Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các môn chuyên ngành của học viên ở Học viện An ninh nhân dân theo định hướng phát triển năng lực
lượt xem 17
download
Mục đích nghiên cứu đề tài là nghiên cứu lý luận, thực tiễn quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành của học viên theo định hướng PTNL, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành của học viên ở Học viện ANND theo định hướng PTNL, góp phần nâng cao chất lượng GDĐT của Học viện, đáp ứng yêu cầu đào tạo cán bộ của lực lượng CAND trong giai đoạn hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các môn chuyên ngành của học viên ở Học viện An ninh nhân dân theo định hướng phát triển năng lực
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định, không trùng lặp với các công trình khác đã công bố. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Thị Thu Phương
- MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ MỞ ĐẦU 5 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 13 1.1. Những công trình nghiên cứu về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học 13 1.2. Những công trình nghiên cứu về quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học 20 1.3. Khái quát kết quả của các công trình nghiên cứu đã công bố và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết 29 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CÁC MÔN CHUYÊN NGÀNH CỦA HỌC VIÊN Ở HỌC VIỆN AN NINH NHÂN DÂN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 33 2.1. Những vấn đề lý luận về hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các môn chuyên ngành của học viên ở Học viện An ninh nhân dân theo định hướng phát triển năng lực 33 2.2. Những vấn đề lý luận về quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các môn chuyên ngành của học viên ở Học viện An ninh nhân dân theo định hướng phát triển năng lực 60 2.3. Các yếu tố tác động đến quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các môn chuyên ngành của học viên ở Học viện An ninh nhân dân theo định hướng phát triển năng lực 71
- Chương 3: CƠ SỞ THỰC TIỄN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CÁC MÔN CHUYÊN NGÀNH CỦA HỌC VIÊN Ở HỌC VIỆN AN NINH NHÂN DÂN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 78 3.1. Khái quát về Học viện An ninh nhân dân 78 3.2. Tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng 80 3.3. Thực trạng hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các môn chuyên ngành của học viên ở Học viện An ninh nhân dân theo định hướng phát triển năng lực 84 3.4. Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các môn chuyên ngành của học viên ở Học viện An ninh nhân dân theo định hướng phát triển năng lực 94 3.5. Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các môn chuyên ngành của học viên ở Học viện An ninh nhân dân theo định hướng phát triển năng lực 105 3.6. Đánh giá chung về thực trạng và nguyên nhân thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các môn chuyên ngành của học viên ở Học viện An ninh nhân dân theo định hướng phát triển năng lực 107 Chương 4: BIỆN PHÁP VÀ KIỂM NGHIỆM BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CÁC MÔN CHUYÊN NGÀNH CỦA HỌC VIÊN Ở HỌC VIỆN AN NINH NHÂN DÂN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 115 4.1. Biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các môn chuyên ngành của học viên ở Học viện An ninh nhân dân theo định hướng phát triển năng lực 115 4.2. Khảo nghiệm và thử nghiệm các biện pháp 132 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 154 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 158 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 159 PHỤ LỤC 169
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 1 An ninh nhân dân ANND 2 An ninh quốc gia ANQG 3 Bồi dưỡng nâng cao BDNC 4 Cán bộ quản lý CBQL 5 Cảnh sát nhân dân CSND 6 Chuẩn đầu ra CĐR 7 Chương trình đào tạo CTĐT 8 Công an nhân dân CAND 9 Công nghệ thông tin CNTT 10 Đảm bảo chất lượng đào tạo ĐBCLĐT 11 Giáo dục & đào tạo GDĐT 12 Kết quả học tập KQHT 13 Kết thúc học phần KTHP 14 Kiểm tra, đánh giá KTĐG 15 Nhà xuất bản Nxb 16 Phát triển năng lực PTNL 17 Quá trình đào tạo QTĐT 18 Quản lý đào tạo QLĐT
- DANH MỤC CÁC BẢNG TT Tên bảng Nội dung Trang 1. Bảng 2.1 So sánh một số năng lực chuyên biệt cần hình thành cho học viên chuyên ngành ở Học viện ANND 43 2. Bảng 3.1 Tổng hợp số lượng đối tượng khảo sát 81 3. Bảng 3.2 Mức độ đánh giá và số điểm quy ước tương ứng 83 4. Bảng 3.3 Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát thực trạng xây dựng mục tiêu hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành của học viên ở Học viện ANND theo định hướng PTNL 84 5. Bảng 3.4 Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát thực trạng hình thức kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành của học viên ở Học viện ANND theo định hướng PTNL 86 6. Bảng 3.5 Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát thực trạng phương pháp kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành của học viên ở Học viện ANND theo định hướng PTNL 87 7. Bảng 3.6 Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát thực trạng nội dung kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành của học viên ở Học viện ANND theo định hướng PTNL 89 8. Bảng 3.7 Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát thực trạng xây dựng đề thi các môn chuyên ngành ở Học viện ANND theo định hướng PTNL 90 9. Bảng 3.8 Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát thực trạng chấm thi, lên điểm và công bố điểm thi ở Học viện ANND theo định hướng PTNL. 92 10. Bảng 3.9 Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát thực trạng kế hoạch hóa hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành của học viên ở Học viện ANND theo định hướng PTNL 94 11. Bảng 3.10 Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát thực trạng tổ chức, triển khai hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành của học viên ở Học viện ANND theo định hướng PTNL 96 12. Bảng 3.11 Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát thực trạng quản lý lực lượng thực hiện kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành của học viên ở Học viện ANND theo định hướng PTNL 98
- 13. Bảng 3.12 Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát thực trạng quản lý nội dung, phương pháp, chuẩn KTĐG kết quả học tập các môn chuyên ngành của học viên ở Học viện ANND theo định hướng PTNL 100 14. Bảng 3.13 Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát thực trạng quản lý kết quả sau KTĐG kết quả học tập các môn chuyên ngành của học viên ở Học viện ANND theo định hướng PTNL 103 15. Bảng 3.14 Tổng hợp kết quả khảo sát đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đến quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành của học viên theo định hướng PTNL (N=480) 105 16. Bảng 4.1 Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp 133 17. Bảng 4.2 Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp 134 Bảng 4.3 Thứ hạng tính cần thiết và tính khả thi của các 18. biện pháp 136 19. Bảng 4.4 Các tiêu chí đánh giá 141 Kết quả khảo sát về kiến thức quản lý của 20. Bảng 4.5 CBQL trước thử nghiệm. 143 Kết quả khảo sát kỹ năng quản lý của CBQL 21. Bảng 4.6 trước thử nghiệm. 144 Tổng hợp kết quả khảo sát kỹ năng quản lý của 22. Bảng 4.7 CBQL trước thử nghiệm. 145 Kết quả khảo sát kiến thức quản lý của CBQL 23. Bảng 4.8 sau thử nghiệm. 145 Kết quả khảo sát kỹ năng quản lý của CBQL 24. Bảng 4.9 sau thử nghiệm 146 Tổng hợp kết quả khảo sát kỹ năng quản lý của 25. Bảng 4.10 CBQL sau thử nghiệm. 147 Tổng hợp sự tiến bộ về kiến thức, kỹ năng quản 26. Bảng 4.11 lý của CBQL 147 Tổng hợp kết quả khảo sát sự tiến bộ về kiến thức, 27. Bảng 4.12 kỹ năng quản lý của CBQL tham gia thử nghiệm. 149
- DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ TT Tên sơ đồ Nội dung Trang 1 Sơ đồ 2.1 Mô hình chung cấu trúc năng lực 39 Tên biểu đồ Nội dung Trang 1 Biểu đồ 3.1 Thực trạng kế hoạch hóa hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT của học viên ở Học viện ANND 96 2 Biểu đồ 3.2 Thực trạng tổ chức, triển khai hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT của học viên ở Học viện ANND 98 3 Biểu đồ 3.3 Thực trạng quản lý lực lượng thực hiện kiểm tra, đánh giá 100 4 Biểu đồ 3.4 Thực trạng quản lý nội dung, phương pháp, chuẩn kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành của học viên ở Học viện ANND 102 5 Biểu đồ 3.5 Thực trạng quản lý kết quả sau kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành của học viên ở Học viện ANND theo định hướng PTNL 105 6 Biểu đồ 3.6 Mức độ tác động của các yếu tố đến quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành của học viên 107 7 Biểu đồ 4.1 Mức độ cần thiết của các biện pháp 134 8 Biểu đồ 4.2 Mức độ khả thi của các biện pháp 135 9 Biểu đồ 4.3 Sự tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi 137 10 Biểu đồ 4.4 Mức độ tiến bộ về kiến thức, kỹ năng quản lý của CBQL trước thử nghiệm và sau thử nghiệm. 149
- 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Kiểm tra, đánh giá KQHT của người học là công việc thường xuyên trong quy trình đào tạo, là một bộ phận rất quan trọng, không thể tách rời quá trình dạy học, là xu thế tất yếu của giáo dục hiện đại, có ý nghĩa rất quan trọng đối với người dạy, người học và cơ quan quản lý giáo dục. Theo đó, quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT là việc làm cần thiết, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, đào tạo, góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành Công an. Kiểm tra, đánh giá KQHT là quá trình đánh giá người học về trình độ kiến thức, khả năng tư duy sáng tạo, liên hệ vận dụng thực tiễn của người học sau khi được học tập, nghiên cứu các môn học, là công cụ quan trọng, chủ yếu để đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu học tập của người học theo chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo. Nó còn là cơ sở quan trọng để cơ quan chức năng tham mưu đổi mới chương trình, nội dung đào tạo, đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp thi, kiểm tra nhằm nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo theo mục tiêu đào tạo. Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tám (khóa XI) khẳng định mục tiêu: “Đối với giáo dục đại học, tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo người học”. Nghị quyết cũng xác định: “Đánh giá kết quả đào tạo đại học theo hướng chú trọng năng lực phân tích, sáng tạo, tự cập nhật, đổi mới kiến thức; đạo đức nghề nghiệp; năng lực nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ; năng lực thực hành, năng lực tổ chức và thích nghi với môi trường làm việc” [6]. Để thực hiện được mục tiêu này ngoài việc đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học…thì việc kiểm tra, đánh giá KQHT nói chung, KQHT các môn chuyên ngành nói riêng của người học là khâu quan trọng. Hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành của người học gắn liền với mục tiêu và nội dung đào tạo các môn chuyên ngành. Thông qua kiểm tra, đánh giá KQHT người học, nhà quản lý xác định mức độ đạt được mục tiêu đào tạo, từ đó có biện pháp điều chỉnh kịp thời hoạt động dạy và học các môn chuyên ngành.
