ................................................... 78 2.3.1. Kinh nghiệm quốc tế ........................................................................... 79 2.3.2. Bài học rút ra cho Việt Nam ............................................................... 90 Kết luận Chương 2 .............................................................................................. 94 CHƯƠNG 3: .................................................................................................. 96 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM ............................................. 96 3.1. Đặc điểm nông nghiệp Việt Nam ................................................................. 96 3.2. Thực trạng sản xuất nông nghiệp và phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam .............................................................................................. 98 3.2.1. Thực trạng sản xuất nông nghiệp ....................................................... 98 3.2.2. Thực trạng phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp........ 105 3.3. Thực trạng quản lý nhà nước đối với phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam ................................................................................... 112 3.3.1. Xây dựng và thực thi chiến lược, kế hoạch cắt giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp ................................................................. 112 3.3.2. Xây dựng và thực thi hệ thống chính sách, pháp luật quản lý giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp ............................................. 119 3.3.3. Thực hiện kiểm kê khí nhà kính phục vụ quản lý giảm phát thải khí nhà kính .............................................................................................................. 128 3.3.4. Giám sát, kiểm tra, thanh tra việc tuân thủ các quy định về kiểm kê và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp ..................... 132 3.3.5. Xây dựng bộ máy tổ chức và đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước đối với phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp..................................... 134 3.3.6. Hợp tác quốc tế trong nỗ lực cắt giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp .......................................................................................... 137 3.3.7. Xây dựng thị trường tín chỉ carbon trong nước và tham gia thị trường tín chỉ carbon thế giới ...................................................................................... 141 3.4. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam ............................................................................ 146 3.4.1. Những kết quả đạt được .................................................................... 146 3.4.2. Những hạn chế .................................................................................. 146 3.4.3. Nguyên nhân của các hạn chế .......................................................... 150 Kết luận Chương 3 ............................................................................................ 154 CHƯƠNG 4: .............................................................................................. 156
- GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM ........................................................................................................................... 156 4.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước tác động đến quản lý nhà nước đối với phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam ............................... 156 4.1.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước ........................................................ 156 4.1.2. Dự báo lượng phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp đến năm 2030 ..................................................................................................................... 159 4.2. Quan điểm quản lý nhà nước đối với phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam ................................................................................... 161 4.3. Mục tiêu quản lý nhà nước đối với phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam ............................................................................................ 167 4.4. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam ........................................................... 170 4.4.1. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện chiến lược, kế hoạch cắt giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp gắn với phát triển bền vững ...... 171 4.4.2. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật quản lý giảm phát thải khí nhà kính hướng tới phát triển bền vững ........................................ 173 4.4.3. Nâng cao chất lượng kiểm kê khí nhà kính phục vụ quản lý giảm phát thải khí nhà kính.......................................................................................... 177 4.4.4. Tăng cường, nâng cao năng lực và hiệu quả giám sát, kiểm tra, thanh tra việc tuân thủ quy định về kiểm kê và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp ................................................................................... 178 4.4.5. Hoàn thiện bộ máy tổ chức, đào tạo và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước đối với phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp179 4.4.6. Tăng cường hợp tác quốc tế trong nỗ lực cắt giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp ....................................................................................... 181 4.4.7. Tập trung xây dựng thị trường tín chỉ carbon trong nước và tham gia thị trường tín chỉ carbon thế giới ..................................................................... 183 4.4.8. Quản lý phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp thông qua quản lý sản xuất nông nghiệp ..................................................................... 185 Kết luận Chương 4 ............................................................................................ 193 KẾT LUẬN ................................................................................................ 195 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 198
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BAU Kịch bản phát triển thông thường (Business-as-Usual) BĐKH Biến đổi khí hậu CDM Cơ chế phát triển sạch (Clean Development Mechanism) Chứng chỉ giảm phát thải KNK được chứng nhận (Certified Emission CER Reduction) CMCN Cách mạng công nghiệp 4.0 Hội nghị lần thứ 21 các bên tham gia Công ước khung của Liên hiệp COP 21 quốc về Biến đổi khí hậu (Conférence de Paris sur les changements climatiques) ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long ETS Hệ thống giao dịch phát thải (Emission Trading Scheme) EXACT Công cụ xác định cân bằng carbon Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hiệp quốc (Food and FAO Agriculture Organization of the United Nations) GAP Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (Good Agricultural Practices) GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) GS Tiêu chuẩn vàng (Gold Standard) GWPs Tiềm năng nóng lên toàn cầu (Global Warming Potential) Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (International Atomic Energy IAEA Agency) Đóng góp do quốc gia tự quyết định (Nationally Determined NDC Contributions) Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (Intergovernmental Panel IPCC Climate Change) 1
- Quy trình công nghiệp và sử dụng sản phẩm (Instrumentation IPPU Position Pickoff Unit) JCM Cơ chế tín chỉ chung (Joint Credit Mechanism) Nhật bản Trung tâm nghiên cứu quốc tế khoa học nông nghiệp (Japan JIRCAS International Research Center for Agricultural Sciences) KNK Khí nhà kính KP Nghị định thư Kyoto (Kyoto Protocol) KSH Khí sinh học LULUCF Sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp (Land Use, Land Use Change and Forestry) MRV Hệ thống đo đạc, báo cáo và thẩm định (Measurement, Reporting and Verification) NAMA Hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện quốc gia (Nationally Appropriate Mitigation Actions) NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ODA Hỗ trợ Phát triển Chính thức (Official Development Assistance) PoA Chương trình hoạt động (Annual Operating Plan) QLNN Quản lý nhà nước R&D Nghiên cứu và phát triển (research and development) REDD+ Giảm phát thải khí nhà kính từ mất rừng và suy thoái (rừng Reducing Emission from Deforestation and Forest Degradation) SRI Quy trình thâm canh lúa cải tiến (System of Rice Intensification - SRI) TN&MT Tài nguyên và Môi trường UBND Uỷ ban nhân dân UNDP Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (United Nations Development Programme) 2
- UNFCCC Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu (United Nations Framework Convention on Climate Change) VCS Tiêu chuẩn carbon tự nguyện (Verified Carbon Standard) VietGAP Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam (Vietnamese Good Agricultural Practices) VNPMR Dự án Chuẩn bị sẵn sàng cho xây dựng thị trường carbon tại Việt Nam (Viet Nam Partnership for Market Readiness) 3
- DANH MỤC BẢNG Tên bảng Trang Bảng 4.1: Lượng giảm phát thải KNK và tỉ lệ giảm theo từng năm giai đoạn 160 2021-2030 4
- DANH MỤC HÌNH Tên hình Trang Hình 3.1: Sản lượng lương thực có hạt và một số loại cây các năm 99 Hình 3.2: Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt và một số loại cây 100 các năm Hình 3.3: Năng suất lương thực có hạt và một số loại cây các năm 101 Hình 3.4: Khối lượng phụ phẩm các loại cây qua các năm 102 Hình 3.5: Số lượng gia súc, gia cầm qua các năm 103 Hình 3.6: Khối lượng phân gia súc, gia cầm 104 Hình 3.7: Phát thải KNK trong nông nghiệp ở Việt Nam đã được 105 công bố chính thức đến năm 2016 và kịch bản cho 2020, 2025, 2030 Hình 3.8: Phát thải KNK trong nông nghiệp theo nguồn phát thải ở 106 Việt Nam đã được công bố chính thức Hình 3.9: Tóm tắt các chính sách hiện hành về giảm nhẹ phát thải 145 KNK ở Việt Nam Hình 4.1: Phát thải KNK theo BAU giai đoạn 2020 - 2030 và kịch 161 bản giảm phát thải giai đoạn 2021-2030. 5
- DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA NGHIÊN CỨU SINH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN Chỉ số Thời STT Tên bài báo, công trình Tạp chí/NXB ISSN/ISBN gian Nỗ lực của Việt Nam nhằm Tạp chí: ISSN: 1 giảm phát thải khí nhà kính, 2017 Nhịp cầu tri thức 1859 - 2457 chống biến đổi khí hậu Phát triển nhanh và bền vững Tạp chí: ISSN: 2 trong lĩnh vực nông nghiệp ở Thông tin Khoa 2019 2354-1474 Việt Nam hiện nay học Chính trị Giảm phát thải khí nhà kính Tạp chí: ISSN: 3 trong lĩnh vực nông nghiệp vì 2021 Sinh hoạt lý luận 0868-3247 sự phát triển bền vững Quản lý nhà nước về phát thải Tạp chí: ISSN: 4 khí nhà kính vì sự phát triển Khoa học chính 2022 1859 - 0187 bền vững ở Việt Nam trị Bài viết: “Green house gases in agriculture with climate crisis in Vietnam” ISBN: Nhà xuất bản: 5 Trong sách: Governing the 978-604- 2022 Lý luận Chính trị sustainable development 962-931-0 process in the context of Covid-19 pandemic 6
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hoạt động kinh tế - xã hội thải ra lượng phát thải khí nhà kính (KNK) quá lớn là nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu (BĐKH) trên toàn thế giới. Có thể nói, BĐKH đã gây ra những thảm họa vô cùng to lớn cho nhân loại và một trong các nguyên nhân chính gây ra BĐKH là các hoạt động phát thải quá mức KNK của con người. KNK được tạo ra do cả tự nhiên và cả từ hoạt động của con người. Sự tàn phá khốc liệt của BĐKH toàn cầu mang tính hủy diệt, đe dọa cuộc sống của hàng triệu người trên thế giới đang diễn ra ngày càng tồi tệ trên diện rộng. Thế giới phát triển, thông qua những hoạt động, con người càng làm tăng lượng KNK vào khí quyển. Trong đó, ngành nông nghiệp đóng góp một phần không nhỏ về lượng phát thải KNK toàn cầu. Điều đó góp phần dẫn đến gia tăng hiệu ứng nhà kính, làm nhiệt độ bề mặt Trái đất và khí quyển tăng nhanh, làm cường hóa các tác động cực đoan của BĐKH, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái tự nhiên và mọi sự sống trên Trái đất. KNK với hiệu ứng tăng nền nhiệt của bề mặt Trái đất đã trở thành 1 trong 9 “giới hạn hành tinh” có thể vượt ngưỡng, đe dọa đến đời sống Trái đất [73]. Tại Hội nghị COP27, tất cả các thành viên tham gia Công ước khung của Liên hiệp quốc về Biến đổi khí hậu đã nhấn mạnh một lần nữa rằng BĐKH toàn cầu đang diễn ra với mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn. Mặc dù, những ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đã tạm thời khiến lượng khí thải carbon có phần sụt giảm, nhưng điều đó không thể làm chậm lại đà tăng của nhiệt độ toàn cầu. Một báo cáo mới của Liên hiệp quốc mang tên “Thống nhất trong khoa học 2021” (United in Science 2021) về tình trạng BĐKH được công bố ngày 16/9/2021 cho thấy mục tiêu kìm hãm mức tăng của nhiệt độ toàn cầu ở ngưỡng 1,5 độ C sẽ là bất khả thi, nếu thế giới không lập tức cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trên quy mô lớn. [65] 7
- BĐKH là vấn đề chung của toàn thế giới, thách thức lớn nhất đối với toàn nhân loại. Tất cả các quốc gia đều phải có trách nhiệm và nỗ lực giảm phát thải KNK, trong đó có Việt Nam. Sự phát triển kinh tế mạnh mẽ kèm theo sự gia tăng của dân số đã dẫn đến tăng lượng phát thải khí nhà kính một cách nhanh chóng ở nước ta Do nhu cầu phát triển kinh tế, trong những năm tới, nếu chúng ta không kịp thời thực hiện hiệu quả các giải pháp giảm thiểu phát thải KNK và quản lý chặt chẽ phát thải KNK thì lượng KNK phát thải vào bầu khí quyển sẽ tăng đáng kể, gây ra những thảm họa BĐKH khôn lường. Việt Nam được biết đến là một trong số ít quốc gia chịu tác động nặng nề nhất của BĐKH do có bờ biển dài với nhiều vùng đất thấp ven biển và hai đồng bằng châu thổ rộng lớn. Trong thời gian gần đây, BĐKH đã gây ra sự biến đổi không thường xuyên trong thời tiết, dẫn đến các hiện tượng thiên tai cực đoan diễn ra với tần suất lớn hơn và đặc biệt có cường độ mạnh hơn. Dù đã thực hiện nhiều nỗ lực trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu, nhưng trong suốt vài thập kỷ qua, Việt Nam vẫn phải gánh chịu những tổn thất nghiêm trọng do thiên tai gây ra. Với tư cách là một quốc gia với nông nghiệp là trụ đỡ của nền kinh tế, nền nông nghiệp của Việt Nam không chỉ chịu tác động mạnh mẽ từ BĐKH mà còn là nguồn phát thải khí nhà kính đáng kể. Các nguồn phát thải khí nhà kính quan trọng từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp bao gồm việc canh tác lúa, quá trình tiêu hóa thức ăn trong chăn nuôi, xử lý chất thải từ chăn nuôi, và xử lý phế phẩm nông nghiệp. Việc sử dụng đất không hợp lý, thiếu hiệu quả cũng làm giảm khả năng cô lập carbon, tăng phát thải KNK rất lớn vì đất có khả năng chứa carbon gấp 6 lần không khí [50]. Khả năng dự trữ, hấp thụ carbon (thành phần chủ yếu, có khả năng gây tác hại lớn nhất trong các loại KNK) trong các bể chứa hệ sinh thái nông, lâm nghiệp giảm đáng kể khi rừng bị suy thoái, tăng phát thải KNK rất lớn khi rừng bị cháy. Như vậy, đây cũng là lĩnh vực có tiềm năng giảm phát thải thông qua khả năng hấp thụ và lưu trữ CO2 từ rừng và đất. Rõ ràng, nông nghiệp, 8
- vừa là ngành gây phát thải KNK lớn, vừa là ngành bị chịu tác động mạnh bởi BĐKH, đồng thời lại là ngành có tiềm năng giảm phát thải KNK nhiều. Do đó, công tác quản lý nhà nước (QLNN) đối với phát thải KNK tốt sẽ hạn chế tối đa được lượng KNK thải ra trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Quản lý nhà nước đối với phát thải KNK trong nông nghiệp theo hướng hiệu quả và bền vững, nghĩa là phải quản lý tốt các hoạt động sản xuất nông nghiệp để giảm phát thải KNK. Về mặt lý luận cũng như thực tiễn, công tác QLNN đối với phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu và làm rõ, như: Việt Nam đã có chiến lược, kế hoạch quản lý phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp chưa và đã được hoàn thiện đến mức nào? Hệ thống pháp luật và chính sách quản lý giảm phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp hiện nay ra sao? Vấn đề quản lý giảm phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp đã được đề cập đầy đủ, cụ thể và rõ ràng trong các văn bản pháp lý chưa? Vấn đề thực hiện kiểm kê KNK ở Việt Nam ra sao? Công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra hoạt động phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp đã tốt chưa? Việt Nam đã có bộ máy riêng làm công tác QLNN phát thải KNK chưa? Trình độ cán bộ làm công tác quản lý giảm phát thải KNK thế nào? Vấn đề phát triển thị trường carbon của Việt Nam triển khai đến đâu? Việt Nam có tích cực hợp tác với quốc tế trong quản lý giảm phát thải KNK không? Trước những vấn đề đặt ra như trên đòi hỏi phải nắm vững cơ sở lý luận và thực tiễn về QLNN đối với phát thải KNK, cũng như đánh giá đầy đủ tình hình quản lý phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam để từ đó đưa ra các giải pháp quản lý hữu hiệu phát thải KNK trong lĩnh vực này. Xuất phát từ yêu cầu nói trên, NCS đã chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý nhà nước đối với phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam” cho luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý công là hết sức cần thiết. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu 9
- Làm rõ cơ sở khoa học (cơ sở lý luận và thực tiễn) về QLNN đối với phát thải KNK trong nông nghiệp ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, xây dựng và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN đối với phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam; góp phần thực hiện cam kết của Chính phủ về phát thải ròng bằng “0” (Net zero - không thêm vào tổng lượng KNK thải ra khí quyển) vào năm 2050, đáp ứng yêu cầu mới trong công cuộc phát triển bền vững đất nước. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Với mục đích nghiên cứu như vậy, luận án cần tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau: - Tổng quan những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về phát thải KNK, về quản lý nhà nước đối với phát thải KNK nói chung và trong lĩnh vực nông nghiệp nói riêng, từ đó chỉ ra những vấn đề khoa học cần tiếp tục nghiên cứu, giải quyết. - Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn QLNN đối với phát thải KNK trong nông nghiệp ở Việt Nam. - Phân tích, đánh giá thực trạng QLNN đối với phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam. - Phân tích bối cảnh quốc tế và trong nước tác động đến công tác QLNN đối với phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam. - Đề xuất các giải pháp tăng cường QLNN đối với phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là QLNN đối với phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam1. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 1 Hiện nay, công tác QLNN nói chung về nông nghiệp và phát triển nông thôn, bao gồm các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp, thủy lợi,...Trong khuôn khổ luận án này, NCS chỉ giới hạn nghiên cứu ở một số lĩnh vực đại diện trong nông nghiệp theo đúng nghĩa của nó. 10
- - Phạm vi không gian: Luận án được nghiên cứu trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam. - Phạm vi thời gian: nghiên cứu được thực hiện trong thời gian từ khi Việt Nam ký Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu, ngày 11 tháng 6 năm 1992. - Phạm vi vấn đề: Luận án tập trung nghiên cứu cả lý luận và thực tiễn, cả hiện tại và xu thế (thực trạng) QLNN đối với phát thải KNK trong phạm vi ngành nông nghiệp ở Việt Nam. Ngành nông nghiệp rất rộng, gồm nhiều lĩnh vực như nói trên, trong khi thời gian thực hiện và dung lượng luận án bị hạn chế. Cho nên, NCS chỉ lựa chọn và tập trung nghiên cứu QLNN đối với phát thải KNK trong trồng trọt cây lương thực và chăn nuôi gia súc, gia cầm - đại diện cho ngành nông nghiệp ở Việt Nam. Trồng trọt và chăn nuôi là hai lĩnh vực chính của nông nghiệp, còn trong trồng trọt thì trồng cây lương thực và trong chăn nuôi thì chăn nuôi gia súc, gia cầm chiếm tỷ trọng lớn nhất cả về số lượng, cả về giá trị, cũng như khả năng phát thải KNK. Vì thế, có thể nói, nghiên cứu các vấn đề/khía cạnh nói trên cũng chính là “QLNN đối với phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp”. 4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 4.1. Câu hỏi nghiên cứu Với mục tiêu hoàn thiện và nâng cao hiệu lực QLNN đối với phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam, những câu hỏi nghiên cứu đã được đặt ra, cần giải quyết trong luận án là: - Tại sao phải nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà nước đối với phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam”? Cơ sở khoa học (lý luận và thực tiễn) để tiến hành QLNN đối với phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp là gì? - Kinh nghiệm quốc tế về quản lý môi trường và bài học nào cho Việt Nam? - Thực trạng QLNN đối với phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay ra sao? những mặt được và chưa được? 11
- - Để hoàn thiện QLNN đối với phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam thời gian tới cần các giải pháp gì? 4.2. Giả thuyết nghiên cứu Với việc nghiên cứu đưa ra cơ sở khoa học cả về mặt lý luận và thực tiễn của QLNN đối với phát thải KNK trong nông nghiệp, căn cứ vào thực trạng QLNN đối với phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay với những mặt được và chưa được, tham khảo kinh nghiệm quốc tế về quản lý môi trường và rút ra bài học nào cho Việt Nam, NCS đề xuất một số giải pháp hoàn thiện QLNN đối với phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam thời gian tới. Nếu các giải pháp mà luận án đưa ra được thực hiện tốt thì công tác QLNN đối với phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam sẽ giúp xây dựng nền nông nghiệp phát triển thân thiện với môi trường ở tầm vĩ mô và vi mô, góp phần hiện thực hoá Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam, Chiến lược quốc gia về BĐKH, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường và cam kết quốc tế của Việt Nam về phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 hướng tới phát triển nhanh và bền vững đất nước. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận án được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về QLNN nói chung và đối với phát thải KNK trong nông nghiệp ở Việt Nam nói riêng. Các nguyên tắc phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử vận dụng trong nghiên cứu QLNN đối với phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam cơ bản là: nguyên tắc khách quan, nguyên tắc toàn diện, nguyên tắc phát triển và nguyên tắc lịch sử - cụ thể. 5.2. Cách tiếp cận - Tiếp cận hệ thống trong giảm nhẹ tác động của BĐKH: 12
- KNK hiện được coi là một trong các nguyên nhân chủ yếu tạo “hiệu ứng nhà kính”, làm tăng nhiệt độ toàn cầu, gây cường hóa tác động của BĐKH. Vì vậy, NCS thực hiện nghiên cứu đề tài từ việc tiếp cận ứng phó BĐKH, vì BĐKH là vấn đề toàn cầu, có tác động bao trùm ở các cấp độ, các đối tượng và các vùng lãnh thổ, trực tiếp đến từng con người. Cho nên, nó đòi hỏi phải "hành động tập thể" và phối hợp giữa các bên liên quan để ứng phó (Respond) với BĐKH, bao gồm giảm nhẹ (Mitigation) và thích ứng (Adaptation). Điều này cũng phải được thể hiện trong thể chế, cơ chế, chính sách trong quá trình thực hiện QLNN đối với phát thải KNK, … - Tiếp cận thực tiễn: BĐKH đã gây ra những thảm họa thiên nhiên trên toàn thế giới và nhân loại đang phải gồng mình ứng phó, trong đó có các quốc gia. Vấn đề đặt ra là phải giảm thiểu tối đa phát thải KNK - một trong các nguyên nhân chính gây ra BĐKH, nhưng diễn ra rất khác nhau ở các quốc gia và các vùng lãnh thổ, phụ thuộc vào sức chống chịu và năng lực ứng phó thực tiễn. Muốn vậy, Nhà nước phải quản lý chặt chẽ phát thải KNK nói chung, phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp nói riêng dựa trên không chỉ căn cứ lý luận, mà còn cả căn cứ thực tiễn, kể cả các bài học thực tiễn (thành công và thất bại) của Việt Nam cũng như thế giới. - Tiếp cận kế thừa: Một trong những cách tiếp cận quan trọng của đề tài luận án là tổng quan các nghiên cứu đã có trong nước và trên thế giới nhằm đánh giá thực trạng và có cái nhìn khái quát nhất về các vấn đề liên quan. Trên cơ sở đó nhận diện các “lỗ hổng”, cần tiếp tục nghiên cứu hoặc làm rõ hơn, cũng như lựa chọn vấn đề liên quan đến nội dụng nhiệm vụ để vận dụng vào đề tài luận án. 5.3. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện luận án, NCS đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận và cách tiếp cận của khoa học hành chính hiện đại và khoa học quản lý công. Cụ thể như sau: 5.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý Hành chính công: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay
27 p | 246 | 80
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước của chính quyền cấp tỉnh về ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính nhà nước
208 p | 31 | 22
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý hành chính công: Xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
28 p | 240 | 21
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đất đai: Nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến quản lý, sử dụng đất và đời sống việc làm của người dân thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
200 p | 35 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo ngành thiết kế thời trang ở các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh
221 p | 52 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
254 p | 31 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý xây dựng: Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng theo phương thức đối tác công tư tại Việt Nam
245 p | 39 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhân lực trong cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh ở Sơn La
181 p | 25 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Chỉ huy Tham mưu Lục quân theo tiếp cận năng lực ở các Trường Sĩ quan Lục quân trong bối cảnh hiện nay
246 p | 15 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý dạy học thực hành ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt tại các trường đại học
242 p | 71 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý xây dựng: Quản lý vận hành nhà chung cư cao tầng thương mại của doanh nghiệp quản lý vận hành trên địa bàn thành phố Hà Nội
265 p | 40 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý Quỹ Đầu tư phát triển địa phương - Trường hợp tỉnh Hà Tĩnh
213 p | 17 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực nam Đồng bằng sông Hồng với bệnh viện
220 p | 19 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng trong các trường cao đẳng y tế
256 p | 30 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhân lực trong cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh ở Sơn La
27 p | 18 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
36 p | 15 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đô thị và công trình: Quản lý rủi ro dự án đầu tư xây dựng công trình bệnh viện - Bộ Y tế
211 p | 14 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường trong các trường mầm non có tổ chức giáo dục hòa nhập trên địa bàn thành phố Hải Phòng
32 p | 14 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn