intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại các Đoàn Văn công Quân đội trong giai đoạn hiện nay

Chia sẻ: Lin Yanjun | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:322

55
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài được thực hiện với mục tiêu nhằm nghiên cứu thực trạng công tác quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật của các Đoàn Văn công Quân đội, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động này ở các đoàn Văn công Quân đội trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại các Đoàn Văn công Quân đội trong giai đoạn hiện nay

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM ---------------------------------------------------------------------- Phạm Phƣơng Oanh QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT TẠI CÁC ĐOÀN VĂN CÔNG QUÂN ĐỘI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HOÁ Hà Nội – 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM ---------------------------------------------------------------------- Phạm Phƣơng Oanh QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT TẠI CÁC ĐOÀN VĂN CÔNG QUÂN ĐỘI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Ngành: Quản lý văn hóa Mã số: 9229042 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HOÁ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học PGS.TS Văn Đức Thanh Hà Nội – 2022
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận án là trung thực và chƣa có công bố trong công trình nghiên cứu khoa học nào khác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình. Tác giả luận án Phạm Phƣơng Oanh
  4. ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................i DANH MỤC C C CH VI T TẮT ...................................................................iv DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ............................................................................ v MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KH I QU T VỀ C C ĐOÀN VĂN CÔNG QUÂN ĐỘI .................................12 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ...................................................................12 1.1.1. Những công trình nghiên cứu về quản lý văn hoá nghệ thuật, quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật ....................................................................................12 1.1.2. Những công trình nghiên cứu về hoạt động nghệ thuật trong Quân đội ....19 1.1.3. Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu ...................................................27 1.2. Cơ sở lý luận .................................................................................................30 1.2.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài .......................................................30 1.2.2. Lý thuyết nghiên cứu .................................................................................36 1.3. Khung phân tích của đề tài ............................................................................41 1.4. Khái quát về hoạt động các Đoàn Văn công Quân đội .................................43 1.4.1. Khái quát chung .........................................................................................43 1.4.2. Khái quát các đơn vị khảo sát ....................................................................48 Tiểu kết .................................................................................................................54 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT CỦA C C ĐOÀN VĂN CÔNG QUÂN ĐỘI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ...........................................................................................................55 2.1. Chủ thể quản lý và cơ chế quản lý ................................................................55 2.1.1. Chủ thể quản lý ..........................................................................................55 2.1.2. Cơ chế quản lý và phối hợp........................................................................57 2.2. Công tác quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật của các Đoàn Văn công Quân đội ...............................................................................................................62 2.2.1. Triển khai thực hiện các văn bản pháp lý có liên quan đến hoạt động biểu diễn nghệ thuật .....................................................................................................62 2.2.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch biểu diễn ...................................65 2.2.3. Quản lý chất lƣợng hoạt động biểu diễn nghệ thuật ..................................70 2.2.4. Quản lý nguồn nhân lực hoạt động biểu diễn nghệ thuật ..........................77 2.2.5. Quản lý về cơ sở vật chất, trang thiết bị.....................................................92 2.2.6. Thanh tra, kiểm tra, giám sát và thi đua khen thƣởng ................................95
  5. iii 2.3. Đánh giá công tác quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại các Đoàn Văn công Quân đội ......................................................................................................97 2.3.1. Thành tựu ...................................................................................................97 2.3.2. Hạn chế.......................................................................................................99 2.3.3. Những yếu tố tác động đến công tác quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật ....................................................................................................................102 Tiểu kết ...............................................................................................................113 Chƣơng 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PH P QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHỆ THUẬT CỦA C C ĐOÀN VĂN CÔNG QUÂN ĐỘI ....................................115 3.1. Định hƣớng của Đảng, Nhà nƣớc, Quân đội về văn hóa văn nghệ và hoạt động biểu diễn nghệ thuật ..................................................................................115 3.1.1. Định hƣớng chung của Đảng và Nhà nƣớc về văn hoá nghệ thuật ...............115 3.1.2. Định hƣớng cụ thể quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại các Đoàn Văn công Quân đội.............................................................................................116 3.1.3. Vai trò của hoạt động văn hoá nghệ thuật trong Quân đội ......................121 3.2. Giải pháp nâng cao chất lƣợng công tác quản lý hoạt động nghệ thuật của các Đoàn Văn công Quân đội.............................................................................129 3.2.1. Về công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức ...........................129 3.2.2. Đổi mới nội dung, hình thức, phƣơng thức hoạt động biểu diễn nghệ thuật ............................................................................................................................133 3.2.3. Đào tạo nguồn nhân lực ...........................................................................145 3.2.4. Đầu tƣ cơ sở vật chất ................................................................................151 3.2.5. Tăng cƣờng cơ chế phối hợp, các hoạt động giao lƣu, hợp tác ...............152 3.2.6. Tiếp cận hoạt động Marketing trong quảng bá hoạt động biểu diễn nghệ thuật ....................................................................................................................153 3.2.7. Hoàn thiện cơ chế, chính sách ..................................................................155 Tiểu kết ...............................................................................................................159 K T LUẬN ........................................................................................................161 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA T C GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ .....164 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................165 PHỤ LỤC ...........................................................................................................180
  6. iv DANH MỤC CÁC CH VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ BCH Ban Chấp hành BQP Bộ Quốc phòng CCT Cục Chính trị CLB Câu lạc bộ CTH Cục Tuyên huấn CTQG Chính trị quốc gia GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GS Giáo sƣ HĐBDNT Hoạt động biểu diễn nghệ thuật LSVH Lịch sử, văn hóa Nxb Nhà xuất bản NQ Nghị quyết NTBD Nghệ thuật biểu diễn PGS Phó giáo sƣ PL Phụ lục QĐND Quân đội nhân dân QK Quân khu PKKQ Phòng không - Không quân TCCT Tổng cục Chính trị THVN Truyền hình Việt Nam TNCS Thanh niên cộng sản TW Trung ƣơng tr. Trang TS Tiến sĩ UBND Ủy ban Nhân dân VCQĐ Văn công quân đội VHTT Văn hóa thông tin VHTTDL Văn hóa, Thể thao và Du lịch
  7. v DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng 1. Cơ chế quản lý các đơn vị nghệ thuật công lập và lực lƣợng vũ trang ...... 57 Bảng 2: Số lƣợng buổi biểu diễn hàng năm của các đơn vị ............................ 69 Bảng 3: Chất lƣợng hoạt động biểu diễn nghệ thuật của các Đoàn Văn công Quân đội hiện nay (đơn vị %) ......................................................................... 74 Bảng 4. Trình độ học vấn đội ngũ hoạt động biểu diễn nghệ thuật của các đơn vị (bao gồm cả đối tƣợng LĐHĐ) ................................................................... 77 Bảng 5: Thống kê nguồn nhân lực hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại các đơn vị ...................................................................................................................... 79 Bảng 6: Đánh giá về chất lƣợng đội ngũ biểu diễn của các Đoàn Văn công Quân đội (đơn vị %) ........................................................................................ 84 Bảng 7: Cơ cấu theo độ tuổi của đội ngũ hoạt động nghệ thuật tại các đơn vị ......................................................................................................................... 86 Bảng 8: Tƣơng quan giữa tuổi với lý do quan tâm đến các Đoàn Văn công Quân đội (đơn vị %) ........................................................................................ 90 Bảng 9. Số lƣợng Nghệ sĩ nhân dân - Nghệ sĩ ƣu tú của các đơn vị .............. 90 Bảng 10: Xe trang bị cho các đoàn Văn công Quân đội ................................. 94 Bảng 11: Mức độ yêu thích về loại hình biểu diễn (đơn vị %) ........................ 106 Bảng 12: Mức độ yêu thích về loại hình nghệ thuật (đơn vị %) ........................ 106 Bảng 13: Mức độ yêu thích về chƣơng trình nghệ thuật (đơn vị %) ............ 108 Bảng 14: Tƣơng quan giữa tuổi với đề xuất việc cần làm để đổi mới nâng cao chất lƣợng hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại các Đoàn Văn công Quân đội (đơn vị %) ...................................................................................................... 110 Biểu đồ 1: Cán bộ, chiến sĩ thƣởng thức nghệ thuật của các Đoàn Văn công Quân đội .......................................................................................................... 72 Biểu đồ 2: Mức độ cán bộ, chiến sĩ thƣởng thức nghệ thuật của các Đoàn Văn công Quân đội .................................................................................................. 73 Biểu đồ 3: Lý do cán bộ, chiến sĩ quan tâm đến các Đoàn Văn công Quân đội ......................................................................................................................... 89 Biểu đồ 4: Việc cần làm để đổi mới nâng cao chất lƣợng hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại các Đoàn Văn công Quân đội ................................................. 108
  8. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chủ trƣơng của Đảng ta kh ng định, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là động lực, vừa là mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Việc xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là một nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong quá trình phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội, hƣớng tới sự phát triển nhanh và bền vững đất nƣớc. Để thực hiện thắng lợi sự nghiệp đó, cần phải kể đến tác động to lớn của văn hóa nghệ thuật (VHNT) đến sự phát triển văn hóa, con ngƣời, trong đó có những đóng góp không nhỏ của hoạt động biểu diễn nghệ thuật trên phạm vi cả nƣớc, mà tiêu biểu là hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại các Đoàn Văn công Quân đội. Thực hiện Chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh, ngày 22-12-1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đƣợc thành lập đánh dấu sự ra đời của một sự kiện chính trị - lịch sử rất đặc thù - “quân đội có trƣớc chính quyền”. Bản chất, chức năng, nhiệm vụ của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân xuất phát từ tƣ tƣởng Hồ Chí Minh: sự phát triển của cách mạng Việt Nam phải đi từ đấu tranh chính trị tiến lên kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, khởi nghĩa với chiến tranh cách mạng. Ra đời và hoạt động với phƣơng châm “tuyên truyền trọng hơn tác chiến”, “chính trị trọng hơn quân sự”. Sự ra đời của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân là tất yếu lịch sử, đáp ứng yêu cầu phát triển của cách mạng Việt Nam, đánh dấu bƣớc ngoặt trên con đƣờng đấu tranh cách mạng của dân tộc ta dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong đó, nguyên tắc nhất quán về xây dựng đội quân chủ lực đầu tiên là phải “ngƣời trƣớc, súng sau”, “chính trị trọng hơn quân sự” và mọi hoạt động quân sự phải lấy “chính trị làm gốc” [153]. Trong đó công tác văn hóa, văn nghệ Quân đội là nội hàm của công tác Đảng công tác Chính trị trong Quân đội. Các đơn vị nghệ thuật Quân đội nói chung,
  9. 2 Đoàn Văn công Quân đội (VCQĐ) nói riêng đƣợc thành lập cũng chính để đảm nhiệm chức năng này của Quân đội dù trong thời chiến hay thời bình. Văn hóa, nghệ thuật là một mặt hoạt động của công tác Đảng, công tác chính trị trong Quân đội, góp phần xây dựng, phát triển nhân cách con ngƣời, xây dựng môi trƣờng văn hóa quân sự tốt đẹp, lành mạnh, góp phần trực tiếp và có hiệu quả nhất củng cố vững chắc trận địa tƣ tƣởng của Đảng trong Quân đội nh m nâng cao lập trƣờng quan điểm, trình độ và bản lĩnh chính trị, trách nhiệm và ý thức chiến đấu, tạo cho đƣợc ổn định vững vàng trƣớc mọi diễn biến phức tạp của tình hình, s n sàng chiến đấu bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa. Để làm đƣợc điều đó, việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động văn hoá, nghệ thuật trong các đoàn Văn công quân đội là rất cần thiết. Cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ X, Quân ủy Trung ƣơng đã ban hành Chỉ thị số 355-CT/QUTW ngày 20-4-2017 Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác văn hóa, VHNT trong Quân đội giai đoạn hiện nay. Quân ủy Trung ƣơng yêu cầu cấp ủy, chính ủy, chính trị viên và chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong toàn quân phải nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, chiến sĩ, trƣớc hết là cấp ủy, cán bộ chủ trì, cán bộ chính trị các cấp về vai trò, tầm quan trọng của văn hóa, VHNT trong giai đoạn hiện nay; VHNT không chỉ góp phần xây dựng QĐND Việt Nam vững mạnh về chính trị, lan tỏa hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ trong thời đại mới, mà còn góp phần tạo ra nhiều giá trị văn hóa mới cho xã hội, làm giàu đời sống văn hóa tinh thần cho quân đội và đất nƣớc. Ngày nay, cùng với kinh tế, trên tầm vĩ mô, quản lý văn hóa nói chung, quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật (HĐBDNT) nói riêng, đƣợc coi là thành tố đảm bảo sự phát triển bền vững, kh ng định vị thế, sức mạnh của mỗi quốc gia, dân tộc và tổ chức, cá nhân trong quá trình hội nhập, góp phần định hƣớng, điều chỉnh sự phát triển của văn hóa nghệ thuật, hiện thực hóa
  10. 3 các chủ trƣơng, đƣờng lối văn hóa, văn nghệ của Đảng. Đồng thời, tác động đến mục tiêu, bản chất của văn hóa, góp phần đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của đội ngũ văn hóa nghệ thuật với Quân đội, với đất nƣớc. Dƣới góc độ vi mô, Quản lý HĐBDNT góp phần kiểm soát chặt ch việc thực hiện các hoạt động này, định hƣớng theo đúng đƣờng lối, chủ trƣơng mà v n đẩm bảo giá trị cốt lõi. HĐBDNT là một đặc thù và đặc trƣng trong cơ chế hoạt động nghệ thuật của các Đoàn Văn công quân đội (VCQĐ), vừa là nhiệm vụ chính trị qua lăng kính nghệ thuật nh m thỏa mãn nhu cầu hƣởng thụ, sáng tạo nghệ thuật, vun đắp, phát triển giá trị văn hóa cho quân nhân, xây dựng đời sống tinh thần lành mạnh, góp phần phát triển các giá trị văn hóa dân tộc, nâng cao sức mạnh chiến đấu của bộ đội. HĐBDNT gắn liền với những kỹ năng, kỹ nghệ và các cung bậc của cảm xúc. Với những ngƣời họat động trong lĩnh vực nghệ thuật nói chung và HĐBDNT tại các đoàn VCQĐ nói riêng thì sáng tạo là yếu tố không thể thiếu trong suốt cuộc hành trình kể cả trong công việc quản lý, bảo đảm tính liên tục, bền vững, mang lại hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nƣớc đối với công tác này. Trong thời kỳ đổi mới, giao lƣu hội nhập quốc tế, dƣới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nƣớc, đất nƣớc ta đã và đang tiến hành đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và phát triển nền kinh tế số, xã hội số, quốc gia số, vận dụng thành quả của cách mạng Công nghiệp 4.0, xây dựng, phát triển văn hóa, con ngƣời Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Vì vậy, công tác quản lý văn hóa nói chung quản lý HĐBDNT trong các Đoàn VCQĐ nói riêng trong giai đoạn hiện nay không chỉ đáp ứng chức năng giáo dục tuyên truyền nhận thức cho bộ đội mà còn góp phần vào xây dựng phát triển con ngƣời Việt Nam, văn hóa dân tộc, phát triển văn hóa quân sự, quảng bá giá trị văn hóa quân sự tới quần chúng nhân dân và bạn bè quốc tế, đồng thời đáp ứng đƣợc nhu cầu thƣởng thức ngày càng đa dạng, phong phú của cán bộ, chiến sĩ.
  11. 4 Hoạt động biểu diễn nghệ thuật hiện nay đang đứng trƣớc nhiều khó khăn, thách thức. Điều này không chỉ đến từ lý do của dịch bệnh COVID-19, mà còn bởi những lý do liên quan đến quản lý văn hóa. Việc thiếu những kỹ năng quản lý và kỹ năng kinh doanh trong quản lý hoạt động biểu diễn khiến cho các đơn vị nghệ thuật lúng túng trong nền kinh tế thị trƣờng. Đoàn văn công quân đội lại là những đơn vị nghệ thuật đặc thù. Ra đời trong chiến tranh với nhiệm vụ phục vụ quân đội, nâng cao đời sống tinh thần cho chiến sĩ, giờ đây, bối cảnh xã hội thay đổi đòi hỏi các đoàn văn công quân đội cũng cần có cách thích nghị với điều kiện cụ thể. Để làm đƣợc điều đó, việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý HĐBDNT tại các Đoàn VCQĐ là rất cần thiết. Hiện nay, các Đoàn VCQĐ đang phải đối mặt với những khó khăn trong vấn đề quản lý nói chung và quản lý HĐBDNT nói riêng. Từ kĩ năng, phƣơng thức quản lý; phát triển nguồn nhân lực, xây dựng nội dung, hình thức, phƣơng thức biểu diễn nghệ thuật; cơ sở vật chất và đặc biệt là cơ chế chính sách đặc thù cho lĩnh vực này. Bởi những yếu tố trên, NCS lựa chọn đề tài Quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại các Đoàn Văn công Quân đội trong giai đoạn hiện nay nhƣ một nghiên cứu ứng dụng nh m đƣa ra những giải pháp về công tác quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật của các Đoàn VCQĐ nh m nâng cao chất lƣợng quản lý các hoạt động nghệ thuật tại các đoàn VCQĐ. 2. M c đ ch v nhiệm v nghi n cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật của các Đoàn VCQĐ, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động này ở các đoàn VCQĐ trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu trên, luận án có các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
  12. 5 - Hệ thống hóa những khái niệm những vấn đề lý luận và thực tiễn về HĐBDNT và cơ chế quản lý các hoạt động này tại các đoàn VCQĐ. - Phân tích thực trạng công tác quản lý HĐBDNT của một số đoàn văn công theo phạm vi nghiên cứu của đề tài. - Đánh giá chất lƣợng các HĐBDNT qua việc phân tích, làm rõ các nguyên nhân của ƣu điểm và hạn chế từ thực trạng quản lý hoạt động này tại 03 đoàn VCQĐ từ năm 2018 đến nay. - Nêu định hƣớng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lƣợng các HĐBDNT tại các đoàn VCQĐ nh m đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, gắn liền với xu hƣớng phát triển văn hóa nghệ thuật của Quân đội và đất nƣớc trong giai đoạn hiện nay. 3. Đối tƣ ng v phạm vi nghi n cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Công tác quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật của các Đoàn Văn công Quân đội trong giai đoạn hiện nay 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: luận án lựa chọn 03 Đoàn Văn công là Đoàn Văn công Quân khu 1 (QK1); Đoàn Văn công Quân khu 3 (QK3) và Đoàn Văn công Quân chủng Phòng Không - Không quân (PKKQ) vì các lí do sau: - Đoàn Văn công QK1 có địa bàn biểu diễn tại các tỉnh miền núi phía Bắc gồm: Lạng Sơn, Cao B ng, Bắc Giang, Bắc Kạn, Bắc Ninh và Thái Nguyên… - Đoàn Văn công QK3 có địa bàn biểu diễn tại 9 tỉnh/ thành phố vùng duyên hải và đồng b ng phía Bắc gồm: Quảng Ninh (vùng Đông Bắc Bộ), Hải Phòng, Hải Dƣơng, Hƣng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình (vùng đồng b ng sông Hồng) và Hòa Bình (vùng Tây Bắc Bộ). - Đoàn Văn công Quân chủng PKKQ với đặc thù là một đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp thuộc Quân chủng mang đặc thù của khoa học kĩ thuật có
  13. 6 địa bàn biểu diễn tại khắp các điểm đóng quân trên cả nƣớc, từ Bắc vào Nam. Nhƣ vậy, việc lựa chọn 3 đơn vị VCQĐ có tính đại diện địa bàn biểu diễn: miền núi, vùng duyên hải và đồng b ng, cũng nhƣ có tính linh hoạt theo nhiệm vụ điều động của Cục Chính trị; Cục Tuyên huấn; Tổng Cục Chính trị theo từng mục đích và giai đoạn. Trong nghiên cứu của đề tài, chúng tôi cũng đề cập đến bối cảnh chung của các đoàn VCQĐ và d n số liệu, thực trạng HĐBDNT của 03 Đoàn để làm rõ những luận điểm đƣa ra. Về thời gian: nghiên cứu đánh giá quá trình từ khi hình thành các đoàn VCQĐ đến nay. Trong đó phạm vi thời gian lấy số liệu khảo sát đƣợc thực hiện từ năm 2018 đến năm 2021. Đây là thời gian đề tài trực tiếp tiến hành khảo sát, lấy số liệu tại địa bàn. 4. Phƣơng pháp luận v phƣơng pháp nghi n cứu 4.1. Phương pháp tiếp cận Luận án sử dụng phƣơng pháp tiếp cận liên ngành. Phƣơng pháp này nh m tiếp cận quản lý HĐBDNT b ng nhiều cách thức nhƣ từ góc độ quản lý văn hoá để đánh giá hoạt động quản lý của các Đoàn VCQĐ, từ góc độ của nghệ thuật học để tìm hiểu các thành tố nghệ thuật nh m trả lời cho câu hỏi HĐBDNT nào phù hợp trong điều kiện nhân lực hiện có ở mỗi đoàn VCQĐ; xã hội học để biết đƣợc nhu cầu thƣởng thức HĐBDNT trong toàn quân hay kinh tế học văn hóa để tìm giải pháp nh m đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị, bồi dƣỡng diễn viên để đƣa HĐBDNT trở nên thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tiễn, trong bối cảnh hiện nay. Luận án sử dụng quan điểm nghiên cứu dựa trên nền tảng của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, chủ trƣơng chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc và của Quân đội nhân dân Việt Nam về văn hóa nghệ thuật. 4.2. Phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp khảo sát Phƣơng pháp này dự kiến đƣợc áp dụng tại 03 địa bàn: (1) Đoàn Văn
  14. 7 công quân khu 1, (2) Đoàn Văn công quân khu 3; (3) Đoàn Văn công quân chủng Phòng không - Không quân nh m tìm hiểu thực trạng HĐBDNT và qua đó biết đƣợc mặt tích cực, hạn chế để đƣa ra những giải pháp phù hợp. - Phƣơng pháp điều tra, phỏng vấn sâu Tham vấn chuyên gia: phỏng vấn các nhà quản lý, các nghệ sĩ, các chuyên gia trong và ngoài Quân đội thuộc lĩnh vực quản lý văn hóa, thực hành nghệ thuật biểu diễn Phiếu điều tra xã hội học: Khảo sát nhu cầu và đánh giá về các hoạt động biểu diễn nghệ thuật của đối tƣợng thụ hƣởng nghệ thuật, điều tra phỏng vấn một cách ng u nhiên b ng phiếu hỏi cán bộ, chiến sĩ tại 10 đơn vị cơ sở thuộc các địa bàn đóng quân của Quân khu 1, Quân khu 3, Phòng không - Không quân với 495 phiếu phỏng vấn. Kết quả khảo sát đƣợc xử lý b ng chƣơng trình phần mềm SPSS 22.0. 4.2.2. Phương pháp tổng hợp Tất cả các tài liệu trong nƣớc và nƣớc ngoài đƣợc tìm kiếm theo các chủ đề: (1) Lý thuyết về quản lý văn hóa (2) Lý thuyết về nghiên cứu ứng dụng Nghệ thuật học (3) Các công trình nghiên cứu ứng dụng các mô hình quản lý văn hóa nghệ thuật trong Quân đội. Nguồn tài liệu cho chủ đề (1) và (2) tập hợp qua các thƣ viện và sự tƣ vấn của các chuyên gia thì tài liệu cho chủ đề (3) đƣợc tìm kiếm từ 2 nguồn: (1) các tài liệu lƣu trữ trong các đoàn Văn công Quân đội từ 2018 đến nay (2) những hoạt động biểu nghệ thuật tại các đoàn Văn công Quân đội từ 2018 đến nay. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để hệ thống hóa những thông tin, dữ liệu liên quan đến đối tƣợng nghiên cứu, các văn bản chỉ đạo tổ chức HĐNTBD của các Đoàn Văn công quân từ năm 2018 đến nay. Phƣơng pháp này cho phép ngƣời viết nhìn nhận vấn đề một cách chỉnh thể, từ đó rút ra những kết luận, những tổng kết, đánh giá về vấn đề nghiên cứu. 4.3. Cách thức tiến hành khảo sát, điều tra thực trạng
  15. 8 Đề tài tiến hành các phƣơng pháp nghiên cứu, khảo sát nhƣ sau: - Tổng hợp số liệu về hoạt động biểu diễn nghệ thuật, hoạt động quản lý biểu diễn nghệ thuật của các Đoàn Văn công Quân khu 1, Quân khu 3, Phòng không - Không quân. - Tổ chức khảo sát thực tế tại các Đoàn Văn công - Tổ chức phát phiếu điều tra cho cán bộ chiến sĩ các đơn vị có các Đoàn Văn công đến biểu diễn với 495 phiếu phỏng vấn. Kết quả khảo sát đƣợc xử lý b ng chƣơng trình phần mềm SPSS 22.0. Phép phân tích đƣợc dùng trong nghiên cứu là: Phân tích thống kê mô tả tần suất (%), phân tích tƣơng quan giữa biến số độc lập và biến số phụ thuộc, điểm trung bình Mean với cơ cấu m u nhƣ sau: Về giới tính: Về cơ cấu giới tính trong cuộc khảo sát, tỷ lệ nam giới là 94.5% (468 ngƣời) và nữ giới là 27 ngƣời chiếm 5.5%; Về tuổi: độ tuổi của cán bộ tham gia trong cuộc khảo sát từ 17 đến 54 tuổi, phân chia theo nhóm tuổi ta có: nhóm từ 25 tuổi trở xuống là 194 ngƣời chiếm 39.2%, từ 26-35 tuổi chiếm 26.7% (132 ngƣời) và từ 36 tuổi trở lên chiếm 37.1% với 169 ngƣời. Để so sánh giá trị trung bình của biến độc lập với biến phụ thuộc, tức là so sánh điểm trung bình giữa 2 nhóm tuổi với các biến phụ thuộc, NCS phân chia tuổi của ngƣời trả lời thành 2 nhóm là dƣới 30 tuổi và trên 30 tuổi trong phân tính so sánh điểm trung bình ở một số nội dung có ý nghĩa thống kê. - Phỏng vấn sâu cán bộ quản lý các Đoàn Văn công, các chiến sĩ, diễn viên các Đoàn VCQĐ, các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý HĐBDNT để có những nhận định khách quan về công tác quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật của các Đoàn VCQĐ. 5. Câu hỏi nghi n cứu v giả thuyết nghi n cứu 5.1. Câu hỏi nghiên cứu - HĐBDNT và quản lý HĐBDNT của các Đoàn VCQĐ có đặc thù gì
  16. 9 ảnh hƣởng đến chất lƣợng quản lý, chất lƣợng HĐBDNT? - Thực trạng công tác quản lý HĐBDNT của các Đoàn VCQĐ trong giai đoạn hiện nay nhƣ thế nào? - Định hƣớng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý HĐBDNT của các Đoàn VCQĐ trong giai đoạn hiện nay? 5.2. Giả thuyết nghiên cứu - Hoạt động biểu diễn nghệ thuật của các đoàn VCQĐ là nội hàm hoạt động của các thiết chế văn hóa, là một bộ phận của công tác Đảng, công tác Chính trị (CTĐ, CTCT) của Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam nh m đáp ứng nhu cầu sáng tạo, phổ biến, hƣởng thụ, bảo tồn các giá trị văn hóa; tuyên truyền giáo dục, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho bộ đội. Đồng thời góp phần đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình”, suy thoái về tƣ tƣởng chính trị, đạo đức, lối sống… góp phần củng cố vững chắc trận địa văn hóa tƣ tƣởng của Đảng trong Quân đội, xây dựng và phát huy nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Chính vì vậy, công tác quản lý HĐBDNT của các Đoàn VCQĐ cũng có những đặc thù riêng, khác với công tác quản lý HĐBDNT của các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp công lập - Công tác quản lý HĐBDNT của các Đoàn VCQĐ trong giai đoạn hiện nay đã đƣợc thực hiện tốt, hiệu quả cao, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của cán bộ, chiến sĩ, thực hiện tốt các vai trò, nhiệm vụ chính trị đặt ra. Tuy nhiên, thực trạng công tác quản lý v n còn nhiều hạn chế, bất cập cần đƣợc khắc phục. - Để công tác quản lý HĐBDNT tại các Đoàn VCQĐ đạt đƣợc hiệu quả cao cần có những giải pháp đồng bộ, kịp thời, toàn diện, bám sát quan điểm, chủ trƣơng, định hƣớng của Đảng, Nhà nƣớc về chiến lƣợc phát triển văn hóa của đất nƣớc và trong Quân đội, đáp ứng yêu cầu phát triển văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học, thống nhất trong đa
  17. 10 dạng của cộng đồng các dân tộc, đảm bảo văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, Nhà nƣớc quản lý, Nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ và những ngƣời làm công tác văn hóa giữ vai trò nòng cốt. 6. Ý nghĩa khoa học v thực tiễn của đề t i 6.1. Ý nghĩa khoa học - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về các HĐBDNT; các quan điểm, giải pháp về nâng cao chất lƣợng HĐBDNT trong Quân đội. - Xác định hệ quy chiếu giữa giá trị nghệ thuật, HĐBDNT và cơ chế quản lý từ đó đề xuất định hƣớng và xây dựng các nhóm giải pháp quản lý mang tính hệ thống. Đây đƣợc xem là đóng góp có ý nghĩa khoa học quan trọng đối với khoa học chuyên ngành Quản lý văn hóa bởi việc hƣớng đến nghiên cứu ứng dụng của ngành khoa học này. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu đóng góp thêm các phƣơng thức quản lý HĐBDNT hƣớng tới các giá trị mà không tách rời hay đi ngƣợc với cơ chế quản lý văn hóa nghệ thuật trong Quân đội. - Kết quả nghiên cứu giúp các Đoàn VCQĐ, các cán bộ quản lý văn hóa, nhận diện những tác động tích cực của giá trị nghệ thuật trong các HĐBDNT. - Kết quả nghiên cứu góp phần trong việc phát triển văn hóa nghệ thuật trong Quân đội giai đoạn hiện nay, từ đó trở thành bài học kinh nghiệm cho các nhà quản lý, lãnh đạo các Đoàn VCQĐ. 7. Bố c c của luận án Ngoài phần Mở đầu (04 trang), Kết luận (03 trang), Tài liệu tham khảo (12 trang) và Phụ lục, Luận án gồm có 03 chƣơng, cụ thể nhƣ sau: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và khái quát
  18. 11 về các đoàn văn công quân đội (42 trang). Chƣơng 2: Thực trạng quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật của các đoàn văn công quân đội (45 trang). Chƣơng 3: Giải pháp nâng cao chất lƣợng quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại các đoàn văn công quân đội (48 trang).
  19. 12 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ CÁC ĐOÀN VĂN CÔNG QUÂN ĐỘI 1.1. Tổng quan tình hình nghi n cứu 1.1.1. Những công trình nghiên cứu về quản lý văn hoá nghệ thuật, quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật 1.1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài Tác giả Laurent Lapierre với bài “Lãnh đạo và quản lý nghệ thuật” [144] đã nhìn nhận quản lý một tổ chức nghệ thuật dƣới góc nhìn quản lý chung với việc quản lý nhân sự - nghệ sĩ. Một tổ chức nghệ thuật cũng nhƣ một doanh nghiệp. Muốn việc quản lý đạt hiệu quả phải phụ thuộc vào quản lý ngƣời nghệ sĩ. Đây vừa là vấn đề chung mà cũng là vấn đề riêng trong quản lý nghệ thuật. Vì ngƣời nghệ sĩ vừa là nhân lực của 1 tổ chức, vừa có những đặc điểm riêng của ngƣời sáng tạo nghệ thuật. Sự thành công của các tổ chức nghệ thuật nói chung phụ thuộc vào khả năng s n sàng của ngƣời nghệ sĩ cống hiến bản thân mình cho tác phẩm, bộ môn nghệ thuật hay cho một tiết mục. Thống nhất quan điểm này, trong Management and the Arts (Quản lý nghệ thuật), tác giả Byrnes cũng đánh giá quá trình quản lý 1 tổ chức nghệ thuật cũng giống quản lý ở các tổ chức khác, đó là quá trình lập kế hoạch, điều hành, lãnh đạo và giám sát nh m đạt đƣợc mục tiêu của tổ chức [139]. Art management (Quản lý nghệ thuật) [140]; “From Arts Management to Cutural Adminitration” (Từ quản lý nghệ thuật đến quản trị văn hoá) [142]; “Leader ship and Arts Management” (Lãnh đạo và quản lý nghệ thuật) [144] đều đề cập đến vai trò quan trọng của công tác quản lý, định hƣớng trong sự tồn tại phát triển của tổ chức. Các công trình nghiên cứu về quản lý tổ chức nghệ thuật của các nhà nghiên cứu trên thế giới cũng là nguồn tài liệu tham khảo trong đề tài, nhƣ:
  20. 13 How to run a theatre (Làm thế nào để vận hành một tổ chức nghệ thuật: một hướng dẫn thú vị, thực tế về quản lý văn hoá nghệ thuật) [136] đã đƣa ra những giải pháp nh m phát huy sự sáng tạo của một đơn vị hoạt động nghệ thuật trong bối cảnh phải tự chủ về mặt tài chính. Trong đó có những ví dụ minh họa việc tổ chức hoạt động nghệ thuật hƣớng đến công chúng, để bán vé nhƣng v n giữ đƣợc tính nghệ thuật. Cuốn Theatre Management: Producing and Managing the Perfoming Arts (Quản lý nhà hát: Sản xuất và quản lý nghệ thuật) [141] đƣa ra mô hình hoạt động mà việc quản lý nh m tạo điều kiện và thúc đấy sự đa dạng và sáng tạo của nghệ sĩ. Trong bài “Làm thế nào để vận hành một tổ chức nghệ thuật: một hƣớng d n thú vị, thực tế về quản lý văn hoá nghệ thuật” của Jim Volz [143] đã phân tích hiện trạng quản lý hoạt động nghệ thuật, trong đó có đề cập đến công cụ quản lý, cấu trúc tổ chức và nguồn nhân lực. Đồng thời tác giả đƣa ra các đề xuất liên quan đến cải cách các công cụ quản lý, về cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực. Nhƣ vậy, các nghiên cứu đều đề cập đến vai trò của công tác quản lý nguồn nhân lực, trong đó kh ng định nguồn nhân lực luôn đóng một vai trò quan trọng trong sự tồn tại phát triển của tổ chức. Tuy nhiên các nghiên cứu này đƣợc nghiên cứu trong bối cảnh của các nƣớc phƣơng Tây, nơi có nền kinh tế và khoa học phát triển, do đó các nghiên cứu này có mô hình quản lý nhân lực phù hợp với đơn vị nghệ thuật ở các nƣớc phát triển. Các nghiên cứu về quản lý nghệ thuật đều nhận định đƣợc những đặc thù và khó khăn riêng của ngành nghệ thuật, trong đó nhấn mạnh tác động của yếu tố môi trƣờng khách quan và chủ quan, cũng nhƣ tầm quan trọng của việc thích ứng với môi trƣờng và xây dựng môi trƣờng thuận lợi để kích thích, tạo coƣ hội cho sáng tạo của ngƣời nghệ sĩ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1