Luận án Tiến sĩ Vật lí: Nghiên cứu vận dụng dạy học vi mô rèn luyện kỹ năng dạy học bài tập cho sinh viên sư phạm vật lý ở trường Đại học
lượt xem 4
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là vận dụng dạy học vi mô để hình thành và rèn luyện kỹ năng dạy học bài tập cho sinh viên sư phạm vật lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên vật lý đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Vật lí: Nghiên cứu vận dụng dạy học vi mô rèn luyện kỹ năng dạy học bài tập cho sinh viên sư phạm vật lý ở trường Đại học
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Phạm Thị Phú. Các số liệu trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào. NGHIÊN CỨU SINH Nguyễn Văn Tuấn
- LỜI CẢM ƠN Bằng cả tấm lòng và sự tôn kính của mình, tác giả xin cảm ơn và gửi lời tri ân tới PGS.TS. Phạm Thị Phú, người đã định hướng đề tài, động viên và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận án bằng tất cả sự tận tâm và nhiệt huyết của mình. Để hoàn thành được Luận án này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn tới: Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại học, Ban chủ nhiệm Khoa Vật lý và Công nghệ và các nhà khoa học của chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Vật lý Trường Đại học Vinh; Ban Giám hiệu các trường THPT Chuyên – Trường Đại học Vinh, Phổ thông Thực hành Sư phạm – Trường Đại học Đồng Nai đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu. Ban Giám hiệu trường Đại học Đồng Nai, Phòng Tổ chức – Hành chính, Khoa Sư phạm Khoa học Tự nhiên và Bộ môn Vật lý – kỹ thuật đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi về vật chất, tinh thần và thời gian cho tác giả trong quá trình thực hiện nghiên cứu. Quý thầy (cô), quý đồng nghiệp các trường Đại học Vinh, trường Đại học Đồng Nai, trường THPT Chuyên – Trường Đại học Vinh, trường Phổ thông Thực hành Sư phạm – Trường Đại học Đồng Nai, các em sinh viên ngành sư phạm vật lý đã giúp đỡ nhiệt tình cho tôi trong quá trình triển khai thực hiện đề tài. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với gia đình, bạn bè và những người thân đã giúp đỡ, động viên tác giả hoàn thành luận án. Nghệ An, tháng 11 năm 2017 Tác giả Nguyễn Văn Tuấn
- i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TT Từ viết tắt Từ viết đầy đủ 1 BHVM Bài học vi mô 2 BT Bài tập 3 BTVL Bài tập vật lý 4 CNTT Công nghệ thông tin 5 CTĐT Chương trình đào tạo 6 DH Dạy học 7 DHVM Dạy học vi mô 8 ĐC Đối chứng 9 GD-ĐT Giáo dục - Đào tạo 10 GĐ Giai đoạn 11 GiV Giảng viên 12 GV Giáo viên 13 HS Học sinh 14 KN Kỹ năng 15 LLDH Lý luận dạy học 16 MĐ Mức độ 17 NLTH Năng lực thực hiện 18 NVSP Nghiệp vụ sư phạm 19 NXB Nhà xuất bản 20 PPDH Phương pháp dạy học 21 SBT Sách bài tập 22 SGK Sách giáo khoa 23 SV Sinh viên 24 TB Trung bình 25 THCS Trung học cơ sở 26 THPT Trung học phổ thông 27 TL Tài liệu 28 TN Thực nghiệm 29 TNKQ Trắc nghiệm khách quan 30 TTSP Thực tập sư phạm
- ii MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình vẽ, sơ đồ, đồ thị MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 3 4. Giả thuyết khoa học ............................................................................................... 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................. 3 6. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 4 7. Đóng góp của luận án ............................................................................................. 5 8. Cấu trúc luận án ..................................................................................................... 5 Chƣơng 0. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................... 7 0.1. Rèn luyện kỹ năng dạy học nói chung và rèn luyện kỹ năng dạy học bài tập vật lý nói riêng ................................................................................................................. 7 0.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài ............................................................................ 7 0.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước ............................................................................ 8 0.2. Nghiên cứu về dạy học vi mô ........................................................................... 13 0.2.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài .......................................................................... 13 0.2.2. Các nghiên cứu ở trong nước .......................................................................... 15 0.3. Những vấn đề đặt ra cần được giải quyết của luận án ....................................... 19 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN RÈN LUYỆN KỸ NĂNG DẠY HỌC BÀI TẬP CHO SINH VIÊN SƢ PHẠM VẬT LÝ Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC BẰNG DẠY HỌC VI MÔ ............................................................................................................ 20 1.1. Đổi mới giáo dục đại học theo tiếp cận năng lực ............................................... 20 1.1.1. Đổi mới giáo dục đại học ................................................................................ 20 1.1.2. Đổi mới giáo dục đại học theo tiếp cận năng lực thực hiện ............................ 21 1.2. Dạy học theo tiếp cận năng lực thực hiện ở trường đại học .............................. 23 1.2.1. Quan niệm về dạy học theo tiếp cận năng lực thực hiện ................................ 23 1.2.2. Các nguyên tắc cơ bản và ưu điểm, hạn chế của dạy học theo tiếp cận năng lực thực hiện .............................................................................................................. 25
- iii 1.3. Hoạt động dạy học bài tập vật lý........................................................................ 25 1.3.1. Cơ sở lý luận về bài tập vật lý ......................................................................... 28 1.3.2. Cơ sở lý luận về dạy học bài tập vật lý ........................................................... 33 1.3.3. Xây dựng hệ thống bài tập vật lý dùng cho dạy học một chương, một phần của giáo trình vật lý trung học phổ thông ................................................................ 43 1.3.4. Kỹ năng dạy học bài tập vật lý ........................................................................ 47 1.4. Dạy học vi mô .................................................................................................. 52 1.4.1. Khái niệm ........................................................................................................ 52 1.4.2. Cơ sở tâm lý học của dạy học vi mô ............................................................... 53 1.4.3. Các thành phần của dạy học vi mô ................................................................. 56 1.4.4. Bản chất của dạy học vi mô ............................................................................ 58 1.4.5. Quy trình triển khai dạy học vi mô ................................................................ 58 1.4.6. Đặc điểm của dạy học vi mô .......................................................................... 62 1.4.7. Ưu điểm và hạn chế của dạy học vi mô .......................................................... 62 1.5. Sử dụng dạy học vi mô rèn luyện kỹ năng dạy học bài tập ............................... 64 1.5.1. Quy trình chung rèn luyện kỹ năng dạy học bài tập vật lý bằng dạy học vi mô. ................................................................................................................................... 64 1.5.2. Xác định bài học vi mô rèn luyện kỹ năng dạy học bài tập vật lý .................. 65 1.5.3. Xây dựng website rèn luyện kỹ năng dạy học bài tập vật lý cho dạy học vi mô ................................................................................................................................... 67 Kết luận chương 1 ..................................................................................................... 69 Chƣơng 2: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG DẠY HỌC BÀI TẬP VẬT LÝ CHO SINH VIÊN SƢ PHẠM VẬT LÝ BẰNG DẠY HỌC VI MÔ............................. 70 2.1. Điều tra thực trạng dạy học bài tập vật lý ở một số trường trung học phổ thông và thực trạng của việc rèn luyện kỹ năng dạy học bài tập cho sinh viên sư phạm vật lý các một số cơ sở đào tạo giáo viên ....................................................................... 70 2.1.1. Thực trạng dạy học bài tập vật lý ở trường trung học phổ thông ................... 70 2.1.2. Thực trạng của việc rèn luyện kỹ năng dạy học bài tập vật lý cho sinh viên ở một số cơ sở đào tạo giáo viên ................................................................................. 73 2.2. Vị trí, tầm quan trọng của kỹ năng dạy học bài tập trong chuẩn đầu ra chương trình đào tạo cử nhân sư phạm vật lý theo tiếp cận năng lực thực hiện .................... 83 2.3. Mục tiêu rèn luyện kỹ năng dạy học bài tập vật lý của một số cơ sở đào tạo giáo viên vật lý .................................................................................................................. 85 2.4. Xây dựng thang đo đánh giá kỹ năng dạy học bài tập của sinh viên ngành sư phạm vật lý ................................................................................................................ 87 2.4.1. Cơ sở xây dựng thang đo ................................................................................ 87
- iv 2.4.2. Xây dựng thang đo đánh giá kỹ năng dạy học bài tập của sinh viên .............. 90 2.5. Đề xuất chuẩn đầu ra kỹ năng dạy học bài tập vật lý của cử nhân sư phạm vật lý ................................................................................................................................... 93 2.6. Đề xuất quy trình rèn luyện kỹ năng dạy học bài tập cho sinh viên ngành sư phạm vật lý đáp ứng chuẩn đầu ra bằng dạy học vi mô ............................................ 94 2.6.1. Căn cứ xây dựng quy trình ............................................................................ 94 2.6.2. Nội dung quy trình ........................................................................................ 95 2.7. Thiết kế mẫu bài học vi mô rèn luyện kỹ năng dạy học bài tập vật lý .............. 97 2.7.1. Mẫu bài học vi mô dạng thiết kế ..................................................................... 97 2.7.2. Mẫu bài học vi mô dạng thi công (multimedia) ............................................ 100 2.8. Thiết kế website "dayhocbaitapvatly.com" rèn luyện kỹ năng dạy học bài tập bằng dạy học vi mô ................................................................................................. 101 2.8.1. Mục đích của website .................................................................................... 101 2.8.2. Đối tượng sử dụng website ........................................................................... 102 2.8.3. Cấu trúc website ............................................................................................ 102 2.8.4. Nội dung website........................................................................................... 103 2.9. Kế hoạch dạy học rèn luyện kỹ năng dạy học bài tập bằng dạy học vi mô với sự hỗ trợ của webdite www.dayhocbaitapvatly.com ................................................... 109 2.9.1. Kế hoạch tổng thể rèn luyện kỹ năng dạy học bài tập .................................. 109 2.9.2. Thiết kế kế hoạch cụ thể rèn luyện kỹ năng dạy học bài tập bằng dạy học vi mô ............................................................................................................................ 109 Kết luận chương 2 ................................................................................................... 115 Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ............................................................ 117 3.1. Mục đích, nhiệm vụ thực nghiệm .................................................................... 117 3.1.1. Mục đích thực nghiệm ................................................................................. 117 3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm ................................................................................. 117 3.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm ................................................................... 117 3.3. Phương pháp thực nghiệm ............................................................................... 118 3.3.1. Bố trí thực nghiệm ........................................................................................ 118 3.3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu, đo lường ....................................................... 118 3.4. Nội dung thực nghiệm ...................................................................................... 118 3.5. Diễn biến thực nghiệm ..................................................................................... 119 3.6. Phương thức và tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm .................................. 120 3.6.1. Xác định tiêu chí và thang đo ....................................................................... 120 3.6.2. Xử lý kết quả thực nghiệm ........................................................................... 121 3.7. Kết quả thực nghiệm ........................................................................................ 122
- v 3.7.1. Kết quả định tính ........................................................................................... 123 3.7.2. Kết quả định lượng ........................................................................................ 125 Kết luận chương 3 ................................................................................................... 135 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 137 1. Kết luận .............................................................................................................. 137 2. Kiến nghị ............................................................................................................ 138 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ........................ 110 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 141 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 150
- vi DANH MỤC CÁC BẢNG TT BẢNG Trang 1 Bảng 1.1. Phiếu phân tích công việc đối với hoạt động dạy học bài tập 49 2 Bảng 1.2. Các bước trong quy trình dạy học BTVL theo DHVM 60 3 Bảng 2.1. Mức độ sử dụng BTVL vào trong giai đoạn của quá trình dạy học 71 4 Bảng 2.2. Mức độ sử dụng các dạng BTVL 71 5 Bảng 2.3. Mục tiêu chính của tiết học BTVL 71 6 Bảng 2.4. Phương án xây dựng BTVL phục vụ dạy học 72 7 Bảng 2.5. Chương trình đào tạo rèn luyện KN dạy học BTVL của các trường đại học 74 8 Bảng 2.6. Nội dung và phương pháp sử dụng trong rèn luyện KN dạy học BTVL 75 9 Bảng 2.7. Thống kê số lượng SV tham gia trả lời phiếu hỏi 77 10 Bảng 2.8. Tự đánh giá mức độ thành công tiêt học BTVL trong TTSP 77 11 Bảng 2.9. Nhân tố chính ảnh hưởng đến sự thành công của tiết học BTVL 78 12 Bảng 2.10. Hoạt động của giáo viên trong tiết học BTVL 78 13 Bảng 2.11. Kết quả đánh giá các điều kiện cần thiết trong dạy học BTVL 79 14 Bảng 2.12. Kết quả đánh giá các tiêu chí cho tiết dạy học bài tập thành công 79 15 Bảng 2.13. Đánh giá mức độ khó của các KN thành tố trong hoạt động dạy học BTVL 80 16 Bảng 2.14. Tỷ lệ SV muốn thay đổi các yếu tố trong quá trình rèn luyện KN dạy học BTVL 81 17 Bảng 2.15. Tỷ lệ SV lựa chọn cách thức rèn luyện KN dạy học BTVL 79 18 Bảng 2.16. Tỷ lệ SV lựa chọn phương tiện tự học rèn luyện KN dạy học BTVL 81 19 Bảng 2.17. Mục tiêu môn học chủ chốt của một số cơ sở đào tạo GV vật lý 85 20 Bảng 2.18. Thang đo phân loại của Dave về lĩnh vực KN 88 21 Bảng 2.19. Tỷ lệ kiến thức/KN trong yêu cầu thi kết thúc học phần
- vii nghiệp vụ dạy học vật lý 89 22 Bảng 2.20. Thang đo KN dạy học bài tập của SV cuối khoá 91 23 Bảng 2.21. Kế hoạch rèn luyện KN dạy học bài tập 110 24 Bảng 2.22. Kế hoạch dạy học chương 7 112 25 Bảng 3.1. Bảng tổng hợp đối tượng TN và ĐC 117 26 Bảng 3.2. Bảng tổng hợp danh sách giảng viên giảng dạy các học phần có tổ chức TN 118 27 Bảng 3.3. Xác định nội dung, minh chứng và công cụ đánh giá trong quá trình TNSP 118 28 Bảng 3.4. Bảng tổng hợp kết quả các lần rèn luyện KN thiết kế BHVM 125 29 Bảng 3.5. Bảng tổng hợp kết quả các lần rèn luyện KN thực hiện kế hoạch BHVM 126 30 Bảng 3.6. Bảng tổng hợp kết quả các lần rèn luyện KN thiết kế BHVM (Trường Đại học Đồng Nai) 127 31 Bảng 3.7. Kết quả đánh giá mức độ đạt được về thiết kế BHVM của một số SV 130 32 Bảng 3.8. Bảng tổng hợp kết quả các lần rèn luyện KN thực hiện kế 33 hoạch BHVM (Trường Đại học Đồng Nai) 133 34 Bảng 3.9. Kết quả đánh giá mức độ đạt được về thực hiện kế hoạch 35 BHVM của một số SV 133 36 Bảng 3.10. Kết quả điểm kiểm tra của nhóm TN và nhóm ĐC 134 37 Bảng 3.11. Phân loại kết quả điểm kiểm tra của nhóm TN và nhóm ĐC 134 38 Bảng 3.12. Bảng tần suất của nhóm TN và nhóm ĐC 134 39 Bảng 3.13. Bảng % số SV đạt điểm Xi trở xuống của nhóm TN và nhóm ĐC 135 40 Bảng 3.14. Mô tả và so sánh dữ liệu kết quả nhóm TN và nhóm ĐC 135
- viii DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ TT Hình, Sơ đồ, Đồ thị Trang 1 Hình 1.1. Sơ đồ phân loại bài tập vật lý 29 2 Hình 1.2. Sơ đồ phương pháp chung giải BTVL 33 3 Hình 1.3. Sơ đồ phương pháp chung hướng dẫn học sinh giải BTVL 39 4 Hình 1.4. Sơ đồ xây dựng hệ thống BTVL phần Cơ học lớp 10 46 5 Hình 1.5. Sơ đồ cấu trúc kỹ năng dạy học bài tập vật lý 51 6 Hình 1.6. Sơ đồ quy trình dạy học vi mô 58 7 Hình 1.7. Sơ đồ quy trình dạy học BTVL theo DHVM 60 8 Hình 2.1. Quy trình rèn luyện KN dạy học bài tập 95 9 Hình 2.2. Quy trình rèn luyện KN dạy học bài tập bằng DHVM 96 10 Hình 2.3. Các Clip BHVM đã thực hiện 101 11 Hình 2.4. Cấu trúc website 102 12 Hình 2.5. Giao diện trang chủ 103 13 Hình 2.6. Giao diện trang thông báo yêu cầu xem hết nội dung site cơ sở lý luận 104 14 Hình 2.7. Giao diện trang cơ sở lý luận về bài tập trong dạy học vật lý 104 15 Hình 2.8. Giao diện trang cơ sở lý luận về dạy học vi mô 105 16 Hình 2.9. Giao diện trang mẫu bài học vi mô dạng thiết kế 106 17 Hình 2.10. Giao diện trang mẫu bài học vi mô dạng thi công 106 18 Hình 2.11. Giao diện trang bài tập rèn luyện kỹ năng dạy học bài tập 107 19 Hình 2.12. Giao diện trang kiểm tra đánh giá 107 20 Hình 2.13. Tiêu chí đánh giá bản thiết kế 108 21 Hình 2.14. Tiêu chí đánh giá bản thi công 108 22 Hình 2.15. Thống kế số SV đăng nhập, upload và đánh giá BHVM 109 23 Hình 3.1. Nhóm SV lớp TN tham gia buổi thiết kế BHVM 123 24 Hình 3.2. Nhóm HS tham gia buổi dạy minh hoạ BHVM 123 25 Hình 3.3. Giao diện website tự rèn luyện 124 26 Hình 3.4. SV rèn luyện KN lập kế hoạch BHVM 128 27 Hình 3.5. SV rèn luyện KN thực hiện kế hoạch BHVM 132 28 Hình 3.6. Biểu đồ tần số biểu diễn kết quả điểm kiểm tra của nhóm 134 TN và ĐC 29 Hình 3.7. Đường luỹ tích biểu diễn kết quả của nhóm TN và ĐC 135
- 1 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Cùng với sự phát triển của đất nước, trong những năm qua, giáo dục đại học (GDĐH) nước ta đã có những đổi mới cơ bản, toàn diện trên tất cả các mặt. Chính điều đó đã tạo ra một diện mạo mới cho GDĐH Việt Nam trong những thập niên đầu của thế kỷ XXI. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo ra đời là nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đổi mới căn bản nền giáo dục trước hết phải tích cực đổi mới PPDH và hình thức tổ chức giáo dục theo hướng tăng cường phát triển năng lực người học, chú trọng bồi dưỡng phương pháp tự học, chiến lược học tập, khả năng hợp tác, KN vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Thực tế dạy học của các trường đại học sư phạm trong thời gian gần đây cho thấy trong mục tiêu “dạy chữ, dạy người, dạy nghề”, việc “dạy nghề” còn chưa được coi trọng đúng mức. Biểu hiện là những KN của năng lực sư phạm cơ bản của giáo viên nói chung khi mới ra trường và của giáo viên vật lý nói riêng ở các trường đại học ít mắc sai sót về kiến thức chuyên môn nhưng lại yếu về phương pháp sư phạm. Mặt khác số công trình nghiên cứu về dạy nghề và rèn luyện các KN dạy học ở bộ môn vật lý chưa nhiều, chưa đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn. Vì vậy cần có “PPDH cho phép lấp đầy khoảng trống giữa đào tạo lý thuyết và thực tế của lớp học” (Allen và Ryan, 1972). Trong những năm qua, các trường đại học sư phạm trong cả nước nói chung và Trường Đại học Đồng Nai nói riêng đã có nhiều đổi mới về nội dung, chương trình, PPDH, tăng cường rèn luyện nghề nghiệp cho SV, góp phần tích cực vào quá trình đổi mới nền giáo dục nước nhà. Tuy nhiên chất lượng đầu ra của SV vẫn còn những hạn chế, đặc biệt về KN dạy học. Điều này đòi hỏi các trường sư phạm phải đẩy mạnh cải tiến hơn nữa phương pháp, nội dung đào tạo theo hướng tăng cường rèn luyện NVSP, hình thành cho SV những KN dạy học cốt lõi để khi ra trường có thể vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo trong quá trình dạy học ở trường phổ thông. Thông qua việc rèn luyện KN, mỗi SV cũng tự hoàn thiện hơn năng lực của bản thân. Tuy nhiên, trong điều kiện của nhà trường, với khung thời gian có hạn, để tổ chức có khoa học việc rèn luyện KN dạy học cho SV cần phải dựa trên việc lựa chọn một phương pháp rèn luyện phù hợp, đồng thời xác định được hệ thống KN dạy học cần rèn luyện cho SV. Thực tế tại Việt Nam, ngành sư phạm nói chung và ngành sư phạm vật lý nói riêng không thu hút được người học, điểm chuẩn tuyển sinh vào ngành sư phạm
- 2 ngày một thấp so với các ngành khác. Trước những khó khăn như hiện nay, làm thế nào để chất lượng đào tạo sư phạm ngày một được nâng lên, đáp ứng yêu cầu của giáo dục phổ thông là một bài toán khó cho các nhà quản lý, các trường sư phạm và các giảng viên đại học. Năm 2007 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quy chế số 43/2007/QĐ-BGD&ĐT “đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ”. Các trường đại học Việt Nam đã chuyển sang đào tạo theo học chế mới – học chế tín chỉ, CTĐT phải thay đổi cho phù hợp với cơ chế đào tạo mới; theo đó thời gian dành cho đào tạo nghề (NVSP) ngày càng giảm. Bài toán nâng cao chất lượng đào tạo sư phạm lại càng khó. Giảng viên trường sư phạm, đặc biệt là giảng viên bộ môn phương pháp giảng dạy, những cán bộ đảm nhận sứ mạng dạy nghề sư phạm phải tìm tòi các PPDH tiên tiến nhằm giải quyết bài toán khó này. Trong số các phương pháp rèn luyện KN dạy học, DHVM là một PPDH lấy hoạt động của người học làm trung tâm. Phương pháp này đã chứng minh được hiệu quả trong đào tạo giáo viên ở Hoa Kỳ, các nước Châu Âu và trong những thập kỷ gần đây là các nước Châu Á, Châu Phi. Ở Việt Nam, DHVM bước đầu đã được nghiên cứu và ứng dụng ở một số trường đại học và cao đẳng sư phạm. Mục tiêu của phương pháp là thông qua việc rèn luyện, SV hình thành các KN dạy học, từ đó hình thành và phát triển năng lực nghề nghiệp để khi ra trường họ có thể đáp ứng các yêu cầu của sự nghiệp giáo dục trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. DHVM cho phép rèn luyện các KN dạy học thông qua các BHVM được thiết kế chu đáo, được tiến hành dưới sự kiểm soát của giảng viên và có sự tham gia tích cực của SV. Như vậy DHVM là một lựa chọn phù hợp để giải bài toán nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân sư phạm trong tình hình hiện nay. Việc rèn luyện KN dạy học cho SV sư phạm vật lý có những yêu cầu chung của SV sư phạm, nhưng đồng thời có những nét đặc thù do đặc trưng của môn học. Vì vậy, bên cạnh những KN dạy học chung còn có những KN dạy học riêng của giáo viên vật lý như KN sử dụng thí nghiệm, xử lí và phân tích số liệu thống kê, sử dụng các phương tiện dạy học trực quan,... Việc áp dụng DHVM trong rèn luyện KN dạy học cũng vì thế sẽ có những đặc điểm riêng biệt, bên cạnh những điểm chung có giá trị đóng góp cho việc đào tạo giáo viên nói chung. KN dạy học vật lý gồm KN sư phạm chung và KN chuyên biệt. KN dạy học BTVL thuộc nhóm KN chuyên biệt vì tầm quan trọng của BTVL như là một phương tiện và PPDH vật lý thuộc nhóm các PPDH tích cực ở trường phổ thông. Rèn luyện được KN này cho SV sư phạm vật lý sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên vật lý hiện nay.
- 3 Việc sử dụng DHVM trong các tiết dạy học BTVL nhằm ban đầu đào tạo cho SV nắm chắc từng KN và hình thành năng lực đặc thù của môn học. Kết quả mong muốn là mang lại cho SV sau khi ra trường có một năng lực sư phạm bền vững, có thể đáp ứng sự nghiệp giáo dục của thời đại mới. Với đặc điểm là được xây dựng trên quan niệm cơ bản là: Năng lực sư phạm được hình thành thông qua DHVM, SV có thể hình thành và nắm được các năng lực sư phạm mang tính đại cương và cả năng lực mang tính đặc thù của môn học. Xuất phát từ những vấn đề trên, tác giả chọn đề tài: Nghiên cứu vận dụng dạy học vi mô rèn luyện kỹ năng dạy học bài tập cho sinh viên sư phạm vật lý ở trường Đại học. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu vận dụng DHVM để hình thành và rèn luyện KN dạy học bài tập cho SV sư phạm vật lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo GV vật lý đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các KN dạy học bài tập cần rèn luyện cho SV sư phạm vật lý và cách tổ chức rèn luyện những KN này bằng DHVM, cụ thể: - Dạy học vi mô (Micro teaching); - Quá trình đào tạo giáo viên vật lý ở các khoa/trường Đại học có đào tạo GV (mục tiêu, chương trình đào tạo, người dạy, người học và phương pháp đào tạo); - Năng lực dạy học vật lý; - Sinh viên ngành sư phạm vật lý. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Kỹ năng dạy học BTVL cho sinh viên sư phạm ở trường đại học 4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Nếu vận dụng DHVM trong rèn luyện KN dạy học bài tập thì sẽ góp phần nâng cao được chất lượng đào tạo giáo viên vật lý theo tiếp cận năng lực thực hiện. 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Nghiên cơ sở lý luận và thực tiễn rèn luyện KN dạy học bài tập cho SV sư phạm vật lý bằng DHVM. - Xác định hệ thống KN dạy học bài tập cần rèn luyện cho SV sư phạm vật lý.
- 4 - Xác lập và chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho rèn luyện KN dạy học bài tập bằng DHVM. - Xây dựng quy trình rèn luyện KN dạy học bài tập cho SV sư phạm vật lý bằng DHVM. - Đề xuất kế hoạch rèn luyện KN dạy học bài tập cho SV bằng DHVM - Nghiên cứu và áp dụng DHVM kết hợp với một số thủ thuật dạy học nhằm rèn luyện KN dạy học bài tập cho SV sư phạm vật lý ở trường Đại học. - Thực nghiệm sư phạm 6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu lý luận - Nghiên cứu các tài liệu về tâm lý học, giáo dục học, lý luận dạy học đại học, lý luận dạy học vật lý, lý luận về đào tạo theo tiếp cận năng lực thực hiện, lý luận về bài tập vật lý, dạy học vi mô, các văn kiện đại hội Đảng về đổi mới giáo dục, các bài báo, tạp chí có liên quan tới đề tài nhằm trang bị cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu. - Nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa và sách bài tập vật lý các lớp 10, 11, 12 để dự kiến các nội dung trong dạy học bài tập vật lý. Nghiên cứu điều tra, phỏng vấn Tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi đối với giáo viên, học viên và sinh viên vật lý. Phỏng vấn về hoạt động đào tạo, rèn luyện kỹ năn dạy học bài tập vật lý ở một số trường/ khoa sư phạm; thực trang dạy học bài tập vật lý ở trường phổ thông và rèn luyện kỹ năng dạy học bài tập vật lý cho sinh viên ở trường đại học. Tham vấn ý kiến chuyên gia Tham vấn ý kiến của các giảng viên chuyên ngành lý luận và phương pháp dạy học bộ môn vật lý, các chuyên gia vật lý ở Sở Giáo dục và Đào tạo, các chuyên gia kiểm định chất lượng về các vấn đề liên quan đến rèn luyện kỹ năng dạy học, cán bộ quản lý và giáo viên giỏi vật lý ở trường phổ thông trong việc rèn luyện kỹ năng dạy học bài tập vật lý cho sinh viên và các tiêu chí đánh giá. Phƣơng pháp nghiên cứu trƣờng hợp Là một PPDH, trong đó người học tự lực nghiên cứu một tình huống thực tiễn và giải quyết các vấn đề của tình huống đặt ra, hình thức làm việc chủ yếu là làm việc nhóm. Phƣơng pháp lựa chọn ngôn ngữ lập trình Ngôn ngữ được lựa chọn để lập trình website gồm HTML5, CSS3, Jquery, LinQ, ASP.NET 4.5, SQL Server 2016. Thực nghiệm sƣ phạm
- 5 Tiến hành thực nghiệm sư phạm 2 vòng trên đối tượng là sinh viên sư phạm vật lý trường Đại học Vinh và trường Đại học Đồng Nai. Xử lý thống kê trong giáo dục - Đánh giá hiệu quả rèn luyện kỹ năng dạy học cho sư phạm ngành vật lý ở trường đại bằng DHVM. - Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu thu được qua điều tra thực trạng, thực nghiệm sư phạm. Sử dụng phần mềm Microsoft Excel để phân tích kết quả nghiên cứu (định tính và định lượng), từ đó rút ra các kết luận khoa học của đề tài. 7. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN - Lựa chọn sử dụng tiếp cận NLTH để rèn luyện KN dạy học bài tập nói riêng và đào tạo giáo viên vật lý nói chung; - Xây dựng được mô hình cấu trúc KN dạy học BTVL trong đào tạo giáo viên vật lý; - Đề xuất một thang đo 5 mức để đánh giá KN dạy học BTVL của SV cuối khóa; - Đề xuất quy trình rèn luyện KN dạy học BTVL bằng DHVM; - Đề xuất 7 dạng BHVM dùng cho rèn luyện KN dạy học BTVL, xây dựng mẫu 7 BHVM này ở dạng thiết kế và dạng thi công; - Xây dựng được một trang web với tên gọi “dạy học bài tập vật lý” tại địa chỉ http://www.dayhocbaitapvatly.com bao gồm 05 yếu tố chính của quá trình rèn luyện KN dạy học BTVL bằng DHVM: Nội dung, phương pháp, phương tiện học, kiểm tra đánh giá và quản lý hoạt động học của SV; - Đề xuất kế hoạch rèn luyện KN dạy học BTVL bằng DHVM cho SV sư phạm vật lý ở các cơ sở đào tạo giáo viên. Kế hoạch đã sử dụng được tất cả các nghiên cứu nêu trên và thông qua thực nghiệm sư phạm trong khuôn khổ luận án đã khẳng định tính khả thi và hiệu quả của kế hoạch trong rèn luyện KN dạy học bài tập từ đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên - Tiến hành thực nghiệm sư phạm 2 vòng để rèn luyện kỹ năng dạy học bài tập vật lý cho sinh viên sư phạm ở trường đại học theo quy trình đã đề xuất. 8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN Tổng dung lượng của luận án là 148 trang A4, bao gồm: Phần mở đầu (5 trang) Chƣơng 0. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu (12 trang) Chƣơng 1. Cơ sở lý luận rèn luyện KN dạy học bài tập cho sinh sư phạm vật lý ở trường Đại học bằng dạy học vi mô (50 trang)
- 6 Chƣơng 2: Rèn luyện KN dạy học bài tập cho sinh viên sư phạm vật lý bằng dạy học vi mô (48 trang) Chƣơng 3: Thực nghiệm sư phạm (20 trang) Phần kết luận và kiến nghị (3 trang) Danh mục các công trình của tác giả: gồm 8 công trình (1 trang) Tài liệu tham khảo: gồm 139 đầu mục (9 trang) Phụ lục: gồm có 14 phụ lục (72 trang)
- 7 CHƢƠNG 0. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Đề tài xác định mục đích nghiên cứu là vận dụng DHVM vào việc rèn luyện KN dạy học BTVL cho SV sư phạm – một KN dạy học đặc thù của người GV vật lý. Để xác định được câu hỏi nghiên cứu, dưới đây trình bày các kết quả nghiên cứu đã công bố về: - Rèn luyện kỹ năng dạy học nói chung và rèn luyện kỹ năng dạy học bài tập vật lý nói riêng. - Dạy học vi mô và vận dụng DHVM vào việc rèn luyện KN dạy học trong đào tạo và bồi dưỡng GV. 0.1. Rèn luyện kỹ năng dạy học nói chung và rèn luyện kỹ năng dạy học bài tập vật lý nói riêng Nghiệp vụ sư phạm là KN dạy học, KN giáo dục, là những nhóm KN cần thiết và điển hình đối với hoạt động nghề nghiệp của người GV. Việc rèn luyện KN dạy học là hoạt động đã được nghiên cứu rất lâu trên thế giới với nhiều công trình của các tác giả trong nước và ngoài nước. 0.1.1. Các nghiên cứu ở nƣớc ngoài - Cu-dơ-min-na N. V (1961), Hình thành các năng lực sư phạm [27], trong công trình này đã xác định năng lực sư phạm cần có của người GV, mối quan hệ giữa năng lực chuyên môn và năng lực nghiệp vụ, giữa năng khiếu sư phạm và việc bồi dưỡng năng khiếu sư phạm thành năng lực sư phạm. - Apdulinna O. A (1963), Bàn về KN sư phạm [6], tác giả đã nêu rõ từng loại KN sư phạm của người GV và phân tích chi tiết những KN chung và KN chuyên biệt trong hoạt động giảng dạy và giáo dục. - Ki-xê-gốp X. I (1977), Hình thành các KN, kỹ xảo sư phạm trong điều kiện giáo dục đại học [47], tác giả đã nêu ra hơn một trăm KN nghiệp vụ sư phạm, trong đó tập trung vào năm mươi KN cần thiết nhất, được phân chia luyện tập theo từng thời kỳ thực hành, thực tập cụ thể. Đồng thời, công trình này nghiên cứu sự hình thành KN sư phạm của SV dưới góc độ là một quá trình có tổ chức trong nhà trường sư phạm và chia quá trình này thành năm giai đoạn. Việc phân chia quá trình hình thành KN thành năm giai đoạn chỉ có tính chất định hướng cho sự hình thành một KN cụ thể có thể không nhất thiết phải trải qua tất cả các giai đoạn trên. - Ở một số nước như Canada, Australia, Hoa Kỳ, …, người ta dựa trên cơ sở các thành tựu của tâm lý học hành vi và tâm lý học chức năng để tổ chức rèn luyện các KN thực hành giảng dạy cho SV. Những luận điểm của J. Watson (1926),
- 8 A. Pojoux (1926), F. Skinner (1963)…, những công trình: The process of learning của J.B. Bigs và R. Tellfer (1987) [107], Beginning teaching của K. Barry và L. King (1993) [108], đang được sử dụng và đưa vào giáo trình thực hành lý luận dạy học trong đào tạo GV ở Australia và một số nước khác. - Chris Kyriacou (1998), Essential teaching skill [122] trình bày những KN cơ bản để GV lên lớp thành công như việc soạn bài, trình bày bài giảng (từ phong cách đứng lớp, thuyết trình, diễn giảng, kể chuyện, đàm thoại, phát vấn, sử dụng tài liệu giảng dạy), quản lý lớp học,… - A. Duminy và các cộng sự (2006), Teaching Practice (Thực hành dạy học) [115]. Công trình này tập hợp các KN cơ bản về dạy học và trình bày kỹ thuật thực hiện các KN đó. - C. M. Evertson, C. S. Weinstein (2006), Sổ tay quản lý lớp học [116] Tóm lại, với những công trình công bố trên thế giới về rèn luyện KN dạy học nói chung, dạy học vật lý nói riêng đã cho thấy vấn đề KN dạy học của GV quyết định chất lượng dạy học của họ. Các KN đều gắn với kỹ thuật triển khai (lý thuyết về KN). KN có thể hình thành thông qua luyện tập trên cơ sở định hướng. Công cụ định hướng như thế nào để đạt kết quả phụ thuộc vào nội dung, mục tiêu, yêu cầu của mỗi KN và là vấn đề còn bỏ ngõ cần tiếp tục nghiên cứu. 0.1.2. Các nghiên cứu ở trong nƣớc Trước hết phải kể đến các công trình về cơ sở lý luận trang bị nhận thức cho SV sư phạm về các năng lực sư phạm nói chung, KN sư phạm nói riêng. - Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường [58], Đây là công trình tập hợp đầy đủ và cập nhật các vấn đề về PPDH từ góc độ tâm lý học, lý luận dạy học đến phương pháp, kỹ thuật phương tiện, hình thức tổ chức dạy học, đánh giá kết quả học tập và nghệ thuật dạy học. Thế kỷ XXI bùng nổ việc phổ biến các phương pháp và kỹ thuật dạy học tân tiến trên thế giới vào Việt Nam. Nhiều công trình dạng này được công bố nhằm đổi mới PPDH ở nước ta (trước hết là về mặt nhận thức). - Hồ Ngọc Đại (2014), Công nghệ giáo dục tập 1, tập 2 [35], tập 1 là định hướng lý luận, tập 2 trình bày kỹ thuật cơ bản cho công nghệ giáo dục môn Tiếng Việt lớp 1. Trong lĩnh vực dạy học vật lý, trang bị cơ sở lý thuyết cho năng lực dạy học phải kể đến các công trình về lý luận và PPDH như: - Nguyễn Đức Thâm (Chủ biên), Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế (2002), Phương pháp dạy học vật lý ở trường phổ thông [75]
- 9 - Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng (2011), Tổ chức hoạt động nhận thức cho HS trong dạy học vật lý ở trường phổ thông [76] - Phạm Hữu Tòng (2001), Lý luận dạy học vật lý ở trường trung học [85] - Đỗ Hương Trà (2011), Các kiểu tổ chức dạy học hiện đại trong dạy học vật lý ở trường phổ thông [92] Các tài liệu nói trên bàn về PPDH vật lý chủ yếu ở góc độ lý thuyết và kỹ thuật triển khai các PPDH, mà chưa bàn đến khâu làm thế nào để có được KN thực hiện các hoạt động dạy học theo lý thuyết đó. Từ những năm 70 về trước chưa có những nghiên cứu cơ bản về rèn nghề GV. Tay nghề sư phạm của người GV chỉ được đề cập đến trong các giáo trình tâm lý học, giáo dục học viết dựa trên các giáo trình của Liên xô. Đến năm 1982, Cục Đào tạo – bồi dưỡng GV của Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành tài liệu “Rèn luyện NVSP thường xuyên cho SV các trường sư phạm” [28]. Đây là tài liệu có tính chất chỉ đạo cho hoạt động rèn luyện NVSP, nhằm đưa hoạt động này trở thành một thành tố quan trọng của nội dung CTĐT của các trường sư phạm. - Nguyễn Quang Uẩn (1987), Vấn đề rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên cho SV [97], trong đó đã vạch ra một số phương hướng có tính chất lý luận chung cho hoạt động rèn luyện NVSP cho SV nói chung. - Phạm Viết Vượng (2001), Hình thành KN giảng dạy và giáo dục cho SV đại học sư phạm thông qua thâm nhập thực tế các trường phổ thông [101]. Bản tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp Viện đã phân loại KN sư phạm, qui trình rèn luyện KN sư phạm tại các trường phổ thông (qua TTSP). - Phạm Trung Thanh, Nguyễn Thị Lý (2006), Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên [74], chủ yếu bàn về lý thuyết vấn đề rèn luyện NVSP thường xuyên. - Nguyễn Như An (1993), Hệ thống KN giảng dạy trên lớp về môn giáo dục học và quy trình rèn luyện các KN đó cho SV khoa Tâm lí - giáo dục hoc [2]. Luận án đã tiếp cận vấn đề một cách hệ thống về lý luận cơ bản và đã xây dựng một quy trình rèn luyện KN giảng dạy cho SV khoa Tâm lý- giáo dục học. - Nguyễn Hữu Dũng (1995), Hình thành KN sư phạm cho giáo sinh sư phạm [31]. Đây là một công trình chuyên về rèn luyện KN sư phạm, tác giả đã chỉ ra được một số cơ sở lí luận khoa học về KN sư phạm và vai trò của việc hình thành nó trong quá trình đào tạo SV sư phạm nói chung. Năm 1996, tác giả đã chủ trì đề tài cấp Bộ: “Định hướng đổi mới phương pháp đào tạo GV” [32]. Trong đó đã đề cập và giải quyết tiếp một số vấn đề lí luận về hệ thống KN cần có của người GV trong điều kiện mới và vấn đề đổi mới quá trình đào tạo GV để kịp thời đáp ứng nhu cầu của giáo dục nước nhà trong thời kì mới của sự phát triển kinh tế - xã hội.
- 10 - Phan Đức Duy (1999), Sử dụng bài tập tình huống sư phạm để rèn luyện cho SV KN dạy học sinh học [33], luận án xây dựng hệ thống bài tập tình huống rèn luyện KN dạy học sinh học với những nội dung: Xây dựng một hệ thống lý luận về bài tập tình huống dạy học trong đào tạo GV sinh học ở các trường sư phạm; Quy trình sử dụng bài tập tình huống để đổi mới đào tạo nhiệp vụ trong giảng dạy PPDH bộ môn; Xây dựng được gần 150 bài tập tình huống dạy học sử dụng trong dạy HS học phổ thông trung học từ lớp 10 đến lớp 12 cải cách giao dục. - Trịnh Văn Biều (2003), Một số biện pháp nâng cao hiệu quả rèn luyện KN dạy học hoá học cho SV trường đại học sư phạm [12], luận án đã đề xuất được 3 biện pháp rèn luyện KN dạy học hoá học gồm: Thiết kế tài liệu dạng mở và tổ chức thảo luận nhóm; Tổ chức SV tham gia vào quá trình đánh giá; Hoàn thiện nội dung giáo trình thí nghiệm thực hành lý luận dạy học hoá học và phương pháp rèn luyện các KN dạy học cơ bản cho SV trong các buổi thí nghiệm thực hành môn hoá học. - Phạm Kim Chung (2010), Đề xuất và thử nghiệm các biện pháp phát triển KN sử dụng thí nghiệm trong dạy học cho SV sư phạm vật lý khi dạy học học phần thí nghiệm vật lý phổ thông [25], luận án đã đề xuất được 2 biện pháp phát triển KN sử dụng thí nghiệm trong dạy học vật lý ở trường phổ thông cho SV sư phạm vật lý gồm: 1. Đổi mới toàn diện về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức kiểm tra – đánh giá trong dạy học học phần thí nghiệm vật lý phổ thông theo quan điểm phát triển năng lực sử dụng thí nghiệm trong dạy học của SV sư phạm. trong đó cần thực hiện các biện pháp sau: Điều chỉnh lại nội dung các bài thực hành thí nghiệm phổ thông theo hướng hình thành và phát triển những KN nền tảng, từ đó phát triển những KN khác dựa trên các KN nền tảng; Đổi mới hình thức tổ chức thực hành thí nghiệm trong dạy học vật lý ở trường phổ thông theo hướng tăng cường tự học, tìm tòi, sáng tạo; Áp dụng các hình thức kiểm tra – đánh giá đa dạng nhằm đánh giá khả năng thực thi của SV; 2. Ứng dụng CNTT hỗ trợ rèn luyện KN sử dụng thí nghiệm trong dạy học vật lý của SV sư phạm. - Nguyễn Thị Kim Ánh (2012), Rèn luyện KN dạy học theo hướng tăng cường năng lực tự học, tự nghiên cứu của SV khoa hoá học ngành sư phạm ở các trường Đại học [5], luận án đề xuất biện pháp rèn luyện KN dạy học theo hướng tăng cường tự học tự nghiên cứu của SV ngành sư phạm hoá. - Nguyễn Thị Bích Hiền (2012), Rèn luyện KN sử dụng bài tập hoá học trong dạy học ở trường trung học phổ thông cho SV đại học sư phạm ngành hoá học [39], luận án có đóng góp mới là: Về mặt lý luận (Xác định hệ thống các KN sử dụng bài tập hoá học trong dạy học, đề xuất quy trình rèn luyện các KN sử dụng bài tập hoá học trong dạy học), về mặt thực tiễn (Xây dựng hệ thống bài tập để rèn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Vật lí: Nghiên cứu biến dạng đàn hồi - phi tuyến của kim loại, hợp kim xen kẽ hai và ba thành phần
164 p | 17 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Vật lí: Nghiên cứu sự lan truyền xung laser trong môi trường nguyên tử ba mức khi có mặt hiệu ứng EIT
108 p | 50 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Vật lí: Tăng cường phi tuyến Kerr chéo dựa trên hiệu ứng trong suốt cảm ứng điện từ
108 p | 46 | 6
-
Luận án tiến sĩ Vật lí: Nghiên cứu tính chất nhiệt động và đàn hồi của hợp chất bán dẫn đa thành phần và siêu mạng bán dẫn bằng phương pháp thống kê mômen
132 p | 74 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hóa lí thuyết và Hóa lí: Nghiên cứu cấu trúc và tính chất một số hệ vòng ngưng tụ chứa lưu huỳnh và silic ứng dụng trong chế tạo vật liệu quang điện
23 p | 26 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Vật lí: Nghiên cứu biến dạng đàn hồi - phi tuyến của kim loại, hợp kim xen kẽ hai và ba thành phần
26 p | 8 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Vật lí: Nghiên cứu tính chất nhiệt động của hợp kim xen kẽ nhị nguyên và tam nguyên có khuyết tật với các cấu trúc lập phương tâm diện và lập phương tâm khối
26 p | 17 | 4
-
Luận án tiến sĩ Vật lí kỹ thuật: Nghiên cứu cấu trúc và sự không đồng nhất động học trong vật liệu Silicát ba nguyên PbO.SiO2, Al2O3.2SiO2 và Na2O.2SiO2 ở trạng thái lỏng và vô định hình
146 p | 61 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Vật lí: Chuyển pha kim loại - điện môi trong một số hệ tương quan đa thành phần trên mạng quang học
148 p | 11 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Vật lí: Ứng dụng lý thuyết quá trình ngẫu nhiên để nghiên cứu thăng giáng lượng tử trong các bộ nối phi tuyến kiểu Kerr
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Vật lí: Chuyển pha kim loại - điện môi trong một số hệ tương quan đa thành phần trên mạng quang học
27 p | 7 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Vật lí: Mảng kìm quang học biến điệu quang - âm
27 p | 54 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Vật lí: Điều khiển độ căng của phân tử ADN trong dung môi phi tuyến bằng kìm quang học
114 p | 48 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Vật lí: Mảng kìm quang học biến điệu quang - âm
149 p | 40 | 3
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Vật lí kỹ thuật: Nghiên cứu cấu trúc và sự không đồng nhất động học trong vật liệu Silicát ba nguyên PbO.SiO2, Al2O3.2SiO2 và Na2O.2SiO2 ở trạng thái lỏng và vô định hình
28 p | 38 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Vật lí học: Nghiên cứu chế tạo và khảo sát một số đặc trưng của laser vi cầu từ các vật liệu nguồn gốc sinh học
165 p | 2 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Vật lí học: Nghiên cứu chế tạo và khảo sát một số đặc trưng của laser vi cầu từ các vật liệu nguồn gốc sinh học
26 p | 10 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Vật lí: Nghiên cứu sự lan truyền xung và chuyển mạch toàn quang trong môi trường trong suốt cảm ứng điện từ
131 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn