intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố thành công then chốt đối với dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức BOT ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:164

69
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án nhằm chỉ ra các yếu tố thành công đối với các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng GTĐB theo hình thức BOT ở Việt Nam thông qua việc khảo sát nhận thức của người trả lời thuộc khu vực công và khu vực tư nhân đã và đang tham gia thực hiện/liên quan đến dự án xây dựng kết cấu hạ tầng GTĐB theo hình thức BOT ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố thành công then chốt đối với dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức BOT ở Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN *** NGUYỄN TUẤN ANH NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ THÀNH CÔNG THEN CHỐT ĐỐI VỚI DỰ ÁN XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ THEO HÌNH THỨC BOT Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ HÀ NỘI - 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN *** NGUYỄN TUẤN ANH NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ THÀNH CÔNG THEN CHỐT ĐỐI VỚI DỰ ÁN XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ THEO HÌNH THỨC BOT Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: KHOA HỌC QUẢN LÝ Mã số: 9310110 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐOÀN THỊ THU HÀ HÀ NỘI - 2020
  3. i Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày ...... tháng ...... năm 2020 Tác giả luận án Nguyễn Tuấn Anh
  4. ii Xin chân thành cảm ơn đại gia đình của tôi đã luôn động viên, giúp đỡ và là điểm tựa cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Đoàn Thị Thu Hà đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành nghiên cứu này. Xin trân trọng cảm ơn các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và các anh/chị thuộc các cơ quan, doanh nghiệp liên quan đến các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức BOT đã quan tâm và chia sẻ với tôi những nội dung liên quan đến chủ đề nghiên cứu. Nguyễn Tuấn Anh
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN............................................................................................................... ii MỤC LỤC .................................................................................................................... iii DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. viii DANH MỤC HÌNH VẼ ..............................................................................................ix LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .............................................................. 6 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước về các yếu tố thành công then chốt đối với dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức PPP/BOT ............................................................................................................. 6 1.1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến PPP/BOT ở Việt Nam ................... 6 1.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến xây dựng kết cấu hạ tầng GTĐB theo hình thức PPP/BOT ........................................................................................... 7 1.1.3. Các công trình nghiên cứu liên về CSF của dự án xây dựng kết cấu hạ tầng GTĐB theo hình thức PPP/BOT ở Việt Nam ........................................................... 9 1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu ngoài nước về các yếu tố thành công then chốt đối với dự án xây dựng kết cấu hạ tầng (giao thông đường bộ) theo hình thức PPP/BOT .................................................................................................. 10 1.2.1. Các yếu tố thuộc về môi trường vĩ mô .......................................................... 12 1.2.2. Các yếu tố liên quan đến khả năng thực hiện dự án ...................................... 13 1.2.3. Cam kết của Chính phủ ................................................................................. 18 1.2.4. Các yếu tố liên quan đến hoạt động đấu thầu ................................................ 20 1.2.5. Các yếu tố khác có liên quan ......................................................................... 25 1.3. Tổng quan các phương pháp áp dụng trong nghiên cứu về CSF đối với dự án xây dựng thực hiện theo hình thức PPP/BOT .................................................. 27 1.4. Các lý thuyết liên quan đến các yếu tố thành công then chốt đối dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức BOT ......................... 29 1.4.1. Lý thuyết Keynes về vai trò điều tiết của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường ................................................................................................................. 29
  6. iv 1.4.2. Lý thuyết “các bên tham gia” ........................................................................ 30 1.4.3. Lý thuyết hợp tác công tư (Public Private partnership - PPP) ...................... 31 1.5. Khoảng trống nghiên cứu và hướng nghiên cứu của luận án ........................ 32 1.5.1. Khoảng trống nghiên cứu .............................................................................. 32 1.5.2. Hướng nghiên cứu của luận án ...................................................................... 37 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................ 39 2.1. Tổng quan về dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ........... 39 2.1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ..... 39 2.1.2. Dự án xây dựng cấu hạ tầng giao thông đường bộ........................................ 41 2.2. Cơ sở lý luận chung về vai trò của Nhà nước đối với hoạt động phát triển đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật nói chung và kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ nói riêng của nền kinh tế quốc dân ......................................................................... 42 2.2.1. Nhà nước có vai trò là nhà cung ứng dịch vụ công ....................................... 42 2.2.2. Nhà nước giữ vai trò là nhà quản lý sự phát triển đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân ................................................................................ 43 2.2.3. Nhà nước có vai trò là nhà đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân....................................................................................................... 48 2.2.4. Nhà nước có vai trò là người kiểm soát sự phát triển đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật ......................................................................................................................... 49 2.3. Vai trò và sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân vào phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ .......................................................................................... 50 2.3.1. Vai trò của khu vực kinh tế tư nhân đối với phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ........................................................................................................ 50 2.3.2. Hình thức tham gia của khu vực kinh tế tư nhân vào phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ........................................................................................ 53 2.4. Quan hệ đối tác công - tư trong thực hiện dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.......................................................................................... 53 2.4.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của quan hệ đối tác công - tư trong thực hiện dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ...................................................... 53 2.4.2. Các hình thức quan hệ đối tác công - tư trong thực hiện dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ............................................................................. 73
  7. v 2.5. Cơ sở lý luận về các yếu tố thành công then chốt với dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức BOT ......................................... 85 2.5.1. Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức BOT ..... 85 2.5.2. Các yếu tố thành công then chốt đối với dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức BOT....................................................................... 88 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 91 3.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................... 91 3.2. Nghiên cứu định tính ......................................................................................... 93 3.3. Nghiên cứu định lượng ...................................................................................... 95 3.3.1. Thiết kế phiếu khảo sát .................................................................................. 95 3.3.2. Khảo sát thử ................................................................................................... 98 3.3.3. Mẫu nghiên cứu ............................................................................................. 98 3.3.4. Thu thập dữ liệu............................................................................................. 98 3.3.5. Kỹ thuật phân tích ......................................................................................... 99 CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ CÁC YẾU TỐ THÀNH CÔNG THEN CHỐT ĐỐI VỚI DỰ ÁN XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ THEO HÌNH THỨC BOT Ở VIỆT NAM .......................100 4.1. Định hướng của Đảng và Nhà nước về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức BOT ở Việt Nam ..............................................................100 4.2. Thực trạng các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức BOT ở Việt Nam ....................................................................................101 4.2.1. Thực trạng huy động nguồn vốn xã hội đối với phát triển các dự án kết cấu hạ tầng giao thông ở Việt Nam .......................................................................101 4.2.2. Thực trạng về số lượng các dự án kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức BOT đã thực hiện ở Việt Nam..........................................................................................102 4.2.3. Đánh giá chung về tình hình các dự án xây dựng Kết cấu hạ tầng GTĐB theo hình thức BOT ở Việt Nam ...................................................................................103 4.3. Kết quả nghiên cứu các nhân tố thành công then chốt với dự án xây dựng Kết cấu hạ tầng GTĐB theo hình thức BOT ở Việt Nam .............................................105 4.3.1. Thống kê mô tả mẫu ....................................................................................105 4.3.2. Thực trạng mô hình đầu tư hợp tác công - tư theo hình thức BOT với các dự án xây dựng Kết cấu hạ tầng GTĐB ở Việt Nam..................................................108
  8. vi 4.3.3. Các yếu tố thành công then chốt đối với dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức BOT ở Việt Nam .................................................112 CHƯƠNG 5: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM THÚC ĐẨY SỰ THÀNH CÔNG ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ THEO HÌNH THỨC BOT Ở VIỆT NAM .......................................................127 5.1. Quan điểm, định hướng phát triển dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức BOT ở Việt Nam .......................................127 5.2. Một số giải pháp, kiến nghị nhằm thúc đẩy sự thành công của dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức BOT ở Việt Nam ..128 5.2.1. Hoàn thiện chính sách, pháp luật, bảo đảm phát huy hiệu quả việc đầu tư, khai thác các công trình giao thông theo hình thức hợp đồng BOT nói riêng và hình thức đối tác công tư (PPP) nói chung ............................................................128 5.2.2. Đẩy mạnh công khai, minh bạch việc triển khai đầu tư các dự án thực hiện theo hình thức BOT ...............................................................................................128 5.2.3. Nâng cao năng lực của các cơ quan, đơn vị trong thực hiện chức năng chủ đầu tư, chủ sở hữu Nhà nước đối với các dự án kết cấu hạ tầng giao thông .........129 5.2.4. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về sự cần thiết và hiệu quả của việc thực hiện xã hội hóa đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức BOT130 5.2.2. Giải pháp nâng cao năng lực nhà đầu tư .....................................................130 5.2.5. Hoàn thiện, bổ sung và đề xuất các quy định nhằm lựa chọn được nhà đầu tư có năng lực tham gia vào dự án xây dựng kết cấu hạ tầng GTĐB theo hình thức BOT ..... 131 5.2.6. Thực hiện thí điểm một số cơ chế chính sách đặc thù với một số dự án thực hiện theo hình thức BOT .......................................................................................132 KẾT LUẬN ................................................................................................................134 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..........................................................................................................135 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................136 PHỤ LỤC ...................................................................................................................147
  9. vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Nội dung cụm từ viết tắt ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á BOT Xây dựng - vận hành - chuyển giao BCC Các nhà đầu tư - hợp tác - kinh doanh BOO Xây dựng - sở hữu - vận hành BLT Xây dựng - thuê dịch vụ - chuyển giao BTL Xây dựng - chuyển giao - thuê dịch vụ BT Xây dựng - chuyển giao BTO Xây dựng - chuyển giao - kinh doanh CSF Các yếu tố thành công then chốt CSHT Cơ sở hạ tầng DBO Thiết kế - xây dựng - vận hành GTĐB Giao thông đường bộ GTVT Giao thông vận tải HTKT Hạ tầng kỹ thuật IRR Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ KCHT Kết cấu hạ tầng KTQD Kinh tế Quốc dân NPV Giá trị hiện tại ròng OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế PPP Hình thức đối tác công – tư PFI Sáng kiến tài chính tư nhân QLDA Quản lý dự án QLNN Quản lý nhà nước ROE Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu VFM Giá trị đồng tiền WTO Tổ chức Thương mại Thế giới
  10. viii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Tổng hợp các yếu tố thành công then chốt dựa trên kết quả tổng quan nghiên cứu. ................................................................................................................................ 34 Bảng 3.1: Các yếu tố thành công then chốt áp dụng trong phiếu khảo sát. .................. 96 Bảng 4.1: Kết quả huy động vốn xã hội đối với các dự án kết cấu HTGT (tính đến tháng 3/2018). ..............................................................................................................101 Bảng 4.2: Số lượng dự án Kết cấu hạ tầng GTĐB theo hình thức BOT (Tính đến tháng 3/2018). ........................................................................................................................102 Bảng 4.3: Kết quả thu thập phiếu khảo sát. .................................................................106 Bảng 4.4: Kết quả nghiên cứu về CSF đối với dự án xây dựng kết cấu hạ tầng GTĐB theo hình thức BOT ở Việt Nam. ................................................................................113 Bảng 4.5: So sánh kết quả nghiên cứu về CSF của dự ánxây dựng kết cấu hạ tầng GTĐB theo hình thức BOT với các nghiên cứu trên thế giới về PPP/BOT................122
  11. ix DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1. Chuỗi quy trình của dự án theo hình thức đối tác công tư. ........................... 57 Hình 2.2. Lợi ích của các bên liên quan trong mối quan hệ đối tác Nhà nước - tư nhân. ........ 67 Hình 2.3. Cấu trúc hợp đồng quản lý. ........................................................................... 76 Hình 2.4. Cấu trúc hợp đồng cho thuê ........................................................................... 77 Hình 2.5. Cấu trúc hợp đồng nhượng quyền ................................................................. 79 Hình 2.6. Cấu trúc của một hợp đồng xây dựng – kinh doanh - chuyển giao (BOT) ... 81 Hình 2.7. Cấu trúc hợp đồng liên doanh........................................................................ 84 Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 93 Hình 4.1. Phân loại mẫu điều tra theo giới tính...........................................................106 Hình 4.2. Phân loại mẫu điều tra theo độ tuổi. ............................................................107 Hình 4.3. Phân loại mẫu điều tra theo trình độ học vấn. .............................................108 Hình 4.4. Vai trò của mô hình đầu tư hợp tác công - tư theo hình thức BOT đối với sự phát triển Kết cấu hạ tầng GTĐB ở Việt Nam. ...........................................................110 Hình 4.5. Kết quả đầu tư hợp tác công - tư theo hình thức BOT với các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng GTĐB ở Việt Nam. ............................................................................112
  12. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hạ tầng giao thông đường bộ có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Trách nhiệm tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ công cộng thuộc về Chính phủ các nước. Ở bất cứ quốc gia nào, dù là quốc gia phát triển hay đang phát triển thì nhu cầu về vốn cho phát triển hạ tầng giao thông đường bộ là rất lớn, trong khi khả năng của vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước thường thiếu so với nhu cầu vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng GTĐB. Bên cạnh đó, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ luôn cần đi trước một bước để tạo tiền đề cho sự phát triển của các ngành kinh tế - xã hội khác. Chính vì vậy, theo Yescombe (2007), khi mà các quốc gia đang đòi hỏi và hướng tới mục tiêu đảm bảo và nâng cao chất lượng các dịch vụ công (trong đó có chất lượng khai thác hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ) thì việc đầu tư theo hình thức đối tác công-tư (public-private partnership- PPP) được coi là một công cụ hữu hiệu để thu hút vốn từ khu vực tư nhân bổ sung vào nguồn vốn đầu tư truyền thống và nâng cao hiệu quả đầu tư. Nhiều quốc gia như Vương quốc Anh, Tây Ban Nha, Ôxtrâylia, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Brasil, Malaysia, Philipin, Thái Lan, Trung Quốc,… đã nỗ lực huy động sự tham gia của khu vực tư nhân thông qua hình thức PPP/ BOT. Hình thức đầu tư này đã phát huy vai trò tích cực trong thu hút vốn và nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng GTĐB không chỉ ở các quốc gia phát triển mà cả ở các quốc gia đang phát triển. Vai trò của đầu tư theo hình thức PPP/BOT trong xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ dường như đã đạt được sự đồng thuận tại nhiều quốc gia, tuy nhiên trái với kỳ vọng của nhiều Chính phủ, hình thức đầu tư này có thể thành công ở một số nước nhưng lại không hiệu quả và thành công ở những nước khác. Với Việt Nam, như là một tất yếu của nước đang phát triển, nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực này chủ yếu từ các kênh huy động truyền thống như ngân sách Nhà nước và vốn vay ODA. Với những hạn chế về ngân sách và nguồn vốn ODA đang dần thu hẹp do Việt Nam đã qua ngưỡng có mức thu nhập trung bình thì việc huy động vốn từ các nhà đầu tư tư nhân cho xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ trở thành vấn đề cấp thiết. Để giải quyết vấn đề thu hút vốn và nâng cao hiệu quả đầu tư dự án đầu tư theo hình thức PPP trong xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ, từng bắt đầu được áp dụng ở Việt Nam từ những năm 90 của thế kỷ trước (Bộ GTVT và Hiệp hội Phát triển Quốc tế, 2009), Chính phủ Việt Nam đang từng bước thể chế hóa và phát triển khung pháp lý tạo bản lề cho việc phát triển hình thức đầu tư PPP trong các lĩnh vực nói chung và trong xây dựng hạ tầng giao thông nói riêng.
  13. 2 Trong hơn 10 năm qua, đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) trong lĩnh vực hạ tầng giao thông đường bộ ở nước ta chủ yếu qua hình thức nhượng quyền về xây dựng - vận hành - chuyển giao (Build - Operate - Transfer - BOT) giữa Chính phủ và đối tác tư nhân. Việc đầu tư theo hình thức BOT hoàn vốn bằng thu phí khai thác đường bộ vẫn là phổ biến nhất, trong đó nhà đầu tư là các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp đang cổ phần hóa, thậm chí là doanh nghiệp có vốn nhà nước. Trong khi đó, để một dự án BOT thành công, các nhà quản lý cũng như nhà đầu tư cần xác định được các yếu tố thành công then chốt ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến dự án đầu tư. Các nhân tố này chính là những nguyên nhân tạo nên chất lượng công trình, tiến độ công việc, hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường,... của dự án đầu tư. Và việc tìm ra các nguyên nhân cốt lõi tạo nên sự thành công hay thất bại của dự án PPP nói chung và dự án BOT nói riêng đã được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới thực hiện. Tuy nhiên, dựa trên kết quả tổng quan các nghiên cứu liên quan có thể tiếp cận, tác giả nhận thấy đã có nhiều công trình nghiên cứu về các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng theo hình thức PPP/BOT và các yếu tố thành công then chốt đối với dự án PPP/BOT được thực hiện trong nhiều thập kỷ qua. Tuy nhiên, với cách tiếp cận nghiên cứu, mục tiêu và đối tượng nghiên cứu khác nhau, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố thành công then chốt đối với dự án PPP/BOT có những điểm tương đồng và có sự khác biệt với nghiên cứu trước: Như Qiao và cộng sự (2001) đã chỉ ra 8 yếu tố thành công then chốt đối với các dự án BOT ở Trung Quốc gồm: xác định dự án phù hợp; tình hình chính trị và kinh tế ổn định; gói tài chính hấp dẫn; mức phí / mức thuế được chấp nhận; phân bổ rủi ro hợp lý; lựa chọn nhà thầu phụ phù hợp; kiểm soát quản lý; và chuyển giao công nghệ. Jefferies và cộng sự (2002) đã xác định các CSFs như: tổ chức với nhiều chuyên môn; kinh nghiệm đáng kể; danh tiếng tốt; quy trình phê duyệt hiệu quả giúp các bên liên quan trong một khung thời gian rất chặt chẽ; và đổi mới trong các phương pháp tài chính của tổ chức. Trong khi đó, các yếu tố khác như quản lý tốt được xác định bởi Frilet (1997) và Badshah (1998); sự hỗ trợ của Chính phủ bởi Zhang cùng cộng sự (1998); môi trường kinh tế vĩ mô ổn định của Dailami và Klein (1997); và khung pháp lý và hành chính phù hợp của Boyfield (1992), Stein (1995). Jones và cộng sự (1996) và (Finnerty, 1996); chính sách kinh tế lành mạnh (Ngân hàng Đầu tư châu Âu, 2000), bao gồm thị trường tài chính sẵn có (McCarthy và Tiong, 1991; Akintoye và cộng sự, 2001b); tập đoàn tư nhân phát triển mạnh và tốt (Tiong, 1996; Birnie, 1999); nghiên cứu khả thi phân tích chi phí - lợi ích (Brodie, 1995; Hambros, 1999); và phân bổ rủi ro hiệu quả (Grant, 1996, Arthur Andersen và Enterprise LSE 2000); giải pháp kỹ thuật sáng tạo (Tiong, 1996, Zantke
  14. 3 và Mangels, 1999) đều được coi là những yếu tố quan trọng cho sự thành công của các dự án PPP/BOT. Hay như, các yếu tố thành công quan trọng ‘mềm’ là: hỗ trợ xã hội (Frilet, 1997); Cam kết (Stonehouse và cộng sự, 1996, Kanter, 1999); lợi ích chung (Grant, 1996) cũng được cho là các yếu tố then chốt đối với sự thành công của dự án BOT. Ở Việt Nam cũng đã có những công trình nghiên cứu về PPP/ BOT, nghiên cứu về các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, dự án giao thông đường bộ theo hình thức PPP/BOT được thực hiện, tuy nhiên theo kết quả tổng quan các tài liệu có thể thu thập, tác giả cũng thấy chưa có nghiên cứu nào về CSF đối với dự án xây dựng kết cấu hạ tầng GTĐB được thực hiện ở Việt Nam. Từ các phân tích và nhận định ở trên, tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu các yếu tố thành công then chốt đối với dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức BOT ở Việt Nam” nhằm chỉ ra các yếu tố thành công then chốt đối với dự án xây dựng kết cấu hạ tầng GTĐB theo hình thức BOT ở Việt Nam và đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm thúc đẩy sự thành công của dự án xây dựng kết cấu hạ tầng GTĐB theo hình thức BOT ở Việt Nam. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận án là nhằm chỉ ra các yếu tố thành công then chốt đối với dự án xây dựng kết cấu hạ tầng GTĐB theo hình thức BOT ở Việt Nam. Để đạt được mục tiêu trên, luận án hướng đến thực hiện một số nhiệm vụ: - Tổng quan nghiên cứu về các yếu tố thành công then chốt đối với dự án PPP/BOT từ đó xác định khoảng trống nghiên cứu và hướng nghiên cứu; - Xác định danh sách các yếu tố thành công then chốt đối với dự án xây dựng kết cấu hạ tầng GTĐB theo hình thức BOT ở Việt Nam; - Chỉ ra danh sách các yếu tố thành công then chốt đối với dự án xây dựng kết cấu hạ tầng GTĐB theo hình thức BOT ở Việt Nam; - So sánh 5 yếu tố thành công then chốt đối với dự án xây dựng kết cấu hạ tầng GTĐB theo hình thức BOT ở Việt Nam với các nghiên cứu được thực hiện tại Trung Quốc, Hồng Kông, Malaysia, Úc, Anh để thấy điểm tương đồng và khác biệt, qua đó luận giải tính mới về lý luận và thực hiện của luận án; - Đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm thúc đẩy sự thành công của dự án xây dựng kết cấu hạ tầng GTĐB theo hình thức BOT ở việt nam.
  15. 4 - 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố thành công then chốt đối với dự án xây dựng kết cấu hạ tầng GTĐB theo hình thức BOT ở Việt Nam.  Phạm vi nghiên cứu: - Không gian: Luận án nhằm chỉ ra các yếu tố thành công đối với các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng GTĐB theo hình thức BOT ở Việt Nam thông qua việc khảo sát nhận thức (đánh giá theo cảm nhận / hiểu biết) của người trả lời thuộc khu vực công và khu vực tư nhân đã và đang tham gia thực hiện / liên quan đến dự án xây dựng kết cấu hạ tầng GTĐB theo hình thức BOT ở Việt Nam. - Thời gian: Dữ liệu thứ cấp được thu thập cho giai đoạn 1990 - 2017, điều tra dự kiến được tiến hành trong năm 2016 và 2017. 4. Những đóng góp mới của luận án Thông qua kết quả nghiên cứu, luận án đã có một số đóng góp tri thức mới cả về lý luận và thực tiễn.  Đóng góp về mặt lý luận: Với phương pháp lấy mẫu có chủ đích, luận án đã thực hiện khảo sát về nhận thức (đánh giá theo cảm nhận, sự hiểu biết) của các cá nhân hiện đã và đang tham gia thực hiện, liên quan đến dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (GTĐB) theo hình thức BOT ở Việt Nam thuộc cả khu vực công và khu vực tư nhân về các yếu tố thành công then chốt đối với dự án xây dựng kết cấu hạ tầng GTĐB theo hình thức BOT ở Việt Nam; và với phương pháp so sánh với các kết quả nghiên cứu cùng cùng bảng hỏi do Li (2003) thiết kế do các nhà nghiên cứu thực hiện tại Anh, Malaysia, Trung Quốc, Hồng Kông, Úc, luận án đã chỉ ra trong 5 yếu tố thành công then chốt đối với dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (GTĐB) theo hình thức BOT ở Việt Nam, thì các yếu tố (ii) Tính minh bạch trong đấu thầu; (iv) Đấu thầu cạnh tranh; (v) Sự đồng thuận của xã hội lại chỉ được đánh giá cao ở Việt Nam và có nhiều khác biệt so với các công trình nghiên cứu tại các quốc gia trên thế giới. Kết quả nghiên cứu này lại là đóng góp mới của luận án về mặt bối cảnh nghiên cứu và phù hợp với thực tiễn hiện nay ở Việt Nam khi mà đặc thù của Viêt Nam sử dụng rất nhiều hình thức chỉ thầu, cách tính phí không minh bạch; việc đặt trạm thu phí tuỳ tiện, phục vụ lợi ích nhóm chứ chưa quan tâm đến lợi ích chính đáng của đối tượng tham gia giao thông, và thực tiễn cho thấy nếu không giải quyết các nút thắt cổ chai này thì các dự án
  16. 5 BOT trong đầu tư kết cấu hạ tầng GTVT có nguy cơ thất bại rất cao.  Đóng góp về mặt thực tiễn: Để thúc đẩy sự thành công của dự án xây dựng kết cấu hạ tầng GTĐB theo hình thức BOT ở Việt Nam, luận án đã đề xuất áp dụng thí điểm một số nội dung: (i) thực hiện thí điểm một số cơ chế chính sách theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế tại một số dự án để thu hút nhà đầu tư nước ngoài (ví dụ như bảo lãnh doanh thu, bảo hiểm trách nhiệm của Chính phủ); (ii) nghiên cứu việc sử dụng ODA làm ‘vốn mồi’ kích thích đầu tư tư nhân vào lĩnh vực xây dựng, vận hành, khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông; (iii) nghiên cứu và tổ chức thực hiện việc cho thuê dài hạn hoặc chuyển nhượng quyền khai thác các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đã hoàn thành nhằm huy động nguồn lực để đầu tư các dự án mới; (iv) đối với một số dự án quan trọng, cấp bách, có thể nghiên cứu hình thức giao cho các Tổng công ty nhà nước về đầu tư hạ tầng huy động nguồn lực để đầu tư thông qua việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp hoặc trái phiếu dự án…, sau khi hoàn thành tiến hành đấu thầu nhượng quyền vận hành khai thác để thu hồi vốn, nguồn vốn thu được sẽ tiếp tục đầu tư các dự án tiếp theo. 5. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận án bao gồm 5 chương sau: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu; Chương 2: Cơ sở lý luận; Chương 3: Phương pháp nghiên cứu; Chương 4: Kết quả nghiên cứu; Chương 5: Giải pháp, kiến nghị nhằm thúc đẩy sự thành công của dự án xây dựng kết cấu hạ tầng GTĐB theo hình thức BOT ở Việt Nam.
  17. 6 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Trong nhiều thập kỷ qua, hình thức quan hệ đối tác công tư (PPP) được Chính phủ nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng để thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng nói chung và các dự án hạ tầng giao thông đường bộ nói riêng. Hình thức PPP thường xuyên được nhiều nước áp dụng với các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ là hoạt động nhượng quyền về xây dựng - vận hành - chuyển giao (Build - Operate - Transfer - BOT) giữa Chính phủ và đối tác tư nhân. Tuy nhiên, trái với kỳ vọng của nhiều Chính phủ, đầu tư theo hình thức BOT có thể thành công ở một số nước nhưng lại không hiệu quả và thành công ở những nước khác. Do đó, việc xác định các yếu tố thành công then chốt đối với các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng GTĐB theo hình thức BOT là cần thiết và giúp giảm thiểu rủi ro cho tất cả các bên liên quan khi tham gia vào các dự án BOT. Vì vậy, trong chương 1 tác giả hướng đến tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan được thực hiện ở trong và ngoài nước về các yếu tố thành công then chốt đối với dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông nhằm xác định khoảng trống nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu của luận án. 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước về các yếu tố thành công then chốt đối với dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức PPP/BOT Ở Việt Nam trong những năm qua cũng đã có những công trình nghiên cứu về dự án cơ sở hạ tầng nói chung (và các dự án hạ tầng giao thông nói riêng) theo hình thức đối tác công tư PPP/BOT, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào thực hiện về các yếu tố thành công then chốt đối với dự án xây dựng kết cấu hạ tầng GTĐB theo hình thức BOT. Cụ thể như sau: 1.1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến PPP/BOT ở Việt Nam Đặc điểm của các dự án đầu tư công nói chung và dự án xây dựng kết cấu hạ tầng GTĐB là thường đòi hỏi nguồn vốn lớn vì vậy hình thức PPP/BOT là hướng đi phù hợp. Điều này được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới và cả ở Việt Nam khẳng định, như Nguyễn Thị Kim Dung (2008) đã giới thiệu thực tiễn PPP trên toàn thế giới, chỉ ra khả năng ứng dụng của PPP tại Việt Nam. Vì đây là một nghiên cứu được thực hiện trong thời gian Việt Nam vừa gia nhập WTO, nên đề tài chủ yếu nghiên cứu các mô hình PPP và thực tiễn trên toàn thế giới và dự báo tiềm năng khai thác PPP tại Việt Nam.
  18. 7 Hay như Nguyễn Thị Minh (2011) đã nghiên cứu các kinh nghiệm ứng dụng PPP quốc tế trong Vương quốc Anh và Úc (cả hai quốc gia phát triển có ứng dụng thành công về PPP), Hàn Quốc (một quốc gia mới công nghiệp hóa dẫn đầu về ứng dụng PPP trong Giao thông vận tải xây dựng cơ sở hạ tầng ở châu Á) và Trung Quốc (một quốc gia đang phát triển có sự chuyển tiếp kinh tế, tương tự như Việt Nam) để từ đó đưa ra những đề xuất trong việc thực hiện PPP tại Việt Nam như cần nâng cao vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc thiết lập khung pháp lý và chính sách, bộ máy quản lý cho PPP, môi trường kinh doanh; cũng như những yêu cầu đặt ra đối với khu vực tư nhân trong tham gia PPP. Nguyễn Hồng Thái (2012) chỉ ra để đảm bảo mô hình hợp tác công tư có tính hiệu quả bên cạnh việc cải cách thể chế, tạo hành lang pháp lý (hình thành luật đầu tư công và luật đầu tư tư nhân); Chính phủ phải tuân thủ thực hiện hợp đồng ngay cả trong những thời điểm khó khăn; các nhà đầu tư có trách nhiệm và bảo toàn trách nhiệm với người tiêu dùng và Chính phủ cần chuyển từ lời kêu gọi thuần túy sang việc cho phép trên thực tế hình thành mô hình hợp tác công tư nhanh chóng phát triển hệ thống CSHT mà nước ta đang cần. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến xây dựng kết cấu hạ tầng GTĐB theo hình thức PPP/BOT Ở Việt Nam, nghiên cứu về kết cấu hạ tầng GTĐB nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu ở Việt Nam. Nghiêm Văn Dĩnh (2010) và (2012) đã cung cấp kiến thức chung về cơ sở khoa học của các hoạt động đầu tư và xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông; quản lý Nhà nước đối với vốn đầu tư xây dựng giao thông. Đinh Kiện (2010) cho rằng hiện còn thiếu quy hoạch tổng thể, dài hạn của Nhà nước cũng như của từng địa phương, hành lang pháp lý chưa đầy đủ, yếu kém về khung pháp lý và thể chế. Ngoài ra, năng lực còn hạn chế của cán bộ các cơ quan quản lý Nhà nước được đào tạo và có kinh nghiệm để đảm bảo dự án được quy hoạch và thực hiện có hiệu quả (Bùi Thị Hoàng Lan, 2010),... được coi là những nguyên nhân chủ yếu cản trở sự phát triển của dự án đầu tư theo hình thức PPP trong xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam. Thậm chí trong nhiều trường hợp, các vấn đề cần giải quyết của dự án lại vượt quá năng lực của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Trong khi hầu hết các cơ quan thuộc Chính phủ có rất ít kinh nghiệm trong việc triển khai thực hiện và quản lý các dự án đầu tư theo hình thức PPP, thì họ vẫn được giao quản lý thực hiện các dự án này một cách tương đối độc lập, với sự phối hợp lỏng lẻo, ít chia sẻ kinh nghiệm với nhau (Đinh Kiện, 2010).
  19. 8 Nguyễn Thị Ngọc Huyền và cộng sự (2011) đã phân tích sự cần thiết và hiện trạng đầu tư vào hình thức PPP trong xây dựng cơ sở hạ tầng đường bộ tại Việt Nam. Giải pháp được các tác giả đưa ra nhằm phát huy vai trò của Nhà nước và khu vực tư nhân trong việc tăng cường đầu tư theo hình thức này: xây dựng khung chính sách và các quy định chuẩn hóa cho các hoạt động liên quan đến PPP; xây dựng khung pháp lý đồng bộ cho PPP; cài đặt lên một bộ máy quản lý cho PPP; tăng cường xúc tiến đầu tư và vận động các hoạt động nhằm thu hút sự quan tâm của cả nhà đầu tư trong và ngoài nước, người sử dụng dịch vụ. Bên cạnh đó, Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2013), nghiên cứu các mục tiêu liên quan đến cơ sở hạ tầng đường bộ Việt Nam phát triển theo hình thức PPP, đã tiến hành phân tích và đánh giá tình trạng của PPP trong phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt Nam. Tác giả đề xuất một số khuyến nghị về triển khai cơ sở hạ tầng tại Việt Nam để biến PPP thành một hình thức hợp tác và đầu tư hiệu quả để huy động kinh phí phát triển cơ sở hạ tầng. Chúng bao gồm các khuyến nghị cho công chúng lĩnh vực như cải thiện khuôn khổ giám sát và đánh giá đầu tư hiệu quả và các khuyến nghị cho khu vực tư nhân như cải thiện tài chính, năng lực chuyên môn và quản lý. Ưu điểm của nghiên cứu là khuyến nghị để tăng cường vai trò của người dùng cơ sở hạ tầng, như khuyến khích giám sát các cơ sở giao thông, khuyến khích các cá nhân và tổ chức sử dụng PPP thông qua mức phí hợp lý, chất lượng cao và tổ chức đào tạo nâng cao nhận thức và cập nhật kiến thức về các dự án PPP cho cộng đồng. Huỳnh Thị Thúy Giang (2012) đã nghiên cứu đã xem xét việc áp dụng một mô hình thử nghiệm của PPP trên toàn thế giới (ở các nước phát triển và các nước đang phát triển) để hiểu cách thức vận hành và khám phá PPP là gì, yếu tố thành công và rào cản trong phát triển cơ sở hạ tầng đường bộ và để lựa chọn một phù hợp mô hình áp dụng với điều kiện của Việt Nam. Nghiên cứu này cũng đánh giá tình hình của đầu tư tư nhân vào lĩnh vực đường bộ tại Việt Nam, khám phá sự sẵn sàng của khu vực tư nhân đầu tư vào các dự án đường bộ PPP (đặc biệt là các hình thức FDI và liên doanh) bằng cách đo lường mức độ hài lòng với mong đợi. Kết quả thống kê phân tích cho thấy khu vực tư nhân đã không sẵn sàng tham gia vào các hình thức đối tác công tư. Tác giả đã xác định được 5 kỳ vọng chính của nhà đầu tư, ảnh hưởng đến sự sẵn lòng tham gia của họ PPP, bao gồm lợi nhuận, khung pháp lý, quan hệ đối tác, kinh tế vi mô và rủi ro chia sẻ. Các khuyến nghị đã được đặt ra để tập trung vào việc cải thiện 5 yếu tố này để ra mắt và vận hành PPP để thu hút đầu tư vốn vào phát triển đường bộ Việt Nam. Đặng Thị Hà (2013) đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản có liên quan đến huy động vốn đầu tư ngoài ngân sách Nhà nước nói chung và theo hình thức PPP nói riêng để thực hiện các dự án xây dựng đường cao tốc ở Việt Nam. Nghiên cứu
  20. 9 cũng đưa ra một số giải pháp huy động vốn ngoài ngân sách Nhà nước theo các hình thức PPP để phát triển đường cao tốc. Phan Thị Bích Nguyệt (2013) đã phân tích hiệu quả của việc áp dụng PPP để giải quyết vấn đề vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng trong bối cảnh giao thông đô thị ở Việt Nam. Tác giả đã chỉ ra một số bất cập trong việc triển khai thí điểm PPP tuân theo Quyết định 71, đặc biệt là trong khung pháp lý và đồng bộ hóa thấp giữa lợi ích khu vực tư nhân và công cộng. Tác giả cho rằng vẫn chưa có đủ hài hòa về lợi ích và cơ chế chia sẻ rủi ro giữa các đối tác Hay như, Phí Vĩnh Tường (2015) đã có những phân tích khá kỹ ở nhiều khía cạnh như mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển hạ tầng giao thông, xu hướng chuyển giao một phần vai trò phát triển hạ tầng giao thông sang khu vực tư nhân. Môi trường chuyển giao vai trò cho khu vực tư nhân là hình thức đối tác công tư. Tài liệu cũng nghiên cứu kinh nghiệm quy hoạch phát triển giao thông đường bộ ở Đài Loan, kinh nghiệm huy động vốn cho phát triển hạ tầng giao thông của Chile, Trung Quốc nhằm rút ra những kinh nghiệm cho Việt Nam. Khi phân tích về thực trạng, khung chính sách phát triển hạ tầng giao thông Việt Nam, tài liệu đã chỉ ra những thách thức trong quá trình phát triển. Đó là những thách thức về quy hoạch phát triển, huy động vốn, thách thức phát triển hạ tầng giao thông phục vụ mục tiêu giảm nghèo và kết nối với hạ tầng giao thông khu vực ASEAN. Những khuyến nghị được đưa ra là: đột phá trong quy hoạch và huy động vốn ngoài ngân sách để phát triển hạ tầng giao thông; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, phát triển quỹ vốn từ chính sách đền bù giải phóng mặt bằng. Phạm Thị Xuân (2018) làm rõ thực trạng huy động vốn đầu tư cho phát triển giao thông đường bộ Việt Nam giai đoạn 2001 - 2016, và từ đó đưa ra giải pháp huy động vốn cho phát triển giao thông đường bộ ở Việt Nam, trong đó tác giả đề cập đến việc áp dụng hình thức đối tác công tư trong phát triển giao thông đường bộ ở Việt Nam và hình thức này cũng được Phạm Thị Tuyết (2018) đưa ra trong 9 giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển giao thông đường bộ Việt Nam. 1.1.3. Các công trình nghiên cứu liên về CSF của dự án xây dựng kết cấu hạ tầng GTĐB theo hình thức PPP/BOT ở Việt Nam Huỳnh Thị Thúy Giang (2012) nghiên cứu về hình thức đầu tư PPP trong các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng GTĐB Việt Nam khi bối cảnh Chính phủ mới bắt đầu thí điểm mô hình này. Nghiên cứu của tác giả có khảo sát sơ bộ về các nhân tố thành công then chốt từ các nghiên cứu trước. Kết quả nghiên cứu chỉ ra các yếu tố (i)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2