intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực cho cán bộ quản lý giáo dục ở các trường Trung cấp tư thục, thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Chia sẻ: Nhiên Hà | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:230

40
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án trình bày cơ sở lý luận của quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực cho cán bộ quản lý giáo dục ở các trường trung cấp tư thục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; cơ sở thực tiễn của quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực cho cán bộ quản lý giáo dục ở các trường trung cấp tư thục, thành phố Hà Nội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực cho cán bộ quản lý giáo dục ở các trường Trung cấp tư thục, thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

  1. LỜI CAM ĐOAN         Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu   của riêng tôi. Các số  liệu trích dẫn trong luận án   là trung thực và có xuất xứ rõ ràng. Tác giả luận án Đỗ Ngọc Văn
  2. MỤC LỤC Trang TRANG  PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG, BIỂU, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ VÀ HÌNH VẼ MỞ ĐẦU 5 Chương 1. TỔNG   QUAN   TÌNH   HÌNH   NGHIÊN   CỨU   CÓ   LIÊN  QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 13 1.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án 13 1.2. Khái quát kết quả các công trình nghiên cứu và những vấn đề  đặt ra luận án tiếp tục giải quyết  25 Chương 2. CƠ  SỞ  LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI  DƯỠNG  NĂNG   LỰC  CHO  CÁN   BỘ   QUẢN  LÝ   GIÁO  DỤC  Ở  CÁC   TRƯỜNG  TRUNG   CẤP   TƯ   THỤC  ĐÁP  ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC 31 2.1. Những vấn đề  lý luận về  bồi dưỡng năng lực cho cán bộ  quản lý giáo dục ở các trường trung cấp tư thục đáp ứng yêu  cầu đổi mới giáo dục 31 2.2. Những vấn đề lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực  cán bộ các trường trung cấp tư  thục đáp ứng yêu cầu đổi mới  giáo dục 50 Những yếu tố tác động đến quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực  2.3.  cho cán bộ quản lý giáo dục ở các trường trung cấp tư thục, thành  phố Hà Nội hiện nay 63 Chương 3. CƠ   SỞ   THỰC   TIỄN   CỦA  QUẢN   LÝ   HOẠT   ĐỘNG  BỒI   DƯỠNG   NĂNG   LỰC   CHO   CÁN   BỘ   QUẢN   LÝ  GIÁO DỤC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP TƯ THỤC,  THÀNH PHỐ HÀ NỘI  71 3.1. Khái quát các các trường trung cấp tư thục trên địa bàn thành phố Hà  Nội 71 3.2. Khái quát về tổ chức khảo sát thực trạng  73 3.3. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng năng lực cho cán bộ  quản lý  giáo dục ở các trường trung cấp tư thục, thành phố Hà Nội 76 3.4. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng  năng lực cho cán bộ  quản lý giáo dục ở các trường trung cấp tư  thục, thành phố Hà  Nội 82
  3. 3.5. Thực trạng mức độ   ảnh hưởng của các yếu tố  tác động đến  quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực cho cán bộ  quản lý   giáo dục ở các trường trung cấp tư thục thành phố Hà Nội 96 3.6. Đánh giá chung ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng   quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực cho cán bộ  quản lý   giáo dục ở các trường trung cấp tư thục thành phố Hà Nội 103 Chương 4. BIỆN  PHÁP   QUẢN   LÝ   HOẠT   ĐỘNG  BỒI   DƯỠNG  NĂNG LỰC CHO CÁN BỘ  QUẢN LÝ GIÁO DỤC  Ở  CÁC   TRƯỜNG TRUNG CẤP TƯ THỤC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI  ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC 110 4.1. Tổ chức giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm cho cán bộ  quản lý giáo dục ở các trường trung cấp tư thục, thành phố Hà  Nội. 110 4.2. Quy hoạch, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực cho cán bộ  quản lý giáo dục ở các trường trung cấp tư thục, thành phố Hà  Nội phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của nhà trường trong từng  giai đoạn  114 4.3. Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức bồi   dưỡng năng lực cho cán bộ quản lý giáo dục ở các trường trung   cấp tư thục, thành phố  Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo  dục 118 4.4. Chỉ đạo hoạt động tự  bồi dưỡng năng lực của cán bộ  quản  lý giáo dục  ở  các trường  trung cấp tư  thục, thành phố  Hà  Nội  123 4.5. Chỉ  đạo xây dựng và sử  dụng các nguồn lực bảo đảm cho  hoạt động bồi dưỡng năng lực cán bộ quản lý giáo dục ở các   trường trung cấp tư thục 128 4.6. Kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng năng  lực cho cán bộ  quản lý giáo dục  ở  các trường  trung cấp tư  thục, thành phố Hà Nội phù hợp đặc điểm của nhà trường  133 Chương 5. KHẢO NGHIỆM, THỬ NGHIỆM CÁC BIỆN PHÁP  140 5.1. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 140 5.2. Thử  nghiệm các biện pháp  quản lý hoạt động bồi dưỡng năng  lực cho cán bộ quản lý giáo dục ở các trường TCTT, thành phố Hà   Nội 144 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 162 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐàCÔNG BỐ  LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 164
  4. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 165 PHỤ LỤC 177
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo Bộ GD&ĐT 2. Bồi dưỡng năng lực BDNL 3. Cán bộ quản lý CBQL 4. Cán bộ quản lý giáo dục CBQLGD 5. Chính trị quốc gia CTQG 6. Cơ sở vật chất CSVS 7. Điểm trung bình ĐTB 8. Đối tượng khảo sát ĐTKS 9. Giáo dục, đào tạo GD, ĐT 10. Giáo dục nghề nghiệp GDNN 11. Lao động ­ Thương binh và Xã hội LĐ ­ TB&XH 12. Năng lực sư phạm NLSP 13. Năng lực quản lý NLQL 14. Nghiệp vụ quản lý NVQL 15. Nghiệp vụ sư phạm NVSP 16. Phương pháp dạy học PPDH 17. Quản lý giáo dục QLGD 18. Tung cấp tư thục TCTT 19. Ủy ban nhân dân UBND
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Số bảng Tên bảng Trang Bảng 2.1. Tiêu chí đánh giá năng lực của CBQLGD ở các trường TCTT 38 Bảng 3.1. Tổng hợp kết quả điều tra thực trạng nhận thức của cán bộ, giáo   viên về hoạt động bồi dưỡng năng lực cho CBQLGD 77 Bảng 3.2. Tổng hợp kết quả điều tra thực trạng nội dung, phương pháp và   HTTC hoạt động BDNL cho CBQLGD ở các trường TCTT 78 Bảng 3.3. Tổng hợp điều tra thực trạng kết quả  hoạt động BDNL cho  CBQLGD ở các trường TCTT 80 Bảng 3.4. Tổng hợp kết quả điều tra thực trạng xây dựng kế  hoạch  BDNL cho CBQL 82 Bảng 3.5. Tổng hợp kết quả  điều tra thực trạng tổ  chức lực lượng   BDNL cho CBQL ở các trường TCTT 84 Bảng 3.6. Tổng hợp kết quả điều tra thực trạng chỉ đạo đổi mới nội  dung,   chương   trình   BDNL   cho   CBQLGD   ở   các   trường  TCTT 86 Bảng 3.7. Tổng hợp kết quả  điều tra  thực trạng chỉ  đạo đổi phương  pháp và hình thức tổ chức BDNL cho CBQLGD ở các trường  TCTT 88 Bảng 3.8. Tổng hợp kết quả   điều tra  thực trạng tổ  chức các hoạt  động tự bồi dưỡng của CBQLGD ở các trường TCTT 90 Bảng 3.9. Tổng hợp kết quả  điều tra thực trạng tổ  chức xây dựng môi  trường và CSVC đảm bảo cho hoạt động BDNL của CBQLGD  ở các trường TCTT 93 Bảng 3.10. Tổng hợp kết quả điều tra thực trạng tổ  chức kiểm tra, đánh  giá chất lượng và kết quả hoạt động BDNL cho CBQLGD ở  các trường TCTT 95 Bảng 3.11. Tổng hợp kết quả điều tra thực trạng mức độ ảnh hưởng của  các   yếu   tố   tác   động   đến   quản   lý   hoạt   động   BDNL   cho  CBQLGD ở các trường TCTT 97 Bảng 5.1. Kết quả khảo nghiệm mức cần thiết của các biện pháp 141 Bảng 5.2. Kết quả khảo nghiệm về mức khả thi của các biện pháp 142 Bảng 5.3. Kết quả và thứ bậc về mức cần thiết và mức khả thi  của các biện pháp đã đề xuất 143 Bảng 5.4. Các tiêu chí đánh giá mức nhận thức của cán bộ, giáo viên về NLQL 147 Bảng 5.5. Các tiêu chí về bồi dưỡng NLQL của cấn bộ QLGD 148 Bảng 5.6. Khảo sát NLQL của CBGV  ở  TTC Cộng đồng Hà Nội và   160
  7. TTC Bách nghệ Hà Nội qua khảo sát trước khi thử nghiệm Bảng 5.7. Thống kê kết quả  nhận thức về  NLQL của cán bộ  TTC  Cộng đồng Hà  Nội và  TTC  Bách nghệ  Hà   Nội  qua  thử  nghiệm 152 Bảng 5.8. Phân tích tần suất về  kết quả  nhận thức của CBGV về  NLQL qua thử nghiệm 152 Bảng 5.9. Phân   phối   tần   suất   lũy   tích   về   kết   quả   nhận   thức   của  CBGV qua thử nghiệm 153 Bảng 5.10. Phân tích các tham số đặc trưng về kết quả nhận thức của CBGV   ở TTC Cộng đồng Hà Nội và TTC Bách nghệ Hà Nội qua thử  nghiệm 154 Bảng 5.11. Thống kê kết quả bồi dưỡng NLQL của cán bộ TTC Cộng   đồng Hà Nội và TTC Bách nghệ Hà Nội sau thử nghiệm 155 Bảng 5.12. Phân phối tần suất về BDNLQL của cán bộ TTC Cộng đồng Hà  Nội và TTC Bách nghệ Hà Nội sau thử nghiệm 156 Bảng 5.13. Phân phối tần suất luỹ tích về hoạt động BDNLQL của cán  bộ   ở  TTC Cộng đồng Hà Nội  và TTC Bách nghệ  Hà Nội  sau thử nghiệm 156 Bảng 5.14. Phân tích các tham số  đặc trưng về kết quả BDNLQL của   cán bộ   ở  TTC Cộng đồng Hà nội và TTC Bách nghệ  Hà  Nội sau thử nghiệm 157 DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Số sơ đồ,  Tên sơ đồ, biểu đồ Trang biểu đồ Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức của  các trường trung cấp 72 Biểu đồ 3.1. So sánh mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến  quản lý   hoạt động  BDNL  cho  CBQLGD  ở  các  trường  TCTT 97 Biểu đồ 5.1. Mức cần thiết của các biện pháp 141 Biểu đồ 5.2. Mức khả thi của các biện pháp 142 Biểu đồ 5.3. Tương quan giữa mức cần thiết và khả thi 143 Biểu đồ 5.4. So sánh về mức nhận thức của cán bộ, giáo viên lớp thử  nghiệm và lớp đối chứng qua tác động của thử nghiệm 153 Biểu đồ 5.5. So sánh về mức hoạt động BDNLQL của cán bộ TTC  156 Cộng đồng Hà Nội và TTC Bách nghệ Hà Nội qua tác 
  8. động của thử nghiệm  
  9. 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Cán bộ  QLGD là nhân tố  quyết định đối với sự  thành công hay thất  bại của việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, phát triển nhân tài cho đất  nước, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước nhằm tạo thành khâu  đột phá trong đổi mới giáo dục hiện nay . Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, cán  bộ  là cái gốc của công việc, mọi việc thành công hay thất bại phần nhiều   phụ thuộc vào năng lực và phẩm chất của người cán bộ. Thực tiễn đổi mới   giáo dục trong những năm qua đã chứng minh rằng, dù cho chương trình,  nội dung và phương pháp, phương tiên giáo dục có hiện đại đến đâu, hoạt   động của giáo viên và học sinh có tích cực đến mấy nhưng năng lực của  cán bộ  quản lý nhà trường yếu, tư  duy quản lý lạc hậu, cơ  chế  quản lý   không phù hợp thì hiệu quả  quá trình đổi mới giáo dục vẫn thấp, đôi khi  vẫn dậm chân tại chỗ. Ngày nay, trước sự phát triển của khoa học giáo dục  hiện đại, CBQLGD không phải chỉ  có kinh nghiệm quản lý mà phải có   kiến thức hiểu biết về khoa học quản lý giáo dục, quản trị nhà trường. Đây   là   vấn   đề   cấp   thiết   đang   đặt   ra   trong   thực   tiễn   hoạt   động   BDNL   cho  CBQLGD ở các trường TCTT hiện nay. Bồi dưỡng năng lực và quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực cho   CBQLGD ở các trường TCTT là yêu cầu cấp thiết , xuất phát từ vai trò của  CBQLGD trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. Hội nghị  Ban chấp   hành Trung ương lần thứ Tám (khóa XI) của Đảng đã ban hành Nghị quyết  số  29/NQ­TƯ,  Về  đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT đáp  ứng yêu cầu   công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện nền kinh tế thị trường định  hướng xã hội chủ  nghĩa và hội nhập quốc tế. Trong đó đã xác định: “Phát   triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục  
  10. 6 và đào tạo; Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà  giáo và CBQL  gắn với nhu cầu phát triển kinh tế  xã hội” [30, tr.128].   Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo 2011 ­ 2020 đã xác định nhiều  biện pháp đổi mới giáo dục, trong đó biện pháp đột phá là “Đổi mới quản   lý giáo dục. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật  đồng bộ làm cơ sở triển khai thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện giáo   dục” [101, tr.22].  Về phương diện lý luận quá trình đổi mới giáo dục đang làm nảy sinh  những khuynh hướng quan điểm khác nhau về bồi dưỡng năng lực và quản lý  hoạt động bồi dưỡng năng lực  cho CBQLGD  ở các trường TCTT. Điều đó  đòi hỏi cần phải làm rõ khái niệm về  năng lực và năng lực quản lý của  CBQL; làm rõ vai trò của bồi dưỡng và mối quan hệ giữa bồi dưỡng với đào  tạo và đào tạo lại; nội dung bồi dưỡng, phương thức quản lý hoạt động bồi  dưỡng v.v…Đây là những vấn đề  lý luận cơ  bản làm cơ  sở  khoa học cho  sự  chuẩn hóa đội ngũ CBQLGD  ở  các nhà trường TCTT đáp ứng yêu cầu   của thực tiễn phát triển giáo dục hiên nay. Đổi mới giáo dục vừa tạo ra cơ  sở khoa học cho sự phát triển, hoàn thiện năng lực của CBQLGD, vừa đặt  ra các yêu cầu mới về phẩm chất, năng lực của người CBQLGD trong các  nhà trường.  Thực trạng BDNL và quản lý hoạt động BDNL cho CBQLGD  ở các  trường TCTT trên địa bàn thành phố  Hà Nội còn nhiều bất cập   chưa đáp  ứng yêu cầu đổi mới giáo dục  và  cấp thiết của thực tiễn hoạt động bồi  dưỡng hiện nay. Nhận thức được tầm quan trọng của đội ngũ CBQLGD,  những năm qua các trường TCTT trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tiến hành  nhiều hoạt động BDNL cho các đối tượng là CBQL  ở  các cấp khác nhau.   Bước đầu các hoạt động bồi dưỡng đã đạt được kết quả  nhất định. Tuy   nhiên, trước sự vận động, phát triển của lý luận và thực tiễn giáo dục hiện 
  11. 7 nay các hoạt động bồi dưỡng đang gặp nhiều bất cập. Các hoạt động bồi   dưỡng CBQLGD  ở các trường TCTT, thành phố Hà Nội còn mang tính kinh   nghiệm riêng lẻ, thiếu sự thống nhất, thiếu hệ thống. Nội dung, phương pháp  và hình thức tổ chức bồi dưỡng còn chắp vá, rời rạc. Kết quả hoạt động bồi   dưỡng chưa cao. Điều đó đặt ra yêu cầu cấp thiết trong quản lý hoạt động  bồi dưỡng CBQLGD ở các trường TCTT, thành phố Hà Nội hiện nay. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn vấn đề: “Quản lý hoạt   động bồi dưỡng năng lực cho cán bộ  quản lý giáo dục  ở  các trường   TCTT, thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục” để làm đề tài  luận án tiến sĩ chuyên ngành quản lý giáo dục là có ý nghĩa lý luận và thực  tiễn. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu luận giải những vấn đề  lý luận và những vấn đề  thực  tiễn về  hoạt động bồi dưỡng và quản lý hoạt động BDNL cho CBQLGD ở  các trường TCTT. Trên cơ sở đó đề  xuất hệ thống biện pháp quản lý nhằm   nâng cao chất lượng hoạt động BDNL cho CBQLGD ở các trường TCTT, góp  phần thực hiện mục tiêu chuẩn hóa CBQLGD đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo  dục hiện nay.   Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu luận giải những vấn đề lý luận về hoạt động BDNL và quản lý  hoạt động BDNL cho cán bộ QLGD  ở các trường TCTT theo quan điểm đổi mới  giáo dục. Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động BDNL và thực trạng quản lý  hoạt động BDNL cho cán bộ QLGD ở các trường TCTT, thành phố Hà Nội.  Rút ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng.
  12. 8 Đề   xuất   những  biện   pháp  quản   lý   hoạt  động  BDNL   cho   cán   bộ  QLGD  ở  các trường TCTT, thành phố  Hà Nội đáp  ứng yêu cầu đổi mới  giáo dục. Khảo nghiệm, thử nghiệm kiểm chứng các biện pháp đã đề xuất. 3. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu  Khách thể nghiên cứu Quản lý bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục các trường TCTT. Đối tượng nghiên cứu Quản lý hoạt động BDNL cho cán bộ  QLGD  ở  các trường TCTT,  thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về quản lý hoạt động  BDNL cho  CBQLGD  ở  các trường TCTT trong hệ  thống đào tạo nghề,  dưới góc độ  của khoa học quản lý giáo dục. CBQL  ở  nhà trường TCTT  gồm nhiều đối tượng khác nhau, thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau.   Phạm vi đề  tài này, có đề  cập đến CBQL nói chung, nhưng chỉ  tập trung   nghiên cứu sâu về  quản lý hoạt động BDNL quản lý cho CBQLGD trong  nhà trường. Đề  tài có đề  cập đến nội dung về  năng lực của CBQLGD  ở  trường TCTT, nhưng không đi sâu nghiên cứu về năng lực. Phạm vi khảo sát: CBQL nhà trường, cán bộ  của Phòng Tổ  chức cán   bộ, Phòng Đào tạo; cán bộ các Khoa, Bộ môn; đội ngũ giáo viên ở 10 trường  TCTT trên địa bàn thành phố Hà Nội.  Phạm vi thời gian: Các số liệu điều tra, khảo sát của đề tài được giới   hạn từ năm học 2014 ­ 2015 đến năm học 2018 ­ 2019. 4. Giả thuyết khoa học Hoạt động BDNL và quản lý hoạt động BDNL cho CBQLGD  ở các   trường TCTT đang bị tác động,  ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Trong đó, lý 
  13. 9 thuyết tiếp cận năng lực, lý thuyết quản lý nguồn nhân lực giáo dục đang   đặt ra những yêu cầu mới đối với hoạt động BDNL và quản lý hoạt động  BDNL cho CBQLGD  ở  các trường TCTT.  Nếu dựa trên lý thuyết tiếp cận  năng lực và các thành tựu của khoa học quản lý giáo dục để xây dựng cơ sở lý   luận, đánh giá thực trạng, đề xuất các biện pháp quản lý tác động vào hoạt động  BDNL cho CBQLGD phù hợp với thực tiễn đào tạo ở các trường TCTT trên địa  bàn thành phố Hà Nội; thì hiệu quả quản lý sẽ có tác động tích cực góp phần   nâng cao chất lượng hoạt động BDNL cho CBQLGD ở các trường TCTT theo   hướng chuẩn hóa, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận Đề  tài luận án được nghiên cứu dựa trên cơ  sở  phương pháp luận  khoa học duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác ­ Lênin, tư tưởng Hồ Chí  Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về  giáo dục và quản lý  giáo dục. Trong đó trực tiếp là các tư tưởng, quan điểm về vai trò, vị trí của   CBQLGD và đào tạo, bồi dưỡng, phát triển năng lực cho CBQLGD.  Luận án đượ c sử  dụ ng quan điể m tiếp cậ n năng lự c để  nghiên   cứ u các nội dung liên quan t ới BDNL cho độ i ngũ CBQLGD. D ựa trên  lý thuy ết ti ếp c ận năng lự c để  xác đị nh nhữ ng năng lự c cầ n có củ a   CBQLGD   ở   các   trườ ng   TCTT,     t ừ   đó   tổ   chứ c   BDNL   cho   CBQLGD   thông qua các ho ạt độ ng lậ p k ế ho ạch, đào tạ o, bồ i dưỡ ng, sử d ụng và  đánh giá CBQLGD theo năng l ực. Luận án được sử  dụng phương pháp tiếp cận PDCA của   Edward  Deming.  Cụm trừ  PDCA là viết tắt của:  Plan ­ Do ­ Check ­ Act.  PDCA  là một quy trình thể hiện phương thức quản lý theo tiếp cận tuần hoàn, còn  được gọi  là vòng tròn Deming. Dựa theo tiếp cận PDCA để  xác định quy 
  14. 10 trình và nội dung quản lý  hoạt động BDNL cho CBQLGD   ở  các trường  TCTT. Luận án được sử dụng quan điểm tiếp cận hệ thống ­ cấu trúc để phân  tích cấu trúc vĩ mô và cấu trúc vi mô của hoạt động BDNL cho CBQLGD ở các  trường TCTT, tìm ra các mối quan hệ có tính hệ thống của các thành tố này. Trên  cơ sở đó đề xuất các biện pháp quản lý BDNL cho CBQLGD phù hợp với hệ  thống. Luận án được sử dụng quan điểm tiếp cận thực tiễn để phân tích cơ  sở thực tiễn của vấn đề  nghiên cứu. Chỉ  ra nguồn gốc thực tiễn và những  mâu thuẫn trong thực tiễn của vấn  đề  nghiên cứu. Trên cơ  sở  đó định  hướng nội dung nghiên cứu hướng vào giải quyết những vấn đề  đặt ra  trong thực tiễn hoạt động BDNL cho đội ngũ CBQLGD ở các trường TCTT  trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay.  Phương pháp nghiên cứu Đề  tài được tác giả  sử  dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu  của khoa học giáo dục, quản lý giáo dục, kết hợp lý thuyết và thực tiễn; Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết Sử dụng thường xuyên các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống,  khái quát hoá các nguồn tài liệu phục vụ nghiên cứu gồm: Phân tích, tổng hợp  các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác ­ Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh;  Văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Nhà nước về  GDĐT; các văn  bản quản lý của ngành, của địa phương và các công trình khoa học có liên  quan để  xây dựng giả thuyết khoa học và cơ  sở  lý luận của vấn đề  nghiên  cứu. Tổng quan, phân tích, đánh giá khái quát các kết quả nghiên cứu của   những công trình sách, tạp chí, luận án, đề  tài khoa học của các tác giả  trong và ngoài nước liên quan đến đề  tài. Rút ra những kết luận khoa học.   Phát hiện những vấn đề đặt ra cho luận án tiếp tục nghiên cứu.
  15. 11 Xây dựng các khái niệm khoa học của luận án, luận giải làm rõ đặc  điểm, vai trò của BDNL cho CBQLGD  ở các trường TCTT trong bối cảnh   đổi mới giáo dục. Xác định mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức tổ  chức hoạt động BDNL và quản lý hoạt động BDNL cho CBQLGD  ở  các  trường TCTT đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn  Phươ ng pháp quan sát: Quan sát hoạt động BDNL và quản lý hoạt  động   BDNL   cho   CBQLGD   ở   các   trườ ng   TCTT.   Thông   qua   quan   sát  nhằm thu thập những ch ứng c ứ, phát hiện  ưu điểm, hạn chế trong hoạt   động BDNL và quản lý hoạt động BDNL cho CBQLGD  ở  các trườ ng  TCTT. Phương pháp điều tra: điều tra bằng phiếu hỏi với 360 cán bộ  và  giáo viên của 10 trường trung cấp  ở thành phố Hà Nội (Trường Trung cấp  Xây dựng Hà Nội; Trường Trung cấp Kinh tế Hà Nội; Trường Trung cấp   Cộng đồng Hà Nội; Trườn Trung cấp Tổng hợp Hà Nội; Trường Trung   cấp Kinh tế ­ Kỹ thuật Bắc Thăng Long; Trường Trung cấp Công nghệ và  Quản trị  Kinh doanh Hà Nội; Trường Trung cấp Công nghệ  và Kinh tế  Đối ngoại; Trường Trung cấp Đa ngành Hà Nội; Trường Trung cấp Kinh   tế  ­ Tài nguyên và Môi trường; Trường Trung cấp Bách nghệ  Hà Nội).  Phương pháp  đàm  thoại:  tiến hành tọa  đàm, trao  đổi với CBQL   ở  các  Phòng, Khoa, Bộ  môn, CBQL nhà trường, Sở  GD&ĐT, Sở  LĐ ­ TB&XH  Thành phố  Hà Nội để  thu thập thêm thông tin có liên quan đến đề  tài  nghiên cứu. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm QLGD: tổng hợp nghiên cứu các  văn bản pháp lý; các báo cáo tổng kết GDĐT của các trường trung cấp. Phương pháp phỏng vấn sâu, trao đổi, xin ý kiến chuyên gia: Phỏng  vấn sâu đối với cán bộ  nhà trường TCTT về  những thuận lợi, khó khăn 
  16. 12 trong quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực cho CBQL hiện nay. Trao đổi  với học viên các lớp bồi dưỡng và xin ý kiến của các chuyên gia về các nội  dung có liên quan đến đề tài. Phương pháp khảo nghiệm, thử  nghiệm:  dùng để  kiểm chứng tính  hiệu quả của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng NLQL cho đội ngũ   cán bộ QLGD ở các trường trung cấp. Các phương pháp bổ trợ:  Sử dụng toán thống kê và các phầm mềm chuyên dụng với sự hỗ trợ  của công nghệ  thông tin  để  xử  lý các số  liệu thu thập được từ  điều tra,  khảo sát và tính toán kết quả khảo nghiệm, thử nghiệm. Khảo sát về các mức độ quan trọng/ thường xuyên/ ảnh hưởng trong   luận án quy định điểm như sau: Điểm 4: Rất quan trọng/ Tốt/ Ảnh hưởng rất mạnh Điểm 3: Quan trọng/ Khá/ Ảnh hưởng khá mạnh Điểm 2: Ít quan trọng / TB/ Ảnh hưởng trung bình Điểm 1: Không quan trọng/ Yếu/ Ít ảnh hưởng 6. Những đóng góp mới của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án đã làm sáng tỏ các khái niệm cơ bản  về năng lực của CBQLGD, khái niệm BDNL và quản lý hoạt động BDNL  cho   CBQLGD   ở   các   trường   TCTT;   đã   xác   định   nội   dung,   quy   trình   và   phương thức quản lý hoạt động BDNL cho CBQLGD ở các trường TCTT;   góp phần bổ  sung, phát triển, hoàn thiện những vấn đề  lý luận  về  hoạt  động BDNL và quản lý hoạt động BDNL cho cán bộ  QLGD  ở  các trường  TCTT đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Luận  án đã khảo sát, p hân tích thực tr ạng hoạt  động BDNL và  thực trạng quản lý  hoạt động BDNL cho cán bộ  QLGD  ở  các trườ ng 
  17. 13 TCTT, cung cấp những luận c ứ, minh ch ứng th ực ti ễn để  các cấ p quản   lý có cơ  sở  đánh giá tình hình, đề  ra các quyết định phù hợp đố i với  hoạt động BDNL và quản lý  hoạt động BDNL cho cán bộ  QLGD  ở  các  trườ ng TCTT trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay. Các biện pháp được đề xuất trong luận án có thể áp dụng trong thực   tiễn nhằm nâng cao chất lượng hoạt động BDNLQL cho CBQLGD  ở  các  trường TCTT, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ CBGLGD của các   nhà trường này đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Về mặt lý luận Luận  án góp phần bổ  sung, phát triển lý luận về  hoạt  động bồi  dưỡng năng lực quản lý, quản lý hoạt động bồi dưỡng NLQL cho cán bộ  QLGD ở các trường TCTT đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Về mặt thực tiễn Luận án tập trung đánh giá thực trạng hoạt động bồi dưỡng năng lực  quản lý và quản lý hoạt động bồi dưỡng NLQL cho cán bộ  QLGD  ở  các   trường TCTT đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ giúp cho các chủ thể quản lý các cấp  có cơ sở tham khảo để phân tích, đánh giá và đưa ra quyết định nhằm nâng cao  hiệu quả quản lý hoạt động bồi dưỡng NLQL cho cán bộ QLGD; đồng thời xây  dựng mô hình quản lý hoạt động bồi dưỡng NLQL cho cán bộ QLGD đáp ứng   yêu cầu đổi mới giáo dục. 8. Kết cấu của luận án Luận án được kết cấu: phần mở  đầu, 5 chương, kết luận, kiến nghị,  danh mục các công trình khoa học của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo và  phụ lục.
  18. 14 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án  1.1.1. Các công trình nghiên cứu về  bồi dưỡng năng lực cho cán   bộ quản lý giáo dục  Trong lịch sử phát triển của khoa học giáo dục đã có nhiều công trình  nghiên cứu về  về  BDNL cho CBQLGD  ở các nhà trường dưới những góc  độ tiếp cận khác nhau. Tác giả Delors, Jacques (1996), Learning: The treasure within “Học tập: Kho  báu bên trong”[127], đã đề cập đến vấn đề bồi dưỡng và phát triển chuyên  môn cho giáo viên và CBQLGD trong bối cảnh mới. Nội dung cuốn sách  tập trung phân tích làm rõ bản chất của sự  học theo quan điểm của nhà  trường mới, khác nhà trường truyền thống; phân tích làm rõ bản chất việc  dạy học theo quan điểm nhà trường mới và nêu quan niệm, nguyên tắc, nội   dung, phương thức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và CBQLGD. Theo tác  giả, bồi dưỡng giáo viên và CBQLGD phải  được tổ  chức như  một hệ  thống và là một quá trình phát triển liên tục từ  đào tạo ban đầu, qua giai   đoạn tập sự, đến đào tạo tại chức và bồi dưỡng thường xuyên. Những vấn  đề mà tác giả trình bày đến nay vẫn là cơ sở lý luận cho việc đổi mới công   tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và CBQLGD trong bối cảnh hiện nay. Nguyễn Minh Đường  (1996),  Bồi dưỡng và Đào tạo đội ngũ nhân   lực trong điều kiện mới  [35], đã chỉ  rõ: bồi dưỡng là quá trình cập nhật  kiến thức và kỹ  năng còn thiếu hoặc đã lạc hậu trong một cấp học, một   bậc học và thường được xác định bằng một chứng chỉ. Bồi dưỡng năng lực  quản lý cho cán bộ quản lý giáo dục các trường trung cấp được quan niệm 
  19. 15 là một dạng đào tạo không chính quy. Thực chất của hoạt động bồi dưỡng   là quá trình bổ sung, cập nhật hoá kiến thức mới, hiện đại hoặc góp phần  bổ  túc kiến thức nghề  nghiệp chuyên môn, củng cố, phát triển những kỹ  năng nghiệp vụ  theo các yêu cầu nhiệm vụ  đặt ra; tạo điều kiện cho đối  tượng được bồi dưỡng nâng cao trình độ tri thức, kỹ năng toàn diện.  Lưu Xuân Mới  (2002), “Đổi mới nội dung chương trình, phương  pháp và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục” [77] và “Đổi   mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả  đào tạo,  bồi dưỡng cán bộ  quản lý giáo dục” [78]. Tác giả   đã gắn vấn  đề  bồi  dưỡng với đào tạo CBQLGD. Cùng với đổi mới nội dung, chương trình,  phương pháp đào tạo cơ bản ở các nhà trường, phải tiến hành đổi mới nội  dung, chương trình, phương pháp bồi dưỡng cho CBQLGD. Phải đa dạng  các hình thức tổ  chức bồi dưỡng tạo cơ  hội cho nhiều cán bộ  cùng được  tham gia. Hội thảo khoa học tại Học viện Quản lý Giáo dục (2008), với chủ đề  Biện pháp bồi dưỡng cán bộ quản lý các trường đại học, cao đẳng và trung cấp   chuyên nghiệp [48]. Các tác giả đã nhấn mạnh biện pháp tự đánh giá, đề cao  vai trò của tự đánh giá, chỉ ra sự bất cập năng lực tự đánh giá của cán bộ  quản lý giáo dục hiện nay; đề ra các biện pháp nâng cao năng lực tự đánh  giá cho cán bộ  quản lý giáo dục. Một trong những bi ện pháp đó là: đổi  mới nội dung và phương pháp bồi dưỡ ng cán bộ  quản lý giáo dục, từ  đó  người cán bộ  quản lý giáo dục có thể  tự  đánh giá phù hợp bản thân, để  dần hoàn thiện bản thân, đáp  ứng yêu cầu của ngành giáo dục hiện nay:   lấy đổi mới công tác quản lý làm điểm đột phá cho giáo dục.  Nguyễn Duy Hưng (2009), “Một số biện pháp nâng cao năng lực các  cơ  sở  đào tạo, bồi dưỡng CBQLGD” [53, tr.12­15]. Tác giả  đã phân tích   thực trạng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQLGD hiện nay. Trên 
  20. 16 cơ sở đó, tác giả đã đề xuất các biện pháp nâng cao năng lực các cơ sở đào   tạo, bồi dưỡng CBQLGD như  sau: Củng cố, xây dựng lại hệ  thống các  trường đào tạo bồi dưỡng CBQLGD trừ trung  ương đến địa phương. Tăng  cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên và CBQLGD của hệ  thống   các cơ  sở  đào tạo, bồi dưỡng CBQLGD. Đổi mới nội dung, chương trình  đào tạo, bồi dưỡng, đa dạng hóa các hình thức và đối tượng đào tạo, bồi  dưỡng. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, gắn hoạt động đào tạo,  bồi dưỡng với nghiên cứu khoa học. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và  trang thiết bị dạy học. Mở  rộng hợp tác quốc tế  trong đào tạo, bồi dưỡng  CBQLGD. Nguyễn Thế Thắng (2010), "Cơ sở lý luận về năng lực lãnh đạo của  hiệu trưởng nhà trường trung học phổ thông" [97], đã nghiên cứu cơ  sở  lý  luận về năng lực lãnh đạo của hiệu trưởng nhà trường THPT hiện nay. Đề  tài khoa học được các tác giả làm rõ những vấn đề: Khái niệm, lý luận về  lãnh đạo giáo dục, năng lực và năng lực lãnh đạo giáo dục; vai trò lãnh đạo  của   hiệu   trưởng   trường   THPT   và   năng   lực   lãnh   đạo   của   hiệu   trưởng   trường THPT. Trên cơ  sở  đó, tác giả  đã đề  xuất các biện pháp bồi dưỡng  năng lực cho cán bộ quản lý ở các nhà trường. Vũ Tuấn Dũng (2015), “Đánh giá hiệu trưởng trường  đại học theo  chuẩn” [28, tr.13]. Tác giả cho rằng, đánh giá, xếp loại hiệu trưởng theo chuẩn  là một nội dung quan trọng của thực hiện văn bản pháp quy đối với quy định  chuẩn hiệu trưởng, đồng thời, mang lại lợi ích to lớn đối với cơ quan quản lý  cấp trên, đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và đối với chính bản  thân người hiệu trưởng. Tuy nhiên, điều này chưa được thực hiện đối với hiệu   trưởng trường đại học. Nội dung bài viết đề cập đến một số nội dung cơ bản:   Khái niệm đánh giá, chuẩn và đánh giá theo chuẩn, gồm 6 tiêu chuẩn, 41 tiêu  chí; Cách tiến hành đánh giá hiệu trưởng trưởng đại học theo chuẩn; Mong 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0