Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Tiếp cận và sở hữu nhà ở xã hội tại Hà Nội hiện nay
lượt xem 18
download
Luận án tìm hiểu và phân tích về khả năng tiếp cận NƠXH qua việc phân tích các kênh tiếp cận thông tin tiếp cận, tiếp cận vốn vay và những yếu tố tác động. Đồng thời tìm hiểu quy trình hoàn thiện hồ sơ, sở hữu nhà ở và quá trình sử dụng…, đây cũng là những vấn đề đƣợc xã hội quan tâm song còn ít có những nghiên cứu, phân tích về các yếu tố tác động về mặt xã hội.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Tiếp cận và sở hữu nhà ở xã hội tại Hà Nội hiện nay
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN _______________________ Nguyễn Thị Thanh Thủy TIẾP CẬN VÀ SỞ HỮU NHÀ Ở XÃ HỘI TẠI HÀ NỘI HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC Hà Nội - 2020
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN _______________________ Nguyễn Thị Thanh Thủy TIẾP CẬN VÀ SỞ HỮU NHÀ Ở XÃ HỘI TẠI HÀ NỘI HIỆN NAY Chuyên ngành: Xã hội học Mã số: 62 31 03 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC Chủ tịch Hội đồng Ngƣời hƣớng dẫn khoa học PGS.TS Trịnh Văn Tùng GS.TS Trịnh Duy Luân Hà Nội - 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án Tiến sĩ Xã hội học với đề tài: “Tiếp cận và sở hữu nhà ở xã hội tại Hà Nội hiện nay” là công trình do chính tôi nghiên cứu và thực hiện. Các thông tin, số liệu đƣợc sử dụng trong luận án là trung thực, chính xác (là kết quả nghiên cứu thực nghiệm mà tôi đã tiến hành thực hiện tại 03 khu nhà ở xã hội tại Hà Nội: Khu nhà ở xã hội Tây Mỗ, Nam Từ Liêm; khu nhà ở xã hội Hƣng Thịnh, Hà Đông và khu nhà ở xã hội Rice city, Hoàng Mai năm 2018 và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác). Các thông tin trích dẫn trong luận án đã đƣợc ghi rõ nguồn gốc. Nếu có gì sai sót tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Tp. Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2020 Tác giả luận án Nguyễn Thị Thanh Thủy
- LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành luận án này, tác giả luận án đã nhận đƣợc sự giúp đỡ, động viên, chia sẻ của rất nhiều ngƣời. Trƣớc hết, tôi xin bày tỏ sự trân trọng, yêu quý và biết ơn sâu sắc đối với thầy giáo hƣớng dẫn khoa học GS.TS Trịnh Duy Luân, thầy là ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn, chỉ rõ những hƣớng đi đúng đắn, tạo động lực, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện luận án. Tôi xin cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Xã hội học, trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình – nguồn sức mạnh tinh thần và vật chất, là chỗ dựa để tôi nỗ lực đến ngày hôm nay. Tác giả luận án Nguyễn Thị Thanh Thủy
- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC ......................................................................................................... 1 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ 4 DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ 5 DANH MỤC BIỂU/HỘP .................................................................................. 7 MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 8 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 8 2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn........................................................ 10 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................. 11 4. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu ............................................. 12 5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu............................................. 13 6. Khung phân tích .......................................................................................... 14 7. Đóng góp và hạn chế của luận án ............................................................... 16 8. Cấu trúc luận án .......................................................................................... 17 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ NHÀ Ở XÃ HỘI.............. 18 1.1. Các nghiên cứu về tiếp cận nhà ở xã hội ................................................. 18 1.1.1. Về lịch sử, kinh nghiệm phát triển nhà ở xã hội ................................... 18 1.1.2. Về tiếp cận thông tin nhà ở xã hội ........................................................ 25 1.1.3. Về tiếp cận chính sách nhà ở xã hội...................................................... 26 1.1.4. Tiếp cận vốn vay ƣu đãi, hệ thống hỗ trợ tài chính mua nhà ở xã hội.. 32 1.2. Các nghiên cứu về sở hữu nhà ở xã hội ................................................... 38 1.2.1. Các hình thức sở hữu nhà ở xã hội........................................................ 38 1.2.2. Sử dụng nhà ở xã hội và những vấn đề xã hội đặt ra ............................ 39 Tiểu kết chƣơng 1............................................................................................ 43 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 44 2.1. Cơ sở lý luận của đề tài ............................................................................ 44 1
- 2.1.1. Các khái niệm công cụ .......................................................................... 44 2.1.2. Các lý thuyết vận dụng trong luận án ................................................... 54 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 65 2.2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu định tính ....................................................... 65 2.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng .................................................... 66 2.2.3. Chọn mẫu nghiên cứu ........................................................................... 66 2.3. Khái quát chung địa bàn nghiên cứu ........................................................ 70 2.3.1. Thành phố Hà Nội: dân số và nhà ở...................................................... 70 2.3.2. Khu nhà dành cho ngƣời thu nhập thấp Tây Mỗ, Nam Từ Liêm ......... 72 2.3.3. Khu nhà ở xã hội Hƣng Thịnh, Hà Đông .............................................. 72 2.3.4. Khu nhà ở xã hội Rice city Linh Đàm, Hoàng Mai .............................. 73 Tiểu kết chƣơng 2............................................................................................ 75 CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG TIẾP CẬN NHÀ Ở XÃ HỘI TẠI HÀ NỘI HIỆN NAY ...................................................................................................... 76 3.1. Tiếp cận chính sách nhà ở xã hội ............................................................. 78 3.1.1. Giai đoạn trƣớc năm 2005 ..................................................................... 78 3.1.2. Giai đoạn từ năm 2005 đến 2014 .......................................................... 83 3.1.3. Thực tiễn tiếp cận chính sách nhà ở xã hội tại Hà Nội ......................... 91 3.2. Tiếp cận thông tin nhà ở xã hội .............................................................. 110 3.2.1. Kênh thông tin và thời gian tiếp cận ................................................... 110 3.2.2. Đánh giá hiệu quả của việc tiếp cận thông tin và các rào cản ............ 115 3.3. Tiếp cận vốn vay ƣu đãi mua nhà ở xã hội ............................................ 121 3.3.1. Các chƣơng trình hỗ trợ vay vốn mua nhà ở xã hội............................ 121 3.3.2. Thực trạng vay vốn ƣu đãi mua nhà ở xã hội tại Hà Nội .................... 125 3.3.3. Một số rào cản đối với tiếp cận vốn vay và yếu tố tác động............... 129 CHƢƠNG 4: SỞ HỮU NHÀ Ở XÃ HỘI TẠI HÀ NỘI HIỆN NAY .......... 143 4.1. Quy trình và các hình thức sở hữu nhà ở xã hội tại Hà Nội .................. 143 2
