intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quản lý Giáo dục: Quản lý dịch vụ công trong trường mầm non công lập thành phố Hà Nội theo tiếp cận bảo đảm chất lượng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:244

37
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm đề xuất các giải pháp quản lý dịch vụ công trong trường mầm non công lập để nâng cao chất lượng giáo dục mầm non. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của Luận án này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý Giáo dục: Quản lý dịch vụ công trong trường mầm non công lập thành phố Hà Nội theo tiếp cận bảo đảm chất lượng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM MAI THỊ KHUYÊN QUẢN LÝ DỊCH VỤ CÔNG TRONG TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP THÀNH PHỐ HÀ NỘI THEO TIẾP CẬN BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2021
  2. i LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin bày bỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Người hướng dẫn khoa học PGS.TS Mai Văn Trinh và TS. Trần Thị Ngọc Trâm đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện Luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Phòng Quản lý Khoa học và Đào tạo và Quý thầy cô giáo, các nhà khoa học của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới Đảng ủy, BGH, Quý Thầy Cô trong Khoa QLGD và các Phòng, Ban, Trung tâm của Trường ĐH Giáo dục, ĐHQG Hà Nội nơi tôi đang công tác đã luôn bên cạnh động viên, tạo điều kiện về mặt thời gian, hỗ trợ về mặt tinh thần và cho tôi những ý kiến quý báu về mặt chuyên môn để tôi hoàn thành được Luận án. Luận án được hoàn thiện cũng nhận được sự giúp đỡ, động viên của các thành viên trong gia đình, người thân và bạn bè đã luôn đồng hành ủng hộ về vật chất, tinh thần trong suốt thời gian hoàn thành Luận án. Dù đã cố gắng trong quá trình nghiên cứu, song Luận án chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được các ý kiến của các nhà khoa học, quý Thầy Cô và quý vị. Hà Nội, ngày tháng 02 năm 2021 Tác giả Mai Thị Khuyên
  3. ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................v DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ TRONG LUẬN ÁN ...................... ix MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chương 1:7CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA DỊCH VỤ CÔNG VÀ QUẢN LÝ DỊCH VỤ CÔNG7TRONG TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP THEO TIẾP CẬN7BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG ..........................................................................7 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ...........................................................................7 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về dịch vụ công và dịch vụ công trong trường mầm non ......................................................................................................................7 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về quản lý dịch vụ công trong giáo dục mầm non....13 1.2. Dịch vụ công trong trường mầm non .............................................................15 1.2.1. Dịch vụ và dịch vụ công..................................................................................15 1.2.2. Dịch vụ giáo dục và dịch vụ công trong giáo dục ...........................................18 1.2.3. Trường mầm non công lập ..............................................................................22 1.2.4. Hoạt động dịch vụ công trong trường mầm non .............................................23 1.3. Quản lý dịch vụ và chất lượng dịch vụ...........................................................27 1.3.1. Quản lý dịch vụ ...............................................................................................27 1.3.2. Chất lượng dịch vụ ..........................................................................................29 1.3.3. Các cấp độ bảo đảm chất lượng ......................................................................31 1.3.4. Mô hình CIPO trong giáo dục .........................................................................34 1.4. Quản lý dịch vụ công trong trường mầm non theo tiếp cận bảo đảm chất lượng và dựa vào mô hình CIPO ...............................................................36 1.4.1. Nội dung quản lý dịch vụ công trong trường mầm non theo tiếp cận đảm bảo chất lượng và dựa vào mô hình CIPO .......................................................................36 1.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dịch vụ công trong trường mầm non công lập ..............................................................................................................................44 Kết luận Chương 1 ..................................................................................................47
  4. iii Chương 2:THỰC TRẠNG DỊCH VỤ CÔNG VÀ QUẢN LÝ DỊCH VỤ CÔNG TRONG TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP THÀNH PHỐ HÀ NỘI THEO TIẾP CẬN BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG ...............................................................49 2.1. Khái quát về giáo dục mầm non của thành phố Hà Nội...............................49 2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng .......................................................................50 2.2.1. Mục đích nghiên cứu thực trạng .....................................................................50 2.2.2. Nội dung nghiên cứu thực trạng......................................................................50 2.2.3. Phương pháp khảo sát .....................................................................................51 2.2.4. Chọn mẫu địa bàn nghiên cứu .........................................................................51 2.2.5. Công cụ đánh giá và thang đánh giá ...............................................................52 2.2.6. Quy trình nghiên cứu thực trạng .....................................................................53 2.3. Thực trạng dịch vụ công trong trường mầm non công lập thành phố Hà Nội .53 2.3.1. Thực trạng tổ chức hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ ............................53 2.3.2. Thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục trong trường mầm non .....................65 2.3.3. Thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật .....................74 2.3.4. Thực trạng tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ MN .......................................................................................................................77 2.3.5. Mức độ sẵn sàng tham gia vào cung cấp nguồn lực tài chính của cha mẹ trẻ cho dịch vụ công trong trường mầm non ..................................................................82 2.4. Thực trạng quản lý dịch vụ công trong trường mầm non theo tiếp cận bảo đảm chất lượng ........................................................................................................84 2.4.1. Thực trạng quản lý các yếu tố đầu vào của dịch vụ công ...............................84 2.4.2. Thực trạng quản lý các yếu tố quá trình dịch vụ công ....................................97 2.4.3. Thực trạng quản lý các yếu tố đầu ra ............................................................103 2.4.4. Thực trạng các yếu tố bối cảnh tác động ảnh hưởng tới hoạt động quản lý dịch vụ công trong trường mầm non .......................................................................110 2.5. Đánh giá chung về dịch vụ công và quản lý dịch vụ công trong trường mầm non công lập thành phố Hà Nội ..................................................................119 2.5.1. Những thành công đạt được và nguyên nhân................................................119 2.5.2. Những hạn chế cơ bản và nguyên nhân ........................................................119 Kết luận Chương 2 ................................................................................................122
  5. iv Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÍ DỊCH VỤ CÔNG TRONG TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP THÀNH PHỐ HÀ NỘI THEO TIẾP CẬN BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG ...........................................................................................123 3.1. Nguyên tắc đề xuất các giải pháp .................................................................123 3.1.1. Đảm bảo tính khoa học .................................................................................123 3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn ..................................................................................123 3.1.3. Đảm bảo tính hệ thống ..................................................................................123 3.1.4. Đảm bảo tính khả thi và có hiệu quả .............................................................124 3.1.5. Đảm bảo tính kế thừa ....................................................................................124 3.2. Các giải pháp được đề xuất ...........................................................................124 3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết, khả thi của các giải pháp đã đề xuất............153 3.3.1. Mục đích của khảo nghiệm ...........................................................................153 3.3.2. Nội dung và phương pháp khảo nghiệm .......................................................153 3.3.3. Đối tượng khảo nghiệm.................................................................................154 3.3.4. Kết quả khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp ............155 3.4. Thử nghiệm giải pháp “Tổ chức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên trong trường mầm non.” .................................................................................................................................158 3.4.1. Mục đích thử nghiệm ....................................................................................158 3.4.2. Cơ sở lựa chọn giải pháp thử nghiệm khoa học ............................................159 3.4.3. Giả thuyết thử nghiệm ...................................................................................160 3.4.4. Mẫu và thời gian thử nghiệm ........................................................................160 3.4.5. Nội dung và cách thức thử nghiệm ...............................................................160 3.4.6. Tiêu chí và thang đánh giá kết quả thử nghiệm ............................................165 3.4.7. Phương pháp đánh giá thử nghiệm ...............................................................166 3.4.8. Kết quả thử nghiệm .......................................................................................166 Kết luận Chương 3 ................................................................................................169 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................................170 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ....................174 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................175 PHỤ LỤC ...............................................................................................................183
  6. v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ BGD&ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo BĐCL Bảo đảm chất lượng CB Cán bộ CBQL Cán bộ quản lý CBQLGD Cán bộ quản lý giáo dục CMT Cha mẹ trẻ CL Chất lượng CLGD Chất lượng giáo dục CIPO Mô hình Quản lý chất lượng theo tiếp cận quá trình C: Context (bối cảnh), I: Input (đầu vào), P: Process (quá trình), O: Outcome (đầu ra) DV Dịch vụ ĐLC Độ lệch chuẩn DVC Dịch vụ công GD&ĐT Giáo dục và đào tạo GDMN Giáo dục mầm non GV Giáo viên KĐCLGD Kiểm định chất lượng giáo dục MN Mầm non ND Nội dung PDCA Plan – Do – Check – Action ( Kế hoạch – Tổ chức – Chỉ đạo – Kiểm tra) SPSS Statistical Package for the Social Sciences QL Quản lý QLCL Quản lý chất lượng QLGD Quản lý giáo dục
  7. vi Viết tắt Viết đầy đủ QLCLGD Quản lý chất lượng giáo dục QLDVC Quản lý dịch vụ công TB Trung bình TBC Trung bình chung TP Thành phố TQM Quản lý chất lượng tổng thể
  8. vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Số trường học, giáo viên và trẻ mầm non của TP Hà Nội........................50 Bảng 2.2: Mô tả khách thể nghiên cứu phân theo nhóm khu vực.............................51 Bảng 2.3: Mô tả đặc điểm khách thể nghiên cứu ......................................................51 Bảng 2.4: Mô tả đối tượng phỏng vấn trong nghiên cứu ..........................................52 Bảng 2.5: Thang đánh giá mức độ khảo sát thực trạng .............................................52 Bảng 2.6: Kết quả về thực hiện hoạt động chăm sóc thể lực và tinh thần ................55 Bảng 2.7: Kết quả đánh giá chung về hoạt động chăm sóc dinh dưỡng ...................58 Bảng 2.8: Kết quả đánh giá chung về hoạt động chăm sóc vệ sinh ..........................61 Bảng 2.9: Kết quả đánh giá chung về hoạt động chăm sóc dinh dưỡng ...................62 Bảng 2.10 : Kết quả đánh giá chung về hoạt động bảo đảm an toàn ........................64 Bảng 2.11. Kết quả đánh giá chung về tổ chức hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng ...65 Bảng 2.12: Kết quả đánh giá chung về hoạt động vui chơi cho trẻ ..........................67 Bảng 2.13: Kết quả đánh giá chung về hoạt động học ..............................................69 Bảng 2.14: Kết quả đánh giá chung về hoạt động lao động .....................................71 Bảng 2.15: Kết quả đánh giá chung về hoạt động ngày lễ, ngày hội ........................73 Bảng 2.16: Kết quả đánh giá chung về tổ chức hoạt động giáo dục ........................73 Bảng 2.17: Kết quả ĐGC về hoạt động giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ................76 Bảng 2.18: Kết quả đánh giá chung về tổ chức hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức ....................................................................................................................79 Bảng 2.19: Điểm TBC theo ý kiến đánh giá của các đối tượng khảo sát .................80 Bảng 2.20: Kết quả đánh giá chung về chương trình giáo dục .................................86 Bảng 2.21: Kết quả đánh giá chung về đội ngũ nhà trường ......................................89 Bảng 2.22: Kết quả đánh giá chung về quản lý cơ sở vật chất và khai thác nguồn thực phẩm ..................................................................................................................92 Bảng 2.23: Kết quả đánh giá chung về quản lý hoạt động tài chính.........................95 Bảng 2.24: Kết quả đánh giá chung về quản lý các yếu tố đầu vào..........................96 Bảng 2.25: Kết quả đánh giá chung về quản lý hoạt động chăm sóc .......................97 và nuôi dưỡng ............................................................................................................97
  9. viii Bảng 2.26: Kết quả đánh giá chung về quản lý hoạt động giáo dục .........................99 Bảng 2.27: Kết quả đánh giá chung về quản lý hoạt động giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật trong nhà trường .....................................................................................100 Bảng 2.28: Kết quả đánh giá chung về quản lý hoạt động tuyên truyền và phổ biến kiến thức khoa học ..................................................................................................102 Bảng 2.29: Kết quả đánh giá chung về quản lý các yếu tố đầu ra đáp ứng yêu cầu của ngành.................................................................................................................103 Bảng 2.30: Kết quả đánh giá chung về quản lý các yếu tố đầu ra đáp ứng yêu cầu của trường................................................................................................................105 Bảng 2.31: Kết quả đánh giá chung về quản lý các yếu tố đầu ra đáp ứng yêu cầu của trẻ và cha mẹ trẻ................................................................................................106 Bảng 2.32: Kết quả đánh giá chung về quản lý các yếu tố đầu ra đáp ứng yêu cầu của xã hội, cộng đồng và địa phương......................................................................108 Bảng 2.33: Kết quả đánh giá chung về quản lý dịch vụ công .................................109 Bảng 2.34: Số lượng dân cư trên địa bàn và số trẻ đến trường MN TP Hà Nội .....110 Bảng 2.35: Kết quả đánh giá chung về yếu tố chính sách tác động tới QLDVC....114 Bảng 2.36: Kết quả đánh giá chung về yếu tố nhận thức của công đồng dân cư ...116 Bảng 2.37: Kết quả đánh giá chung về yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dịch vụ công trong trường mầm non.............................................................................................118 Bảng 3.1. Ý kiến đánh giá về tính cấp thiết của các giải pháp ...............................155 Bảng 3.2. Ý kiến đánh giá tính khả thi của các giải pháp đề xuất ..........................157 Bảng 3.3. Kết quả đánh giá năng lực thực hiện các dịch vụ công của giáo viên Trường Mẫu giáo số 5 trước và sau thử nghiệm .....................................................166
  10. ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ TRONG LUẬN ÁN Hình 1.1: Các cấp độ quản lí chất lượng của Edward Sallis .....................................31 Hình 1.2. Chu trình Deming wikipedia.org/wiki/Chu_trình_PDCA [102] ..............34 Sơ đồ 1.1: Mô hình CIPO trong giáo dục theo Unessco ...........................................35 Sơ đồ 1.2: Mô hình CIPO trong QLDVC trường mầm non .....................................37 Biểu đồ 2.1: Mức độ đánh giá tổ chức hoạt động chăm sóc sức khỏe thể lực và tinh thần ................................................................................................................54 Biểu đồ 2.2: Mức độ thực hiện tổ chức hoạt động chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ ....57 Biểu đồ 2.3: Mức độ thực hiện các dịch vụ chăm sóc vệ sinh cho trẻ ......................59 Biểu đồ 2.4: Tổ chức hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ trong trường mầm non ...63 Biểu đồ 2.5: Mức độ đánh giá tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ ...........................66 Biểu đồ 2.6: Mức độ đánh giá về tổ chức hoạt động học..........................................68 Biểu đồ 2.7: Mức độ tổ chức hoạt động lao động cho trẻ .........................................69 Biểu đồ 2.8: Mức độ tổ chức các hoạt động ngày lễ, ngày hội cho trẻ (%) ..............72 Biểu đồ 2.9: Mức độ tổ chức hoạt động giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ...............75 Biểu đồ 2.10: Mức độ thực hiện dịch vụ tuyên truyền, phổ biến kiến thức..............78 Biểu đồ 2.11: Kết quả mức độ thực hiện chương trình giáo dục mầm non ..............85 Biểu đồ 2.12: Mức độ thực hiện về đội ngũ của nhà trường MN .............................88 Biểu đồ 2.13: Đánh giá chung về cơ sở vật chất và khai thác nguồn thực phẩm .....91 Biểu đồ 2.14: Kết quả đánh giá về quản lý hoạt động tài chính ...............................94 Biểu đồ 2.15: Kết quả đánh giá của CBQL và GV về QL hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng ................................................................................................................98 Biểu đồ 2.16: Mức độ khảo sát thực hiện chính sách phát triển giáo dục mầm non ...113 Biểu đồ 2.17: Kết quả mức độ nhận thức của cộng đồng về giáo dục mầm non ....115 Biểu đồ 3.1. Thâm niên công tác của đối tượng tham gia khảo sát ........................154 Biểu đồ 3.2. Năng lực nghề nghiệp của giáo viên trường mầm non trước và sau thử nghiệm giải pháp đào tạo, bồi dưỡng giáo viên ......................................................167
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Ngày nay DVC có vai trò rất quan trọng trong đời sống của mỗi người, gia đình và sự phát triển của xã hội, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến các nhu cầu cuộc sống và sự phát triển của con người. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, các nhu cầu thiết yếu cơ bản của người dân ngày càng phong phú đa dạng, đòi hỏi Chính phủ phải bảo đảm cung ứng khi thị trường chưa đáp ứng được và khắc phục những hạn chế của thị trường. Việc cung ứng DVC, nếu không đáp ứng được về số lượng, chất lượng hoặc chậm trễ sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích cơ bản của người dân, gây ra tình trạng bất bình đẳng và mất ổn định trong xã hội làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của đất nước. Do đó, việc tổ chức cung ứng các DVC cho người dân và cộng đồng là trách nhiệm ngày càng lớn của Chính phủ. Nhà nước có vai trò quan trọng trong quản lý và cung ứng dịch vụ công trong xã hội. Có các yếu tố chủ quan, yếu tố khách quan chi phối tới quản lý nhà nước đối với cung ứng DVC ở mỗi nước và luôn luôn xảy ra sự bất cập giữa một bên là cung về DVC mà đại diện là nhà nước và một bên là cầu về DVC mà đại diện là đòi hỏi của mọi người dân trong xã hội. Quản lý DVC trong giáo dục nói chung và GDMN trong thời gian gần đây được đặt ra nhằm giải quyết vấn đề đáp ứng nhu cầu của người dân, của người học, đặc biệt đối với cấp học thấp nhất là mầm non, đảm bảo thực hiện công bằng trong giáo dục, xây dựng nền móng bền vững cho sự phát triển của các bậc học tiếp theo. 1.2. Trong một thời gian dài, nước ta thực hiện chế độ kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp, nhà nước quán xuyến và cung cấp hầu hết mọi nhu cầu của người dân trên cơ sở kế hoạch hóa nền kinh tế nên người dân không có khái niệm “dịch vụ công” như cách hiểu hiện nay và nhà nước cũng chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề này. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI cũng như quan điểm chỉ đạo chiến lược phát triển GD đến năm 2020 đều khẳng định “đổi mới cơ bản toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa, hội nhập quốc tế, thích ứng với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN”.
  12. 2 Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN có sự điều tiết của Nhà nước, cùng với sự xuất hiện của nhiều thành phần kinh tế, nhà nước ta từng bước cho phép các thành phần tư nhân tham gia đầu tư kinh doanh trên những lĩnh vực mà trước đây nhà nước độc quyền cung cấp hàng hóa, dịch vụ trong đó có dịch vụ giáo dục. Đây là một chủ trương nhằm từng bước phát huy tính chủ động và huy động nguồn lực, vốn của các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân (cả trong và ngoài nước) với nhiều hình thức đầu tư khác nhau vào nhiều lĩnh vực khác nhau. Cùng với sự chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN có sự điều tiết của Nhà nước đã mang lại những thành tựu to lớn đối với sự phát triển của đất nước nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức đối với tất cả các chủ thể quản lý nói chung và chủ thể QLGD nói riêng, trong đó có GDMN. 1.3. Một thực tế cho thấy trong thời gian qua, chất lượng giáo dục ở các trường MN nói chung và các trường MN công lập nói riêng còn có những bất cập, chất lượng GDMN ở một số trường còn chưa được như mong muốn, QL trường MN công lập cũng có những bất cập, Bên cạnh đó, số lượng các trường MN tư thục, dân lập được thành lập mới trên các thành phố lớn trong đó có Hà Nội ngày càng tăng và là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với các trường MN công lập trên địa bàn Hà Nội. Vì vậy, muốn hòa nhập, phát triển và khẳng định vị thế của mình, các trường MN công lập phải đổi mới phương pháp quản lý trong đó quản lý DVC có tính chất quyết định. Dịch vụ công trong trường MN nói chung và trong trường MN công lập nói riêng đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Vì vậy, việc quản lý các dịch vụ này cần được quan tâm đặc biệt hơn nữa. 1.4. Vấn đề QLGD nói chung và QLGD trường MN nói riêng cũng đã được nhiều công trình quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về dịch vụ công và quản lý dịch vụ công trong trường MN công lập. Chính vì những lý do trên, đề tài: “Quản lý dịch vụ công trong trường mầm non công lập thành phố Hà Nội theo tiếp cận bảo đảm chất lượng” được chọn làm đề tài của công trình nghiên cứu này.
  13. 3 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn dịch vụ công, quản lý dịch vụ công trong trường mầm non công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận bảo đảm chất lượng, đề xuất các giải pháp quản lý dịch vụ công trong trường mầm non công lập để nâng cao chất lượng giáo dục mầm non. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Dịch vụ công trong trường mầm non công lập. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý dịch vụ công trong trường mầm non công lập thành phố Hà Nội theo tiếp cận BĐCL. 4. Giả thuyết khoa học Dịch vụ công và quản lý DVC ở các trường MN công lập thành phố Hà Nội trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả tốt, tuy nhiên vẫn còn có những hạn chế, bất cập, chưa hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Nếu đề xuất và áp dụng được các giải pháp quản lý DVC ở các trường MN công lập theo tiếp cận ĐBCL dựa vào mô hình CIPO trong quản lý, thì CL DVC trong trường MN công lập sẽ được nâng cao đáp ứng yêu cầu xã hội. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của quản lý dịch vụ công trong trường mầm non công lập theo tiếp cận bảo đảm chất lượng. 5.2. Nghiên cứu thực trạng dịch vụ công và quản lý dịch vụ công trong trường mầm non công lập thành phố Hà Nội theo tiếp cận bảo đảm chất lượng 5.3. Đề xuất giải pháp quản lý dịch vụ công trong trường mầm non công lập thành phố Hà Nội theo tiếp cận bảo đảm chất lượng và tiến hành khảo nghiệm các giải pháp, thử nghiệm 01 giải pháp nhằm kiểm chứng giả thuyết khoa học của đề tài và kiểm nghiệm tính khả thi, hiệu quả của các giải pháp đã được đề xuất. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 6.1. Về nội dung nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu về dịch vụ công và quản lý dịch vụ công trong
  14. 4 trường mầm non công lập thành phố Hà Nội theo tiếp cận bảo đảm chất lượng dựa vào mô hình CIPO trong quản lý yếu tố đầu vào, quản lý yếu tố quá trình, quản lý yếu tố đầu ra, quản lý yếu tố bối cảnh. 6.2. Về đối tượng, địa bàn và thời gian khảo sát 6.2.1. Đối tượng khảo sát: CBQL trường MN; giáo viên và cha mẹ trẻ. 6.2.2. Địa bàn khảo sát: Nghiên cứu tại 6 quận/huyện/thị xã gồm: quận Hoàn Kiếm, Quận Ba Đình, Quận Hà Đông, Thị xã Sơn Tây, Huyện Sóc Sơn, Huyện Ba Vì thuộc thành phố Hà Nội. 6.2.3. Thời gian: từ 2018-2020. 7. Các cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu. 7.1. Cách tiếp cận 7.1.1.Tiếp cận bảo đảm chất lượng Trong quá trình nghiên cứu, QLDVC trong trường MN công lập theo tiếp cận BĐCL. Các hoạt động quản lý DVC trong trường MN công lập đều hướng đến nâng cao chất lượng của quản lý yếu tố đầu vào, quản lý yếu tố quá trình, quản lý yếu tố đầu ra, quản lý yếu tố bối cảnh trong trường MN công lập thành phố Hà Nội. 7.1.2. Tiếp cận cung – cầu Cách tiếp cận cung - cầu trong nghiên cứu này là dựa trên yêu cầu của ngành GD&ĐT, của xã hội, của cha mẹ trẻ và trẻ. Các DVC được cung cấp trong trường MN công lập phải thoả mãn các yêu cầu của ngành, của xã hội, của CMT và của trẻ theo các tiêu chí BĐCL của GDMN. 7.1.3. Dựa vào mô hình CIPO trong quản lý dịch vụ công trong trường mầm non theo tiếp cận BĐCL Việc nghiên cứu trong luận án này dựa vào mô hình CIPO là một mô hình giáo dục đã được Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) thừa nhận và tiếp cận BĐCL. Tiếp cận phối kết hợp này bao gồm tiếp cận các yếu tố đầu vào (Input), quá trình (Process), đầu ra (Output) và tác động của bối cảnh (Context) nhằm bảo đảm chất lượng DVC trong trường MN công lập. 7.1.4. Tiếp cận hoạt động Trong nghiên cứu này các hoạt động cung cấp DVC trong trường MN là một hệ thống các chuỗi hoạt động được diễn ra liên tục trong trường MN, được thể hiện ở 4 hoạt động: (1) Tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ; (2) Tổ chức hoạt
  15. 5 động giáo dục trẻ (3) Tổ chức hoạt động giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong nhà trường (4) Tổ chức hoạt động tuyên truyền và phổ biến kiến thức về chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ. Với quan điểm này, thực chất của việc nghiên cứu quản lý DVC trong trường MN công lập là triển khai nghiên cứu QL các hoạt động DVC trong nhà trường nhằm ĐBCL đáp ứng yêu cầu của xã hội. 7.2. Phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Nghiên cứu các vấn đề lý luận có liên quan đến DVC trong GD nói chung và quản lý DVC trong trường MN nói riêng bằng cách phân tích – tổng hợp, khái quát hóa các lý thuyết, quan điểm khoa học để xây dựng cơ sở lý luận về vấn đề quản lý DVC trong trường MN công lập nhằm BĐCL. 7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua bảng khảo sát dành cho CBQL, GV, PH nhằm tìm hiểu về thực trạng DVC, QLDVC trong trường MNCL. - Phương pháp nghiên cứu định tính thông qua phỏng vấn sâu CBQL GDMN, GVMN, nhân viên chăm sóc trẻ và cha mẹ trẻ làm rõ hơn kết quả nghiên cứu định lượng, nguyên nhân để đề xuất giải pháp quản lý DVC. 7.2.3. Nhóm các phương pháp bổ trợ khác - Phương pháp chuyên gia Tham khảo ý kiến của một số nhà khoa học thuộc lĩnh vực QLGD về một số vấn đề có liên quan tới đề tài nghiên cứu. - Phương pháp khảo nghiệm Lấy ý kiến của chuyên gia về QLGD, QLGDMN, CBQL, giảng viên ở các trường có đào tạo GVMN về giải pháp QLDVC đã được đề xuất. - Phương pháp xử lý số liệu Sử dụng các kỹ thuật thống kê qua phần mềm SPSS 22.0 để xử lý các số liệu và dữ liệu thu thập được. 8. Các luận điểm bảo vệ 8.1. Quản lý DVC trong trường MN có tính quyết định đến BĐCL các dịch vụ công trong trường MN. Vận dụng tiếp cận BĐCL dựa vào mô hình CIPO trong quản lý DVC trong trường MN công lập sẽ nâng cao CL GDMN.
  16. 6 8.2. Thực trạng tổ chức hoạt động DVC và QLDVC trong trường MN công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội cơ bản đã đáp ứng các yêu cầu của ngành GD&ĐT, của xã hội, của cha mẹ và trẻ. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có những hạn chế cần được khắc phục và cải thiện để BĐCL DVC trong trường MN công lập. 8.3. Các giải pháp được đề xuất và áp dụng trong quản lý DVC trong trường MN công lập theo tiếp cận ĐBCL dựa vào mô hình CIPO trong quản lý thì chất lượng DVC trong trường MN công lập sẽ được nâng cao. 9. Đóng góp mới của đề tài 9.1. Về lý luận Làm sáng tỏ một số khái niệm như: DVC trong giáo dục, DVC trong trường MN công lập; chất lượng dịch vụ công, quản lý DVC trong trường MN… và xây dựng được khung lý luận cho việc nghiên cứu giải pháp quản lý DVC trong trường MN công lập theo tiếp cận bảo đảm chất lượng. 9.2. Về thực tiễn - Phát hiện được một số vấn đề của thực trạng DVC và QLDVC trong các trường MN công lập thành phố Hà Nội. - Đề xuất giải pháp quản lý DVC trong trường MN công lập theo tiếp cận BĐCL có tính khả thi và hiệu quả trong việc nâng cao CL GDMN. - Là tài liệu tham khảo giúp CBQL, GV và nhân viên bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. 10. Cấu trúc của luận án Ngoài các phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận án có cấu trúc gồm 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận của dịch vụ công và quản lý dịch vụ công trong trường mầm non công lập theo tiếp cận bảo đảm chất lượng. Chương 2: Thực trạng dịch vụ công và quản lý dịch vụ công trong trường mầm non công lập thành phố Hà Nội theo tiếp cận bảo đảm chất lượng. Chương 3: Giải pháp quản lý dịch vụ công trong trường mầm non công lập thành phố Hà Nội theo tiếp cận đảm bảo chất lượng.
  17. 7 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA DỊCH VỤ CÔNG VÀ QUẢN LÝ DỊCH VỤ CÔNG TRONG TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP THEO TIẾP CẬN BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về dịch vụ công và dịch vụ công trong trường mầm non Dịch vụ công ra đời là một yếu tố khách quan, nhằm đáp ứng các nhu cầu thiết yếu chung của người dân và cộng đồng, đảm bảo ổn định và công bằng xã hội. Trên thế giới và ở tại Việt Nam, DVC được nghiên cứu tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau, qua các nghiên cứu cho thấy vai trò quan trọng của nhà nước trong việc cung cấp các dịch vụ cho cộng đồng, phục vụ nhu cầu và lợi ích chung thiết yếu của xã hội. Dịch vụ công và quản lý dịch vụ công là một chủ đề hấp dẫn được các nhà nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam quan tâm và khai thác ở nhiều khía cạnh khác nhau, cụ thể qua các công trình nghiên cứu sau đây: Công trình nghiên cứu về dịch vụ công của các tác giả nước ngoài Thứ nhất, nghiên cứu về DVC và vai trò của Nhà nước trong cung ứng dịch vụ công tiêu biểu có một số công trình nghiên cứu sau đây: Các nghiên cứu của LeGrand [87], David Osborne và Ted Gaebler [80]; Wallis J. và Dollery B [96]: đã nêu những hạn chế của nhà nước khi cung ứng dịch vụ công, do sự phát triển của khoa học - công nghệ, do các quan điểm bảo thủ, không chịu thay đổi của Nhà nước, cùng với sự phát triển của xã hội, đòi hỏi phải đổi mới quản lý của nhà nước về quản lý dịch vụ công cũng nên có những thay đổi để phù hợp với xu thế chung, tuy nhiên các quan điểm quản lý dịch vụ công trong giai đoạn này phần lớn dựa vào quyết định của người đứng đầu nhà nước. Thứ hai, về vấn đề ủy quyền cho tư nhân tham gia cung ứng các DVC có một số công trình tiêu biểu như các nghiên cứu của Johnstone and Wood [84]; Seungho Lee [92]… Trong các nghiên cứu này, các tác giả đề cập đến dịch vụ công đã được giao quyền cung ứng cho tư nhân.
  18. 8 Thứ ba, Nghiên cứu của các tổ chức nước ngoài có liên quan tới dịch vụ công được cung ứng tại Việt Nam, tiêu biểu là công trình của các Ngân hàng Phát triển Châu Á [53]. Trong nghiên cứu này, các tác giả đưa ra những ý kiến nhằm tham vấn cho Nhà nước trong việc quản lý và cung ứng DVC và đã đề cập đến vai trò của các tổ chức phi chính phủ trong quá trình hỗ trợ các tổ chức của Việt Nam. Thứ tư, nghiên cứu về Chất lượng dịch vụ trong giáo dục cũng được quan tâm nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới, thể hiện qua các nghiên cứu trên các góc nhìn khác nhau, từ các khía cạnh khác nhau, cụ thể sau đây: Các công trình của các giả Ahmad và Garg [74]; Al-Dulaimi, Z. Y. S. [76]; Senol, H., & Dagli, G [91] đã nghiên cứu qua các góc nhìn khác nhau của Hiệu trưởng, giảng viên, sinh viên và qua nhà tuyển dụng về chất lượng DVGD gồm có danh tiếng học thuật của trường, cơ hội nghề nghiệp, chương trình đào tạo, chi phí và thời gian đào tạo, cơ sở vật chất và nơi trường học đóng. Trong đó được đánh giá cao nhất là khía cạnh cơ sở vật chất của nhà trường. Nghiên cứu đã chỉ ra được mức độ đánh giá chất lượng DVGD từ góc nhìn của sinh viên, tuy nhiên nghiên cứu này chưa khảo sát những đối tượng liên quan khác như GV, nhà quản lý, nhà tuyển dụng; sự mong đợi của học sinh, sinh viên về sự mong đợi về CLDV trong trường học, các vấn đề chất lượng dịch vụ trong bối cảnh giáo dục và sự đóng góp trong việc xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí, nâng cao nhận thức của Hiệu trưởng, của giáo viên và đóng góp của họ để tạo ra văn hóa chất lượng nhà trường từ đó nâng cao chất lượng của các trường. Bàn về chất lượng dịch vụ giáo dục mầm non, có một số nghiên cứu sau: Tác giả Dora Choi Wa Ho [82] đã chỉ ra vai trò của lãnh đạo trong các vấn đề liên quan đến chất lượng của các chương trình MN ở Hồng Kông. Brodin, J., & Renblad, K. [77] đưa ra quan điểm của GVMN và nhân viên chăm sóc trẻ em về chương trình giảng dạy quốc gia cho trường MN ở Thụy Điển. Chất lượng dịch vụ giáo dục MN từ góc nhìn của cha mẹ trẻ MN. Đối với độ tuổi MN, CMT có vai trò quan trọng trong việc đánh giá CLDV giáo dục. Quan điểm của CMT về CLDV chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ hầu hết được đề cập từ góc độ hài lòng của trẻ và CMT.
  19. 9 Nhóm Nor Asiah Omar [89] và cộng sự đã có nghiên cứu tác động của chất lượng dịch vụ đối với sự hài lòng và tin tưởng của cha mẹ. Nó cũng khám phá mối quan hệ giữa sự hài lòng, tin tưởng và lòng trung thành trong một trường MN. Chất lượng dịch vụ cảm nhận trong một trường MN đã nhận được sự chú ý ngày càng tăng của các nhà nghiên cứu trong thập kỷ qua. Bằng chứng nghiên cứu đã tiết lộ rằng việc nhận thức về chất lượng dịch vụ có ảnh hưởng đến sự hài lòng và tin tưởng. Scopelliti, M., & Musatti, T. [92] đã có nghiên cứu của cha mẹ về chất lượng dịch vụ GDMN liên quan đến nội dung chăm sóc trẻ em và sự hài lòng chung với dịch vụ trong các trường MN. Cleveland, J., Susman-Stillman, A., và Halle, T. [90] đã nghiên cứu các thành tố của chất lượng dịch vụ GDMN bao gồm thực hành chăm sóc trẻ, các chiến lược để thực hiện phù hợp với sự phát triển hướng dẫn thực hành (bao gồm sử dụng chương trình giảng dạy và chiến lược đánh giá trẻ em), chiến lược hỗ trợ trẻ em phát triển kỹ năng xã hội và cảm xúc. Quan điểm của CMT và các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc trẻ MN về chất lượng và chất lượng thực hành, và mối liên kết giữa những thực tiễn và kết quả cho trẻ em và gia đình được nghiên cứu. Tác giả Jang, L. F., Moore, L., & Lin, Y. M. [83] có tìm hiểu về nhận thức và sự hài lòng của CMT về CLDV của GDMN ở Đài Loan; nghiên cứu của Virtanen, A., & Runtti, S. [85], về chất lượng dịch vụ GD mầm non ở Phần Lan. Tác giả Aidanazima, A. [75] có nghiên cứu ảnh hưởng của sự hài lòng của CMT đến CLDV ở trẻ em trung tâm chăm sóc đặc biệt ở Pusat Perkembangan Kanak-kanak Tunku Puteri Intan Safinaz (PPKKTPIS) đặt tại Đại học Utara Malaysia, Sintok, Kedah và Pewaris Generasi UniMAP ở thành phố Kangar, Perlis, Malaysia để xác định xem cha mẹ gửi con đến cả trung tâm chăm sóc trẻ đều hài lòng với dịch vụ cung cấp hay không. Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ (chất lượng tin cậy, chất lượng đảm bảo, chất lượng hữu hình, chất lượng đồng cảm và chất lượng đáp ứng) và sự hài lòng của người dùng đối với các DV được cung cấp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2