Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Nghiên cứu đặc điểm nhân thân, tính cách, hành vi phạm tội và gợi ý giải pháp quản lý nhà nước về phòng ngừa tội phạm
lượt xem 12
download
Mục tiêu tổng quát của luận án "Nghiên cứu đặc điểm nhân thân, tính cách, hành vi phạm tội và gợi ý giải pháp quản lý nhà nước về phòng ngừa tội phạm" là nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về đặc điểm nhân thân, tính cách, hành vi phạm tội và đề xuất một số giải pháp quản lý nhà nước về phòng ngừa tội phạm ở Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Nghiên cứu đặc điểm nhân thân, tính cách, hành vi phạm tội và gợi ý giải pháp quản lý nhà nước về phòng ngừa tội phạm
- BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ---------------- TRẦN VĂN HÀ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NHÂN THÂN, TÍNH CÁCH, HÀNH VI PHẠM TỘI VÀ GỢI Ý GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ Hà Nội – 2023
- BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ---------------- TRẦN VĂN HÀ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NHÂN THÂN, TÍNH CÁCH, HÀNH VI PHẠM TỘI VÀ GỢI Ý GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM Chuyên ngành: Khoa học quản lý Mã số: 9310110 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. ĐOÀN THỊ THU HÀ 2. TS. BÙI THỊ HỒNG VIỆT Hà Nội – 2023
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm quy định liêm chính học thuật trong nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Hà Nội, ngày tháng năm 2023 Nghiên cứu sinh Trần Văn Hà
- ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i MỤC LỤC ..................................................................................................................... ii DANH MỤC BẢNG BIỂU ...........................................................................................v DANH MỤC SƠ ĐỒ ................................................................................................... vi PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................7 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .....................................15 1.1. Nghiên cứu về hành vi phạm tội ......................................................................15 1.1.1. Trường phái cổ điển và tân cổ điển ..............................................................15 1.1.2. Trường phái nhân chủng học và sinh học .....................................................16 1.1.3. Trường phái tội phạm học xã hội..................................................................17 1.1.4. Trường phái phân tích loại hình tội phạm ....................................................18 1.1.5. Trường phái kết hợp nhiều lý thuyết ............................................................18 1.1.6. Trường phái tội phạm học xã hội chủ nghĩa .................................................19 1.2. Nghiên cứu về tính cách ....................................................................................19 1.2.1. Mô hình yếu tố tính cách ..............................................................................22 1.2.2. Áp dụng mô hình yếu tố tính cách trong nghiên cứu tội phạm ....................23 1.3. Nghiên cứu về đặc điểm nhân thân .................................................................19 1.4. Nghiên cứu quản lý nhà nước về phòng ngừa tội phạm tại Việt Nam .........24 1.5. Khoảng trống nghiên cứu .................................................................................26 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ..............................................................................................28 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẶC ĐIỂM NHÂN THÂN, TÍNH CÁCH, HÀNH VI PHẠM TỘI VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM ...........................................................................................................................29 2.1. Hành vi phạm tội ...............................................................................................29 2.1.1. Khái niệm ......................................................................................................29 2.1.2. Nguyên nhân hành vi phạm tội .....................................................................31 2.2. Đặc điểm nhân thân ..........................................................................................31 2.2.1. Nhân thân nói chung .....................................................................................31 2.2.2 Nhân thân người phạm tội .............................................................................33 2.3. Tính cách và mô hình các yếu tố tính cách OCEAN .....................................34 2.3.1. Khái niệm tính cách cá nhân .........................................................................34 2.3.2. Cấu trúc mô hình các yếu tố tính cách OCEAN ...........................................35 2.3.3. Sự tin cậy của mô hình các yếu tố tính cách OCEAN ..................................37
- iii 2.3.4. Khả năng dự báo của mô hình OCEAN .......................................................38 2.3.5. Sự thay đổi tính cách trong vòng đời con người ..........................................39 2.4. Quản lý nhà nước về phòng ngừa tội phạm....................................................40 2.4.1. Khái niệm quản lý nhà nước về phòng ngừa tội phạm .................................40 2.4.2. Nội dung quản lý nhà nước về phòng ngừa tội phạm...................................42 2.4.3. Kinh nghiệm và bài học từ nước ngoài trong quản lý nhà nước về phòng ngừa tội phạm ..................................................................................................................43 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ..............................................................................................52 CHƯƠNG 3: BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..... 53 3.1. Bối cảnh tình hình tội phạm và quản lý nhà nước về phòng ngừa tội phạm tại Việt Nam ..............................................................................................................54 3.1.1. Tình hình tội phạm tại Việt Nam ..................................................................54 3.1.2. Quản lý nhà nước về phòng ngừa tội phạm tại Việt Nam ............................62 3.1.3. Những hạn chế trong quản lý nhà nước về phòng ngừa tội phạm tại Việt Nam ........................................................................................................................83 3.2. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................83 3.2.1. Quy trình nghiên cứu ....................................................................................83 3.2.2. Mô hình nghiên cứu ......................................................................................86 3.2.3. Cơ sở dữ liệu và phương pháp phân tích – đánh giá ....................................90 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ..............................................................................................94 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM NHÂN THÂN, TÍNH CÁCH VÀ HÀNH VI PHẠM TỘI TẠI VIỆT NAM ................................................................................95 4.1. Phân tích thống kê cơ bản dữ liệu khảo sát ....................................................95 4.1.1. Thống kê dữ liệu khảo sát người dân ...........................................................95 4.1.2. Thống kê dữ liệu khảo sát phạm nhân ........................................................100 4.2. Kết quả phân tích đặc điểm nhân thân, tích cách và hành vi phạm tội.....109 4.2.1. Sự khác biệt tính cách giữa người dân bình thường và phạm nhân ...........109 4.2.2. Ảnh hưởng của đặc điểm nhân thân tới tính cách ......................................113 4.2.3. Ảnh hưởng của tính cách tới mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội 116 4.2.4. Ảnh hưởng của đặc điểm nhân thân tới mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội ................................................................................................................117 4.3. Tổng hợp kết quả phân tích ...........................................................................125 TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 ............................................................................................129 CHƯƠNG 5: GỢI Ý GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM Ở VIỆT NAM .......................................................................................130 5.1. Quan điểm, định hướng quản lý nhà nước về phòng ngừa tội phạm ........130
- iv 5.2. Một số gợi ý giải pháp quản lý nhà nước về phòng ngừa tội phạm tại Việt Nam .........................................................................................................................131 5.2.1. Hoàn thiện một số chính sách, pháp luật về phòng ngừa tội phạm ............133 5.2.2. Nghiên cứu đặc điểm dân cư và xây dựng các chương trình phòng ngừa tội phạm......................................................................................................................135 5.2.3. Đổi mới các giải pháp trong thực hiện phòng ngừa tội phạm ....................137 5.2.4. Tăng cường theo dõi, đánh giá ...................................................................139 TIỂU KẾT CHƯƠNG 5 ............................................................................................141 KẾT LUẬN ................................................................................................................142 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ...........................................................................................140 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................145 PHỤ LỤC ...................................................................................................................155
- v DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Số lượng phạm nhân qua các năm theo giới tính và nghề nghiệp ................54 Bảng 3.2: Số lượng phạm nhân qua các năm theo tuổi và địa bàn................................55 Bảng 3.3: Số lượng phạm nhân qua các năm theo địa bàn ..........................................163 Bảng 3.4: Tình hình tội phạm ở Việt Nam qua các năm ...............................................57 Bảng 3.5: Thực trạng công tác tiếp nhận, xử lý tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố ............................................................................................................................73 Bảng 3.6: Thực trạng công tác bắt, áp dụng các biện pháp ngăn chặn và điều tra .......75 Bảng 3.7: Các yếu tố tính cách và thành phần từng yếu tố trong mô hình OCEAN áp dụng cho Việt Nam ........................................................................................................88 Bảng 4.1: Tỷ lệ khảo sát người dân theo địa phương ....................................................95 Bảng 4.2: Giới tính, tình trạng hôn nhân và số con của người dân được khảo sát........95 Bảng 4.3: Trình độ học vấn và độ tuổi người dân được khảo sát .................................96 Bảng 4.4: Nghề nghiệp người dân được khảo sát .........................................................96 Bảng 4.5: Các yếu tố tính cách của người dân ..............................................................97 Bảng 4.6: Các yếu tố tính cách của người dân theo giới tính........................................98 Bảng 4.7: Các yếu tố tính cách của người dân trên thế giới..........................................99 Bảng 4.8: Tỷ lệ khảo sát phạm nhân theo trại cải tạo .................................................100 Bảng 4.9: Giới tính, tình trạng hôn nhân và số con của phạm nhân được khảo sát ....100 Bảng 4.10: Độ tuổi phạm nhân được khảo sát ............................................................100 Bảng 4.11: Trình độ học vấn phạm nhân được khảo sát .............................................100 Bảng 4.12: Số lần phạm tội bị kết án của phạm nhân được khảo sát ..........................101 Bảng 4.13: Loại hình phạm tội của phạm nhân được khảo sát ...................................101 Bảng 4.14: Số năm cải tạo giam giữ của phạm nhân được khảo sát ...........................101 Bảng 4.15: Nghề nghiệp của phạm nhân được khảo sát .............................................102 Bảng 4.16: Các yếu tố tính cách của phạm nhân.........................................................102 Bảng 4.17: Sự khác biệt về tính cách giữa phạm nhân nam và nữ..............................103 Bảng 4.18: Trình độ học vấn của phạm nhân được khảo sát ......................................107 Bảng 4.19: Những lý do chính không học hết trung học phổ thông ...........................107 Bảng 4.20: Sự khác biệt tính cách giữa người dân bình thường và phạm nhân (trước khi phạm tội) ......................................................................................................................109 Bảng 4.21: Quan hệ hồi quy về tác động của đặc điểm nhân thân tới mức độ nghiêm trọng của tội phạm .......................................................................................................118 Bảng 4.22: Những yếu tố tính cách dễ có nguy cơ phạm tội ......................................126
- vi DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 3.1: Khái quát quy trình nghiên cứu....................................................................84 Sơ đồ 3.2: Mô hình dự kiến về đặc điểm nhân thân, tính cách và hành vi phạm tội ....87 Sơ đồ 4.1: Tổng hợp kết quả phân tích ảnh hưởng của đặc điểm nhân thân và tính cách tới hành vi phạm tội ....................................................................................................126
- 7 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết và ý nghĩa của nghiên cứu Tội phạm là hiện tượng xã hội tồn tại trong mọi giai đoạn phát triển của xã hội loài người. Mặc dù không thể loại bỏ hoàn toàn tội phạm nhưng để xã hội, đất nước phát triển, đảm bảo cho các tầng lớp nhân dân có cuộc sống an toàn, trật tự thì việc đặt tình hình phạm tội dưới tầm kiểm soát, tiến tới giảm thiểu số lượng tội phạm đều là mục tiêu của mọi nhà nước, chính phủ. Đồng thời, an ninh, trật tự tốt là yếu tố đảm bảo vị trí, vai trò của nhà nước, chính phủ đối với công dân. Ở Việt Nam cũng vậy, phòng chống tội phạm nói chung và phòng ngừa tội phạm nói riêng là một nội dung quan trọng luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm ngay từ khi chúng ta giành được độc lập và thống nhất đất nước. Hiện nay, phòng chống tội phạm là một trong những nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách, thường xuyên, liên tục và lâu dài nhằm thực hiện Hiến pháp, pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành, góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Công tác phòng chống tội phạm được đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng, sự quản lý, chỉ đạo, điều hành thống nhất của Nhà nước (Bộ Chính trị, 2010). Theo báo cáo của Chính phủ (2017, 2018, 2019, 2020, 2021), tình hình tội phạm những năm qua trong tầm kiểm soát và có xu hướng giảm dần. Tuy nhiên, tỷ lệ và số lượng tội phạm vẫn ở mức cao và diễn biến phức tạp, có xu hướng tăng mức độ nghiêm trọng và tinh vi. Cụ thể, năm 2021, toàn quốc xảy ra hơn 41.700 vụ phạm pháp hình sự trật tự xã hội; hơn 3.700 vụ phạm tội và vi phạm pháp luật về kinh tế, quản lý nhà nước; hơn 650 vụ vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên và an toàn thực phẩm; hơn 12.500 vụ phạm tội về ma túy… Tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến an ninh quốc gia và công nghệ thông tin, viễn thông, không gian mạng… ngày càng đa dạng và tăng về quy mô, tính chất nguy hiểm, phức tạp, nhạy cảm… Áp lực gia tăng tội phạm ngày càng lớn đặt ra nhiều khó khăn, thách thức cho công tác phòng chống tội phạm. Vì vậy, quản lý nhà nước về phòng chống tội phạm nói chung và phòng ngừa tội phạm nói riêng vẫn hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới. Để theo kịp diễn biến nhanh chóng của tình hình trong, ngoài nước, quản lý nhà nước về phòng ngừa tội phạm cũng cần thay đổi phương pháp, công cụ, cách tiếp cận và giải quyết công việc. Từ kinh nghiệm thành công của nhiều quốc gia trên thế giới (điển hình là các
- 8 nước Bắc Âu, Trung Âu), để kiểm soát tốt tình hình tội phạm thì cần xử lý mọi nguyên nhân, yếu tố sâu xa từ gốc có thể dẫn tới hành vi phạm tội. Nói cách khác, nếu mọi cá nhân trong xã hội không còn động cơ và điều kiện để phạm tội thì tất yếu sẽ không còn tội phạm. Đây chính là nguyên tắc coi trọng “phòng tội phạm” hơn “chống tội phạm” do “chống” chỉ mang tính chất răn đe, ngăn chặn và không giải quyết được tận gốc nguyên nhân gây ra tội phạm. Nguyên tắc “phòng tội phạm” cần được coi trọng hơn “chống tội phạm” cũng được Việt Nam nêu ra nhưng chưa thực sự thể hiện trong thực tế. Phòng tội phạm không tốt sẽ làm tăng tội phạm, từ đó tạo thêm sức ép và nguồn lực phân bổ cho công tác chống tội phạm. Vì vậy, đòi hỏi phải tìm hiểu, phân tích về nguyên nhân, nguồn gốc của tội phạm ở Việt Nam một cách toàn diện, đúng bản chất với phương pháp nghiên cứu khoa học, hiện đại. Kết quả nghiên cứu có độ tin cậy cao là căn cứ quan trọng để đề xuất các giải pháp quản lý nhà nước về phòng ngừa tội phạm. Nghiên cứu về tội phạm có một lịch sử lâu dài và có tính đa ngành. Dưới góc độ của quản lý nhà nước về phòng ngừa tội phạm, mục tiêu chính là đề ra các quy định, luật lệ, chính sách hiệu quả, sử dụng tiết kiệm nguồn lực nhằm giảm số lượng và mức độ nghiêm trọng của tội phạm. Trên thế giới, nghiên cứu trong lĩnh vực quản lý nhà nước về phòng ngừa tội phạm đã có những bước tiến dài thời gian qua, cả về mặt lý luận lẫn thực nghiệm. Nhờ được phân tích, tìm hiểu, đánh giá từ lăng kính của nhiều ngành, môn khoa học (sinh học, di truyền, tâm lý học, tội phạm học, kinh tế học, xã hội học, khoa học hình sự, luật học, kinh tế học, quản lý hành chính, v.v…), quản lý nhà nước về phòng ngừa tội phạm đã có cách nhìn tổng thể, toàn diện, đầy đủ, nhiều chiều, đúng bản chất về nguyên nhân của tình hình tội phạm. Đặc biệt, sự ra đời của các mô hình có cơ sở lý luận và thực tiễn vững chắc về các yếu tố có nguy cơ dẫn tới hành vi phạm tội (về sinh học, về tâm lý học, về kinh tế, về xã hội…) đã giúp giới nghiên cứu và các cơ quan quản lý nhà nước hiện nay có phương tiện, công cụ hữu hiệu để tìm hiểu, phân tích vấn đề này. Nhìn chung, trong số các yếu tố dẫn tới hành vi tội phạm, nhân thân người phạm tội được thống nhất rộng rãi có tác động quan trọng, cần được đặc biệt lưu ý khi xây dựng, triển khai giải pháp quản lý nhà nước về phòng ngừa tội phạm. Bên cạnh đó, tính cách cá nhân với ý nghĩa là kết quả quá trình tương tác, kết hợp giữa các yếu tố môi trường và yếu tố sinh học của cá nhân cũng bắt đầu được giới học giả quan tâm sử dụng để phân tích, đánh giá tác động của các đặc điểm sinh học, tâm thần, xã hội, môi trường sống, hoàn cảnh gia đình… của một cá nhân. Đây cũng là một hướng giải thích nguyên
- 9 nhân của hành vi phạm tội và hỗ trợ đưa ra các giải pháp quản lý nhà nước về phòng ngừa tội phạm. Tuy nhiên, những nghiên cứu sâu về quản lý nhà nước trong phòng ngừa tội phạm nói riêng tại các quốc gia chuyển đổi với đặc trưng riêng về lịch sử, nhân chủng, văn hóa, kinh tế - xã hội… như Việt Nam còn thiếu vắng. Khảo sát sơ bộ ở Việt Nam cho thấy nghiên cứu có liên quan đến phòng ngừa tội phạm khá phong phú về số lượng. Tuy nhiên, nghiên cứu chuyên sâu chủ yếu thuộc lĩnh vực tội phạm học, hình sự, luật pháp, pháp y. Nghiên cứu thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước về phòng ngừa tội phạm chỉ đơn giản hướng vào phân tích, mô tả tình hình thực tế để đề ra biện pháp giải quyết mà chưa có nền tảng lý luận vững chắc hoặc có mối liên kết với những ngành nghiên cứu tội phạm học khác. Việt Nam, với đặc trưng là một nước chuyển đổi về văn hóa, kinh tế, xã hội, hệ thống luật pháp, tư pháp có khác biệt nhất định với các nước trên thế giới chưa được các nghiên cứu trên thế giới trong lĩnh vực quản lý nhà nước về phòng ngừa tội phạm đề cập và xem xét đầy đủ. Các học giả trong nước trong khi đó chưa cập nhật những tiến bộ học thuật quốc tế cho hoàn cảnh riêng của Việt Nam. Vì vậy, đây là khoảng trống về mặt lý luận mà giới nghiên cứu có trách nhiệm giải quyết. Để bổ sung vào sự thiếu hụt này cho các nghiên cứu học thuật của thế giới cũng như Việt Nam và đóng góp vào việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về phòng ngừa tội phạm, việc nghiên cứu và xây dựng mô hình phân tích, tìm hiểu nguyên nhân, điều kiện dẫn đến hành vi phạm tội có một ý nghĩa quan trọng, cả về lý luận và thực tiễn. Bên cạnh đó, trong khi hoàn cảnh riêng mỗi cá nhân được thống nhất rộng rãi có tác động lớn đến hành vi phạm tội, tác động của hoàn cảnh riêng cùng nhiều yếu tố sinh học, môi trường tới việc hình thành tính cách và tác động của yếu tố tính cách tới hành vi phạm tội còn có nhiều ý kiến trái chiều. Với những lý do trên đây, tác giả đã quyết định lựa chọn thực hiện đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu đặc điểm nhân thân, tính cách, hành vi phạm tội và gợi ý giải pháp quản lý nhà nước về phòng ngừa tội phạm”. 2. Mục tiêu 2.1. Mục tiêu tổng quát Mục tiêu tổng quát của luận án là nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về đặc điểm nhân thân, tính cách, hành vi phạm tội và đề xuất một số giải pháp quản lý nhà nước về phòng ngừa tội phạm ở Việt Nam. 2.2. Mục tiêu cụ thể
- 10 - Làm rõ khoảng trống nghiên cứu về đặc điểm nhân thân, tích cách và hành vi phạm tội. - Lựa chọn được mô hình nghiên cứu về tính cách, làm rõ các khía cạnh nội hàm của đặc điểm nhân thân và hành vi phạm tội. - Đánh giá được thực trạng quản lý nhà nước về phòng ngừa tội phạm ở Việt Nam. - Phân tích được đặc điểm nhân thân, tính cách và hành vi phạm tội tại Việt Nam. - Đề xuất được một số giải pháp quản lý nhà nước nhằm phòng ngừa từ gốc hành vi phạm tội. 3. Giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực nghiệm trong, ngoài nước và mục tiêu nghiên cứu trên đây, giả thuyết nghiên cứu về việc đặc điểm nhân thân có tác động tới tính cách và hành vi phạm tội; về việc tính cách có tác động tới hành vi phạm tội sẽ được xem xét, phân tích. Để kiểm định giả thuyết nghiên cứu này, những câu hỏi nghiên cứu sau đây được đặt ra để trả lời: - Q1: Những đặc điểm nhân thân nào dễ trở thành tác nhân dẫn tới hành vi phạm tội? - Q2: Những đặc điểm nhân thân nào làm tăng mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội? - Q3: Những đặc điểm nhân thân nào có ảnh hưởng tới việc hình thành các yếu tố tính cách? - Q4: Có sự khác biệt trong các yếu tố tính cách giữa người có hành vi phạm tội và người bình thường hay không? - Q5: Những đặc điểm tính cách nào làm tăng mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Lý thuyết và thực tiễn về đặc điểm nhân thân, tính cách, hành vi phạm tội; mối quan hệ giữa đặc điểm nhân thân, tính cách và hành vi phạm tội; tình hình tội phạm và quản lý nhà nước về phòng ngừa tội phạm ở Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi nội dung: Nghiên cứu tập trung vào những người đã phạm tội, đặc
- 11 điểm nhân thân (hoàn cảnh gia đình; yếu tố môi trường, cộng đồng; điều kiện kinh tế, việc làm, thu nhập; trình độ văn hóa, học vấn, nghề nghiệp, kỹ năng; sở thích...); tính cách trên cơ sở mô hình tính cách 5 yếu tố (OCEAN); nghiên cứu các chức năng quản lý nhà nước về phòng ngừa tội phạm. + Phạm vi không gian và thời gian: Hoàn cảnh thực tế của Việt Nam trong giai đoạn 2016-2021 và đề xuất giải pháp cho giai đoạn đến năm 2030. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Thiết kế nghiên cứu tổng quát Khác với các nghiên cứu liên quan đã có tới nay, đánh giá về tác động của đặc điểm nhân thân và các yếu tố tính cách tới hành vi phạm tội sẽ được nghiên cứu bằng các phương pháp định lượng hiện đại, trên cơ sở lý luận khoa học vững chắc. Để xây dựng mô hình đánh giá tác động của đặc điểm nhân thân và các yếu tố tính cách lên hành vi phạm tội tại Việt Nam, tác giả nghiên cứu, tham khảo, đánh giá các mô hình lý thuyết, thực nghiệm được thế giới và giới học thuật sử dụng, từ đó xây dựng một mô hình phù hợp để áp dụng trong trường hợp của Việt Nam. Về cơ bản, mô hình tính cách 5 yếu tố (OCEAN) kết hợp với việc đánh giá tác động của đặc điểm nhân thân sẽ được xây dựng và áp dụng. Thực tiễn Việt Nam cho thấy giống với các nước trên thế giới, hoàn cảnh gia đình, môi trường sống, trưởng thành… của mỗi cá nhân có tác động lớn tới việc hình thành tính cách, suy nghĩ, quan điểm… của con người. Hành vi phạm tội của người dân trong phần lớn các trường hợp có liên hệ với những đặc điểm nhân thân cụ thể của họ. Vì thế, việc bỏ qua yếu tố đặc điểm nhân thân sẽ dẫn đến những đánh giá, nhận định phiến diện, kém tin cậy. Các nhóm yếu tố đặc điểm nhân thân sẽ được xác định căn cứ vào phân tích thực tế, cơ bản sẽ bao gồm: yếu tố gia đình, yếu tố môi trường/cộng đồng, yếu tố việc làm/thu nhập… Bên cạnh đó, mô hình sẽ dựa vào lý thuyết và khuôn khổ mô hình tính cách 5 yếu tố OCEAN. Các nhóm yếu tố tính cách sẽ được lấy từ mô hình OCEAN chuẩn, bao gồm: sự sẵn sàng trải nghiệm (O), sự tận tâm (C), sự hướng ngoại (E), sự dễ chịu (A) và tâm lý bất ổn (N). Mặc dù còn những điểm hạn chế, mô hình này đã được giới nghiên cứu chứng minh có tính phổ quát cao, phù hợp với nhiều quốc gia, nền văn hóa và nhóm dân cư. Trên cơ sở đó, một mô hình thích hợp cho trường hợp của Việt Nam sẽ được xây dựng nhằm xem xét tác động của đặc điểm nhân thân và tính cách tới hành vi phạm tội. Mối liên hệ giữa đặc điểm nhân thân và các yếu tố tính cách với hành vi phạm tội sẽ được phân tích. Sự hình thành tính cách từ đặc điểm nhân thân (nếu có) cũng sẽ được xem xét. Như vậy, nội dung cốt lõi của nghiên cứu là xây dựng và áp dụng một mô hình
- 12 phân tích tác động của đặc điểm nhân thân và các yếu tố tính cách tới hành vi phạm tội cho Việt Nam. Việc kết hợp cả đặc điểm nhân thân và các yếu tố tính cách trong cùng một mô hình phân tích sẽ là điểm nhấn và đóng góp về lý luận, thực tiễn của nghiên cứu. Để phân tích được thực trạng tội phạm và đánh giá được thực trạng quản lý nhà nước về phòng ngừa tội phạm ở Việt Nam, tác giả thu thập và phân tích dữ liệu thứ cấp từ các cơ quan quản lý nhà nước về phòng ngừa tội phạm tại Việt Nam và các nguồn dữ liệu chính thức, tin cậy khác. Để đánh giá được tác động của đặc điểm nhân thân và các yếu tố tính cách lên hành vi phạm tội tại Việt Nam, tác giả khảo sát và phân tích dữ liệu khảo sát từ hai nhóm là đối tượng phạm nhân và khảo sát công dân. Việc thu thập dữ liệu (ví dụ đánh giá đặc điểm tính cách, đặc điểm nhân thân) để áp dụng mô hình sẽ được tiến hành trên nhiều đối tượng. Để đề xuất được một số giải pháp chủ yếu về quản lý nhà nước nhằm phòng ngừa từ gốc hành vi phạm tội, tác giả căn cứ vào các kết quả nghiên cứu về tác động của đặc điểm nhân thân và các yếu tố tính cách lên hành vi phạm tội tại Việt Nam, căn cứ vào kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về phòng ngừa tội phạm, căn cứ kết quả nghiên cứu kinh nghiệm và bài học từ một số quốc gia để xác định một số giải pháp cho Việt Nam. 5.2. Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu - Phương pháp thu thập số liệu: Để lượng hóa các tiêu chí sẽ được đưa vào trong mô hình trên đây, có rất nhiều nguồn số liệu trong đó chủ yếu từ 2 nguồn dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp: + Dữ liệu thứ cấp: số liệu vĩ mô về tình hình kinh tế - xã hội, tội phạm, thông tin phạm nhân của quốc gia, vùng, địa phương từ các tài liệu báo cáo của các cơ quan quản lý nhà nước, từ các công trình nghiên cứu về tội phạm, phòng ngừa tội phạm trên các tạp chí (như Tòa án, Kiểm sát, Luật học, Nhà nước và Pháp luật...); các công trình nghiên cứu, đề tài, luận án của cơ quan quản lý nhà nước, trường đại học, viện nghiên cứu...; các giáo trình, sách chuyên khảo về tội phạm học, quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội… + Dữ liệu sơ cấp: dữ liệu phỏng vấn, khảo sát phạm nhân và công dân về yếu tố tính cách, hoàn cảnh cá nhân, đặc điểm nhân thân. - Phương pháp phân tích số liệu: Để đánh giá tác động của các đặc điểm tính cách và đặc điểm nhân thân tới hành
- 13 vi phạm tội, nghiên cứu không chỉ dựa vào phân tích định tính (thông qua miêu tả) mà còn cung cấp những phân tích định lượng (thông qua phân tính thống kê và kinh tế lượng số liệu). Cụ thể, những phương pháp sau sẽ được đưa vào sử dụng: + Sưu tầm, phân tích các nghiên cứu có liên quan. + Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến của chuyên gia trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Học viện Hành chính Quốc gia và chuyên gia trong lĩnh vực tội phạm học của Học viện Cảnh sát nhân dân. + Phương pháp phân tích định lượng: Phân tích, so sánh, đánh giá và tổng hợp thông tin, số liệu có liên quan từ các cơ sở dữ liệu, các cơ quan quản lý. Thiết kế bảng hỏi và điều tra phỏng vấn, sau đó phân tích định lượng kết quả bảng hỏi. Xử lý số liệu thông qua các mô hình, phương pháp kinh tế lượng, xác suất thống kê. 6. Đóng góp mới của nghiên cứu Đóng góp mới của nghiên cứu là dựa trên các mô hình phân tính định lượng hiện đại để nghiên cứu về đặc điểm nhân thân, tính cách và hành vi phạm tội. Ngoài ra, nghiên cứu có sử dụng những thành tựu, kết quả học thuật và thực tiễn đã được kiểm định độ tin cậy và cập nhật mới nhất của thế giới và Việt Nam trong lĩnh vực quản lý nhà nước về phòng ngừa tội phạm phục vụ phân tích hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. Cụ thể, nghiên cứu đã có những đóng góp chủ yếu sau: - Đánh giá tổng quan đến thời điểm hiện tại tình hình, tiến bộ của các nghiên cứu học thuật và ứng dụng thực tiễn trên thế giới và tại Việt Nam về tội phạm và quản lý nhà nước về phòng ngừa tội phạm dựa trên phân tích tính cách và đặc điểm nhân thân, từ đó chỉ ra những hạn chế, thiếu sót cần hoàn thiện, bổ sung, khắc phục của nghiên cứu trong, ngoài nước. - Đánh giá, tổng kết tình hình quản lý nhà nước về phòng ngừa tội phạm tại Việt Nam cả về mặt chính sách, quy định và kết quả thực tế. - Xây dựng, áp dụng thử nghiệm một mô hình phân tích định lượng về đặc điểm nhân thân, tính cách và hành vi phạm tội cho Việt Nam. Việc kết hợp cả đặc điểm nhân thân và tính cách trong cùng một mô hình phân tích sẽ là điểm nhấn và đóng góp về lý luận, thực tiễn của nghiên cứu.
- 14 - Xây dựng, đề xuất một số giải pháp quản lý nhà nước nhằm phòng ngừa hành vi phạm tội tại Việt Nam theo một hướng tư duy mới. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, Luận án được kết cấu thành 5 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý luận về đặc điểm nhân thân, tính cách, hành vi phạm tội và quản lý nhà nước về phòng ngừa tội phạm. Chương 3: Bối cảnh nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Phân tích đặc điểm nhân thân, tích cách và hành vi phạm tội tại Việt Nam. Chương 5: Gợi ý giải pháp quản lý nhà nước về phòng ngừa tội phạm ở Việt Nam.
- 15 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Trong phần này, tác giả đánh giá tổng quan các quan điểm, trường phái nghiên cứu về tội phạm cùng những nghiên cứu tác động của đặc điểm nhân thân và các yếu tố tính cách tới hành vi phạm tội. Đặc điểm nhân thân có thể bao gồm cả yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội. Trong khi đó nguyên nhân tính cách được xác định là một bộ phận của đặc điểm nhân thân. 1.1. Nghiên cứu về hành vi phạm tội Phần này sẽ tổng hợp các lý thuyết, trường phái chính giải thích về nguồn gốc, nguyên nhân tội phạm từ trước tới nay trình bày trong các sách giáo khoa, nghiên cứu tổng quan, tổng kết lịch sử trong và ngoài nước như Đào Trí Úc (2000), Nguyễn Xuân Yêm (2001), Lý Văn Quyền và các tác giả (2008), Dương Tuyết Miên và các tác giả (2010), Lê Thị Sơn và Dương Tuyết Miên (2010); Conklin (2012), Williams (2012), Freiling&Harper (2015), Bhowmik (2017), Hass và cộng sự (2017), Siegel (2017), Walsh & Hemmens (2018). Về cơ bản, các lý thuyết, trường phái đều cố gắng tìm hiểu, phân tích nguồn gốc, bản chất sâu xa, cốt lõi của hành vi phạm tội chứ không chỉ dựa trên hiện tượng, nguyên nhân bề ngoài. Trước thế kỷ 18, nguyên nhân phạm tội thường được xác định có nguồn gốc từ ma quỷ hoặc là bản chất tự nhiên của con người. Từ thế kỷ 18, do sự phát triển của nhiều môn khoa học, nhất là sinh học, nhân chủng học, xã hội học, tâm thần học, thống kê…, các giải thích tội phạm đã chuyển sang nguồn gốc, nguyên nhân do di truyền, thể trạng, tâm lý cũng như môi trường vật chất, môi trường xã hội của của mỗi cá nhân có tính khoa học, khách quan hơn. Hiện nay, mặc dù có sự khác biệt giữa các lý thuyết, quan điểm về nguồn gốc, nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội, vẫn có một điểm được chấp nhận chung là tồn tại những yếu tố nhất định dễ dẫn tới hành vi phạm tội hơn. Những yếu tố này có thể kể tên là di truyền kém, khuyết điểm tâm thần, không cân bằng cảm xúc, môi trường, điều kiện sống, giáo dục kém, có đồng bọn phạm tội, nghèo đói, không nhà cửa, nghiện ngập, lạm dụng thuốc… Tất nhiên, cá nhân với những yếu tố này không chắc chắn có hành vi phạm tội trong mọi hoàn cảnh. Luôn có những yếu tố ẩn mà không lý thuyết nào có thể giải thích trọn vẹn, đầy đủ hành vi phạm tội. 1.1.1. Trường phái cổ điển và tân cổ điển Được khởi đầu và đại diện bởi học giả Cesare Beccaria người Ý, trường phái cổ
- 16 điển đã đặt nền móng cho tội phạm học hiện đại với sự nhấn mạnh vào các hiện tượng tâm thần của cá nhân. Hành vi phạm tội là “ý chí tự do” hay lựa chọn riêng của cá nhân để đáp ứng, thỏa mãn những ý thích, nhu cầu riêng. Để ngăn chặn tội phạm, lý thuyết này chủ trương đưa ra hình phạt đủ nặng (nhưng không cần quá nặng) vượt mức thỏa mãn nhờ phạm tội đem lại. Tuy nhiên, lý thuyết này không tồn tại lâu do bỏ qua điều kiện thực tế và quá nhấn mạnh sự khác biệt cá nhân (ví dụ tội phạm lần đầu và tội phạm nhiều lần được cư xử như nhau nếu có chung đặc điểm cá nhân). Trường phái tân cổ điển phản đối việc áp dụng chung hình phạt cho cùng một loại tội phạm của trường phái cổ điển. Những người theo lý thuyết này khẳng định những nhóm tội phạm như trẻ vị thành niên, người thiểu năng trí tuệ, mất trí nên được đối xử khoan dung do họ không chín chắn về tâm thần và không có khả năng phân biệt tốt, xấu. 1.1.2. Trường phái nhân chủng học và sinh học Ban đầu, lý thuyết này dựa trên quan niệm có mối liên hệ giữa đặc điểm sinh học cơ thể với các dạng hành vi tâm lý và xã hội. Nó cho rằng nguồn gốc sinh học hay thân xác sinh học chịu trách nhiệm về hành vi phạm tội. Theo đó, một số cá nhân sinh ra đã mang đặc điểm sinh học trở thành tội phạm. Lý thuyết này cho rằng có những bộ phận nhất định của não bộ điều khiển hoạt động, hành vi của con người. Những bộ phận này nếu có sai lệch sẽ dẫn tới hành vi phạm tội và thể hiện ở kích thước, hình dạng của vỏ não vào hộp sọ. Gambattista Della Porta, Franz Joseph Gall, Cesare Lambroso, Della Porta, Franz Joseph Gall, Earnest Hooton, William Sheldon là những đại diện tiêu biểu của trường phái lý thuyết này trong thế kỷ 18 - đầu thế kỷ 20. Họ cho rằng tội phạm thường có những đặc điểm sinh học nhất định, ví dụ như có biểu hiện lại giống, thể hiện ở những đặc điểm sinh học hoang dã như tai vểnh, tóc dày, râu thưa, xương hàm bạnh, cằm vuông và nhô, xương má lớn, hộp sọ nhỏ; có khiếm khuyết trong trí não biểu hiện qua hình dáng, kích thước khác thường của hộp sọ; có khổ người lớn với nhiều cơ bắp, xương, thân hình và bàn tay to. Theo lý thuyết này, những người có đặc điểm sinh học của tội phạm chắc chắn sẽ trở thành tội phạm nếu điều kiện sống của họ không thuận lợi. Sang thế kỷ 20, lý thuyết này thay vì giải thích hành vi phạm tội chỉ từ đặc điểm giải phẫu đã dựa trên một nền tảng rộng hơn về thể chất, di truyền và thiên hướng gia đình. Những đại diện tiêu biểu là Charles Goring, Johannes Lange (về di truyền sinh học), Adolf Lanz, Franz Exner (về thiên hướng gia đình). Bằng cách nghiên cứu các trường hợp song sinh cùng trứng (hoàn toàn giống nhau về gen di truyền), song sinh khác trứng (không hoàn toàn giống nhau về gen di truyền) và anh em bình thường,
- 17 Charles Goring, Johannes Lange đã đi đến kết luận có xu hướng phạm tội nhất định do ảnh hưởng của gen di truyền. Trong khi đó Adolf Lenz, Franz Exner cho rằng nền tảng, lịch sử gia đình (có bệnh lý tâm thần, động kinh, nổi loạn, nghiện rượu, tự tử) có nguy cơ cao chuyển sang thế hệ sau và làm cho thế hệ sau gặp khó khăn khi kiểm soát hành vi, thể hiện ở những hiện tượng như rối loạn tâm thần, phạm tội, mãi dâm, lêu lổng, gây gổ, ngang bướng, không hòa nhập, đồng tính, hư hỏng, nghiện ngập. Để tránh ảnh hưởng của thiên hướng gia đình, giải pháp được đưa ra là tạo một môi trường thuận lợi trong đó không có va chạm giữa đặc điểm di truyền và thiên hướng gia đình với nhịp sống của cá nhân. Hơn nữa, những thiên hướng kế thừa khi kết hợp với môi trường sống không thuận lợi sẽ dễ dẫn tới hành vi phạm tội hơn. Những thiên hướng kế thừa này là gánh nặng đè lên các cá nhân, làm họ dễ phạm tội, dễ lặp lại hành vi phạm tội và sớm có hành vi phạm tội. Hiện nay, lý thuyết sinh học của những thế kỷ trước đã được chứng minh không đúng và có tính phân biệt chủng tộc. Tuy nhiên, lý thuyết này vẫn được tiếp tục từ góc độ nghiên cứu ảnh hưởng của gen di truyền tới cấu trúc não, từ đó dẫn tới tính hung hăng và thù địch vốn là nguồn gốc của hành vi tội phạm cũng như các ảnh hưởng của nền tảng, kế thừa từ gia đình. Hướng nghiên cứu tác động của các bệnh lý tâm thần cũng là một bộ phận của trường phái này. 1.1.3. Trường phái tội phạm học xã hội Dựa trên các lý thuyết xã hội học khởi xướng bởi Emile Durkheim, trường phái về tội phạm học xã hội được sáng lập bởi Enrico Ferri và sau đó có các đại diện tiêu biểu là Frank Tannenbaum (lý thuyết gán nhãn), Travis Hirshi (lý thuyết kiểm soát xã hội), William Thomas, Edwin Sutherland, Von Hentig (lý thuyết phân biệt cộng đồng), Robert K. Merton (lý thuyết sức ép). Enrico Ferri cho rằng yếu tố tâm lý - xã hội là một trong ba yếu tố quan trọng (2 yếu tố còn lại là vật lý/địa lý và nhân chủng) dẫn đến phạm tội và thể hiện ở mật độ dân số; quan điểm, tính cách và tôn giáo của cộng đồng; điều kiện gia đình; hệ thống giáo dục; điều kiện kinh tế, chính trị, hành chính công, tư pháp… Về cơ bản, trường phái lý thuyết này dựa trên quan điểm điều kiện môi trường không thuận lợi ảnh hưởng tới con người, buộc con người phải phạm tội. Ví dụ UNODC (2010) đã thống kê đi đến kết luận điều kiện, nguyên nhân, đặc điểm, tính chất của tội phạm có sự khác biệt căn bản giữa các nước thu nhập cao, thu nhập trung bình và thu nhập thấp. Cụ thể, môi trường kinh tế - xã hội, giao tiếp giữa các thành viên của xã hội…, nhất là trong giai đoạn trước khi trưởng thành góp phần hình thành đức tin, thái độ, quan niệm, giá trị sống… của mỗi cá nhân, vì thế đóng một vai trò quan trọng quyết
- 18 định xu hướng phạm tội của con người. Con người có xu hướng suy nghĩ, hành động theo chuẩn mực của thế giới, môi trường mà họ cho rằng họ thuộc về. Hành vi phạm tội cũng được các cá nhân chứng kiến, tiếp thu, học và làm theo từ chính môi trường xung quanh họ, nhất là từ các thành viên trong gia đình, bạn bè, hàng xóm láng giềng… Vì thế, môi trường xã hội, cộng đồng, tập thể với các chuẩn mực, quan điểm, giá trị lệch lạc sẽ tạo nên các cá nhân dễ có nguy cơ phạm tội hoặc vi phạm các chuẩn mực, quan điểm, giá trị được chấp nhận rộng rãi chung. Đồng thời, các cá nhân thiếu sự gắn bó, cam kết, liên quan và niềm tin vào xã hội cũng dễ trở thành người phạm tội. Ngoài ra, con người lớn lên trong xã hội với nhiều sức ép phải thành công hoặc đo giá trị con người bằng vị trí xã hội, tài sản, tiền bạc… (ví dụ các nước tư bản cạnh tranh cao như Hoa Kỳ) cũng có nhiều khả năng lựa chọn các hoạt động phi pháp để đạt được sự công nhận của cộng đồng. Lý thuyết về tội phạm học xã hội không giải thích được những trường hợp hoặc một số giai đoạn lịch sử những người sống trong điều kiện xã hội kém thuận lợi không trở thành tội phạm. Việc xác định đối tượng cá nhân nào nhạy cảm với môi trường xã hội xấu cũng không được giải đáp bởi lý thuyết này. 1.1.4. Trường phái phân tích loại hình tội phạm Trường phái này dựa trên thực nghiệm để tìm ra những đặc trưng điển hình của từng loại hình tội phạm, về cơ bản mang tính nghiệp vụ, thống kê và dựa trên nhiều môn, lý thuyết khoa học khác nhau để phục vụ quá trình phân tích. Các cơ quan cảnh sát, điều tra chuyên nghiệp, ví dụ Cục Điều tra liên bang Hoa Kỳ (FBI) thường áp dụng phương pháp của trường phái này. Cụ thể, việc lập hồ sơ tội phạm sẽ tập trung xác định động cơ tâm lý phạm tội và yêu cầu cảm xúc để có hành vi phạm tội. Xây dựng được những đặc trưng điển hình sẽ giúp nghiên cứu, điều tra nguyên nhân và xử lý các loại hình tội phạm khác nhau một cách dễ dàng. Về cơ bản, trường phái này khá gần với việc phân tích nhân thân tội phạm. 1.1.5. Trường phái kết hợp nhiều lý thuyết Mặc dù không kết luận hoặc chỉ rõ lý do tại sao con người có hành vi phạm tội, trường phái lý thuyết này ủng hộ đây là kết quả kết quả của nhiều yếu tố từ di truyền, môi trường đến diễn biến tâm thần. Vì thế, trường phái này chủ trương sử dụng cách tiếp cận liên ngành dựa trên kết quả nghiên cứu học thuật của nhiều bộ môn khoa học như tâm lý học, kinh tế chính trị học, khoa học chính trị, sinh học, tâm thần học, xã hội học… nhằm giải thích nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội của con người. Các đại diện tiêu biểu Wilson & Herrnstein (1985) khẳng định để tìm ra nguồn gốc của tội phạm,
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý Hành chính công: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay
27 p | 246 | 80
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đất đai: Nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến quản lý, sử dụng đất và đời sống việc làm của người dân thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
200 p | 31 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
254 p | 20 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo ngành thiết kế thời trang ở các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh
221 p | 50 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhân lực trong cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh ở Sơn La
181 p | 20 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội gắn với phát triển du lịch
272 p | 22 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý dạy học thực hành ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt tại các trường đại học
242 p | 69 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Phát triển đội ngũ giảng viên ngành Điện công nghiệp ở các trường cao đẳng trực thuộc Bộ Công Thương các tỉnh miền Bắc theo tiếp cận năng lực
299 p | 18 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đội ngũ giảng viên theo tiếp cận vị trí việc làm ở các trường đại học địa phương
310 p | 18 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý Quỹ Đầu tư phát triển địa phương - Trường hợp tỉnh Hà Tĩnh
213 p | 13 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Chỉ huy Tham mưu Lục quân theo tiếp cận năng lực ở các Trường Sĩ quan Lục quân trong bối cảnh hiện nay
246 p | 11 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực nam Đồng bằng sông Hồng với bệnh viện
220 p | 12 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Chính sách phát triển kết cấu hạ tầng thương mại nông thôn tại vùng Đồng bằng sông Hồng
215 p | 7 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý khoa học và công nghệ: Áp dụng bộ tiêu chuẩn UPM nhằm đánh giá mức độ thích ứng với đổi mới sáng tạo của các trường đại học tại Việt Nam trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư
226 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý xây dựng: Nghiên cứu chức năng quản lý trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam
189 p | 9 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
36 p | 13 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đô thị và công trình: Quản lý rủi ro dự án đầu tư xây dựng công trình bệnh viện - Bộ Y tế
211 p | 11 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO tại các trường Đại học trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam
353 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn