intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh trong đời sống văn hóa cộng đồng hiện nay

Chia sẻ: ViJenlice ViJenlice | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:221

105
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận; Giới thiệu Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi và giá trị của Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh; Nhận diện giá trị, vai trò của Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi trong đời sống văn hóa cộng đồng; Bàn luận về phát huy giá trị, vai trò Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi trong đời sống văn hóa cộng đồng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh trong đời sống văn hóa cộng đồng hiện nay

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ HẰNG KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỊA ĐẠO CỦ CHI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH VĂN HÓA HỌC HÀ NỘI - 2020
  2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ HẰNG KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỊA ĐẠO CỦ CHI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH VĂN HÓA HỌC Mã số: 922 90 40 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM DUY ĐỨC HÀ NỘI - 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Nguyễn Thị Hằng
  4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 7 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 7 1.2. Cơ sở lý luận 20 Chƣơng 2: GIỚI THIỆU KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỊA ĐẠO CỦ CHI VÀ GIÁ TRỊ CỦA KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỊA ĐẠO CỦ CHI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 41 2.1. Tổng quát về Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh 41 2.2. Giá trị của Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh 46 Chƣơng 3: NHẬN DIỆN GIÁ TRỊ, VAI TRÒ CỦA KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỊA ĐẠO CỦ CHI TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG 64 3.1. Vị trí của Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi trong đời sống văn hóa cộng đồng 64 3.2. Nhận diện giá trị của Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi trong đời sống văn hóa cộng đồng 73 3.3. Nhận diện vai trò của Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi trong đời sống văn hóa cộng đồng 93 Chƣơng 4: BÀN LUẬN VỀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ, VAI TRÕ KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỊA ĐẠO CỦ CHI TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ CỘNG ĐỒNG 106 4.1. Những nhân tố tác động đến giá trị, vai trò của Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi trong đời sống văn hóa cộng đồng 106 4.2. Những vấn đề đặt ra 110 4.3. Một số khuyến nghị nhằm phát huy giá trị, vai trò của Khu di tích lịch sử Địa đạo trong đời sống văn hóa cộng đồng 127 KẾT LUẬN 135 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 138 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 139 PHỤ LỤC 151
  5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ DTLS : Di tích lịch sử ĐSVH : Đời sống văn hóa ĐSVHCĐ : Đời sống văn hóa cộng đồng KDT : Khu di tích KDTLSDĐCC : Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi NCS : Nghiên cứu sinh TP. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1: Số lƣợt khách thăm viếng Khu di tích từ 2012 đến 2018 65 Bảng 3.2: Biết thông tin về Khu di tích qua các kênh theo nhóm tuổi 66 Bảng 3.3: Mức độ tham quan Khu di tích theo nhóm cƣ dân 68 Bảng 3.4: Mục đích tới viếng thăm Khu di tích theo nhóm tuổi 71 Bảng 3.5: Giá trị lịch sử của Khu Di tích đánh giá theo nhóm tuổi 74 Bảng 3.6: Giá trị khoa học của Khu di tích theo nhóm trình độ học vấn 81 Bảng 3.7: Giá trị văn hóa của Khu di tích theo nhóm cƣ dân 84 Bảng 3.8: Giá trị văn hóa mang lại hiệu quả theo nhóm cƣ dân 86 Bảng 3.9: Tổng doanh thu của Khu di tích từ 2014 đến 2018 89 Bảng 3.10: Chất lƣợng cuộc sống 5 năm trở lại đây của cộng đồng cƣ dân địa phƣơng 90 Bảng 3.11: Chất lƣợng dịch vụ vui chơi, giải trí của Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi 90 Bảng 3.12: Lợi ích kinh tế do Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi 92 Bảng 3.13: Các dịp đến thăm Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi 100 Bảng 4.1: Đánh giá về chất lƣợng nhân lực lao động trong Khu di tích 122
  7. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 3.1: Số lƣợng khách du lịch thăm Địa đạo Củ Chi (2014-2018) 64 Biểu đồ 3.2: Biết thông tin Khu di tích qua các kênh 65 Biểu đồ 3.3: Mức độ tham quan Khu di tích Địa đạo Củ Chi 68 Biểu đồ 3.4: Mục đích tới viếng thăm Khu di tích 70 Biểu đồ 3.5: Giá trị lịch sử của Khu Di tích 73 Biểu đồ 3.6: Giá trị khoa học của Khu di tích theo nhóm tuổi 79 Biểu đồ 3.7: Giá trị văn hóa của Khu di tích 82 Biểu đồ 3.8: Giá trị văn hóa mang lại hiệu quả cho đời sống văn hóa cộng đồng 85
  8. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận án Trong hai cuộc kháng chiến trƣờng kỳ của dân tộc, nhân dân Việt Nam đã phải đổ biết bao xƣơng máu, hy sinh về tính mạng, mất mát về vật chất và tinh thần để giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nƣớc. Nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định đã cùng nhân dân cả nƣớc quyết tâm vƣợt qua mọi gian khổ hy sinh và kiên cƣờng anh dũng chiến đấu vì hòa bình, độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc. Nhiều di tích Lịch sử ở Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) đã trở thành những dấu tích phản ánh sinh động truyền thống anh hùng của nhân dân Việt Nam nói chung, của quân và dân Sài Gòn nói riêng. Cho đến nay, những di tích lịch sử đó vẫn còn nguyên giá trị trong đời sống văn hóa cộng đồng (ĐSVHCĐ). Thành phố Hồ Chí Minh có 172 di tích đã đƣợc xếp hạng, với 02 di tích quốc gia đặc biệt, 56 di tích quốc gia (02 di tích khảo cổ học, 30 di tích kiến trúc nghệ thuật, 24 di tích lịch sử) và 114 di tích cấp Thành phố (66 di tích kiến trúc nghệ thuật, 48 di tích - lịch sử) [71, tr.3]. Trong đó, Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi (KDTLSĐĐCC) đã khẳng định rõ trí tuệ, sức mạnh, ý chí của con ngƣời Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập. Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi là nơi gắn liền với những kỳ tích của chiến tranh nhân dân, trở thành biểu tƣợng rực rỡ của lòng yêu nƣớc và ý chí bất khuất, quật cƣờng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi có giá trị lịch sử, khoa học, văn hóa rộng lớn, trở thành biểu tƣợng anh hùng của dân tộc mà cả nƣớc tự hào. Có thể khẳng định, Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi thuộc loại sáng tạo độc đáo, chƣa từng xuất hiện trong lịch sử các cuộc chiến tranh vệ quốc ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới. Chính vì lẽ đó, tháng 12/2015, Thủ tƣớng Chính phủ công nhận KDTLSĐĐCC là Di tích Quốc gia đặc biệt.
  9. 2 Về phƣơng diện khoa học, KDTLSĐĐCC đã nhận đƣợc sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học ở trong và ngoài nƣớc. Các công trình nghiên cứu này đã tập trung giới thiệu những nét khái quát về KDTLSĐĐCC, phát hiện và cung cấp một số thông tin quan trọng về quá trình xây dựng và phát triển của Khu di tích (KDT), khẳng định các giá trị văn hóa - lịch sử, đặc biệt là tinh thần dũng cảm, sáng tạo, kiên cƣờng, bất khuất của quân và dân Củ Chi trong những năm tháng ác liệt của cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ cứu nƣớc. Tuy nhiên, những công trình này mới chỉ đề cập đến một số khía cạnh khác nhau của Khu di tích. Chƣa có công trình nào tập trung nghiên cứu về KDTLSĐĐCC trong ĐSVHCĐ nhƣ một đề tài chuyên biệt, có hệ thống từ chuyên ngành văn hóa học. Việc hệ thống hóa và hoàn thiện lý luận về giá trị và vai trò của di tích lịch sử cách mạng đối với đời sống văn hóa cộng đồng cũng chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Hơn nữa, việc nghiên cứu về các giá trị văn hóa của KDTLSĐĐCC cũng cần đƣợc nghiên cứu sâu sắc hơn để tiếp tục bảo tồn và phát huy các giá trị này đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Về phƣơng diện thực tiễn, trong thời kỳ đổi mới hiện nay, những dấu ấn về cuộc sống sinh hoạt, chiến đấu của các chiến sỹ qua các thời kỳ đã và đang đƣợc phục hồi, phục dựng để phục vụ đời sống văn hóa cộng đồng trong nƣớc và quốc tế, giúp họ hiểu đƣợc hoàn cảnh sống và chiến đấu đầy gian khổ, khó khăn nguy hiểm, nhất là ý chí quyết tâm chiến đấu và chiến thắng của quân dân Sài Gòn trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lƣợc. Các hoạt động của Khu di tích từng bƣớc đƣợc đổi mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cộng đồng. Tuy nhiên, theo đà phát triển của cơ chế thị trƣờng, mở rộng quan hệ giao lƣu hội nhập quốc tế, cùng với sự phát triển của dân trí, nhu cầu văn hóa của ngƣời dân ngày càng đa dạng. Điều đó đòi hỏi KDTLSĐĐCC cần đƣợc đánh giá một cách sâu sắc các giá trị cũng nhƣ vai trò vốn có của nó, trên cơ sở đó có thể
  10. 3 phát huy yêu cầu thỏa mãn nhu cầu sáng tạo và hƣởng thụ các giá trị văn hóa của cộng đồng và là nguồn lực đóng góp cho sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy, nghiên cứu sinh (NCS) chọn đề tài: "Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh trong đời sống văn hóa cộng đồng hiện nay" làm Luận án nghiên cứu để giải quyết những vấn đề nêu trên. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. M c ti u nghi n c u Trên cơ sở làm rõ những giá trị của KDTLSĐĐCC, luận án tập trung khảo sát, đánh giá giá trị, vai trò của khu di tích này đối với ĐSVHCĐ. Từ đó bàn luận về những vấn đề đặt ra nhằm phát huy giá trị, vai trò của KDTLSĐĐCC trong ĐSVHCĐ hiện nay. 2.2. Nhiệm v nghi n c u Để thực hiện mục tiêu trên luận án cần thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau: - Tổng quan các tài liệu liên quan đến đề tài luận án, làm rõ một số vấn đề lý luận về giá trị di tích lịch sử trong ĐSVHCĐ và xác định lý thuyết nghiên cứu làm cơ sở để triển khai nội dung luận án. - Khảo sát, đánh giá các giá trị, vai trò của KDTLSĐĐCC đối với ĐSVHCĐ. - Bàn luận những vấn đề đặt ra trong việc phát huy giá trị và vai trò KDTLSĐĐCC đối với ĐSVHCĐ. 3. Câu hỏi nghiên cứu - Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi đƣợc hình thành trong bối cảnh lịch sử nào? - Những giá trị cơ bản của KDTLSĐĐCC và vai trò của nó trong ĐSVHCĐ hiện nay nhƣ thế nào? - Những vấn đề gì đang đặt ra trong việc phát huy giá trị và vai trò của KDTLSĐĐCC đối với xây dựng ĐSVHCĐ hiện nay?
  11. 4 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối t ng nghi n c u Luận án tập trung nghiên cứu giá trị, vai trò của KDTLSĐĐCC trong ĐSVHCĐ. 4.2. hạm vi nghi n c u - Không gian: Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi - TP. HCM. - Thời gian: giai đoạn 2014 - tháng 6/2019. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5 h ng ph p lu n Luận án sử dụng phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, quan điểm của Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa; đƣờng lối chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về phát huy vai trò của di tích lịch sử cách mạng trong thời kỳ đất nƣớc hội nhập quốc tế. 5 2 H ớng tiếp c n - Luận án tiếp cận nghiên cứu theo hướng liên ngành: kết hợp giữa văn hóa học, sử học, xã hội học, bảo tàng học… để chú ý đến tính toàn diện của vấn đề nghiên cứu KDTLSĐĐCC trong ĐSVHCĐ. 53 h ng ph p nghi n c u - Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để thu thập, khai thác, tổng hợp thông tin từ các nguồn có sẵn có liên quan đến đề tài nghiên cứu, bao gồm các văn kiện, tài liệu của Đảng và Nhà nƣớc ở Trung ƣơng và địa phƣơng, các công trình nghiên cứu từ các nhà khoa học, các báo cáo, thống kê, kết quả điều tra… của chính quyền, ban ngành, đoàn thể, tổ chức, cá nhân có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến KDTLSĐĐCC. Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện từ giai đoạn bắt đầu nghiên cứu luận án, cùng với hoạt động sƣu tầm, tổng hợp, dịch các nguồn tài liệu. - Phương pháp điều tra xã hội học: Sử dụng phƣơng pháp điều tra xã
  12. 5 hội học nhằm thu thập những tƣ liệu thực tế về thực trạng giá trị và vai trò của KDTLSĐĐCC đối với ĐSVHCĐ. Đề tài sử dụng cả bảng hỏi và phỏng vấn trực tiếp để thu thập thông tin. Phƣơng pháp này sử dụng trong hoạt động khảo sát. Trong luận án NCS xây dựng 01 bảng hỏi với 269 phiếu hỏi dành cho ngƣời dân Huyện Củ Chi, trong đó tập trung điều tra tại 02 xã: Phú Mỹ Hƣng và Nhuận Đức. Ngoài ra, cũng tiến hành điều tra 192 phiếu hỏi dành cho khách du lịch khi đến tham quan tại KDTLSĐĐCC để có sự so sánh, đối chiếu. - Phương pháp điền dã: Đó là những lần thực địa của NCS ở địa bàn nghiên cứu, cụ thể là những quan sát và ghi những hình ảnh khi đến thực địa tại KDTLSĐĐCC. Từ năm 2017 đến năm 2019, tác giả đã tiến hành nhiều đợt khảo sát thực địa khác nhau. Từ quan sát tổng quan về địa bàn nghiên cứu (cảnh quan của Khu di tích, đối tƣợng du khách, đời sống của ngƣời dân 2 xã Phú Mỹ Hƣng và Nhuận Đức…) đến các hoạt động diễn ra tại KDTLSĐĐCC. - Phỏng vấn sâu Tiến hành 20 cuộc phỏng vấn về chủ đề nghiên cứu, trong đó có tính đến các yếu tố nhƣ giới tính, tuổi tác, mức sống, học vấn, địa bàn cƣ trú,… của ngƣời dân Củ Chi, của khách tham quan trong và ngoài nƣớc. Ngoài ra, còn phỏng vấn thêm cán bộ công tác tại KDTLSĐĐCC. Các câu hỏi phỏng vấn tập trung vào những vấn đề, nội dung chƣa đƣợc lƣợng hóa ở bảng hỏi, nhất là những cảm nhận về các giá trị và vai trò của KDTLSĐĐCC trong ĐSVHCĐ hiện nay. 6. Đóng góp của luận án - Về mặt lý luận: Luận án góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận về ĐSVHCĐ, di tích lịch sử cách mạng, xác định giá trị, vai trò của di tích lịch sử trong ĐSVHCĐ. - Về mặt thực tiễn: Luận án là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho
  13. 6 việc nghiên cứu, xây dựng ban hành các chính sách cần thiết để phát huy giá trị, vai trò của KDTLSĐĐCC trong xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của ngƣời dân huyện Củ Chi nói riêng, Thành phố Hồ Chí Minh nói chung. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận án đƣợc kết cấu 4 chƣơng, 10 tiết. Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận Chƣơng 2: Giới thiệu Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi và giá trị của Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh Chƣơng 3: Nhận diện giá trị, vai trò của Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi trong đời sống văn hóa cộng đồng Chƣơng 4: Bàn luận về phát huy giá trị, vai trò Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi trong đời sống văn hóa cộng đồng
  14. 7 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Là một trong những di sản văn hóa nổi bật của Thành phố, KDTLSĐĐCC không chỉ là hiện thân, chứng tích trƣờng tồn về tinh thần thép, ý chí bất khuất, sự sáng tạo của quân và dân trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc mà còn có giá trị văn hóa rộng lớn, trở thành biểu tƣợng anh hùng của dân tộc mà cả nƣớc tự hào. Chính vì vậy, cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứu về KDTLSĐĐCC. Các nhà nghiên cứu đã tiếp cận nghiên cứu KDTLSĐĐCC ở nhiều góc độ khác nhau. Dƣới góc độ nghiên cứu của luận án, NCS khái quát phần tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài của luận án "Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh trong đời sống văn hóa cộng đồng hiện nay" theo những vấn đề cơ bản dƣới đây. 1.1.1. Những công trình nghiên cứu về di sản văn hóa trong đời sống văn hóa cộng đồng Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng văn hóa ở nước ta hiện nay của tác giả Hoàng Vinh [118] đã đƣa ra định nghĩa đời sống văn hóa và trên cơ sở đó, tác giả đƣa cấu trúc của đời sống văn hóa bao gồm: sản phẩm văn hóa, thể chế văn hóa, các dạng hoạt động văn hóa và những con ngƣời văn hóa. Cùng tác giả Hoàng Vinh trong công trình Những vấn đề văn hóa trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay [119] đã đề cập đến mấy vấn đề về xây dựng ĐSVHCĐ ở nƣớc ta hiện nay. Tác giả đã phân kỳ quá trình hình thành và phát triển sự nghiệp xây dựng đời sống văn hóa cộng đồng ở Việt Nam theo 03 giai đoạn: phong trào hoạt động văn hóa quần chúng trong thời kỳ cách mạng giải phóng dân tộc (1945 - 1975); Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ
  15. 8 sở (cộng đồng) trong bƣớc đi ban đầu thời kỳ cả nƣớc xây dựng chủ nghĩa xã hội (1976 - 1990); Xây dựng đời sống văn hóa cộng đồng trong điều kiện cơ chế thị trƣờng, định hƣớng xã hội chủ nghĩa (1990 - trở đi). Từ đó, tác giả đã khẳng định xây dựng đời sống văn hóa cộng đồng là một nhiệm vụ chiến lƣợc của Đảng và Nhà nƣớc muốn đƣa sản phẩm văn hóa tới tận ngƣời dân tạo điều kiện để họ thực hiện quyền làm chủ trên lĩnh vực sáng tạo và hƣởng thụ phúc lợi văn hóa. Viện Văn hóa và Phát triển (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) trong Giáo trình lý luận văn hóa và đường lối văn hóa của Đảng [115], đã góp thêm một cái nhìn về đời sống văn hóa. Theo đó, đã đƣa ra định nghĩa về đời sống văn hóa cũng nhƣ cấu trúc của ĐSVH. Cuốn Văn hóa và phát triển ở Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn của Viện Văn hóa và phát triển (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) [116] có bài viết về xây dựng đời sống văn hóa cộng đồng ở nƣớc ta hiện nay. Bài viết nhấn mạnh công tác xây dựng đời sống văn hóa cộng đồng luôn đƣợc Đảng cộng sản và Nhà nƣớc Việt Nam đặc biệt coi trọng. Nó đã trở thành một trong những mục tiêu quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nƣớc. Bên cạnh đó, tác giả cũng đƣa ra quan niệm về cộng đồng và văn hóa cộng đồng. Công trình Về cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa của tác giả Nguyễn Hữu Thức [102], đã đề cập đến khái niệm đời sống văn hóa, trên cơ sở lý luận xác đáng đánh giá thực trạng hoạt động phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng ĐSVH. Bài viết Về khái niệm đời sống văn hóa của tác giả Nguyễn Thị Phƣơng Lan [57] cũng đã đƣa ra khái niệm về đời sống văn hóa. Đồng thời nhấn mạnh đời sống văn hóa bao gồm những hoạt động sản xuất và tiêu thụ, sáng tạo và hƣởng thụ các giá trị văn hóa nhằm đáp ứng nhu cầu văn hóa của con ngƣời, thông qua các thiết chế văn hóa và các thể chế văn hóa. Bên cạnh
  16. 9 đó, tác giả đã đƣa ra mô hình cấu trúc đời sống văn hóa bao gồm: con ngƣời văn hóa, nhu cầu văn hóa, hoạt động văn hóa và sản phẩm văn hóa. Cuốn sách Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn, của tác giả Trần Thị Kim Cúc [25], đã nêu lên cơ sở lý luận về phát triển đời sống văn hóa cộng đồng, trong đó đã làm rõ: đời sống văn hóa, đời sống văn hóa cộng đồng, phát triển ĐSVHCĐ. Làm rõ ý nghĩa cũng nhƣ nội dung phát triển ĐSVHCĐ. Trong công trình Những vấn đề lý luận và thực tiễn về đời sống văn hóa, môi trường văn hóa do Đinh Vân Chi chủ biên [23], tập hợp 20 bài viết của các nhà quản lý, nghiên cứu văn hóa. Ở cuốn sách này, khái niệm đời sống văn hóa đƣợc đề cập chủ yếu là về quá trình sáng tạo ra các giá trị văn hóa và sử dụng các giá trị văn hóa đã đƣợc sáng tạo đó vào trong cuộc sống thực tiễn, làm rõ các thành tố cấu thành ĐSVHCĐ, xác định đặc điểm, vai trò, chức năng của ĐSVH và thực tiễn xây dựng ĐSVH, môi trƣờng văn hóa nông thôn, đô thị, văn hóa gia đình, trƣờng học, nơi công cộng… ở nƣớc ta. Cuốn sách Đời sống văn hóa thanh niên đô thị ở nước ta hiện nay của đồng tác giả Nguyễn Thị Hƣơng và Vũ Thị Phƣơng Hậu [54] đã đƣa ra nhận thức khái niệm đời sống văn hóa có tính phổ biến. Bên cạnh đó, làm rõ cấu trúc của đời sống văn hóa thanh niên đô thị với các thành tố: chủ thể hoạt động văn hóa, hệ thống các thiết chế và sản phẩm văn hóa và các hoạt động văn hóa. Bài báo Khái niệm và cấu trúc đời sống văn hóa của tác giả Trần Đức Ngôn [66] khẳng định đời sống văn hóa là sự chiếm lĩnh của con ngƣời đối với môi trƣờng văn hóa thông qua các hoạt động cụ thể để từ đó hình thành nhân cách. Mỗi cá nhân có một đời sống văn hóa riêng. Tuy nhiên, đời sống văn hóa cá nhân khi đi theo cùng một xu hƣớng thì sẽ hình thành đời sống văn hóa cộng đồng. Về cấu trúc tồn tại, đời sống văn hóa có thể đƣợc phân chia thành hai cấp độ: cấu trúc bề mặt là diện mạo của đời sống văn hóa, bao gồm: các hoạt động tiếp nhận - hƣởng thụ văn hóa, các hoạt động thực hành - truyền bá văn hóa, các hoạt động sáng tạo văn hóa. Cấu trúc bề sâu là bản
  17. 10 chất của đời sống văn hóa, bao gồm: các giá trị nhận thức, các giá trị tƣ tƣởng, các giá trị tình cảm. Hai cấu trúc này tác động ảnh hƣởng lẫn nhau. Trong mỗi cấu trúc, các thành tố cũng đều có mối quan hệ biện chứng. Cuốn sách Di sản văn hóa trong xã hội Việt Nam đương đại của nhiều tác giả [70], các bài viết trong cuốn sách là những trƣờng hợp nghiên cứu về đa dạng các loại hình di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của ngƣời Việt và các tộc ngƣời thiểu số trên cả ba miền Bắc, Trung, Nam của nƣớc ta. Với những góc tiếp cận khác nhau về những vấn đề đặt ra đối với di sản văn hóa của Việt Nam trong bối cảnh xã hội đƣơng đại. Đó là những sự vận động, thay đổi của di sản văn hóa dƣới tác động đa chiều của những sự biến chuyển về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa. Những vấn đề về hội nhập văn hóa, sáng tạo truyền thống, phục hồi di sản, bảo tồn di sản, khai thác di sản trong bối cảnh mới. Đó là những thuận lợi và thách thức, những sự đồng thuận và mâu thuẫn trong vấn đề nhìn nhận về di sản văn hóa hiện nay. Một số luận án tiến sĩ chuyên ngành Văn hóa học đề cập đến khái niệm và cấu trúc đời sống văn hóa, đời sống văn hóa cộng đồng cũng nhƣ di sản văn hóa trong đời sống cộng đồng. Ví dụ nhƣ, Nguyễn Duy Hùng trong Lễ hội Phủ Dày trong đời sống văn hóa cộng đồng hiện nay [52] đề cập khái quát đến khái niệm đời sống văn hóa, đời sống văn hóa cộng đồng; nghiên cứu, đánh giá những ảnh hƣởng, tác động và vai trò của loại hình lễ hội này đối với đời sống văn hóa cộng đồng. Nguyễn Thị Thanh Mai trong luận án Lý Nam Đế trong đời sống văn hóa của cư dân vùng châu thổ Bắc Bộ [62] đã tập trung làm rõ về khái niệm đời sống văn hóa cũng nhƣ cấu trúc của đời sống văn hóa, bên cạnh đó, đã làm rõ về hình tƣợng ngƣời anh hùng dân tộc Lý Nam Đế trong đời sống văn hóa của cƣ dân vùng châu thổ Bắc Bộ, tìm hiểu vai trò cũng nhƣ quá trình vận động, biến đổi của hiện tƣợng văn hóa này trong đời sống văn hóa từ xƣa đến nay. Do mục tiêu nghiên cứu khác nhau nên những vấn đề nghiên cứu về
  18. 11 đời sống văn hóa và ĐSVHCĐ cũng chƣa có tiếng nói thống nhất. Tuy nhiên, những thành tựu nghiên cứu trên đây đã giúp tác giả luận án có điều kiện để tiếp thu, kế thừa phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài của mình. 1.1.2. Những công trình nghiên cứu về hệ giá trị Cuốn sách Giá trị học của tác giả Phạm Minh Hạc [41], đã cung cấp cơ sở lý luận để đúc kết và xây dựng Hệ giá trị chung của ngƣời Việt Nam trong thời đại công nghiệp hóa theo hƣớng hiện đại, mở cửa hội nhập với khu vực, với thế giới. Cuốn sách Hệ giá trị Việt Nam của tác giả Ngô Đức Thịnh [99], đã tổng kết và rút ra những giá trị tiêu biểu của văn hóa truyền thống Việt Nam trên các phƣơng diện chính yếu sau: ứng xử và khai thác các tài nguyên thiên nhiên, lao động sản xuất, hoạt động đảm bảo đời sống, ứng xử xã hội và quản lý cộng đồng, sáng tạo nghệ thuật, giáo dục, đời sống tâm linh, giao lƣu, sự nghiệp giữ nƣớc. Những giá trị văn hóa này kết tinh thành di sản văn hóa. Bên cạnh đó, cuốn sách đã đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong đổi mới và hội nhập. Cuốn sách Hệ giá trị Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại và con đường tới tương lai của tác giả Trần Ngọc Thêm [97] đã giới thiệu khung lý luận cho việc nghiên cứu giá trị và xây dựng hệ giá trị ở Việt Nam. Đồng thời, đã xác định hệ giá trị Việt Nam trong truyền thống, các đặc trƣng cơ bản của từng giá trị; đánh giá thực trạng biến động của hệ giá trị Việt Nam truyền thống trong giai đoạn hiện nay, chỉ ra những thói hƣ tật xấu đang nảy sinh, những giá trị mới đang hình thành, cần đƣợc phát huy. Những thành tựu nghiên cứu về giá trị này là cơ sở để NCS tiếp thu nghiên cứu về giá trị của KDTLSĐĐCC. 1.1.3. Những công trình nghiên cứu về di tích lịch sử và phát huy vai trò của di tích lịch sử ở Thành phố Hồ Chí Minh Bộ sách Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh của các tác giả Trần
  19. 12 Văn Giàu, Trần Bạch Đằng [37] gồm 4 tập: Tập I, gồm các bài nghiên cứu về lịch sử; Tập II, gồm các nghiên cứu về văn học, báo chí, giáo dục; Tập III, gồm các nghiên cứu về nghệ thuật; Tập IV, gồm các bài nghiên cứu về tƣ tƣởng và tín ngƣỡng. Bộ sách đã khái quát lịch sử truyền thống cách mạng của ngƣời dân Thành phố, đóng góp nhiều tƣ liệu mới có giá trị, góp phần khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của ngƣời dân TP. HCM qua các thời kỳ lịch sử; đồng thời, làm rõ tinh thần sáng tạo về văn hóa vật chất và tinh thần của nhân dân Thành phố, góp phần tạo nên những thắng lợi trong chiến tranh cũng nhƣ trong hòa bình xây dựng Thành phố. Cuốn sách Di tích lịch sử - văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh của Bảo tàng Cách mạng TP. HCM [11] đã giới thiệu khái quát vị trí và đặc điểm lịch sử - văn hóa, từng di tích tiêu biểu của Thành phố nhằm giúp bạn đọc hiểu thêm về quá trình đấu tranh và xây dựng Sài Gòn - TP. HCM 300 năm, góp phần vào việc giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ. Công trình Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh của Đặng Văn Bài, Trƣơng Quốc Bình và Nguyễn Quốc Hùng [2] đã tập hợp các bài tham luận của các nhà khoa học, các nhà quản lý hoạt động văn hóa về bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở ở TP. HCM và đề suất các giải pháp nhằm bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn trong thời gian tới. Cuốn sách Miền Đông Nam Bộ con người và văn hóa của Phan Xuân Biên [13] đề cập đến đặc điểm lịch sử - văn hóa của Sài Gòn - TP. HCM và những vấn đề lý luận có tính quy luật về quá trình phát triển văn hóa Thành phố. Những vấn đề nêu ra trong cuốn sách đã gợi mở cho việc nghiên cứu đặc điểm của di tích lịch sử ở TP. HCM. Công trình Những giá trị văn hóa đô thị Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh do Tôn Nữ Quỳnh Trân [107] khẳng định những giá trị văn hóa của TP. HCM hôm nay đã đƣợc định hình và phát triển; đƣợc kiểm chứng trong suốt
  20. 13 chiều dài hơn 300 năm lịch sử khai phá và xây dựng Thành phố. Những giá trị cơ bản về văn hóa vật thể và phi vật thể đã làm nên một bản sắc Sài Gòn xƣa và nay. Đây cũng chính là nguồn động lực quan trọng cho sự phát triển của Thành phố giai đoạn hiện nay. Cuốn sách Hành trình di sản văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh của tác giả Nguyễn Thành Rum [83] đã giới thiệu những nét đặc trƣng, tiêu biểu của các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn TP. HCM. Tác giả nhấn mạnh trong quá trình hình thành và phát triển, nhiều giá trị vật chất và tinh thần đã đƣợc hun đúc thành những di sản văn hóa của TP. HCM góp nên những tự hào của vùng đất Sài Gòn - Gia Định xƣa và TP. HCM hiện nay. Cuốn sách Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh, hành trình 100 năm (1911 - 2011) của nhiều tác giả [69] ghi dấu các sự kiện của Sài Gòn nhƣ những cột mốc khởi đầu đặc biệt của lịch sử cách mạng. Đánh giá vai trò của TP. HCM trong sự nghiệp kháng chiến chống xâm lƣợc, là miền đất "đi trƣớc về sau" nhƣng lại là miền đất dẫn đầu cả nƣớc trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cuốn sách Đình chùa lăng miếu - Di sản văn hóa vật thể của người Việt tại Thành phố Hồ Chí Minh do Hồ Sơn Diệp, Nguyễn Văn Hiệp [27] đã đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp bảo tồn, phát huy các giá trị di sản vật thể trong quá trình xây dựng nền văn hóa mới. Cuốn sách Sài Gòn Đất và người của tác giả Nguyễn Thanh Lợi [60]. Vùng đất Sài Gòn xƣa và nay đƣợc tác giả vẽ nên bằng những nét chấm phá. Những tên đất, tên ngƣời, diễn biến lịch sử, nhịp sống đời thƣờng đã làm nên một nét riêng có của Sài Gòn. Cuốn sách Khảo cổ học đô thị và việc bảo tồn di sản văn hóa Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh của Nguyễn Thị Hậu [42] từ góc nhìn khảo cổ học đã khái quát quá trình hình thành và phát triển qua các thời kỳ của vùng đất Sài Gòn, giới thiệu nhiều di sản của TP. HCM có trong lịch sử cũng nhƣ hiện
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2