Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập Thành phố Hà Nội
lượt xem 6
download
Luận án "Quản lý giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập Thành phố Hà Nội" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu lý luận, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập Thành phố Hà Nội, đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập Thành phố Hà Nội.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập Thành phố Hà Nội
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI BÙI LÊ ANH QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIỮ AN TOÀN THÂN THỂ CHO TRẺ 5-6 TUỔI TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2023
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI BÙI LÊ ANH QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIỮ AN TOÀN THÂN THỂ CHO TRẺ 5-6 TUỔI TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP THÀNH PHỐ HÀ NỘI Ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 9 14 01 14 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Ngọc Hà HÀ NỘI - 2023
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Những kết quả nghiên cứu của luận án chưa từng được công bố trong các công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả luận án Bùi Lê Anh
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .......................................................................1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................4 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ......................................................5 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án ..................................................................8 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án .................................................................8 7. Cơ cấu của luận án ..................................................................................................9 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIỮ AN TOÀN THÂN THỂ CHO TRẺ 5-6 TUỔI ...............10 1.1. Nghiên cứu về giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ mẫu giáo ...........10 1.2. Nghiên cứu về quản lý giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non ........................................................................................................26 1.3. Đánh giá những công trình đã được nghiên cứu và các vấn đề luận án cần giải quyết ..........................................................................................................................32 Kết luận chương 1 ...................................................................................................34 Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIỮ AN TOÀN THÂN THỂ CHO TRẺ 5-6 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON ............36 2.1. Giáo dục mầm non và trường mầm non công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân .............................................................................................................................36 2.2. Kỹ năng giữ an toàn thân thể của trẻ 5-6 tuổi ....................................................41 2.3. Giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non ....50 2.4. Quản lý giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non .............................................................................................................................63 2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non ......................................................................................73 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIỮ AN TOÀN THÂN THỂ CHO TRẺ 5-6 TUỔI TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON ..77 THÀNH PHỐ HÀ NỘI ...........................................................................................77 3.1. Khái quát về các trường mầm non công lập Thành phố Hà Nội .......................77 3.2. Tổ chức khảo sát thực trạng ...............................................................................78
- 3.3. Thực trạng giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập Thành phố Hà Nội ......................................................................83 3.4. Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập Thành phố Hà Nội ....................................................97 3.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non công lập Thành phố Hà Nội ....................115 3.6. So sánh thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập nội thành và các trường mầm non công lập ngoại thành Thành phố Hà Nội ...............................................................................121 3.7. Yếu tố ảnh hưởng mạnh đến quản lý giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ 5-6 tuổi ...............................................................................................................122 3.8. Đánh giá chung về thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non công lập Thành phố Hà Nội.................................128 Kết luận chương 3 .................................................................................................130 Chương 4. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIỮ AN TOÀN THÂN THỂ CHO TRẺ 5-6 TUỔI TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP THÀNH PHỐ HÀ NỘI ................................................................................132 4.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ..........................................................................132 4.2. Các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập Thành phố Hà Nội ..................................................134 4.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ......................................................................154 4.4. Khảo nghiệm mức độ cấp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất .............156 4.5. Thử nghiệm biện pháp .....................................................................................160 Kết luận chương 4 .................................................................................................166 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................................167 I. KẾT LUẬN..........................................................................................................167 II. KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................169 PHỤ LỤC 1 ............................................................................................................172 PHỤ LỤC 2 ............................................................................................................186 PHỤ LỤC 3 ............................................................................................................189 PHỤ LỤC 4 ............................................................................................................191 PHỤ LỤC 5 ............................................................................................................193
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CBQL Cán bộ quản lý CNTT Công nghệ thông tin CSVC Cơ sở vật chất CTĐT Chương trình đào tạo GV Giáo viên GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GDMN Giáo dục mầm non QLDH Quản lý dạy học KNS Kỹ năng sống
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Nội dung giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ 5-6 tuổi theo Chương trình giáo dục mầm non...............................................................................45 Bảng 2.2: Nội dung giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể trẻ 5-6 tuổi cần đạt được theo Bộ chuẩn đánh giá cuối độ tuổi .........................................................................46 Bảng 3.1. Đặc điểm khách thể cán bộ quản lý và giáo viên tại các trường mầm non ...................................................................................................................................79 Bảng 3.2. Tổng hợp số phiếu cả 02 đối tượng CBQL và GV ...................................80 Bảng 3.3. Ý nghĩa của ĐTB thống kê .......................................................................82 Bảng 3.4: Thực trạng đánh giá về tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ 5-6 tuổi.....................................................................................83 Bảng 3.5: Thực trạng biểu hiện các kỹ năng giữ an toàn thân thể của trẻ 5-6 tuổi ..84 Bảng 3.6: Thực trạng mức độ thực hiện giáo dục các kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ 5-6 tuổi của giáo viên ....................................................................................86 Bảng 3.7: Thực trạng thực hiện mục tiêu giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ 5-6 tuổi .................................................................................................................87 Bảng 3.8: Thực trạng thực hiện nội dung, chương trình giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ 5-6 tuổi.....................................................................................88 Bảng 3.9: Thực trạng thực hiện các phương pháp giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non .....................................................90 Bảng 3.10: Thực trạng thực hiện các hình thức giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non .............................................................91 Bảng 3.11: Thực trạng các điều kiện phục vụ giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non ...................................................................92 Bảng 3.12: Thực trạng về việc tham gia giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non ..........................................................................94 Bảng 3.13: Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ 5-6 tuổi ....................................................................................................95 Bảng 3.14: Thực trạng quản lý mục tiêu giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ 5-6 tuổi .................................................................................................................98
- Bảng 3.15: Thực trạng quản lý nội dung, chương trình giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ 5-6 tuổi theo đánh giá của CBQL và GV ......................................100 Bảng 3.16: Thực trạng quản lý hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non..................................................................102 Bảng 3.17: Thực trạng quản lý phương pháp tổ chức giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non ..........................................................104 Bảng 3.18: Thực trạng quản lý giáo viên thực hiện giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non ..................................................106 Bảng 3.19: Thực trạng quản lý nề nếp học tập và rèn luyện kỹ năng giữ an toàn thân thể của trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non ..................................................................108 Bảng 3.20: Thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non ..................................................110 Bảng 3.21: Thực trạng quản lý các điều kiện phục vụ giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non ..........................................................112 Bảng 3.22: Thực trạng quản lý phối hợp với gia đình tham gia hoạt động giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non .........................114 Bảng 3.23: Thực trạng các yếu tố thuộc về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội ảnh hưởng đến quản lý giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non ..................................................................................................................116 Bảng 3.24: Thực trạng các yếu tố thuộc về gia đình ảnh hưởng đến quản lý giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non .........................117 Bảng 3.25: Thực trạng các yếu tố thuộc về môi trường sư phạm ảnh hưởng đến quản lý giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non .................................................................................................................................118 Bảng 3.26: Thực trạng các yếu tố thuộc về chủ thể quản lý ảnh hưởng đến quản lý giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non ..........119 Bảng 3.27: Thực trạng các yếu tố thuộc về giáo viên ảnh hưởng đến quản lý giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non ..................120 Bảng 3.28: Kiểm định t-test sự khác biệt giữa nội thành và ngoại thành các tiêu chí quản lý giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể ........................................................121 Bảng 3.29: Kiểm định t-test sự khác biệt giữa nội thành và ngoại thành yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể .....................................122
- Bảng 3.30: Phân tích nhân tố khám phá – Phương pháp nhân tố chính (Principal component analysis PCA) .......................................................................................123 Bảng 3.31: Giá trị Cronbach’s Alpha của các câu hỏi ............................................124 Bảng 3.32: Kết quả mô hình tối ưu – giá trị chuẩn hóa ..........................................126 Bảng 4.1: Mức độ thang đo .....................................................................................157 Bảng 4.2. Khảo sát tính cần thiết của các biện pháp ...............................................157 Bảng 4.3. Khảo sát tính khả thi của các biện pháp .................................................158 Bảng 4.4. Ý nghĩa của điểm trung bình thống kê ...................................................162 Bảng 4.5: Kết quả đánh giá quá trình triển khai bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm công lập .................162 Bảng 4.6: Kết quả tự đánh giá của GV trước và sau bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non công lập ..163 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức tại trường mầm non ..........................................................38 Hình 3.1. Biểu đồ tỉ lệ các trường mầm non tại Hà Nội 2023 ..................................77 Hình 3.2: Kết quả mô hình tối ưu – giá trị chuẩn hóa............................................127 Hình 4.1. Quy trình quản lý hoạt động chuẩn bị soạn bài của giáo viên ................138 Hình 4.2. Quy trình quản lý phương pháp giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ 5-6 tuổi ...............................................................................................................139 Hình 4.3. Quy trình quản lý hình thức giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ 5-6 tuổi ....................................................................................................................140 Hình 4.4. Quy trình quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ 5-6 tuổi ....................................................................................................................141 Hình 4.5. Quy trình quản lý đánh giá kết quả giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ 5-6 tuổi ........................................................................................................142 Hình 4.6. Quy trình bồi dưỡng giáo viên năng lực giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ 5-6 tuổi ..................................................................................................148 Hình 4.7: Kết quả tự đánh giá của GV trước và sau bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể trẻ 5-6 tuổi ..................................................164
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Ở bất cứ thời đại nào và xã hội nào, kỹ năng sống luôn là những bí quyết giúp con người thích ứng với môi trường sống, học tập, lao động, làm việc... Đặc biệt, trong xã hội với nhịp sống gấp gáp, công việc bộn bề và sự cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, kỹ năng sống lại càng được coi trọng. Bởi kỹ năng sống chính là hành trang mà mỗi người cần dùng trong mọi lúc, mọi nơi, với mọi người, với chính mình và trải dài trong suốt cuộc đời của mỗi con người. Trẻ em 5-6 tuổi là lứa tuổi được đặc biệt chú ý tại trường mầm non. Bởi trẻ 5-6 tuổi sẽ có bước chuyển hóa từ hoạt động vừa học vừa chơi tại trường mầm non sang hoạt động học tập tại trường tiểu học. Đây là một bước ngoặt rất lớn đối với trẻ ở lứa tuổi này. Với vẻ bề ngoài còn non nớt, chưa phát triển hoàn thiện về mặt thể chất cộng thêm đặc tính tò mò, hiếu động, luôn muốn tìm tòi khám phá mọi điều xung quanh mình, trẻ 5-6 tuổi có rất nhiều nguy cơ phải đối mặt với những những tình huống xấu và nguy hiểm xảy đến cho bản thân. Chính vì vậy, trẻ 5- 6 tuổi rất cần được cung cấp những kiến thức kỹ năng sống cơ bản, đặc biệt là kỹ năng giữ an toàn thân thể để giúp trẻ nhận diện, đồng thời biết lựa chọn, tìm ra những cách ứng phó tích cực, vượt qua được những thách thức, hiểm nguy đến với thân thể mình mà đôi khi đó còn là những hiểm nguy đến cả tính mạng của trẻ. Năm 1989, trong Công ước của Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em đã khẳng định: “Không ai được phép làm tổn hại đến trẻ em. Các nước khi ký phê chuẩn Công ước này sẽ phải thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ trẻ em, đồng thời có các biện pháp giáo dục phù hợp nhằm hình thành kỹ năng tự bảo vệ cho mình”. [28]. Giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ 5-6 tuổi trở thành một nhiệm vụ không thể thiếu được trong hoạt động giáo dục của mỗi nhà trường. Từ năm học 2010 - 2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành bộ Chuẩn phát triển của trẻ 5-6 tuổi, trong đó có những chỉ số phát triển thể hiện kỹ năng giữ an toàn thân thể: “Trẻ có hiểu biết và thực hành an toàn cá nhân” [5]; Năm 2015, công văn số 463/BGDĐT-GDTX của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn triển khai thực hiện 1
- giáo dục kỹ năng sống, ghi rõ nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non: “Giúp trẻ thực hiện những quy tắc an toàn thông thường” [8] … Từ đó, nhiều trường mầm non cũng đã chú trọng đến việc giáo dục kỹ năng này cho trẻ. Thành phố Hà Nội là thủ đô, trung tâm văn hoá, kinh tế, chính trị của cả nước. Với sự phát triển đô thị nhanh chóng, dân số ngày một tăng cao, Hà Nội phải đối mặt với rất nhiều thách thức, nguy cơ rủi ro và những vấn nạn của xã hội. Chính vì vậy, việc giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ em ngay từ khi còn ở trường mầm non đã là một nhu cầu cấp bách của cả gia đình và xã hội. Tuy nhiên, do đặc thù tại các trường mầm non công lập trên địa bàn Thành phố Hà Nội hiện nay, giáo dục kỹ năng sống, đặc biệt là giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể chưa nằm trong chương trình giáo dục chính thức của nhà trường mà chỉ: “thông qua việc tích hợp vào các môn học và các hoạt động giáo dục” và: “Tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục kỹ năng sống phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường, đặc điểm của đại phương, nhu cầu khả năng của học sinh” [8]. Nên quá trình giáo dục và quản lý hoạt động giáo dục này tại các trường mầm non công lập Thành phố Hà Nội đang gặp rất nhiều bất cập. Giáo viên mầm non bối rối, chưa có kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống, hiệu trưởng và các nhà quản lý nhà trường chưa trú trọng đào tạo quản lý hoạt động giáo dục này, nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục chưa được thống nhất, việc kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục cũng ít được chú ý … Tình trạng trẻ em nói chung và trẻ em 5-6 tuổi ở thủ đô nói riêng ngày càng thụ động, không biết ứng phó trong những hoàn cảnh nguy cấp, không biết cách bảo vệ bản thân trước các tình huống nguy hiểm, tìm kiếm sự giúp đỡ... dẫn đến việc trẻ em bị tai tạn, thương tích, lạm dụng sức lao động, xâm hại tình dục, bắt cóc... để lại những hậu quả thật thương tâm và đáng tiếc ngày càng nhiều trong xã hội. Thực tế này khiến cho xã hội, các nhà tâm lý giáo dục, đặc biệt là bậc học giáo dục mầm non phải suy nghĩ. Bên cạnh đó, thực trạng giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non công lập tại Thành phố Hà Nội chưa được khái quát thành bức tranh toàn cảnh và chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách hệ thống các biện pháp giáo dục kỹ giữ an toàn thân thể cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. 2
- Để việc giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ 5-6 tuổi đạt được hiệu quả tốt, đem lại lợi ích cho cá nhân trẻ, cho mỗi gia đình và toàn xã hội thì việc quản lý giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ tại các trường mầm non là hoạt động tiên quyết. Bởi quản lý tốt về mục tiêu, kế hoạch, nội dung chương trình, phương pháp, hình thức, điều kiện cơ sở vật chất, lực lượng tham gia giáo dục… chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả giáo dục cao. Chính vì vậy, tôi lựa chọn đề tài: "Quản lý giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập Thành phố Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu để tìm ra những biện pháp khắc phục những hạn chế trong công tác quản lý, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ 5-6 tuổi nói riêng và chất lượng đào tạo giáo dục mầm non nói chung. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập Thành phố Hà Nội, đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập Thành phố Hà Nội, góp phần nâng cao kết quả quản lý hoạt động này, qua đó nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng giữ an toàn cho trẻ, đáp ứng mục tiêu chăm sóc, giáo dục toàn diện nhân cách cho trẻ 5-6 tuổi trong giai đoạn hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non. Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non. Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng giáo dục và quản lý giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập Thành phố Hà Nội; thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non công lập Thành phố Hà Nội. 3
- Đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập Thành phố Hà Nội và thử nghiệm 01 biện pháp trong thực tiễn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập Thành phố Hà Nội. 3.2. Khách thể nghiên cứu Quá trình quản lý giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập Thành phố Hà Nội. 3.3. Phạm vi nghiên cứu a. Giới hạn nội dung nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu 07 kỹ năng thành phần của kỹ năng giữ an toàn thân thể. Đó là: Kỹ năng ăn uống an toàn; Kỹ năng an toàn khi tự chơi; Kỹ năng tham gia giao thông; Kỹ năng ứng xử khi bị lạc; Kỹ năng tránh bị xâm hại thân thể, quấy rối tình dục; Kỹ năng ứng xử trong một số tình huống cụ thể; Kỹ năng phòng tránh một số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ; Luận án tập trung tìm hiểu các nội dung quản lý giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ 5-6 tuổi trường mầm non công lập Thành phố Hà Nội theo hướng tiếp cận quá trình giáo dục và chức năng quản lý. b. Giới hạn về chủ thể nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu chủ thể quản lý là Hiệu trưởng các trường mầm non công lập. Các chủ thể khác là tổ trưởng chuyên môn và giáo viên mầm non. c. Giới hạn địa bàn khảo sát Luận án tập trung nghiên cứu giáo viên, cán bộ quản lý tại 25 trường mầm non công lập tại các quận nội thành, ngoại thành và một số huyện lân cận của Thành phố Hà Nội. d. Giới hạn khách thể điều tra, khảo sát 4
- Nghiên cứu được tiến hành trên 450 người thuộc 2 nhóm khách thể là nhóm cán bộ quản lý giáo dục và nhóm giáo viên. Cụ thể: Cán bộ quản lý giáo dục là 75 người; giáo viên là 375 người. e. Giới hạn thời gian nghiên cứu Luận án nghiên cứu các hoạt động giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập Thành phố Hà Nội dựa trên dữ liệu từ năm 2017 đến năm 2022. (Thống kê dữ liệu, khảo sát thực trạng, phỏng vấn và thử nghiệm). 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Tiếp cận nghiên cứu - Tiếp cận hệ thống: Nghiên cứu quản lý giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ 5-6 tuổi trường mầm non công lập Thành phố Hà Nội theo hướng tiếp cận hệ thống có nghĩa là phải nghiên cứu vấn đề này trong mối quan hệ biện chứng với các nội dung chăm sóc, giáo dục trẻ em tại trường mầm non. Xem xét các nội dung quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ 5-6 tuổi trong mối quan hệ mật thiết, tác động tương hỗ với các yếu tố môi trường sống, môi trường gia đình và cả các yếu tố thuộc về nhà trường như nhận thức và năng lực của chủ thể quản lý, giáo viên mầm non, trẻ em, phương pháp, hình thức giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể trong nhà trường… - Tiếp cận quá trình: Tiếp cận quá trình trong nghiên cứu giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ 5-6 tuổi trường mầm non là việc nghiên cứu sâu các thành tố của quá trình giáo dục từ mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục, kiểm tra đánh giá, giáo viên mầm non, trẻ em, điều kiện cơ sở vật chất, sự phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong hoạt động giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ. Tiếp cận quá trình sẽ giúp cho việc định hướng của chủ thể quản lý hoạt động này xác định được các nội dung chỉ đạo của chủ thể quản lý nhà trường đối với việc thực hiện các thành tố nêu trên. Tiếp cận này cũng sẽ là định hướng cơ bản trong việc xác định các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ 5-6 tuổi trường mầm non công lập Thành phố Hà Nội. 5
- - Tiếp cận chức năng quản lý: Tiếp cận chức năng quản lý với 04 chức năng cơ bản như lập kế hoạch, chỉ đạo, tổ chức, kiểm tra đánh giá là tiền đề, phương thức hành động của các chủ thể quản lý nhằm quản lý các thành tố của quá trình giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ 5-6 tuổi trường mầm non công lập Thành phố Hà Nội. - Tiếp cận hoạt động: Thông qua hoạt động, trẻ mới có thể học tập và phát triển. Vì vậy, nội dung giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ được thực hiện thông qua môi trường giáo dục và các hoạt động trong đó. Các hoạt động này được xây dựng theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm để thấy rõ sự phát triển của trẻ. - Tiếp cận phát triển: Nội dung giáo dục luôn phát triển để phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ. Quá trình quản lý cũng luôn thay đổi theo chiều hướng tích cực và phát triển theo sự phát triển của sự vật hiện tượng. Các hoạt động giáo dục dành cho trẻ luôn vận động và phát triển theo quá trình tiến triển của trẻ. 4.2. Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: - Phương pháp nghiên cứu văn bản tài liệu: Thu thập, tổng hợp các tài liệu có liên quan đến quản lý giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ 5-6 tuổi (văn bản pháp quy của Đảng và Nhà nước, Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT…; các tài liệu, công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước liên quan đến luận án…); sau đó phân loại tài liệu, lựa chọn những tài liệu phù hợp với nội dung nghiên cứu chính của luận án để từ đó xây dựng cơ sở lý luận của luận án. - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Từ khung lý thuyết được xây dựng của đề tài, thiết kế bảng hỏi để các đối tượng được khảo sát (cán bộ quản lý, giáo viên, chuyên viên, phụ huynh…) tự đánh giá về thực trạng giáo dục và quản lý giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập. Đây là nguồn dữ liệu chính để tìm hiểu về thực trạng của việc giáo dục cũng như quản lý giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ mầm non. Từ đây, luận án có cơ sở đưa ra những nhận định và giải quyết vấn đề. 6
- - Phương pháp quan sát: Quan sát kỹ năng giữ an toàn thân thể của trẻ 5-6 tuổi và hoạt động giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ 5-6 tuổi nhằm thu thập thông tin hỗ trợ cho những kết quả thu được từ phương pháp điều tra bảng hỏi. - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Qua các sản phẩm hoạt động như hồ sơ quản lý, kế hoạch giáo dục, báo cáo tổng kết, giáo án soạn bài, sổ nhận xét đánh giá, sổ dự giờ, các mô hình, sản phẩm sau khi thực hiện, mức độ kỹ năng giữ an toàn thân thể của trẻ 5-6 tuổi… để hỗ trợ việc phân tích, đánh giá thực trạng giáo dục, quản lý giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ. - Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn cán bộ quản lý cấp phòng, hiệu trưởng, giáo viên mầm non, phụ huynh... để tìm hiểu những khó khăn, thuận lợi khi thực hiện giáo dục kỹ năng giữ an toàn cho trẻ và những đánh giá của họ về thực trạng giáo dục, quản lý giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non công lập. Đây là nguồn tư liệu để tìm hiểu rõ hơn về thực trạng cũng như đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non công lập. - Phương pháp xin ý kiến chuyên gia: Trưng cầu ý kiến chuyên gia trong quá trình xây dựng bảng hỏi, phỏng vấn sâu và thử nghiệm biện pháp tác động nhằm nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập Thành phố Hà Nội. - Phương pháp thử nghiệm: Lựa chọn 01 biện pháp đã đề xuất để thử nghiệm, đánh giá hiệu quả của biện pháp đó nhằm chứng minh hiệu quả giả thuyết nêu ra. - Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học: Sử dụng phần mềm SPSS và một số hàm thống kê để xử lý số liệu, phân tích các kết quả nghiên cứu đồng thời đánh giá mức độ tin cậy của phương pháp điều tra, phương pháp thử nghiệm. 4.3. Giả thuyết nghiên cứu Quản lý giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ mầm non 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập Thành phố Hà Nội còn bộc lộ những hạn chế dẫn tới sự thiếu hụt kỹ năng này ở trẻ em. Nghiên cứu đề xuất và áp dụng các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ 5-6 tuổi theo hướng tiếp cận quá trình và chức năng quản lý sẽ thúc đẩy các hoạt động giáo dục kỹ năng này triển 7
- khai hiệu quả, từ đó góp phần phát triển kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ 5- 6 tuổi tại các trường mầm non công lập Thành phố Hà Nội. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Về mặt lý luận: Luận án xây dựng một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động giáo dục và quản lý giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ 5-6 tuổi. Xây dựng hệ thống các khái niệm về kỹ năng, giáo dục và quản lý giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ 5-6 tuổi. Chỉ ra các nội dung quản lý giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ 5-6 tuổi và các yếu tố tác động đến hoạt động quản lý giáo dục trên. - Về mặt thực tiễn: Luận án phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục và quản lý giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ từ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập Thành phố Hà Nội, chỉ ra những hạn chế và xác định nguyên nhân. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ 5-6 tuổi trường mầm non công lập Thành phố Hà Nội. Kết quả nghiên cứu thực tiễn của luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho các cán bộ quản lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập trên địa bàn Thành phố Hà Nội. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Về mặt lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung, phát triển một số vấn đề lý luận về quản lý giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập. - Về mặt thực tiễn: Các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập Thành phố Hà Nội mà luận án đề xuất tác động vào quá trình quản lý sẽ mang lại những hiệu quả tích cực đến kết quả giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Vì vậy, kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo cần thiết cho cán bộ quản lý, giáo viên tại các trường mầm non công lập trên địa bàn Thành phố Hà Nội hiện nay. 8
- 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục các công trình công bố, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ 5-6 tuổi Chương 2: Cơ sở lý luận về quản lý giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non Chương 3: Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non công lập Thành phố Hà Nội Chương 4: Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non Thành phố Hà Nội. 9
- Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIỮ AN TOÀN THÂN THỂ CHO TRẺ 5-6 TUỔI 1.1. Nghiên cứu về giáo dục kỹ năng giữ an toàn thân thể cho trẻ mẫu giáo 1.1.1. Hướng nghiên cứu các kỹ năng giữ an toàn thân thể cần giáo dục cho trẻ mẫu giáo 1.1.1.1. Các nghiên cứu về kỹ năng phòng chống xâm hại thân thể và lạm dụng tình dục: Xâm hại thân thể và lạm dụng tình dục đối với trẻ em là vấn nạn ở nhiều quốc gia trên thế giới. Hậu quả của việc trẻ bị lạm dụng tình dục không chỉ ở thể chất, sức khỏe sinh sản, bệnh lây truyền… mà còn để lại tổn thương tâm lý sâu sắc, ảnh hưởng đến đời sống tinh thần sau này của trẻ. Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu trên thế giới và cả Việt Nam đã đi sâu tìm hiểu vấn đề này để khẳng định đối với trẻ mẫu giáo thì kỹ năng phòng chống xâm hại thân thể và lạm dụng tình dục rất cần được giáo dục. Nghiên cứu của các tác giả Jill Duerr Berrick, Richard P. Barth (1992), đã khẳng định, phòng chống lạm dụng tình dục trẻ em rất phức tạp, đầy thách thức và rất cần thiết vì lạm dụng tình dục trẻ em là một vấn đề lớn trên toàn thế giới. Các tác giả đi sâu vào bàn luận về ba lĩnh vực: (a) can thiệp phòng chống lạm dụng tình dục trẻ em, (b) phân tích tổng hợp các can thiệp phòng chống lạm dụng tình dục trẻ em, và (c) lý thuyết chung mô hình về phòng ngừa và trẻ em. Dựa trên phân tích về các lĩnh vực này, người ta thấy rằng có sự thiếu kết nối giữa các mô hình lý thuyết và các biện pháp can thiệp phòng ngừa cụ thể. [69] Kenny, M. C., Capri, V., R., R., Thakkar-Kolar, Ryan, E. E., & Runyon, M. K. (2008), đã xem xét một số chương trình giáo dục về lạm dụng tình dục và an toàn thân thể cho trẻ em, cũng như các nghiên cứu xung quanh vấn đề này. Những phát hiện chính của nghiên cứu này bao gồm: trẻ em từ 03 tuổi có thể được dạy các kỹ năng tự bảo vệ một cách hiệu quả, sự tham gia của cha mẹ và gia đình trong quá trình đào tạo là rất quan trọng và việc tiếp xúc nhiều lần giúp trẻ duy trì kiến thức thu được. Các thành phần của chương trình bao gồm (1) dạy trẻ em xác định và chống lại sự đụng 10
- chạm không phù hợp, (2) trấn an trẻ em rằng đó không phải là lỗi của chúng. (3) Cuối cùng, chương trình đưa ra các hướng nghiên cứu, phát triển chương trình tiếp theo cũng như các chính sách trong tương lai cần được khám phá. [72] “Tỷ lệ lạm dụng tình dục trẻ em trong các mẫu cộng đồng và học sinh: một phân tích tổng hợp” (2009), (The prevalence of child sexual abuse in community and student samples: a meta-analysis) là nghiên cứu của nhóm tác giả Noemí Pereda, Georgina Guilera, Maria Forns, Juana Gómez-Benito được tiến hành trên phạm vi quốc tế với mục tiêu phân tích tổng hợp về tỷ lệ lạm dụng tình dục trẻ em dựa trên những cơ sở dữ liệu khác nhau. Với 65 bài báo về 22 quốc gia, phân tích cho thấy 7,9% nam giới và 19,7% nữ giới đã phải chịu một số hình thức lạm dụng tình dục trước 18 tuổi. Kết quả phân tích chỉ ra rằng lạm dụng tình dục trẻ em là một vấn đề nghiêm trọng ở các quốc gia này. Và nhóm tác giả đưa ra khẳng định lạm dụng tình dục trẻ em là một vấn đề phổ biến hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây [77]. Tại Đức (2018), đã tiến hành triển khai chương trình giáo dục phòng chống xâm hại thân thể và lạm dụng tình dục. Chương trình nhằm tăng cường sức mạnh và khả năng của trẻ em để tự bảo vệ mình khỏi bị lạm dụng tình dục. Trẻ tham gia vào chương trình giáo dục này đã có những kiến thức và kỹ năng nhất định để trẻ có thể tự bảo vệ mình khỏi bị quấy rối tình dục. [59] Tại Indonesia (2018) đã triển khai một chương trình hiệu quả và có thể áp dụng liên quan đến phòng chống bạo lực tình dục đối với trẻ em [62]. Chương trình nhằm chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em, chấm dứt nạn buôn người và chấm dứt bất bình đẳng kinh tế. Những nỗ lực ngăn chặn bạo lực tình dục đối với trẻ em được chú trọng. Trong đó, những nỗ lực của Indonesia là hoạch định chính sách dưới hình thức luật và tiến hành quan hệ đối tác với nhiều tổ chức khác nhau cả chính phủ và tư nhân để phòng chống lạm dụng tình dục trẻ em. [83] Các tác giả Indri Utami Sumaryanti, Fanni Putri Diantina, Rizka Hadian Permana, Miki Amrilya Wardati (2019), trong công bố khoa học của mình có tựa đề “Tăng cường kiến thức và kỹ năng phòng ngừa lạm dụng tình dục trẻ em”, các tác giả đã khẳng định và thừa nhận trẻ em rất cần được giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục, trong đó, việc huấn luyện an toàn cơ thể cho trẻ em, dạy trẻ em 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý Hành chính công: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay
27 p | 246 | 80
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước của chính quyền cấp tỉnh về ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính nhà nước
208 p | 30 | 22
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý hành chính công: Xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
28 p | 239 | 21
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đất đai: Nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến quản lý, sử dụng đất và đời sống việc làm của người dân thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
200 p | 35 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo ngành thiết kế thời trang ở các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh
221 p | 51 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
254 p | 25 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý xây dựng: Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng theo phương thức đối tác công tư tại Việt Nam
245 p | 37 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhân lực trong cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh ở Sơn La
181 p | 24 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Chỉ huy Tham mưu Lục quân theo tiếp cận năng lực ở các Trường Sĩ quan Lục quân trong bối cảnh hiện nay
246 p | 15 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý dạy học thực hành ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt tại các trường đại học
242 p | 71 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý xây dựng: Quản lý vận hành nhà chung cư cao tầng thương mại của doanh nghiệp quản lý vận hành trên địa bàn thành phố Hà Nội
265 p | 40 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý Quỹ Đầu tư phát triển địa phương - Trường hợp tỉnh Hà Tĩnh
213 p | 16 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực nam Đồng bằng sông Hồng với bệnh viện
220 p | 19 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng trong các trường cao đẳng y tế
256 p | 29 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhân lực trong cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh ở Sơn La
27 p | 14 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
36 p | 15 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đô thị và công trình: Quản lý rủi ro dự án đầu tư xây dựng công trình bệnh viện - Bộ Y tế
211 p | 12 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường trong các trường mầm non có tổ chức giáo dục hòa nhập trên địa bàn thành phố Hải Phòng
32 p | 12 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn