Luận án tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo nghề Điện công nghiệp theo năng lực thực hiện tại các trường trung cấp khu vực Bắc Trung Bộ
lượt xem 10
download
Luận án được nghiên cứu với mục tiêu nhằm nghiên cứu thực trạng đào tạo và quản lý đào tạo nghề điện công nghiệp theo năng lực thực hiện tại các trường trung cấp ở khu vực Bắc Trung Bộ hiện nay, luận án đề xuất các giải pháp QLĐT nghề điện công nghiệp theo năng lực thực hiện NLTH tại các trường trung cấp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, đáp ứng yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực cho khu vực Bắc Trung bộ nói riêng và cả nước nói chung.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo nghề Điện công nghiệp theo năng lực thực hiện tại các trường trung cấp khu vực Bắc Trung Bộ
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC ---------- LÊ ĐẠI HÙNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP THEO NĂNG LỰC THỰC HIỆN TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP Ở KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2018
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC ---------- LÊ ĐẠI HÙNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP THEO NĂNG LỰC THỰC HIỆN TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP Ở KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 9.14.01.14 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHẠM QUANG TRÌNH PGS.TS TRẦN HỮU HOAN HÀ NỘI - 2018
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực, khách quan và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Các trích dẫn trong luận án đã được chỉ rõ nguồn. Hà Nội, ngày ..... tháng ....... năm 2018 Tác giả luận án Lê Đại Hùng
- ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cám ơn lãnh đạo Học viện Quản lý giáo dục, quý thầy cô giáo đã tham gia giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Phạm Quang Trình và PGS.TS. Trần Hữu Hoan đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận án. Xin chân thành cám ơn Phòng Đào tạo Sau đại học, Khoa Quản lý và các phòng ban chức năng của Học viện đã luôn động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành chương trình đào tạo tiến sĩ và hoàn thành luận án. Tôi chân thành cảm ơn Hội đồng quản trị, Ban giám hiệu, cán bộ, giảng viên Trường Cao đẳng Công thương Việt Nam đã tạo điều kiện cho tôi có thời gian và động viên giúp đỡ tôi trong quá trình làm luận án. Tôi cũng xin cảm ơn các trường trung cấp đã tạo điều kiện cho tôi đến làm việc, thực hiện khảo sát, thực nghiệm giải pháp và cung cấp thông tin, tài liệu, số liệu để tôi nghiên cứu, hoàn thành luận án này. Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ, động viên, khuyến khích tôi hoàn thành luận án./. Hà Nội, ngày ...... tháng ...... năm 2018 Tác giả luận án Lê Đại Hùng
- iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ BLĐTBVXH Bộ lao động Thương Binh và Xã Hội CBKT Cán bộ kỹ thuật CBQL Cán bộ quản lý CNH Công nghiệp hoá CSĐT Cơ sở đào tạo CTĐT Chương trình đào tạo ĐCN Điện công nghiệp ĐTN Đào tạo nghề GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GV Giáo viên HĐH Hiện đại hoá HS Học sinh KHCN Khoa học công nghệ KN Kỹ năng KNN Kỹ năng nghề NLTH Năng lực thực hiện QLĐT Quản lý đào tạo TCDN Tổng cục dạy nghề TC Trung cấp TTLĐ Thị trường lao động
- iv MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ iii MỤC LỤC ................................................................................................................ iv DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. viii DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ..............................................................................x MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................4 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ......................................................................5 4. Câu hỏi nghiên cứu ...............................................................................................5 5. Giả thuyết khoa học ..............................................................................................5 6. Nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................................................6 7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ...............................................................................6 8. Quan điểm tiếp cận và phương pháp nghiên cứu .................................................6 9. Luận điểm bảo vệ .................................................................................................8 10. Những đóng góp mới của luận án ......................................................................9 11. Cấu trúc của luận án ...........................................................................................9 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP THEO NĂNG LỰC THỰC HIỆN Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP ...........................................................................................................................10 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ......................................................................10 1.1.1. Các nghiên cứu về đào tạo theo năng lực thực hiện trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ...........................................................................................10 1.1.2. Các nghiên cứu về quản lý đào tạo nghề theo năng lực thực hiện trình độ trung cấp .................................................................................................13 1.1.3. Nhận xét chung về vấn đề đã nghiên cứu và hướng tiếp tục nghiên cứu của luận án ....................................................................................................17 1.2. Khái niệm công cụ của đề tài ........................................................................17 1.2.1. Đào tạo .......................................................................................................17 1.2.2. Đào tạo nghề ..............................................................................................19 1.2.3. Năng lực .....................................................................................................22 1.2.4. Năng lực thực hiện .....................................................................................23 1.2.5. Đào tạo nghề theo năng lực thực hiện .......................................................25
- v 1.2.6. Quản lý .......................................................................................................26 1.2.7. Quản lý đào tạo nghề theo năng lực thực hiện ..........................................27 1.3. Đào tạo nghề trình độ trung cấp theo năng lực thực hiện .........................28 1.3.1. Vị trí, vai trò trường trung cấp ...................................................................28 1.3.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của trường trung cấp ...............................................31 1.3.3. Triết lý đào tạo nghề theo năng lực thực hiện ...........................................33 1.3.4. Đặc trưng đào tạo nghề theo năng lực thực hiện .......................................34 1.4. Đào tạo nghề điện công nghiệp theo năng lực thực hiện trình độ trung cấp ................................................................................................................40 1.4.1. Đào tạo nghề điện công nghiệp trình độ trung cấp ....................................40 1.4.2. Khung năng lực thực hiện nghề điện công nghiệp trình độ trung cấp .......41 1. . Quản l đào tạo nghề điện công nghiệp trình độ trung cấp theo năng lực thực hiện ..........................................................................................................43 1.5.1. Quản lý đào tạo nghề điện công nghiệp theo năng lực thực hiện ..............43 1.5.2. Vận dụng mô hình CIPO trong quản lý đào tạo nghề điện công nghiệp theo năng lực thực hiện ............................................................................44 1.5.3. Nội dung quản lý đào tạo nghề điện công nghiệp theo năng lực thực hiện trình độ trung cấp .........................................................................................52 1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản l đào tạo nghề điện công nghiệp theo năng lực thực hiện trình độ trung cấp .......................................................61 Kết luận chương 1 ...................................................................................................65 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP THEO NĂNG LỰC THỰC HIỆN TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP Ở KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ ..................................................................66 2.1. Khái quát về các trường trung cấp đào tạo nghề điện công nghiệp khu vực Bắc Trung bộ ..........................................................................................66 2.2. Giới thiệu tổ chức khảo sát thực trạng ........................................................67 2.2.1. Mục đích khảo sát ......................................................................................67 2.2.2. Nội dung khảo sát ......................................................................................67 2.2.3. Đối tượng và phạm vi khảo sát ..................................................................68 2.2.4. Phương pháp khảo sát và công cụ xử lý số liệu .........................................69 2.3. Thực trạng hoạt động đào tạo nghề điện công nghiệp trong các trường trung cấp ...................................................................................................71 2.3.1. Thực trạng năng lực cán bộ, bộ máy quản lý đào tạo ................................71 2.3.2. Thực trạng mục tiêu đào tạo ......................................................................76 2.3.3. Thực trạng công tác tuyển sinh ..................................................................79 2.3.4. Thực trạng chương trình, nội dung đào tạo ...............................................82
- vi 2.3.5. Thực trạng tổ chức thực hiện chương trình đào tạo ...................................86 2.3.6. Thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ đào tạo ...................................98 2.3.7. Nhận xét chung về hoạt động đào tạo ......................................................101 2.4. Thực trạng quản l đào tạo nghề điện công nghiệp theo năng lực thực hiện ..............................................................................................................105 2.4.1. Thực trạng quản lý công tác tuyển sinh ...................................................105 2.4.2. Thực trạng quản lý xây dựng chương trình đào tạo .................................108 2.4.3. Thực trạng quản lý quá trình tổ chức thực hiện chương trình đào tạo ....112 2.4.4. Thực trạng quản lý các điều kiện phục vụ tổ chức đào tạo .....................127 2.4.5. Thực trạng quản lý kết quả đầu ra của quá trình đào tạo .........................143 2. . Đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố đến quản l đào tạo nghề điện công nghiệp trình độ trung cấp theo năng lực thực hiện .......................155 2.6. Nhận xét chung về thực trạng quản l đào tạo nghề điện công nghiệp theo năng lực thực hiện trình độ trung cấp .........................................158 2.6.1. Điểm mạnh ...............................................................................................158 2.6.2. Điểm hạn chế ...........................................................................................161 Kết luận chương 2 .................................................................................................164 Chương 3. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP THEO NĂNG LỰC THỰC HIỆN TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ ....................................................165 3.1. Nguyên tắc đề xuất giải pháp .....................................................................165 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa ............................................................165 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ, hệ thống ...........................................165 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ..........................................................166 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi .............................................................166 3.2. Giải pháp quản l đào tạo nghề điện công nghiệp theo năng lực thực hiện tại các trường trung cấp khu vực Bắc Trung bộ ....................................166 3.2.1. Giải pháp 1: Tổ chức hoạt động tư vấn hướng nghiệp và tuyển sinh theo định hướng năng lực thực hiện ..................................................................166 3.2.2. Giải pháp 2: Phát triển chương trình đào tạo theo định hướng tiếp cận năng lực thực hiện gắn với chuẩn đầu ra .....................................................170 3.2.3. Giải pháp 3: Chỉ đạo đổi mới hình thức, phương pháp giảng dạy của giáo viên .....................................................................................................175 3.2.4. Giải pháp 4: Quản lý chặt ch hoạt động học tập, tự học của học sinh ...180 3.2.5. Giải pháp 5: Chỉ đạo đổi mới hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo theo tiếp cận phát triển năng lực người học .......................183
- vii 3.2.6. Giải pháp 6: Tăng cường các điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho đào tạo ....................................................................................................185 3.2.7. Giải pháp 7. Tổ chức phối hợp chặt ch giữa nhà trường và doanh nghiệp, nhà tuyển dụng lao động trong hoạt động đào tạo nghề điện công nghiệp .................................................................................................................188 3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp ................191 3.4. Thử nghiệm giải pháp .................................................................................197 3.4.1. Mục đích thử nghiệm ...............................................................................197 3.4.2. Giới hạn thử nghiệm ................................................................................197 3.4.3. Nội dung thử nghiệm ...............................................................................198 3.4.4. Phương pháp và tiến trình thử nghiệm.....................................................198 3.4.5. Kết quả thử nghiệm ..................................................................................198 Kết luận chương 3 .................................................................................................201 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................................202 1. Kết luận.............................................................................................................202 2. Khuyến nghị .....................................................................................................203 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ....................................................205 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................206 PHỤ LỤC
- viii DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 1.1. Các mức độ của kỹ năng .......................................................................37 Bảng 1.2. Biểu hiện nhận thức để đánh giá ...........................................................38 Bảng 1.3. Các mức độ về thái độ ...........................................................................38 Bảng 1.4. Hướng dẫn thực hiện nội dung quản lý đào tạo nghề theo năng lực thực hiện ................................................................................................50 Bảng 2.1. Thực trạng về bộ máy quản lý đào tạo ..................................................72 Bảng 2.2. Thực trạng công tác phối hợp giữa các bộ phận của bộ máy vận hành các hoạt động đào tạo ...................................................................74 Bảng 2.3. Thực trạng về mục tiêu đào tạo .............................................................77 Bảng 2.4. Thực trạng công tác tuyển sinh .............................................................80 Bảng 2.5. Thực trạng nội dung chương trình đào tạo ............................................83 Bảng 2.6. Mức độ phù hợp của nội dung chương trình đào tạo ngành điện công nghiệp theo năng lực thực hiện so với yêu cầu của sản xuất .......86 Bảng 2.7. Thực trạng hoạt động giảng dạy của giáo viên .....................................88 Bảng 2.8. Điểm hạn chế của giáo viên khi giảng dạy ngành điện công nghiệp ....................................................................................................90 Bảng 2.9. Các phương pháp giáo viên sử dụng khi giảng dạy ngành điện công nghiệp ...........................................................................................92 Bảng 2.10. Thực trạng hoạt động học của học sinh ................................................94 Bảng 2.11. Thực trạng hoạt động đánh giá kết quả học tập, kiểm định, đảm bảo chất lượng đào tạo ..........................................................................96 Bảng 2.12. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động đào tạo ......................99 Bảng 2.13. Thực trạng về hoạt động đào tạo nghề điện công nghiệp tại trường trung cấp ..............................................................................................102 Bảng 2.14. Quản lý công tác tuyển sinh ................................................................106 Bảng 2.15. Xây dựng kế hoạch, nội dung và chương trình đào tạo ......................109 Bảng 2.16. Quản lý công tác giảng dạy của giáo viên ..........................................113 Bảng 2.17. Quản lý hoạt động học tập của học sinh .............................................118
- ix Bảng 2.18. Về mức độ nội dung chương trình đào tạo .........................................122 Bảng 2.19. Về quản lý hoạt động học tập của học sinh ........................................123 Bảng 2.20. Đánh giá của cựu học sinh về mức độ đạt được của kiến thức ...........125 Bảng 2.21. Những lý do học sinh sau khi tốt nghiệp không tìm được việc làm ...126 Bảng 2.22. Quản lý công tác quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý .....................................................................................128 Bảng 2.23. Tăng cường quản lý sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác đào tạo ..........................................132 Bảng 2.24. Sự đầy đủ của cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học ...........................135 Bảng 2.25. Mức độ hiện đại của cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học nghề điện công nghiệp .................................................................................136 Bảng 2.26. Quản lý việc tăng cường đổi mới phương pháp giảng dạy .................138 Bảng 2.27. Chất lượng các hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên .....141 Bảng 2.28. Quản lý kiểm tra đánh giá chất lượng đào tạo ....................................144 Bảng 2.29. Phối hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp trong tổ chức và quản lý đào tạo .............................................................................................149 Bảng 2.30. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đào tạo .......................................156 Bảng 3.1. Đánh giá của CBQL về tính cấp thiết của các giải pháp ....................192 Bảng 3.2. Đánh giá của GV về tính cấp thiết của các giải pháp .........................193 Bảng 3.3. Đánh giá của CBQL về tính khả thi của các giải pháp .......................195 Bảng 3.4. Đánh giá của GV về tính khả thi của các giải pháp ............................196 Bảng 3.5. Kết quả thử nghiệm giải pháp 6 ..........................................................199
- x DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Trang Sơ đồ 1.1. Mô hình quản lý theo đầu vào - quá trình - đầu ra ............................20 Sơ đồ 1.2. Quá trình đào tạo ...............................................................................21 Sơ đồ 1.3. Cấu trúc hệ thống giáo dục quốc dân ................................................29 Sơ đồ 1.4. Các thành tố của mô hình CIPO ........................................................45 Sơ đồ 1.5. Vận dụng mô hình CIPO trong quản lý đào tạo nghề theo NLTH.................................................................................................46 Biểu đồ 2.1. Thực trạng công tác phối hợp các hoạt động đào tạo ........................75 Biểu đồ 2.2. Thực trạng hoạt động giảng dạy của giáo viên ..................................89 Biểu đồ 2.3. Thực trạng về hoạt động đào tạo nghề điện công nghiệp tại trường trung cấp ..............................................................................103 Biểu đồ 2.4. Quản lý công tác tuyển sinh ............................................................107 Biểu đồ 2.5. Quản lý công tác giảng dạy của giáo viên .......................................115 Biểu đồ 2.6. Quản lý kiểm tra đánh giá chất lượng đào tạo .................................147 Biểu đồ 2.7. Phối hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp trong tổ chức và quản lý đào tạo .................................................................................153 Biểu đồ 3.1. Tính cấp thiết của các giải pháp đề xuất..........................................194 Biểu đồ 3.2. Tính khả thi của các giải pháp đề xuất ............................................197
- 1 MỞ ĐẦU 1. L do chọn đề tài Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang có sức ảnh hưởng mạnh m đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong lĩnh vực nghề điện công nghiệp, máy móc, tự động hóa, robot đã và đang thay thế vai trò và sức lao động của con người trong một số lĩnh vực. Con người bây giờ không chỉ cạnh tranh việc làm với con người còn phải cạnh tranh với máy móc. Vậy nên, người lao động cần được hình thành các năng lực phù hợp với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, thích ứng và đối mặt với cuộc cách mạng 4.0. Ở Việt Nam, sự nghiệp CNH, HĐH đang đòi hỏi GD&ĐT phải nhanh chóng đổi mới, tạo ra nguồn nhân lực chất lượng; đồng thời phát triển hệ thống nghề nghiệp với nhiều phương thức và trình độ đào tạo theo hướng ứng dụng, thực hành đảm bảo đáp ứng nhu cầu nhân lực kĩ thuật công nghệ của thị trường lao động trong nước và quốc tế. Quá trình đổi mới giáo dục và đào tạo ở nước ta đang đặt ra những yêu cầu mới về nội dung và chương trình đào tạo ở các bậc học, ngành đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm khắc phục tình trạng lạc hậu về chương trình, phương thức đào tạo không còn phù hợp với nhu cầu xã hội hiện nay. Với cách đào tạo nặng về truyền thụ kiến thức, học sinh chủ yếu được phát triển khả năng thừa hành, trong khi đó thị trường, xã hội hiện đại luôn nảy sinh các tình huống mới, không có trong kinh nghiệm có sẵn nên học sinh sau khi tốt nghiệp thường bị động trong giải quyết các tình huống xảy ra trong cuộc sống, công việc. Có nhiều nguyên nhân lý giải điều này nhưng trong đó có nguyên nhân rất cơ bản là xây dựng và thực thi phát triển chương trình đào tạo trong nhiều năm qua chưa được quan tâm đúng mức, việc thiết kế chương trình đào tạo ở các cấp còn nặng về kinh nghiệm, thiếu đội ngũ chuyên gia làm việc và giảng dạy trong lĩnh vực quan trọng này. Vì vậy, giáo dục đào tạo cần phải đổi mới ngay để đáp ứng theo năng lực đầu ra mà xã hội cần. Việc chuyển từ giáo dục truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực liên quan trực tiếp hay dạy học chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực là xu hướng hiện đại và rất cần thiết.
- 2 Để đáp ứng yêu cầu của bối cảnh mới về Giáo dục và Đào tạo, quản lý giáo dục đào tạo, Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW với nội dung về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Đảng và Nhà nước đã xác định mục tiêu của đổi mới lần này là: tạo chuyển biến căn bản, mạnh m về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả. Theo Nghị quyết 29 của TW thì quan điểm chỉ đạo đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là tập trung chuyển từ chủ yếu quan tâm trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của người học, kết hợp hài hòa dạy chữ, dạy người và dạy nghề, chuyển từ chủ yếu quan tâm phát triển về quy mô sang đảm bảo phát triển cả quy mô, chất lượng và hiệu quả giáo dục; xây dựng một nền giáo dục thực học, thực nghiệp, trong đó mọi người dân đều có cơ hội học tập suốt đời trong xã hội học tập. Với chủ trương đó, giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp cần chuyển từ đào tạo theo khả năng của các nhà trường sang đào tạo theo nhu cầu xã hội, thị trường lao động; cần đổi mới nội dung giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp phải cung cấp cho người học theo hướng cơ bản, tích hợp các lĩnh vực kiến thức và kỹ năng cần biết cùng với việc rèn luyện kỹ luật và thái độ lao động, hiểu biết xã hội để có thể làm việc… Để thực hiện thành công quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết 29-NQ/TW: chuyển từ giáo dục chú trọng mục tiêu truyền thụ kiến thức sang chú trọng hình thành, phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học thì việc đề ra các giải pháp và thực hiện đổi mới công tác quản lý đào tạo theo năng lực thực hiện là một trong những yêu cầu quan trọng của các trường dạy nghề cần quan tâm nghiên cứu. Đối với giáo dục nghề nghiệp, tập trung đào tạo nhân lực có kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp. Hình thành hệ thống giáo dục nghề nghiệp với nhiều phương thức và trình độ đào tạo kỹ năng nghề nghiệp theo hướng ứng dụng,
- 3 thực hành, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật công nghệ của thị trường lao động trong nước và quốc tế. Mạng lưới các trường trung cấp ở khu vực Bắc Trung Bộ có 40 trường trung cấp thực hiện chức năng và nhiệm vụ đào tạo nhân lực trực tiếp cung ứng cho thị trường lao động trong khu vực. Trong nhiều năm qua các trường trung cấp đã tích cực đổi mới công tác đào tạo, đã bắt đầu áp dụng đào tạo theo NLTH. Đối với đào tạo nghề, các trường trung cấp đã tiếp cận và triển khai đào tạo theo NLTH. Hiện nay, Bắc Trung bộ là khu vực có rất nhiều khu công nghiệp đòi hỏi người lao động nghề điện công nghiệp có tay nghề cao như: khu công nghiệp Vũng Áng, khu công nghiệp Nam Cấm – Nghệ An; khu công nghiệp Nghi Sơn, Khu công nghiệp Hoàng Mai… Ngành Điện công nghiệp là ngành giữ vai trò chủ đạo trong việc phát triển hệ thống truyền tải, cung cấp điện phục vụ các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại dịch vụ, dân sinh. Nghề Điện công nghiệp có nhiệm vụ thực hiện thiết kế, thi công hệ thống truyền tải điện, đảm bảo hoạt động truyền tải điện ổn định trên toàn hệ thống. Cán bộ kỹ thuật ngành (nghề) điện công nghiệp trực tiếp vận hành, sửa chữa nâng cấp hệ thống sản xuất, vận hành, sửa chữa các loại máy điện công nghiệp và các hệ thống sử dụng điện khác. Họ phân tích hoạt động các hệ thống phát, truyền tải, đặc biệt là phân phối và tiêu thụ điện; hệ thống chiếu sáng; hệ thống chống sét; hệ thống an ninh, an toàn điện. Thiết kế, triển khai, xây dựng, vận hành và bảo trì hệ thống phân phối điện năng khu công nghiệp, khu dân cư; mạng động lực phân xưởng, xí nghiệp; hệ thống chiếu sáng dân dụng và công nghiệp; hệ thống chống sét và nối đất; hệ thống bảo vệ - an ninh, an toàn điện; Tính toán, thiết kế, sửa chữa, phát huy hết năng suất và đảm bảo tính năng tối ưu của thiết bị trong hệ thống và tiết kiệm năng lượng; Sửa chữa, vận hành và kiểm tra các loại thiết bị điện, máy điện ba pha, máy điện một pha, máy điện một chiều và máy biến áp trong công nghiệp và dân dụng. Để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho các khu công nghiệp này, các trường trung cấp khu vực Bắc Trung bộ cần phải tính đến yếu tố đào tạo nghề theo năng lực thực hiện. Tuy nhiên, quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn, kết quả chưa đạt được
- 4 mục tiêu mong muốn. Điều này do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do các trường chưa đổi mới cách thức QLĐT, vẫn lấy quản lý hành chính áp đặt vào quá trình đào tạo nên dẫn đến sự vận hành rời rạc, thiếu đồng bộ trong từng bộ phận và toàn bộ hệ thống QLĐT, gây ra những mâu thuẫn nội tại trong quá trình QLĐT. Quản lý tuyển sinh thiếu tính hệ thống và đa dạng; quản lý phát triển chương trình đào tạo chưa sát với yêu cầu của thực tế sản xuất và nhu cầu thị trường lao động cần; quản lý các điều kiện bảo đảm chất lượng xuất phát từ khả năng đáp ứng của nhà trường; quản lý quá trình dạy học triển khai theo kiểu truyền thống; quản lý đầu ra chưa theo chuẩn NLTH; chưa triển khai quản lý thông tin đầu ra của quá trình đào tạo… Các trường cũng đã nhận ra những khiếm khuyết này nhưng không dễ dàng tìm được mô hình và các giải pháp QLĐT phù hợp với thực tiễn của trường để khắc phục. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và sự phát triển của khoa học công nghệ, kỹ thuật hiện đại ngày nay, bên cạnh các nhà máy công xưởng của Việt nam thì xuất hiện nhiều nhà máy công xưởng của các quốc gia trên thế giới đóng tại Việt Nam, điều này đòi hỏi nhân lực có trình độ, tay nghề về nghề điện công nghiệp ngày càng cao để có thể thích ứng. Trong khi đó, các trường trung cấp đào tạo nghề điện công nghiệp phần lớn chưa thể đào tạo ra những công nhân kỹ thuật lành nghề, đòi hỏi các trường cần phải có những giải pháp đột phá để nâng cao chất lượng đào tạo. Với những lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài “Quản lý đào tạo nghề Điện công nghiệp theo năng lực thực hiện tại các trường trung cấp khu vực Bắc Trung Bộ” để nghiên cứu trong khuôn khổ luận án tiến sĩ với mong muốn tìm ra các giải pháp QLĐT vừa thực tiễn, vừa khả thi để nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề điện công nghiệp, đáp ứng yêu cầu thực tiễn sản xuất và nhu cầu lao động cho các doanh nghiệp trong khu vực. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng đào tạo và quản lý đào tạo nghề điện công nghiệp theo năng lực thực hiện tại các trường trung cấp ở khu vực Bắc Trung Bộ hiện nay, luận án đề xuất các giải pháp QLĐT nghề điện công nghiệp theo năng lực thực hiện NLTH tại các trường trung cấp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu
- 5 quả đào tạo, đáp ứng yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực cho khu vực Bắc Trung bộ nói riêng và cả nước nói chung. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Đào tạo nghề theo NLTH tại các trường Trung cấp. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý đào tạo nghề điện công nghiêp theo năng lực thực hiện tại các trường Trung cấp ở khu vực Bắc Trung Bộ. 4. Câu hỏi nghiên cứu 4.1. Đào tạo nghề và quản lý đào tạo nghề điện công nghiệp theo năng lực thực hiện được xác định dựa trên cơ sở lý luận và dựa vào mô hình quản lý nào? 4.2. Yếu tố nào ảnh hưởng đến quản lý đào tạo nghề điện công nghiệp theo năng lực thực hiện ở các trường trung cấp? 4.3. Quản lý đào tạo nghề điện công nghiệp theo năng lực thực hiện ở các trường trung cấp có những điểm mạnh và hạn chế nào? Các giải pháp quản lý đào tạo nghề điện công nghiệp theo năng lực thực hiện trong các trường trung cấp? 5. Giả thuyết khoa học Hiện nay, đào tạo nghề điện công nghiệp theo NLTH đang được triển khai ở các trường trung cấp. Tuy nhiên, QLĐT nghề nói chung và QLĐT nghề Điện công nghiệp theo năng lực thực hiện nói riêng đang tồn tại những yếu kém, bất cập như: Quản lý đầu vào thiếu hệ thống và chưa bám sát vào yêu cầu của thực tiễn sản xuất; Quản lý quá trình đào tạo chưa khoa học, phương thức đào tạo chưa phù hợp; quản lý đầu ra chưa theo chuẩn NLTH, người tốt nghiệp chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của các đơn vị sử dụng lao động. Việc tìm ra các giải pháp QLĐT nghề Điện công nghiệp theo NLTH một cách khoa học, phù hợp thực tiễn; thực hiện các giải pháp một cách đồng bộ, từ quản lý các yếu tố đầu vào, quản lý quá trình đào tạo, quản lý các yếu tố đầu ra s từng bước cải tiến được chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề Điện công nghiệp của các trường trung cấp trong bối cảnh hiện nay, đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp và nhu cầu nguồn nhân lực của thị trường lao động nói chung.
- 6 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 6.1. Xây dựng cơ sở lý luận về đào tạo và QLĐT nghề điện công nghiệp trình độ trung cấp theo NLTH trong các trường trung cấp. 6.2. Đánh giá thực trạng đào tạo và QLĐT nghề Điện công nghiệp theo năng lực thực hiện tại các trường Trung cấp khu vực Bắc Trung Bộ. 6.3. Đề xuất các giải pháp QLĐT nghề Điện công nghiệp theo NLTH tại các trường Trung cấp. Tổ chức khảo nghiệm mức độ cấp thiết, khả thi của giải pháp đã đề xuất. 6.4. Thử nghiệm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo nghề điện công nghiệp theo năng lực thực hiện tại các trường trung cấp khu vực Bắc Trung bộ. 7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Đề tài tập trung nghiên cứu quản lý đào tạo nghề điện công nghiệp theo năng lực thực hiện trình độ trung cấp dựa trên mô hình CIPO và đề xuất các giải pháp quản lý đào tạo nghề điện công nghiệp theo năng lực thực hiện tại các trường trung cấp khu vực Bắc Trung bộ. - Địa bàn khảo sát thực trạng được thực hiện tại 5 trường trung cấp ở khu vực Bắc Trung Bộ có tổ chức đào tạo nghề điện công nghiệp. - Đối tượng khảo sát: Lãnh đạo, cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh của các trường trung cấp và một số doanh nghiệp thuộc khu vực Bắc trung bộ. - Chỉ thử nghiệm 01 giải pháp: Quản lý hoạt động phối hợp với các doanh nghiệp sử dụng lao động nghề điện công nghiệp. 8. Quan điểm tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 8.1. Quan điểm tiếp cận Để nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng các quan điểm tiếp cận sau đây: 8.1.1. Tiế cận th trư ng Chất lượng là yếu tố quyết định sự sống còn của cơ sở đào tạo trong nền kinh tế thị trường. Vì thế, các CSĐT phải không ngừng nâng cao chất lượng để đáp ứng nhu cầu của các đơn vị sử dụng lao động và để đủ sức cạnh tranh, tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Tóm lại, QLĐT phải hướng tới chất lượng, tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.
- 7 8.1.2. Tiế cận chuẩn đầu ra Chuẩn đầu ra là đích hướng tới của quá trình đào tạo theo năng lực thực hiện. Đào tạo lao động kỹ thuật nghề Điện công nghiệp phải chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận mục tiêu, lấy mục tiêu đầu ra làm đích, hướng tới việc hình thành những năng lực cần thiết cho người học để sau khi tốt nghiệp họ có thể thực hiện được nhiệm vụ ở vị trí lao động của mình theo chuẩn nghề nghiệp và có cơ hội tìm được việc làm. 8.1.3. Tiế cận quá trình Hoạt động đào tạo nói chung và quản lý đào tạo nói riêng là một hệ thống với các thành tố cấu trúc chặt ch và nó được diễn ra theo quá trình nhất định. Quản lý đào tạo theo năng lực thực hiện phải mang tính hệ thống và quá trình xuyên suốt với các khâu, các bước và các giai đoạn gắn kết với nhau để tạo nên năng lực thực hiện của người học. 8.1. . Tiế cận CIPO Quản lý đào tạo nghề điện công nghiệp theo năng lực thực hiện cần tính tới yếu tố đầu vào và kết quả đầ ra nên tiếp cận CIPO là một trong những cách tiếp cận phù hợp. Bởi vì nhà quản lý kiểm soát được cả đầu vào, quản lý quá trình, quản lý đầu ra và tính đến cả yếu tố môi trường tác động đến chất lượng nhân lực được đào tạo. 8.2. Phương pháp nghiên cứu 8.2.1. Phương há nghiên cứu lý luận Thu thập, hệ thống hoá các thông tin có liên quan. Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, đánh giá và vận dụng kết quả nghiên cứu vào việc xây dựng cơ sở lý luận của luận án. 8.2.2. Phương há nghiên cứu thực tiễn Điều tra, phân tích hoạt động đào tạo và QLĐT theo NLTH tại các trường trung cấp khu vực Bắc trung bộ để nhận thức được thực trạng tổ chức, quản lý quá trình đào tạo nhằm xác định mặt mạnh, mặt yếu kém và nguyên nhân, làm cơ sở cho việc xác định các giải pháp đổi mới quản lý nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, cụ thể sử dụng một số phương pháp sau:.
- 8 - Phương há điều tra bằng hiếu hỏi: Điều tra, khảo sát ở các trường trung cấp khu vực Bắc Trung Bộ và một số doanh nghiệp trong lĩnh vực Điện công nghiệp để có thông tin làm cơ sở cho việc phân tích đánh giá thực trạng về đào tạo và quản lý đào tạo đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp ở các trường trung cấp ở khu vực Bắc trung bộ. - Phương há nghiên cứu ản hẩm: Dựa trên những sản phẩm thực tế trong hoạt động thực hành nghề nghiệp của học sinh để xác định được năng lực tay nghề của họ trong quá trình đào tạo. - Phương há hỏng ấn: Phỏng vấn chuyên gia về các vấn đề lý luận, giáo viên, học sinh các trường trung cấp được khảo sát để biết thông tin về đào tạo và quản lý đào tạo, một số doanh nghiệp sử dụng lao động của các trường đào tạo. - Phương há tổng kết kinh nghiệm: Tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, phân tích các số liệu thống kê để đánh giá thực trạng các hoạt động đào tạo và QLĐT đáp ứng yêu cầu thực tiễn sản xuất và nhu cầu doanh nghiệp. - Phương há thử nghiệm: Tiến hành thử nghiệm một phần của 1 giải pháp đề xuất để minh chứng cho tính cần thiết, khả thi, tính thực tiễn của giải pháp và tính đúng đắn của giả thuyết khoa học được đề ra. 8.2.3. Một ố hương há khác - Phương há chuyên gia: Thông qua hình thức trực tiếp hoặc bằng phiếu hỏi thăm dò ý kiến các nhà khoa học trong lĩnh vực quản lý giáo dục; chuyên gia, CBQL ở Bộ ngành liên quan; Lãnh đạo, CBQL các trường trung cấp trong khu vưc Bắc Trung Bộ; Lãnh đạo quản lý các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực Điện công nghiệp về tính thực tiễn và tính khả thi của các giải pháp được đề xuất. - Phương há thống kê toán học: Sử dụng phương pháp thống kê toán học, xử lý các số liệu bằng phần mềm SPSS. 9. Luận điểm bảo vệ 9.1. Quản lý đào tạo nghề theo năng lực thực hiện có tính quyết định đến sự thành công của các trường trung cấp trong bối cảnh hiện nay. Để đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động nghề Điện công nghiệp trong bối cảnh ảnh hưởng của cuộc cách mạng 4.0 thì khâu then chốt và bước đi đột phá của các cơ sở giáo dục là phải
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý Hành chính công: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay
27 p | 246 | 80
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long
212 p | 44 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đất đai: Nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến quản lý, sử dụng đất và đời sống việc làm của người dân thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
200 p | 35 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đô thị: Quản lý kiến trúc cảnh quan khu phố cổ Hà Nội với sự tham gia của cộng đồng
181 p | 43 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo ngành thiết kế thời trang ở các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh
221 p | 51 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
254 p | 26 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý xây dựng: Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng theo phương thức đối tác công tư tại Việt Nam
245 p | 39 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhân lực trong cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh ở Sơn La
181 p | 25 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đánh giá học sinh tiểu học ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
189 p | 20 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Chỉ huy Tham mưu Lục quân theo tiếp cận năng lực ở các Trường Sĩ quan Lục quân trong bối cảnh hiện nay
246 p | 15 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý dạy học thực hành ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt tại các trường đại học
242 p | 71 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý dạy học theo tiếp cận năng lực ở các trường trung học phổ thông chuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 12 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý Quỹ Đầu tư phát triển địa phương - Trường hợp tỉnh Hà Tĩnh
213 p | 17 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng trong các trường cao đẳng y tế
256 p | 30 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đô thị: Mô hình và giải pháp quản lý hồ điều hòa nhằm điều tiết nước mưa, giảm thiểu úng ngập đô thị trung tâm thành phố Hà Nội
207 p | 35 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long
54 p | 24 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
36 p | 15 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đô thị và công trình: Quản lý rủi ro dự án đầu tư xây dựng công trình bệnh viện - Bộ Y tế
211 p | 13 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn