Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Hạnh phúc của người dân theo Thiên chúa giáo - Nghiên cứu trường hợp ở thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 18
download
Luận án tìm hiểu quan niệm hạnh phúc và những nhân tố ảnh hưởng đến quan niệm hạnh phúc của người Công giáo ở Tp. HCM hiện nay. Trên cơ sở đó cung cấp một số luận cứ khoa học mang tính gợi mở để các cơ quan chức năng tham khảo, xây dựng chính sách, đường hướng cho người Công giáo về hạnh phúc ở Tp. HCM trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Hạnh phúc của người dân theo Thiên chúa giáo - Nghiên cứu trường hợp ở thành phố Hồ Chí Minh
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM THỊ PHA LÊ HẠNH PHÚC CỦA NGƢỜI DÂN THEO THIÊN CHÚA GIÁO: NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: Xã hội học Mã số: 9 31 03 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ NGỌC VĂN Hà Nội, 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận án là trung thực, đảm bảo độ chuẩn xác cao nhất có thể, được các đồng tác giả cho phép sử dụng. Các tài liệu tham khảo, trích dẫn có xuất xứ rõ ràng. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình. Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Tác giả Phạm Thị Pha Lê ii
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ............................. 11 1.1. Các quan niệm về hạnh phúc ..................................................................... 11 1.1.1. Yếu tố kinh tế - vật chất................................................................... 12 1.1.2. Yếu tố gia đình - xã hội ................................................................... 13 1.1.3. Yếu tố cá nhân ................................................................................. 22 1.2. Các phương pháp nghiên cứu và cách đo lường hạnh phúc ...................... 27 1.2.1. Phương pháp nghiên cứu định tính................................................. 28 1.2.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng ............................................. 28 1.3. Nhận xét và định hướng nghiên cứu của đề tài.......................................... 32 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN ............. 34 2.1. Các khái niệm công cụ ............................................................................... 34 2.1.1. Hạnh phúc ....................................................................................... 34 2.1.2. Công giáo ........................................................................................ 36 2.1.3. Người Công giáo ở Tp. HCM ......................................................... 37 2.1.4. Hạnh phúc của người Công giáo .................................................... 37 2.2. Một số lý thuyết sử dụng ............................................................................ 40 2.2.1. Lý thuyết chọn lựa hợp lý ................................................................ 40 2.2.2. Lý thuyết hành động xã hội ............................................................. 42 2.2.3. Lý thuyết chức năng tôn giáo .......................................................... 44 2.3. Hệ thống Giáo lý của Công giáo ................................................................ 45 2.3.1. Giáo lý, luật lệ, lễ nghi của Công giáo ........................................... 45 2.3.2. Cơ cấu tổ chức và phẩm trật của Giáo hội Công giáo ................... 51 2.4. Giáo lý Công giáo quan niệm về hạnh phúc .............................................. 56 2.4.1. Trên bình diện kinh tế - xã hội ........................................................ 56 2.4.2. Trên bình diện gia đình và cộng đồng Công giáo .......................... 59 2.4.3. Trên bình diện cá nhân ................................................................... 61 2.5. Khung phân tích ......................................................................................... 66 iii
- 2.6. Mô hình quan niệm về hạnh phúc của người Công giáo ở Tp. HCM 68 Chƣơng 3: ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI VÀ QUAN NIỆM VỀ HẠNH PHÚC CỦA NGƢỜI CÔNG GIÁO Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ................. 71 3.1. Một số đặc điểm chung về mẫu nghiên cứu............................................... 71 3.1.1. Cơ cấu giới tính và tuổi người trả lời (cá nhân) ............................ 71 3.1.2. Trình độ học vấn người trả lời (cá nhân) ....................................... 71 3.1.3. Mức sống người trả lời (cá nhân) ................................................... 72 3.1.4. Nghề nghiệp người trả lời (cá nhân) .............................................. 72 3.2. Người Công giáo ở Tp. HCM quan niện về hạnh phúc ............................. 73 3.2.1. Về phương diện kinh tế - vật chất, môi trường tự nhiên ................. 75 3.2.2. Về phương diện quan hệ gia đình - xã hội ...................................... 87 3.2.3. Quan niệm về hạnh phúc trong đời sống cá nhân .......................... 99 3.3. Quan niệm về trạng thái đau khổ và bất hạnh .......................................... 107 3.3.1. Đau khổ và bất hạnh về phương diện kinh tế - vật chất, môi trường tự nhiên.................................................................................................... 107 3.3.2. Đau khổ và bất hạnh trong quan hệ gia đình - xã hội .................. 109 3.3.3. Đau khổ, bất hạnh thuộc khía cạnh đời sống của cá nhân........... 110 Chƣơng 4: NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUAN NIỆM VỀ HẠNH PHÚC CỦA NGƢỜI CÔNG GIÁO Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.............................................................................................................. 115 4.1. Nhóm nhân tố thuộc về chủ quan cá nhân ............................................... 116 4.1.1. Tương quan giữa giới tính với quan niệm hạnh phúc .................. 117 4.1.2. Tương quan giữa trình độ học vấn với quan niệm hạnh phúc ..... 117 4.1.3. Tương quan giữa nhóm tuổi với quan niệm hạnh phúc ................ 118 4.1.4. Tương quan giữa nghề nghiệp với quan niệm hạnh phúc ............ 120 4.2. Nhóm yếu tố trong Giáo lý và Giáo hội Công giáo ................................. 121 4.2.1. Ảnh hưởng của giáo lý và niềm tin tôn giáo đến quan niệm về hạnh phúc ............................................................................................... 121 4.2.2. Ảnh hưởng của nghi lễ và thực hành nghi lễ ................................ 123 iv
- 4.3. Nhóm yếu tố khách quan.......................................................................... 127 4.3.1. Ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài xã hội ................................. 127 4.3.2. Ảnh hưởng của các chính sách phúc lợi ở địa phương ................ 130 4.4. Tham chiếu quan niệm về hạnh phúc của người Công giáo Tp. HCM với các loại hình tôn giáo và tín ngưỡng khác. ..................................................... 133 4.4.1. Đối với lĩnh vực kinh tế - vật chất, môi trường tự nhiên .............. 134 4.4.2. Đối với lĩnh vực quan hệ gia đình - xã hội ................................... 135 4.4.3. Đối với lĩnh vực thuộc về đời sống cá nhân ................................. 136 KẾT LUẬN .................................................................................................... 140 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 146 v
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1. CNH : Công nghiệp hóa 2. HĐGMVN : Hội đồng Giám mục Việt Nam 3. HĐH : Hiện đại hóa 4. HNKT : Hội nhập kinh tế 5. KTTT : Kinh tế thị trường 6. TCH : Toàn cầu hóa 7. TGM : Tòa Giám mục 8. Tp. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh vi
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ: 3.1. Nghề nghiệp người trả lời ............................................................. 72 Biểu đồ 3.2. Tỉ lệ lựa chọn khía cạnh trong quan niệm về hạnh phúc ................... 73 Biểu đồ 3.3. Tỉ lệ lựa chọn chỉ báo về kinh tế vật chất, môi trường tự nhiên .... 76 Biểu đồ 3.4. Mức độ “rất hài lòng” của người dân với những chỉ báo thuộc kinh tế - vật chất, môi trường tự nhiên ................................................................ 83 Biểu đồ 3.5: Mức độ đánh giá “Rất hài lòng” về một số dịch vụ xã hội cơ bản, 85 Biểu đồ 3.6. Tỉ lệ lựa chọn chỉ báo trong quan hệ gia đình - xã hội của người Công giáo tại Tp. HCM ....................................................................................... 87 Biểu đồ 3.7. Mức độ “rất hài lòng” của người Công giáo ở Tp. HCM trong quan hệ gia đình - xã hội ..................................................................................... 96 Biểu đồ 3.8. Mức độ hài lòng về sự hỗ trợ của chính quyền địa phương ........... 98 Biểu đồ 3.9. Tỉ lệ lựa chọn chỉ báo về về đời sống cá của người Công giáo ở Tp. HCM ........................................................................................................... 100 Biểu đồ 3.10. Mức độ hài lòng về các khía cạnh trong đời sống cá nhân ........ 106 Biểu đồ 3.11: Tỉ lệ lựa chọn chỉ báo về đau khổ và bất hạnh thuộc kinh tế - vật chất, môi trường tự nhiên ............................................................................ 109 Biểu đồ 3.12. Tỉ lệ lựa chọn chỉ báo trong quan hệ gia đình - xã hội về đau khổ và bất hạnh ................................................................................................. 110 Biểu đồ 3.13: Tỉ lệ lựa chọn chỉ báo về đau khổ và bất hạnh thuộc khía cạnh cá nhân............................................................................................................... 112 iii
- DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Tỉ lệ chọn các chỉ báo về phương diện kinh tế vật chất, môi trường . 78 tự nhiên theo giới tính, .................................................................................... 78 Bảng 3.2: Tỉ lệ chọn các chỉ báo về phương diện kinh tế - vật chất, môi trường tự nhiên theo trình độ học vấn......................................................................... 80 Bảng 3.3: Tỉ lệ chọn các chỉ báo về phương diện kinh tế - vật chất, môi trường tự nhiên theo mức sống ....................................................................... 82 Bảng 3.4: Tỉ lệ lựa chọn các chỉ báo trong quan hệ gia đình, xã hội theo giới tính ................................................................................................................... 91 Bảng 3.5: Tỉ lệ lựa chọn các chỉ báo trong quan hệ gia đình, xã hội theo trình độ học vấn ....................................................................................................... 93 Bảng 3.6: Tỉ lệ lựa chọn các chỉ báo trong quan hệ gia đình - xã hội theo mức sống ................................................................................................................. 95 Bảng 3.7: Tỉ lệ chọn các chỉ báo ở khía cạnh đời sống của cá nhân theo giới tính ................................................................................................................. 102 Bảng 3.8: Tỉ lệ chọn các chỉ báo ở khía cạnh đời sống của cá nhân, theo trình độ học vấn ..................................................................................................... 104 Bảng 3.9: Tỉ lệ chọn các chỉ báo ở khía cạnh đời sống của cá nhân theo mức sống ............................................................................................................... 105 Bảng 4.1. Tỉ lệ lựa chọn các chỉ báo hạnh phúc và bất hạnh, đau khổ của người Công giáo ở Tp. HCM ........................................................................ 115 Bảng 4.2. Tương quan giữa giới tính và chỉ báo hạnh phúc ......................... 117 Bảng 4.3. Tương quan giữa nhóm học vấn và quan niệm hạnh phúc........... 118 Bảng 4.4. Tương quan giữa nhóm tuổi và chỉ báo hạnh phúc của người Công giáo ở Tp. HCM. ........................................................................................... 119 Bảng 4.5. Tương quan giữa nhóm nghề nghiệp và chỉ báo hạnh phúc của người Công giáo ở Tp. HCM ........................................................................ 120 iv
- Bảng 4.6. Tương quan giữa đánh giá về môi trường tự nhiên và quan niệm hạnh phúc ...................................................................................................... 128 Bảng 4.7. Tương quan giữa đánh giá về các vấn đề xã hội và quan niệm hạnh phúc ............................................................................................................... 129 Bảng 4.8. Tương quan giữa các dịch vụ xã hội cơ bản tại địa phương với quan niệm hạnh phúc. ............................................................................................ 130 Bảng 4.9. Một số thông tin cơ bản thống kê về tình hình kinh tế - xã hội Tp. HCM năm 2017. ............................................................................................ 131 Bảng 4.10. Quan niệm về hạnh phúc thuộc nhóm kinh tế - vật chất, môi trường tự nhiên tương quan với các nhóm tôn giáo khác ............................. 134 Bảng 4.11. Quan niệm về hạnh phúc thuộc quan hệ gia đình - xã hội tương quan với các nhóm tôn giáo khác .................................................................. 135 Bảng 4.12. Quan niệm về hạnh phúc thuộc chiều cạnh cá nhân tương quan với các nhóm tôn giáo, tín ngưỡng khác ............................................................. 137 Bảng 4.13. Quan niệm về hạnh phúc thuộc 3 nhóm (điều kiện kinh tế - vật chất, môi trường tự nhiên; quan hệ gia đình - xã hội và đời sống cá nhân) tương quan với các nhóm tôn giáo, tín ngưỡng khác.................................... 138 v
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bất kể con người chúng ta có tinh thần tôn giáo hay không và theo tôn giáo nào đi chăng nữa, thì cũng đều tìm kiếm những điều tốt đẹp trong cuộc sống – đó là tìm kiếm hạnh phúc. Hạnh phúc là một giá trị văn hóa - xã hội mang tính phổ quát toàn nhân loại, là khát vọng vươn tới của mọi người, mọi thời đại, mọi dân tộc. Xã hội càng phát triển con người càng quan tâm đến hạnh phúc. Không phải ngẫu nhiên mà vào ngày 28/6/2012 Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua Tuyên bố lấy ngày 20 tháng 3 hàng năm là Ngày Quốc tế Hạnh phúc (International Day of Happiness). Việt Nam là một trong số gần 200 quốc gia trên toàn thế giới ký cam kết ủng hộ Tuyên bố này. Ngày nay, Hạnh phúc không chỉ dừng lại ở sự bàn luận có tính chiêm nghiệm hay suy tư triết học mà đã trở thành đối tượng nghiên cứu của các khoa học thực nghiệm như xã hội học, tâm lý học, tôn giáo học và kết quả nghiên cứu về hạnh phúc đã được sử dụng vào nhiều mục tiêu kinh tế - xã hội khác nhau. Tại nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Úc, Hà Lan, Pháp, v.v… đã có các Viện nghiên cứu về hạnh phúc, cũng như các chương trình giảng dạy về hạnh phúc tại các trường đại học được nhiều sinh viên theo học. Ở Việt Nam, nghiên cứu về hạnh phúc, đặc biệt là các nghiên cứu thực nghiệm hầu như là một lĩnh vực còn những khoảng trống, trong khi việc tìm hiểu quan niệm cũng như đo lường mức độ hạnh phúc của người dân đang dần trở thành một căn cứ khoa học không thể thiếu để Nhà nước điều chỉnh chính sách phát triển kinh tế - xã hội và an sinh xã hội. Đây cũng chính là một trong những lý do, giới xã hội học Việt Nam cần quan tâm đến lĩnh vực nghiên cứu này. Từ góc nhìn xã hội học, đối với mỗi nhóm xã hội, mỗi tộc người và mỗi tôn giáo sẽ có những quan niệm khác về hạnh phúc. Sự khác biệt đó là tất yếu do môi trường sống không giống nhau. Việc nghiên cứu quan niệm hạnh phúc của các nhóm xã hội, các tộc người, tôn giáo sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam sẽ là một đóng góp thiết thực góp phần vào việc nhận diện về hạnh phúc 1
- của người Việt nam hiện nay. Chỉ có trên cơ sở nhận diện hạnh phúc của từng nhóm xã hội, tộc người và các tôn giáo cụ thể, chúng ta mới có thể khái quát hóa và tìm ra mẫu số chung về quan niệm hạnh phúc của người Việt Nam. Với 54 dân tộc cùng sinh sống và là một quốc gia đa tôn giáo, ngoài tôn giáo bản địa, Việt Nam tiếp nhận rất nhiều tôn giáo ngoại lai khác như Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, Thiên chúa giáo, v.v… Thiên Chúa giáo du nhập vào Việt Nam chậm hơn so với Phật giáo, Nho giáo, nhưng việc tiếp thu Thiên Chúa giáo làm cho bức tranh đa sắc màu của văn hóa Việt Nam trở nên hoàn thiện hơn, bởi vì, nếu Phật giáo và Nho giáo mang nhiều đặc trưng của văn hóa phương Đông thì Thiên Chúa giáo lại mang đến cho Việt Nam những giá trị mới của văn hóa Phương Tây, tạo nên những đặc trưng riêng biệt. Một trong những giá trị văn hóa tạo nên bản sắc Thiên Chúa giáo đó là quan niệm của cộng đồng theo Thiên Chúa giáo về hạnh phúc. Cũng giống như Phật giáo và các tôn giáo khác, Thiên Chúa giáo luôn mong muốn mang lại hạnh phúc cho tất cả mọi người, bất kể là người giàu hay người nghèo, người có học vấn cao hay người có học vấn thấp, người có địa vị xã hội cao hay người dân thường, người cao niên hay trẻ nhỏ, nam hay nữ, làm nghề nghiệp gì, sống ở thành thị hay nông thôn, v, v…Vậy trong hệ thống giáo lý của Thiên Chúa giáo quan niệm về hạnh phúc như thế nào? Từ giáo lý đến việc thực hành trong đời sống thực tế để đạt đến hạnh phúc của cộng đồng thể hiện ra sao? Hạnh phúc của cộng đồng theo Thiên Chúa giáo đóng góp gì cho hạnh phúc của người Việt Nam và bản sắc văn hóa Việt Nam? Đây thực sự là những câu hỏi cần được trả lời từ các nghiên cứu xã hội học. Các giáo lý tôn giáo đều chứa đựng một số giá trị đạo đức cơ bản rất hữu ích cho việc xây dựng nền đạo đức mới và nhân cách con người. Việc tìm hiểu quan niệm hạnh phúc của các tôn giáo là một nhu cầu bức thiết góp phần quan trọng vào tìm hiểu quan niệm hạnh phúc chung của người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Bởi tôn giáo không chỉ đơn thuần là truyền tải niềm tin của con người, mà còn có vai trò chuyển tải, hòa nhập văn hóa, văn minh, 2
- góp phần duy trì đạo đức xã hội ở nơi trần thế, ngoài ra nó còn có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tinh thần của con người. Mặc dù vậy, cho đến nay ở Việt Nam còn chưa có những nghiên cứu chuyên sâu, nhất là những nghiên cứu thực nghiệm về hạnh phúc của cộng đồng dân cư nói chung, cộng đồng theo Thiên Chúa giáo nói riêng. Thành phố Hồ Chí Minh (Tp. HCM) là một trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội quan trọng của cả nước, là địa bàn tập trung của nhiều tôn giáo như Công giáo, Phật giáo, Hồi giáo, Tin lành, v.v… đặc điểm rõ nét nhất đó là do những yếu tố về lịch sử tự nhiên, nên sự hình thành và phát triển của Công giáo tại Tp. HCM luôn là một phần biến cố của đời sống chính trị. Xét về mặt văn hóa và đời sống xã hội thì Công giáo như là một chất xúc tác, một mảng màu rất đặc sắc trong bức tranh đa dạng của văn hóa Gia Định - Sài Gòn - Tp. HCM. Văn hóa công giáo có dấu ấn đậm nét trong các định chế văn hóa đô thị hiện đại như: ngôn ngữ, văn chương, báo chí, kiến trúc, mỹ thuật, âm nhạc... Điều này đã cho thấy những ảnh hưởng của Công giáo đến đời sống chung của xã hội và đặc biệt nó tác động sâu sắc đến đời sống gia đình và bản thân con người. Chính vì vậy, cảm nhận quan điểm về hạnh phúc của người Công giáo tại Tp. HCM vừa mang tính chất của cư dân Nam bộ vừa phản ánh những sắc thái riêng của văn hóa Công giáo. Những phân tích trên đây cho thấy quan niệm hạnh phúc của người Công giáo đã trở thành một nét văn hóa của một bộ phận người đang sinh sống tại Tp. HCM. Tuy nhiên, cho đến nay những đặc trưng văn hóa của cộng đồng Công giáo ở thành phố này vẫn chưa được nghiên cứu thấu đáo. Vì những lý do đó, tác giả mong muốn tìm hiểu quan niệm về hạnh phúc và bất hạnh của người Công giáo ở Tp. HCM. Trong khuôn khổ của đề tài luận án, tác giả không thể nghiên cứu, tìm hiểu và khảo sát tổng thể đời sống văn hóa cũng như toàn bộ cộng đồng người theo đạo Thiên Chúa giáo, mà chỉ giới hạn nghiên cứu quan niệm về hạnh phúc của người Công giáo ở Tp. HCM trên ba phương diện cơ bản: Điều kiện 3
- kinh tế - vật chất, môi trường tự nhiên; quan hệ gia đình, xã hội và đời sống cá nhân với mục đích góp phần nhận diện rõ hơn quan niệm về hạnh phúc của cộng đồng Công giáo. Bên cạnh đó, thông qua quá trình nghiên cứu từ thực tiễn sẽ giúp tác giả hiểu biết chuyên sâu hơn về vấn đề hạnh phúc, về các giá trị, các chuẩn mực, các chỉ báo thông qua sự đánh giá của giáo dân. Trên cơ sở đó cung cấp một số luận cứ khoa học để các cơ quan chức năng tham khảo nhằm xây dựng các chính sách đáp ứng nhu cầu thực tiễn cho người công giáo tại địa phương. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu quan niệm hạnh phúc và những nhân tố ảnh hưởng đến quan niệm hạnh phúc của người Công giáo ở Tp. HCM hiện nay. Trên cơ sở đó cung cấp một số luận cứ khoa học mang tính gợi mở để các cơ quan chức năng tham khảo, xây dựng chính sách, đường hướng cho người Công giáo về hạnh phúc ở Tp. HCM trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu lịch sử vấn đề nghiên cứu; - Xây dựng cơ sở lý luận và phương pháp luận nghiên cứu đề tài; - Điều tra, khảo sát xã hội học để nhận diện quan niệm hạnh phúc của người Công giáo ở Tp. HCM; - Làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến quan niệm hạnh phúc của người Công giáo ở Tp. HCM. - Cung cấp một số luận cứ khoa học cho các cơ quan chức năng xây dựng chính sách đáp ứng nhu cầu cho người Công giáo ở Tp. HCM về hạnh phúc. 3. Đối tƣợng, phạm vi, câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Quan niệm về hạnh phúc của người Công giáo ở Tp. HCM hiện nay. Quan niệm hạnh phúc được làm rõ thông qua việc đo lường ý kiến chủ quan 4
- của người Công giáo trong việc ưu tiên lựa chọn các giá trị hạnh phúc về ba lĩnh vực: Điều kiện kinh tế - vật chất, môi trường tự nhiên; quan hệ gia đình - xã hội và đời sống của cá nhân; đồng thời tiến hành tham chiếu quan niệm hạnh phúc với mặt đối lập của nó là quan niệm về đau khổ, bất hạnh của người Công giáo. 3.1.2. Khách thể nghiên cứu Tên đề tài của luận án sử dụng khái niệm “Thiên Chúa giáo”, ở Việt Nam thường đồng nhất Thiên Chúa giáo với Công giáo và thường được dùng để chỉ tôn giáo thờ Đức Giêsu Kiô (Jésus-Christ). Thực chất Thiên Chúa giáo (được truyền vào Trung Quốc với từ Thiên Chủ Giáo, nhưng khi truyền sang Việt Nam do nhiều lý do khác nhau đọc thành Thiên Chúa Giáo), ám chỉ những tôn giáo độc thần bao gồm: Công giáo, Anh giáo, Tin lành, Hồi giáo, Do Thái giáo,…Chính vì vậy, về nội hàm Công giáo và Thiên Chúa giáo khác nhau. Trong phạm vi luận án này, khách thể nghiên cứu là người Công giáo từ 18 tuổi trở lên thuộc các giới tính, nhóm tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, mức sống khác nhau đang sinh sống tại Tp. HCM. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Thành phố Hồ Chí Minh - Phạm vi thời gian: nghiên cứu tập trung tìm hiểu quan niệm hạnh phúc của người Công giáo tại Tp. HCM trong thời kỳ Việt Nam tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; thời gian điều tra, khảo sát thực địa từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2017. - Phạm vi nội dung nghiên cứu: khảo sát quan niệm của người Công Giáo về hạnh phúc, các nhân tố ảnh hưởng đến quan niệm hạnh phúc và cảm nhận về sự đau khổ, bất hạnh thông qua sự đánh giá của người Công giáo ở Tp. HCM, trên ba phương diện cơ bản: 1) Điều kiện kinh tế - vật chất, môi trường tự nhiên; 2) Quan hệ gia đình - xã hội và 3) Đời sống của cá nhân. 5
- 3.3. Câu hỏi nghiên cứu a) Người Công giáo ở Tp. HCM quan niệm như thế nào về hạnh phúc và bất hạnh trên cả ba phương diện: Điều kiện kinh tế - vật chất, môi trường tự nhiên; Quan hệ gia đình – xã hội và đời sống cá nhân? b) Có sự khác biệt giữa các nhóm xã hội của người Công giáo trong quan niệm về hạnh phúc và bất hạnh không? Nếu có thì điều đó được thể hiện ra sao? c) Những nhân tố nào tác động đến quan niệm về hạnh phúc và bất hạnh của người Công giáo ở Tp. HCM hiện nay? 3.4. Giả thuyết nghiên cứu a) Trong quan niệm của người Công giáo, kinh tế - vật chất là phương tiện cần thiết bảo đảm hạnh phúc nhưng không phải là yếu tố quan trọng nhất. Sự thỏa mãn các mối quan hệ gia đình – xã hội và đời sống cá nhân là những yếu tố có ảnh hưởng nhiều hơn đến hạnh phúc của họ. b) Có sự khác biệt trong quan niệm trong quan niệm hạnh phúc và bất hạnh giữa các nhóm xã hội của người Công giáo cũng như sự khác biệt của người Công giáo và một số tôn giáo khác, song sự tương đồng vẫn nhiều hơn sự khác biệt. c) Sự phát triển kinh tế xã hội và nâng cao đời sống người dân của thành phố HCM trong thời kỳ CNH, HĐH tác động tích cực đến cảm nhận hạnh phúc của người Công giáo. Tuy nhiên, những tiêu cực và tệ nạn xã hội làm cho người Công giáo có nhiều lo lắng và ảnh hưởng tiêu cực đến cảm nhận hạnh phúc của họ. Trong bối cảnh đó, niềm tin và giáo lý tôn giáo về hạnh phúc có tác động tốt đến cảm nhận hạnh phúc của người Công giáo. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu có sẵn Trên cơ sở các nguồn tài liệu khai thác và thu thập được của các nhà khoa học đi trước, tác giả tiến hành phân tích các kết quả nghiên cứu nhằm nắm bắt rõ về lịch sử vấn đề nghiên cứu, những đóng góp và hạn chế của các 6
- nghiên cứu đã có, từ đó xác định hướng đi của đề tài, mang lại những tri thức mới bổ sung cho lĩnh vực nghiên cứu về hạnh phúc của người Công giáo. 4.2. Phƣơng pháp thống kê và so sánh Phương pháp này nhằm hệ thống hóa các tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu. So sánh một số quan niệm về hạnh phúc trong giáo lý Công giáo để thấy được sự tương đồng hay khác biệt giữa giáo lý Công giáo với việc thực hành tôn giáo trong cuộc sống hàng ngày của người dân. 4.3. Phƣơng pháp điều tra xã hội học Để thu thập thông tin thực tế, luận án sử dụng phương pháp điều tra khảo sát xã hội học gồm: điều tra định tính và điều tra định lượng. 4.3.1. Điều tra định tính bằng phỏng vấn bán cấu trúc Để có thông tin sâu hơn về đối tượng nghiên cứu, đề tài tiến hành các cuộc phỏng vấn sâu đối với một số người Công giáo có giới tính, nghề nghiệp, độ tuổi, trình độ học vấn, điều kiện kinh tế, xã hội khác nhau; cán bộ địa phương và các linh mục nhằm thu thập thông tin sâu giúp cho việc giải thích nguyên nhân và các nhân tố tác động đến quan niệm hạnh phúc và bất hạnh của người Công giáo. 4.3.2. Điều tra định lượng bằng bản hỏi cấu trúc. Đây là phương pháp nghiên cứu chính của đề tài. Bản hỏi là công cụ thu thập thông tin chủ yếu. - Nội dung Bản hỏi thu thập thông tin định lượng bao gồm những câu hỏi được xây dựng xoay quanh các vấn đề, các khái niệm đã được thao tác hóa như: các quan niệm về hạnh phúc của người dân; các khía cạnh kinh tế - xã hội, gia đình, cộng đồng, cơ chế và mức độ ảnh hưởng của giáo lý đến nhận thức, thái độ, hành động và nhu cầu của họ; các chính sách xã hội, các nguồn lực cá nhân và cộng đồng, sự trợ giúp của chính quyền, v.v…khả năng thích ứng với các điều kiện sống để nâng cao đời sống hạnh phúc. Thông qua việc thu thập và phân tích các thông tin định lượng giúp đo lường một cách có tính hệ thống các vấn đề mà cuộc nghiên cứu đặt ra. 7
- - Cách thức chọn mẫu và quy mô mẫu: Chọn mẫu nghiên cứu: Căn cứ vào mục tiêu, nội dung và các thông tin cần được thu thập tại thực địa, đề tài tiến hành chọn mẫu theo các bước sau đây: Bước 1: Dựa trên khung mẫu bao gồm người Công giáo có độ tuổi từ 18 trở lên đang sinh sống trên địa bàn Tp. HCM, chọn ra đơn vị khảo sát phỏng vấn bản hỏi và phỏng vấn sâu (Tổng mẫu dự kiến 420-450 phỏng vấn bản hỏi, 10-15 phỏng vấn sâu). Bước 2: Chọn có chủ đích hai quận có tính đại diện về đặc điểm kinh tế - xã hội tại Tp. HCM. - Quận 8 đại diện cho khu vực nội thành: chọn ngẫu nhiên điểm khảo sát tại phường 1 và phường 2 với 223 mẫu; - Quận 9 đại diện cho vùng ven đang trong quá trình đô thị hóa mạnh: chọn phường Phước Bình với 189 mẫu. Bước 3: Khảo sát thực địa bằng cách thành lập nhóm phỏng vấn, phỏng vấn viên là những người đã được tập huấn về cách thức thu thập thông tin và tiến hành qua 3 đợt như sau: Đợt 1 từ ngày 22/2- 28/2/2017: Tại phường 1 quận 8, phỏng vấn bản hỏi 153 người Công giáo; phỏng vấn sâu 3 trường hợp 01 cán bộ lãnh đạo phường, 01, cán bộ Hội phụ nữ, 01 người Công giáo. Đợt 2 từ ngày 18/3- 26/3/2017: Tại phường 2 quận 8, phỏng vấn 70 người Công giáo; phỏng vấn sâu 4 trường hợp 01 Cha nhà thờ, 03 người Công giáo. Đợt 3 từ ngày 09/4- 25/4/2017: Tại phường Phước Bình, Quận 9, phỏng vấn 189 trường hợp người Công giáo; phỏng vấn sâu 4 trường hợp: 01 cán bộ lãnh đạo phường, 01 Cha nhà thờ, 02 người Công giáo. Như vậy, qua khảo sát thực địa 3 đợt đã thu được tổng số 412 phiếu trả lời bằng bản hỏi của người Công giáo thuộc các giới tính, lứa tuổi, học vấn, nghề nghiệp, mức sống khác nhau; 11 biên bản phỏng vấn sâu của người dân, cán bộ chính quyền và Linh Mục. - Cách thức xử lý thông tin: 8
- Đối với thông tin định lượng, sử dụng phần mềm SPSS (Statistical Package for Social Sciences) để xử lý các thủ tục thống kê về tần suất, bảng quan hệ 2 - 3 biến số. Đối với thông tin định tính, mã hoá trực tiếp các nội dung theo nhóm chủ đề và các đặc điểm địa bàn cư trú, đặc điểm nhân khẩu học và điều kiện kinh tế - xã hội của người Công giáo. Phân tích kết hợp từ kết quả xử lý định lượng và định tính, nhằm tạo nên tính tường minh, giúp cho các kết luận trở nên có sức thuyết phục. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Đây là một lĩnh vực hoàn toàn mới ở Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu của các tác giả đi trước để kế thừa. Trong lĩnh vực xã hội học về tôn giáo, chúng ta còn chưa biết rõ quan niệm của người Công giáo về hạnh phúc. Điều gì làm cho họ hạnh phúc hay bất hạnh? Nhóm xã hội nào hạnh phúc hơn hay bất hạnh hơn? Vì sao? Đề tài này sẽ góp phần trả lời các câu hỏi trên và mang lại nhận thức mới trong nghiên cứu khoa học về hạnh phúc đối với người Công giáo đang sinh sống trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận - Góp phần làm rõ thêm khái niệm hạnh phúc của người Công giáo trên cơ sở thao tác hóa khái niệm này. - Vận dụng và chứng minh tính đúng đắn các lý thuyết xã hội học vào nghiên cứu hạnh phúc của người Công giáo, trường hợp Tp. HCM (Lý thuyết lựa chọn hợp lý, lý thuyết hành động xã hội, lý thuyết chức năng tôn giáo). 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Cung cấp sự hiểu biết tương đối có tính hệ thống về quan niệm hạnh phúc và bất hạnh của người Công giáo ở Tp. HCM. - Cung cấp một số luận cứ khoa học cho các cơ quan chức năng để xây dựng các chính sách đáp ứng nhu cầu trong cuộc sống, nhằm mang lại hạnh phúc cho người Công giáo ở Tp. HCM. 9
- - Đây là tài liệu có giá trị tham khảo cho các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách, giảng viên và tất cả những ai quan tâm đến lĩnh vực hạnh phúc nói chung và hạnh phúc của người Công giáo nói riêng. 7. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo trích dẫn, danh mục các bảng biểu, từ viết tắt, phụ lục, luận án gồm có 4 chương. Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu. Chương này sẽ trình bày tóm tắt có nhận xét kết quả nghiên cứu của các công trình đi trước liên quan đến đề tài bao gồm các vấn đề về lý thuyết, nội dung, các phương pháp nghiên cứu, cách đo lường hạnh phúc; chỉ ra khoảng trống các tác giả đi trước và định hướng nghiên cứu cho luận án. Chƣơng 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn của luận án. Chương này sẽ tổng lược hệ thống giáo lý, Giáo hội Công giáo; các khái niệm, lý thuyết vận dụng, khung phân tích và thao tác hóa mô hình quan niệm hạnh phúc của người công giáo ở Tp. HCM. Chƣơng 3: Đặc điểm xã hội và quan niệm về hạnh phúc của ngƣời Công giáo ở thành phố Hồ Chí Minh. Dựa trên dữ liệu kết quả điều tra thực nghiệm, chương này sẽ mô tả, phân tích thực trạng quan niệm về hạnh phúc và bất hạnh của người Công giáo trên ba phương diện: điều kiện kinh tế - vật chất, môi trường tự nhiên; quan hệ gia đình - xã hội và đời sống của cá nhân của người Công giáo ở Tp. HCM hiện nay. Chƣơng 4: Những nhân tố ảnh hƣởng đến hạnh phúc của ngƣời Công giáo ở Tp. HCM. Chương này sẽ phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố về chủ quan của cá nhân, gia đình; Nhân tố trong giáo lý Công giáo (hệ thống giáo lý, thực hành nghi lễ) và các nhân tố khách quan của bối cảnh kinh tế - xã hội của người Công giáo ở Tp. HCM. Đồng thời so sánh sự khác biệt đối với việc lựa chọn các giá trị trong quan niệm về hạnh phúc của người Công giáo với một số tôn giáo, tín ngưỡng khác ở Tp. HCM. 10
- Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Các quan niệm về hạnh phúc Hạnh phúc của con người từ lâu đã trở thành một vấn đề trung tâm trong các tôn giáo lớn trên thế giới: Phật giáo, Nho giáo, Thiên Chúa giáo, đạo Do thái, v.v….thông qua cách tiếp cận nghiên cứu của các ngành khoa học khác nhau như triết học, tâm lý học, kinh tế học, tôn giáo học, đạo đức học và xã hội học trên cơ sở các khía cạnh liên quan, ảnh hưởng tác động đến hạnh phúc như: điều kiện kinh tế - vật chất, môi trường xã hội, niềm tin tôn giáo, tâm lý, đời sống gia đình, nhu cầu cá nhân, v.v… Có thể nói, các nghiên cứu về hạnh phúc của các nhà tư tưởng đã đóng góp một nền tảng cho thế giới về: khái niệm, phương pháp tiếp cận, lý thuyết nghiên cứu và một hệ thống các dữ liệu cũng như các kết quả nghiên cứu ở nhiều chiều cạnh khác nhau đối với lĩnh vực này. Tuy nhiên, phải đến những năm 60 - 70 của thế kỷ XX, người ta mới thừa nhận khoa học về hạnh phúc (Science of Happiness). Vấn đề là ở chỗ, hạnh phúc của con người dẫu phức tạp thế nào cũng không thể tách rời các cơ chế hóa học, sinh học, các trạng thái hưng phấn, cảm xúc tâm lý nảy sinh ở con người trong hoạt động và hạnh phúc không phải là một đại lượng trừu tượng như xưa nay vẫn nghĩ, mà có thể tính toán, đo lường được bằng các thước đo tâm lý học, xã hội học, đạo đức học, kinh tế học, toán học, sinh học, v.v…do đó, cho đến nay trên thế giới, hạnh phúc đã trở thành một ngành khoa học độc lập được giới khoa học quan tâm và có rất nhiều công trình nghiên cứu về chủ đề hạnh phúc lần lượt được công bố. Mặt khác, hạnh phúc là một giá trị bậc nhất của đời sống con người, là đối tượng của mọi tôn giáo và nhiều trường phái lý thuyết. Tôn giáo nào cũng mong muốn dẫn con người đến hạnh phúc theo cách riêng có của mình và đó 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của truyền thông đại chúng trong thực hiện quyền trẻ em ở tỉnh Bình Phước hiện nay
228 p | 531 | 101
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của truyền thông đại chúng trong thực hiện quyền trẻ em ở tỉnh Bình Phước hiện nay
27 p | 208 | 29
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Xã hội học: Tiếp cận chăm sóc sức khỏe ban đầu của người dân nông thôn tại y tế cơ sở (nghiên cứu hai xã Tân Quý tây và Hưng Long, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh)
18 p | 162 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
175 p | 86 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Quan niệm của người phụ nữ Việt Nam hiện nay về hạnh phúc
163 p | 63 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Quan hệ lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay (Nghiên cứu trường hợp tại Khu công nghiệp Thăng Long, Hà Nội)
200 p | 31 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Sự tham gia của phụ nữ trong hệ thống chính trị thời kỳ đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Nghiên cứu tại tỉnh Tiền Giang)
198 p | 18 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Bình đẳng giới trong các quyết định ở gia đình nhóm dân tộc thiểu số tại Việt Nam
233 p | 31 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Thực trạng chăm sóc trẻ em trong gia đình nông thôn ở huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình
207 p | 37 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Việc tham gia nhóm phi chính thức và hành vi sai lệch của học sinh THPT tại thành phố Hà Nội
172 p | 35 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Sự tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước ở Hà Nội
179 p | 41 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Liên kết xã hội của công nhân trong khu công nghiệp hiện nay (Nghiên cứu trường hợp tại khu công nghiệp Thăng Long – Hà Nội
191 p | 59 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 149 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Mâu thuẫn giữa học sinh Trung học phổ thông và cha mẹ trong giai đoạn hiện nay (Nghiên cứu trường hợp tại Hà Nội)
204 p | 15 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bolikhamxay hiện nay
238 p | 12 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Hoạt động bảo trợ của Giáo hội Công giáo cho nhóm NMĐT tại Tổng giáo phận thành phố Hồ Chí Minh
188 p | 15 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bolikhamxay hiện nay
27 p | 10 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Hoạt động bảo trợ của Giáo hội Công giáo cho nhóm người mẹ đơn thân tại Tổng giáo phận thành phố Hồ Chí Minh
25 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn