Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Kỹ năng giao tiếp trong hoạt động học tập của sinh viên dân tộc Tày vùng Đông Bắc Việt Nam
lượt xem 4
download
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về kỹ năng giao tiếp trong hoạt động học tập trên lớp của sinh viên dân tộc Tày vùng Đông Bắc Việt Nam, đề xuất một số biện pháp tác động tâm lý sư phạm nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp trong hoạt động học tập trên lớp cho sinh viên dân tộc Tày ở vùng Đông Bắc Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Kỹ năng giao tiếp trong hoạt động học tập của sinh viên dân tộc Tày vùng Đông Bắc Việt Nam
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NÔNG THỊ NHUNG KỸ NĂNG GIAO TIẾP TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN DÂN TỘC TÀY VÙNG ĐÔNG BẮC VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC HÀ NỘI, 2017
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NÔNG THỊ NHUNG KỸ NĂNG GIAO TIẾP TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN DÂN TỘC TÀY VÙNG ĐÔNG BẮC VIỆT NAM Ngành: Tâm lý học Mã số : 62 31 04 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ MAI LAN HÀ NỘI, 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa có ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Tác giả luận án Nông Thị nhung
- LỜI CẢM ƠN Để có được kết quả như ngày hôm nay, tôi xin bày tỏ lời cám ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Thị Mai Lan, người thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi trong quá trình thực hiện luận án. Tôi xin cám ơn sâu sắc Ban Giám đốc Học viện Khoa học xã hội, Các thầy cô giáo Khoa Tâm lý – Giáo dục, các phòng ban của Học viện và các anh chị của Học viện đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tôi thực hiện luận án. Tôi xin cám ơn chân thành các thầy cô ở các cấp hội đồng đánh giá luận án đã chỉ bảo cho tôi những điều quý báu đề tôi hoàn thiện luận án. Tôi cũng xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận án. Hà Nội, ngày…tháng 6 năm 2017 Nông Thị Nhung
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP TRÊN LỚP CỦA SINH VIÊN ............................. 7 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới về kỹ năng giao tiếp của sinh viên ...... 7 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở Việt Nam về kỹ năng giao tiếp của sinh viên trong hoạt động học tập .............................................................................................. 17 Chương 2: LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP TRÊN LỚP CỦA SINH VIÊN DÂN TỘC TÀY ......................................................... 28 2.1. Kỹ năng giao tiếp ................................................................................................ 28 2.2. Kỹ năng giao tiếp trong hoạt động học tập trên lớp của sinh viên dân tộc Tày ........ 41 2.3. Biểu hiện và mức độ của kỹ năng giao tiếp trong hoạt động học tập trên lớp của sinh viên dân tộc Tày.................................................................................................. 50 2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp trong hoạt động học tập trên lớp của sinh viên dân tộc Tày ........................................................................................... 61 Chương 3 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................... 66 3.1. Địa bàn và khách thể nghiên cứu ....................................................................... 66 3.2. Nghiên cứu lý luận .............................................................................................. 68 3.3. Nghiên cứu thực tiễn ........................................................................................... 69 3.4. Thực nghiệm tác động ......................................................................................... 77 Chương 4: THỰC TRẠNG KỸ NĂNG GIAO TIẾP TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP TRÊN LỚP CỦA SINH VIÊN DÂN TỘC TÀY VÙNG ĐÔNG BẮC VIỆT NAM80 4.1. Thực trạng kỹ năng giao tiếp trong hoạt động học tập trên lớp của sinh viên dân tộc Tày ........................................................................................................................ 80 4.2. So sánh kỹ năng giao tiếp trong hoạt động học tập trên lớp sinh viên dân tộc Tày qua biến số dân tộc, giới tính, năm học ............................................................ 119 4.3. Mối tương quan giữa các kỹ năng giao tiếp trong hoạt động học tập trên lớp của sinh viên dân tộc Tày................................................................................................ 125
- 4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp trong hoạt động học tập trên lớp của sinh viên dân tộc Tày ......................................................................................... 126 4.5. Thực nghiệm tác động ....................................................................................... 134 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................... 142 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........ 146 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 147
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Các mức độ kỹ năng giao tiếp trong hoạt động học tập trên lớp của sinh viên dân tộc Tày ......................................................................................................... 59 Bảng 3.1: Tổng số khách thể sinh viên được nghiên cứu ......................................... 67 Bảng 3.2: Kết quả độ tin cậy Alpha của các thang đo như sau: .............................. 71 Bảng 4.1: Mức độ thực hiện kỹ năng giao tiếp trong hoạt động học tập trên lớp của sinh viên dân tộc Tày.................................................................................................. 80 Bảng 4.2: Mức độ thực hiện kỹ năng giao tiếp trong hoạt động học tập trên lớp của sinh viên dân tộc Tày so sánh theo các biến số giới tính, dân tộc, năm học ............. 81 các mối quan hệ trong hoạt động học tập trên lớp của sinh viên dân tộc Tày .......... 82 Bảng 4.3. Mức độ thực hiện kỹ năng tìm hiểu đối tượng giao tiếp .......................... 83 Bảng 4.4. Mức độ thực hiện kỹ năng thể hiện sự tôn trọng đối tượng ..................... 87 giao tiếp của sinh viên dân tộc Tày ............................................................................ 87 Bảng 4.5. Mức độ thực hiện kỹ năng thể hiện sự hợp với tác đối tượng giao tiếp trong hoạt động học tập của sinh viên dân tộc Tày ................................................... 90 Bảng 4.6. Mức độ thực hiện kỹ năng thể hiện sự trung thực với đối tượng giao tiếp trong hoạt động học tập của sinh viên dân tộc Tày ................................................... 94 Bảng 4.7: Mức độ thực hiện kỹ năng diễn đạt các nội dung học tập ........................ 98 trên lớp của sinh viên dân tộc Tày ............................................................................. 98 Bảng 4.8. Mức độ thực hiện kỹ năng lắng nghe của sinh viên dân tộc Tày ........... 101 Bảng 4.8. Mức độ thực hiện kỹ năng điều chỉnh cảm xúc ...................................... 104 của sinh viên dân tộc Tày ......................................................................................... 104 Bảng 4.10: Mức độ thực hiện kỹ năng sử dụng hiệu quả phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ nói trong hoạt động học tập của sinh viên dân tộc Tày ........................................... 110 Bảng 4.11. Mức độ thực hiện kỹ năng sử dụng hiệu quả phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ viết trong hoạt động học tập của sinh viên dân tộc Tày .......................... 113 Bảng 4.12. Mức độ thực hiện kỹ năng sử dụng hiệu quả phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong hoạt động học tập của sinh viên dân tộc Tày ................................. 116 Bảng 4.13. Mức độ thực hiện kỹ năng giao tiếp trong hoạt động học tập trên lớp của sinh viên dân tộc Tày và sinh viên dân tộc Kinh ..................................................... 120
- Bảng 4.14: Mức độ thực hiện kỹ năng giao tiếp trong hoạt động học tập trên lớp của nữ sinh viên dân tộc Tày và nam sinh viên dân tộc Tày ................................... 121 Bảng 4.15: Mức độ thực hiện kỹ năng giao tiếp trong hoạt động học tập trên lớp 124 của sinh viên dân tộc Tày theo biến số năm học ..................................................... 124 Bảng 4.16: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan và khách quan đến kỹ năng giao tiếp trong hoạt động học tập trên lớp của sinh viên dân tộc Tày..................... 127 Bảng 4.17: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan đến kỹ năng giao tiếp trong hoạt động học tập trên lớp của sinh viên dân tộc Tày ............................................. 127 Bảng 4.18: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan đến kỹ năng giao tiếp trong hoạt động học tập trên lớp của sinh viên dân tộc Tày.................................... 129 Bảng 4.19: Dự báo mức độ ảnh hưởng của các yếu tố độc lập đơn nhất ............... 131 Bảng 4.20: Mức độ thay đổi kỹ năng giao tiếp trong hoạt động học tập trên lớp của sinh viên dân tộc Tày trước - sau thực nghiệm và với lớp đối chứng .............. 135 Bảng 4.21: Sự thay đổi kỹ năng giao tiếp trong hoạt động học tập trên lớp của sinh viên dân tộc Tày trước – sau thực nghiệm và lớp đối chứng .................................. 136
- DANH MỤC CÁC BIỂU Biểu đồ 4.1: Mức độ thực hiện nhóm kỹ năng thiết lập............................................ 82 Biểu đồ 4.2: Mức độ thực hiện nhóm kỹ năng giải quyết vấn đề học tập trên lớp của sinh viên dân tộc Tày.................................................................................................. 97 Biểu đồ 4.3. Mức độ thực hiện nhóm kỹ năng sử dụng các phương tiện giao tiếp của sinh viên dân tộc Tày................................................................................................ 109
- DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 4.1: Tương quan giữa các kỹ năng giao tiếp trong hoạt động học tập trên lớp trên lớp của sinh viên dân tộc Tày ........................................................................... 125
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ĐTB : Điểm trung bình ĐLC : Độ lệnh chuẩn TN : Thực nghiệm
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Giao tiếp có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hiệu quả hoạt động, hình thành phẩm chất, năng lực, kỹ năng nghề nghiệp. Giao tiếp giúp cho mỗi cá nhân trở nên tích cực, chủ động trong công việc của mình. Đối với sinh viên, giao tiếp có ý nghĩa hết sức quan trọng trong hoạt động học tập của các em tại trường đại học. Bởi vì, nhờ có hoạt động giao tiếp giữa sinh viên với giảng viên, giữa sinh viên với nhau, giữa sinh viên với lực lượng khác tham gia vào quá trình đào tạo các em sẽ nắm bắt được các tri thức khoa học, các kỹ năng nghề nghiệp, nắm bắt được nội quy, quy chế trong học tập và rèn luyện tại trường đại học. Mặt khác, nhờ có giao tiếp sinh viên sẽ mở rộng đối tượng giao tiếp trong trường đại học, sẽ thoả mãn được các nhu cầu giao tiếp của bản thân, sẽ có được những cơ hội thể hiện các kỹ năng giao tiếp của mình. Sinh viên dân tộc thiểu số nói chung và sinh viên dân tộc Tày nói riêng gặp phải một số khó khăn nhất định trong hoạt động học tập ở trường đại học như: môi trường sống và học tập tại trường đại học khác biệt so với môi trường sống tại làng, bản, huyện mà đa số sinh viên dân tộc Tày đã sống; một số đặc điểm tâm lý như ngại giao tiếp với người khác dân tộc, ngại giao tiếp với những người bạn mới, thầy cô giáo mới, khả năng ứng xử chưa thật phù hợp, chưa thật tự tin, khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm chưa cao. Trước khi bước vào môi trường đại học, các em có một cuộc sống tương đối đơn giản, thoải mái, cách thức suy nghĩ còn hạn chế, khi bước vào môi trường đại học các em phải có một cách suy nghĩ, tư duy mới để đáp ứng yêu cầu khoa học của hoạt động học tập tại trường đại học. Phương pháp học tập ở trường phổ thông và trường đại học hoàn toàn khác nhau. Ở trường đại học đòi hỏi các em phải độc lập suy nghĩ, phải có tư duy sáng tạo… Mặt khác, ngôn ngữ cũng là rào cản trong hoạt động học tập của các em. Trong hoạt động học tập trên lớp, sinh viên dân Tày cũng gặp phải những trở ngại nhất định. Để giúp các em vượt qua những khó khăn này thì giao tiếp có vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, để giao tiếp trong hoạt động học tập trên lớp của sinh viên dân tộc Tày đạt hiệu quả cao đòi hỏi các em phải có kỹ năng giao tiếp tốt. Chính vì 1
- những lí do trên rất cần phải giúp sinh viên dân tộc Tày có được kỹ năng giao tiếp trong hoạt động học tập trên lớp tại trường đại học. Do vậy, việc nghiên cứu và tìm hiểu để nắm bắt được kỹ năng giao tiếp trong hoạt động học tập trên lớp của sinh viên dân tộc Tày là gì? Biểu hiện và mức độ của kỹ năng này ở sinh viên dân tộc Tày hiện nay như thế nào? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến kỹ năng này ở các em? Cần có những biện pháp nào để nâng cao kỹ năng giao tiếp trong hoạt động học tập trên lớp cho sinh viên dân tộc Tày? Từ những câu hỏi đặt ra trên đây cho thấy việc nghiên cứu kỹ năng giao tiếp trong hoạt động học tập trên lớp của sinh viên dân tộc Tày có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách. Về lý luận, kết quả nghiên cứu của đề tài có thể góp phần bổ sung một số tri thức lý luận về kỹ năng giao tiếp của sinh viên dân tộc Tày trong tâm lý học dân tộc ở nước ta. Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu góp phần làm cơ sở để giúp sinh viên dân tộc Tày nâng cao kỹ năng giao tiếp với giảng viên, sinh viên cùng lớp trong hoạt động học tập tại trường đại học nhằm nâng cao hiệu quả học tập của các em. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Kỹ năng giao tiếp trong hoạt động học tập của sinh viên dân tộc Tày vùng Đông Bắc Việt Nam” để làm luận án tiến sĩ tâm lý học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về kỹ năng giao tiếp trong hoạt động học tập trên lớp của sinh viên dân tộc Tày vùng Đông Bắc Việt Nam, đề xuất một số biện pháp tác động tâm lý sư phạm nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp trong hoạt động học tập trên lớp cho sinh viên dân tộc Tày ở vùng Đông Bắc Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 2.2.1. Xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu kỹ năng giao tiếp trong hoạt động học tập trên lớp của sinh viên dân tộc Tày: Các khái niệm công cụ, biểu hiện, tiêu chí đánh giá và mức độ của kỹ năng giao tiếp trong hoạt động học tập trên lớp của sinh viên dân tộc Tày, các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp của sinh viên dân tộc Tày. 2.2.2. Điều tra, khảo sát và phân tích thực trạng kỹ năng giao tiếp trong hoạt động học tập trên lớp của sinh viên dân tộc Tày ở vùng Đông Bắc Việt Nam, các yếu tố chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp trong hoạt 2
- động học tập trên lớp của sinh viên dân tộc Tày ở vùng Đông Bắc Việt Nam. 2.2.3. Đề xuất một số biện pháp tác động tâm lý sư phạm nhằm hoàn thiện kỹ năng giao tiếp trong hoạt động học tập trên lớp của sinh viên dân tộc Tày ở vùng Đông Bắc Việt Nam và hoạt động thực nghiệm để kiểm chứng các biện pháp này. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Biểu hiện và mức độ kỹ năng giao tiếp trong hoạt động học tập trên lớp của sinh viên dân tộc Tày ở vùng Đông Bắc Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1.Giới hạn về phạm vi nội dung nghiên cứu Có rất nhiều khía cạnh khác nhau có thể khai thác để nghiên cứu kỹ năng giao tiếp trong hoạt động học tập của sinh viên dân tộc Tày. Tuy nhiên, trong luận án này, tôi tập trung vào việc nghiên cứu lý luận và thực trạng kỹ năng giao tiếp trong hoạt động học tập trên lớp của sinh viên dân tộc Tày qua các nhóm kỹ năng thành phần như: (1) Kỹ năng thiết lập mối quan hệ trong hoạt động học tập trên lớp của sinh viên dân tộc Tày; (2) Kỹ năng trao đổi với giảng viên và sinh viên về nội dung học tập trên lớp; (3) Kỹ năng sử dụng các phương tiện giao tiếp trong hoạt động học tập trên lớp của sinh viên dân tộc Tày. 3.2.2.Giới hạn về phạm vi địa bàn nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu tại vùng Đông Bắc Việt Nam. Trong đó, nghiên cứu được thực hiện chính thức tại tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Thái Nguyên. Bởi vì, đây là hai tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, có 2 trường Đại học khá lớn (Đại học Sư phạm thuộc Đại học Thái Nguyên và Đại học Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang). Tại 2 trường đại học này theo số liệu thống kê có số lượng sinh viên dân tộc Tày đang theo học đông nhất. 3.2.3. Giới hạn về phạm vi khách thể điều tra, khảo sát của luận án Tổng số khách thể nghiên cứu của đề tài luận án là: 670 người. Trong đó, số lượng khách thể nghiên cứu được phân bố cho từng giai đoạn nghiên cứu. 1) Giai đoạn xây dựng bộ công cụ nghiên cứu: Tổng số khách thể nghiên cứu cho giai đoạn này là: 120 người. Trong đó: chúng tôi điều tra bằng bảng hỏi 100 sinh viên 2 trường Đại học Sư phạm thuộc Đại học Thái Nguyên và Đại học Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang và phỏng vấn sâu 20 giảng viên thuộc 2 trường đại học được nghiên cứu. 3
- 2) Giai đoạn nghiên cứu thực tiễn: Luận án tiến hành điều tra khảo sát bằng bảng hỏi trên tổng số: 500 khách thể. Trong đó, tại Đại học Tân Trào nghiên cứu: 250 sinh viên, tại Đại học Sư phạm thuộc Đại học Thái Nguyên: 250 sinh viên. Chúng tôi lựa chọn 50 sinh viên dân tộc Tày năm thứ nhất và năm thứ hai để phỏng vấn sâu. Luận án cũng tiến hành phỏng vấn sâu trên 50 giảng viên đại học của hai trường Đại học Tân Trào và Đại học Sư phạm thuộc Đại học Thái Nguyên. 4. Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu giả thuyết khoa học 4.1. Phương pháp luận nghiên cứu Nghiên cứu kỹ năng giao tiếp của sinh viên dân tộc Tày, đề tài xuất phát từ các nguyên tắc có tính phương pháp luận sau: a) Nguyên tắc tâm lý học hoạt động: Kỹ năng giao tiếp của sinh viên dân tộc Tày được hình thành trong quá trình hành động, hoạt động của sinh viên. Do vậy để đánh giá được kỹ năng giao tiếp của sinh viên cần quan sát và đánh giá bằng kết quả hành động, hoạt động của sinh viên b) Nguyên tắc hệ thống: Kỹ năng giao tiếp rất phức tạp và đa dạng, được coi là một hệ thống gồm các cấu thành có mối quan hệ chặt chẽ tác động qua lại lẫn nhau. Kỹ năng giao tiếp được thể hiện qua từng kỹ năng cụ thể với tư cách là biểu hiện của từng kỹ năng. Để đánh giá kỹ năng giao tiếp của sinh viên cần đánh giá một cách tổng thể, khái quát trong toàn bộ các kỹ năng chứ không thể dựa vào một kỹ năng riêng lẻ. Nghiên cứu kỹ năng giao tiếp của sinh viên dân tộc Tày trong mối quan hệ tác động qua lại với các yếu tố tính cách cá nhân, vốn kinh nghiệm của mỗi cá nhân, môi trường sống của gia đình, nhà trường, xã hội,… c) Nguyên tắc phát triển: Tâm lý con người luôn vận động và phát triển. Vì vậy khi nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp trong hoạt động học tập của sinh viên dân tộc Tày phải được tiến hành trong quá trình vận động và phát triển của chúng. d) Nguyên tắc tiếp cận liên ngành: Đề tài sử dụng kiến thức của nhiều chuyên ngành: Tâm lý học dạy học, tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, tâm lý học phát triển, tâm lý học giao tiếp… 4.2. Các phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu; - Phương pháp chuyên gia; - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi; - Phương pháp quan sát; 4
- - Phương pháp phỏng vấn sâu; - Phương pháp thực nghiệm tác động; - Phương pháp thống kê toán học. 4.3. Giả thuyết khoa học 1) Kỹ năng giao tiếp trong hoạt động học tập trên lớp của sinh viên dân tộc Tày là một kỹ năng phức hợp có cấu trúc gồm 3 nhóm kỹ năng thành phần: Nhóm kỹ năng thiết lập mối quan hệ trong hoạt động học tập trên lớp của sinh viên dân tộc Tày, nhóm kỹ năng trao đổi với giảng viên và sinh viên về nội dung học tập trên lớp, nhóm kỹ năng sử dụng các phương tiện giao tiếp trong hoạt động học tập trên lớp của sinh viên dân tộc Tày. Hiện nay kỹ năng giao tiếp trong hoạt động học tập trên lớp của sinh viên ở mức trung bình, trong đó, kỹ năng thiết lập mối quan hệ trong hoạt động học tập trên lớp thực hiện yếu nhất. 2) Kỹ năng giao tiếp trong hoạt động học tập của sinh viên dân tộc Tày chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Trong đó, yếu tố ý thức tham gia vào các hoạt động tập thể; tính cách của sinh viên; phương pháp giảng dạy của giảng viên, hình thức giáo dục trong gia đình, nhà trường, xã hội có ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp này của sinh viên dân tộc Tày. 3) Có thể hoàn thiện hơn kỹ năng giao tiếp trong hoạt động học tập trên lớp của sinh viên dân tộc Tày thông qua chương trình tập huấn kỹ năng giao tiếp trong hoạt động học tập trên lớp bằng ngôn ngữ nói nhằm giúp cho các en nâng cao mức độ nhận thức, thực hành và ứng dụng trong quá trình giao tiếp trong hoạt động học tập trên lớp. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án góp phần bổ sung và làm sáng tỏ hơn một số vấn đề lý luận về kỹ năng giao tiếp trong hoạt động học tập trên lớp của sinh viên dân tộc Tày như: xây dựng được các khái niệm công cụ kỹ năng giao tiếp trong hoạt động học tập trên lớp của sinh viên dân tộc Tày; chỉ ra các kỹ năng thành phần của kỹ năng giao tiếp trong hoạt động học tập trên lớp của sinh viên dân tộc Tày; xác định được các tiêu chí và mức độ đánh giá kỹ năng giao tiếp trong hoạt động học tập trên lớp của sinh viên dân tộc Tày; phân tích các yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp trong hoạt động học tập trên lớp của sinh viên dân tộc Tày. Luận án đã nêu và phân tích thực trạng biểu hiện, mức độ của kỹ năng giao tiếp trong hoạt động học tập trên lớp của sinh viên dân tộc Tày hiện nay ở mức trung bình; đề cập mức độ ảnh hưởng của yếu tố chủ quan và khách quan tới kỹ 5
- năng giao tiếp trong hoạt động học tập trên lớp của sinh viên dân tộc Tày; đưa ra các biện pháp thực nghiệm để nâng cao kỹ năng giao tiếp trong hoạt động học tập trên lớp của sinh viên dân tộc Tày. Luận án giúp sinh viên dân tộc Tày bổ sung thêm về kỹ năng giao tiếp trong hoạt động học tập trên lớp. Đồng thời, luận án cũng là tài liệu tham khảo hữu ích trong các trường đại học nhằm giúp cho sinh viên dân tộc Tày nâng kỹ năng giao tiếp trong hoạt động học tập trên lớp. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Về mặt lý luận Hiện nay những nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp của sinh viên dân tộc Tày chưa được nghiên cứu nhiều. Luận án góp phần làm sáng tỏ hơn lý luận về kỹ năng giao tiếp trong hoạt động học tập trên lớp của sinh viên dân tộc Tày. Đồng thời kết quả của luận án là cơ sở góp phần bổ sung thêm một số vấn đề lý luận vào tâm lý học giao tiếp và tâm lý học dân tộc. 6.2. Về mặt thực tiễn Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ thực hiện kỹ năng giao tiếp trong hoạt động học tập trên lớp của sinh viên dân tộc Tày chỉ đạt ở mức trung bình. Như vậy, cần nâng cao kỹ năng giao tiếp trong hoạt động học tập trên lớp cho sinh viên dân tộc Tày để các em đạt được kết quả cao hơn trong trong học tập tại trường đại học. Luận án là tài liệu tham khảo cho các trường đại học có nhiều sinh viên dân tộc Tày theo học nhằm xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho sinh viên dân tộc Tày để nâng cao kỹ năng giao tiếp trong hoạt động học tập trên lớp cho các em. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án gồm 4 chương. Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp trong hoạt động học tập trên lớp của sinh viên Chương 2: Lý luận về kỹ năng giao tiếp trong hoạt động học tập trên lớp của sinh viên dân tộc Tày Chương 3: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu Chương 4: Thực trạng kỹ năng giao tiếp trong hoạt động học tập trên lớp của sinh viên dân tộc Tày vùng Đông Bắc Việt Nam 6
- Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP TRÊN LỚP CỦA SINH VIÊN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới về kỹ năng giao tiếp của sinh viên 1.1.1. Các hướng nghiên cứu trên thế giới về kỹ năng Phạm trù kỹ năng được các nhà tâm lý học trên thế giới quan tâm nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau. Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới chúng tôi nhận thấy có các hướng chính khi nghiên cứu về kỹ năng như sau: * Hướng nghiên cứu lí luận Các nhà nghiên cứu đi theo hướng này đã tập trung vào việc nghiên cứu và xây dựng cơ sở lí luận cơ bản về kỹ năng (khái niệm, tiêu chí đánh giá,...) Trong đó, việc xây dựng khái niệm kỹ năng rất được coi trọng. Có hai xu hướng chính về khái niệm này. Xu hướng thứ nhất: Các nhà khoa học khi tiếp cận khái niệm kỹ năng đã dựa trên quan điểm cho rằng, khi nghiên cứu kỹ năng cần phải xem xét kỹ năng như là kỹ thuật của hành động. Xu hướng thứ hai: Các nhà khoa học đưa ra lập luận và chứng minh rằng, khi xây dựng khái niệm kỹ năng cần phải xem xét tới cả hai khía cạnh: kỹ năng là kỹ thuật hành động và kỹ năng là một năng lực hoặc là một biểu hiện năng lực của con người. - Các nhà nghiên cứu đại diện cho xu hướng thứ nhất gồm các tác giả: A.G. Kôvaliov [61]; A.V. Petrovski [87]; A.V. Kruchetxki [62]. Các nhà khoa học này đều có chung một nhận định rằng: khi nghiên cứu kỹ năng cần xem xét kỹ năng như là mặt kỹ thuật của hành động, coi kỹ năng như một phương thức thực hiện hành động mà con người nắm vững. Theo các nhà nghiên cứu nêu trên, khi xem xét kỹ năng cần chú ý tới việc xem xét hoạt động của cá nhân đó. Cá nhân khi muốn thực hiện được một hành động, phải hiểu được mục đích, phương thức và điều kiện để thực hiện nó. Vì vậy, nếu ta nắm được các tri thức về hành động, thực hiện được nó trong thực tiễn theo các yêu cầu khác nhau, tức là ta đã có kỹ năng hành động. Muốn phát triển kỹ năng, cá nhân phải có quá trình học tập và củng cố bằng luyện tập hành động trong thực tiễn. - Các nhà nghiên cứu đại diện cho xu hướng thứ hai có A.D. Lêvitov [66, tr.3]; X.I. Kixegov [59]. Các nhà khoa học này cho rằng, khi xem xét khái niệm kỹ 7
- năng cần xem kỹ năng là kỹ thuật hành động và là một năng lực hoặc là một biểu hiện năng lực của con người. Kỹ năng vừa có tính ổn định, vừa có tính linh hoạt, mềm dẻo. Việc xem xét kỹ năng với tư cách là năng lực hoạt động của cá nhân đặt ra yêu cầu không chỉ phân tích mặt kỹ thuật của hành động mà còn nghiên cứu các yếu tố nhân cách khác có liên quan đến việc triển khai hành động. Với hai xu hướng cơ bản nghiên cứu về kỹ năng nêu dẫn ở trên, các nhà nghiên cứu đã kế thừa và vận dụng nó vào việc nghiên cứu kỹ năng trong các hoạt động nghề nghiệp cụ thể, kỹ năng trong hoạt động học tập,… * Hướng nghiên cứu thực tiễn về kỹ năng Hướng nghiên cứu này thu hút được rất nhiều nhà khoa học khác nhau tham gia nghiên cứu. Các nhà khoa học đã tập trung vào việc tiến hành các nghiên cứu thực tiễn về kỹ năng. Trong đó, có các hướng nghiên cứu thực tiễn về kỹ năng trong từng loại hình nghề nghiệp nhất định như: Kỹ năng nghề dạy học, kỹ năng nghề luật sư, kỹ năng nghề cảnh sát,… Một số nhà nghiên cứu lại tập trung vào các nghiên cứu các vấn đề liên quan đến kỹ năng học tập của học sinh, sinh viên,…Dưới đây chúng tôi sẽ nêu dẫn từng hướng nghiên cứu thực tiễn về kỹ năng: - Hướng nghiên cứu về kỹ năng nghề nghiệp Đã có một số công trình nghiên cứu về kỹ năng nghề nghiệp cụ thể, trong đó có các nghiên cứu về kỹ năng nghề nghiệp nói chung, kỹ năng của giáo viên, kỹ năng của các nhà tư vấn,... Đại diện cho hướng nghiên cứu này có các tác giả như: Jones Lawrence; Kevin B. và Len King; F.N. Gônôbolin; Z. Zilic, … Jones Lawrence, trong tác phẩm“Những kỹ năng nghề nghiệp bước vào thế kỷ 21” đã đặt vấn đề kỹ năng là chìa khoá của mọi thành công, trong đó, ông đề cập hai nhóm kỹ năng cơ bản và đặc thù nghề nghiệp đồng thời đưa ra một số trắc nghiệm về kỹ năng đó. Ông đưa ra nội hàm của một số kỹ năng như: Kỹ năng tư duy, kỹ năng sống trong cộng đồng, các kỹ năng động cơ,...Cũng theo ông, kỹ năng lãnh đạo phải bao gồm nội dung: Giao tiếp bằng ý nghĩ và cảm xúc để chứng tỏ vị trí của bạn; khuyến khích hay thuyết phục một cá nhân hay nhóm; sử dụng một cách tích cực những nguyên tắc và giá trị mà người khác tuân theo. [57, tr.99-111-115]. Kevin B. và Len King, khi đề cập kỹ năng của giáo viên, coi kỹ năng là năng lực thực hành của giáo viên. Các tác giả này chia kỹ năng dạy học ra thành ba nhóm tương ứng với ba giai đoạn của quá trình tự học: Nhóm kỹ năng xây dựng chương trình giảng dạy, nhóm kỹ năng giảng dạy và nhóm kỹ năng đánh giá. Các nhóm kỹ 8
- năng này của giáo viên khi tương tác với học sinh sẽ giúp chúng phát triển các nhóm kỹ năng tương tự. F.N. Gônôbolin, trong tác phẩm Những phẩm chất tâm lý của người giáo viên đã đưa ra danh mục 10 nhóm năng lực sư phạm mà người giáo viên cần có, tuy nhiên, tác giả lại chưa chỉ rõ được sự khác biệt giữa các nhóm năng lực dạy học và các nhóm năng lực giáo dục [38, tr. 83]. - Hướng nghiên cứu về kỹ năng học tập Đây là hướng nghiên cứu dành được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, cụ thể như sau: V.V.Tsebưseva nghiên cứu sâu về kỹ năng lao động bà đã có nhận định rất quan trọng được thực tế kiểm nghiệm và được nhiều người thừa nhận. Bà cho rằng, khi huấn luyện kỹ năng nên rút dần vai trò của người dạy, người học sẽ hình thành kỹ năng nhanh chóng và ổn định hơn [Dẫn theo 112, tr. 13]. X.I.Kixegov nghiên cứu kỹ năng hoạt động sư phạm của sinh viên. Ông nhấn mạnh sự khác biệt giữa kỹ năng hoạt động sư phạm với kỹ năng lao động sản xuất về quá trình hình thành, nhất là về đối tượng hoạt động. Ông đã chia quá trình hình thành kỹ năng hoạt động sư phạm thành 5 giai đoạn: - Giai đoạn 1: Giới thiệu cho sinh viên về những hoạt động sắp phải thực hiện như thế nào. - Giai đoạn 2: Trình bày, diễn đạt các quy tắc lĩnh hội hoặc tái hiện lại những hiểu biết cơ bản, nền tảng mà dựa vào đó kỹ năng, kỹ xảo được hình thành. - Giai đoạn 3: Trình bày mẫu hành động. - Giai đoạn 4: Sinh viên tiếp thu hành động qua thực tiễn. - Giai đoạn 5: Đưa ra hệ thống các bài tập độc lập [59]. 1.1.2. Các hướng nghiên cứu trên thế giới về giao tiếp Là một phạm trù trung tâm trong tâm lý học, giao tiếp đã được đề cập từ rất lâu, thu hút được rất nhiều nhà nghiên cứu nói chung và các nhà tâm lý học nói riêng tập trung nghiên cứu. Ngay từ thời cổ đại các nhà triết học như: Platon (428-347, Socrat (460-399) đã nói tới đối thoại như là sự giao tiếp trí tuệ, phản ánh mối quan hệ giữa con người với con người [dẫn theo 71]. Sang thế kỷ XVIII, nhà triết học Hà Lan M.P. Hemxtec - Lôxis trong tiểu luận “Một bức thư về con người và các quan hệ của nó với người khác” đã quan tâm đến mối quan hệ giữa con người với con người - mối quan hệ giữa cái tôi với 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Kĩ năng ứng phó với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ của sinh viên đại học sư phạm
181 p | 859 | 172
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Mức độ thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học
218 p | 327 | 87
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Kỹ năng quản lý cảm xúc của giáo viên mầm non
231 p | 221 | 54
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Nguy cơ sử dụng ma tuý ở học sinh Trung học phổ thông
224 p | 158 | 30
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Tương hợp tâm lý giữa cán bộ quản lý và học viên ở trường đào tạo sĩ quan quân đội
222 p | 146 | 26
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Ứng phó với stress của học sinh trung học phổ thông có kiểu nhân cách khác nhau
230 p | 38 | 23
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Khó khăn tâm lý của phụ nữ trong đấu tranh chống bạo lực gia đình
32 p | 168 | 19
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Kỹ năng hợp tác trong học thực hành của sinh viên các trường đại học sư phạm kỹ thuật
248 p | 58 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Thái độ của phạm nhân với việc chấp hành án phạt tù
225 p | 48 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Khó khăn tâm lý trong thực hành chủ nhiệm lớp của sinh viên sư phạm
208 p | 19 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội gắn với phát triển du lịch
272 p | 23 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân
235 p | 33 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Động cơ học tập bên trong của học sinh trung học cơ sở
27 p | 27 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi
27 p | 18 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Ứng phó với stress của học sinh trung học phổ thông có kiểu nhân cách khác nhau
27 p | 14 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Thích ứng với tái hòa nhập cộng đồng của người chấp hành xong biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng
29 p | 39 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Khó khăn tâm lý trong thực hành chủ nhiệm lớp của sinh viên sư phạm
28 p | 12 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Hành vi đi lễ chùa của sinh viên trên địa bàn Hà Nội
26 p | 37 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn