intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân tại Quần thể danh thắng Tràng An trước tác động của du lịch

Chia sẻ: Elfredatran Elfredatran | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:206

110
lượt xem
30
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở nghiên cứu về biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân tại Quần thể danh thắng Tràng An trước tác động của du lịch, Luận án tập trung nghiên cứu, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về biến đổi văn hóa sinh kế, tìm hiểu sự biến đổi văn hóa sinh kế trong bối cảnh phát triển du lịch, đồng thời lý giải những nguyên nhân, xu hướng ảnh hưởng tới sự biến đổi, bàn luận một số vấn đề đặt ra để phát triển văn hóa sinh kế bền vững trước tác động của du lịch.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân tại Quần thể danh thắng Tràng An trước tác động của du lịch

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI VĂN MẠNH BIẾN ĐỔI VĂN HÓA SINH KẾ CỦA CƯ DÂN TẠI QUẦN THỂ DANH THẮNG TRÀNG AN TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH VĂN HÓA HỌC Mã số: 9229040 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS,TS PHẠM DUY ĐỨC 2. TS. LÊ XUÂN KIÊU HÀ NỘI - 2020
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Bùi Văn Mạnh
  3. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 8 1.1. Các công trình nghiên cứu về sinh kế và văn hóa sinh kế 8 1.2. Các công trình nghiên cứu về sự biến đổi văn hóa và biến đổi văn hóa sinh kế14 1.3. Các công trình nghiên cứu về sự biến đổi văn hóa sinh kế trước tác động của du lịch 21 1.4. Các công trình nghiên cứu về văn hóa, tác động của du lịch đối với di sản và sinh kế của cư dân tại quần thể danh thắng tràng an 25 1.5. Đánh giá chung về những thành tựu nghiên cứu mà luận án có thể kế thừa và những khoảng trống mà luận án cần đi sâu nghiên cứu 28 Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIẾN ĐỔI VĂN HÓA SINH KẾ VÀ KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 32 2.1. Một số khái niệm công cụ 32 2.2. Lý thuyết biến đổi văn hóa và khung phân tích biến đổi văn hóa sinh kế 43 2.3. Quan điểm phát triển du lịch và mối quan hệ văn hóa sinh kế và du lịch tại Quần thể danh thắng Tràng An 48 2.4. Tổng quan địa bàn nghiên cứu 54 Chương 3. THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI VĂN HÓA SINH KẾ CỦA CƯ DÂN TẠI QUẦN THỂ DANH THẮNG TRÀNG AN 63 3.1. Đặc điểm văn hóa sinh kế của cư dân tại Quần thể danh thắng Tràng An trước năm 2000 63 3.2. Thực trạng biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân tại Quần thể danh thắng Tràng An do tác động của phát triển du lịch 82 3.3. Đánh giá sự biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân ở Quần thể danh thắng Tràng An trước tác động của phát triển du lịch 105 Chương 4. NHỮNG YẾU TỐ VÀ XU HƯỚNG TÁC ĐỘNG ĐẾN BIẾN ĐỔI VĂN HÓA SINH KẾ CỦA CƯ DÂN TẠI QUẦN THỂ DANH THẮNG 112 TRÀNG AN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY 112 4.1. Những yếu tố tác động và xu hướng biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân tại Quần thể danh thắng Tràng An 112 4.2. Những vấn đề đặt ra do tác động của phát triển du lịch 129 4.3. Một số khuyến nghị về giải pháp phát triển văn hóa sinh kế bền vững của cư dân ở Quần thể danh thắng Tràng An trong quá trình phát triển du lịch 135 KẾT LUẬN 149 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA NGHIÊN CỨU SINH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 152 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 153 PHỤ LỤC 164
  4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BĐVH Biến đổi văn hóa BCH Ban chấp hành CSHT Cơ sở hạ tầng CMCN Cách mạng công nghiệp DSVHTNTG Di sản Văn hóa và thiên nhiên thế giới DSVH Di sản văn hóa DFID Department for International Development (Cơ quan phát triển Quốc tế). GDP Tổng sản phẩm quốc nội KTXH Kinh tế xã hội KTTT Kinh tế thị trường QTDT Quần thể danh thắng SBĐVHSK Sự biến đổi văn hóa sinh kế UBND Ủy ban nhân dân UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp Quốc VHSK Văn hóa sinh kế XHCN Xã hội chủ nghĩa
  5. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Các thành tố của văn hóa sinh kế 39 Sơ đồ 2.2. Khung phân tích sinh kế bền vững DFID [13, tr.40] 45 Sơ đồ 2.3. Khung phân tích sự biến đổi văn hóa sinh kế 46 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Trình độ học vấn của người dân địa phương 67 Biểu đồ 3.2. Thu nhập của người dân giai đoạn 1990-2000 69 Biểu đồ 3.3. Nghề nghiệp trước đây của người dân địa phương 73 Biểu đồ 3.4. Mức độ đáp ứng diện tích đất sản xuất, trồng cấy của gia đình 83 Biểu đồ 3. 5. Thu nhập hiện nay của người dân 84 Biểu đồ 3.6. Lợi ích du lịch mang lại cho kinh tế địa phương 85 Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ người dân được tham gia các lớp bồi dưỡng du lịch 87 Biểu đồ 3.8. Khó khăn khi chuyển sang làm nghề mới 88 Biểu đồ 3.9. Sự phù hợp của công việc hiện tại đối với người dân 89 Biểu đồ 3.10.Mức độ thường xuyên tổ chức và tham gia lễ hội truyền thống 91 Biểu đồ 3.11. Đánh giá chất lượng tổ chức các lễ hội văn hóa truyền thống 91 Biểu đồ 3.12. Mức độ hấp dẫn của các lễ hội văn hóa truyền thống 92 Biểu đồ 3.13. Tỷ lệ các hộ gia đình có làm nghề phụ 96 Biểu đồ 3.14. Nghề nghiệp hiện nay của người dân địa phương 98 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Diện tích đất tự nhiên và đất gieo trồng 3 xã năm 2010 64 Bảng 3.2. Diện tích gieo trồng cấy của các xã giai đoạn 2010-2018 83 Bảng 3.3. Cơ cấu nguồn lao động làm du lịch tại các xã hiện nay 86 Bảng 3.4. Tổng hợp các cơ sở dịch vụ và quản lý khu du lịch 93 Bảng 3.5. Đánh giá về chủ trương, chính sách phát triển KTXH và du lịch 94
  6. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới là những tài sản vô giá và không thể thay thế, có giá trị và ý nghĩa đặc biệt to lớn đối với mỗi cá nhân, cộng đồng, địa phương, quốc gia và toàn nhân loại. Di sản thế giới là những khu vực có giá trị nổi bật về cảnh quan tự nhiên, văn hóa, kiến trúc độc đáo và hệ sinh thái đa dạng, phong phú, có sức lôi cuốn rất lớn với khách du lịch. Không phải ngẫu nhiên mà hàng năm các khu Di sản thế giới thu hút hàng triệu lượt lượt du khách tới thăm. Du lịch trở thành một công cụ chủ yếu trong nỗ lực giữ gìn, bảo vệ di sản, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho cộng đồng địa phương, đặc biệt ở những khu vực được bảo vệ của di sản. Tuy nhiên quá trình phát triển du lịch cũng tạo ra không ít những tác động tới khu di sản và cộng đồng cư dân địa phương, nhất là ở các nước đang phát triển. Một trong những tác động rõ nhất đối với cư dân trong khu di sản, đó là sự thay đổi các nguồn lực sinh kế (nguồn lực con người, nguồn lực tư nhiên, tài chính, vật chất và nguồn lực xã hội), hệ thống sinh kế, phương thức sinh kế và các hoạt động sinh kế truyền thống cùng với những giá trị văn hóa gắn liền với các hoạt động sinh kế. Trước đây người dân sinh sống trong các khu vực di sản chỉ quen với nghề làm nông nghiệp, chăn nuôi, săn bắt, hái lượm, làm một số nghề thủ công, khi thực hiện các dự án phát triển du lịch, nhiều diện tích đất tự nhiên, đất sản xuất nông nghiệp, đất ở của người dân bị thu hồi để làm dự án du lịch, nguồn lực đất đai bị hạn chế, không gian sản xuất, canh tác bị thu hẹp, buộc nhiều người phải chuyển đổi nghề nghiệp, cách thức kiếm sống. Quần thể danh thắng Tràng An đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp Quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Văn hoá và Thiên nhiên thứ 31 trên thế giới vào năm 2014 và là di sản hỗn hợp duy nhất của Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại. Quần thể danh thắng Tràng An có diện tích 12.252 ha, trong đó khu di sản là 6.226ha, vùng đệm 6.026 ha, nằm trên địa bàn của 20 xã, phường thuộc 5 huyện và thành phố. Là vùng đất cổ nơi đang lưu giữ dấu vết của người tiền sử cách ngày nay hơn 30.000 năm. Người dân đã sinh sống gắn bó hàng nghìn năm, trải qua bao biến cố to lớn về môi trường, cảnh
  7. 2 quan và trở thành một phần không thể tách rời của di sản. Đến nay trong vùng lõi của di sản có khoảng 20.000 dân sinh sống, tập trung chủ yếu ở các xã Trường Yên, Ninh Xuân và Ninh Hải của huyện Hoa Lư, với sinh kế truyền thống chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi và làm nghề thủ công. Khu di sản Quần thể danh thắng Tràng An hiện là điểm đến hàng đầu của tỉnh Ninh Bình và khu vực phía Bắc, hàng năm thu hút khoảng 3 triệu lượt khách. Du lịch không chỉ đóng góp trực tiếp vào việc bảo tồn, gìn giữ di sản mà còn góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho hàng chục nghìn lao động địa phương và nâng cao đời sống văn hóa của người dân địa phương. Bên cạnh đó, phát triển du lịch cũng tạo ra nhiều tác động tiêu cực đối với cư dân địa phương do sự thay đổi về môi trường, không gian sản xuất, tri thức, kinh nghiệm trong lao động, sản xuất cũng như tác động tới lối sống, phong tục tập quán, văn hóa truyền thống của địa phương. Mức độ tác động, ảnh hưởng của du lịch tới người dân còn phụ thuộc khả năng thích ứng và nguồn lực của cá nhân và hộ gia đình, nhiều người thích ứng, chủ động học hỏi, trang bị kiến thức, kỹ năng về kinh doanh du lịch làm kế sinh nhai mới như kinh doanh nhà hàng, khách sạn, bán hàng lưu niệm, vận tải du lịch, nhưng cũng có nhiều người thích ứng chậm hơn, bị động trong việc chuyển đổi sinh kế, việc làm, thậm chí hẫng hụt, mất phương hướng, kết quả là chịu thiệt thòi và yếu thế hơn trong các hoạt động sinh kế mới. Những thay đổi này cũng dẫn đến sự biến đổi các giá trị văn hóa sinh kế, phong tục, tập quán, lối sống của người dân địa phương. Mặc dù đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về biến đổi văn hóa và văn hóa sinh kế của cư dân trước tác động của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa ở nhiều địa phương khác nhau trên phạm vi cả nước, trong đó có tác động của phát triển du lịch, nhưng chưa có công trình nghiên cứu một cách hệ thống, chuyên biệt về biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân tại Quần thể danh thắng Tràng An trước tác động của du lịch dưới góc độ văn hóa học. Trước những vấn đề đặt ra về cả thực tiễn và nhu cầu nghiên cứu khoa học về biến đổi văn hóa sinh kế của người dân địa phương trong vùng Quần thể danh thắng Tràng An trước tác động của phát triển du lịch, nghiên cứu sinh chọn đề tài nghiên cứu
  8. 3 “Biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân tại Quần thể danh thắng Tràng An trước tác động của du lịch” làm luận án tiến sĩ chuyên ngành văn hóa học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu về biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân tại Quần thể danh thắng Tràng An trước tác động của du lịch, Luận án tập trung nghiên cứu, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về biến đổi văn hóa sinh kế, tìm hiểu sự biến đổi văn hóa sinh kế trong bối cảnh phát triển du lịch, đồng thời lý giải những nguyên nhân, xu hướng ảnh hưởng tới sự biến đổi, bàn luận một số vấn đề đặt ra để phát triển văn hóa sinh kế bền vững trước tác động của du lịch. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 1) Nghiên cứu, làm rõ một số vấn đề lý luận về biến đổi văn hóa sinh kế do tác động của phát triển du lịch; 2) Nghiên cứu làm rõ thực trạng biến đổi sinh kế và văn hóa sinh kế của cư dân 3 xã nằm trong vùng lõi Quần thể danh thắng Tràng An trước và sau khi phát triển du lịch; 3) Nhận diện các yếu tố tác động, xu hướng khai thác du lịch tác động tới biến đổi, thời cơ và thách thức đối với biến đổi văn hóa sinh kế; bàn luận xác định một số vấn đề đặt ra để phát triển sinh kế bền vững của cư dân tại Quần thể danh thắng Tràng An trong quá trình phát triển du lịch. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Những bến đổi văn hóa sinh kế của cư dân trong khu di sản Quần thể danh thắng Tràng An trước tác động của phát triển du lịch. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Trong vùng lõi khu di sản thế giới Quần thể danh thắng Tràng An có 12 xã thuộc các huyện Hoa Lư, Gia Viễn, Nho Quan và thành phố Ninh Bình, luận án tập trung vào 3 xã có dân số chiếm trên 90% cư dân sống trong vùng lõi di sản chịu nhiều tác động nhất do phát triển du lịch gồm các xã Trường Yên, Ninh Xuân và Ninh Hải thuộc huyện Hoa Lư.
  9. 4 - Về thời gian: Nghiên cứu từ năm 2000 đến nay, khi cư dân địa phương trong khu vực di sản chịu tác động do phát triển du lịch. Đây là thời điểm các dự án phát triển các khu, điểm du lịch được triển khai và đưa vào khai thác phục vụ khách du lịch và những năm tiếp theo. - Về nội dung: Phân tích, đánh giá thực trạng biến đổi văn hóa sinh kế và ứng xử của cư dân tại Quần thể danh thắng Tràng An trước tác động của phát triển du lịch. 4. Những câu hỏi nghiên cứu Thứ nhất, đặc điểm văn hóa sinh kế của cư dân trong khu di sản thế giới Quần thể danh thắng Tràng An trước khi phát triển du lịch? Thứ hai, văn hóa sinh kế của cư dân trong khu di sản Quần thể danh thắng Tràng An biến đổi như thế nào trước tác động của phát triển du lịch? Thứ ba, những vấn đề gì đặt ra đối với sự biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân trong khu di sản trước tác động của phát triển du lịch; cần làm gì để phát triển văn hóa sinh kế bền vững trong quá trình phát triển du lịch. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Cơ sở lý luận của Luận án được phát triển trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác - Lê nin và quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về văn hóa và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Luận án đã sử dụng phương pháp tiếp cận liên ngành như xã hội học, văn hóa học, kinh tế học, du lịch học để khảo sát, xem xét sự biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân tại khu di sản Quần thể danh thắng Tràng An trước tác động của phát triển du lịch, đồng thời vận dụng các lý thuyết về biến đổi văn hóa, khung sinh kế bền vững và đưa ra khung phân tích sự biến đổi văn hóa sinh kế để phân tích, luận giải về sự biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân trong khu di sản cũng như các yếu tố tác động trong quá trình phát triển du lịch đối với sự biến đổi đó. 5.2. Phương pháp nghiên cứu 5.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp Luận án tập trung nghiên cứu phân tích các tài liệu, các số liệu, các kết quả điều tra, các kết quả nghiên cứu đã có để khái quát hóa, tổng hợp hóa, đưa ra
  10. 5 các nhận định, đánh giá khoa học của luận án, đảm bảo tính khoa học của các phân tích, đánh giá về văn hóa sinh kế và sự biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân trong khu di sản Quần thể danh thắng Tràng An. 5.2.2. Phương pháp điền dã Phương pháp điền đã được sử dụng để thu thập các nguồn tài liệu định tính liên quan đến địa bàn nghiên cứu. Nghiên cứu sinh đã trực tiếp quan sát, kiểm tra, trao đổi, nói chuyện và phỏng vấn sâu các đối tượng sau: 1). Cán bộ xã, cán bộ, thôn xóm của các địa phương trong khu di sản; 2) Cán bộ quản lý, điều hành của các doanh nghiệp, đơn vị quản lý, khu, điểm du lịch; 3) Người dân tham gia hoạt động dịch vụ du lịch; 4). Các hướng dẫn viên, công ty lữ hành đưa khách đến khu di sản; 5) Các chuyên gia nghiên cứu về di sản văn hóa, du lịch, xã hội học và kinh tế. Với vai trò là người làm công tác quản lý di sản và du lịch của tỉnh, nghiên cứu sinh đã thường xuyên đi xuống địa bàn các khu, điểm du lịch và các khu dân cư để kiểm tra và nắm bắt tình hình hoạt động, xử lý các vấn đề phát sinh liên quan đến di sản, hoạt động kinh doanh du lịch, dịch vụ. Thông qua các buổi làm việc tại thực địa, trực tiếp nói chuyện với cộng đồng cư dân địa phương, nghiên cứu sinh đã được chia sẻ và cung cấp nhiều thông tin bổ ích phục vụ cho đề tài của Luận án cũng như công tác quản lý di sản và phát triển du lịch của tỉnh. Vừa thực hiện quan sát tham dự vừa tham dự tích cực vào các hoạt động du lịch, đào tạo tập huấn, nghiên cứu cùng các chuyên gia nước ngoài xây dựng hồ sơ di sản, quy hoạch, kế hoạch quản lý di sản, khai quật khảo cổ học…, nghiên cứu sinh đã có cái nhìn tương đối đầy đủ, dưới nhiều góc độ về các hoạt động sinh kế và sự biến đổi văn hóa sinh kế của người dân tại khu di sản Quần thể danh thắng Tràng An trong quá trình phát triển du lịch. 5.2.3. Phương pháp điều tra xã hội học Để thu thập các thông tin sơ cấp, định lượng liên quan đến dân cư các địa phương nằm trong vùng lõi của khu di sản từ năm 2000 đến nay, nghiên cứu sinh đã có nhiều buổi làm việc và phỏng vấn tìm hiểu về cư dân sinh sống trong vùng lõi di sản. Chính thức sau khi nhận đề tài nghiên cứu từ đầu năm 2017 đến nay, nghiên cứu sinh đã tiến hành điều tra xã hội học cộng đồng dân cư tại 3 xã
  11. 6 Trường Yên, Ninh Xuân và Ninh Hải. Đây là 3 xã nằm trong vùng lõi di sản, nơi có nhiều dự án đầu tư du lịch và có hoạt động du lịch phát triển nhất, đối tượng điều tra chủ yếu là: 1) người dân làm các dịch vụ du lịch (chèo đò, bán hàng, bảo vệ, kinh doanh nhà nghỉ, nhà hàng); 2) những người dân làm quản lý tại các khu, điểm du lịch; 3) cán bộ công chức xã. Tổng số phiếu phát ra và thu về: 500 phiếu, được phân bổ như sau: người chèo đò và làm dịch vụ du lịch 350 phiếu; người điều hành và quản lý tại các khu du lịch 100 phiếu; cán bộ công chức xã 50 phiếu. Trong quá trình thực hiện điều tra, được sự giúp đỡ của cán bộ Ban Quản lý khu du lịch sinh thái Tràng An, Tam Cốc - Bích Động, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Hoa Lư, Ban Quản lý Quần thể danh thắng Tràng An, Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch, lãnh đạo 3 xã Trường Yên, Ninh Xuân và Ninh Hải, Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường, Doanh nghiệp Ngôi Sao và nhiều người dân địa phương, nghiên cứu sinh đã hoàn thành việc điều tra 500 phiếu. Bên cạnh đó, nghiên cứu sinh đã trực tiếp gặp gỡ và thực hiện nhiều cuộc phỏng vấn sâu với một số người chèo đò, hướng dẫn viên du lịch, cán bộ quản lý và lãnh đạo chính quyền địa phương để hiểu rõ hơn về những thay đổi trong cuộc sống, việc làm, phong tục tập quán và các nghi lễ liên quan đến sinh kế cũng như những thuận lợi, khó khăn, thách thức của người dân từ khi chuyển đổi sang làm du lịch. 5.2.4. Phương pháp so sánh Bên cạnh các phương pháp trên, nghiên cứu sinh còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chung của ngành khoa học xã hội như: so sánh hai thời kỳ trước và sau khi phát triển du lịch để tìm hiểu về văn hóa sinh kế ở từng thời kỳ; đưa ra các dự báo xu hướng biến đổi văn hóa sinh kế và bàn luận, đưa ra các giải pháp mang tính khuyến nghị giúp cho các cơ quan quản lý ở địa phương trong quá trình phát triển du lịch. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận án góp phần hệ thống hóa về văn hóa sinh kế, biến đổi văn hóa sinh kế trong quá trình phát triển du lịch của cư dân tại quần thể danh thắng (QTDT) Tràng An, tỉnh Ninh Bình dưới góc nhìn văn hóa học. Luận án sẽ đóng góp cho việc hoàn thiện hơn một số vấn đề lý luận về văn hóa sinh kế và
  12. 7 sự biến đổi của văn hóa sinh kế trước những tác động của du lịch tại các khu di sản thế giới hiện nay. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Luận án làm sáng tỏ thực trạng biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân tại khu Quần thể danh thắng Tràng An trước tác động của du lịch. - Kết quả nghiên cứu của Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu và giảng dạy các môn học về văn hóa học và du lịch học, làm tài liệu tham khảo cho công tác quản lý, bảo tồn di sản và phát triển du lịch ở nước ta hiện nay. 7. Bố cục của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục công trình nghiên cứu đã công bố; Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của Luận án được bố cục thành 4 chương cụ thể như sau: Chương 1. Tổng quan nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. Chương 2. Cơ sở lý luận về biến đổi văn hóa sinh kế và khái quát địa bàn nghiên cứu. Chương 3. Thực trạng biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân tại Quần thể danh thắng Tràng An trước tác động của du lịch. Chương 4. Bàn luận về sự biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân tại Quần thể danh thắng Tràng An trước tác động của du lịch trong tình hình hiện nay.
  13. 8 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ SINH KẾ VÀ VĂN HÓA SINH KẾ 1.1.1. Về sinh kế Sinh kế là vấn đề được nhiều ngành khoa học trên thế giới quan tâm, nghiên cứu từ lâu. Về sau, sinh kế được các nhà nghiên cứu văn hóa từ nhiều chuyên ngành trong nước tiếp nhận và phát triển trong nghiên cứu về khoa học văn hóa ứng dụng, bởi nội hàm của sinh kế có tính thực tiễn cao. Ý tưởng về sinh kế đã có từ tác phẩm của Robert Chambers vào giữa những năm 80 của thế kỷ XX, sau đó được Chambers, Conway và những nhà nghiên cứu khác phát triển vào đầu những năm 90 của thế kỷ XX. Tiếp tục bổ sung và phát triển các nghiên cứu về sinh kế của Ủy ban Thế giới về Môi trường và phát triển (WCED), Chambers & Conway đã đưa ra khái niệm sinh kế tương đối hoàn chỉnh về sinh kế, bao gồm năng lực, tài sản (dự trữ, nguồn lực, yêu cầu và tiếp cận) và các hoạt động cần có để bảo đảm phương tiện sinh sống: sinh kế chỉ bền vững khi nó có thể đương đầu với và phục hồi sau các cú sốc, duy trì hoặc cải thiện năng lực và tài sản, và cung cấp các cơ hội sinh kế bền vững cho các thế hệ kế tiếp [104, tr.6]. Trong tài liệu hướng dẫn khung phân tích sinh kế nông thôn bền vững (1997), trên cơ sở kế thừa nghiên cứu của Chambers & Conway và các công trình nghiên cứu trước đó, Ian Scoone và đồng nghiệp đã đưa ra khái niệm và khung phân tích sinh kế bền vững khá đầy đủ với 5 chỉ số đánh giá chính (bối cảnh, điều kiện xu hướng; các nguồn lực sinh kế; thể chế và tổ chức; chiến lược sinh kế; và kết quả sinh kế), trong đó các yếu tố thể chế và tổ chức ảnh hướng quan trọng tới kết quả sinh kế bền vững [109]. Schultz và Lavenda (2001) cho rằng khi nói đến sinh kế là hàm ý con người phải làm gì để có được của cải vật chất như lương thực, quần áo, chỗ ở nhằm duy trì cuộc sống [70, tr.8]. Trong khi đó Grant Evans, thì nhấn mạnh sinh kế nghiên cứu mặt vật chất của đời sống trong bối cảnh xã hội và văn hóa của nó,
  14. 9 đồng thời nghiên cứu cái cách mà các khâu sản xuất phân phối tiêu thụ đã tham gia như thế nào vào toàn bộ cấu trúc của xã hội, sinh kế không chỉ là kinh tế mà còn là văn hóa và phản ánh văn hóa [105]. Các nhà nghiên cứu tại Việt Nam trong những năm trở lại đây đã có nhiều nghiên cứu và đưa ra những nhận định về vấn đề sinh kế. Các nghiên cứu đa phần đã chỉ ra hoạt động kinh tế hay sinh kế chính là sự thích nghi của con người với môi trường tự nhiên trong quá trình thỏa mãn các nhu cầu vật chất để đảm bảo sự sinh tồn của mình, hay sinh kế là những phương thức kiếm sống của cá nhân hay cộng đồng, nhằm đáp ứng các nhu cầu về vật chất cũng như tinh thần để duy trì sự phát triển của cá nhân hay cộng đồng đó. Trong Luận án “Biến đổi sinh kế của người Dao di cư tự do tại huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk” của Đào Thanh Thái [75, tr. 34] đã đưa ra những vấn đề về sinh kế của người Dao tại Cư M’gar, tác giả cũng đã nhận định sinh kế của người Dao tại địa bàn mình nghiên cứu là một tập hợp của các nguồn lực và khả năng của con người kết hợp với những quyết định và hoạt động mà họ sẽ thực hiện để không những kiếm sống mà còn đạt đến mục tiêu đa dạng hơn. Hay nói cách khác, sinh kế của một hộ gia đình hay một cộng đồng còn được gọi là kế sinh nhai của hộ gia đình hay cộng đồng đó. Trên cơ sở khung lý thuyết về sinh kế và biến đổi sinh kế của DFID, Trần Văn Bình đã đưa ra một quan niệm và hướng nghiên cứu tương đối toàn diện về sinh kế và biến đổi sinh kế. Tác giả đã nhấn mạnh đến việc kết hợp các hoạt động trong quá trình sử dụng các nguồn lực để đảm bảo cuộc sống (con người gồm khả năng, kỹ năng cá nhân; nguồn lực tự nhiên, tài chính và các thiết bị và các mối quan hệ, trợ giúp của xã hội) [13, tr.53]. Nội dung chính của khung phân tích sinh kế bền vững được nhà nghiên cứu Trần Văn Bình tóm tắt thành bốn điểm chính sau: Thứ nhất, khung phân tích sinh kế bền vững đề cập đến nhiều yếu tố và thành tố hợp thành sinh kế đó là: 1) Các ưu tiên mà con người có thể nhận biết được; 2) Các chiến lược mà họ lựa chọn để theo đuổi các ưu tiên đó; 3) Các thể chế, chính sách và tổ chức quyết định đến sự tiếp cận của họ đối với các loại tài sản hay cơ hội và các kết quả mà họ thu được; 4) Các tiếp cận của họ đối với năm loại vốn và khả năng sử dụng hiệu quả các loại vốn mình có; 5) Bối cảnh
  15. 10 sống của con người, bao gồm các xu hướng kinh tế, công nghệ, dân số, các cú sốc và mùa vụ. Thứ hai, khung phân tích này lấy con người và sinh kế của họ làm trung tâm của sự phân tích, nghĩa là đặt con người ở trung tâm của sự phát triển và hành động Thứ ba, khung phân tích sinh kế bền vững thừa nhận các chính sách, thể chế và quá trình ảnh hưởng đến sự tiếp cận và sử dụng các tài sản hay còn gọi là các loại vốn mà cuối cùng chúng đều ảnh hưởng đến sinh kế của con người Thứ tư, sinh kế của con người được phân tích dưới góc độ sở hữu và tiếp cận các loại vốn, hay còn gọi là tài sản vốn. Trong đó có năm loại vốn chính là: 1) Vốn vật chất bao gồm cơ sở hạ tầng và các loại hàng hóa mà con người sản xuất cần để hậu thuẫn sinh kế; 2) Vốn tài chính, ngụ ý về các nguồn lực tài chính mà con người sử dụng để đạt được các mục tiêu sinh kế của mình; 3) Vốn xã hội, là các nguồn lực xã hội mà con người sử dụng để theo đuổi các mục tiêu sinh kế của mình bao gồm quan hệ, mạng lưới, thành viên nhóm, niềm tin, sự phụ thuộc lẫn nhau và trao đổi cung cấp các mạng an ninh phi chính thống quan trọng; 4) Vốn con người đại diện cho các kỹ năng, tri thức, khả năng làm việc và sức khỏe tốt, tất cả cộng lại tạo thành những điều kiện giúp con người theo đuổi các chiến lược sinh kế khác nhau và đạt được các mục tiêu sinh kế. 5) Vốn tự nhiên là tất cả những nguyên vật liệu tự nhiên để tạo dựng sinh kế. Có rất nhiều nguồn lực tạo thành vốn tự nhiên bao gồm cả các nguồn lực đất đai. [13, tr.40-46]. Năm 2011, hai nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Mai, Nguyễn Huy Thắng của Viện Xã hội học đã công bố công trình “Sinh kế bền vững cho cư dân ven bờ vịnh Bắc bộ - Thực trạng và giải pháp” [48] trong phạm vi nghiên cứu 3 tỉnh duyên hải là Thanh Hóa, Khánh Hòa và Sóc Trăng. Trong những năm gần đây tình trạng đánh bắt ven bờ đã làm suy giảm cạn kiệt nguồn tài nguyên ven biển, chính vì vậy để giảm tình trạng khai thác quá mức đồng thời bảo vệ và phát triển hệ sinh thái ven biển, bảo tồn đa dạng sinh học cần phải tìm sinh kế mới để thay thế một bộ phận sinh kế của người dân làm nghề đánh bắt ven biển. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy thực trạng sinh kế, những rủi ro sinh kế tạm thời và khả năng chuyển đổi sinh kế của cộng đồng cư dân ven biển. Đáng chú ý trong
  16. 11 nghiên cứu này chính là tác giả đã đề xuất các mô hình sinh kế thay thế đánh bắt ven bờ thông qua sự tham vấn của cộng đồng ngư dân ven biển. Năm 2015, tác giả Bùi Văn Tuấn đã công bố công trình nghiên cứu Thực trạng và giải pháp đảm bảo sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư ven đô Hà Nội trong quá trình đô thị hóa [74], trong đó đã khẳng định sinh kế, sinh kế bền vững có vai trò quan trọng đối với cộng đồng dân cư trong quá trình đô thị hóa. Trên cơ sở tiếp cận khung sinh kế bền vững, bài viết phân tích một số vấn đề lý luận về sinh kế và vận dụng nghiên cứu sinh kế của cộng đồng dân cư vùng ven đô trong quá trình đô thị hóa qua trường hợp quận Bắc Từ Liêm. Nghiên cứu đánh giá thực trạng sinh kế của cộng đồng dân cư quận Bắc Từ Liêm, xác định những nhân tố thuận lợi và cản trở hộ gia đình tiếp cận các nguồn lực phát triển sinh kế. Trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp nâng cao và đảm bảo sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư dưới tác động của quá trình đô thị hóa trong bối cảnh phát triển và hội nhập. Nghiên cứu về quá trình chuyển đổi phương thức sinh kế của người dân ở vùng đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tác giả Ngô Thị Phương Lan, trong công trình nghiên cứu “Từ cá sang tôm” [44] đã phác họa lại một bức tranh khá sinh động và sâu sắc về hoạt động sản xuất, mưu sinh của người nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long, với khả năng thích ứng nhanh với nền kinh tế thị trường. Từ việc đi sâu tìm hiểu các phương thức mưu sinh mới trong bối cảnh văn hóa, phát triển kinh tế xã hội của vùng, tác giả thấy rằng so với trồng lúa, nuôi tôm là nghề có tính rủi ro cao, người dân đã biết phát huy tốt nguồn vốn xã hội để giảm thiểu rủi ro. Quá trình chuyển đổi từ trồng lúa sang nuôi tôm của người dân đã cho thấy lối tư duy duy lý theo cách tiếp cận của Samuel Popkin (1979), mối quan tâm hàng đầu của người nông dân là sự thịnh vượng và an toàn của bản thân và gia đình họ [44, tr.78-81]; người dân lựa chọn việc chuyển dần các mảnh ruộng của gia đình làm đầm nuôi tôm, đầu tư phát triển các mạng lưới, quan hệ xã hội để phát triển kinh tế, giảm thiểu rủi ro khi mất mùa, đó là sự kết hợp giữa yếu tố duy tình và duy lý trong kinh tế để phù hợp bối cảnh phát triển. Tóm lại, qua nghiên cứu, tìm hiểu về sinh kế của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, từ góc độ nghiên cứu văn hóa học và hướng nghiên cứu của đề tài
  17. 12 này, nghiên cứu sinh thấy rằng sinh kế chính là cách thức tổ chức những hoạt động kinh tế của cộng đồng địa phương, bao gồm cả các giá trị vật chất (nguồn lực đất đai, tài chính, công cụ, phương tiện lao động…) và các giá trị tinh thần (khả năng, kỹ năng, tri thức, kinh nghiệm, nghi lễ…) được sắp xếp thành những ngành nghề đặc thù phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng nhằm đảm bảo duy trì và phát triển cuộc sống của hộ gia đình và cộng đồng dân cư và có sự thay đổi linh hoạt khi có biến động về môi trường sống. 1.1.2. Về văn hóa sinh kế Khái niệm sinh kế được các nhà nghiên cứu trên thế giới tìm hiểu từ khá lâu trong các công trình nghiên cứu về dân tộc học, nhân học, văn hóa học. Thuật ngữ văn hóa mưu sinh hay sinh kế được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng gần đây để chỉ các hoạt động sản xuất, kiếm sống của cộng đồng cư dân, của tộc người. Theo nhóm các nhà nghiên cứu Makarian và dân tộc học Xô Viết (Liên Xô cũ) văn hóa bao gồm hai hệ thống với 4 thành tố cơ bản: văn hóa sản xuất, văn hóa đảm bảo đời sống, văn hóa chuẩn mực xã hội (luật lệ, nghi lễ, phong tục) và văn hóa nhận thức. Trong đó Markarian nhấn mạnh “văn hóa sản xuất là thành tố quan trọng bậc nhất”. Như vậy có thể khẳng định các nhà dân tộc học Liên Xô cũ là những người đầu tiên nghiên cứu văn hóa sinh kế [13]. Trong các công trình nghiên cứu của Norman Long (1980), Wallman (1982), Robert Chambers và Conway (1992), Caroline Ashley (1999), Emily A. Schultz - Robert H. Lavenda (2001), Scoones (1998), Grant Evans (2001), Carney, D. (2003), Solesbury W. (2003), Lee Ann (2007), Twigg, J. (2007), Leo de Haan (2012), Stephen Morse (2013)… mặc dù có các cách tiếp cận khác nhau, từ dân tộc học, nhân học, kinh tế học, khi nghiên cứu về sinh kế và sinh kế bền vững, đều chủ yếu dựa vào 5 loại vốn: vốn tự nhiên, vốn con người, vốn xã hội, vốn vật chất - tài chính, trong đó có nhiều nội dung được xem xét như những giá trị cốt lõi của văn hóa và văn hóa sinh kế như phong tục tập quán, tri thức dân gian, trình độ, kỹ năng, các quan hệ xã hội trong cộng đồng, nghi lễ liên quan đến sinh kế. Như vậy có thể thấy mặc dù khái niệm, thuật ngữ văn hóa sinh kế chưa được các nhà nghiên cứu đưa ra chính thức, nhưng những biểu hiện và nhiều khía cạnh của văn hóa sinh kế đã được tiếp cận, nghiên cứu và nhìn nhận ở các góc độ khác nhau.
  18. 13 Nhà sử học Trần Quốc Vượng [96] chia văn hóa thành: văn hóa sản xuất, văn hóa vũ trang và văn hóa sinh hoạt, còn nhà nghiên cứu Trần Ngọc Thêm [76] cho rằng văn hóa là một hệ thống gồm 4 thành tố: văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức cộng đồng, văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên và văn hóa ứng xử với môi trường xã hội. Mặc dù còn nhiều quan điểm khác nhau, nhưng các nhà nghiên cứu trong nước cơ bản thống nhất xếp văn hóa sinh kế thuộc nhóm văn hóa sản xuất, chính là những giá trị, tri thức, phong tục tập quán, nghi lễ được hình thành trong quá trình lao động sản xuất, kiếm sống của cư dân và cộng đồng. Vận dụng lý thuyết về sinh kế và khung sinh kế bền vững của các nhà nghiên cứu trên thế giới, đặc biệt là khung sinh kế bền vững của Cơ quan phát triển Anh (DFID), nhiều nhà nghiên cứu ở Việt Nam như Trần Văn Bình, Nguyễn Văn Sửu, Bùi Văn Tuấn, Đào Thanh Thái, Nguyễn Văn Tạo, Hoàng Cầm, Phạm Thúy Quỳnh, Nguyễn Xuân Mai, Nguyễn Duy Thắng, Nguyễn Văn Hồng, Đỗ Hải Yến… từ các góc độ tiếp cận khác nhau đã thực hiện nhiều công trình nghiên cứu về sinh kế, biến đổi sinh kế do tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, di dân, tái định cư, phát triển du lịch…. trong đó đã có những nhìn nhận đánh giá về biểu hiện và yếu tố gắn với các giá trị của văn hóa sinh kế như các giá trị văn hóa, lối sống, phong tục tập quán, nghi lễ liên quan đến sinh kế, tri thức địa phương, kỹ năng, trình độ lao động sản xuất, phương thức làm ăn kinh doanh mới và những tác động tới cuộc sống, quan hệ gia đình, làng xóm, truyền thống văn hóa của địa phương do những tác động của quá trình phát triển làm thay đổi sinh kế truyền thống của cộng đồng cư dân địa phương hay từng cá nhân trong cộng đồng. Văn hóa mưu sinh là khái niệm mới xuất hiện, được nhà nghiên cứu Trần Bình sử dụng đầu tiên ở Việt Nam như một thuật ngữ riêng để chỉ hoạt động sản xuất, kiếm sống của một tộc người trong công trình nghiên cứu “Văn hóa mưu sinh của người các dân tộc thiểu số vùng Đông bắc Việt Nam” [12] xuất bản năm 2013. Tuy nhiện nội hàm, cấu trúc và đặc điểm của văn hóa mưu sinh cũng chưa được đề cập. Trong công trình nghiên cứu “Văn hóa bảo đảm đời sống của người người Nùng Cháo (Trường hợp thôn Nà Hàn, xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn), tác giả Nguyễn Thị Vân Anh đã có phân tích, đánh giá
  19. 14 khá sâu sắc về sự chuyển đổi sinh kế và những biến đổi văn hóa - xã hội của người Nùng Cháo ở Nà Lầu, trong đó cho rằng sinh kế có quan hệ mật thiết với văn hóa vật chất, văn hóa xã hội, văn hóa nhận thức và các mối quan hệ với các yếu tố môi sinh (tự nhiên và xã hội) [2]. Trong bối cảnh phát triển du lịch tác động mạnh mẽ làm thay đổi nhiều phương thức sinh kế truyền thống, gần đây trong nghiên cứu “Biến đổi văn hóa mưu sinh của cư dân xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội trong bối cảnh phát triển du lịch” [98], dưới lăng kính văn hóa học, tác giả Đỗ Hải Yến đã đồng nhất mưu sinh với sinh kế và đưa ra một khái niệm khá đầy đủ về văn hóa mưu sinh, đồng thời nghiên cứu, đánh giá sự biến đổi văn hóa mưu sinh thông qua các biểu hiện: (1) văn hóa ứng xử với các nguồn lực mưu sinh; (2) văn hóa thể hiện trong các hoạt động mưu sinh; và (3) văn hóa thể hiện trong các nghi lễ gắn với mưu sinh. Đây là hướng nghiên cứu khá gần với nội dung và đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án, nghiên cứu sinh có thể tham khảo, kế thừa phát triển hơn trong nghiên cứu của mình. Nhìn chung, qua các nghiên cứu trên, có thể nhận thấy văn hóa sinh kế chính là những giá trị vật chất và tinh thần được tạo ra trong quá trình lao động, sản xuất phục vụ cuộc sống. Vì văn hóa là tất cả những gì do con người tạo ra trong quá trình lao động (gồm cả trí óc và chân tay) và tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội để đảm bảo cuộc sống cho bản thân và gia đình. Chính nhờ lao động mà các giá trị văn hóa cả vật chất và tinh thần mới được tạo ra. Những giá trị văn hóa trong sinh kế chính là những định hướng, chuẩn mực, quy tắc cho các hành vi sinh kế của hộ gia đình và cộng đồng. 1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ SỰ BIẾN ĐỔI VĂN HÓA VÀ BIẾN ĐỔI VĂN HÓA SINH KẾ 1.2.1. Về biến đổi văn hóa Biến đổi văn hóa đã được đề cập đến từ khá sớm bởi những nhà khoa học khởi xướng ủng hộ Thuyết tiến hóa văn hóa như E. Taylor (1891) hay L. Morgan (1877) khi họ phân chia xã hội theo thứ bậc đơn tuyến và có chung một mẫu hình biến đổi xã hội và biến đổi văn hóa [110]. Năm 1967, tác giả Joel M.Halpern đã công bố khái niệm về sự giao lưu và biến đổi văn hóa của hai hay nhiều nền văn hóa ở nông thôn, đô thị; cuộc cách mạng văn hóa nông thôn, ý
  20. 15 nghĩa của những chương trình biến đổi và tương lai của cộng đồng làng quê điển hình ở Châu Âu, Châu Á và Châu Mỹ [107]. Nghiên cứu về biến đổi văn hóa của các tộc người dưới góc nhìn tâm lý học, năm 2010, các tác giả Pamela Balls Organista, Gerardo Marin, và Kevin M. Chun có đề cập tới vấn đề biến đổi văn hóa với những nội dung quan trọng của khái niệm, vai trò của biến đổi văn hóa khi nghiên cứu tâm lý các tộc người [112]. Theo các tác giả biến đổi văn hóa (BĐVH) được đề cập để lý giải hay phán đoán hành vi cá nhân khi tiếp xúc với một nền văn hóa mới. Các cá nhân thay đổi theo các chiến lược BĐVH mà họ chọn lựa, đồng thời có sự liên hệ tới các áp lực BĐVH. Biến đổi văn hóa hình thành hành vi và thái độ để xác định các khuôn mẫu. Tiếp biến văn hóa diễn ra tất yếu ở chủ thể trước thế giới quan hình thành thái độ, giá trị và hành vi… trong quá trình di cư và tiếp nối thế hệ của họ. Trong đánh giá về các vấn đề biến đổi văn hóa, phương pháp tiếp cận năm 2011, Ozgur Celenk và Vande đưa ra quan niệm về BĐVH được hiểu là: quá trình thay đổi khi những cá thể từ các nền văn hóa khác nhau có sự tiếp xúc trực tiếp với nhau lâu dài và liên tục dẫn đến sự biến đổi của bản thân cá thể (giá trị, thái độ, niềm tin và phẩm chất) cũng như sau biến đổi của nhóm cá thể (hệ thống xã hội và văn hóa). Những hình thức quan trọng nhất của quá trình biến đổi văn hóa bao gồm các yếu tố tiên quyết (điều kiện biến đổi văn hóa), chiến lược (xu hướng biến đổi văn hóa) và kết quả của biến đổi văn hóa [103 tr.10]. Như vậy, sau 10 năm phát triển vấn đề BĐVH trên thế giới, bên cạnh việc kế thừa các công trình nghiên cứu cũ về khái niệm, bản chất của biến đổi văn hóa, tác giả Ozgur Celenk đã có những bước tiến trong nghiên cứu biến đổi văn hóa về sau so với những nghiên cứu thời kỳ trước đó như: những biểu hiện của biến đổi văn hóa và dự báo những xu hướng biến đổi văn hóa. Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về biến đổi văn hóa cũng được nhiều học giả quan tâm từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX. Vấn đề biến đổi văn hóa làng và các khu vực nông thôn ngày càng thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước do sự tác động mạnh mẽ của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và phát triển kinh tế từ đầu những năm 2000 đến nay.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2