Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông vùng Đồng bằng sông Hồng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
lượt xem 10
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận án là quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý trường THPT, luận án đề xuất những biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý các trường THPT vùng đồng bằng Sông Hồng, góp phần nâng cao chất lượng cán bộ quản lý và kết quả quản lý hoạt động dưỡng cán bộ quản lý và thực hiện các nhiệm vụ của các trường THPT vùng đồng bằng Sông Hồng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông vùng Đồng bằng sông Hồng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
- BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC QU¶N Lý HO¹T §éNG BåI D¦ìNG C¸N Bé QU¶N Lý C¸C TR¦êNG TRUNG HäC PHæ TH¤NG VïNG §åNG B»NG S¤NG HåNG §¸P øNG Y£U CÇU §æI MíI GI¸O DôC LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2021
- BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC QU¶N Lý HO¹T §éNG BåI D¦ìNG C¸N Bé QU¶N Lý C¸C TR¦êNG TRUNG HäC PHæ TH¤NG VïNG §åNG B»NG S¤NG HåNG §¸P øNG Y£U CÇU §æI MíI GI¸O DôC Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 914 01 14 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. Đinh Văn Học 2. PGS. TS Mai Văn Hóa HÀ NỘI - 2021
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Thị Bích Ngọc
- MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ MỞ ĐẦU 5 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 13 1.1. Những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án 13 1.2. Khái quát kết quả của các công trình nghiên cứu đã công bố và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết 29 Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC 34 2.1. Những vấn đề lý luận về hoạt động bồi dƣỡng cán bộ quản lý các trƣờng trung học phổ thông đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 34 2.2. Những vấn đề lý luận về quản lý hoạt động bồi dƣỡng cán bộ quản lý các trƣờng trung học phổ thông đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 52 2.3. Các yếu tố tác động đến quản lý hoạt động bồi dƣỡng cán bộ quản lý các trƣờng trung học phổ thông đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 65 Chƣơng 3. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC 72 3.1. Khái quát tình hình về các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng 72 3.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng 79 3.3. Thực trạng hoạt động bồi dƣỡng cán bộ quản lý các trƣờng trung học phổ thông vùng Đồng bằng sông Hồng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 82
- 3.4. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dƣỡng cán bộ quản lý các trƣờng trung học phổ thông vùng Đồng bằng sông Hồng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 91 3.5. Thực trạng mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố tác động đến quản lý hoạt động bồi dƣỡng cán bộ quản lý các trƣờng trung học phổ thông vùng Đồng bằng sông Hồng 99 3.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động bồi dƣỡng cán bộ quản lý các trƣờng trung học phổ thông vùng Đồng bằng sông Hồng 101 Chƣơng 4. BIỆN PHÁP VÀ KIỂM NGHIỆM CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC 105 4.1. Biện pháp quản lý hoạt động bồi dƣỡng cán bộ quản lý các trƣờng trung học phổ thông vùng Đồng bằng sông Hồng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 105 4.2. Khảo nghiệm các biện pháp đề xuất 134 4.3. Thử nghiệm biện pháp 142 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 156 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 160 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 161 PHỤ LỤC 169
