intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Hoạt động tham vấn của cán bộ quản giáo cho phạm nhân ở trại giam thuộc Bộ Công an

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:262

45
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là làm rõ cơ sở lý luận và phân tích thực trạng hoạt động tham vấn cho phạm nhân của cán bộ quản giáo ở một số trại giam. Trên cơ sở đó, đưa ra một số kiến nghị nhằm giúp cán bộ quản giáo nâng cao nhận thức và kỹ năng trong hoạt động tham vấn cho phạm nhân ở trại giam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Hoạt động tham vấn của cán bộ quản giáo cho phạm nhân ở trại giam thuộc Bộ Công an

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------ LÊ THU TRANG HOẠT ĐỘNG THAM VẤN CỦA CÁN BỘ QUẢN GIÁO CHO PHẠM NHÂN Ở TRẠI GIAM THUỘC BỘ CÔNG AN LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC HÀ NỘI - 2020
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------ LÊ THU TRANG HOẠT ĐỘNG THAM VẤN CỦA CÁN BỘ QUẢN GIÁO CHO PHẠM NHÂN Ở TRẠI GIAM THUỘC BỘ CÔNG AN Chuyên ngành: Tâm lý học Mã số: 62 31 04 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS.TS. Trần Thị Minh Đức 2. PGS.TS. Bùi Thị Hồng Thái HÀ NỘI – 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, luận án tiến sĩ “Hoạt động tham vấn của cán bộ quản giáo cho phạm nhân ở trại giam thuộc Bộ công an” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Dữ liệu nghiên cứu định lượng được thu thập, xử lý một cách trung thực, đảm bảo tính bảo mật thông tin của người tham gia nghiên cứu. Các dẫn chứng và kết quả từ những nghiên cứu khác đều được nêu rõ nguồn gốc trích dẫn. Kết quả điều tra chính thức chưa được công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào từ trước đến nay. Tác giả luận án Lê Thu Trang
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được nghiên cứu này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới hai cô giáo hướng dẫn là GS. TS. Trần Thị Minh Đức và PGS. TS. Bùi Thị Hồng Thái. Tất cả sự kính trọng và khâm phục tôi dành cho hai cô giáo của tôi, những nhà khoa học tâm huyết, giàu năng lượng và tràn đầy tình yêu thương, trách nhiệm với học trò của mình. Đối với tôi, cô Minh Đức thực sự như một người Mẹ bởi cô là tấm gương đạo đức cao quý và từ bi nhất, cô không chỉ uốn nắn tôi làm khoa học một cách nghiêm túc mà còn nâng đỡ, khích lệ tôi trong những thời điểm khó khăn để tôi tìm thấy động lực hoàn thành nghiên cứu này và vững vàng hơn trong cuộc sống nhờ những lời dạy bảo từ tận đáy lòng cô dành cho tôi. Lĩnh vực tham vấn mà tôi theo đuổi mang đậm dấu ấn tri thức mà cô đã truyền dạy ngay những ngày đầu tôi là sinh viên trên giảng đường Đại học, và những bài học quý giá tôi có được có lẽ sẽ là hành trang đẹp nhất theo tôi suốt cuộc đời với lòng biết ơn vô hạn nhất đến cô. Tôi tâm niệm những thời khắc quan trọng đến với tôi trong đời đều là phước báu khi tôi được giãi bày cùng cô - một nhà tham vấn đúng nghĩa với trái tim quá đỗi nhân hậu, bao dung đã giúp tôi sống tích cực, lạc quan trước mọi điều xảy đến và giữ mãi niềm an lạc trong tâm. Tôi đã học được nhiều điều từ cô Bùi Thị Hồng Thái, cô đã chỉ bảo cho tôi bằng sự tận tâm và nhẫn nại thực sự, những phương pháp nghiên cứu mà cô giảng giải đã giúp tôi tự tin hơn và thôi thúc bản thân thực hiện những nghiên cứu mới chất lượng hơn. Cách cô hướng dẫn tôi về ý nghĩa của số liệu thực sự quá thuyết phục và tôi đã học được ở cô sự súc tích, thấu đáo khi đưa ra những luận giải khoa học. Tôi cảm thấy may mắn khi mọi bước tiến của tôi trong suốt chặng đường nghiên cứu Luận án luôn có sự đồng hành và hỗ trợ tâm huyết của cô. Tôi vô cùng yêu thích những bài giảng và trân trọng lòng yêu nghề của các Thầy, Cô giáo đã dạy tôi trong chương trình đào tạo nghiên cứu sinh, đó là GS. TS. Phạm Thành Nghị, PGS. TS. Lê Văn Hảo và PGS. TS. Phan Thị Mai Hương - những nhà tâm lý với tầm tri thức rộng lớn đã truyền cảm hứng nghiên cứu khoa học cho tôi, tôi vinh dự đã nhận được những lời khuyên giá trị từ thầy cô cho nghiên cứu của mình. Nhân dịp luận án hoàn thành, tôi muốn dành lời cảm ơn tới Tập thể các thầy cô giáo khoa Tâm lý học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, nơi tôi đã gắn bó học tập gần 17 năm qua và xin nguyện ghi ơn thầy cô suốt cuộc đời. Những gợi ý quá đỗi nhân văn của thầy cô đã cho tôi những ý tưởng mới và hướng đi phù hợp trong quá trình nghiên cứu. Tôi chân thành cảm ơn Lãnh đạo Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng (Cục C10) đã tạo điều kiện hỗ trợ tôi hoàn thiện các thủ tục để được đến khảo sát tại các trại giam. Tôi thực sự biết ơn Ban giám thị, các cán bộ quản giáo nói riêng và toàn thể cán bộ nói chung ở 3 trại giam tôi đã thực hiện nghiên cứu, đó là trại giam Phú Sơn 4 (Thái Nguyên), trại giam Xuân Nguyên (Hải Phòng) và trại giam Thanh Xuân (Hà Nội). Những ngày tôi tiến hành khảo sát nơi đây có lẽ là những kỷ niệm đáng quý nhất về sự sẻ chia trong nghề, về lòng nhiệt tình, về tình cảm nồng ấm nhất của đồng chí, đồng đội mà tôi may mắn nhận được từ các anh, các chị. Đặc biệt nhất, tôi muốn dành lời
  5. cảm ơn tới trung tá Nguyễn Hữu Cơ, đội trưởng Đội cảnh sát quản giáo và trung uý Nguyễn Văn Khánh - những cán bộ đang công tác tại trại giam Phú Sơn 4. Sự chân thành, tấm lòng thiện lành đến từ những người lần đầu tôi được gặp đã để lại sự xúc động rất lớn trong tôi. Đó không chỉ là những trải nghiệm thực tế khó quên đối với quá trình tôi thực hiện nghiên cứu này mà những trại giam tôi đến, những cán bộ tôi được gặp, được lắng nghe sự bày tỏ trong nghề đã giúp tôi hiểu sâu hơn về môi trường trại giam, về người quản giáo mang sứ mệnh cảm hoá những phạm nhân lầm lỗi. Trong quá trình làm luận án, tôi đã nhận được sự ưu ái và nguồn khích lệ lớn từ các cấp lãnh đạo và đồng nghiệp nơi tôi công tác - Đó là Bộ môn Tâm lý, Học viện Cảnh sát nhân dân. Thời gian học tập, nghiên cứu đã rèn giũa tôi trưởng thành trong tình cảm và sự động viên của đồng nghiệp. Thay lời cảm ơn, tôi tự nhủ bản thân sống trách nhiệm hơn, yêu thương vì mọi người. Nhân dịp này, tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn tới em Hồ Thị Ngọc Hương, một người đồng nghiệp mà tôi tin cậy, em đã sát cánh cùng tôi, cho tôi những lời khuyên chân tình. Tình bạn thấu hiểu này là lý do khiến tôi luôn vui vẻ và sống tự tại. Ngoài ra, trong quá trình khảo sát, tôi còn nhận được sự đồng hành lặng thầm của một đồng nghiệp đáng quý - Tôi muốn nói lời cảm ơn tới em Dương Thị Như Nguyệt. Những chuyến đi tới mỗi trại giam và những ngày ở lại đó đã để lại trong tôi thật nhiều tình cảm và hai chị em thực sự học hỏi được nhiều điều về công việc và cuộc sống. Những người bạn cùng lớp nghiên cứu sinh cũng khiến tôi vô cùng cảm mến. Tôi học được ý chí, nghị lực và cả phương pháp nghiên cứu khoa học ở các bạn. Những vui buồn chúng tôi đã chia sẻ cùng nhau và cách mỗi người động viên nhau trong những giai đoạn tưởng chừng luận án bế tắc thật sự là một phần kỷ niệm khó quên đối với tôi. Hơn tất cả, tôi muốn cảm tạ Bố Mẹ, anh chị em và những người thân yêu của gia đình tôi. Bố Mẹ đã hy sinh vô điều kiện, là điểm tựa những lúc tôi yếu mềm, đã gieo duyên lành để tôi được tinh tấn, an lạc trong hạnh từ bi của Đức Phật, để mỗi điều xảy đến với tôi như một sự nhiệm màu trong đời. Bố mẹ là sự bình yên duy nhất và tình thương rộng lớn của Bố Mẹ mãi là nguồn động viên quý giá nhất đối với tôi. Lời cảm ơn sau cùng tôi muốn dành tặng gia đình nhỏ yêu thương của tôi, cảm ơn người chồng - người bạn đời tri kỷ đã vì tôi tất cả. Anh hiểu lắm chặng đường gian nan của một nghiên cứu sinh nên đã khắc khoải và nhiều đêm thao thức không ngủ cùng tôi, và có lẽ anh cũng là người mong chờ nhất ngày hôm nay - khi tôi hoàn thành cuốn luận án này, một công trình mà tôi đặt rất nhiều tâm huyết. Tôi thầm cảm ơn các con, những đứa trẻ đáng yêu, hiền lành, ấm áp giúp tôi biết thế nào là hạnh phúc đủ đầy và trân quý từng khoảnh khắc bên nhau. Tác giả luận án
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT C10 Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng CBQG Cán bộ quản giáo ĐTB Điểm trung bình ĐLC Độ lệch chuẩn
  7. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 4 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................................7 2. Mục đích nghiên cứu .........................................................................................................9 3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu ................................................................................9 4. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................................9 5. Giả thuyết khoa học .........................................................................................................10 6. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................................10 7. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................................10 8. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................................11 9. Đạo đức nghiên cứu .........................................................................................................12 10. Đóng góp mới của luận án ............................................................................................12 11. Cấu trúc của luận án .....................................................................................................13 Chƣơng 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ HOẠT ĐỘNG THAM VẤN CHO PHẠM NHÂN TRONG TRẠI GIAM ..................................................................... 14 1.1. Hƣớng nghiên cứu về những khó khăn trong hoạt động tham vấn tại trại giam ................................................................................................................................14 1.1.1. Những khó khăn liên quan đến môi trường trại giam ................................ 15 1.1.2. Những khó khăn thuộc về đặc điểm phạm nhân ........................................ 17 1.1.3. Những khó khăn từ phía nhà tham vấn trại giam và quy định của thể chế ....... 22 1.2. Hƣớng nghiên cứu về kiến thức và kỹ năng tham vấn cho phạm nhân ở trại giam ................................................................................................................................26 1.3. Hƣớng nghiên cứu về các chƣơng trình tham vấn và phục hồi cho phạm nhân ở trại giam ..............................................................................................................................31 1.3.1. Chương trình tham vấn cho các phạm nhân ở trại giam ............................ 31 1.3.2. Chương trình giáo dục ở trại giam ............................................................. 34 1.3.3. Chương trình dạy nghề và việc làm ở trại giam ......................................... 36 Tiểu kết chƣơng 1 ...................................................................................................... 39 Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU VỀ HOẠT ĐỘNG THAM VẤN CỦA CÁN BỘ QUẢN GIÁO CHO PHẠM NHÂN Ở TRẠI GIAM ................... 40 2.1. Tham vấn ........................................................................................................................40 2.2. Cán bộ quản giáo ............................................................................................ 44 1
  8. 2.2.1. Khái niệm cán bộ quản giáo ....................................................................... 44 2.2.2. Phẩm chất cá nhân và giá trị đạo đức nghề nghiệp của cán bộ làm tham vấn trong trại giam ...................................................................................................... 49 2.3. Phạm nhân ....................................................................................................... 55 2.4. Trại giam ........................................................................................................ 58 2. 5. Hoạt động tham vấn của cán bộ quản giáo cho phạm nhân ở trại giam .. 60 2.5.1. Hoạt động của nhà tham vấn trại giam cho phạm nhân ............................. 60 2.5.2. Hoạt động tham vấn của cán bộ quản giáo cho phạm nhân ở trại giam .... 64 2.5.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tham vấn của cán bộ quản giáo cho phạm nhân ở trại giam .......................................................................................... 71 Tiểu kết chƣơng 2 .................................................................................................................79 Chƣơng 3. TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ HOẠT ĐỘNG THAM VẤN CỦA CÁN BỘ QUẢN GIÁO Ở TRẠI GIAM ................................ 81 3.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu ............................................................81 3.1.1. Về địa bàn nghiên cứu ................................................................................ 81 3.1.2. Về khách thể nghiên cứu ............................................................................ 82 3.2. Các giai đoạn tổ chức nghiên cứu ..............................................................................83 3.2.1. Giai đoạn 1: Nghiên cứu lý luận ................................................................ 83 3.2.2. Giai đoạn 2: Xây dựng công cụ nghiên cứu và tiến hành khảo sát thực tiễn....... 84 3.2.3. Giai đoạn 3: Viết luận án ............................................................................ 85 3.2.4. Giai đoạn 4: Nghiên cứu trường hợp cán bộ quản giáo làm tham vấn ở trại giam ............................................................................................................... 85 3.3. Các phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................86 3.3.1.Phương pháp nghiên cứu tài liệu ................................................................. 86 3.3.2. Phương pháp chuyên gia ............................................................................ 87 3.3.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi .......................................................... 87 3.3.4. Phương pháp xử lý dữ liệu bằng toán học thống kê ................................... 92 3.3.5. Phương pháp xử lý định tính ...................................................................... 97 3.3.6. Phương pháp nghiên cứu trường hợp ......................................................... 98 Tiểu kết chƣơng 3 ...................................................................................................... 99 Chƣơng 4. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THAM VẤN CỦA CÁN BỘ QUẢN GIÁO CHO PHẠM NHÂN Ở TRẠI GIAM VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG .... 100 4.1. Hoạt động tham vấn của cán bộ quản giáo trong trại giam .............................. 100 2
  9. 4.1.1. Hiểu biết của cán bộ quản giáo về các khía cạnh liên quan đến công việc tham vấn ở trại giam ........................................................................................... 100 4.1.2. Thái độ, phẩm chất và các nguyên tắc đạo đức trong tham vấn của cán bộ quản giáo ............................................................................................................ 119 4.1.3. Kỹ năng tham vấn cho phạm nhân của cán bộ quản giáo ........................ 129 4.1.4. Đánh giá của cán bộ quản giáo về hiệu quả sau tham vấn ....................... 147 4.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động tham vấn của cán bộ quản giáo ở trại giam ............................................................................................................................. 148 4.2.1. Ảnh hưởng của các đặc điểm nhân khẩu của cán bộ quản giáo ............... 149 4.2.2. Ảnh hưởng của các đặc điểm tâm lý xã hội đến các khía cạnh của hoạt động tham vấn .................................................................................................... 159 4.3. Các yếu tố dự báo cho hoạt động tham vấn của cán bộ quản giáo ở trại giam .. 166 4.3.1. Dự báo sự thay đổi trong hiểu biết của cán bộ quản giáo về các khía cạnh liên quan đến công việc tham vấn ...................................................................... 166 4.3.2. Dự báo sự thay đổi về thái độ, phẩm chất nghề nghiệp và nguyên tắc đạo đức trong tham vấn của cán bộ quản giáo .......................................................... 168 4.3.3. Dự báo sự thay đổi về kỹ năng tham vấn và hiệu quả tham vấn của cán bộ quản giáo ............................................................................................................ 171 4.4. Nghiên cứu trƣờng hợp cán bộ quản giáo làm tham vấn ở trại giam ............. 173 4.4.1. Trường hợp thứ nhất ................................................................................. 173 4.4.2. Trường hợp thứ hai ................................................................................... 178 Tiểu kết chƣơng 4 .................................................................................................... 182 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 184 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ................................................................................................................. 188 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 189 PHỤ LỤC 3
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Đặc điểm của khách thể nghiên cứu ........................................................... 83 Bảng 3.2: Độ tin cậy của các thang đo ........................................................................ 93 Bảng 3.3: Kết quả phân tích nhân tố thang Hiểu biết của cán bộ quản giáo về những biểu hiện của phạm nhân ở trại giam .......................................................................... 94 Bảng 3.4: Số lượng các nhân tố trong mỗi thang đo ................................................... 94 Bảng 4.1: Đánh giá của cán bộ quản giáo về những khó khăn liên quan đế môi trường trại giam..................................................................................................................... 102 Bảng 4.2: Đánh giá của cán bộ quản giáo về những khó khăn liên quan đến sự phối hợp công việc ............................................................................................................ 104 Bảng 4.4: Đánh giá của cán bộ quản giáo về những khó khăn liên quan đến kiến thức và kỹ năng tham vấn ................................................................................................. 107 Bảng 4.5 : Đánh giá của cán bộ quản giáo về các mức độ biểu hiện cảm xúc tiêu cực của phạm nhân........................................................................................................... 109 Bảng 4.6: Đánh giá của cán bộ quản giáo về các mức độ biểu hiện hành vi tiêu cực của phạm nhân........................................................................................................... 111 Bảng 4.7: Đánh giá của cán bộ quản giáo về các chủ đề tham vấn liên quan đến quy chế trại giam và gia đình ........................................................................................... 114 Bảng 4.8: Đánh giá của cán bộ quản giáo về tham vấn hướng nghiệp và tái hoà nhập cộng đồng .................................................................................................................. 115 Bảng 4.9: Tham vấn về các chủ đề liên quan tới cá nhân ......................................... 116 Bảng 4.10. Tính trách nhiệm trong công việc được giao của cán bộ quản giáo ....... 119 Bảng 4.11. Sự hiểu biết về phạm nhân của cán bộ quản giáo ................................... 120 Bảng 4.12: Sự gắn bó của cán bộ quản giáo đối với phạm nhân .............................. 121 Bảng 4.13. Sự tin tưởng vào bản thân của cán bộ quản giáo trong các hoạt động hỗ trợ phạm nhân............................................................................................................ 123 Bảng 4.14. Đánh giá của cán bộ quản giáo về các phẩm chất gắn với năng lực nghề nghiệp chung ............................................................................................................. 125 Bảng 4.15: Đánh giá của cán bộ quản giáo về các phẩm chất gắn với năng lực nghề nghiệp chuyên biệt .................................................................................................... 126 4
  11. Bảng 4.16: Đánh giá của cán bộ quản giáo về các câu nói thể hiện nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp trong tham vấn ............................................................................... 128 Bảng 4.17: Các biểu hiện lắng nghe của cán bộ quản giáo khi trò chuyện với phạm nhân ................................................................................................................ 130 Bảng 4.18. Số lượng các câu hỏi được đặt theo tình huống yêu cầu ........................ 134 Bảng 4.19. Số lượng các câu hỏi đạt yêu cầu về kỹ thuật đặt câu hỏi ...................... 135 Bảng 4.20. Đánh giá của cán bộ quản giáo về mức độ thể hiện các dấu hiệu của kỹ năng đặt câu hỏi ........................................................................................................ 136 Bảng 4.21. Tỷ lệ và mức độ hiểu biết các thông tin liên quan đến phạm nhân của cán bộ quản giáo .............................................................................................................. 139 Bảng 4.22. Kỹ năng cung cấp thông tin của cán bộ quản giáo cho phạm nhân........ 141 Bảng 4.23. Những lợi ích của phạm nhân sau khi được tham vấn theo đánh giá của cán bộ quản giáo........................................................................................................ 147 Bảng 4.24. So sánh kết quả đánh giá về các khía cạnh của hoạt động tham vấn xét theo giới tính của cán bộ quản giáo........................................................................... 149 Bảng 4.25. So sánh kết quả đánh giá về các khía cạnh của hoạt động tham vấn xét theo địa bàn làm việc của cán bộ quản giáo .............................................................. 152 Bảng 4.26. Tương quan giữa tuổi đời, thâm niên công tác với một số khía cạnh trong hoạt động tham vấn của cán bộ quản giáo ................................................................ 154 Bảng 4.27. So sánh kết quả đánh giá về các khía cạnh của hoạt động tham vấn giữa nhóm đã học và chưa học về tham vấn ..................................................................... 157 Bảng 4.28. Mối liên hệ giữa cảm nhận hạnh phúc trong công việc và sự hiểu biết về công việc tham vấn của cán bộ quản giáo ................................................................. 162 Bảng 4.29. Dự báo sự thay đổi của việc thực hiện ca tham vấn về chủ đề cá nhân . 167 Bảng 4.30. Dự báo sự thay đổi của sự tự tin vào bản thân trong công việc tham vấn ..... 169 5
  12. DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ HÌNH Hình 2.1. Mô hình khung lý thuyết về hoạt động tham vấn của CBQG cho phạm nhân ở trại giam ................................................................................................................... 79 Hình 4.1. Ví dụ về kỹ năng đặt câu hỏi của cán bộ quản giáo .................................. 132 Hình 4.2. Ví dụ về những câu thấu cảm của cán bộ quản giáo ................................. 143 Hình 4.3. Mối liên hệ giữa tự đánh giá bản thân của cán bộ quản giáo với các khía cạnh của hoạt động tham vấn .................................................................................... 159 Hình 4.4. Mối liên hệ giữa cảm nhận hạnh phúc trong công việc và thái độ đối với công việc của cán bộ quản giáo................................................................................. 163 BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1: Đánh giá chung của cán bộ quản giáo về những khó khăn trong hoạt động tham vấn ở trại giam ....................................................................................... 108 Biểu đồ 4.2: Đánh giá chung của cán bộ quản giáo về các mức độ biểu hiện về cảm xúc và hành vi của phạm nhân. ................................................................................. 113 Biểu đồ 4.3: Các chủ đề thường tham vấn cho phạm nhân của cán bộ quản giáo .... 117 Biểu đồ 4.4. Đánh giá của cán bộ quản giáo về các biểu hiện thái độ trong công việc của mình .................................................................................................................... 124 Biểu đò 4.5: Các thành tố biểu hiện kỹ năng lắng nghe của cán bộ quản giáo ......... 131 Biểu đồ 4.6: Tỷ lệ % đặt câu hỏi đạt kỹ thuật của cán bộ quản giáo ........................ 135 Biểu đồ 4.7: Tỉ lệ các mức độ thể hiện “lời nói thấu cảm” ....................................... 145 6
  13. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam đã trải qua một lịch sử lâu dài trong việc phát triển hệ thống các trại giam. Từ năm 2018, hệ thống các trại giam thuộc Bộ Công an được Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng (Cục C10) chịu trách nhiệm quản lý với 54 trại giam trên toàn quốc, trong đó trại giam Z-30D là trại giam lớn nhất Việt Nam với hơn 8000 phạm nhân, số lượng trại giam tập trung nhiều nhất ở tỉnh Thanh Hóa (với 4 trại giam). Theo báo cáo năm 2016 về công tác Thi hành án hình sự và Hỗ trợ Tư pháp [27], số lượng phạm nhân ở trại giam có xu hướng ngày càng gia tăng, thành phần đa dạng cũng như mức độ, tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội đang ở những con số báo động, phản ánh tình hình tội phạm nhức nhối trong xã hội. Trong năm 2016, có 138.354 phạm nhân chấp hành án, tăng 28,22% so với 107.900 phạm nhân trong năm 2011. Điều này đã gây ra không ít khó khăn cho công tác quản lý, giáo dục phạm nhân, trong khi phần lớn các trại giam đang trong tình trạng quá tải. Công tác cải tạo, giáo dục phạm nhân ở trại giam cũng giống như hoạt động của các nhà sư phạm, thực chất là quá trình giáo dục đặc biệt, vì nó nhằm vào các đối tượng là những phạm nhân, họ là những người có hành vi vi phạm pháp luật. Sự khác biệt về hoàn cảnh sống, lứa tuổi, trình độ văn hoá và hoạt động của phạm nhân trước khi vào trại giam đã làm nảy sinh ở họ những biểu hiện tâm lý khác nhau khi chấp hành án. Phạm nhân phải đương đầu với những vấn đề căng thẳng nảy sinh từ môi trường trại giam, đó là: sự cách ly với gia đình, bị áp đặt những nguyên tắc lên cuộc sống cá nhân, làm mất chiến lược ứng phó trước đó và gây ra nỗi sợ chính môi trường trại giam. Một số phạm nhân trở nên bất trị dưới cấu trúc môi trường và các quy tắc ứng xử bất thành văn trong trại giam. Nhiều phạm nhân trong số đó có xu hướng hoà nhập và thích ứng với môi trường, trong khi số khác trải nghiệm những khó khăn trong việc điều chỉnh và có nỗi lo âu trong nội tâm. Theo đó, can thiệp khủng hoảng và dịch vụ tham vấn là cần thiết trong việc hỗ trợ phạm nhân thích nghi với cuộc sống tại trại giam [110]. Vai trò của cán bộ tham vấn ở trại giam là điều không thể phủ nhận. Trên thế giới, có nhiều nghiên cứu khác nhau đề cập đến hoạt động tham vấn trong môi trường trại giam. Các nghiên cứu tập trung đề cập đến những vấn đề đạo đức của cán bộ tham vấn (Gussak, 2014; Key Sun, 2013; Haag, 2015; Elliott và Schrink, 2014…), kỹ năng tham vấn (Sadlier, 2010; Nicole, 2003; Corner, 2015; Pan Chang và Jiang, 2008; 7
  14. Braswell và Mongold, 2014…), những khó khăn liên quan đến công việc tham vấn của cán bộ ở trại giam (Koubalikova, 2012; Golovine, 2004; Mohamad và Mundia, 2014; Voorhis và Salisbury, 2014…). Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu khác phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tham vấn (Morgan, 1992; Lovell và Brown, 2017; Haney, 2001; Bull và cộng sự, 2006…) và chỉ ra vai trò của các chương trình tham vấn đối với quá trình tái hoà nhập cộng đồng của phạm nhân (Sun, 2013; Miceli, 2009; MacKenzie, 2006…). Như vậy, cán bộ tham vấn đã thể hiện những vai trò nhất định liên quan đến công việc tham vấn thực tế của họ ở trại giam. Những nghiên cứu đa dạng về nhiều khía cạnh của hoạt đông tham vấn đã cho thấy vị trí của nhà tham vấn chuyên nghiệp đặc biệt được chú trọng ở các trại giam trên thế giới, trong khi ở Việt Nam, việc chưa có vị trí của các nhà tham vấn chuyên nghiệp đã gây nên những khó khăn trong chính công việc tham vấn của người quản giáo ở các trại giam hiện nay. Theo quy định về công tác của cảnh sát quản giáo ở trại giam, bên cạnh việc giám sát, cải tạo, giáo dục phạm nhân trong học tập, lao động, cán bộ quản giáo còn có chức năng tư vấn, tham vấn, hỗ trợ tâm lý cho phạm nhân trong quá trình phạm nhân chấp hành án [3]. Cán bộ quản giáo được biết đến là những người Thầy thầm lặng trong mỗi bước đường hoàn lương của phạm nhân. Do đó, hoạt động tham vấn của cán bộ quản giáo ở trại giam có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các khía cạnh trong đời sống tâm lý của phạm nhân. Người cán bộ quản giáo cần có tri thức về tham vấn và sự linh hoạt trong vận dụng các kỹ năng tham vấn, nuôi dưỡng lòng yêu nghề và bản lĩnh nghề nghiệp để có thể giúp phạm nhân thay đổi cuộc sống và trở thành những con người hữu ích khi trở về cộng đồng. Trên thực tế hoạt động tham vấn của cán bộ quản giáo ở trại giam là công việc không chuyên. Họ phải kiêm nhiệm nhiều công việc và phần đông họ không phải là những người được đào tạo về tham vấn, họ làm việc bằng kinh nghiệm, tấm lòng và không chắc rằng có thể thành công khi trợ giúp tâm lý cho phạm nhân. Việc đổi mới trong chính sách phục hồi chức năng là định hướng phù hợp với tình hình các trại giam còn hạn chế nguồn nhân lực về hoạt động tham vấn. Ngày 17 tháng 6 năm 2010, Quốc hội đã phê chuẩn Luật Thi hành án hình sự có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2011. Luật này đã ban hành hướng dẫn chi tiết để thực hiện các chương trình phục hồi trên thực tế [25], bên cạnh đó Thông tư số 39/2013/TT-BCA ngày 25 tháng 09 năm 2013 của Bộ Công an đã đưa ra các quy định về giáo dục và 8
  15. tư vấn cho phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù [2]. Ngoài ra, các quy định nội bộ đã cho thấy hoạt động tư vấn, tham vấn nhằm trợ giúp phạm nhân đang từng bước được quan tâm thích đáng. Cho tới nay, chưa có đề tài nào từ góc độ Tâm lý học nghiên cứu thực trạng về hoạt động tư vấn, tham vấn của cán bộ quản giáo ở trại giam, trong khi hoạt động tư vấn, tham vấn của cán bộ quản giáo ở các trại giam vẫn đang diễn ra hàng ngày. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả luận án lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Hoạt động tham vấn của cán bộ quản giáo cho phạm nhân ở trại giam thuộc Bộ Công an”. Nghiên cứu về lĩnh vực tham vấn ở trại giam không chỉ có giá trị lý luận, mà còn có ý nghĩa thực tiễn trong việc nâng cao hiệu quả hỗ trợ tâm lý cho phạm nhân nói riêng và hoạt động quản lý, giáo dục nói chung tại các trại giam hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu Làm rõ cơ sở lý luận và phân tích thực trạng hoạt động tham vấn cho phạm nhân của cán bộ quản giáo ở một số trại giam. Trên cơ sở đó, đưa ra một số kiến nghị nhằm giúp cán bộ quản giáo nâng cao nhận thức và kỹ năng trong hoạt động tham vấn cho phạm nhân ở trại giam. 3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Các biểu hiện hoạt động tham vấn của cán bộ quản giáo ở các trại giam và những yếu tố nhân khẩu - xã hội có xu hướng dự báo ảnh hưởng tới hoạt động tham vấn cho phạm nhân của cán bộ quản giáo. 3.2. Khách thể nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu của đề tài là 359 cán bộ quản giáo thuộc 3 trại giam là Trại giam Xuân Nguyên (Hải phòng), Trại giam Thanh Xuân (Hà Nội) và Trại giam Phú Sơn 4 (Thái Nguyên) thuộc Bộ Công an. - Ngoài ra, nghiên cứu tiến hành phỏng vấn sâu 48 người (bao gồm 08 cán bộ lãnh đạo, 30 cán bộ quản giáo và 10 phạm nhân) ở 3 trại giam trên. 4. Câu hỏi nghiên cứu Các câu hỏi nghiên cứu mà luận án đặt ra là: (1) Các cán bộ quản giáo có mức độ hiểu biết như thế nào về các khía cạnh liên quan đến công việc tham vấn và những khó khăn thường gặp trong hoạt động tham vấn ở trại giam của họ? 9
  16. (2) Cán bộ quản giáo ở trại giam thường sử dụng những kỹ năng tham vấn nào và mức độ thành thục của họ khi sử dụng những kỹ năng đó? (3) Những phẩm chất, thái độ và nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp nào cần có ở cán bộ quản giáo trong hoạt động tham vấn cho phạm nhân ở trại giam? (4) Những yếu tố nào có ảnh hưởng và có khả năng dự báo cho hoạt động tham vấn của cán bộ quản giáo ở trại giam? 5. Giả thuyết khoa học - Các cán bộ quản giáo có hiểu biết tốt về các yêu cầu công việc và phạm nhân liên quan đến hoạt động tham vấn. - Phần lớn các cán bộ quản giáo làm tham vấn ở trại giam còn thiếu hụt những kỹ năng tham vấn cơ bản. - Các yếu tố nhân khẩu (thâm niên công tác, giới tính, địa bàn làm việc, được học về tham vấn) và xã hội (khả năng tự đánh giá bản thân và cảm nhận hạnh phúc trong công việc) của cán bộ quản giáo có ảnh hưởng đến hoạt động tham vấn của họ. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 6.1. Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận Tổng quan và phân tích các tài liệu, công trình nghiên cứu có liên quan đến hoạt động tham vấn của cán bộ quản giáo cho phạm nhân ở trại giam nhằm tìm ra khoảng trống trong nghiên cứu; xây dựng cơ sở lý luận và hệ thống khái niệm công cụ cho luận án. 6.2. Nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn - Khảo sát thử các bộ công cụ đánh giá, kiểm định số liệu và điều tra chính thức. Phân tích thực trạng hoạt động tham vấn của cán bộ quản giáo cho phạm nhân và các yếu tố dự báo xu hướng ảnh hưởng tới hoạt động tham vấn của họ ở trại giam. - Đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tham vấn của cán bộ quản giáo cho phạm nhân ở trại giam. 7. Phạm vi nghiên cứu 7.1. Về nội dung nghiên cứu Hoạt động tham vấn cho phạm nhân của cán bộ quản giáo ở trại giam được phân tích từ các mức độ hiểu biết của họ về các khía cạnh liên quan đến công việc tham vấn ở trại giam, về mức độ sử dụng các kỹ năng tham vấn, thái độ, phẩm chất nghề nghiệp và các các nguyên tắc đạo đức của họ được thể hiện qua công việc. 10
  17. Do luận án chỉ tập trung nghiên cứu nhóm khách thể là cán bộ quản giáo nên việc đánh giá hiệu quả tham vấn chỉ dựa trên các kết quả tự báo cáo của cán bộ quản giáo. Luận án không nghiên cứu trên phạm nhân, vì vậy quá trình thay đổi của phạm nhân như thế nào sau khi được cán bộ quản giáo tham vấn sẽ không được xem xét trong khuôn khổ luận án này. Luận án là nghiên cứu đầu tiên về lĩnh vực tham vấn của cán bộ quản giáo ở trại giam nên bước đầu đây chỉ là nghiên cứu thăm dò, chỉ ra thực trạng hoạt động tham vấn của cán bộ quản giáo và các yếu tố ảnh hưởng. Luận án không đặt ra mục đích nêu các giải pháp từ nghiên cứu đầu tiên này. 7.2. Về xử lý số liệu thống kê suy luận Các số liệu được sử dụng để phân tích tương quan và hồi quy chỉ dựa trên các thang đo do tác giả xây dựng đã được kiểm định độ tin cậy (kết quả định lượng) mà không dựa trên kết quả thực hành tình huống của cán bộ quản giáo (kết quả định tính). 7.3. Về khách thể và địa bàn nghiên cứu Luận án phân tích kết quả thu được từ phiếu điều tra trên 359 cán bộ quản giáo và 48 khách thể từ phỏng vấn sâu. Luận án lựa chọn khảo sát trên 3 trại giam: Trại giam Thanh Xuân, trại giam Xuân Nguyên và trại giam Phú Sơn 4. Việc điều tra ở 3 trại giam này sẽ giúp luận án có được kết quả nghiên cứu khách quan, trên cơ sở đó có thể phân tích, đánh giá và so sánh về mức độ và biểu hiện hoạt động tham vấn của cán bộ quản giáo ở trại giam trên các bình diện khác nhau. 8. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 8.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu 8.2. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia 8.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 8.4. Phương pháp phỏng vấn sâu 8.5. Phương pháp phân tích trường hợp 8.6. Phương pháp xử lý dữ liệu bằng toán học thống kê 11
  18. 9. Đạo đức nghiên cứu - Nghiên cứu được tiến hành với sự đồng ý của lãnh đạo Cục C10, Ban giám thị và các cán bộ quản giáo ở các trại giam. - Nhóm khách thể tham gia nghiên cứu được giải thích rõ ràng về mục đích của nghiên cứu. - Các cán bộ quản giáo đều ý thức rằng họ được đảm bảo giữ bí mật các nội dung thông tin mà họ cung cấp. - Các cán bộ quản giáo cũng ý thức rõ về quyền cung cấp thông tin về bản thân, họ có thể ngừng tham gia trả lời phiếu vào bất cứ lúc nào và họ có quyền trả lời/không trả lời phiếu hỏi, hoặc hỏi lại trực tiếp bất cứ câu hỏi nào họ còn phân vân về các phương án. - Các số liệu định lượng và định tính được mô tả trong luận án đảm bảo tính trung thực, khách quan trong quá trình thu thập tài liệu, xử lý số liệu và trình bày kết quả luận án. 10. Đóng góp mới của luận án 10.1. Về mặt lý luận Đây là luận án đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu về hoạt động tham vấn của cán bộ quản giáo với tư cách là cán bộ tham vấn không chuyên ở trại giam. Dựa trên cơ sở nhiều nghiên cứu trên thế giới và các nghiên cứu nhỏ lẻ của Việt Nam, nghiên cứu này như một một tài liệu hỗ trợ cho công tác nghiên cứu và đào tạo về tham vấn cơ bản ở trại giam. Việc mô tả về các chương trình giáo dục và dạy nghề trên thế giới là những gợi ý giúp cho Bộ công an, Cục C10 xem xét để từng bước xây dựng các chương trình dạy nghề cho phạm nhân phù hợp với bối cảnh trại giam Việt Nam sau này. Luận án bước đầu xây dựng được bộ công cụ đo lường về các khía cạnh trong hoạt động tham vấn không chuyên của cán bộ quản giáo ở trại giam. Điều này gợi ý cho những nghiên cứu tiếp theo nhằm điều chỉnh, hoàn thiện bộ công cụ đo lường này. 10.2. Về mặt thực tiễn 1/ Kết quả phân tích mô tả cho thấy thực trạng kỹ năng tham vấn của cán bộ quản giáo còn ở mức thấp: cán bộ quản giáo chủ yếu đặt câu hỏi đóng (kỹ năng hỏi) và cho lời khuyên theo ý chủ quan của mình (kỹ năng thấu cảm). 2/ Kết quả phân tích thống kê suy luận từ hồi quy đã tìm thấy một số khả năng dự báo sự ảnh hưởng tới hoạt động tham vấn của cán bộ quản giáo ở trại giam: (a) Về 12
  19. hiệu quả tham vấn, những cán bộ quản giáo có hiểu biết qua về tham vấn (đã học về tham vấn) và có cảm nhận hạnh phúc trong công việc càng cao thì càng có khả năng dự báo sự gia tăng về hiệu quả tham vấn cho phạm nhân. (b) Về kỹ năng tham vấn, cảm nhận hạnh phúc trong công việc của cán bộ quản giáo càng cao càng có khả năng dự báo sự gia tăng kỹ năng lắng nghe phạm nhân. Cũng như vậy, các cán bộ quản giáo càng tự đánh giá bản thân cao càng dự báo sự gia tăng việc thực hiện tốt kỹ năng cung cấp thông tin. (c) Về thái độ, đạo đức tiếp xúc với phạm nhân, những cán bộ quản giáo có cảm nhận hạnh phúc trong công việc càng cao có thể dự báo sự gia tăng việc thể hiện sự thấu hiểu phạm nhân, khả năng chấp nhận phạm nhân và thực hiện tốt hơn sự bảo mật khi trò chuyện với phạm nhân. Trong khi những cán bộ quản giáo có sự tự đánh giá bản thân càng cao càng có thể dự báo gia tăng sự tôn trọng quyền quyết định của phạm nhân trong việc giải quyết các vấn đề cá nhân của họ. (d) Về phẩm chất nghề nghiệp, những cán bộ quản giáo có sự nhìn nhận tích cực về bản thân và có cảm nhận hạnh phúc tốt trong công việc càng dự báo sự gia tăng mức độ tự tin vào bản thân khi tham vấn cho phạm nhân. Sự cảm nhận hạnh phúc trong công việc của cán bộ quản giáo có thể làm gia tăng sự đánh giá của họ về tầm quan trọng của các phẩm chất nghề nghiệp nói chung và các phẩm chất nghề chuyên biệt, nói riêng. (e) Về các chủ đề tham vấn, những cán bộ quản giáo là nữ giới, đã được học về tham vấn và cảm nhận hạnh phúc trong công việc càng cao có thể dự báo gia tăng khả năng tham vấn về những chủ đề gắn với đời sống cá nhân của phạm nhân. 11. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, bố cục luận án được kết cấu thành 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về hoạt động tham vấn cho phạm nhân trong trại giam Chương 2: Cơ sở lý luận nghiên cứu về hoạt động tham vấn của cán bộ quản giáo cho phạm nhân ở trại giam Chương 3: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu về hoạt động tham vấn của cán bộ quản giáo cho phạm nhân ở trại giam thuộc Bộ công an Chương 4: Thực trạng hoạt động tham vấn của cán bộ quản giáo cho phạm nhân ở trại giam và các yếu tố ảnh hưởng 13
  20. Chƣơng 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ HOẠT ĐỘNG THAM VẤN CHO PHẠM NHÂN TRONG TRẠI GIAM Những nghiên cứu về trại giam ở Việt Nam hiện nay chủ yếu đề cập đến vấn đề giáo dục, dạy nghề cho phạm nhân. Thực tế hiện nay chưa có công trình nghiên cứu nào về các hoạt động tham vấn tâm lý cho phạm nhân và những tác động của nó tới quá trình quản lý, giáo dục phạm nhân. Vì vậy, việc tổng quan các hướng nghiên cứu dưới đây sẽ cung cấp cho những người quan tâm có một cái nhìn đa dạng về vấn đề hỗ trợ tâm lý và giáo dục phạm nhân trong các trại giam ở Việt Nam hiện nay. Trong quá trình tổng quan tài liệu về hoạt động tham vấn ở trại giam, luận án nhận thấy có nhiều nghiên cứu được xem xét từ môi trường trại giam, từ chính đặc điểm phạm nhân, cũng như từ bản thân cán bộ tham vấn và thể chế quy định ở trại giam. Vì vậy, chương này tập trung phân tích theo 3 hướng nghiên cứu: (1) Hướng nghiên cứu về những khó khăn trong hoạt động tham vấn tại trại giam; (2) Hướng nghiên cứu về kỹ năng tham vấn cho phạm nhân ở trại giam và (3) Hướng nghiên cứu về các chương trình tham vấn và phục hồi cho phạm nhân ở trại giam. Trong việc trình bày các hướng nghiên cứu trên, luận án đã gặp khó khăn khi phân tách các khía cạnh, các chủ đề khác nhau trong từng hướng nghiên cứu. Bởi trong các nghiên cứu công bố, mà luận án tìm được, có quá nhiều chi tiết gắn với trại giam, với phạm nhân, với nhà tham vấn trại giam và cán bộ quản giáo được trình bày đan xen vào nhau. Tác giả luận án khó có thể tách biệt một cách rõ ràng đâu là nguyên nhân từ đặc điểm tâm lý phạm nhân; đâu là đặc điểm từ môi trường trại giam gây nên những rối nhiễu tâm lý phạm nhân hay từ chính vấn đề thuộc về án phạt tù gây ra, hoặc ngược lại, v.v… Vì vậy, trong các hướng nghiên cứu, một số chỗ, luận án trình bày theo nhóm vấn đề (nếu có thể); ở một số chỗ khác, các kết quả nghiên cứu sẽ trình bày theo mốc thời gian công bố. 1.1. Hƣớng nghiên cứu về những khó khăn trong hoạt động tham vấn tại trại giam Trong hướng nghiên cứu này, luận án sẽ làm rõ 3 khía cạnh lớn. Đó là: Những khó khăn liên quan đến môi trường trại giam; những khó khăn thuộc về đặc điểm phạm nhân và những khó khăn đến từ bản thân cán bộ làm tham vấn và thể chế hoạt động của trại giam. 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2