intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quản lý khoa học và công nghệ: Chính sách phát triển nhóm nghiên cứu mạnh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ trong các trường đại học ở Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:224

37
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án chỉ ra thực trạng và vai trò của NNCM ở ĐHQGHN trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN qua các chiều cạnh cụ thể, bao gồm quy mô, cơ cấu, tổ chức, hoạt động, đóng góp của NNCM cũng nhƣ những nhân tố tác động đến sự hình thành và phát triển NNCM.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý khoa học và công nghệ: Chính sách phát triển nhóm nghiên cứu mạnh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ trong các trường đại học ở Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội)

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------------- Đào Minh Quân CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÓM NGHIÊN CỨU MẠNH NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM (Nghiên cứu trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội) LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Hà Nội, 2019
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------------- Đào Minh Quân CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÓM NGHIÊN CỨU MẠNH NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM (Nghiên cứu trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội) Chuyên ngành: Quản lý Khoa học và Công nghệ Mã số: Thí điểm LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS.TS. Nguyễn Văn Kim 2. PGS.TS. Đào Thanh Trường XÁC NHẬN NCS ĐÃ CHỈNH SỬA THEO QUYẾT NGHỊ CỦA HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN ÁN Chủ tịch hội đồng đánh giá Người hướng dẫn khoa học Luận án Tiến sĩ PGS.TS. Vũ Cao Đàm GS.TS. Nguyễn Văn Kim Hà Nội, 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi là Đào Minh Quân, nghiên cứu sinh chuyên ngành Quản lý Khoa học và Công nghệ, khóa QH-2014-X, Khoa Khoa học quản lý, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, xin cam đoan: Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dƣới sự hƣớng dẫn của GS.TS. Nguyễn Văn Kim và PGS.TS. Đào Thanh Trƣờng. Các thông tin thu đƣợc từ các kết quả nghiên cứu tài liệu, điều tra, phỏng vấn do tôi trực tiếp thực hiện. Nghiên cứu trong Luận án không trùng lặp với các đề tài nghiên cứu trƣớc đây của các tác giả trong và ngoài nƣớc. Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Nghiên cứu sinh Đào Minh Quân
  4. LỜI CẢM ƠN Luận án với đề tài “Chính sách phát triển nhóm nghiên cứu mạnh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ trong các trƣờng đại học” (Nghiên cứu trường hợp ĐHQGHN) là kết quả học tập và nghiên cứu của tác giả trong giai đoạn 2014 - 2019, chuyên ngành Quản lý Khoa học và Công nghệ, tại Trƣờng ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN. Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án, tác giả đƣợc GS.TS. Nguyễn Văn Kim, PGS.TS. Đào Thanh Trƣờng trực tiếp hƣớng dẫn. Sự tận tình chỉ bảo của hai thầy hƣớng dẫn cùng với sự định hƣớng chuyên môn, gợi mở những hƣớng nghiên cứu của các nhà khoa học trong ngành đã giúp cho tác giả có điều kiện hoàn thành luận án của mình. Tác giả xin đƣợc bày tỏ sự biết ơn chân thành đến GS.TS Nguyễn Văn Kim và PGS.TS Đào Thanh Trƣờng và đội ngũ các nhà khoa học chuyên ngành Quản lý Khoa học và Công nghệ. Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban KHCN, Ban Tổ chức-Cán bộ, Ban Đào tạo, Trung tâm TT-TV của ĐHQGHN; phòng Quản lý Nghiên cứu khoa học, phòng Đào tạo, phòng Tổ chức - Cán bộ, phòng Kế hoạch - Tài vụ của các trƣờng thành viên của ĐHQGHN và đặc biệt là các nhà khoa học, các nhà quản lý của ĐHQGHN đã tạo điều kiện giúp đỡ để tác giả tiếp cận đƣợc với thực tế nghiên cứu của mình qua nhiều nội dung từ điều tra số liệu, thu thập dữ liệu, trao đổi ý kiến, phỏng vấn sâu … Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã hết lòng giúp đỡ, động viên tạo mọi điều kiện trong quá trình học tập, nghiên cứu hoàn thành luận án. Xin trân trọng cảm ơn NCS. Đào Minh Quân
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC ....................................................................................................................... 1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. 4 DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH ................................................................ 5 MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 8 1. Lý do nghiên cứu..................................................................................................... 8 2. Ý nghĩa của nghiên cứu......................................................................................... 10 3. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................................ 11 4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 11 5. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 12 6. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 12 7. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................... 12 8. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................... 13 Chƣơng 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÓM NGHIÊN CỨU MẠNH NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC ....................... 19 1.1. Dẫn nhập ..................................................................................................................... 19 1.2. Các công trình nghiên cứu về sự hình thành, đặc điểm, vai trò của NNCM trong trƣờng đại học ........................................................................................................... 20 1.3. Các công trình nghiên cứu về chính sách phát triển NNCM trong trƣờng đại học .. 33 1.4. Những nội dung luận án cần tiếp tục nghiên cứu ...................................................... 39 1.5. Tiểu kết chƣơng 1 ....................................................................................................... 40 Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU NHÓM NGHIÊN CỨU MẠNH VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÓM NGHIÊN CỨU MẠNH TRONG HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA TRƢỜNG ĐẠI HỌC ............. 41 2.1. Dẫn nhập ................................................................................................................. 41 2.2. Cơ sở lý luận về NNCM trong trƣờng đại học ....................................................... 41 2.2.1. Khái niệm NNC ............................................................................................... 41 2.2.2. Khái niệm và tiêu chí NNCM .......................................................................... 42 2.2.3. Khái niệm và vai trò của hoạt động KH&CN trong trường đại học .............. 45 1
  6. 2.2.4. Phân loại NNCM trong trường đại học ............................................................. 48 2.2.5. Vai trò và các mối quan hệ của NNCM trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN của trường đại học ............................................................................ 49 2.2.6. Phát triển NNCM và hiệu quả hoạt động của NNCM trong trường đại học .... 54 2.3. Cơ sở lý luận về chính sách phát triển NNCM trong trƣờng đại học ..................... 54 2.3.1. Khái niệm và vai trò của chính sách ............................................................... 54 2.3.2. Khái niệm chính sách phát triển NNCM trong trường đại học ...................... 56 2.3.3. Cấu trúc chính sách phát triển NNCM trong trường đại học ......................... 56 2.3.4. Chu trình chính sách phát triển NNCM trong trường đại học ....................... 58 2.3.5. Tiêu chí đánh giá chính sách phát triển NNCM trong trường đại học ........... 60 2.4. Tiểu kết chƣơng 2 ................................................................................................... 62 Chƣơng 3. THỰC TRẠNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÓM NGHIÊN CỨU MẠNH TRONG HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ..................................................................................................... 63 3.1. Dẫn nhập ................................................................................................................. 63 3.2. Cơ sở hình thành và phát triển NNCM ở ĐHQGHN ............................................. 64 3.2.1. Tầm nhìn và chiến lược của ĐHQGHN .......................................................... 64 3.2.2. Cơ sở hình thành và cách tiếp cận xây dựng NNCM ở ĐHQGHN ................ 66 3.2.3. Bàn về tiêu chí NNCM của ĐHQGHN............................................................ 67 3.2.4. Những đặc điểm của NNCM ở ĐHQGHN ...................................................... 71 3.2.5. Những đóng góp của NNCM trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN ở ĐHQGHN .................................................................................................... 79 3.2.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển NNCM ........................................ 85 3.3. Tiểu kết chƣơng 3 ................................................................................................... 93 Chƣơng 4. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÓM NGHIÊN CỨU MẠNH NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ................................................. 95 4.1. Dẫn nhập ................................................................................................................. 95 4.2. Tổng quan về chính sách của Nhà nƣớc có tác động đến sự hình thành và phát triển NNCM trong các trƣờng đại học .............................................................. 95 4.3. Những ƣu điểm trong chính sách phát triển NNCM của ĐHQGHN ................... 106 4.3.1. Nhóm chính sách đầu tư, phát triển nguồn nhân lực .................................... 107 4.3.2. Nhóm chính sách cải thiện môi trường và điều kiện nghiên cứu .................. 111 4.3.3. Nhóm chính sách hợp tác và phát triển ........................................................ 116 2
  7. 4.4. Những hạn chế của chính sách phát triển NNCM ở ĐHQGHN .......................... 120 4.5. Đánh giá tác động của chính sách phát triển NNCM đến hoạt động KH&CN ở ĐHQGHN ................................................................................................................. 129 4.5.1. Chính sách đầu tư, phát triển nguồn nhân lực ............................................. 129 4.5.2. Chính sách cải thiện môi trường và điều kiện nghiên cứu ........................... 133 4.5.3. Chính sách hợp tác và phát triển .................................................................. 135 4.6. Tiểu kết chƣơng 4 ................................................................................................. 136 Chƣơng 5. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÓM NGHIÊN CỨU MẠNH NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI .................. 138 5.1. Dẫn nhập ............................................................................................................... 138 5.2. Bối cảnh, quan điểm định hƣớng, mục tiêu, nguyên tắc đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển NNCM ..................................................................... 138 5.2.1. Bối cảnh bổ sung, hoàn thiện chính sách phát triển NNCM ........................ 138 5.2.2. Quan điểm định hướng đề xuất giải pháp bổ sung, hoàn thiện chính sách phát triển NNCM ......................................................................................................... 142 5.2.3. Mục tiêu đề xuất giải pháp bổ sung, hoàn hiện chính sách phát triển NNCM .......................................................................................................................... 145 5.2.4. Nguyên tắc đề xuất giải pháp bổ sung, hoàn thiện chính sách phát triển NNCM .......................................................................................................................... 145 5.3. Kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng và phát triển NNCM ................................. 146 5.4. Giải pháp bổ sung, hoàn thiện chính sách phát triển NNCM ở ĐHQGHN ......... 156 5.4.1. Biện pháp bổ sung, hoàn thiện về chiến lược ............................................... 158 5.4.2. Các biện pháp bổ sung, hoàn thiện chính sách............................................. 159 5.4.3. Các biện pháp bổ sung, hoàn thiện quy định về quản lý .............................. 165 5.5. Điều kiện cần và đủ để các giải pháp bổ sung, hoàn thiện chính sách phát triển NNCM có tính khả thi ................................................................................................ 167 5.6. Tiểu kết chƣơng 5 ................................................................................................. 169 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.............................................................................. 171 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .......................................................................................................... 177 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 178 PHỤ LỤC 3
  8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT NNC: Nhóm nghiên cứu NNCM: Nhóm nghiên cứu mạnh NCKH: Nghiên cứu khoa học KH&CN: Khoa học và Công nghệ ĐHQGHN: Đại học Quốc gia Hà Nội ĐHKHXH&NV: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ĐHNC: Đại học nghiên cứu KQNC: Kết quả nghiên cứu NCS: Nghiên cứu sinh NLNC: Năng lực nghiên cứu XH&NV: Xã hội và Nhân văn KT&CN: Kỹ thuật và Công nghệ ĐTB: Điểm trung bình PTN: Phòng thí nghiệm PTNTĐ: Phòng thí nghiệm trọng điểm NC&TK: Nghiên cứu và triển khai KH&CN: Khoa học và công nghệ HVCH: Học viên cao học CTĐT: Chƣơng trình đào tạo NSNN: Ngân sách nhà nƣớc CBKH: Cán bộ khoa học R&D: Research and Development (Nghiên cứu và triển khai) 4
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH 1. Danh mục biểu đồ, hình, hộp Biểu đồ 3.1: Sự phát triển của NNCM ở ĐHQGHN .................................................... 65 Biểu đồ 3.2: Cấu trúc nhân lực NNCM theo lĩnh vực nghiên cứu ............................... 72 Biểu đồ 3.3: Cấu trúc NNCM theo lĩnh vực nghiên cứu .............................................. 72 Biểu đồ 3.4: Cấu trúc NNCM theo quy mô thành viên ................................................ 73 Biểu đồ 3.5: Cấu trúc trình độ của các Trƣởng NNCM................................................ 73 Biểu đồ 3.6: Cấu trúc trình độ của các thành viên NNCM ........................................... 74 Biểu đồ 3.7: Cấu trúc độ tuổi của Trƣởng NNCM ....................................................... 75 Biểu đồ 3.8: So sánh năng suất khoa học trung bình trong vòng 5 năm của NNCM theo các lĩnh vực nghiên cứu ......................................................................................... 81 Biểu đồ 3.9: Những yếu tố thuộc về năng lực ảnh hƣởng đến sự phát triển của NNCM ........................................................................................................................... 86 Biểu đồ 3.10: Những yếu tố thuộc về mối quan hệ và lợi ích ảnh hƣởng đến sự phát triển của NNCM ................................................................................................ 87 Biểu đồ 3.11: Những yếu tố thuộc về môi trƣờng, chính sách có ảnh hƣởng đến sự phát triển của NNCM ................................................................................................ 89 Biểu đồ 3.12: Đánh giá mức độ đảm bảo yêu cầu trong tuyển chọn nội dung, cá nhân/đơn vị thực hiện đề tài ...................................................................................... 90 Biểu đồ 3.13: Đánh giá mức độ nghiêm túc, chính xác trong kiểm tra, đánh giá, nghiệm thu đề tài nghiên cứu ........................................................................................ 92 Hình 2.1: Khung phân tích chính sách phát triển NNCM ............................................ 61 Hình 3.1: Cấu trúc của NNCM ..................................................................................... 72 Hình 5.1: Sơ đồ khung chính sách cấu trúc nghiên cứu của RMIT ........................... 151 Hình 5.2: Khung định hƣớng chiến lƣợc cho ĐHQGHN ........................................... 157 Hộp 2.1: Tiêu chí đánh giá NNCM............................................................................... 43 Hộp 3.1: Tiêu chí đánh giá NNCM của Trƣờng Đại học KHTN, ĐHQGHN .............. 70 Hộp 3.2: Việc xem xét nhân lực khi xét duyệt đề tài còn mang tính hình thức ........... 91 Hộp 3.3: Tiêu cực phí trong tuyển chọn, nghiệm thu và thanh quyết toán đề tài ......... 92 5
  10. Hộp 4.1: Ý kiến của lãnh đạo Viện Chiến lƣợc và Chính sách KH&CN về chính sách đào tạo đối với NNCM .................................................................................................. 99 Hộp 4.2: Chính sách ban hành không đi kèm với nguồn lực thực hiện ...................... 120 Hộp 4.3: Ý kiến của lãnh đạo ĐHQGHN về thành lập NNCM ................................. 121 Hộp 4.4: Hiện tƣợng mƣợn tên nhà khoa học khi thành lập NNCM .......................... 122 Hộp 4.5: Ý kiến của lãnh đạo ĐHQGHN về hoạt động đánh giá ............................... 124 Hộp 4.6: Thực tế triển khai chính sách ƣu đãi giờ giảng đối với thành viên NNCM ... 125 Hộp 4.7: Ý kiến của nhà khoa học về chính sách thành lập NNCM .......................... 126 Hộp 4.8: Nghịch lý trong triển khai dự án tăng cƣờng NLNC, ngƣời cần thì không đƣợc giao, ngƣời đƣợc giao thì không cần .................................................................. 127 Hộp 5.1: Tiêu chí thành viên và thành viên nòng cốt của NNC, TTNC, Viện NC .... 153 2. Danh mục các bảng Bảng 3.1: Đánh giá mức độ đạt đƣợc các tiêu chí quốc tế của NNCM thuộc ĐHQGHN ...................................................................................................................... 68 Bảng 3.2: Tƣơng quan giữa độ tuổi với số lƣợng bài báo ISI/Scopus.......................... 76 Bảng 3.3: Tƣơng quan giữa độ tuổi với số lƣợng đề tài chủ trì .................................... 76 Bảng 3.4: So sánh giữa chức danh, học vị với số lƣợng bài báo ISI/Scopus ............... 77 Bảng 3.5: Tƣơng quan giữa nhóm chức danh, học vị với số lƣợngđề tài chủ trì ......... 78 Bảng 3.6: Số lƣợng công trình khoa học đƣợc công bố bởi thành viên NNCM .......... 79 Bảng 3.7: So sánh năng suất nghiên cứu trung bình 5 năm của thành viên NNCM theo lĩnh vực nghiên cứu ............................................................................................... 80 Bảng 3.8: So sánh kết quả nghiên cứu của thành viên NNCM so với mặt bằng chung của ĐHQGHN ............................................................................................................... 81 Bảng 3.9: Số lƣợng đề tài do thành viên NNCM chủ trì và tham gia........................... 83 Bảng 3.10: Đánh giá mức độ đóng góp của NNCM đối với việc nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN ......................................................................................... 84 Bảng 3.11: Những yếu tố thuộc về năng lực ảnh hƣởng đến sự phát triển của NNCM ........................................................................................................................... 85 Bảng 3.12: Những yếu tố thuộc về mối quan hệ và lợi ích ảnh hƣởng đến sự phát triển của NNCM .................................................................................................... 87 Bảng 3.13: Những yếu tố thuộc về môi trƣờng, chính sách có ảnh hƣởng đến sự phát triển của NNCM .................................................................................................... 88 6
  11. Bảng 3.14: Đánh giá mức độ đảm bảo yêu cầu trong tuyển chọn nội dung, cá nhân/đơn vị thực hiện đề tài ...................................................................................... 89 Bảng 3.15: Đánh giá mức độ nghiêm túc, chính xác trong kiểm tra, đánh giá, nghiệm thu đề tài nghiên cứu ........................................................................................ 91 Bảng 4.1: Số liệu thống kế nhân lực theo chức danh và trình độ đào tạo .................. 110 Bảng 4.2: Hiện trạng các PTN tính đến năm 1/3/2016 ............................................... 112 Bảng 4.3: Đối chiếu hiệu quả sau đầu tƣ khai thác hệ thống trang thiết bị ở một số đơn vị giai đoạn 2005-2015 ......................................................................................... 115 Bảng 4.4: Những nguyên nhân cản trở việc giải thể NNCM ..................................... 123 Bảng 4.5: Nguyên nhân chính sách đƣợc ban hành chƣa phù hợp với thực tế ........... 128 Bảng 4.6: Tỉ lệ cán bộ khoa học năm 2018 so với chỉ tiêu năm 2015 và 2020 .......... 130 Bảng 4.7: Đánh giá tác động của nhóm chính sách đầu tƣ, phát triển nguồn nhân lực đến sự phát triển NNCM ............................................................................................. 130 Bảng 4.8: Đánh giá tác động của nhóm chính sách cải thiện môi trƣờng và điều kiện nghiên cứu đến sự phát triển NNCM........................................................................... 134 Bảng 4.9: Đánh giá tác động của nhóm chính sách hợp tác và phát triển đến sự phát triển NNCM ......................................................................................................... 135 Bảng 5.1: Tƣơng quan nhân lực và kinh phí đƣợc cấp giữa các viện, trung tâm NC&TK và các trƣờng đại học .................................................................................... 140 Bảng 5.2: Đánh giá mức độ cần thiết của các chính sách đối với sự phát triển của NNCM ở ĐHQGHN ............................................................................................. 160 7
  12. MỞ ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu Sự quan tâm, đầu tƣ xây dựng và phát triển các NNCM ở các trƣờng đại học của Việt Nam trong thời gian gần đây phản ánh nhận thức chung rằng các NNCM trong trƣờng đại học ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ xã hội. Trong bối cảnh khoa học đang phát triển theo xu hƣớng liên ngành, các chuyên ngành khoa học liên kết, thâm nhập, hòa quyện vào nhau đòi hỏi các nhà khoa học cần có cái nhìn, góc tiếp cận liên ngành trong nghiên cứu và do đó nhu cầu về việc xây dựng mô hình tổ chức mang tính hợp tác, liên thông giữa các nhà khoa học ở ngay chính chuyên ngành và ở nhiều chuyên ngành khác nhau nhằm hỗ trợ, bổ sung cho nhau là một vấn đề cấp thiết và thực tiễn. Có một thực tế khá phổ biến diễn ra trong các trƣờng đại học ở Việt Nam hiện nay, xét ở góc độ tổ chức dƣờng nhƣ là rào cản bởi xu hƣớng chia cắt và có phần hành chính hóa trong cả hoạt động nghiên cứu và đào tạo ở các bộ môn chuyên môn. Điều này đƣợc xem là bình thƣờng của khoa học, nếu nhƣ đồng thời với sự chuyên sâu về chuyên môn là cơ chế gắn kết, liên kết, hợp tác hay tổ hợp trở lại giữa các bộ môn nhằm tận dụng thế mạnh của nhau. Nhƣng, thực tế các bộ môn chuyên môn hiện nay đang cho thấy mỗi bộ môn là một “ốc đảo”, dẫn tới sự chia cắt, phân lập thiếu tinh thần hợp tác. Xuất phát từ thực tế này, giải pháp mà các trƣờng đại học lựa chọn là xây dựng các NNC khoa học, trong đó đặc biệt chú trọng xây dựng các NNCM nhằm quy tụ các nhà khoa có trình độ cao, lấy hợp tác là phƣơng thức hoạt động chủ yếu để nâng cao hiệu quả cả trong đào tạo và NCKH, đồng thời qua đó góp phần nâng cao hiệu quả gắn kết giữa các bộ môn chuyên môn. Với việc xác định NNC, đặc biệt là NNCM nhƣ là các tế bào sống của hoạt động khoa học, và thậm chí của cả hoạt động đào tạo trong các trƣờng đại học, nhà khoa học muốn phát triển đƣợc ý tƣởng khoa học, xây dựng trƣờng phái học thuật của mình hoặc giải quyết một vấn đề khoa học liên ngành phải thiết lập đƣợc nhóm cộng sự và học trò, tức là phải xây dựng đƣợc NNC. Chính NNC là môi trƣờng khoa học thuận lợi nhất để các nhà khoa học trao đổi học thuật, tập hợp lực lƣợng và cùng nhau tiếp cận, giải quyết các vấn đề mới của khoa học, và thƣờng thông qua các hoạt động của nhóm nhƣ xemina khoa học, hƣớng dẫn NCS. NNC có thể thu hút các nhà khoa học có chuyên môn gần để phát triển môi trƣờng học thuật chuyên sâu, hoặc thu hút các nhà khoa học của nhiều 8
  13. ngành khác nhau để tập trung tâm sức giải quyết một vấn đề có tính liên ngành. Đồng thời tạo ra các sản phẩm nghiên cứu có thể chuyển giao và ứng dựng vào thực tiễn[13]. Điều đó phần nào lý giải tại sao, NNCM đƣợc xem là một trong những trụ cột trong việc giúp các trƣờng đại học xây dựng nền tảng khoa học, đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao và đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Có nhiều vấn đề quan trọng đƣợc đặt ra khi các trƣờng đại học Việt Nam xây dựng và phát triển các NNCM cụ thể nhƣ sau: Tại sao các trƣờng đại học cần có các NNCM? Những lợi ích mà các trƣờng đại học mong muốn đạt đƣợc khi thành lập các NNCM so với các mô hình nghiên cứu hiện tại là gì? Nguồn lực nào để xây dựng và phát triển NNCM? Công tác quản trị phù hợp sẽ đƣợc triển khai nhƣ thế nào để thúc đẩy các NNCM phát triển? Chuẩn mực đối với NNCM là gì? Mức độ tự chủ và các hình thức chịu trách nhiệm trong quá trình này ra sao? Vai trò của Nhà nƣớc và trƣờng đại học trong xây dựng và phát triển NNCM là gì? Làm thế nào để quy tụ đƣợc các nhà khoa học tốt nhất? Những lĩnh vực nào cần đƣợc đầu tƣ để tập trung phát triển? Nhà nƣớc và các trƣờng đại học cần có chính sách nào để thúc đẩy phát triển NNCM nhằm tăng cƣờng hiệu quả hoạt động KH&CN? Những câu hỏi này sẽ phần nào đƣợc phân tích, luận giải qua việc triển khai các nội dung nghiên cứu cụ thể của luận án. Với mục đích góp phần nhìn nhận, lý giải vấn đề phức tạp nêu trên, tác giả luận án lựa chọn chủ đề “Chính sách phát triển NNCM nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN trong các trường đại học ở Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp ĐHQGHN)” là nội dung nghiên cứu của mình. Lý do tác giả luận án chọn chủ để nghiên cứu này bởi đây là một chủ đề mới, khảo sát thực tế, ngƣời viết nhận thấy hiện nay chƣa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về chính sách phát triển các NNCM và đúc kết thành những đề xuất chính sách một cách cụ thể nhằm thúc đẩy phát triển các NNCM trong các trƣờng đại học. Bên cạnh đó, việc lựa chọn ĐHQGHN là khách thể nghiên cứu bởi, ĐHQGHN có thể xem là trƣờng hợp điểm hình trong việc xây dựng và phát triển NNCM ở thời điểm hiện tại. Với chiến lƣợc phát triển của mình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030[42], ĐHQGHN đã khẳng định đang từng bƣớc xây dựng, phát triển theo định hƣớng một ĐHNC, nâng cao chất lƣợng đào tạo và phục vụ các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đất nƣớc. Đối với một ĐHNC thì chức năng nghiên cứu chiếm ƣu thế trong sứ mạng của Nhà trƣờng, nghĩa là nghiên cứu quyết định bản chất và nội dung của các hoạt động khác nhƣ giảng dạy, học tập, phục vụ xã hội. Thực tế cho thấy, những đề tài NCKH có quy mô lớn, có tính liên ngành cao nhƣ 9
  14. đề tài cấp nhà nƣớc, đề tài trọng điểm cấp bộ/cấp đại học quốc gia đều đƣợc thực hiện bởi các NNC, thay vì cá nhân nghiên cứu độc lập. Chính vì vậy, để ĐHQGHN phát triển thành ĐHNC thì việc xây dựng và phát triển NNC có tính cấp bách và có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao trong giai đoạn hiện nay. Đây cũng chính là một trong những giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng cả trong đào tạo và nghiên cứu. Ngoài ra, ĐHQGHN là một trong những trung tâm đào tạo, nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực lớn nhất của cả nƣớc, với nhiều trƣờng đại học, viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu trực thuộc. KQNC của các nhà khoa học ở ĐHQGHN đã từng bƣớc khẳng định đƣợc mức độ ảnh hƣởng ở tầm quốc gia và quốc tế. Theo bảng xếp hạng mới nhất của QS University Ranking Asia 2019 thì ĐHQGHN đứng thứ 124 trong danh sách 150 đại học hàng đầu châu Á[68] và là 1 trong 2 trƣờng đại học của Việt Nam lọt top 1000 trƣờng đại học xuất sắc nhất thế giới[69]. Vì vậy, ĐHQHGH có thể đƣợc coi là đơn vị điển hình và có nhiều ý nghĩa cũng nhƣ khả năng suy rộng KQNC đến các cơ sở đào tạo, nghiên cứu trong cả nƣớc. Tóm lại, từ những phân tích kể trên, rõ ràng việc nghiên cứu, đánh giá và đề xuất giải pháp bổ sung, hoàn thiện chính sách phát triển NNCM trong các trƣờng đại học là cần thiết nhằm kiến tạo môi trƣờng thuận lợi để các nhà khoa học, các NCS, học viên, sinh viên có thể phát huy khả năng và ý tƣởng sáng tạo trong NCKH nhằm hƣớng đến mục tiêu: a) Thúc đẩy các sáng kiến mới đặc biệt là trong những lĩnh vực nghiên cứu đa ngành đang đƣợc quan tâm; b) Huy động và khai thác các nguồn lực bên trong và bên ngoài để phát triển các chƣơng trình nghiên cứu của nhóm; c) Cung cấp các chƣơng trình giáo dục và rèn luyện trong hoạt động nghiên cứu và các kỹ năng liên quan, đặc biệt là đối với sinh viên đại học và sau đại học; d) Phổ biến, truyền bá tri thức khoa học qua các ấn phẩm, hội thảo, bài giảng,…; đ) Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động hợp tác đa ngành giữa các học giả và đối tác thông qua mạng Internet và quá trình trao đổi thông tin; e) Cung cấp, chuyển giao các kết quả nghiên cứu, khóa đào tạo, huấn luyện, bồi dƣỡng kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn; f) Tăng cƣờng NLNC; g) Liên kết tri thức, tận dụng đƣợc các ƣu điểm về tính liên ngành. 2. Ý nghĩa của nghiên cứu Trên phương diện lý thuyết, luận án góp thêm một góc nhìn mới về các khái niệm NNC, NNCM, hoạt động KH&CN, chính sách phát triển NNCM và tiêu chí NNCM. Luận án cũng giúp mở rộng sự hiểu biết về vai trò và các mối quan hệ của NNCM trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN trong trƣờng đại học; tiêu chí 10
  15. đánh giá hiệu quả hoạt động KH&CN của NNCM trong trƣờng đại học; cấu trúc chính sách phát triển NNCM trong trƣờng đại học; chu trình chính sách phát triển NNCM trong trƣờng đại học; tiêu chí đánh giá tác động của chính sách phát triển NNCM trong trƣờng đại học. Về mặt thực tiễn, luận án chỉ ra thực trạng và vai trò của NNCM ở ĐHQGHN trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN qua các chiều cạnh cụ thể, bao gồm quy mô, cơ cấu, tổ chức, hoạt động, đóng góp của NNCM cũng nhƣ những nhân tố tác động đến sự hình thành và phát triển NNCM. Luận án cũng làm rõ thực trạng chính sách phát triển NNCM nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN của ĐHQGHN trên cơ sở phân tích những ƣu điểm, hạn chế và tác động của 3 nhóm chính sách, bao gồm: Nhóm chính sách đầu tƣ, phát triển nguồn nhân lực; nhóm chính sách cải thiện môi trƣờng và điều kiện nghiên cứu; nhóm chính sách hợp tác và phát triển. Ngoài ra, luận án còn góp phần quan trọng trong việc chỉ ra những điểm cần bổ sung, hoàn thiện đối với chính sách phát triển NNCM ở ĐHQGHN nhằm không chỉ gia tăng số lƣợng nhóm mà quan trọng hơn là nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN của NNCM. Điểm cần nói thêm là kết quả nghiên cứu của luận án có thể là tài liệu tham khảo tốt cho các trƣờng đại học, các viện nghiên cứu trong việc đề ra những chính sách nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển NNCM trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là: Chính sách phát triển NNCM nhằm nâng cao hiệu quả hoạt KH&CN trong trƣờng đại học 4. Phạm vi nghiên cứu 4.1. Phạm vi nội dung nghiên cứu Phạm vi nội dung của luận án đƣợc giới hạn cụ thể nhƣ sau: - Nội dung thứ nhất là thực trạng và tác động của các NNCM trong hoạt động KH&CN của trƣờng đại học - Nội dung thứ hai là thực trạng và tác động của chính sách phát triển NNCM nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN trong trƣờng đại học - Nội dung thứ ba là đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển NNCM trong trƣờng đại học 4.2. Phạm vi không gian và thời gian Giới hạn phạm vi không gian: Luận án chỉ nghiên cứu NNCM ở ĐHQGHN Giới hạn phạm vi thời gian: Luận án nghiên cứu các nội dung đƣợc đề cập đến ở trên trong khoảng thời gian chủ yếu từ 2013 đến nay. Việc giới hạn phạm vi thời 11
  16. gian này là vì từ 2013, ĐHQGHN chính thức ban hành chính sách phát triển NNCM. Ngoài ra, một số văn bản khác liên quan đƣợc ban hành trƣớc năm 2013 cũng đƣợc xem xét, phân tích. 5. Mục tiêu nghiên cứu - Làm rõ thực trạng và những tác động của NNCM đối với hoạt động KH&CN của các trƣờng đại học cụ thể là trƣờng hợp ĐHQGHN. - Làm rõ thực trạng và tác động của các chính sách phát triển NNCM đối với việc nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN của ĐHQGHN. - Đề xuất những điểm cần bổ sung, hoàn thiện đối với chính sách phát triển NNCM ở ĐHQGHN nhằm không chỉ gia tăng số lƣợng nhóm mà quan trọng hơn là nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN của NNCM. 6. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi thứ nhất: Thực trạng các NNCM nhƣ thế nào và các NNCM đã có những tác động ra sao đối với việc nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN của ĐHQGHN? Câu hỏi thứ hai: Thực trạng và tác động của chính sách phát triển NNCM đối với việc nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN của ĐHQGHN nhƣ thế nào? Câu hỏi thứ ba: Chính sách phát triển NNCM ở ĐHQGHN hiện nay cần đƣợc bổ sung, hoàn thiện nhƣ thế nào để không chỉ gia tăng về số lƣợng nhóm mà quan trọng hơn là tạo ra chất lƣợng từ hiệu quả đạt đƣợc của nhóm trong hoạt động KH&CN? 7. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết thứ nhất: NNCM ở ĐHQGHN giúp gia tăng số lƣợng ấn phẩm khoa học, số lƣợng đề tài, góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo và mở rộng hợp tác trong nghiên cứu. Giả thuyết thứ hai: Bên cạnh những tác động tích cực, chính sách phát triển NNCM nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN của ĐHQGHN vẫn còn những hạn chế nhất định liên quan đến mục tiêu, nội dung và tổ chức thực hiện chính sách. Giả thuyết thứ ba: Chính sách phát triển NNCM ở ĐHQGHN hiện nay cần đƣợc bổ sung, hoàn thiện trên một số phƣơng diện, cụ thể là xác lập lĩnh vực nghiên cứu thế mạnh, tự chủ tài chính, và đánh giá hiệu quả hoạt động. 12
  17. 8. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu 8.1. Các cách tiếp cận - Tiếp cận chính sách trong hệ thống thiết chế quản lý: Theo Vũ Cao Đàm hệ thống thiết chế quản lý bao gồm chiến lƣợc (sự lựa chọn), chính sách (sự đối xử), luật hay các quy định (sự điều chỉnh)[5, tr.55-56]. Nhƣ vậy, theo cách tiếp cận này, tác giả luận án tiến hành xem xét chính sách phát triển NNCM trong chiến lƣợc phát triển, các chính sách đãi ngộ và các quy định cụ thể đối với NNCM của ĐHQGHN. - Cách tiếp cận đánh giá hậu nghiệm: Xây dựng NNCM ở ĐHQGHN đƣợc định hƣớng trong chiến lƣợc phát triển của Nhà trƣờng từ năm 2000, và đƣợc đầu tƣ kể từ năm 2006 đến nay. Tuy nhiên, các chính sách trong nghiên cứu này chủ yếu đƣợc ban hành trong giai đoạn 2013 trở lại đây và đã triển khai thực hiện khi nghiên cứu này tiến hành. Do chính sách đã triển khai trong thực tế, nên cách tiếp cận đánh giá tiên nghiệm không phù hợp và vì vậy cách tiếp cận đánh giá hậu nghiệm đƣợc áp dụng. Cách tiếp cận này cho phép sử dụng các phƣơng pháp định tính và định lƣợng trong đánh giá thông qua lấy ý kiến của đối tƣợng hƣởng lợi và các tác nhân liên quan. Cách tiếp cận này cho phép đánh giá kết quả đạt đƣợc so với mục tiêu đặt ra của chính sách, cũng nhƣ xác định đƣợc nguyên nhân của các kết quả đạt đƣợc. Nói cách khác, đánh giá hậu nghiệm cho phép chỉ ra mối quan hệ nhân quả giữa kết quả và quá trình triển khai thực hiện chính sách. - Tiếp cận đánh giá tác động thông qua so sánh trước và sau khi thực hiện chính sách: Trong nghiên cứu này tác giả luận án kết hợp phƣơng pháp định lƣợng và định tính để đánh giá tác động của các chính sách phát triển NNCM. Các phƣơng pháp thống kê mô tả, so sánh và ý kiến chuyên gia đƣợc sử dụng. Việc so sánh trƣớc và sau khi thực hiện chính sách cho biết sự thay đổi của các chỉ số phản ánh tác động. Trong trƣờng hợp so sánh này, không thể định lƣợng đƣợc tác động chính xác của chính sách lên đối tƣợng hƣởng lợi hoặc tác nhân liên quan. Ở đây, tác giả luận án giả định rằng sự thay đổi kết quả có sự đóng góp (tích cực hoặc tiêu cực) của chính sách. Cách tiếp cận so sánh này cho phép dựa vào số liệu thực tế có thể kiểm chứng đƣợc. Phƣơng pháp lấy ý kiến chuyên gia cũng cho phép phản ánh tác động của chính sách. Mặc dù không định lƣợng đƣợc tác động của chính sách, nhƣng cho phép xác định đƣợc hƣớng tác động (dương tính, âm tính, ngoại biên) của chính sách và nguyên nhân. - Tiếp cận theo nội dung chính sách, kênh tác động và tác nhân hưởng lợi trực tiếp từ chính sách: Nghiên cứu này liên quan đến nhiều nhóm chính sách và các chính 13
  18. sách có sự khác nhau về tác nhân tham gia thực hiện, đối tƣợng hƣởng lợi trực tiếp, kênh truyền dẫn tác động,... Trong mỗi văn bản chính sách có nhiều nội dung khác nhau, trong khi nghiên cứu chỉ giới hạn ở một số nội dung nhất định đối với mỗi chính sách. Mỗi chính sách có kênh tác động và đối tƣợng hƣởng lợi trực tiếp, gián tiếp khác nhau. Vì vậy, căn cứ theo kênh thực hiện và tác động mà mỗi chính sách sẽ có đối tƣợng khảo sát, chỉ tiêu đánh giá riêng biệt. - Tiếp cận theo lĩnh vực nghiên cứu và theo cấp quản lý: Định mức tiêu chí xây dựng NNCM có sự khác nhau về đơn vị triển khai và lĩnh vực nghiên cứu. Các đơn vị khác nhau có những điểm mạnh, điểm yếu của lĩnh vực nghiên cứu khác nhau nên việc áp dụng các chính sách ở các đơn vị và lĩnh vực nghiên cứu sẽ khác nhau, tác động chính sách khác nhau. Hơn nữa, ngay trong cùng một đơn vị nghiên cứu, các loại hình nghiên cứu cơ bản, ứng dụng, định hƣớng ứng dụng, triển khai khác nhau, nên tác động của chính sách xây dựng NNC cũng khác nhau. Vì vậy, nghiên cứu đã chọn mỗi đơn vị, mỗi lĩnh vực một số NNCM đại diện, trong đó, NNCM sẽ đƣợc đặt trong các tổ chức KH&CN nói chung để xem xét. Việc khảo sát, đánh giá chỉ tập trung vào các trƣờng đại học/tƣơng đƣơng đã triển khai xây dựng NNCM. Vì ở các đơn vị này đƣợc ƣu tiên đầu tƣ phát triển nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị và các hoạt động hỗ trợ và đó là cơ sở để đánh giá tác động. Các cơ quan quản lý từ cấp ĐHQGHN đến cấp đơn vị trực thuộc có vai trò khác nhau trong triển khai chính sách, vì vậy, các cấp này đƣợc khảo sát và lấy ý kiến đánh giá. 8.2. Các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu - Phương pháp phân tích tài liệu Trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận án tiến hành xem xét các văn bản chính sách của ĐHQGHN và văn bản chính sách của nhà nƣớc có liên quan, đồng thời kế thừa và sử dụng phân tích các nguồn tài liệu khác nhƣ: các bài báo, tạp chí chuyên ngành, các bài báo cáo trong kỷ yếu hội thảo, các công trình nghiên cứu trƣớc, các tài liệu của những ngành khoa học khác, các báo cáo hoạt động KH&CN của ĐHQGHN, các báo cáo tổng kết hoạt động của các NNCM ở ĐHQGHN... Các văn bản, tài liệu, các thông tin lý thuyết đƣợc tác giả luận án nghiên cứu, sắp xếp để tạo ra một hệ thống lý thuyết đầy đủ, sâu sắc về chủ đề nghiên cứu; các tài liệu cũng chia thành từng bộ phận, từng mặt để có thể hiểu một cách toàn diện. Điều này giúp tác giả luận án phát hiện ra những xu hƣớng, những lĩnh vực, hƣớng nghiên cứu của từng tác giả đã nghiên 14
  19. cứu trƣớc đó để lựa chọn những thông tin quan trọng phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Những thông tin thu thập đƣợc kế thừa và sử dụng một cách có chọn lọc trong luận án. - Phương pháp điều tra với bảng hỏi Tác giả luận án tiến hành điều tra với bảng hỏi 141 đối tƣợng. Trong đó, có 113 cán bộ khoa học làm việc trong các NNC, NNCM và 28 cán bộ quản lý ở ĐHQGHN bao gồm cả các đối tƣợng đƣợc hƣởng lợi từ chính sách và các đối tƣợng không đƣợc hƣởng lợi từ chính sách. Việc khảo sát bằng bảng hỏi đƣợc tiến hành theo hai cách: thứ nhất gửi phiếu hỏi qua email đến đối tƣợng đƣợc hỏi để xin ý kiến và thứ hai là liên hệ trƣớc và trực tiếp phát phiếu xin ý kiến ngƣời đƣợc hỏi. Thông tin khảo sát đảm bảo nguyên tắc khuyết danh của ngƣời trả lời theo đúng quy định. Mẫu khảo sát cụ thể nhƣ sau: Các tiêu chí Số lƣợng Tỷ lệ Nam 100 70.9% Giới tính Nữ 41 29,1% Độ tuổi Dƣới 41 68 48.2% (độ tuổi trung bình Từ 41- 55 50 35.5% là 44) Trên 55 23 16.3% ThS 27 19.1% TS/TSKH 58 41.1% Chức danh, học vị PGS.TS 45 31.9% GS.TS 11 7.8% Lĩnh vực nghiên cứu Khoa học tự nhiên 52 46% (Không xem xét đến Khoa học XH&NV 38 33.6% 28 đối tượng là cán Khoa học KT&CN 13 11.5% bộ quản lý) Khác (Y dƣợc, nông nghiệp...) 10 8.8% Thành viên của NNCM 74 52.5% Vai trò Thành viên của NNC khác 39 27.7% Cán bộ quản lý 28 19.9% - Phương pháp phỏng vấn sâu: Tác giả luận án tiến hành phỏng vấn sâu 16 đối tƣợng là các trƣởng NNCM, cán bộ lãnh đạo quản lý ở các bộ phận có liên quan trực tiếp nhƣ Tổ chức – Cán bộ, Quản lý Nghiên cứu Khoa học, Quản lý đào tạo từ cấp ĐHQGHN đến cấp trƣờng thành viên 15
  20. nhằm phát hiện các vấn đề của chính sách cũng nhƣ làm rõ những vấn đề chính sách đã đƣợc phát hiện. Mẫu đối tƣợng đƣợc lựa chọn phỏng vấn đảm bảo tính đại diện về lĩnh vực, độ tuổi, thâm niên chuyên môn khác nhau. Bên cạnh đó tác giả luận án tiến hành phỏng vấn sâu thêm 01 chuyên gia nƣớc ngoài và 02 lãnh đạo thuộc Bộ KH&CN nhằm làm rõ hơn những vấn đề của chính sách phát triển NNCM nói chung. Việc phỏng vấn sâu đƣợc tiến hành bằng cách gửi trƣớc yêu cầu phỏng vấn bằng văn bản, tác giả luận án trực tiếp nghe và trao đổi với các chuyên gia. Thông tin phỏng vấn đảm bảo nguyên tắc khuyết danh của ngƣời trả lời theo đúng quy định. - Phương pháp thống kê toán học: Phƣơng pháp thống kê toán học đƣợc sử dụng để xử lý, phân tích, đánh giá các kết quả thu thập đƣợc bằng phƣơng pháp điều tra với bảng hỏi nêu trên. Cụ thể là: - Tính tần suất, phần trăm kết quả thu đƣợc - Sử dụng một số các đại lƣợng thống kê: Giá trị trung bình, Độ lệch chuẩn và Hệ số tƣơng quan Pearson (r) nhằm chỉ rõ mức độ có liên hệ hay không liên hệ của 2 hay nhóm đại lƣợng nào đó theo kiểu tuyến tính. Việc tính điểm cho mỗi phƣơng án trả lời đƣợc quy ƣớc nhƣ sau: Sử dụng thang điểm từ 1 - 5 cho các mức độ lựa chọn. Để phân ra 05 mức độ tác giả luận án đã lấy điểm cao nhất (5) trừ đi điểm thấp nhất (1) và chia cho 5 mức. Điểm chênh lệch của mỗi mức độ là 0.8 tính theo công thức n=(n-1)/n trong đó n là số thứ bậc của thang đo. Mức thang đo trên có giá trị nghiên cứu cho trƣờng hợp ĐHQGHN: +Mức độ quan trọng: Rất quan trọng 5 điểm Mức độ 1 Rất quan trọng 4.2≤ĐTB≤5 Quan trọng 4 điểm Mức độ 2 Quan trọng 3.4≤ĐTB≤4.2 Bình thƣờng 3 điểm Mức độ 3 Bình thƣờng 2.6≤ĐTB≤3.4 Ít quan trọng 2 điểm Mức độ 4 Ít quan trọng 1.8≤ĐTB≤2.6 Không quan trọng 1 điểm Mức độ 5 Không quan trọng 1≤ĐTB≤1.8 +Mức độ cần thiết: Rất cần thiết 5 điểm Mức độ 1 Rất cần thiết 4.2≤ĐTB≤5 Cần thiết 4 điểm Mức độ 2 Cần thiết 3.4≤ĐTB≤4.2 Khá cần thiết 3 điểm Mức độ 3 Khá cần thiết 2.6≤ĐTB≤3.4 Ít cần thiết 2 điểm Mức độ 4 Ít cần thiết 1.8≤ĐTB≤2.6 Không cần thiết 1 điểm Mức độ 5 Không cần thiết 1≤ĐTB≤1.8 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2