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt Cán bộ quản lý CBQL Cơ sở vật chất CSVC Đồng bằng Sông Hồng ĐBSH Giáo dục phổ thông GDPT Giáo dục và đào tạo GD&ĐT Hoạt động bồi dƣỡng HĐBD Nguồn nhân lực NNL Quản lý giáo dục QLGD Tổ trƣởng chuyên môn TTCM Trung học cơ sở THCS Trung học phổ thông THPT
- DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ T Tên bảng, Nội dung Trang T biểu đồ DANH MỤC CÁC BẢNG 1 Bảng 3.1 Mật độ dân số các tỉnh ĐBSH 73 2 Bảng 3.2 Cơ sở giáo dục và số lƣợng học sinh các tỉnh ĐBSH 74 3 Bảng 3.3 Quy mô học sinh trƣờng THPT giai đoạn 2015 -2018 75 4 Bảng 3.4 Thống kê số lƣợng CBQL trƣờng THPT 76 5 Bảng 3.5 Trình độ đào tạo của CBQL các trƣờng THPT 77 6 Bảng 3.6 Thống kê trình độ lý luận chính trị của CBQL các 77 trƣờng THPT 7 Bảng 3.7 Thống kê trình độ tin học, ngoại ngữ và chứng chỉ 78 quản lý giáo dục của CBQL các trƣờng THPT 8 Bảng 3.8 Số lƣợng đối tƣợng và địa bàn khảo sát 80 9 Bảng 3.9 Thực trạng mức độ thực hiện nội dung các chuyên 83 đề bồi dƣỡng 10 Bảng 3.10 Mức độ phù hợp của hình thức bồi dƣỡng 85 11 Bảng 3.11 Mức độ phù hợp của phƣơng pháp bồi dƣỡng 86 12 Bảng 3.12 Lực lƣợng bồi dƣỡng CBQL các trƣờng THPT 87 13 Bảng 3.13 Mức độ phù hợp của quy trình thời điểm bồi dƣỡng 88 CBQL các trƣờng THPT 14 Bảng 3.14 Kết quả bồi dƣỡng CBQL theo chuẩn hiệu trƣởng 89 hàng năm 15 Bảng 3.15 Thực trạng xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng CBQL 91 các trƣờng THPT 16 Bảng 3.16 Mức độ thực hiện quản lý các lực lƣợng tham gia 92 HĐBD 17 Bảng 3.17 Mức độ thực hiện việc tổ chức phối hợp giữa các 93 lực lƣợng tham gia HĐBD 18 Bảng 3.18 Mức độ thực hiện việc quản lý giảng viên, báo cáo 94 viên, học viên tham gia HĐBD 19 Bảng 3.19 Mức độ thực hiện của việc đảm bảo kinh phí phục 95 vụ HĐBD 20 Bảng 3.20 Mức độ thực hiện của việc đầu tƣ trang thiết bị, 96 CSVC phục vụ HĐBD 21 Bảng 3.21 Mức độ thực hiện của việc quản lý hoạt động đảm 97 bảo điều kiện cho bồi dƣỡng 22 Bảng 3.22 Mức độ độ thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hoạt 98 động bồi dƣỡng CBQL các trƣờng THPT
- 23 Bảng 3.23 Mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố tác động đến quản lý 99 hoạt động bồi dƣỡng CBQL các trƣờng THPT 24 Bảng 4.1 Tổng hợp kết quả khảo nghiệm mức độ tính cấp 136 thiết các biện pháp 25 Bảng 4.2 Tổng hợp kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các 138 biện pháp 26 Bảng 4.3 So sánh tƣơng quan giữa tính cấp thiết và tính khả 140 thi của các biện pháp đề xuất 27 Bảng 4.4 Kết quả đổi mới phƣơng pháp, hình thức bồi dƣỡng 147 CBQL các trƣờng THPT vùng ĐBSH đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục sau tác động thử nghiệm lần 1 28 Bảng 4.5 Kết quả đổi mới phƣơng pháp, hình thức bồi dƣỡng 149 CBQL các trƣờng THPT vùng ĐBSH đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục sau tác động thử nghiệm lần 2 29 Bảng 4.6 Kết quả đánh giá phƣơng pháp, hình thức bồi dƣỡng 151 CBQL các trƣờng THPT vùng ĐBSH đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục sau 2 lần tác động thử nghiệm
- DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ 1 Biểu đồ 4.1 Mức độ tính cấp thiết của các biện pháp quản lý 137 2 Biểu đồ 4.2 Tính khả thi của các biện pháp đề xuất 139 3 Biểu đồ 4.3 So sánh tƣơng quan giữa tính cấp thiết và tính 140 khả thi 4 Biểu đồ 4.4 Đánh giá phƣơng pháp, hình thức bồi dƣỡng 148 CBQL các trƣờng THPT vùng ĐBSH đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục sau tác động thử nghiệm lần 1 5 Biểu đồ 4.5 Đánh giá phƣơng pháp, hình thức bồi dƣỡng 150 CBQL các trƣờng THPT vùng ĐBSH đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục sau tác động thử nghiệm lần 2 6 Biểu đồ 4.6 Kết quả đánh giá phƣơng pháp, hình thức bồi 151 dƣỡng CBQL các trƣờng THPT của học viên sau 2 lần tác động thử nghiệm
- 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Con ngƣời đƣợc xem nhƣ là nguồn tài nguyên vô giá cho sự phát triển kinh tế - xã hội, trong đó GD&ĐT đóng vai trò quan trọng tạo ra nguồn tài nguyên đó. Chính vì vậy, để thực hiện thành công đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo nƣớc ta theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng về đổi mới QLGD cả về CBQL và cơ chế quản lý: Phát triển nguồn nhân lực, GD&ĐT đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lƣợng cao của cuộc Cách mạng lần thứ tƣ và hội nhập quốc tế. Phát triển đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành; chú trọng đội ngũ nhân lực kỹ thuật, nhân lực quản trị công nghệ, nhân lực quản lý, quản trị doanh nghiệp; nhân lực quản lý xã hội và tổ chức cuộc sống. Đổi mới chế độ tuyển dụng, sử dụng, trọng dụng nhân tài trong quản lý, quản trị nhà nƣớc, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL đủ về số lƣợng, đáp ứng yêu cầu về chất lƣợng...; đẩy mạnh đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ CBQL ở các cấp học, bậc học đủ về số lƣợng, đồng bộ về cơ cấu, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII nhấn mạnh: “Nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo” [31, tr.125]. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo. Để nâng cao chất lƣợng GD&ĐT, phải chú trọng nâng cao chất lƣợng NNL trong nhà trƣờng, nhất là chất lƣợng CBQL, nhằm phát triển toàn diện GDPT của từng địa phƣơng theo mục tiêu giáo dục đã đƣợc Đảng, Nhà nƣớc xác định. Quản lý giáo dục có vai trò quan trọng để nâng cao chất lƣợng CBQL. Bồi dƣỡng đội ngũ CBQL nói chung, CBQL các trƣờng THPT vùng ĐBSH nói riêng là một vấn đề hết sức quan trọng, vừa cấp thiết, vừa mang tính lâu dài. Trong bối cảnh của sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ,
- 6 kinh tế xã hội trong bối cảnh của xã hội hiện đại ngày nay thì để có thể hoàn thành tốt đƣợc chức trách, nhiệm vụ đƣợc giao thì hiệu trƣởng, phó hiệu trƣởng, TTCM phải có năng lực quản lý nhà trƣờng. Việc hoàn thiện, phát triển năng lực quản lý cho CBQL trong các trƣờng học nói chung, trƣờng THPT nói riêng là một yêu cầu tất yếu, là quá trình liên tục trong đó vai trò của bồi dƣỡng. Chất lƣợng cán bộ đƣợc hình thành bởi nhiều yếu tố, trong đó phần lớn là thông qua con đƣờng giáo dục, đào tạo và bồi dƣỡng. Ngƣời CBQL bên cạnh đƣợc đào tạo về chuyên môn thì họ cần đƣợc bồi dƣỡng thƣờng xuyên không chỉ về chuyên môn nghiệp vụ QLGD mà còn bồi dƣỡng kiến thức ngoại ngữ, tin học, quốc phòng và an ninh theo quy định… đáp ứng yêu cầu công việc và chuẩn hóa CBQL. Do vậy, bồi dƣỡng CBQL có phẩm chất chính trị, đạo đức, nghề nghiệp tốt, có năng lực chuyên môn, năng lực quản lý giỏi luôn là mối quan tâm của ngành giáo dục. Muốn đạt đƣợc mục tiêu trên cần xem trọng quản lý có hiệu quả hoạt động bồi dƣỡng CBQL. Trong những năm qua, đội ngũ CBQL các trƣờng THPT vùng ĐBSH đã có phẩm chất và năng lực tốt, hoàn thành chức trách, nhiệm vụ đƣợc giao, góp phần vào sự phát triển giáo dục của địa phƣơng. Song trƣớc yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp GD&ĐT trong thời kỳ mới thì CBQL các trƣờng THPT vùng ĐBSH còn có những hạn chế, bất cập nhƣ: trình độ, năng lực chuyên môn, năng lực quản lý có mặt chƣa tốt, tính chuyên nghiệp trong làm việc của đội ngũ CBQL chƣa cao, đặc biệt trong công tác tham mƣu, xây dựng kế hoạch, chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dƣỡng CBQL của một số CBQL còn hạn chế,... một trong những nguyên nhân của tình hình này là CBQL các trƣờng THPT chƣa thƣờng xuyên đƣợc bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ, kết quả bồi dƣỡng chƣa thật sự hiệu quả, quản lý HĐBD còn những bất cập, hạn chế trong công tác quản lý hoạt động này… Nhƣ vậy, thực tiễn vừa nêu đang đặt ra một vấn đề cấp thiết là cần phải quản lý một cách khoa học, bài bản hoạt động bồi dƣỡng CBQL theo tiêu chuẩn ban hành, quan
- 7 tâm đẩy mạnh việc nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học của CBQL, phát triển năng lực cho đội ngũ CBQL, có tầm nhìn, có kiến thức, tận tâm, năng động, sáng tạo; góp phần nâng cao chất lƣợng CBQL đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục nói chung, thực hiện chƣơng trình GDPT mới nói riêng đang đặt ra cho đội ngũ CBQL những yêu cầu mới cao hơn trƣớc. Ở phƣơng diện nghiên cứu, đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề bồi dƣỡng nguồn nhân lực nói chung và CBQL nói riêng. Nhƣng chƣa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về quản lý bồi dƣỡng CBQL các trƣờng THPT vùng ĐBSH. Xuất phát từ những lý do nêu trên, với mong muốn góp phần vào sự nghiệp phát triển giáo dục THPT trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế về giáo dục, tác giả chọn vấn đề "Quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông vùng Đồng bằng sông Hồng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục” để làm đề tài luận án để nghiên cứu. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động bồi dƣỡng CBQL trƣờng THPT, luận án đề xuất những biện pháp quản lý hoạt động bồi dƣỡng CBQL các trƣờng THPT vùng ĐBSH, góp phần nâng cao chất lƣợng CBQL và kết quả quản lý hoạt động dƣỡng CBQL và thực hiện các nhiệm vụ của các trƣờng THPT vùng ĐBSH đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án. - Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý hoạt động bồi dƣỡng CBQL ở các THPT đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. - Khảo sát, đánh giá thực trạng HĐBD và thực trạng quản lý hoạt động bồi dƣỡng CBQL các trƣờng THPT vùng ĐBSH đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
- 8 - Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động bồi dƣỡng CBQL các trƣờng THPT vùng ĐBSH đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. - Tổ chức khảo nghiệm và thử nghiệm để kiểm chứng sự phù hợp, tính khả thi của các biện pháp đƣợc đề xuất. 3. Khách thể, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu Khách thể nghiên cứu Quản lý hoạt động bồi dƣỡng CBQL trƣờng THPT đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Đối tượng nghiên cứu Quản lý mối quan hệ giữa năng lực của ngƣời CBQL và hoạt động bồi dƣỡng CBQL ở các trƣờng THPT vùng ĐBSH đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Phạm vi nghiên cứu Giới hạn về nội dung nghiên cứu: Luận án nghiên cứu quản lý hoạt động bồi dƣỡng CBQL các trƣờng THPT vùng ĐBSH hiện nay, chủ yếu tập trung nghiên cứu vấn đề quản lý bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho CBQL. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu tại các trƣờng THPT công lập ở 5 tỉnh ĐBSH: Hải Phòng (với đặc điểm là địa bàn thành phố), Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Nam Định, Hải Dƣơng (với đặc điểm là địa bàn cấp tỉnh mang những nét đặc thù của vùng ĐBSH). Giới hạn về đối tượng khảo sát: Đề tài nghiên cứu CBQL là hiệu trƣởng, phó hiệu trƣởng và TTCM ở các trƣờng THPT. Giới hạn về thời hạn của số liệu: Những tƣ liệu, số liệu sử dụng trong luận án giới hạn chủ yếu trong 5 năm trở lại đây (từ 2016-2020). 4. Giả thuyết khoa học Quản lý hoạt động bồi dƣỡng CBQL các trƣờng THPT chỉ đạt đƣợc mục tiêu, nhiệm vụ bồi dƣỡng đã xác định, dựa trên tiếp cận hoạt động và chức năng quản lý, nếu các chủ thể quản lý hoạt động bồi dƣỡng CBQL các trƣờng THPT chú trọng áp dụng các biện pháp quản lý chủ yếu từ quy trình hóa HĐBD; chỉ đạo đổi mới chƣơng trình nội dung, phƣơng pháp, hình thức
- 9 bồi dƣỡng đến tổ chức tốt HĐBD, kết hợp bồi dƣỡng với tự bồi dƣỡng của CBQL thì sẽ quản lý có hiệu quả hoạt động bồi dƣỡng để nâng cao chất lƣợng đội ngũ CBQL ở các trƣờng THPT, vùng ĐBSH đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp luận nghiên cứu Luận án dựa trên cơ sở phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Chủ nghĩa Mác - Lênin, quán triệt Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về GD&ĐT, QLGD, về phát triển đội ngũ CBQL; từ đó đề tài xác định hƣớng một số tiếp cận chủ yếu sau trong giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. Tiếp cận hệ thống - cấu trúc: Bồi dƣỡng CBQL các trƣờng THPT là một hệ thống toàn vẹn bao gồm các thành tố có quan hệ mật thiết với nhau. Các thành tố của HĐBD không tồn tại độc lập mà tác động qua lại và phụ thuộc lẫn nhau. Do đó, hoạt động bồi dƣỡng CBQL các trƣờng THPT cần xem xét và chỉ đạo, tổ chức các thành tố cơ bản của các HĐBD. Tiếp cận lịch sử - lôgic: Hoạt động bồi dƣỡng CBQL các trƣờng THPT cần đặt trong bối cảnh lịch sử cụ thể; trong xu hƣớng đổi mới cơ bản và toàn diện GD&ĐT hiện nay. Từ đó, đòi hỏi hoạt động bồi dƣỡng CBQL các trƣờng THPT cần xem xét, định hƣớng việc xác định mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, hình thức tổ chức bồi dƣỡng; đồng thời luôn đặt HĐBD trong và gắn với bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. Tiếp cận thực tiễn: Quan điểm này đòi hỏi trong nghiên cứu quản lý hoạt động bồi dƣỡng CBQL các trƣờng THPT phải bám sát thực tiễn giáo dục và thực tiễn bồi dƣỡng CBQL ở các trƣờng THPT vùng ĐBSH, để làm cơ sở khoa học đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dƣỡng CBQL các trƣờng THPT vùng ĐBSH đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Tiếp cận chức năng quản lý giáo dục: Luận án sử dụng tiếp cận chức năng trong QLGD trong xem xét việc các chủ thể quản lý ở sở GD&ĐT trong
- 10 chỉ đạo, tổ chức và thực hiện các nhiệm vụ bồi dƣỡng cho CBQL là hiệu trƣởng, hiệu phó các trƣờng THPT theo chức trách, nhiệm vụ đƣợc giao. Tiếp cận nguồn nhân lực: Quản lý hoạt động bồi dƣỡng CBQL các trƣờng THPT về thực chất là nhằm phát triển đội ngũ CBQL và đây là nguồn nhân lực giáo dục trong nhà trƣờng. Theo đó, quá trình nghiên cứu cũng nhƣ tổ chức thực hiện hoạt động bồi dƣỡng CBQL các trƣờng THPT cần bám sát lý thuyết NNL bao gồm cả các vấn đề: xây dựng, quản lý, đào tạo bồi dƣỡng, sử dụng NNL và phát triển NNL. Tiếp cận hoạt động: Xem xét quản lý bồi dƣỡng CBQL các trƣờng THPT với tƣ cách là hoạt động với các thành tố cấu thành và vận hành theo quy luật của hoạt động. Các yếu tố của HĐBD nhƣ mục tiêu, kế hoạch, nhiệm vụ nội dung, chƣơng trình, phƣơng pháp hình thức bồi dƣỡng, các chủ thể bồi dƣỡng…có mối quan hệ biện chứng với nhau. Theo đó trong quản lý hoạt động bồi dƣỡng CBQL các trƣờng THPT đòi hỏi phải liên kết đƣợc các yếu tố của HĐBD. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu của khoa học chuyên ngành, bao gồm các phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết, phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn và phƣơng pháp hỗ trợ. - Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết Sử dụng các cách thức phân tích, khái quát, hệ thống hóa lý thuyết để thu thập, tổng hợp các tài liệu từ sách tham khảo, chuyên khảo, các đề tài nghiên cứu, luận án và bài báo khoa học; các văn bản pháp quy, văn bản chuyên môn có liên quan vấn đề nghiên cứu; từ đó bổ sung, phát triển, khái quát hóa những vấn đề lý luận liên quan trực tiếp đến HĐBD và quản lý hoạt động bồi dƣỡng CBQL các trƣờng THPT vùng ĐBSH; từ đó rút ra các kết luận khoa học làm cơ sở lý luận cho đề tài. - Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp quan sát khoa học: Quan sát hoạt động bồi dƣỡng và quản lý hoạt động bồi dƣỡng CBQL các trƣờng THPT vùng ĐBSH.
- 11 Phương pháp tọa đàm: tổ chức trao đổi ý kiến với CBQL và giáo viên ở các trƣờng THPT vùng ĐBSH các vấn đề có liên quan tới đề tài luận án. Phương pháp trưng cầu ý kiến: Điều tra bằng phiếu anket đối với CBQL các cấp và giáo viên ở các trƣờng trƣờng THPT tại 5 tỉnh vùng ĐBSH. Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động giáo dục: Xem xét một số sản phẩm cần thiết nhƣ báo cáo tổng kết năm học, các hoạt động của các nhà trƣờng THPT vùng ĐBSH, báo cáo phân tích chất lƣợng các HĐBD và quản lý hoạt động bồi dƣỡng CBQL các trƣờng THPT vùng ĐBSH. Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến một số nhà khoa học, nhà quản lý, nhà sƣ phạm về quản lý hoạt động bồi dƣỡng CBQL các trƣờng THPT. Phương pháp nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm giáo dục: Nghiên cứu các tổng kết kinh nghiệm thành công và chƣa thành công trong tiến hành hoạt động bồi dƣỡng CBQL giáo dục để rút ra những nguyên nhân, hạn chế và bài học kinh nghiệm trong bồi dƣỡng CBQL cấp THPT. Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm: Xem xét và đánh giá các biện pháp trong thực tiễn và tiến hành nhƣ thực tế biện pháp nhằm kiểm chứng tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp đƣợc đề xuất. - Các phương pháp hỗ trợ Sử dụng phƣơng pháp thống kê toán học và phần mềm SPSS Statistics 20.0 trong xử lý số liệu và các biểu bảng thống kê, biểu đồ để trình bày, minh họa kết quả nghiên cứu thực trạng để đảm bảo tính khách quan của kết quả nghiên cứu. 6. Những đóng góp mới của luận án Luận án góp phần hệ thống hóa, bổ sung, cụ thể hóa lý luận QLGD nói chung, quản lý bồi dƣỡng CBQL nói riêng ở các trƣờng THPT. Trong đó, xây dựng các khái niệm công cụ về HĐBD, đặc điểm và yêu cầu, con đƣờng hình thành phẩm chất, năng lực của ngƣời CBQL trong đó xác định bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ cho CBQL là rất quan trọng, có điều kiện cập nhật những vấn đề mới.
- 12 Qua khảo sát thực trạng HĐBD và quản lý hoạt động bồi dƣỡng CBQL các trƣờng THPT vùng ĐBSH, luận án cung cấp những số liệu, luận cứ thực tiễn bồi dƣỡng CBQL giáo dục cho các cơ quan quản lý, các trƣờng THPT tham khảo trong quản lý hoạt động bồi dƣỡng CBQL các trƣờng THPT sát thực tế hơn. Đề xuất hệ thống biện pháp quản lý hoạt động bồi dƣỡng CBQL các trƣờng THPT vùng ĐBSH. Khẳng định tính phù hợp, tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp thêm cơ sở khoa học giúp các chủ thể quản lý, nhất là đội ngũ CBQL các cấp vùng ĐBSH vận dụng vào quản lý hoạt động bồi dƣỡng CBQL, góp phần nâng cao chất lƣợng HĐBD từ đó góp phần nâng cao chất lƣợng đội ngũ CBQL, chất lƣợng dạy học, giáo dục ở các trƣờng THPT vùng ĐBSH. Kết quả nghiên cứu của luận án giúp các cơ quan QLGD, CBQL các trƣờng THPT nghiên cứu và áp dụng kết quả nghiên cứu đề xuất các biện pháp của luận án trong thực tiễn bồi dƣỡng CBQL giáo dục có hiệu quả. Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập các nội dung về quản lý bồi dƣỡng CBQL ở các trƣờng THPT. 8. Kết cấu của luận án Luận án đƣợc kết cấu gồm: Mở đầu; 4 chƣơng; Kết luận và kiến nghị; Danh mục các công trình khoa học đã công bố của tác giả có liên quan đến đề tài luận án; Danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
- 13 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Những công trình nghiên cứu về bồi dưỡng cán bộ quản lý ở các nhà trường 1.1.1.1. Những công trình nghiên cứu ở ngoài nước Với nhiều cách tiếp cận khác nhau, hƣớng khai thác khác nhau của các tác giả trên thế giới bàn về vấn đề bồi dƣỡng, quản lý bồi dƣỡng CBQL,... Mỗi công trình nghiên cứu đề cập đến các khía cạnh của HĐBD, có công trình đề cập đến vấn đề liên quan đến hình thức bồi dƣỡng, có công trình đề cập đến nội dung bồi dƣỡng, có công trình đề cập đến biện pháp bồi dƣỡng... Trong tác phẩm Những thách thức của quản lý trong thế kỷ XXI [26], tác giả P. Drucker (1990) nhấn mạnh đến vấn đề đào tạo, bồi dƣỡng năng lực cho CBQL. Ông cho rằng nhà trƣờng trong bao nhiêu thế kỷ nay đã đƣợc tổ chức dựa trên giả định: Có một cách học đúng đắn và là cách học chung cho mọi ngƣời nhƣng theo ông mỗi ngƣời có cách học riêng và ít ai giống ai. Theo ông, công việc của ngƣời đứng đầu một đơn vị là rất phức tạp. Mỗi công việc mà họ thực hiện đều đòi hỏi điều kiện và tố chất khác nhau. Do vậy, không thể yêu cầu ngƣời quản lý hiểu đầy đủ mọi vấn đề trong thực tiễn công tác. Chính vì vậy, ngƣời quản lý phải biết tự mình trau dồi năng lực cho bản thân, đồng thời các cấp quản lý phải tổ chức bồi dƣỡng cho họ. Ngƣời CBQL phải biết nắm chắc thế mạnh của mình, luôn tự hoàn thiện phẩm chất, năng lực để xử lý có hiệu quả những vấn đề thực tiễn nảy sinh. Nghiên cứu của các tác giả trên thế giới khi bàn về hình thức bồi dƣỡng luôn đề cao hình thức cá nhân hóa trong HĐBD. Có thể nói đây là hình thức bồi dƣỡng hiệu quả và đƣợc áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Nghiên cứu của tác giả Jacques Delors (2002), Learning: The treasure within - Học tập: một kho báu tiềm ẩn [23]. Ông đã đề cập vấn đề bồi dƣỡng và
- 14 phát triển chuyên môn trong bối cảnh mới. Ông cũng đặc biệt quan tâm đến vấn đề đào tạo bồi dƣỡng phát triển năng lực giáo viên, Ông khẳng định: ngày nay thế giới nói chung đang phát triển nhanh đến nỗi giáo viên cũng nhƣ phần lớn những ngƣời làm các nghề khác, phải đối mặt với thực tế là kiến thức trang bị ban đầu không đủ để giúp họ làm việc trong quãng đời còn lại, họ cần phải cập nhật và nâng cao kiến thức và kỹ năng của mình trong suốt cuộc đời. Trong tác phẩm Để là nhà quản lý thành công [63], tác giả Richard S. Sloma (2011) cho rằng nhà trƣờng là thiết chế sƣ phạm, song ngày nay nó cũng là thiết chế của đời sống kinh tế. Nơi đây sản xuất ra “nhân cách - sức lao động kỹ thuật” cho nền kinh tế. Thực chất thì lĩnh vực giáo dục hiện nay đã đƣợc xếp vào khu vực kinh tế dịch vụ. Theo ông, ngƣời hiệu trƣởng nhà trƣờng vừa là nhà sƣ phạm, song còn phải là nhà kinh tế thạo việc, vừa phải đảm bảo tính toàn vẹn của quá trình giáo dục, đồng thời lại phải hài hòa về tƣ duy kinh tế để điều hành quá trình đào tạo. Ông đƣa ra 70 lời bàn về năng lực quản lý và bồi dƣỡng năng lực quản lý và có những lời khuyên cho ngƣời hiệu trƣởng trong hoạt động thực tiễn để nâng cao năng lực quản lý nhƣ: - Bạn đang là hiệu trƣởng một nhà trƣờng (hay ngƣời kế nhiệm của chức vụ này). Bạn hãy luôn luôn suy nghĩ cái khó không phải đạt đƣợc cho nỗ lực của mình, mà là đạt đƣợc hiệu quả theo sứ mệnh của mình. - Phải huy động năng lực vào việc duy trì và tăng cƣờng mọi chức năng của tổ chức. Thiếu năng lực thì đi dần đến chỗ hỗn độn. Kết quả đạt đƣợc phụ thuộc vào môi trƣờng hoạt động của tổ chức mà môi trƣờng thì thay đổi. Phải có tƣ duy quản lý sự thay đổi. Phải “dĩ bất biến, ứng vạn biến”. “Bất biến” trong nhà trƣờng là nhân cách ngƣời học, “vạn biến” là phƣơng pháp giáo dục. - Quản lý là cuộc đọ sức của ý chí. Kiên trì thì luôn luôn thắng. Lập kế hoạch kỹ lƣỡng thì rất ít khi thất bại hoặc ít khi bị sai lầm. Hầu hết các thất bại trong nhà trýờng là do quản lý độc đoán mà không phát huy đƣợc “dân chủ” ở khâu vạch kế hoạch.
- 15 Tác giả Philip Yeo (2013), trong các tác phẩm của mình đã chỉ rõ ngƣời hiệu trƣởng trong thời đại mới, nền kinh tế mới, nhà trƣờng mới phải có năng lực quản lý đáp ứng những yêu cầu mới đó là: Năng lực xử lý thông tin, biến thông tin thành kiến thức; Kiến thức mạng lƣới giao tiếp trong quản lý; Có năng lực huy động cộng đồng tham gia xây dựng nhà trƣờng; Có phƣơng pháp quản lý đặc biệt là những phƣơng pháp gợi ý, thuyết phục, khêu gợi, khích lệ cổ vũ, động viên cán bộ TTCM của nhà trƣờng; Có tƣ duy chiến lƣợc tốt, tránh kiểu quản lý cứng nhắc, phải quản lý nhà trƣờng nhƣ quản lý một thiết chế sƣ phạm vận động trong đổi mới; Cùng với những yêu cầu về năng lực cũng đòi hỏi phải có những phẩm chất, nhân cách nhƣ chân thực, giữ đƣợc sự chuẩn mực cao về tính trung thực và liêm khiết; không kiêu ngạo, khoe khoang; biết kiên nhẫn, lắng nghe. Để có đƣợc những năng lực và phẩm chất cần thiết của ngƣời quản lý, ông đòi hỏi ngƣời quản lý nhà trƣờng phải phấn đấu để có kiến thức tổng hợp trên nhiều mặt của quá trình giáo dục [88, tr.88-89]. Với nhiều cách tiếp cận khác nhau, hƣớng khai thác khác nhau của các tác giả trên thế giới bàn về vấn đề bồi dƣỡng CBQL,... Mỗi công trình nghiên cứu đề cập đến các khía cạnh của HĐBD, có công trình đề cập đến vấn đề liên quan đến hình thức bồi dƣỡng, có công trình đề cập đến nội dung bồi dƣỡng, có công trình đề cập đến biện pháp bồi dƣỡng... Khi bàn về hình thức, nội dung, phƣơng pháp bồi dƣỡng CBQL đã có một số công trình của các tác giả trên thế giới quan tâm, nghiên cứu. Những kết quả nghiên cứu trên đây chỉ có giá trị tốt khi áp dụng vào những quốc gia có điều kiện phù hợp. Việc áp dụng những kết quả đó vào thực tiễn của Việt Nam vấn còn là vấn đề cần nghiên cứu, kế thừa và phát triển. 1.1.1.2. Những công trình nghiên cứu ở Việt Nam Tác giả Nguyễn Phúc Châu (2010), trong cuốn sách Quản lý nhà trường [20] đã nghiên cứu tập trung vào các vấn đề đánh giá thực trạng đội ngũ CBQL thông qua những nghiên cứu trong ngành, điều tra tổng thể về giáo dục và phân tích nguồn nhân lực, mặt khác tác giả đã xác định quy trình
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý Hành chính công: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay
27 p | 246 | 80
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đất đai: Nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến quản lý, sử dụng đất và đời sống việc làm của người dân thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
200 p | 31 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
254 p | 20 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo ngành thiết kế thời trang ở các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh
221 p | 50 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhân lực trong cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh ở Sơn La
181 p | 20 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội gắn với phát triển du lịch
272 p | 22 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý dạy học thực hành ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt tại các trường đại học
242 p | 69 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Phát triển đội ngũ giảng viên ngành Điện công nghiệp ở các trường cao đẳng trực thuộc Bộ Công Thương các tỉnh miền Bắc theo tiếp cận năng lực
299 p | 18 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đội ngũ giảng viên theo tiếp cận vị trí việc làm ở các trường đại học địa phương
310 p | 19 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý Quỹ Đầu tư phát triển địa phương - Trường hợp tỉnh Hà Tĩnh
213 p | 13 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Chỉ huy Tham mưu Lục quân theo tiếp cận năng lực ở các Trường Sĩ quan Lục quân trong bối cảnh hiện nay
246 p | 11 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực nam Đồng bằng sông Hồng với bệnh viện
220 p | 12 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Chính sách phát triển kết cấu hạ tầng thương mại nông thôn tại vùng Đồng bằng sông Hồng
215 p | 7 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý khoa học và công nghệ: Áp dụng bộ tiêu chuẩn UPM nhằm đánh giá mức độ thích ứng với đổi mới sáng tạo của các trường đại học tại Việt Nam trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư
226 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý xây dựng: Nghiên cứu chức năng quản lý trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam
189 p | 9 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
36 p | 13 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đô thị và công trình: Quản lý rủi ro dự án đầu tư xây dựng công trình bệnh viện - Bộ Y tế
211 p | 11 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO tại các trường Đại học trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam
353 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn