intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:200

23
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở Việt Nam" nghiên cứu cơ sở khoa học, thực tiễn hoạt động của UBND cấp tỉnh trong xây dựng thương hiệu địa phương và đề xuất giải pháp thúc đẩy hoạt động xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh của UBND tỉnh ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN THU TRANG XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI, 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN THU TRANG XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 9 34 04 03 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Trần Thị Thanh Thủy 2. TS. Hà Quang Ngọc HÀ NỘI, 2022 ii
  3. MỤC LỤC MỤC LỤC ................................................................................................................ iii LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... vii LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................. ix DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU .......................................................................... xi DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ................................................................................ xii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ............................................................................... xiii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 4 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .................................................. 5 5. Giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ..................................................... 8 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án ............................................................. 9 7. Đóng góp mới của luận án ................................................................................. 10 8. Cấu trúc của luận án .......................................................................................... 11 Chương 1 ..................................................................................................................12 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .................................................12 1.1. Các công trình nghiên cứu về xây dựng thương hiệu................................ 12 1.1.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới .................................................. 12 1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước ..................................................... 15 1.2. Các công trình nghiên cứu về xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh......................................................................................................................... 16 1.2.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới ................................................... 16 1.2.2. Các công trình nghiên cứu trong nước ..................................................... 22 1.3. Đánh giá chung tình hình nghiên cứu có liên quan đến luận án .............. 24 1.3.1. Những giá trị có thể tiếp thu ..................................................................... 24 1.3.2. Những vấn đề liên quan đến luận án chưa đề cập .................................... 25 1.3.3. Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu giải quyết ....................... 25 iii
  4. Tiểu kết chương 1......................................................................................................27 Chương 2 ..................................................................................................................28 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU ĐỊA PHƯƠNG ........28 CẤP TỈNH ...............................................................................................................28 2.1. Thương hiệu địa phương cấp tỉnh ............................................................... 28 2.1.1. Khái niệm ................................................................................................. 28 2.1.2. Phân loại thương hiệu địa phương cấp tỉnh.............................................. 32 2.1.3. Yếu tố cấu thành thương hiệu địa phương cấp tỉnh ................................. 33 2.2. Xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh .............................................. 35 2.2.1. Khái niệm ................................................................................................. 35 2.2.2. Sự cần thiết xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh.......................... 38 2.2.3. Chủ thể và các bên liên quan trong xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh .................................................................................................................. 43 2.2.4. Quy trình xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ............................. 49 2.2.5. Tiêu chí đánh giá kết quả xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh .... 54 2.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh... 58 2.3. Kinh nghiệm xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở một số quốc gia trên thế giới .................................................................................................... 62 2.3.1. Kinh nghiệm ở một số quốc gia trên thế giới ........................................... 62 2.3.2. Bài học liên hệ cho Việt Nam .................................................................. 67 Tiểu kết chương 2......................................................................................................70 Chương 3 ..................................................................................................................71 THỰC TRẠNG XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH Ở VIỆT NAM ..............................................................................................................71 3.1. Cơ sở chính trị, pháp lý của xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở Việt Nam ............................................................................................................... 71 3.1.1. Quan điểm của Đảng ................................................................................ 71 3.1.2. Các văn bản quy định của Chính phủ ....................................................... 72 3.1.3. Thực tiễn xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh trong cả nước ...... 75 iv
  5. 3.2. Phân tích thực trạng xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở Việt Nam ....................................................................................................................... 80 3.2.1. Xác định mục tiêu xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ............... 81 3.2.2. Xây dựng kế hoạch, chương trình, đề án phát triển thương hiệu địa phương cấp tỉnh ............................................................................................................... 84 3.2.3. Phân công, phối hợp giữa các cơ quan liên quan thực hiện xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh .................................................................................... 89 3.2.4. Kết nối, huy động các bên liên quan thực hiện xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh .................................................................................................. 93 3.2.5. Truyền thông, quảng bá thương hiệu địa phương cấp tỉnh ...................... 95 3.2.6. Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh .................................................................................................................. 97 3.3. Đánh giá xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở Việt Nam ........ 100 3.3.1. Kết quả đạt được .................................................................................... 102 3.3.2. Hạn chế ................................................................................................... 110 3.3.3. Nguyên nhân hạn chế ............................................................................. 113 Tiểu kết chương 3....................................................................................................118 Chương 4 ................................................................................................................119 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH Ở VIỆT NAM .........................................................119 4.1. Định hướng thúc đẩy thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở Việt Nam .... 119 4.2. Một số giải pháp thúc đẩy xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở Việt Nam ............................................................................................................. 123 4.2.1. Hoàn thiện thể chế các nội dung xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ................................................................................................................ 123 4.2.2. Nâng cao năng lực của cán bộ, công chức triển khai xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ................................................................................ 125 4.2.3. Tăng cường nguồn lực đầu tư cho xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ................................................................................................................ 128 v
  6. 4.2.4. Thúc đẩy sự hợp tác, đồng thuận từ các bên liên quan trong quá trình xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh............................................................. 130 4.2.5. Hỗ trợ đẩy mạnh sự đa dạng, sáng tạo trong phương thức tiếp cận, quảng bá truyền thông thương hiệu địa phương cấp tỉnh............................................ 133 4.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp ..................135 4.3.1. Khảo nghiệm tính cấp thiết của giải pháp ................................................. 135 4.3.2. Khảo nghiệm tính khả thi của giải pháp .................................................... 137 4.4. Một số kiến nghị ............................................................................................. 139 4.4.1. Kiến nghị đối với Nhà nước ................................................................... 139 4.4.2. Kiến nghị đối với chính quyền cấp tỉnh ................................................. 140 Tiểu kết chương 4....................................................................................................141 KẾT LUẬN ............................................................................................................142 PHỤ LỤC ...............................................................................................................146 PHỤ LỤC 01 ....................................................................................................... 146 PHỤ LỤC 02 ....................................................................................................... 156 PHỤ LỤC 03 ....................................................................................................... 166 PHỤ LỤC 04 ....................................................................................................... 169 PHỤ LỤC 05 ....................................................................................................... 172 PHỤ LỤC 06 ....................................................................................................... 174 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................176 vi
  7. LỜI CAM ĐOAN Luận án Tiến sĩ “Xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở Việt Nam” là kết quả nỗ lực, nghiêm túc nghiên cứu của bản thân với sự hướng dẫn tận tình của người hướng dẫn khoa học là PGS.TS Trần Thị Thanh Thủy và TS. Hà Quang Ngọc. Đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các tài liệu, số liệu, kết quả sử dụng trong Luận án có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tôi xin cam đoan những lời trên đây là hoàn toàn đúng sự thật và tôi xin chịu toàn bộ trách nhiệm về lời cam đoan của mình. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Trần Thu Trang vii
  8. LỜI CẢM ƠN Sau thời gian dài nghiên cứu, Luận án “Xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở Việt Nam” đã hoàn thành với sự nỗ lực của bản thân, sự giúp đỡ của người hướng dẫn khoa học, của cơ quan chủ quản, các đơn vị có liên quan, của thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Xin trân trọng cảm ơn các thầy cô đã chia sẻ kiến thức, niềm đam mê khoa học và Ban Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia, Ban Quản lý đào tạo sau đại học đã quan tâm tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thực hiện Luận án này. Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo trường Đại học Nội vụ Hà Nội, lãnh đạo khoa Hành chính học đã động viên, tạo điều kiện cho tôi về thời gian, tài chính để tôi hoàn thành quá trình học tập. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến người hướng dẫn khoa học là PGS.TS Trần Thị Thanh Thủy và TS. Hà Quang Ngọc đã đồng hành, định hướng và hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu hoàn thành Luận án. Chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện Luận án. Và lời cảm ơn sâu sắc nhất tôi xin gửi tới gia đình đã luôn chia sẻ về tinh thần, vật chất, thời gian quý báu để tạo điều kiện cho tôi hoàn thành Luận án. Hà Nội, ngày tháng năm 2022 Trần Thu Trang viii
  9. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Stt Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1 UBND Ủy ban nhân dân 2 HĐND Hội đồng nhân dân 3 XDTHĐP Xây dựng thương hiệu địa phương 4 PCI Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 5 FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài 6 SIPAS Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính 7 PAR index Chỉ số Cải cách hành chính 8 ĐTB Điểm trung bình 9 Max Lớn nhất 10 Min Nhỏ nhất 11 CBCCVC Cán bộ, công chức, viên chức DN và người 12 Doanh nghiệp, người dân, nhà đầu tư, hiệp hội và hội dân 13 OCOP Mỗi xã một sản phẩm ix
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng 1. Thương hiệu công ty và thương hiệu địa phương .......................................19 Bảng 3.1. Số liệu các tỉnh có chỉ đạo, triển khai về xây dựng thương hiệu cấp tỉnh từ năm 2015 đến năm 2020 ...........................................................................................75 Bảng 3.2.Thống kê nội dung chủ yếu các tỉnh tập trung xây dựng thương hiệu cấp tỉnh từ năm 2015 đến năm 2020 ................................................................................77 Bảng 3.3.Một số tỉnh điển hình chủ động xây dựng thương hiệu địa phương thông qua khẩu hiệu ............................................................................................................78 Bảng 3.4. Mức độ nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ...................................................................................................79 Bảng 3.5. Phạm vi mục tiêu xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh .................81 Bảng 3.6. Lĩnh vực hướng tới trong xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ....82 Bảng 3.7. Kết quả thực hiện mục tiêu xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh..82 Bảng 3.8. Số lượng các kế hoạch, chương trình, đề án gắn với xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh từ năm 2015 đến năm 2020 ......................................................85 Bảng 3.9. Kế hoạch, chương trình, đề án gắn xây dựng thương hiệu đặc trưng của tỉnh .............................................................................................................................86 Bảng 3.10. Kết quả xây dựng kế hoạch, chương trình, đề án phát triển thương hiệu địa phương cấp tỉnh ...................................................................................................88 Bảng 3.11. Cơ quan đầu mối phụ trách xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh89 Bảng 3. 12. Kết quả phân công, phối hợp giữa các cơ quan thực hiện xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh tại địa phương ...................................................................90 Bảng 3. 13. Kết quả thực hiện kết nối, huy động các bên liên quan xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ...........................................................................................94 Bảng 3. 14. Kết quả công tác truyền thông, quảng bá xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh .........................................................................................................95 Bảng 3. 15. Kết quả đôn đốc, kiểm tra thực hiện xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ......................................................................................................................98 Bảng 3. 16. Kết quả thực hiện quy trình xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh .................................................................................................................................100 x
  11. Bảng 3. 17. Định vị thương hiệu địa phương cấp tỉnh thông qua khẩu hiệu ..........103 Bảng 3. 18. Đồng Tháp định vị thương hiệu địa phương thông qua khẩu hiệu ......103 Bảng 3. 19. Xếp hạng chỉ số PCI các tỉnh...............................................................105 Bảng 3. 20. Xếp hạng chỉ số PAR index các tỉnh ...................................................106 Bảng 3. 21. Doanh thu du lịch lữ hành các năm .....................................................107 Bảng 3. 22. Bảng đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hoạt động xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh.............................................................................111 Bảng 3. 23. Các hình biểu tượng (logo) nhận diện hình ảnh địa phương ...............172 Bảng 3. 24. Tổng số các sản phẩm OCOP được công bố và trao quyết định công nhận cấp tỉnh đến T12.2020 .............................................................................................174 Bảng 4. 1. Tính cấp thiết của các giải pháp quản lý nhằm thúc đẩy xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở Việt Nam .....................................................................135 Bảng 4. 2. Tính khả thi của các giải pháp quản lý nhằm thúc đẩy xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở Việt Nam .....................................................................137 xi
  12. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1. Khung phân tích nghiên cứu ..........................................................................6 Hình 2.1. Các yếu tố cấu thành thương hiệu địa phương cấp tỉnh ............................34 Hình 2.2. Ý nghĩa xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh .................................39 Hình 2.3. Chủ thể và các bên liên quan trong xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh .............................................................................................................................48 Hình 2.4. Quy trình xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ..............................50 Hình 2.5. Khái niệm và thước đo thương hiệu vùng .................................................56 Hình 2.6. Yếu tố ảnh hướng đến xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh……...70 Hình 2.6. Website của Tỉnh tự trị đặc biệt Jeju .........................................................64 xii
  13. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2019 so với năm 2015 ............................................................................108 Biểu đồ 3.2. Thu nhập bình quân đầu người một tháng các tỉnh theo giá hiện hành .................................................................................................................................108 xiii
  14. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang trong bối cảnh hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa diễn ra ngày càng sâu sắc. Các quốc gia hội nhập không chỉ có những cơ hội kết nối, phát triển mà còn đối mặt với những cạnh tranh ở mọi cấp độ, như: cạnh tranh khu vực, cạnh tranh quốc gia, cạnh tranh địa phương, cạnh trang các doanh nghiệp và cạnh tranh cá nhân. Việc tìm ra những lợi thế cạnh tranh, hiện thực hóa những lợi thế đó để phát triển kinh tế- xã hội bền vững cho mỗi quốc gia, địa phương là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan hành chính nhà nước. Nếu như trước đây, chỉ có doanh nghiệp hay cá nhân quan tâm đến xây dựng thương hiệu thì cho đến những năm đầu thế kỷ 21, thương hiệu được xem xét như là: “quyền năng làm thay đổi thế giới, thay đổi cách thức chúng ta nhìn nhận thế giới, cách thức chúng ta chọn để nhìn nhận một vùng miền, lãnh thổ, quốc gia này trong mối quan hệ so sánh với một vùng miền, lãnh thổ và quốc gia khác” Brymer C [68] Cụm từ thương hiệu quốc gia, thương hiệu địa phương đã được nghiên cứu sâu sắc hơn, được ứng dụng đưa vào chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của nhiều quốc gia. Và không chỉ hướng tới xây dựng thương hiệu quốc gia mà “Thời điểm cho thương hiệu địa phương đã đến”, đó là sự tiếp cận “cần thiết trong thế kỷ 21” Anholt [62]. Ở Việt Nam, từ lần đầu tiên “Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 253/2003/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2003 về việc Phê duyệt đề án xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia đến năm 2010 đến Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01/11/2016 của Ban Chấp hành Trung ương về chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế, Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đã cho thấy ngày càng rõ nét sự quan tâm chỉ đạo, định hướng của Đảng và Nhà nước về việc xây dựng thương hiệu cho quốc gia, vùng miền, địa phương. Để một quốc gia có những thương hiệu mạnh, tạo nên thương hiệu quốc gia thì không thể không nói tới sự góp phần quan trọng của những thương hiệu địa 1
  15. phương. Rất nhiều nhân tố có thể tạo nên thương hiệu địa phương như: nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có, lịch sử, văn hóa, người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư… Trong khuôn khổ hội nghị công bố 7 quy hoạch chiến lược của tỉnh Quảng Ninh, góp ý xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu địa phương năm 2014 tác giả Lê Quốc Vinh đưa ra tham luận chỉ ra sự cần thiết xây dựng thương hiệu địa phương trong hiện tại và tương lai ở chính Việt Nam. Đó là: “Tạo ra một tầm nhìn chung cho tương lai của cộng đồng và tiềm năng của nó.” [60] Bởi, thương hiệu địa phương có thể góp phần quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của mỗi địa phương cũng như tạo ra những thương hiệu mạnh cho thương hiệu quốc gia. Thương hiệu địa phương, cụ thể là thương hiệu địa phương cấp tỉnh có thể được xây dựng từ: Chính quyền địa phương cấp tỉnh, người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư…. Tuy nhiên, để hiện thực hóa đường lối, chủ trương của Đảng và nhà nước ở địa phương thì UBND cấp tỉnh là chủ thể quan trọng có thẩm quyền quản lý, sử dụng các nguồn lực địa phương cũng như kết hợp thế mạnh địa phương, liên kết vùng miền. Bởi UBND cấp tỉnh là cầu nối giữa trung ương và địa phương, là cơ quan hiện thực hóa những chủ trương, đường lối từ trung ương tới việc triển khai đồng bộ, bao quát cho các cấp địa phương bên dưới. UBND cấp tỉnh là chủ thể xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh sẽ có sự chủ động tạo dựng, thúc đẩy các bên liên quan cùng xây dựng các thương hiệu có quy mô, có sự ghi nhận ở cấp tỉnh. Đó là trách nhiệm của các cơ quan thực thi quyền hành pháp, thực hiện nội dung quản lý công. Tính đến nay, chính quyền 63/63 tỉnh/ thành phố (sau đây gọi chung là tỉnh) trong cả nước đã đề cập tới vấn đề xây dựng thương hiệu vào trong các văn bản chỉ đạo, điều hành cấp tỉnh từ những Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh đến các Quyết định, Chỉ thị, đề án, chương trình.. của UBND tỉnh. Như vậy, vấn đề xây dựng thương hiệu đã được chính quyền cấp tỉnh trong cả nước đánh giá có tác động tích cực tới sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương. Tuy nhiên, chỉ có 26/63 tỉnh (38% các tỉnh trong cả nước) đã ban hành và triển khai kế hoạch, chương trình, đề án gắn với xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh. Điều này cho thấy, mức độ quan tâm, đầu tư nguồn lực vào vấn đề liên quan đến xây dựng thương hiệu địa phương ở mỗi tỉnh là khác nhau. Trong thống kê, các tỉnh có các kế hoạch, chương trình, đề án 2
  16. gắn với xây dựng thương hiệu đều có những đặc điểm chung khá tích cực như: các chỉ số đánh giá uy tín như PCI, Sipas, Papi,…cũng như các chỉ số gắn với phát triển kinh tế- xã hội đều gia tăng qua các năm. Rõ ràng, việc xây dựng thương hiệu địa phương nói chung và cụ thể là xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh có mối tương quan cùng chiều với sự phát triển kinh tế-xã hội, với các giá trị tích cực khác. Như vậy, việc triển khai, thực hiện dựa trên tầm nhìn, sự chủ động cũng như năng lực của UBND cấp tỉnh của mỗi địa phương. Có thể thấy, xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh đã, đang và sẽ góp phần thực hiện chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của mỗi tỉnh, gia tăng cơ hội cạnh tranh giữa các tỉnh với nhau, đồng thời thúc đẩy thu hút đầu tư cho tỉnh. Xây dựng thương hiệu địa phương là một trong những hoạt động khẳng định năng lực của UBND cấp tỉnh- cơ quan có trách nhiệm hiện thực hóa đường lối, chủ trương của trung ương tới địa phương, cũng như thống nhất triển khai các hoạt động với các cấp dưới của tỉnh. Việc nghiên cứu về lý luận và thực tiễn các hoạt động của UBND tỉnh trong xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở Việt Nam là một phần trong nội dung của khoa học quản lý công. Việc nghiên cứu khung lý luận về xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh và thực tiễn hoạt động xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh của UBND tỉnh ở Việt Nam để phân tích những mặt đạt được, hạn chế, nguyên nhân nhằm đưa ra những giải pháp nhằm thúc đẩy xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở Việt Nam từ đó góp phần tích cực vào chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, gia tăng lợi thế cạnh tranh, nâng cao hiệu quả quản trị địa phương. Vì những lý do nêu trên, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài là: “Xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở Việt Nam” làm Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Quản lý công. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án nghiên cứu cơ sở khoa học, thực tiễn hoạt động của UBND cấp tỉnh trong xây dựng thương hiệu địa phương và đề xuất giải pháp thúc đẩy hoạt động xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh của UBND tỉnh ở Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt mục đích nghiên cứu đề ra, luận án thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu: 3
  17. - Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh. - Trình bày cơ sở lý luận về xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh gồm: các nghiên cứu liên quan; khái niệm, sự cần thiết, chủ thể, các yếu tố ảnh hưởng xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh, quy trình xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh, kinh nghiệm xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở các quốc gia trên thế giới. - Nghiên cứu thực tiễn về các hoạt động xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh của UBND cấp tỉnh ở Việt Nam tại 6 tỉnh cụ thể. Trên cơ sở đó, đánh giá những kết quả đạt được, xác định những hạn chế và những nguyên nhân liên quan. - Đề xuất giải pháp để thúc đẩy hoạt động xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh của UBND cấp tỉnh ở Việt Nam trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các hoạt động của UBND cấp tỉnh trong xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Luận án tiếp cận vấn đề xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở góc độ quản lý công. Theo đó, xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh là trách nhiệm của nhiều chủ thể. Trong phạm vi của luận án tập trung nghiên cứu lý luận và đánh giá thực tiễn về các hoạt động của UBND cấp tỉnh trong xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh. Các hoạt động xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh của UBND cấp tỉnh gồm: Xác định mục tiêu xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh, Xây dựng kế hoạch, chương trình, đề án gắn với thương hiệu địa phương cấp tỉnh; Phân công, phối hợp và kết nối, huy động các bên liên quan thực hiện xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh; Truyền thông, quảng bá thương hiệu địa phương cấp tỉnh; Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh. 4
  18. - Phạm vi thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu các hoạt động của UBND cấp tỉnh trong xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở Việt Nam từ năm 2015 đến năm 2020. - Phạm vi không gian: Nghiên cứu lựa chọn cụ thể 6 tỉnh là Quảng Ninh, Hà Nội, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Đồng Tháp, Vĩnh Long. Lý do: (i): 6 tỉnh có sự phân bổ vị trí địa lý đại diện miền Bắc, miền Trung, Tây Nguyên, miền Nam của Việt Nam để cho thấy sự tác động tích cực của hiệu quả xây dựng thương hiệu địa phương tới phát triển kinh tế xã hội của từng tỉnh; (ii): 6 tỉnh là đại diện tiêu biểu cho các địa phương có sự chủ động, năng động của chính quyền địa phương nói chung và UBND tỉnh nói riêng trong xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh. (iii): 6 tỉnh với mức độ phát triển kinh tế- xã hội khác nhau cho thấy sự góp phần tích cực của hiệu quả xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh tới chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của mỗi tỉnh trong khoảng thời gian nghiên cứu. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận - Luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, được thể chế bằng chính sách pháp luật của Nhà nước. 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu hệ thống: Nghiên cứu về xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh không thực hiện riêng rẽ, một cách biệt lập mà đặt vấn đề nghiên cứu trong mối liên hệ với chủ thể xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh là UBND cấp tỉnh và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, với định hướng của Đảng, chỉ đạo của Chính phủ, cùng với mối tương quan giữa phát triển kinh tế- xã hội ở các địa phương, bối cảnh và xu hướng phát triển của thế giới. 5
  19. - Chủ thể xây dựng Khái quát tình hình xây dựng - Khái niệm cơ bản thương hiệu địa phương thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở - Vai trò cấp tỉnh và các bên liên Việt Nam - Yếu tố cấu thành quan giai đoạn 2015-2020 Giải pháp - Tiêu chí đánh giá - Quy trình của chủ thể - Quan điểm của Đảng kết quả trong xây dựng thương - Các văn bản của Chính phủ - Các yếu tố ảnh hiệu địa phương cấp tỉnh - Thực hiện xây dựng thương hiệu hưởng địa phương cấp tỉnh ở Việt Nam Nghiên cứu thực tiễn về xây dựng thương Nghiên cứu lý luận về xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở Việt Nam Đề xuất hiệu địa phương cấp tỉnh giai đoạn 2015-2020 Định hướng Thực trạng xây dựng thương hiệu Kinh nghiệm của các quốc gia khác trên địa phương cấp tỉnh ở Việt Nam giai đoạn 2015-2020, những kết Kiến nghị thế giới trong xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân hạn chế Hình 1: Khung phân tích nghiên cứu (Nguồn: tác giả) - Phương pháp nghiên cứu trường hợp: phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu thực tiễn hoạt động xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh của các chủ thể trong những điều kiện, bối cảnh khác nhau. Nghiên cứu trường hợp tại 06 tỉnh là: Quảng Ninh, Hà Nội, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Đồng Tháp, Vĩnh Long sẽ góp phần đưa ra đánh giá khách quan, đại diện cho đặc trưng các vùng miền trong cả nước. Đây cũng là những tỉnh/thành phố tiêu biểu trong cả nước có những hoạt động mang tính tiên phong và hệ thống trong việc xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở Việt Nam. Từ nghiên cứu trường hợp các tỉnh nêu trên đã giúp luận án có nhận định khách quan về vai trò của UBND tỉnh trong quá trình xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh. - Phương pháp thu thập số liệu: Thông tin và số liệu 6 tỉnh nghiên cứu trường hợp thu thập được thông qua khảo sát bằng phiếu đánh giá với hai nhóm đối tượng: 1 là, đối với Cán bộ, công chức, viên chức (với số phiếu là 229); 2 là, đối với Người dân, 6
  20. doanh nghiệp, hiệp hội, nhà đầu tư (với số phiếu là 127). Phiếu đánh giá dựa trên thang đo Likert chia thành 5 mức độ: + Đối với mức độ cần thiết là: Rất cần thiết; Cần thiết; Khá cần thiết; Ít cần thiết; Không cần thiết. + Đối với mức độ thực hiện là: Rất tốt; Tốt; Khá; Trung bình; Yếu. Số lượng thu về như sau: Người dân, doanh Cán bộ, công STT Tỉnh/Thành phố nghiệp, hiệp hội, chức, viên chức nhà đầu tư 1. Quảng Ninh 46 21 2. Hà Nội 53 35 3. Đà Nẵng 42 22 4. Thành phố Hồ Chí Minh 39 21 5. Lâm Đồng 26 15 6. Vĩnh Long 21 13 Quá trình thực hiện khảo sát là thời gian diễn ra đại dịch Covid kéo dài hơn 2 năm trên toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng, điều này dẫn đến quá trình tiếp cận trực tiếp cũng như khảo sát chịu các tác động nhất định. Vì vậy, luận án thực hiện khảo sát thông qua công cụ Google form. - Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh: Phương pháp này được sử dụng suốt quá trình nghiên cứu, được thể hiện ở tất cả các chương của luận án. Đối với các công trình nghiên cứu ở nước ngoài, tác giả tìm kiếm thông qua các cơ sở dữ liệu như Sciendirect, Proquest. Các công trình nghiên cứu được thực hiện trong nước được tìm kiếm chủ yếu thông qua công cụ tìm kiếm google, cơ sở dữ liệu luận văn, luận án... Kỹ thuật này là rà soát, tổng hợp, chọn lọc các nghiên cứu liên quan đến nội hàm của nghiên cứu xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh và các vấn đề liên quan mật thiết; Kỹ thuật này dùng để phân tích, tổng hợp hệ thống hóa lý thuyết xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh; Phân tích thực trạng xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở Việt Nam giai đoạn 2015-2020; Phân tích, đánh giá các kết quả, hạn chế của xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh tại 6 tỉnh khảo sát. 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2