- 6 Trước xu thế trên, các trường CAND trong đó có Học viện ANND hiện đang tổ chức triển khai mạnh mẽ việc đổi mới căn bản, toàn diện về GDĐT. Trong đó, chú trọng thực hiện nhiệm vụ: “Nghiên cứu đổi mới hình thức và phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo bảo đảm trung thực, khách quan, đánh giá đúng KQHT của người học. Hoàn thiện hệ thống các văn bản, hướng dẫn trong thi, kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo. Tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giám sát chất lượng đào tạo nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hoạt động giảng dạy, học tập, quản lý trong các học viện, trường CAND” [6]. “Tuy nhiên, kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành của học viên ở Học viện ANND mới tập trung đánh giá việc nắm kiến thức của môn học, chưa chú trọng đến việc PTNL cho người học, nhất là năng lực được hình thành qua học tập các môn chuyên ngành tại Học viện. Ngoài nguyên nhân do nội dung, CTĐT còn mang nặng tính lý luận, thiếu môi trường thực hành, phương pháp giảng dạy của giảng viên chưa thực sự đổi mới, quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành chưa chặt chẽ, thống nhất,… cũng là nguyên nhân dẫn đến chất lượng học tập các môn chuyên ngành chưa cao. Để khắc phục thực trạng trên, cần có những nghiên cứu về quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành của học viên theo định hướng PTNL ở các Học viện thuộc Bộ Công an nói chung và ở Học viện ANND nói riêng. Đây là một trong những cơ sở để đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo ở các Học viện ANND, đáp ứng nhiệm vụ GDĐT trong CAND giai đoạn mới. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT của người học của các tác giả ở trong và ngoài nước. Tuy nhiên, về quản lý hoạt động KTĐG theo định hướng PTNL, đặc biệt là PTNL các môn chuyên ngành của đối tượng học viên có tính chất đặc thù như Học viện ANND hiện chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống. Vì vậy, nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các môn chuyên ngành của học viên ở Học viện An ninh nhân dân theo định hướng phát triển năng lực” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ Quản lý giáo dục.
- 7 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực tiễn quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành của học viên theo định hướng PTNL, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành của học viên ở Học viện ANND theo định hướng PTNL, góp phần nâng cao chất lượng GDĐT của Học viện, đáp ứng yêu cầu đào tạo cán bộ của lực lượng CAND trong giai đoạn hiện nay. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Luận án. - Xây dựng cơ sở lý luận quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành của học viên ở Học viện ANND theo định hướng PTNL. - Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động KTĐG và thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành của học viên ở Học viện ANND theo định hướng PTNL. - Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành của học viên ở Học viện ANND theo định hướng PTNL. - Tiến hành khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp đề xuất và thử nghiệm một biện pháp. 3. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu Khách thể nghiên cứu Quản lý hoạt động dạy học ở Học viện ANND. Đối tượng nghiên cứu Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành của học viên ở Học viện ANND theo định hướng PTNL. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về nội dung: luận án chỉ tập trung nghiên cứu về vấn đề quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành hệ đào tạo cử nhân chính quy và hệ vừa làm vừa học tại Học viện ANND theo định hướng PTNL, trong đó chỉ tập trung vào những năng lực chung của học viên.
- 8 Phạm vi về khách thể khảo sát: luận án chỉ tập trung khảo sát cán bộ quản lý, giảng viên và học viên thuộc Học viện ANND. Phạm vi về thời gian: các số liệu nghiên cứu sinh sử dụng cho quá trình nghiên cứu luận án được khảo sát, điều tra, tổng hợp từ năm 2015 đến nay. 4. Giả thuyết khoa học Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành của học viên ở Học viện ANND theo định hướng PTNL có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo thực hiện mục tiêu GDĐT của Học viện. Tuy nhiên, lý luận và thực tiễn của vấn đề này chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống; quá trình triển khai thực hiện tại Học viện còn nhiều bất cập… Do vậy, nếu đề xuất được những biện pháp phù hợp như: Xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản quy định về quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành của học viên theo định hướng PTNL; Tổ chức xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực các môn chuyên ngành của học viên theo định hướng PTNL; Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực của các chủ thể quản lý trong quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành theo định hướng PTNL; Chỉ đạo ứng dụng CNTT trong các hoạt động KTĐG và quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành của học viên theo định hướng PTNL; Tăng cường giám sát, đánh giá hiệu quả quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá KQHT các môn chuyên ngành của học viên theo định hướng PTNL thì sẽ nâng cao chất lượng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành của học viên, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tại Học viện ANND hiện nay. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các nghị quyết, chỉ thị, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về đổi mới GDĐT và quản lý GDĐT. Trong quá trình nghiên cứu, đề tài vận dụng các tiếp cận: tiếp cận hệ thống - cấu trúc; tiếp cận thực tiễn; tiếp cận chức năng và tiếp cận phát triển... nhằm làm sáng tỏ những vấn đề về lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu.
- 9 Tiếp cận hoạt động: Xem xét quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành của học viên ở Học viện ANND theo định hướng PTNL với tư cách là hoạt động với các thành tố cấu thành và vận hành theo quy luật của hoạt động. Các yếu tố của quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá có mối quan hệ biện chứng với nhau. Theo đó trong quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành của học viên ở Học viện ANND đòi hỏi phải liên kết được các yếu tố của hoạt động. Tiếp cận hệ thống - cấu trúc: KTĐG là một khâu của QTĐT, tồn tại trong mối quan hệ thống nhất, tác động hỗ trợ lẫn nhau với các thành tố khác, vì vậy KTĐG cần đặt trong mối quan hệ các khâu từ việc xác định mục tiêu đào tạo, lựa chọn nội dung, phương pháp hình thức đào tạo đến các biện pháp bảo đảm chất lượng đào tạo…. Tiếp cận thực tiễn: Dựa trên thực tiễn hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành theo định hướng PTNL, những điều kiện chung của hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT và nét đặc thù của hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành theo định hướng PTNL. Trên cơ sở đó, luận án giải quyết vấn đề quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành theo định hướng PTNL trong mối quan hệ thống nhất với phát triển giáo dục và quản lý GDĐT ở Học viện ANND. Tiếp cận chức năng: Tiếp cận chức năng trong nghiên cứu này là việc xem xét và ứng dụng các chức năng cơ bản của quản lý để triển khai các hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành theo định hướng PTNL. Trên cơ sở đó nội dung, biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành của học viên ở Học viện ANND theo định hướng PTNL được xem xét linh hoạt về phương diện chức năng QLGD, các khâu quản lý và yêu cầu CĐR của Học viện đã xác định. Tiếp cận năng lực: Dựa trên lý thuyết hình thành và PTNL làm cơ sở phương pháp luận cho việc xác định biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành của học viên ở Học viện ANND theo định hướng PTNL.
- 10 Tiếp cận phát triển: Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành của học viên ở Học viện ANND theo định hướng PTNL không phải là vấn đề tĩnh mà luôn thay đổi dưới sự tác động ảnh hưởng của các nhân tố khách quan và chủ quan. Bởi vậy, cần có quan điểm phát triển khi nhìn nhận, đánh giá và bổ sung kịp thời các khía cạnh quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành của học viên ở Học viện ANND theo định hướng PTNL và các yếu tố tác động đến nó để kịp thời đề xuất các biện pháp quản lý cho phù hợp. Phương pháp nghiên cứu Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp sau đây: Phân tích, tổng hợp, khái quát hoá các tài liệu về lý luận quản lý và quản lý giáo dục của các tác giả trong và ngoài nước. Phân tích, tổng hợp các chỉ thị, nghị quyết về đổi mới GDĐT và quản lý GDĐT của Đảng, Nhà nước. Nghiên cứu các văn bản tổng kết về GDĐT, nhất là về quản lý giáo dục của các Học viện thuộc Bộ Công an; Qua đó, giúp nghiên cứu sinh khái quát, đánh giá và luận giải các quan điểm, tư tưởng, nội dung có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi Tiến hành lập phiếu trưng cầu ý kiến trên cơ sở đặt ra những câu hỏi và các phương án trả lời các vấn đề có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu. Từ đó tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả nghiên cứu thực trạng, làm cơ sở để đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động KTĐG kết quả học tập các môn chuyên ngành của học viên ở Học viện ANND theo định hướng PTNL. Phương pháp tọa đàm, phỏng vấn Trao đổi và phỏng vấn với cán bộ quản lý giáo dục (Ban Giám đốc, giảng viên, cán bộ các đơn vị chức năng như Phòng QLĐT và BDNC, Khảo thí và ĐBCLĐT…, chuyên viên Cục Đào tạo - Bộ Công an) về các
- 11 nội dung liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu để tăng độ tin cậy của các nhận định, đánh giá thực trạng hoạt động KTĐG và quản lý hoạt động KTĐG kết quả học tập các môn chuyên ngành của học viên ở Học viện ANND theo định hướng PTNL. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động Nghiên cứu các báo cáo tổng kết GDĐT các nội dung về quản lý KTĐG qua đó có cơ sở thực tiễn để đánh giá việc quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành của học viên ở các Học viện thuộc Bộ Công an theo định hướng PTNL một cách chính xác và đầy đủ nhất. Phương pháp quan sát sư phạm Tiến hành quan sát quá trình KTĐG thường xuyên và KTĐG cuối học kỳ, năm học ở Học viện ANND. Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm quản lý giáo dục, quản lý học viên: Sử dụng phương pháp này để có thêm cơ sở khoa học đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động KTĐG kết quả học tập các môn chuyên ngành của học viên ở Học viện ANND theo định hướng PTNL. Phương pháp chuyên gia Tiến hành trao đổi với cán bộ quản lý, giảng viên có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động quản lý GDĐT, nhất là các giảng viên có kinh nghiệm, tâm huyết. Đồng thời, xin ý kiến chuyên gia của một số nhà khoa học về lĩnh vực quản lý GDĐT; quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành của học viên theo định hướng PTNL tại các Học viện thuộc Bộ Công an. Trên cơ sở đó, hoàn thiện những nội dung nghiên cứu của luận án. Phương pháp thử nghiệm sư phạm Nghiên cứu sinh tiến hành thử nghiệm các biện pháp mà luận án đã đề xuất tại Học viện ANND. Từ đó rút ra các nhận xét, đánh giá làm cơ sở để kết luận và kiến nghị. Nhóm phương pháp hỗ trợ Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng toán thống kê để tổng hợp, xử lý số liệu đã thu thập được trong quá trình nghiên cứu.
- 12 Phương pháp sử dụng phần mềm tin học: Sử dụng phần mềm tin học để biểu thị các số liệu dưới dạng: Bảng số liệu, biểu đồ... giúp cho các kết quả nghiên cứu trở nên chính xác và đảm bảo độ tin cậy. 6. Những đóng góp mới của luận án Đề tài góp phần làm phong phú thêm cơ sở lý luận trong hướng nghiên cứu về hoạt động dạy học, quản lý hoạt động dạy học, trong đó có quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành của học viên ở Học viện ANND theo định hướng PTNL. Khảo sát, đánh giá chính xác thực trạng hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành và thực trạng quản lý trạng hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành của học viên ở Học viện ANND. Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân của thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành của học viên ở Học viện ANND. Đề xuất được hệ thống các biện pháp khoa học và khả thi để quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành của học viên ở Học viện ANND. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Ý nghĩa lý luận Luận án đã luận giải cơ sở khoa học của hoạt động KTĐG và quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành của học viên ở Học viện ANND theo định hướng PTNL. Ý nghĩa thực tiễn Luận án có thể là tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu, quản lý và giảng dạy ở các Học viện, nhà trường thuộc Bộ Công an hiện nay. 8. Kết cấu của luận án Kết cấu của luận án gồm: Phần mở đầu, tổng quan về vấn đề nghiên cứu, 4 chương, kết luận, kiến nghị, danh mục công trình khoa học của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
- 13 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Những công trình nghiên cứu về hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực của người học 1.1.1. Những công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài * Những công trình nghiên cứu về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập Từ khi xuất hiện nhà trường, các hình thức KTĐG mức độ nhận thức của người học đã ra đời. Đầu thế kỷ XVII, lần đầu tiên trong lịch sử giáo dục thế giới, nhà giáo dục Tiệp Khắc J.A.Comesnky đã đặt nền móng cho lý luận dạy học ở nhà trường và xây dựng thành một hệ thống vấn đề trong tác phẩm “Lý luận dạy học vĩ đại”, trong đó nêu vai trò ý nghĩa của KTĐG quá trình lĩnh hội tri thức của học sinh, ông lưu ý việc KTĐG phải căn cứ vào mục tiêu học tập và hướng dẫn học sinh tự KTĐG kiến thức của bản thân [40]. Ralph W. Tyler được coi là một trong những người đầu tiên đưa ra quan điểm đánh giá dựa vào mục tiêu giáo dục Measurement and evaluation in education (1934). Ông sử dụng thuật ngữ đánh giá để biểu thị quy trình đánh giá sự tiến bộ của người học theo các mục tiêu đạt được và theo ông trong đánh giá người học thì đánh giá KQHT là quan trọng nhất vì nó thể hiện rõ ràng con đường để đi đến mục tiêu [119]. Nghiên cứu của W.James Popham (1964), Robere Glarer (1965) đã đề cao vấn đề đánh giá giáo dục dựa vào hành vi người học. W.James Popham đã nhấn mạnh vai trò của thẩm định giáo dục trong “Eduacatinal Evaluation”; Robere Glarer đã phân biệt hai loại test là test tiêu chí (Criterrion Referenced Test) và test chuẩn hóa (Norm- Referenced Test), test tiêu chí nhằm so sánh thành tích của người học với hệ thống tiêu chí đã quy định, test chuẩn hóa nhằm so sánh thành tích học tập của những người học với nhau [dẫn theo 87]. Công trình “Measurement and Evaluation in teaching” (Đo lường và đánh giá trong dạy học) của tác giả Norman E. Gronlund giới thiệu về những nguyên tắc và quy trình đánh giá cần thiết cho việc dạy học hiệu quả [109].
- 14 Năm 1971, các tác giả B.S. Bloom, George F. Madaus và J.ThomasHastings cho ra đời cuốn sách “Evaluation to improve Learning” (Đánh giá thúc đẩy học tập) dành cho giảng viên, viết về kỹ thuật đánh giá KQHT của học sinh. Cuốn sách thông qua việc liên kết các kỹ thuật đánh giá tốt nhất, nhằm hỗ trợ các giảng viên sử dụng đánh giá như một công cụ để cải tiến cả quy trình dạy và học [103]. Sau thập niên 70 thế kỉ XX đến nay, có thể nói rằng có rất nhiều công trình nghiên cứu giải quyết từng vấn đề cụ thể trong quá trình kiểm tra, đánh giá KQHT. Đặc biệt, một trào lưu giáo dục trong giai đoạn này với chủ trương xác định kết quả giáo dục bằng cách mô tả cụ thể và có thể đo lường được những kiến thức, kỹ năng, thái độ mà học sinh cần đạt được sau khi kết thúc khóa học, điển hình như: Tác giả V.M Palonxki với tác phẩm “Những vấn đề lý luận dạy học của việc đánh giá tri thức”, tác giả X.V Uxova với “Con đường hoàn thiện việc kiểm tra kiến thức, kỹ năng” là những tác giả tiêu biểu đã đi sâu nghiên cứu hoàn thiện những vấn đề về kiểm tra, đánh giá KQHT. Các tác giả G.V.Axacliac, A.M.Levitov, A.E Xaloviov và A.I. Lipkina,...với các công trình “Các hướng nâng cao tính khách quan trong việc đánh giá kiến thức học sinh”, “Khả năng đánh giá đúng kiến thức học sinh” đã đi sâu nghiên cứu các vấn đề nâng cao chất lượng đánh giá [dẫn theo 45]. Nghiên cứu về cách lập kế hoạch đánh giá, cho điểm, tác giả D.S. Frith và H.G.Macintosh (1998) trong cuốn sách Teacher's Guide to Assessment (Hướng dẫn giảng viên đánh giá) đã trình bày cụ thể, chuyên sâu về những lý luận cơ bản của đánh giá trong lớp học, cách lập kế hoạch đánh giá, cách đánh giá, cho điểm [104]. Nghiên cứu về các phương pháp KTĐG thì ban đầu chủ yếu là phương pháp vấn đáp và thực hiện bài viết. Từ thế kỷ XIX việc nghiên cứu lý thuyết phương pháp trắc nghiệm khách quan đã được bắt đầu và đến thế kỷ XX đã được triển khai rộng rãi ở các nước phát triển Anh, Pháp, Mĩ… Đầu thế kỷ XX E.Thadaico là người đầu tiên đã dùng trắc nghiệm như một phương pháp khách quan và nhanh chóng để đo trình độ kiến thức học sinh.
- 15 Nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật kiểm tra, đánh giá KQHT, tác giả Thomas A.Agelo, Patricia Cross, trong cuốn sách: Classroom Assessment - Techiniques, (Kỹ thuật đánh giá lớp học) đã giới thiệu cho giảng viên những phương pháp cụ thể đánh giá KQHT và việc ra quyết định khi sử dụng các kết quả đánh giá [102]. Hiện nay, xu hướng đánh giá hiện đại đang được coi trọng triển khai nghiên cứu ứng dụng, trong đó phải kể đến công trình nghiên cứu của tác giả Anthony J. Nitko thuộc Đại học Arizona của Mỹ mang tên: “Educational Assessment of Students” (Đánh giá học viên). Cuốn sách đề cập đến tất cả nội dung của đánh giá KQHT, bao gồm phát triển các kế hoạch giảng dạy kết hợp với đánh giá; các đánh giá về mục tiêu, hiệu quả; đánh giá học sinh... các bài kiểm tra thành tích đã được chuẩn hóa [101]. * Những công trình nghiên cứu về kiểm tra, đánh giá KQHT theo định hướng phát triển năng lực người học Tiếp cận năng lực trong giáo dục nói chung, dạy học nói riêng được hình thành, phát triển rộng khắp ở Mỹ vào những năm 1970 và trở thành một phong trào những năm 1990 ở Anh, Úc, New Zealand, xứ Weales. Sở dĩ có sự phát triển mạnh mẽ này là do rất nhiều học giả và các nhà thực hành phát triển nguồn nhân lực xem tiếp cận năng lực là cách thức có ảnh hưởng nhiều nhất, được ủng hộ mạnh mẽ nhất để cân bằng giáo dục và quá trình dạy học, là “cách thức để chuẩn bị lực lượng cho một nền kinh tế cạnh tranh toàn cầu” [105]. Đã có những nghiên cứu về đo lường và kiểm tra, đánh giá KQHT trong giáo dục bao gồm đánh giá và công nhận năng lực. Shirley Fletcher (1995) với “Kỹ thuật đánh giá theo năng lực” đã xác định một số nguyên tắc cơ bản, gợi ý về các phương pháp cũng như lợi ích của kỹ thuật đánh giá theo năng lực; đưa ra một số hướng dẫn cho những người làm công tác đào tạo hướng tới việc đánh giá dựa trên công việc [116]. Robert L.Linn và Norman Norman E.Ground (1995) đưa ra những khái niệm cơ bản về KTĐG và đo lường trong dạy học; các hình thức, phương pháp và công cụ đánh giá theo mục tiêu; kỹ thuật đưa thông tin phản hồi và phân tích, xử lý kết quả KTĐG người học để cải tiến việc dạy và học [115].
- 16 Tác giả Wiggin (1998) chỉ ra đánh giá phải xác thực và có ý nghĩa. Do đó bài tập phải tạo được hứng thú và khơi gợi trí tuệ, giảng viên phải đưa ra các tiêu chí đánh giá phù hợp và học sinh phải có quyền được biết các tiêu chí đánh giá đó [120]. Tác giả Jon Mueller (2005), đánh giá năng lực người học phải dựa trên bối cảnh: Người học cần được yêu cầu bộc lộ khả năng vận dụng một cách có ý nghĩa những kiến thức, kỹ năng thiết yếu vào việc thực hiện các nhiệm vụ thực sự diễn trong thực tế. Sự ưu việt của đánh giá này được được thể hiện trên cơ sở có sự gắn kết chặt chẽ giữa việc xây dựng CTĐT, hoạt động giảng dạy, học tập và sự đánh giá dựa trên năng lực. Theo ông, để thực hiện chương trình đánh giá xác thực phải trải qua 4 bước, gồm: Thiết lập các chuẩn năng lực (đây là các năng lực người học cần đạt được và phát triển trong CTĐT); Xác định nhiệm vụ thực (đánh giá năng lực người học về kiến thức, kỹ năng theo quy định chuẩn và giải quyết những vấn đề đặt ra trong thực tế); Xác định các tiêu chí cho việc thực hiện tốt các nhiệm vụ thực; Xây dựng các bảng đề mục theo chủ đề (rubics) nhằm đánh giá các mức độ hoàn thành, mức độ đạt được kết quả các tiêu chí [107]. Nghiên cứu của Reynolds, Livingston&Willson (2006) cho thất đánh giá cần đảm bảo độ tin cậy, độ giá trị và không mang tính định kiến là “sự phù hợp và chính xác của các nhận định từ điểm số kiểm tra” [114]. Nghiên cứu của Susan M. Brookhart, Anthony J. Nitko (2007) cho rằng độ tin cậy là mức độ mà các kết quả đánh giá học sinh nhất quán ở các lần đánh giá lặp lại, như: làm hai bài kiểm tra có độ khó tương đương tại cùng một thời điểm, làm một bài kiểm tra tại hai thời điểm tương đối gần nhau, hai hay nhiều giảng viên cùng chấm một bài kiểm tra [117]. Tina Teodorescu (2006) phân biệt sự khác nhau giữa hai thuật ngữ năng lực competency và competence bằng các so sánh về định nghĩa, phạm vi trọng tâm, kết quả và áp dụng. Tác giả cũng đã mô tả hai mô hình Competency và competence dựa trên kinh nghiệm của mình trong quá trình tư vấn tại Hiệp hội Quốc tế về Cải thiện hiệu suất làm việc [118].
- 17 Martin Johnson (2008) giới thiệu và phân tích quan điểm của một số chuyên gia về xếp hạng trong đánh giá theo năng lực. Nghiên cứu chỉ ra rằng, việc đánh giá xếp hạng phải chăng chỉ là đề xuất thay đổi hệ thống nhị nguyên (có năng lực hoặc không có năng lực) và có thể làm ảnh hưởng tới tính toàn vẹn của kết luận đánh giá về năng lực. Đồng thời cách phân hạng thành tích học tập cũng dễ gây nên những tác động tiêu cực đối với nhóm có kết quả thấp [108]. Tổ chức Lao động Quốc tế đã xuất bản Mô hình Tiêu chuẩn năng lực Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương cho nhiều nghề. Trong các bộ tiêu chuẩn này đều có hướng dẫn về các phương pháp đánh giá nên được sử dụng, các chứng cứ kiến thức và kỹ năng cần thu thập cho việc đánh giá mỗi đơn vị năng lực. Các nước Tiểu vùng Sông Mê Công đã sử dụng các bộ tiêu chuẩn này của ILO để thử nghiệm đánh giá công nhận lẫn nhau về trình độ và kỹ năng nghề trong khu vực cho một số lĩnh vực nghề như công nghệ ô tô, hàn, phục vụ buồng khách sạn [111]. 1.1.2. Những công trình nghiên cứu của các tác giả Việt Nam * Những công trình nghiên cứu về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập Lịch sử khoa cử ở Việt Nam được hình thành khá sớm, các cuộc thi chọn người tài, người có học vấn được tổ chức định kỳ. Năm 1070 nhà Lý dùng Văn Miếu và mở Quốc tử giám ở Kinh thành làm nơi học tập cho con em tầng lớp quý tộc, quan lại. Nền đại học Việt Nam bắt đầu hình thành từ đó. Năm 1075, vua Lý Nhân Tông đã mở khoa thi Minh kinh bác học - khoa thi đầu tiên trong lịch sử giáo dục Việt Nam để chọn nhân tài cho đất nước” [39]., tr.25]. Thời kỳ Pháp thuộc, nền giáo dục Việt Nam mang tính nô dịch thuộc địa với chủ trương đào tạo một số ít người làm tay sai, đại đa số nhân dân là mù chữ. Về đánh giá trong giáo dục giai đoạn này chủ yếu dựa vào kết quả thi hết môn quy định cho từng lớp và cấp học, các kỳ thi được tổ chức nghiêm túc, chặt chẽ và đánh giá một cách khách quan và khoa học. Từ những năm 90 của thế kỷ XX, giáo dục Việt Nam đã có sự đổi mới rõ rệt, đặc biệt là việc nâng cao chất lượng và hiệu quả của kiểm tra, đánh giá, phương pháp trắc nghiệm khách quan được quan tâm nghiên cứu rất nhiều và được áp dụng ở các cấp học, ở các kỳ thi kể cả kỳ thi cao đẳng, đại học.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý Hành chính công: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay
27 p | 246 | 80
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đất đai: Nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến quản lý, sử dụng đất và đời sống việc làm của người dân thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
200 p | 32 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
254 p | 21 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo ngành thiết kế thời trang ở các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh
221 p | 50 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhân lực trong cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh ở Sơn La
181 p | 20 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội gắn với phát triển du lịch
272 p | 23 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý dạy học thực hành ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt tại các trường đại học
242 p | 69 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Phát triển đội ngũ giảng viên ngành Điện công nghiệp ở các trường cao đẳng trực thuộc Bộ Công Thương các tỉnh miền Bắc theo tiếp cận năng lực
299 p | 19 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đội ngũ giảng viên theo tiếp cận vị trí việc làm ở các trường đại học địa phương
310 p | 22 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý Quỹ Đầu tư phát triển địa phương - Trường hợp tỉnh Hà Tĩnh
213 p | 14 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Chính sách phát triển kết cấu hạ tầng thương mại nông thôn tại vùng Đồng bằng sông Hồng
215 p | 10 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Chỉ huy Tham mưu Lục quân theo tiếp cận năng lực ở các Trường Sĩ quan Lục quân trong bối cảnh hiện nay
246 p | 12 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực nam Đồng bằng sông Hồng với bệnh viện
220 p | 14 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý khoa học và công nghệ: Áp dụng bộ tiêu chuẩn UPM nhằm đánh giá mức độ thích ứng với đổi mới sáng tạo của các trường đại học tại Việt Nam trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư
226 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý xây dựng: Nghiên cứu chức năng quản lý trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam
189 p | 13 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
36 p | 13 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đô thị và công trình: Quản lý rủi ro dự án đầu tư xây dựng công trình bệnh viện - Bộ Y tế
211 p | 11 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO tại các trường Đại học trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam
353 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn