Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Chính sách phát triển kết cấu hạ tầng thương mại nông thôn tại vùng Đồng bằng sông Hồng
lượt xem 7
download
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế "Chính sách phát triển kết cấu hạ tầng thương mại nông thôn tại vùng Đồng bằng sông Hồng" được nghiên cứu với mục tiêu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách phát triển kết cấu hạ tầng thương mại nông thôn qua nghiên cứu điển hình tại vùng Đồng bằng sông Hồng nhằm đề xuất hoàn thiện chính sách phát triển kết cấu hạ tầng thương mại nông thôn tại Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Chính sách phát triển kết cấu hạ tầng thương mại nông thôn tại vùng Đồng bằng sông Hồng
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN TRIỆU VĂN CHÚC CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG THƯƠNG MẠI NÔNG THÔN TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ HÀ NỘI, NĂM 2024
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN TRIỆU VĂN CHÚC CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG THƯƠNG MẠI NÔNG THÔN TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG Chuyên ngành: Quản lý kinh tế (Khoa học quản lý) Mã số: 9310110 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học 1. TS. NGUYỄN THỊ LỆ THÚY 2. PGS. TS. NGUYỄN THỊ NGỌC HUYỀN HÀ NỘI, NĂM 2024
- i LỜI CAM KẾT Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng bài tiểu luận này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Nghiên cứu sinh Triệu Văn Chúc
- ii MỤC LỤC LỜI CAM KẾT ...............................................................................................................i MỤC LỤC ..................................................................................................................... ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.....................................................................................v DANH MỤC BẢNG .....................................................................................................vi DANH MỤC HỘP ..................................................................................................... viii PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 10 1.1. Tổng quan nghiên cứu .....................................................................................10 1.1.1. Nghiên cứu kết cấu hạ tầng thương mại nông thôn ............................... 10 1.1.2. Nghiên cứu chính sách phát triển kết cấu hạ tầng thương mại nông thôn .... 18 1.1.3. Khoảng trống nghiên cứu và các vấn đề nghiên cứu cần tiếp tục làm rõ trong Luận án ................................................................................................ 24 1.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................25 1.2.1. Phương pháp luận ................................................................................ 25 1.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu .............................................................. 27 1.2.3. Phương pháp phân tích dữ liệu ............................................................. 30 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG THƯƠNG MẠI NÔNG THÔN .....32 2.1. Kết cấu hạ tầng thương mại nông thôn và phát triển kết cấu hạ tầng thương mại nông thôn .............................................................................................32 2.1.1. Khái niệm và vai trò kết cấu hạ tầng thương mại nông thôn ................. 32 2.1.2. Phát triển kết cấu hạ tầng thương mại nông thôn .................................. 41 2.2. Chính sách phát triển kết cấu hạ tầng thương mại nông thôn ....................44 2.2.1. Khái niệm chính sách phát triển kết cấu hạ tầng thương mại nông thôn 44 2.2.2. Căn cứ, quan điểm, mục tiêu chính sách phát triển kết cấu hạ tầng thương mại nông thôn .................................................................................... 46 2.2.3. Các loại hình chính sách phát triển kết cấu hạ tầng thương mại nông thôn .... 49 2.2.4. Tiêu chí đánh giá chính sách phát triển kết cấu hạ tầng thương mại nông thôn ............................................................................................................... 60 2.2.5. Nhân tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển kết cấu hạ tầng thương mại nông thôn....................................................................................................... 62 2.3. Nghiên cứu chính sách phát triển kết cấu hạ tầng thương mại nông thôn tại một số quốc gia và bài học kinh nghiệm ..........................................................66
- iii 2.3.1. Nghiên cứu chính sách phát triển kết cấu hạ tầng thương mại nông thôn tại một số quốc gia ......................................................................................... 66 2.3.2. Bài học kinh nghiệm ............................................................................ 68 CHƯƠNG 3. KẾT CẤU HẠ TẦNG THƯƠNG MẠI NÔNG THÔN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG .....................................................................................70 3.1. Hiện trạng kết cấu hạ tầng thương mại nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng 70 3.1.1 Kết cấu hạ tầng thương mại bán lẻ ......................................................... 71 3.1.2. Kết cấu hạ tầng thương mại bán buôn .................................................. 80 3.1.3. Kết cấu hạ tầng xuất – nhập khẩu ......................................................... 81 3.1.4. Kết cấu hạ tầng phục vụ xúc tiến thương mại ....................................... 81 3.2. Đánh giá hiện trạng kết cấu hạ tầng thương mại vùng Đồng bằng sông Hồng 81 3.2.1. Ưu điểm về kết cấu hạ tầng thương mại nông thôn............................... 82 3.2.2. Hạn chế về kết cấu hạ tầng thương mại nông thôn và vấn đề phát triển kết cấu hạ tầng thương mại nông thôn ........................................................... 83 CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG THƯƠNG MẠI NÔNG THÔN, NGHIÊN CỨU TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG .....................................................................................87 4.1. Thực trạng chính sách phát triển kết cấu hạ tầng thương mại nông thôn, nghiên cứu tại vùng Đồng bằng sông Hồng ..........................................................87 4.1.1. Căn cứ, quan điểm, mục tiêu chính sách phát triển kết cấu hạ tầng thương mại nông thôn .................................................................................... 87 4.1.2. Chính sách về loại hình kết cấu hạ tầng thương mại nông thôn ............ 97 4.1.3. Chính sách vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng thương mại nông thôn 107 4.1.4. Chính sách đất đai cho phát triển kết cấu hạ tầng thương mại nông thôn..... 113 4.1.5. Chính sách về quản lý kết cấu hạ tầng thương mại nông thôn ............ 116 4.2. Đánh giá chung về chính sách phát triển kết cấu hạ tầng thương mại nông thôn, nghiên cứu tại vùng Đồng bằng sông Hồng ..............................................122 4.2.1. Đánh giá chính sách theo các tiêu chí................................................. 122 4.2.2. Những ưu điểm của chính sách .......................................................... 127 4.2.3. Những hạn chế của chính sách ........................................................... 129 4.2.4. Nguyên nhân của hạn chế .................................................................. 131 CHƯƠNG 5. ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG THƯƠNG MẠI NÔNG THÔN .........................................................................................................................139 5.1. Cơ hội, thách thức và định hướng phát triển kết cấu hạ tầng thương mại nông thôn Việt Nam ..............................................................................................139
- iv 5.1.1. Cơ hội, thách thức trong phát triển kết cấu hạ tầng thương mại nông thôn Việt Nam ..................................................................................................... 139 5.1.2. Định hướng phát triển kết cấu hạ tầng thương mại nông thôn Việt Nam .................................................................................................................... 141 5.1.3.Căn cứ, quan điểm, mục tiêu chính sách phát triển kết cấu hạ tầng thương mại nông thôn .............................................................................................. 143 5.2. Giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển kết cấu hạ tầng thương mại nông thôn từ kết quả nghiên cứu tại vùng Đồng bằng sông Hồng ...................145 5.2.1. Hoàn thiện chính sách về loại hình kết cấu hạ tầng thương mại nông thôn .. 145 5.2.2. Hoàn thiện chính sách vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng thương mại nông thôn ............................................................................................................. 149 5.2.3. Hoàn thiện chính sách đất đai cho phát triển kết cấu hạ tầng thương mại nông thôn..................................................................................................... 151 5.2.4. Hoàn thiện chính sách về quản lý kết cấu hạ tầng thương mại nông thôn .... 153 5.3. Một số kiến nghị .............................................................................................155 5.3.1. Kiến nghị với Chính phủ .................................................................... 155 5.3.2. Kiến nghị với Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ............................................................................................................. 156 5.3.3. Kiến nghị với chính quyền địa phương .............................................. 157 5.3.4. Khuyến nghị với người dân, doanh nghiệp và các bên liên quan khác 158 KẾT LUẬN ................................................................................................................161 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA NGHIÊN CỨU SINH .........163 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................164 PHỤ LỤC 1: PHIẾU PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG THƯƠNG MẠI NÔNG THÔN............................175 PHỤ LỤC 2: PHIẾU PHỎNG VẤN DOANH NGHIỆP VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG THƯƠNG MẠI NÔNG THÔN............................177
- v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TT Từ Tiếng Anh Nghĩa 1. ADB Asian Development Bank Ngân hàng Phát triển Châu Á 2. AFDB African Development Bank Ngân hàng phát triển Châu Phí 3. BCT Bộ Công Thương 4. BTM Bộ Thương mại 5. CAADP Comprehensive Africa Chương trình Phát triển nông Agriculture Development nghiệp toàn diện Châu Phi Program 6. CP Chính phủ 7. DH Duyên hải 8. ĐBSH Đồng bằng sông Hồng 9. IFAD International Fund for Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế Agricultural Development 10. JICA The Japan International Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản Cooperation Agency 11. KCHT Kết cấu hạ tầng 12. KCHTTM Kết cấu hạ tầng thương mại 13. MTQG Mục tiêu quốc gia 14. OCOP One commune one product Mỗi xã, phường một sản phẩm 15. QH Quốc hội 16. TCTK Tổng cục Thống kê 17. TTg Thủ tướng Chính phủ 18. TTTM Trung tâm thương mại 19. UNCTAD United Nations Conference Hội nghị Liên Hợp Quốc về on Trade and Thương mại và Phát triển, Development, 20. WEF World Economic Forum Diễn đàn Kinh tế thế giới
- vi DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Chợ khu vực nông thôn, so sánh với thành thị vùng ĐBSH .........................71 Bảng 3.2: Số lượng chợ khu vực nông thôn vùng ĐBSH .............................................72 Bảng 3.3. Mạng lưới chợ khu vực nông thôn theo địa bàn xã tại Việt Nam và vùng ĐBSH.............................................................................................................................74 Bảng 3.4: Hiện trạng chợ bán kiên cố tại Việt Nam và vùng ĐBSH ............................75 Bảng 3.5: Hiện trạng chợ tạm tại Việt Nam và vùng ĐBSH ........................................76 Bảng 3.6: Số xã có chợ xây dựng kiên cố, bán kiên cố tại Việt Nam, vùng ĐBSH .....76 Bảng 3.7: Mạng lưới cửa hàng cung cấp giống cho sản xuất nông nghiệp ...................77 Bảng 3.8: Mạng lưới cửa hàng thu mua sản phẩm, cung cấp vật tư, nguyên liệu.........78 Bảng 3.9: Số lượng và tỉ lệ xã có trung tâm thương mại/siêu thị, cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam (tháng 7/2020) ...............................................................................................79 Bảng 3.10: Số lượng và tỉ lệ xã có trung tâm thương mại/siêu thị, cửa hàng tiện lợi tại Vùng ĐBSH (tháng 7/2020) ..........................................................................................80 Bảng 4.2: Các quy định loại hình KCHTTM nông thôn ...............................................97 Bảng 4.3: Tổng số chợ nông thôn vùng ĐBSH .............................................................99 Bảng 4.4: Thực trạng siêu thị và cửa hàng khu vực nông thôn vùng ĐBSH (tính đến 31/12/2022) ..................................................................................................................101 Bảng 4.5: Thực trạng KCHTTM bán buôn nông thôn vùng ĐBSH ...........................102 Bảng 4.6: Thực trạng KCHT xuất nhập khẩu nông thôn vùng ĐBSH ........................103 Bảng 4.7: Thực trạng KCHT phục vụ xúc tiến thương mại nông thôn vùng ĐBSH ..104 Bảng 4.8: Danh mục dự án ưu tiên đầu tư phát triển KCHTTM vùng ĐBSH đến năm 2020 .............................................................................................................................105 Bảng 4.9: Phương thức phát triển chợ đầu mối vùng ĐBSH giai đoạn 2017- 2022 theo quy hoạch .....................................................................................................................106 Bảng 4.10: Biến động chợ khu vực nông thôn vùng ĐBSH .......................................107 Bảng 4.11: Vốn ước đầu tư xây dựng KCHTTM nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc .............112 Bảng 4.12: Thực trạng đất phát triển KCHTTM nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc ..............115 Bảng 4.13: Ước tiền thuê đất hằng năm để phát triển KCHTTM nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc .............................................................................................................................115 Bảng 4.14: Kết quả chuyển đổi mô hình quản lý KCHTTM nông thôn giai đoạn 2017- 2022 .............................................................................................................................117 Bảng 4.15: Ước kinh phí bảo trì, sửa chữa KCHTTM nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc .....120 Bảng 4.20: Mô tả mẫu điều tra người dân về KCHTTM nông thôn ...........................124
- vii Bảng 4.1: Tổng hợp một số mục tiêu, chỉ tiêu chính sách phát triển KCHTTM nông thôn vùng ĐBSH đến 2020 và 2025 ............................................................................198 Bảng 4.16: Đánh giá việc đạt tiêu chí về KCHTTM nông thôn mới tại ĐBSH..........199 Bảng 4.17: Tổng mức bán lẻ hàng hóa ........................................................................199 Bảng 4.18: Tỷ lệ nghèo và thu nhập người dân nông thôn Việt Nam .........................200 Bảng 4.19: Tỷ lệ nghèo đa chiều .................................................................................200 Bảng 4.21: Khảo sát người dân về KCHTTM nông thôn ...........................................201 Bảng 4.22: Số chợ/100.000 dân khu vực nông thôn ĐBSH ........................................203
- viii DANH MỤC HỘP Hộp 3.1. Tổng hợp ý kiến trả lời phỏng vấn chuyên gia về hiện trạng KCHTTM nông thôn Việt Nam và vùng ĐBSH ....................................................................................184 Hộp 4.1. Tổng hợp kết quả chủ yếu phỏng vấn chuyên gia về căn cứ chính sách phát triển KCHTTM nông thôn ...........................................................................................186 Hộp 4.2. Tổng hợp kết quả chủ yếu phỏng vấn chuyên gia về quan điểm, mục tiêu chính sách phát triển KCHTTM nông thôn .................................................................187 Hộp 4.3. Tổng hợp kết quả phỏng vấn về chính sách đối với loại hình KCHTTM nông thôn ..............................................................................................................................188 Hộp 4.4 Tổng hợp kết quả phỏng vấn về chính sách vốn cho phát triển KCHTTM nông thôn ..............................................................................................................................189 Hộp 4.5. Tổng hợp kết quả chủ yếu phỏng vấn chuyên gia về chính sách đất đai cho phát triển KCHTTM nông thôn ...................................................................................191 Hộp 4.6 Tổng hợp kết quả phỏng vấn về chính sách về quản lý KCHTTM nông thôn ..... 192 Hộp 4.7. Một số trường hợp chợ xây dựng xong bị bỏ hoang tại các tỉnh ĐBSH ......193 Hộp 4.8: Tổng hợp kết quả phỏng vấn chuyên gia về nguyên nhân của hạn chế về chính sách phát triển KCHTTM nông thôn Việt Nam qua nghiên cứu tại ĐBSH ......194
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của nghiên cứu Việt Nam là quốc gia có dân số nông thôn chiếm tỷ trọng rất lớn. Điều tra của Tổng cục Thống kê (2022) cho thấy tổng dân số Việt Nam là 98,50 triệu người, trong đó dân số nông thôn là 61,12 triệu người, chiếm 62,50% tổng dân số của cả nước. Nếu so sánh với tổng dân số nông thôn năm 2010 là 60,60 triệu người, dân số nông thôn có xu hướng tăng, dân số năm 2022 tăng so với năm 2010 là 1,05%. Theo Tổng cục Thống kê (2021), có nhiều nguyên nhân dẫn tới sự gia tăng cư dân nông thôn như do thành thị hóa nông thôn, phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, trung tâm thương mại, dịch vụ kéo theo sự gia tăng về lao động ở nông thôn (Tổng cục Thống kê, 2021). Vũ Huy Hùng (2022) nhận xét, nông thôn là địa bàn chiến lược, có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) chung của cả nước. Yếu tố bối cảnh dân số nói trên đặt ra những vấn đề về phát triển KTXH nông thôn cũng như phát triển kết cấu hạ tầng (KCHT) tại khu vực này. Vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) là trung tâm của Bắc Bộ, dân số đông nhất (23,454 triệu người, chiếm 23,5% tổng dân số nông thôn cả nước) và mật độ dân số cao nhất Việt Nam, 1.102 người/km2 (Tổng cục Thống kê, 2022). Dân số khu vực nông thôn ĐBSH là 14,625 triệu người, chiếm 62,36% tổng dân số của vùng. Quy mô dân số nông thôn lớn dẫn đến nhu cầu cao về kết cấu hạ tầng thương mại (KCHTTM) nông thôn. Vùng ĐBSH được xác định là một trong 4 vùng động lực phát triển kinh tế với dự báo tốc độ tăng trưởng GRDP giai đoạn 2026- 2030 tăng 8,0-8,5%/năm, cao hơn mức bình quân cả nước. Vùng ĐBSH cũng được xác định là điểm sáng của cả nước trong phát triển KCHT kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại (Bộ Chính trị khóa XIII, 2022). Những mục tiêu chính trị trên đặt ra sức ép đối với chính sách phát triển KCHTTM nông thôn tại vùng ĐBSH. Phát triển KCHT nông thôn là một trong những giải pháp tổng thể, dài hạn đã được khẳng định trong Chiến lược phát triển KTXH giai đoạn 2021-2030, trong đó tập trung xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và xây dựng nông thôn mới cấp thôn, bản; tập trung xây dựng hệ thống KCHT, kết nối chặt chẽ xây dựng nông thôn mới với quá trình thành thị hóa nông thôn (Báo Điện tử Chính phủ, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, 2021). Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cũng định hướng, nhiệm vụ trọng tâm về nâng cấp và hiện đại hóa KCHT nông thôn đảm bảo kết nối nông thôn- thành thị (TTg, 2022).
- 2 Hệ thống KCHTTM là cấu phần KCHT đóng vai trò quan trọng đối với phát triển thương mại nông thôn. Chiến lược phát triển thương mại trong nước đã khẳng định phát triển KCHTTM nông thôn là định hướng chiến lược tại Việt Nam, góp phần phát triển thương mại, phát triển thị trường nông thôn, hướng tới mục tiêu phát triển KTXH khu vực nông thôn (Ttg, 2021). Các mục tiêu, định hướng Chiến lược về phát triển KCHTTM nông thôn đã được thực hiện ra sao? Hiện trạng KCHTTM nông thôn Việt Nam như thế nào, liệu đang trên quỹ đạo hướng tới các mục tiêu Chiến lược đến 2030 và 2045? Về mặt thực tiễn, một số nghiên cứu đã khẳng định, trong thời gian qua, phát triển KCHTTM nông thôn luôn được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm, chỉ đạo thực hiện. KCHTTM nông thôn đã được củng cố, có sự chuyển biến dần phù hợp với sự phát triển KTXH. Tại khu vực nông thôn, hệ thống chợ truyền thống từng bước được sắp xếp, quy hoạch lại và tiếp tục được xây dựng mới tại một số địa bàn (Lê Huy Khôi, 2022). Cùng với phát triển chợ, các hình thức tổ chức phân phối văn minh, hiện đại như siêu thị và cửa hàng tiện lợi... đã hình thành ở một số huyện của các thành phố trực thuộc Trung ương và đang có xu hướng phát triển tại các tỉnh, thành phố khác (Bộ Công Thương, 2020). KCHTTM nông thôn đã góp phần phát triển thương mại nông thôn, phát triển nông nghiệp nông thôn và KTXH nông thôn nói chung. Theo Vũ Huy Hùng (2022), hơn 35 năm đổi mới, trên bình diện cả nước nói chung và nông thôn, miền núi, vùng cao, biên giới nói riêng, thương mại, thị trường đã có bước phát triển, gắn kết với thị trường cả nước; hàng triệu hộ gia đình đã thoát nghèo, nhiều hộ có cuộc sống trung bình, khá giả; nhiều địa bàn nghèo thoát khỏi tình trạng khó khăn, một số địa bàn đạt chuẩn nông thôn mới; tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh. Theo Bộ Công Thương (2020), cả nước có 90% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 7 về Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn vào năm 2020. Tuy nhiên, nhìn lại sự phát triển KCHTTM nông thôn Việt Nam nói chung và vùng ĐBSH nói riêng cho thấy hiện trạng không mấy tích cực. KCHTTM nông thôn vẫn là vấn đề cấp thiết về mặt chính sách. KCHTTM tại nhiều khu vực nông thôn còn thiếu và lạc hậu, hệ thống phân phối sản phẩm theo chuỗi còn hạn chế. Hệ thống KCHTTM nông thôn vẫn chủ yếu là các loại hình bán lẻ truyền thống. Mạng lưới chợ nông thôn vẫn đóng vai trò chủ yếu trong phân phối hàng hóa ở vùng nông thôn Việt Nam. Bộ Công Thương (2020) cũng nhận định, ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa, mạng lưới chợ còn thưa thớt, số chợ được đầu tư mới còn khiêm tốn. Một số chợ có tình trạng cơ sở vật chất đã xuống cấp nghiêm trọng, không đảm bảo yêu cầu cho hoạt động mua bán nhưng chậm được sửa chữa, nâng cấp hoặc xây mới. Tình trạng họp chợ tự phát, lấn chiếm lề đường, chưa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm còn nhiều, công tác xây dựng chợ, di dời tiểu thương vào chợ mới còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc. Bên cạnh loại hình chợ, các loại hình KCHTTM hiện đại như siêu thị, cửa
- 3 hàng tiện ích, cửa hàng kinh doanh tổng hợp đến nay còn ít. Điều này dẫn đến thương mại khu vực nông thôn nhìn chung chậm phát triển so với mặt bằng chung của cả nước (Lê Huy Khôi và cộng sự, 2022). KCHTTM yếu, thiếu đồng bộ, tính liên kết trong và giữa các doanh nghiệp với nhau còn kém; đại bộ phận doanh nghiệp thương mại nhỏ bé trong điều kiện nguồn vốn lại hạn hẹp (Vũ Huy Hùng, 2022). Nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện trạng phát triển KCHTTM nông thôn như trên như nhận thức về vị trí, vai trò của KCHT chủ yếu là chợ trong phát triển KTXH tại nhiều địa phương còn chưa đầy đủ, chưa được quan tâm thích đáng (Vũ Huy Hùng, 2022); các doanh nghiệp phân phối lớn trên địa bàn các tỉnh ít chú trọng đến việc phát triển chuỗi cửa hàng tiện lợi (Lê Huy Khôi và cộng sự 2022); việc kêu gọi đầu tư phát triển KCHTTM nông thôn chưa đạt kết quả cao do các chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư còn nhiều hạn chế (Bộ Công Thương, 2022)…Vậy những nguyên nhân nào thuộc về chính sách phát triển KCHTTM nông thôn dẫn đến các vấn đề phát triển KCHTTM nông thôn kể trên tại Việt Nam? Về mặt lý luận, nghiên cứu về chính sách phát triển KCHT từ trước tới nay dựa trên nền tảng lý luận về chức năng của nhà nước về cung ứng KCHT (Ngân hàng thế giới, 1999); lý luận về chính sách công (Anderson, 2015); lý luận về phát triển bền vững (Todaro, 2000, Agénor, 2004). Dựa trên những cơ sở đó, một số nghiên cứu thực nghiệm về chính sách phát triển KCHT, phát triển KCHTTM nông thôn được triển khai. Nghiên cứu thực nghiệm về chính sách phát triển KCHTTM nông thôn, theo Lê Huy Khôi và cộng sự (2022), thời gian qua, những chính sách phát triển KCHTTM cả nước, đặc biệt là các chính sách ưu tiên, khuyến khích phát triển thương mại khu vực nông thôn đã phát huy hiệu quả khá tốt, góp phần tạo dựng và phát triển các hoại hình KCHTTM khu vực này. Tuy nhiên, chính sách của Nhà nước chưa đáp ứng được các nhu cầu phát triển KCHTTM nông thôn. Kết quả là nguồn vốn phát triển chợ chưa được quan tâm đầu tư hoặc nếu được đầu tư từ ngân sách trung ương hoặc địa phương thì còn ở mức độ khá khiêm tốn, đa phần là từ nguồn vốn xã hội hóa (Vũ Huy Hùng, 2022); ngân sách địa phương hạn chế, chủ yếu dành cho mục đích an sinh xã hội nên việc đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa chợ chưa được địa phương ưu tiên đúng mức (Bộ Công Thương, 2020); nhà đầu tư chưa có động lực tham gia đầu tư; người dân cũng ít quan tâm đến đầu tư; bên cạnh một số tỉnh tích cực trong việc chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ, còn nhiều địa phương chưa chủ động triển khai công tác chuyển đổi trên cơ sở vận dụng các qui định hiện hành (Lê Huy Khôi và cộng sự, 2020). Tuy nhiên, các nghiên cứu lý luận và thực tiễn nói trên chưa luận giải đầy đủ, hệ thống cơ sở khoa học cho chính sách phát triển KCHTTM. Những vấn đề cần trả lời là nghiên cứu chính sách phát triển KCHTTM nông thôn sẽ dựa trên những cơ sở lý luận nào? Khi nghiên cứu điển hình trên địa bàn vùng Đồng bằng sông Hồng, các
- 4 chính sách phát triển KCHTTM nông thôn đã giải quyết, đáp ứng được nhu cầu về KCHTTM nông thôn? Những rào cản về chính sách đối với phát triển KCHTTM nông thôn là gì? Trả lời những câu hỏi trên cần có nghiên cứu về lý luận và thực tiễn một cách khoa học và khách quan. Với những lý do đã trao đổi, nghiên cứu sinh thực hiện Luận án: “Chính sách phát triển KCHTTM nông thôn tại Vùng Đồng bằng sông Hồng” nhằm có một cách nhìn hệ thống, đầy đủ hơn về chính sách phát triển KCHTTM nông thôn tại Việt Nam từ nghiên cứu điển hình tại vùng ĐBSH; rút ra những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân, từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách trong thời gian tới. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách phát triển KCHTTM nông thôn qua nghiên cứu điển hình tại vùng ĐBSH nhằm đề xuất hoàn thiện chính sách phát triển KCHTTM nông thôn tại Việt Nam. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Xác định khoảng trống nghiên cứu và xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu chính sách phát triển KCHTTM nông thôn. - Phân tích, tổng kết kinh nghiệm của một số quốc gia về chính sách phát triển KCHTTM nông thôn. - Đánh giá hiện trạng KCHTTM nông thôn Việt Nam qua nghiên cứu vùng ĐBSH và phát hiện vấn đề chính sách. - Đánh giá chính sách phát triển KCHTTM nông thôn Việt Nam qua nghiên cứu điển hình vùng ĐBSH. - Đề xuất hoàn thiện chính sách phát triển KCHTTM nông thôn Việt Nam. 3. Phạm vi nghiên cứu 3.1. Phạm vi đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn về chính sách phát triển KCHTTM nông thôn. 3.2. Phạm vi không gian Luận án nghiên cứu hiện trạng phát triển KCHTTM nông thôn Việt Nam, trong đó lấy vùng ĐBSH là địa bàn nghiên cứu; phân tích thực trạng chính sách phát triển KCHTTM nông thôn qua nghiên cứu điển hình tại vùng ĐBSH. Các giải pháp chính sách phát triển KCHTTM nông thôn cho Việt Nam được rút ra từ kết quả nghiên cứu tại vùng ĐBSH.
- 5 3.3. Phạm vi nội dung nghiên cứu Luận án nghiên cứu 4 nhóm KCHTTM nông thôn: (i) KCHTTM bán lẻ; (ii) KCHTTM bán buôn; (iii) KCHTTM xuất - nhập khẩu; (iv) KCHTTM phục vụ xúc tiến thương mại. Trong đó, ở các nhóm KCHTTM bán buôn và KCHTTM xuất nhập khẩu, Luận án nghiên cứu cả các loại KCHTTM lãnh thổ và cả KCHTTM kết nối ở khu vực nông thôn (như chợ đầu mối, kho lưu trữ, phân phối hàng hóa, trung tâm logistics, là các loại hình mà các nghiên cứu tại Việt Nam về KCHTTM nông thôn như Lê Huy Khôi và cộng sự (2022), Bộ Công Thương (2022a) chưa xem xét). Luận án tập trung nghiên cứu KCHT vật chất (hạ tầng cứng). Phạm vi Luận án không bao gồm KCHTTM phi vật chất (hạ tầng mềm) như năng lực vận hành KCHT (thuộc KCHT xã hội), nền tảng thương mại điện tử (thuộc KCHT công nghệ thông tin)… Luận án nghiên cứu chính sách của trung ương triển khai trên địa bàn cả nước; không tập trung nghiên cứu các chính sách đặc thù theo một vùng cụ thể, không nghiên cứu chính sách của một địa phương cụ thể. Phần thực thi chính sách tại địa phương được nghiên cứu về mặt lý luận ở chương 2 (trong phần Nhân tố chủ thể tham gia vào quy trình chính sách) và về mặt thực tiễn ở chương 4 (phần Nguyên nhân thuộc chủ thể tham gia vào quy trình chính sách). Luận án nghiên cứu nội dung chính sách phát triển KCHTTM nông thôn theo các cấu phần: căn cứ chính sách; quan điểm, mục tiêu chính sách, loại hình chính sách. Dựa trên cơ sở lý thuyết về chu trình đầu tư phát triển, các loại hình chính sách phát KCHTTM nông thôn được tập trung nghiên cứu bao gồm: chính sách về loại hình KCHTTM nông thôn; chính sách về vốn cho phát triển KCHTTM nông thôn; chính sách đất đai cho phát triển KCHTTM nông thôn; chính sách về quản lý KCHTTM nông thôn. Chính sách phát triển KCHTTM nông thôn Việt Nam được thể hiện qua nhiều văn bản chính sách. Trong luận án này, tác giả tập trung phân tích dựa trên một số văn bản chính sách quan trọng trong giai đoạn 2017- 2022 bao gồm: Luật Thương mại số 36/2005/QH11 và Luật Thương mại theo văn bản hợp nhất số 17/VBHN-VPQH ngày 05 tháng 7 năm 2019; Quyết định số 1980/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 17 tháng 10 năm 2016, Quyết định số 1163/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 13/07/2021, Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-BCT của Bộ trưởng Bộ Công Thương ngày 23 tháng 01 năm 2014, Quyết định số 3098/QĐ-BCT của Bộ Công Thương ngày 24 tháng 06 năm 2011, Quyết định số 272/QĐ-BCT của Bộ Công Thương ngày 12 tháng 01 năm 2015, Quyết định số 6481/QĐ-BCT của Bộ Công Thương ngày 26 tháng 06 năm 2015. Nội dung các văn bản chính sách này được trình
- 6 bày kỹ ở phần 4.1. Thực trạng chính sách phát triển KCHTTM nông thôn, nghiên cứu tại vùng ĐBSH. Vùng ĐBSH được chọn làm địa bàn nghiên cứu do vùng này có dân số đông nhất và mật độ dân số cao nhất tại Việt Nam. Theo Tổng cục Thống kê (2022), tính đến năm 2022, dân số vùng này là 23,454 triệu người, dân số nông thôn là 14,625 triệu người, chiếm 62,36% tổng dân số của vùng. Dân số nông thôn của vùng cũng chiếm 23,5% tổng dân số nông thôn của cả nước. Quy mô dân số nông thôn lớn dẫn đến nhu cầu thực tiễn cao về KCHTTM nông thôn cho phát triển KTXH. Bên cạnh đó, vùng ĐBSH được xác định là một trong 4 vùng động lực phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng GRDP giai đoạn 2026 - 2030 tăng 8,0-8,5%/năm và cao hơn mức tăng bình quân chung cả nước. Vùng ĐBSH cũng được xác định là điểm sáng của cả nước trong phát triển KCHT KTXH đồng bộ, hiện đại (Bộ Chính trị khóa XIII, 2022). Những mục tiêu chính trị trên đặt ra những sức ép đối với chính sách phát triển KCHTTM nông thôn tại vùng ĐBSH. 3.4. Phạm vi thời gian Luận án phân tích hiện trạng giai đoạn 2017-2022. Một số số liệu thống kê chính thức chỉ được điều tra định kỳ, vì vậy một số chỉ số chỉ được đánh giá ở thời điểm điều tra (2016 và 2020). Đề xuất một số định hướng, giải pháp chính sách đến năm 2030. 4. Câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu cụ thể của Luận án nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: - Các cách tiếp cận nào nghiên cứu về KCHTTM nông thôn; chính sách phát triển KCHTTM nông thôn? Các cấu phần chính sách phát triển KCHTTM nông thôn? - Kinh nghiệm của một số quốc gia có thể học hỏi để hoàn thiện chính sách phát triển KCHTTM nông thôn tại Việt Nam? - Hiện trạng vấn đề phát triển KCHTTM nông thôn, qua nghiên cứu điển hình tại vùng ĐBSH hiện nay? - Hệ thống chính sách phát triển KCHTTM nông thôn, qua nghiên cứu điển hình tại vùng ĐBSH đã đạt được hiệu lực, hiệu quả, phù hợp và bền vững? Những ưu điểm, hạn chế về chính sách phát triển KCHTTM nông thôn? - Giải pháp nào để hoàn thiện chính sách phát triển KCHTTM nông thôn Việt Nam giai đoạn đến 2030? 5. Thiết kế nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 5.1. Thiết kế nghiên cứu
- 7 Nghiên cứu chính sách phát triển KCHTTM nông thôn được thực hiện theo thiết kế nghiên cứu sau: - Nghiên cứu các công trình lý thuyết và thực nghiệm về KCHT, KCHTTM, KCHT nông thôn, KCHTTM nông thôn. Mục tiêu là tổng hợp các quan điểm, cách tiếp cận nghiên cứu, xác định khoảng trống nghiên cứu, xác định vấn đề nghiên cứu, từ đó làm rõ quan điểm, cách tiếp cận KCHTTM nông thôn trong Luận án. - Nghiên cứu các công trình lý thuyết và thực nghiệm về phát triển KTXH, phát triển KCHTTM, phát triển KCHTTM nông thôn. Mục tiêu là tổng hợp các quan điểm, cách tiếp cận nghiên cứu, xác định khoảng trống và làm rõ quan điểm và cách tiếp cận, khái niệm, các chỉ số đo lường phát triển KCHTTM nông thôn trong Luận án. -Nghiên cứu các công trình lý luận và thực nghiệm về chính sách công, chính sách phát triển KCHT, chính sách phát triển KCHTTM. Mục tiêu là tổng hợp các lý thuyết và xây dựng cơ sở lý luận về chính sách phát triển KCHTTM nông thôn. - Nghiên cứu kinh nghiệm một số quốc gia, xác định các bài học về chính sách phát triển KCHTTM nông thôn- một trong những cơ sở, nguồn tham khảo đề xuất các giải pháp chính sách phát triển KCHTTM nông thôn. - Thu thập dữ liệu thứ cấp từ các nguồn thông tin chính thống và thu thập dữ liệu sơ cấp từ đối tượng liên quan: cán bộ công chức quản lý nhà nước, người dân, doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng, đầu tư kinh doanh, quản lý KCHTTM nông thôn. Việc thu thập dữ liệu thứ cấp về KCHTTM ở phạm vi cả nước để có bức tranh so sánh giữa vùng ĐBSH với các vùng KTXH khác. Thu thập dữ liệu sơ cấp về chính sách phát triển KCHTTM nông thôn chỉ tiến hành tại vùng ĐBSH. Thu thập dữ liệu theo các phương diện chính sách từ nhóm xây dựng, thực thi chính sách; từ nhóm hưởng lợi chính sách tại vùng ĐBSH để rút ra được những ý kiến, quan điểm đa chiều về chính sách phát triển KCHTTM nông thôn. - Phân tích dữ liệu về KCHTTM nông thôn, chính sách phát triển KCHTTM nông thôn. Mục tiêu là rút ra được các vấn đề chính sách nổi bật, cấp thiết về phát triển KCHT nông thôn Việt Nam trên cơ sở khung lý thuyết đã được khẳng định và kết hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp dữ liệu hiện trạng. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện chính sách phát triển KCHTTM nông thôn Việt Nam căn cứ vào kết quả nghiên cứu về KCHTTM nông thôn, kết quả nghiên cứu chính sách phát triển KCHTTM nông thôn tại vùng ĐBSH, căn cứ kết quả nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia về chính sách này. 5.2. Phương pháp nghiên cứu
- 8 Phương pháp luận của luận án kết hợp lý luận chức năng của nhà nước, các bên liên quan, lý luận về phát triển KCHT, lý luận về quản lý theo kết quả, về lý thuyết hệ thống, lý luận về chu trình đầu tư phát triển trong nghiên cứu chính sách phát triển KCHTTM nông thôn. Luận án khai thác các số liệu thứ cấp từ các nguồn thống kê chính thức và các dữ liệu khảo sát và phỏng vấn các bên liên quan. Luận án sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, đánh giá dữ liệu theo chuỗi thời gian; phương pháp so sánh, phân tích, đánh giá chéo; phương pháp so sánh, phân tích, đánh giá qua các chỉ số đại diện; phương pháp phân tích tình huống; phương pháp phân tích hệ thống; phương pháp mô hình hóa; phương pháp đánh giá tổng hợp. Phương pháp nghiên cứu sẽ được trình bày cụ thể ở chương 2. Tổng quan nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. 6. Đóng góp mới của nghiên cứu 6.1 Về lý luận (i) Khác với các nghiên cứu trước nghiên cứu kết cấu hạ tầng (KCHT) thương mại nông thôn thường tập trung vào nhóm KCHT bán lẻ: chợ, cửa hàng tiện lợi, siêu thị và trung tâm thương mại, Luận án đã mở rộng phạm vi KCHT thương mại nông thôn theo 4 nhóm, gồm: KCHT bán lẻ, KCHT bán buôn; KCHT xuất – nhập khẩu; KCHT phục vụ xúc tiến thương mại, giúp người dân nông thôn không chỉ thương mại hàng hóa trên địa bàn địa phương mà còn kết nối thương mại với địa bàn nông thôn lân cận, với thành thị. (ii) Luận án đã kế thừa nội dung chính sách vốn và đất đai cho phát triển KCHT trong lý thuyết về chu trình đầu tư phát triển và các yếu tố nguồn lực cần thiết cho phát triển KCHT. Luận án phát triển nội dung chính sách về loại hình KCHT thương mại nông thôn và quản lý KCHT thương mại nông thôn. Dựa vào những nội dung thiết yếu trong chu trình đầu tư phát triển và nguồn lực thiết yếu cho phát triển KCHT thương mại, Luận án tập trung nghiên cứu 4 loại hình chính sách bao gồm: chính sách về loại hình KCHT thương mại nông thôn; chính sách vốn cho phát triển KCHT thương mại nông thôn; chính sách đất đai cho phát triển KCHT thương mại nông thôn; chính sách về quản lý KCHT thương mại nông thôn. 6.2. Về thực tiễn (i) Nghiên cứu tại vùng Đồng bằng sông Hồng cho thấy khu vực nông thôn đang thiếu KCHT bán lẻ hiện đại, rất ít KCHT bán buôn, KCHT xuất - nhập khẩu, KCHT xúc tiến thương mại. Ngoài chợ bán lẻ là loại hình chủ yếu, các loại hình KCHT thương mại khác thưa thớt, hoặc chưa có ở nông thôn (như trung tâm hội chợ
- 9 triển lãm, sàn giao dịch hàng hóa). KCHT thương mại chưa đáp ứng nhu cầu thương mại hàng hóa địa bàn nông thôn và kết nối với thành thị. (ii) Luận án chỉ ra rằng chính sách phát triển loại hình KCHT thương mại nông thôn hiện nay chưa gắn chặt chẽ với nông thôn hiện đại. Việt Nam thiếu chính sách về đầu tư công theo hướng tạo điều kiện để ngân sách địa phương đầu tư, cải tạo nâng cấp KCHT thương mại. Việc xã hội hóa, thu hút đầu tư phát triển chợ hạn chế do khả năng sinh lời không cao khi đầu tư vào chợ nông thôn có khả năng thu hồi vốn thấp. Việt Nam mới có quy hoạch đất đai cho chợ nông thôn, siêu thị, trung tâm thương mại, chưa quy hoạch đất đai cho các loại hình thương mại khác như siêu thị mi-ni, cửa hàng tiện lợi. (iii) Kết quả của Luận án cho thấy chính sách phát triển KCHT thương mại nông thôn cần toàn diện, đồng bộ các loại hình KCHT thương mại, đảm bảo yếu tố hiện đại, văn minh, phù hợp với đặc thù các vùng nông thôn Việt Nam và nhu cầu mua- bán phục vụ người dân, hội nhập quốc tế; Gắn kết qui hoạch KCHT thương mại và qui hoạch sử dụng đất, nâng cao tính chống chịu và thích ứng với biến đổi khí hậu của hệ thống KCHT thương mại, đảm bảo nguồn cung đất cho phát triển KCHT thương mại nông thôn; (iv) Luận án đề xuất các văn bản luật chuyên ngành cần nhất quán theo hướng tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp đầu tư, bổ sung quy định về đầu tư xây dựng KCHT thương mại làm căn cứ pháp lý triển khai chính sách có liên quan vốn ngân sách nhà nước, vốn đầu tư tư nhân, vốn xã hội hóa, vốn đối tác công tư, vốn FDI. 7. Kết cấu của Luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, Luận án được kết cấu thành 5 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về chính sách phát triển KCHTTM nông thôn. Chương 3: KCHTTM nông thôn vùng ĐBSH. Chương 4: Phân tích thực trạng chính sách phát triển KCHTTM nông thôn, nghiên cứu tại vùng ĐBSH. Chương 5: Định hướng, giải pháp và kiến nghị hoàn thiện chính sách phát triển KCHTTM nông thôn.
- 10 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan nghiên cứu 1.1.1. Nghiên cứu kết cấu hạ tầng thương mại nông thôn a. Nghiên cứu về kết cấu hạ tầng Các nghiên cứu về KCHT tập trung vào các hướng chính liên quan đến vai trò, phạm vi, loại hình KCHT, tác động của KCHT, đóng góp của KCHT tới phát triển KTXH. Một số nghiên khác cứu quan tâm tới phát triển KCHT, các tiêu chí, chỉ số đo lường phát triển KCHT, các điều kiện, nhân tố tạo nên sự phát triển KCHT. Nghiên cứu về vai trò của KCHT là một hướng được quan tâm khá nhiều như nghiên cứu của Miller (2021), Beeferman và Wain (2016). Miller (2021) cho rằng KCHT là thuật ngữ chung cho các hệ thống vật lý cơ bản của một khu vực kinh doanh hoặc quốc gia. KCHT nên được xác định theo vai trò của nó trong nền kinh tế. KCHT là loại dịch vụ công cộng với xu hướng cần được đầu tư nhiều vốn và chi phí cao, đồng thời rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và thịnh vượng của một quốc gia. Đồng quan điểm này, Beeferman và Wain (2016) nói về tầm quan trọng của KCHT. Theo đó, cơ sở vật chất, cấu trúc, thiết bị hoặc tài sản vật chất tương tự có tầm quan trọng sống còn đối với các tổ chức tham gia vào các hoạt động xã hội, kinh tế, chính trị, dân sự hoặc cộng đồng, có tầm quan trọng với các cá nhân, hộ gia đình qua các vai trò khác nhau, giúp phát huy tối đa năng lực của các cá nhân, hộ gia đình. Nhìn chung, các nghiên cứu đều thống nhất về vai trò của KCHT. Đây là hướng nghiên cứu đã được làm rõ và hiện tại chưa có tranh luận mới về vấn đề này. Nghiên cứu về phạm vi, loại hình KCHT cũng là một hướng được nhiều học giả quan tâm. KCHT gồm KCHT kỹ thuật và KCHT xã hội được nhiều người nghiên cứu chia sẻ, đồng tình như Nguyễn Thị Ngọc Huyền và cộng sự (2016), Bộ Kế hoạch và Đầu tư (trong Cù Thanh Thủy, 2018), Torrisi (2001). Nhấn mạnh tới các loại hình KCHT có nghiên cứu của Torrisi (2001) với nhiều cách phân loại KCHT khác nhau như phân loại theo tính cốt lõi và không cốt lõi của KCHT, phân loại theo tính hữu hình của KCHT, phân loại theo chức năng, vai trò và ảnh hưởng của KCHT... Cũng phân loại theo chức năng của KCHT, IFAD (2015) phân thành các nhóm KCHT cho sản xuất, cho tiếp cận thị trường, cho cung cấp các dịch vụ xã hội, cho quản lý thiên nhiên và thích ứng với biến đổi khí hậu. Nghiên cứu này làm rõ thêm những vấn đề xung quanh việc phân loại KCHT, làm cơ sở cho nghiên cứu về KCHTTM và KCHTTM nông thôn.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý Hành chính công: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay
27 p | 246 | 80
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long
212 p | 41 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đô thị: Quản lý kiến trúc cảnh quan khu phố cổ Hà Nội với sự tham gia của cộng đồng
181 p | 43 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đất đai: Nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến quản lý, sử dụng đất và đời sống việc làm của người dân thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
200 p | 35 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
254 p | 24 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo ngành thiết kế thời trang ở các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh
221 p | 51 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý xây dựng: Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng theo phương thức đối tác công tư tại Việt Nam
245 p | 36 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhân lực trong cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh ở Sơn La
181 p | 24 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đánh giá học sinh tiểu học ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
189 p | 19 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý dạy học thực hành ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt tại các trường đại học
242 p | 71 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý dạy học theo tiếp cận năng lực ở các trường trung học phổ thông chuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 12 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý Quỹ Đầu tư phát triển địa phương - Trường hợp tỉnh Hà Tĩnh
213 p | 15 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long
54 p | 23 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng trong các trường cao đẳng y tế
256 p | 29 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhân lực trong cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh ở Sơn La
27 p | 14 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
36 p | 15 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đô thị và công trình: Quản lý rủi ro dự án đầu tư xây dựng công trình bệnh viện - Bộ Y tế
211 p | 12 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường trong các trường mầm non có tổ chức giáo dục hòa nhập trên địa bàn thành phố Hải Phòng
32 p | 12 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn