intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Tổ chức bộ máy chính quyền địa phương ở đô thị tại tỉnh Bình Phước

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:211

7
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của nghiên cứu "Tổ chức bộ máy chính quyền địa phương ở đô thị tại tỉnh Bình Phước" nhằm đưa ra cơ sở lý thuyết, đánh giá thực trạng cũng như đề xuất mô hình và một số giải pháp nhằm đổi mới và hoàn thiện tổ chức bộ máy chính quyền địa phương ở đô thị phù hợp với đặc điểm, tính chất và quy mô của từng loại hình, đáp ứng yêu cầu, tốc độ phát triển của tỉnh Bình Phước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Tổ chức bộ máy chính quyền địa phương ở đô thị tại tỉnh Bình Phước

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÊ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN TỔ CHỨC BỘ MÁY CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG Ở ĐÔ THỊ TẠI TỈNH BÌNH PHƯỚC LUẬN ÁN TIẾN SỸ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI, 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÊ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN TỔ CHỨC BỘ MÁY CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG Ở ĐÔ THỊ TẠI TỈNH BÌNH PHƯỚC CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG MÃ SỐ: 9 34 04 03 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. ĐÀO THỊ THANH THUỶ 2. TS. NGUYỄN ĐĂNG QUẾ HÀ NỘI, 2023
  3. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CHXHCN: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Ủy ban nhân dân: UBND Hội đồng nhân : HĐND
  4. DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, HỘP * Bảng Bảng 3.1: Số đơn vị hành chính phân theo huyện/thị Trang 87 xã/thành phố thuộc tỉnh tính đến 31/12/2022 Bảng 3.2: Số đơn vị hành chính 2016 - 2022 Trang 88 Bảng 3.3: Thống kê tên các đơn vị hành chính đô thị tỉnh Trang 88 Bình Phước tính đến năm 2022 Bảng 3.4: Thông tin về các đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Trang 90 Phước Bảng 3.5: Thống kê cơ cấu tổ chức chính quyền địa Trang 91 phương ở đơn vị hành chính thành phố, các thị xã Bảng 3.6: Số cơ quan chuyên môn thuộc UBND Trang 99 Bảng 3.7: Số Phó Chủ tịch UBND Trang 99 Bảng 3.8: Nội dung đạt được của bộ máy chính quyền địa Trang 108 phương ở đô thị tỉnh Bình Phước trong những năm qua Bảng 3.9: Nội dung đạt được liên quan tính hiệu lực, hiệu Trang 119 quả của tổ chức bộ máy chính quyền địa phương ở đô thị tỉnh Bình Phước trong thời gian qua Bảng 3.10: Nội dung đạt được liên quan vi thế pháp lý, tổ Trang 110 chức thực hiện bộ máy chính quyền địa phương ở đô thị tỉnh Bình Phước trong thời gian qua Bảng 3.11: Hạn chế về việc xây dựng và vận hành mô hình Trang 114 chính quyền địa phương ở đô thị * Sơ đồ Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức HĐND thành phố Đồng Xoài, Trang 93 thị xã Phước Long, Bình Long và Thị xã Chơn Thành Sơ đồ 3.2: Cơ cấu tổ chức của UBND thành phố Đồng Trang 95 Xoài Sơ đồ 3.3: Cơ cấu tổ chức của UBND thị xã Bình Long Trang 97
  5. Sơ đồ 3.4: Cơ cấu tổ chức của UBND thị xã Phước Long Trang 97 Sơ đồ 3.5: Cơ cấu tổ chức của UBND thị xã Chơn Thành Trang 99 Sơ đồ 4.1. Đề xuất mô hình tổ chức chính quyền đô thị tại Trang 136 Bình Phước * Hộp Hộp 2.1. Đánh giá kinh nghiệm các địa phương Trang 85 Hộp 3.1. Chính quyền điện tử và dịch vụ công ở Bình Trang 122 Phước Hộp 3.2. Định hướng của thành phố Đồng Xoài Trang 126 Hộp 4.1. Phân cấp cho chính quyền cấp cơ sở Trang 152 Hộp 4.2. Quyết tâm chính trị của lãnh đạo tỉnh Bình Phước Trang 158
  6. Mục lục: Phần mở đầu ................................................................................... 1. 1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................. 1. 2. Mục đích nghiên cứu .................................................................. 4. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 4. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................... 4. 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................ 5. 6. Giả thuyết khoa học và câu hỏi nghiên cứu ................................ 8. 7. Dự kiến những đóng góp mới của luận án .................................. 8. 8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài..................................... 8. 9. Cấu trúc của luận án ................................................................... 9. Phần nội dung ................................................................................. 10. Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án ....................................................................................................... 10. 1.1. Các công trình nghiên cứu được tổng quan .............................. 10. 1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu về đô thị và chính quyền đô thị ....................................................................................................... 10. 1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về tổ chức bộ máy chính quyền đô thị ................................................................................................................. 16. 1.2. Nhận xét về các công trình nghiên cứu .................................... 26. 1.2.1. Những vấn đề đã được làm rõ ............................................... 26. 1.2.2. Những vấn đề còn bỏ ngỏ. .................................................... 28. 1.3. Hướng nghiên cứu về các nội dung liên quan đến luận án ....... 30. 1.3.1. Về đô thị và chính quyền đô thị ............................................ 30. 1.3.2. Về tổ chức bộ máy chính quyền ở đô thị ............................... 31. Chương 2: Cơ sở khoa học về tổ chức bộ máy chính quyền địa phương ở đô thị trên địa bàn tỉnh .............................................................................. 32. 2.1. Đô thị và chính quyền địa phương ở đô thị trên địa bàn tỉnh ....................................................................................................... 32. 2.1.1. Đô thị.................................................................................... 32.
  7. 2.1.2. Chính quyền đô thị ............................................................... 35. 2.1.3. Chính quyền địa phương ở đô thị trên địa bàn tỉnh ............... 43. 2.2. Lý luận về tổ chức bộ máy chính quyền địa phương ở đô thị ....................................................................................................... 45. 2.2.1. Khái niệm ............................................................................. 45. 2.2.2. Nguyên tắc tổ chức bộ máy chính quyền địa phương ở đô thị trên địa bàn tỉnh............................................................................................... 46. 2.2.3. Nội dung tổ chức bộ máy chính quyền địa phương ở đô thị trên địa bàn tỉnh .................................................................................................... 47. 2.2.4. Yếu tố con người và nguồn lực ............................................. 59. 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức bộ máy chính quyền địa phương ở đô thị ........................................................................................................ 60. 2.3.1. Quan điểm, chủ trương của Đảng ......................................... 60. 2.3.2. Hệ thống thể chế, chính sách ................................................ 61. 2.3.3. Đội ngũ cán bộ, công chức.................................................... 63. 2.3.4. Tình hình kinh tế xã hội ........................................................ 65. 2.3.5. Quá trình đô thị hóa .............................................................. 67. 2.3.6. Một số yếu tố khác................................................................ 68. 2.4. Kinh nghiệm tổ chức chính quyền địa phương ở đô thị một số nước và Việt Nam ............................................................................................ 71. 2.4.1. Tổ chức chính quyền địa phương ở đô thị một số nước......... 71. 2.4.2. Kinh nghiệm thí điểm tổ chức chính quyền địa phương ở đô thị tại Việt Nam .................................................................................................. 75. 2.4.3. Các bài học kinh nghiệm rút ra ............................................. 82. Tiểu kết chương 2........................................................................... 86. Chương 3: Thực trạng tổ chức bộ máy chính quyền địa phương ở đô thị và những vấn đề đặt ra tại tỉnh Bình Phước ................................................... 87. 3.1. Khái quát về tình hình đô thị tại tỉnh Bình Phước .................... 87. 3.2. Thực trạng tổ chức bộ máy chính quyền địa phương ở đô thị tại tỉnh Bình Phước .............................................................................................. 91.
  8. 3.2.1. Về cơ cấu tổ chức, tên gọi và người đứng đầu ...................... 91. 3.2.2. Về nhiệm vụ quyền hạn ........................................................ 101. 3.3. Đánh giá chung về tổ chức bộ máy chính quyền địa phương ở đô thị tại tỉnh Bình Phước................................................................................... 107. 3.3.1. Thành tựu ............................................................................. 107. 3.3.2. Hạn chế................................................................................. 110. 3.4. Các yếu tố tác động đến tổ chức bộ máy chính quyền địa phương ở đô thị tại tỉnh Bình Phước ............................................................................. 119. 3.4.1. Về quan điểm, chủ trương của Đảng ..................................... 119. 3.4.2. Hệ thống thể chế, chính sách ................................................ 120. 3.4.3. Đội ngũ cán bộ, công chức.................................................... 122. 3.4.4. Tình hình kinh tế, xã hội ....................................................... 123. 3.4.5. Quá trình đô thị hóa .............................................................. 125. 3.4.6. Các yếu tố khác .................................................................... 127. Tiểu kết chương 3........................................................................... 128. Chương 4: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy chính quyền địa phương ở đô thị tại tỉnh Bình Phước ........................................ 129. 4.1. Quan điểm về tổ chức bộ máy chính quyền địa phương ở đô thị tại tỉnh Bình Phước ....................................................................................... 129. 4.1.1. Phân định chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn ...... 129. 4.1.2. Xây dựng chính quyền đô thị gắn với đặc thù của từng địa phương ................................................................................................................. 131. 4.1.3. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức và hoạt động của chính quyền đô thị ........................................................................................................ 132. 4.2. Đề xuất mô hình ...................................................................... 135. 4.2.1. Cơ sở đề xuất ........................................................................ 135. 4.2.2. Về tổ chức chính quyền ........................................................ 137. 4.2.3. Ưu, nhược điểm của phương án ............................................ 142. 4.3. Giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy chính quyền địa phương ở đô thị tại tỉnh Bình Phước................................................................................... 144.
  9. 4.3.1. Về người đứng đầu và nhân sự ............................................. 144. 4.3.2. Về cơ cấu tổ chức ................................................................. 146. 4.3.3. Về mối quan hệ công tác giữa các cấp chính quyền địa phương ................................................................................................................. 149. 4.3.4. Về phân định thẩm quyền giữa các cấp chính quyền địa phương ................................................................................................................. 150. 4.4. Một số kiến nghị nhằm xây dựng chính quyền đô thị tại tỉnh Bình Phước ....................................................................................................... 153. 4.4.1. Cơ chế chính sách chung ...................................................... 153. 4.4.2. Cơ chế chính sách của địa phương ........................................ 158. Tiểu kết chương 4........................................................................... 164. Phần kết luận .................................................................................. 165. Danh mục tài liệu tham khảo .......................................................... 167. Phụ lục 1: Phiếu thu thập ý kiến tổ chức bộ máy chính quyền địa phương ở đô thị tỉnh Bình Phước .......................................................................... 176. Phụ lục 2: Phiếu khảo sát, phỏng vấn sâu ....................................... 186. Phụ lục 3: Bảng tổng kết thực trạng quy định và kiến nghị của đề tài ....................................................................................................... 202.
  10. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất nước ta đang trong giai đoạn phát triển và đổi mới toàn diện về tính chất, phạm vi trong xu hướng hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Một vấn đề được cho là rất bức thiết đối với các nhà hoạch định chính sách hiện nay là tìm kiếm và xây dựng mô hình quản trị đô thị bền vững, phù hợp với trình độ phát triển mới của đất nước, cũng như đòi hỏi của chính người dân, đặc biệt tạo ra thế mạnh và tiềm năng khai phá, phát triển đô thị. Trong đó, đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương đang là vấn đề lớn trong giai đoạn hiện nay, điều này đòi hỏi phải xây dựng một chính quyền công khai, minh bạch với cơ cấu tổ chức bộ máy linh hoạt, gọn nhẹ. Nhận thức về vị trí, vai trò của chính quyền địa phương đã có nhiều thay đổi kể từ khi Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 ra đời. Mỗi địa phương trên cả nước lại có đặc điểm khác nhau về địa lý (miền núi, đồng bằng, hải đảo); dân cư, điều kiện (thành thị, nông thôn); từ đó dẫn tới nhu cầu và định hướng khác nhau. Điều này lại dẫn đến việc mỗi địa phương lại cần có mô hình tổ chức, quản lý khác nhau; với những đặc thù nhất định. Ít nhất ở phương diện tổng quát thì chính quyền ở đô thị, đồng bằng phải được tổ chức khác với chính quyền ở nông thôn, miền núi, hải đảo. Cho nên, việc chính quyền trung ương đồng ý thí điểm cơ chế đặc thù ở một số địa phương cho thấy việc bảo đảm sự độc lập tương đối cho chính quyền địa phương đã trở thành nhu cầu rất bức thiết và khách quan cho sự phát triển. Trong đó, việc thí điểm xây dựng chính quyền đô thị ở một số địa phương là một chủ trương lớn của trung ương góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước ở khu vực đô thị, tạo đà thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội. Mặt khác, Chủ trương thí điểm xây dựng mô hình chính quyền đô thị ở một số địa phương sẽ tạo ra những đột phá mới làm thay đổi chức năng, thẩm quyền của bộ máy chính quyền ở khu vực đô thị và thể hiện rõ quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Mục tiêu chính của mô hình chính quyền đô thị được cho là nâng cao quyền tự chủ; phát huy tính năng động, sáng tạo thông qua các thiết chế mới về bộ máy tổ chức; tái bố trí địa giới hành chính; thay đổi phương thức
  11. 2 phân cấp nhằm củng cố các cơ sở cần thiết cho một chính quyền thật sự của dân; đồng thời thay đổi tư duy, phương thức điều hành của cán bộ, công chức. Bên cạnh đó, các cơ chế, chính sách mới của chính quyền khu vực đô thị sẽ tạo ra một khuôn khổ pháp lý để giảm sự bất công bằng trong thu nhập, khuyến khích mọi công dân và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế - xã hội cùng tham gia khởi nghiệp, kiến tạo. Việc thí điểm xây dựng mô hình chính quyền đô thị phù hợp với điều kiện đặc thù của từng địa phương đòi hỏi phải có nhiều giải pháp đồng bộ, phải được sự đồng tình, ủng hộ của toàn bộ hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương, đặc biệt cần quyết tâm chính trị cao và lãnh đạo quyết liệt của Đảng. Bình Phước là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm, là địa bàn kết nối Tây nguyên với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là một địa phương có lợi thế cạnh tranh bức phá trong những năm gần đây trong việc xây dựng Chính quyền số và cải cách thủ tục hành chính. Tuy nhiên, Bình phước đang bị bó trong cái áo cơ chế chung của cả nước, chưa xác định được hướng đi một cách hợp lý để tận dụng được tiềm năng và lợi thế, giảm thiểu được những khó khăn, hóa giải được những thách thức. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, khi các hoạt động kinh tế vùng thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Nam Bộ đang khởi động liên kết vùng theo Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị được lan tỏa và mở rộng, cơ hội bắt đầu lan đến các địa phương có kết nối xa hơn, Bình Phước kết nối với Tây Nguyên bắt đầu có những chuyển biến rõ rệt. Yếu tố bất lợi về mặt vị trí đã giảm đi một cách đáng kể và những khó khăn đã giảm đi rất nhiều so với khi mới tái lập Tỉnh. Hiện nay, vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ bị tác động lớn bởi biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Hiện tượng này sẽ tiếp tục ảnh hưởng rất lớn tới các khu vực trên trong các thập niên tiếp theo. Trong khi đó, Bình Phước ở vị trí ít bị tác động nên trong một vài thập niên tới, tỉnh sẽ có điều kiện, cơ hội trở thành trung tâm phát triển của cả vùng, là động lực kéo theo các địa phương khác. Có thể nói việc áp dụng mô hình quản lý giống nhau, thậm chí mang tính đồng phục giữa đô thị và nông thôn không còn phù hợp. Nguyên nhân là ở chỗ,
  12. 3 hiện nay ở các đô thị lớn, mức độ tập trung các hoạt động, tính chất phức tạp và yêu cầu quản lý có sự khác biệt lớn so với nông thôn. Qua gần 40 năm đổi mới, bôi cảnh hội nhập quốc tế, quá trình đô thị hóa trên cả nước nói chung và ở từng địa phương nói riêng đã diễn ra một cách nhanh chóng. Điều này dẫn đến nhiều khác biệt giữa đô thị và nông thôn về trên các mặt quốc phòng, an ninh, kinh tế, văn hóa, xã hội; tuy nhiên mô hình chính quyền ở địa bàn đô thị chưa được đổi mới cho phù hợp với tình hình thực tế. Điều đó khiến cho nhiều vấn đề cấp thiết của đô thị như kiến trúc, xây dựng, quy hoạch cơ sở hạ tầng, xử lý rác thải, ô nhiễm môi trường, quản lý cư trú và trật tự an toàn xã hội khó có thể giải quyết nhanh chóng. Điều này cũng chưa phù hợp với nguyên tắc chung về kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ. Cơ chế, chính sách hiện hành về tổ chức bộ máy chính quyền địa phương đang gây nên một số bất cập trong quá trình quản lý đô thị. Tại tỉnh Bình Phước nói riêng, các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương nói chung hiện nay đang đối diện với nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình quản lý đô thị nhưng khó có thể dứt điểm được. Hiện nay, chính quyền đô thị đang được tổ chức thành nhiều cấp, bộ máy còn cồng kềnh, chưa có tính thống nhất cao; các cơ quan đại diện ở cấp huyện, xã chưa phát huy được hết vị trí, chức năng của mình. Trong khi đó, các đô thị lại có tính chỉnh thể rất cao về cả kinh tế lẫn đời sống xã hội. Ở đó, cơ sở hạ tầng, giao thông có tính liên hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau, không thể chia cắt. Điều này dẫn đến nhu cầu hình thành một bộ máy chính quyền ở đô thị có tính tập trung cao độ, đảm bảo hoạt động thông suốt, phân cấp hợp lý giữa các cấp chính quyền trong nội bộ đô thị. Về mặt hành chính, nhiệm vụ chủ yếu của chính quyền địa phương có thể tóm gọn ở hai mặt, đó là quản lý nhà nước và cung ứng dịch vụ công. Để triển khai được các nhiệm vụ hành chính một cách thông suốt, bộ máy quản lý phải được phân cấp, phân quyền và tổ chức rách ròi về nhiệm vụ. Tuy nhiên, nếu mô hình tổ chức không hợp lý, sẽ xảy ra hiện tượng quản lý nhà nước bị phân tán, cắt khúc, chồng chéo, bỏ sót, không đúng vị trí, chức năng của từng cấp chính quyền. Bản thân Nghiên cứu sinh hiện
  13. 4 đang sống và làm việc tại tỉnh Bình Phước, phần nào có trách nhiệm cũng như nắm bắt được nhu cầu xây dựng chính quyền địa phương ở đô thị tại đây. Từ sự phân tích trên, tác giả lựa chọn vấn đề “Tổ chức bộ máy chính quyền địa phương ở đô thị tại tỉnh Bình Phước” làm luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý công. 2. Mục đích nghiên cứu - Mục đích của nghiên cứu nhằm đưa ra cơ sở lý thuyết, đánh giá thực trạng cũng như đề xuất mô hình và một số giải pháp nhằm đổi mới và hoàn thiện tổ chức bộ máy chính quyền địa phương ở đô thị phù hợp với đặc điểm, tính chất và quy mô của từng loại hình, đáp ứng yêu cầu, tốc độ phát triển của tỉnh Bình Phước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Nhiệm vụ tổng quan: đề xuất mô hình và các giải pháp hoàn thiện tổ chức chính quyền địa phương tại đô thị của tỉnh Bình Phước. Nhiệm vụ cụ thể: Một là, hệ thống hóa những kết quả và những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn liên quan đến xây dựng chính quyền đô thị của một số thành phố lớn của Việt Nam và trên thế giới rút ra những vấn đề có thể tham khảo, vận dụng vào việc xây dựng và hoàn thiện tổ chức bộ máy chính quyền địa phương ở đô thị tại tỉnh Bình Phước, trong đó tập trung vào yếu tố mô hình tổ chức bộ máy. Hai là, khảo cứu, phân tích, nhận diện những đặc điểm, tính chất, tìm hiểu thực trạng tổ chức bộ máy chính quyền địa phương ở đô thị từ thực tiễn tại tỉnh Bình Phước. Ba là, đề xuất mô hình tổ chức bộ máy và một số chính sách bổ trợ khác nhằm xây dựng chính quyền địa phương ở đô thị tại tỉnh Bình Phước. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu
  14. 5 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tổ chức bộ máy chính quyền địa phương ở đô thị tại tỉnh Bình Phước. Trong đó bao gồm 2 khía cạnh: (1) Về mặt cơ cấu bao gồm các cơ quan thuộc chính quyền địa phương như HĐND, UBND; (2) Về mặt nhân sự bao gồm các cán bộ, công chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương, bao gồm các chức danh lãnh đạo như chủ tịch, phó chủ tịch, giám đốc sở, trưởng phòng.v.v. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận, quy định pháp luật và thực tiễn thực thi về tổ chức bộ máy chính quyền địa phương ở đô thị với trường hợp cụ thể tại tỉnh Bình Phước. Trên góc độ quản lý công, tổ chức bộ máy chính quyền là một vấn đề lớn, liên quan đến nhiều khía cạnh bao gồm cả thể thế, thiết chế, sự phân công, phân nhiệm, con người, văn hóa tổ chức.v.v. Tuy nhiên, do dung lượng đề tài có giới hạn, mục đích chính của đề tài chủ yếu hướng tới việc tổ chức bộ máy ở góc độ vĩ mô. Vì vậy, nghiên cứu sinh giới hạn phạm vi về nội dung của đề tài phần lớn xoay quanh mô hình tổ chức bộ máy chính quyền địa phương ở đô thị tại tỉnh Bình Phước. Trong đó, mô hình này được nghiên cứu ở các thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, phường, thị trấn trên địa bàn Bình Phước. - Phạm vi không gian: Phạm vi nghiên cứu của đề tài về mặt không gian là trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Tuy nhiên, đề tài cũng có nghiên cứu tới một số điển hình trên cả nước liên quan đến tổ chức chính quyền địa phương ở đô thị, cụ thể là các thành phố: Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh. - Phạm vi thời gian: Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian của đề tài tập trung vào giai đoạn từ năm 2015 (khi ra đời Luật Tổ chức chính quyền địa phương) đến nay và định hướng cho thời gian tiếp theo. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận
  15. 6 Vận dụng phương pháp luận duy vật lịch sử và duy vật biện chứng để nghiên cứu, phân tích và đề xuất các giải pháp của Luận án. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài này nhóm đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, theo đó đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản: Phương pháp thu thập thông tin: Những số liệu được thu thập trong đề tài phục vụ cho nghiên cứu chủ yếu là số liệu thứ cấp được thu thập từ Bộ Nội vụ, Sở Nội vụ, UBND và HĐND các cấp trên địa bàn Tỉnh Bình Phước. Phương pháp tổng hợp thông tin: Tổng hợp và xử lý thông tin, sử dụng các công cụ tính toán trên phần mềm SPSS, EMOS: Nhập dữ liệu và tổng hợp theo các mục đích nghiên cứu, trên cơ sở thống kê mô tả, so sánh, và khảo cứu tài liệu được sử dụng để phân tích, đánh giá, tổng kết các công trình đã nghiên cứu, các kinh nghiệm, các dữ liệu thực tiễn liên quan đến đề tài luận án. Phương pháp lôgic - lịch sử: được sử dụng trong khái quát, hệ thống hóa các vấn đề lý luận (khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc) và tổng kết thực tiễn, đánh giá kết quả thực hiện về mô hình chính quyền địa phương tại đô thị ở các nước trên thế giới hiện nay. Phương pháp quy nạp - diễn dịch: được sử dụng để rút ra các nhận định, kết luận xung quanh mô hình chính quyền địa phương tại đô thị ở tỉnh Bình Phước từ những minh chứng cụ thể và suy luận, giải thích một cách lôgic những vấn đề liên quan đến đề tài luận án. Phương pháp phân tích - tổng hợp: được sử dụng chủ yếu trong chương 1, 2 để phân tích, đánh giá, nhận diện các vấn đề đặt ra đồng thời đưa ra các giải pháp có tính triển vọng để triển khai mô hình chính quyền địa phương tại đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Phước Phương pháp so sánh: được sử dụng chủ yếu ở chương 1 khi nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước về mô hình chính quyền địa phương tại đô thi; đồng thời đánh giá các chính sách, biện pháp, hành động mang tính định hướng, chủ động trong xây dựng mô hình chính quyền đô thị.
  16. 7 Phương pháp nghiên cứu trường hợp: được sử dụng để lựa chọn các trường hợp nghiên cứu thể hiện vai trò chủ động định hướng, kiến tạo của Nhà nước trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, tìm kiếm, phát hiện ra những vấn đề mới về mô hình chính quyền đô thị trong thời kỳ mới. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia Phương pháp này được thực hiện thông qua phiếu hỏi giữa các nhà nghiên cứu và các cá nhân khác nhau về vấn đề quan tâm nghiên cứu. Việc phỏng vấn gồm hai loại - Phiếu khảo sát được thực hiện trên nhóm đối tượng gồm 300 người bao gồm các đối tượng sau: Nhà lãnh đạo trong các ngành, các cấp và các đơn vị: 83 người Chuyên gia bậc cao trong các lĩnh vực: 23 người Chuyên gia bậc trung trong các lĩnh vực: 26 người Công chức, viên chức, người lao động trong các lĩnh vực: 100 người Người dân: 68 người Với đối tượng tập trung vào lãnh đạo các đơn vị, công chức, viên chức trong các lĩnh vực; đồng thời chủ yếu có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học (251 người); khảo sát đã lấy mẫu có tính đại diện cao, đặc biệt gắn với vấn đề đánh giá hiệu lực, hiệu quả, tổ chức của chính quyền địa phương ở đô thị tại tỉnh Bình Phước. Bảng hỏi (Xem: Phụ lục) gồm 32 câu, trong đó có 27 câu hỏi nội dung, 5 câu hỏi về đối tượng đã bao phủ hầu hết các khía cạnh về vấn đề chính quyền địa phương ở đô thị tại Bình Phước. Kết quả SPSS được xử lý bằng phần mềm chuyên dụng, cho kết quả khách quan, chính xác. Việc sử dụng bảng hỏi chủ yếu được dùng cho chương 3 của luận án, liên quan đến đánh giá thực trạng tổ chức chính quyền địa phương ở đô thị tại tỉnh Bình Phước. - Phiểu phỏng vấn chuyên sâu với đối tượng là cán bộ lãnh đạo quản lý và chuyên gia, nhà khoa học:
  17. 8 Số phiếu phỏng vấn sâu đối với cán bộ lãnh đạo quản lý là 10 người, với cơ cấu gồm có lãnh đạo cấp tỉnh: 01 người, lãnh đạo cấp huyện: 04 người và lãnh đạo cấp xã: 05 Số phiếu phỏng vấn sâu đối với chuyên gia, nhà khoa học là 10 người, với cơ cấu: làm việc tại các cơ sở nghiên cứu, trường đại học: 06 người, làm việc tại các cơ quan quản lý tại trung ương: 04 người. Nội dung phiếu phỏng vấn là các vấn đề chuyên sâu, thể hiện quan điểm cá nhân của người được phỏng vấn. Kết quả phỏng vấn sâu được sử dụng ở cả chương về lý luận, thực trạng cũng như giải pháp. Lý do là vì nội dung phỏng vấn có liên quan tới cả 3 khía cạnh nói trên và đối tượng được phỏng vấn (cán bộ lãnh đạo quản lý, chuyên gia, nhà khoa học) có cả tri thức lẫn kinh nghiệm để đưa ra ý kiến về cả 3 khía cạnh đó. 6. Giả thuyết khoa học và câu hỏi nghiên cứu 6.1. Giả thuyết khoa học Giả thuyết khoa học 1: Cần hoàn thiện khung lý thuyết cho việc tổ chức bộ máy chính quyền địa phương ở đô thị đặc thù tại tỉnh Bình Phước. Giả thuyết khoa học 2: Cần tổ chức bộ máy chính quyền địa phương ở đô thị tại tỉnh Bình Phước trên cơ sở học tập kinh nghiệm quốc tế cũng như các đô thị khác ở Việt Nam, trong đó trọng tâm là yếu tố mô hình. 6.2. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu 1: Tổ chức chính quyền địa phương ở đô thị tại tỉnh Bình Phước cần được xây dựng trên mô hình lý luận như thế nào? Câu hỏi nghiên cứu 2: Việc tổ chức chính quyền địa phương ở đô thị tại tỉnh Bình Phước xuất phát từ thực trạng nào về cả quy định, quá trình thực thi lẫn các yếu tố bảo đảm? Câu hỏi nghiên cứu 3: Việc tổ chức chính quyền địa phương ở đô thị tại tỉnh Bình Phước cần dựa trên mô hình nào và triển khai cùng với những chính sách đặc thù nào? 7. Dự kiến những đóng góp mới của luận án
  18. 9 Luận án góp phần hoàn thiện lý luận chung về tổ chức bộ máy chính quyền đô thị nói chung trên địa bàn cả nước và cho chính quyền đô thị ở tỉnh Bình Phước nói riêng. Từ đó, luận án góp phần hoàn thiện lý thuyết về tổ chức bộ máy của chính quyền địa phương tại đô thị ở Việt Nam hiện nay. Luận án nghiên cứu về tổ chức bộ máy chính quyền địa phương ở đô thị, đây là đề tài khá mới và mang tính sáng tạo ứng dụng cao về thực tiễn, đặc biệt trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Trong đó dự kiến có một số đóng góp nổi bật như sau: Một là, làm rõ khung lý thuyết tổ chức bộ máy chính quyền địa phương ở đô thị nói chung và Bình Phước nói riêng Hai là, đề xuất mô hình tổ chức bộ máy chính quyền địa phương ở đô thị tại tỉnh Bình Phước và các chính sách cần thiết để mô hình đó vận hành. 8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Hệ thống hóa một cách có logic khung lý thuyết liên quan đến tổ chức bộ máy chính quyền địa phương ở đô thị. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, tham chiếu giữa lý luận và thực tiễn, so sánh với kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới và một số địa phương, từ đó đề xuất được hệ thống các giải pháp và những kiến nghị có tính khả thi nhằm hoàn thiện tổ chức bộ máy chính quyền địa phương ở đô thị tại tỉnh Bình Phước đáp ứng yêu cầu phát triển của Tỉnh, đồng thời đóng góp kinh nghiệm thực tiễn cho quá trình đổi mới nền hành chính ở nước ta. Những đề xuất, đóng góp của luận án có thể làm tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà quản lý, hoạch định chính sách trong thời gian tới, đồng thời là tài liệu tham khảo cho các tỉnh thành phố trong việc nghiên tổ chức bộ máy chính quyền địa phương ở đô thị phù hợp với đặc thù của từng địa phương, sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan. 9. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục có liên quan đến nội dung của đề tài, kết cấu dự kiến bao gồm: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án Chương 2: Cơ sở khoa học về tổ chức bộ máy chính quyền địa phương ở đô thị trên địa bàn tỉnh
  19. 10 Chương 3: Thực trạng tổ chức bộ máy chính quyền địa phương ở đô thị và những vấn đề đặt ra tại tỉnh Bình Phước Chương 4: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy chính quyền địa phương ở đô thị tại tỉnh Bình Phước
  20. 11 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG MỘT: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1.1. Các công trình nghiên cứu được tổng quan 1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu về đô thị và chính quyền đô thị Local Goverment and Urban Affairs in International Perspective of author Joachim Jens Hesse (1991), NXB Nomos Verlagsgesellschaft Baden- Baden cuốn sách viết về mối quan hệ giữa chính quyền địa phương và đơn vị hành chính trong đó chủ yếu nói về sự cần thiết phải tổ chức mô hình cho chính quyền đô thị để phù hợp với nhu cầu phát triển của đô thị theo đúng bản chất vốn có của nó. Theo nghiên cứu của Satoru Ohsugi, The Large City System, Council of Local Authorities for International Relations (CLAIR), và Farrukh Iqbal, Evolution and Salient Characteristics of the Japanese Local Government System, World Bank Institute, đã tìm hiểu về xây dựng chính quyền đô thị ở Nhật Bản. Trong đó, Chính quyền địa phương tại đô thị ở Nhật Bản được tổ chức theo hai nhánh cơ bản: lập pháp và hành pháp. Cơ quan thuộc nhánh lập pháp có nhiệm vụ ban hành các quy định của thành phố, quyết định ngân sách. Hội đồng thành phố thuộc nhánh này. Các cơ quan thuộc nhánh hành pháp có nhiệm vụ thực thi các chính sách do nhánh lập pháp quyết định và bao gồm thị trưởng thành phố và các ủy ban hành chính. Người dân ở thành phố bầu ra thị trưởng với nhiệm kỳ 4 năm. Thị trưởng chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của chính quyền thành phố và có quyền đại diện cho chính quyền thành phố ở bên ngoài. Ngoài ra, thị trưởng còn có nhiều quyền hạn quan trọng khác, bao gồm quyền ban hành pháp lệnh, dự thảo ngân sách, đề xuất nghị quyết và bổ nhiệm hoặc sa thải các quan chức.Hội đồng đô thị cũng là cơ quan do nhân dân trực tiếp bầu ra với các thành viên có nhiệm kỳ 4 năm. Đây là cơ quan hoạch định chính sách của chính quyền thành phố và có quyền bỏ phiếu về các vấn đề thuộc thẩm quyền của mình. Ngoài ra, hội đồng thành phố còn có nhiều quyền khác
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2