- 4.1.1. Quá trình hoàn thiện hồ sơ sở hữu nhà ở xã hội ................................. 144 4.1.2. Nhà ở xã hội theo hình thức mua ngay ............................................... 147 4.1.3. Nhà ở xã hội theo hình thức thuê mua (thuê ở trƣớc – mua sau) ....... 152 4.2. Thực trạng sử dụng nhà ở xã hội............................................................ 157 4.2.1. Về chất lƣợng nhà ở xã hội ................................................................. 157 4.2.2. Tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản tại nơi ở....................................... 167 4.2.3. Đánh giá quản lý vận hành nhà ở xã hội ............................................. 173 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 185 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................................................ 192 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 193 PHỤ LỤC ...................................................................................................... 202 3
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1 CC,VC Công chức, viên chức 2 CECDOHAS Cơ quan Nhà ở châu Âu 3 NƠXH Nhà ở xã hội 4 NHCSXH Ngân hàng chính sách xã hội 5 PVS Phỏng vấn sâu 6 TNT Thu nhập thấp 7 UBND Ủy ban nhân dân 8 UN – Habitat Chƣơng trình định cƣ Liên Hiệp Quốc 9 UNDP Chƣơng trình phát triển của Liên hợp quốc 10 UNFPA Quỹ dân số Liên hợp quốc 11 WB Ngân hàng thế giới 4
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Điều kiện tiếp cận NƠXH giai đoạn 2005-2016 ............................ 88 Bảng 3.2. Nhu cầu về NƠXH tính đến 2020 .................................................. 91 Bảng 3.3: Một số đặc điểm của ngƣời mua NƠXH ........................................ 95 Bảng 3.4: Đánh giá về điều kiện tham gia NƠXH ....................................... 100 Bảng 3.5: Tiêu chí chấm điểm hồ sơ mua NƠXH ........................................ 105 Bảng 3.6: Nguồn cung cấp thông tin và tƣ vấn NƠXH ................................ 111 Bảng 3.7: Khó khăn khi tìm thông tin về NƠXH giữa các nhóm nghề nghiệp ... 118 Bảng 3.8: Chi tiết về mức vay và lãi suất vay vốn để mua NƠXH hội của ngƣời thu nhập thấp ....................................................................................... 127 Bảng 3.9: Tƣơng quan giữa hình thức sở hữu NƠXH với các nguồn vay ... 129 Bảng 3.10: Đánh giá về việc tiếp cận các gói vay mua NƠXH .................... 132 Bảng 3.11: Khó khăn khi tiếp cận gói vay mua NƠXH ............................... 133 Bảng 3.12: Đánh giá quy định về thời gian trả các gói vay ƣu đãi mua NƠXH ....................................................................................................................... 135 Bảng 3.13: Đánh giá về gói vay ƣu đãi mua NƠXH .................................... 136 Bảng 3.14. Mô hình hồi quy logistic các yếu tố tác động đến khả năng vay gói 30.000 tỷ để mua NƠXH .............................................................................. 138 Bảng 4.1: Các điều kiện chính thức để mua NƠXH ..................................... 145 Bảng 4.2: Khó khăn trong hoàn thiện hồ sơ mua NƠXH ............................. 146 Bảng 4.3: Thời gian ngƣời mua NƠXH đƣợc cấp chứng nhận quyền sở hữu tài sản............................................................................................................. 148 Bảng 4.4: Đánh giá về quá trình hoàn thiện thủ tục cấp chứng nhận quyền sở hữu tài sản tại 2 Khu nhà ở NƠXH ............................................................... 149 Bảng 4.5. Bất cập, khó khăn khi sở hữu NƠXH ........................................... 150 Bảng 4.6: Đánh giá về cách bố trí căn hộ tại 3 khu NƠXH.......................... 161 Bảng 4.7: Mức độ hài lòng của ngƣời mua NƠXH về chỗ ở hiện tại .......... 163 5
- Bảng 4.8: Đánh giá của cha mẹ về điều kiện học hành của con cái tại khu vực NƠXH .......................................................................................................... 168 Bảng 4.9: Đánh giá về các cơ sở khám chữa bệnh gần khu NƠXH của ngƣời dân ................................................................................................................. 170 Bảng 4.10: Khoảng cách từ nhà tới các địa điểm dịch vụ công cộng ........... 171 Bảng 4.11: Đánh giá của ngƣời sở hữu NƠXH về chợ dân sinh gần nhà .. 173 Bảng 4.12: Các vấn đề gặp phải trong quá trình vận hành nhà ở của ngƣời dân sở hữu NƠXH ............................................................................................... 180 Bảng 4.13: Mức độ hài lòng của ngƣời sở hữu NƠXH về việc sửa chữa ... 181 6
- DANH MỤC BIỂU/HỘP Biểu 3.1: Nhận định về tình hình kinh tế của ngƣời mua NƠXH .................. 97 Hộp 3.1: Trình tự, thủ tục mua NƠXH ........................................................... 99 Biểu 3.2: Điều kiện khó khăn nhất để mua NƠXH ..................................... 102 Biểu 3.3: Đánh giá sự phù hợp của tiêu chí chấm điểm .............................. 107 Hộp 3.2: Website Sở Xây dựng Hà Nội, chuyên mục NƠXH ..................... 113 Biểu 3.4: Khó khăn khi tìm kiếm thông tin về NƠXH ................................. 116 Biểu 3.5: Tỷ lệ các nguồn vay khi mua NƠXH ........................................... 126 Biểu 3.6: Tƣơng quan nghề nghiệp với tỷ lệ vay vốn ngân hàng khi mua NƠXH ........................................................................................................... 131 Biểu 4.1. Quyết định sở hữu nhà sau khi kết thúc hợp đồng thuê mua NƠXH.... 155 Biểu 4.2: Thời gian sống tại khu NƠXH ..................................................... 158 Biểu 4.3: Đánh giá về chất lƣợng NƠXH hiện tại ........................................ 159 Biểu 4.4: Nhận định về mối quan hệ với hàng xóm xung quanh................. 164 Biểu 4.5: Đánh giá mức độ an ninh trật tự tại khu nhà ở xã hội ................. 174 Biểu 4.6. Đánh giá mức độ an toàn tại 3 khu NƠXH ................................... 176 Biểu 4.7: Đánh giá của ngƣời dân về Ban quản trị NƠXH ........................ 178 7
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Phát triển nhà ở là một trong những nội dung quan trọng của chính sách phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia. Nhà nƣớc ta đã ban hành nhiều chính sách thúc đẩy phát triển thị trƣờng nhà ở, đồng thời có chính sách hỗ trợ về nhà ở cho các đối tƣợng chính sách xã hội, ngƣời có thu nhập thấp và ngƣời nghèo gặp khó khăn về nhà ở. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển với dân số hơn 96 triệu ngƣời trong đó dân số đô thị hiện chiếm hơn 33 triệu ngƣời và tăng trƣởng dự kiến hàng năm vào khoảng 850-950 nghìn ngƣời trong thập niên tới (Tổng cục thống kê, 2019). Theo một dự báo Ngân hàng Thế giới (WB) đến năm 2050 cả nƣớc sẽ có hơn 65,8 triệu dân sống ở các đô thị, với tỷ lệ đô thị hoá là 59% (WB, 2011). Do vậy, vấn đề nhà ở cho ngƣời dân tại các thành phố của nƣớc ta đang ngày cảng trở nên bức thiết, đặc biệt là tại các thành phố lớn nhƣ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Trƣớc thực tế đó, năm 2011 đánh dấu bƣớc đột phá về giải quyết vấn đề nhà ở cho ngƣời dân đô thị. Đó là Quyết định số 2127/QĐ-TTg ngày 30/11/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Chiến lƣợc phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Điểm nổi bật trong mục tiêu của Chiến lƣợc này là diện tích nhà ở bình quân toàn quốc đạt khoảng 22m2 sàn/ngƣời, trong đó tại đô thị đạt 26m2 sàn/ngƣời và nông thôn đạt 19m2 sàn/ngƣời. Riêng về NƠXH, mục tiêu của Chiến lƣợc đến năm 2020 cần xây dựng thêm ít nhất 22,5 triệu m2 sàn NƠXH hƣớng tới tầng lớp dân cƣ có mức thu nhập thấp tại các khu vực đô thị. Thực tế sau hơn 6 năm từ khi Chiến lƣợc phát triển nhà ở quốc gia đƣợc phê duyệt, việc triển khai, thực hiện tại các tỉnh thành, các địa phƣơng đặc biệt là các thành phố lớn nhƣ Hà Nội và Hồ Chí Minh đã đạt đƣợc một số 8
- kết quả nhất định. Tính đến hết 2017, cả nƣớc hoàn thành 184 dự án NƠXH cho ngƣời lao động tại khu vực đô thị và khu công nghiệp, trong đó có 84 dự án cho ngƣời thu nhập thấp (khoảng 33.400 căn hộ); 100 dự án nhà ở công nhân (khoảng 41.000 căn hộ); 89 dự án nhà ở cho sinh viên. Một số dự án NƠXH có quy mô lớn ở Hà Nội, mô hình tốt nhƣ: Dự án NƠXH Đặng Xá của Tổng Công ty Viglacera, dự án NƠXH Đông Ngạc của Công ty cổ phần đầu tƣ và thƣơng mại Thủ đô... Hiện nay, các địa phƣơng trên cả nƣớc tiếp tục triển khai 207 dự án cho ngƣời lao động tại khu vực đô thị và khu công nghiệp, trong đó có 135 dự án cho ngƣời thu nhập thấp (khoảng 81.000 căn hộ). Riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh đã hoàn thành 30 dự án NƠXH cho ngƣời lao động tại khu vực đô thị và khu công nghiệp, trong đó có 12 dự án cho ngƣời thu nhập thấp (khoảng 3.800 căn hộ). [Bộ Xây dựng, 2017] Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc thì cũng còn nhiều bất cập, khó khăn. Về tổng quát, các hộ gia đình có thu nhập thấp đang chiếm đa số trong dân cƣ thành phố, ít nhất 70% số hộ gia đình ở Hà Nội (trong đó khoảng 50% số hộ công nhân viên chức thành phố) không có khả năng tích lũy từ thu nhập tiền lƣơng của mình để mua nhà hoặc xây nhà mới cho mình nếu không có sự hỗ trợ tài chính từ bên ngoài [Nguyễn Minh Phong, 2008]. Cùng với sự gia tăng dân số và tách hộ do lấy vợ, lấy chồng, cũng nhƣ do nhu cầu nhà cho giải phóng mặt bằng triển khai các dự án đô thị hóa và phát triển kinh tế, và do sự xuống cấp của Quỹ nhà hiện có thì nhu cầu về nhà ở sẽ càng trở nên gay gắt hơn cho những ngƣời dân đô thị. Các dự án NƠXH sẽ đƣợc xây dựng với số lƣợng lớn từ nay cho đến năm 2030, vấn đề đặt ra với những ngƣời có nhu cầu thực sự, là đối tƣợng theo quy định đƣợc mua NƠXH nhƣng lại khó tiếp cận đƣợc với các dự án nhà ở này. Những khó khăn chính đƣợc đề cập đến nhƣ tiếp cận thông tin, tiếp cận chính sách, nguồn vốn vay... Trong quá trình sở hữu nhà ở xã hội, 9
- vẫn còn những vấn đề phát sinh khiến ngƣời dân chƣa hài lòng nhƣ chất lƣợng nhà ở, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, quyền sở hữu…Để giải quyết cho vấn đề nghiên cứu này, luận án tập trung vào tìm hiểu quá trình tiếp cận và sở hữu NƠXH với nhóm đang sống tại các khu NƠXH và một số ngƣời có nhu cầu về nhà ở trên địa bàn thành phố Hà Nội. Từ đó đề xuất một số giải pháp tăng cƣờng khả năng tiếp cận và sở hữu NƠXH. Với cách đặt vấn đề nhƣ trên, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Tiếp cận và sở hữu nhà ở xã hội tại Hà Nội hiện nay” là để tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ chuyên ngành xã hội học. 2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 2.1. Ý nghĩa khoa học Nghiên cứu về NƠXH đƣợc triển khai dƣới nhiều góc độ nhƣ lịch sử vấn đề nhà ở, NƠXH, nghiên cứu về chính sách NƠXH qua các giai đoạn và các vấn đề xã hội liên quan. Tuy nhiên, còn chƣa có nhiều nghiên cứu về quá trình tiếp cận và sở hữu NƠXH. Thông qua tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề NƠXH, phân tích những chính sách phát triển NƠXH hiện nay và một số nƣớc trong khu vực cũng nhƣ thực trạng tiếp cận thông tin về NƠXH, tác giả luận án hy vọng sẽ đóng góp những tri thức mới cho việc nhận diện và luận giải về thực trạng tiếp cận và sở hữu nhà ở cũng nhƣ các yếu tố tác động tới quá trình này. Qua đó, gợi mở thêm các hƣớng nghiên cứu tiếp theo NƠXH nói chung và về việc tiếp cận và sở hữu NƠXH nói riêng. Luận án tìm hiểu và phân tích về khả năng tiếp cận NƠXH qua việc phân tích các kênh tiếp cận thông tin tiếp cận, tiếp cận vốn vay và những yếu tố tác động. Đồng thời tìm hiểu quy trình hoàn thiện hồ sơ, sở hữu nhà ở và quá trình sử dụng…, đây cũng là những vấn đề đƣợc xã hội quan tâm song còn ít có những nghiên cứu, phân tích về các yếu tố tác động về mặt xã hội. 10
- 2.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận án đánh giá thực trạng tiếp cận và sở hữu NƠXH của ngƣời dân tại Hà Nội, với những đặc trƣng khác nhau về giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, khu vực sinh sống. Đồng thời, luận án còn chỉ ra thực trạng và yếu tố tác động quá trình tiếp cận thông tin, chính sách, vốn vay cũng nhƣ quá trình hoàn thiện hồ sơ mua/thuê mua nhà và quá trình sử dụng NƠXH. Qua đó, cung cấp những bằng chứng khoa học và thực tiễn cho việc hoạch định chính sách NƠXH trong thời gian tới, góp phần cung cấp dữ liệu cho Chƣơng trình phát triển nhà ở Thành phố Hà Nội giai đoạn 2012-2020 và định hƣớng đến năm 2030 đã đƣợc Thủ tƣớng chính phủ phê duyệt. Qua kết quả nghiên cứu của luận án, tác giả cũng đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị phù hợp về mô hình tổ chức ở và quản lý về NƠXH, đáp ứng đƣợc nhu cầu của đa dạng ngƣời dân Hà Nội hiện nay. Kết quả nghiên cứu của luận án còn có thể là tƣ liệu hữu ích cho việc giảng dạy các bộ môn xã hội học đô thị, xã hội học về nhà ở và đô thị, xã hội học chính sách, xã hội học quản lý,… 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Phân tích thực trạng tiếp cận thông tin, chính sách NƠXH, vốn vay ƣu đãi, hình thức sở hữu NƠXH, mức độ hài lòng của ngƣời dân trong quá trình sử dụng NƠXH và những rào cản từ thực tiễn đối với quá trình này. Trên cơ sở đó đề xuất một số khuyến nghị và giải pháp tăng cƣờng khả năng tiếp cận, sở hữu NƠXH của ngƣời dân thu nhập thấp tại Hà Nội hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề NƠXH, chính sách phát triển nhà ở đô thị ở Việt Nam hiện nay và một số nƣớc trong khu vực. 11
- - Rà soát, phân tích những văn bản chính sách, pháp luật về NƠXH của Việt Nam, tập trung giai đoạn từ năm 2005. - Tìm hiểu quy trình pháp lý và quá trình thực tế ngƣời dân tiếp cận thông tin NƠXH, chính sách NƠXH và vay vốn ngân hàng khi mua NƠXH. - Tìm hiểu về các hình thức sở hữu NƠXH và đánh giá của ngƣời dân trong quá trình sử dụng. - Đề xuất một số khuyến nghị chính sách và giải pháp tăng cƣờng khả năng tiếp cận và sở hữu NƠXH ở Hà Nội hiện nay. 4. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: Tiếp cận và sở hữu NƠXH của ngƣời dân tại Hà Nội hiện nay 4.2. Khách thể nghiên cứu - Ngƣời dân đang sống tại các khu NƠXH; - Ngƣời dân có nhu cầu mua NƠXH; - Đại diện ban quản lý/quản trị khu NƠXH; - Cán bộ quản lý lĩnh vực xây dựng; - Cán bộ tín dụng ngân hàng thƣơng mại, ngân hàng chính sách xã hội. 4.3. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu: tại thành phố Hà Nội với 03 khu NƠXH. + Khu nhà ở cho ngƣời thu nhập thấp thuộc khu chức năng đô thị Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội + Khu NƠXH Rice City Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội + Khu NƠXH Hƣng Thịnh, Hà Đông, Hà Nội - Giới hạn nghiên cứu: Nghiên cứu thực nghiệm đƣợc thực hiện trong khoảng thời gian từ năm 2014-2018. 12
- 5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 5.1. Câu hỏi nghiên cứu - Có sự công bằng trong tiếp cận chính sách nhà ở xã hội giữa các nhóm xã hội không? - Đặc điểm và những yếu tố tác động đến quá trình tiếp cận thông tin, tiếp cận chính sách và nguồn vốn vay mua NƠXH tại Hà Nội? - Đặc điểm và những yếu tố tác động đến sở hữu NƠXH? - Đánh giá của ngƣời thu nhập thấp về chất lƣợng nhà ở, tiếp cập các dịch vụ xã hội cơ bản, quản lý vận hành nhà ở xã hội trong quá trình khi sử dụng NƠXH. 5.2. Giả thuyết nghiên cứu - Chính sách về nhà ở xã hội còn thiếu công bằng trong tiếp cận đối với nhóm làm việc ở khu vực phi chính thức. - Đa số ngƣời dân tiếp cận thông tin về NƠXH qua những kênh phi chính thức. - Khả năng tiếp cận NƠXH của ngƣời dân bị hạn chế bởi các rào cản về thủ tục hành chính. - Yếu tố nghề nghiệp, tình hình kinh tế tại thời điểm mua nhà, kênh tiếp cận thông tin có ảnh hƣởng đến quá trình tiếp cận và sở hữu NƠXH. - Ngƣời dân đang sở hữu NƠXH chỉ hài lòng một phần về chất lƣợng của NƠXH. 13
- 6. Khung phân tích Chính sách nhà ở, nhà ở xã hội của TW và Tp. Hà Nội -Đặc điểm nhân khẩu Tiếp cận chính sách xã hội: Nghề nghiệp; Tình trạng nhà ở trƣớc Tiếp khi sở hữu nhà ở xã cận và hội; Khu vực địa lý Tiếp cận vốn vay sở hữu NƠXH; nhà ở -Đặc trƣng hộ gia xã hội Tiếp cận thông tin đình: Đặc điểm quy tại Hà mô hộ; Kinh tế hộ Nội Hình thức sở hữu - Kênh thông tin tiếp cận NƠXH. Thực trạng sử dụng Môi trƣờng kinh tế - xã hội Của Tp. Hà Nội 14
- Mô tả các biến số trong khung phân tích - Biến độc lập ao g m: + Đặc điểm quy mô hộ; + Tình trạng kinh tế tại thời điểm mua nhà; + Tình trạng nhà ở trƣớc khi sở hữu NƠXH; + Khu vực địa lý NƠXH + Nghề nghiệp; + Thu nhập (hộ); + Kênh thông tin tiếp cận NƠXH. - Biến phụ thuộc: Tiếp cận và sở hữu NƠXH trong đó: + Tiếp cận chính sách: đƣợc thể hiện qua việc ngƣời dân hiểu biết và thụ hƣởng những chính sách về NƠXH nhƣ thế nào trong giai đoạn hiện nay. + Tiếp cận vốn vay: quá trình vay vốn ƣu đãi trong mua NƠXH. + Tiếp cận thông tin: các kênh thông tin chủ yếu để ngƣời dân tiếp cận đƣợc thông tin các dự án NƠXH, thông tin về chính sách… + Sở hữu NƠXH: tập trung phân tích làm rõ quá trình và đặc điểm của sở hữu NƠXH theo hai hình thức là mua và mua trả chậm ( thuê – mua) + Sử dụng NƠXH: làm rõ quá trình sử dụng nhà ở với đánh giá của ngƣời dân về chất lƣợng nhà ở, các dịch vụ xã hội, quản lý, vận hành NƠXH… - Khung phân tích còn thể hiện các yếu tố về bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội và Chính sách về NƠXH trong giai đoạn hiện nay. Đây là bối cảnh của nghiên cứu, có tác động đến quá trình tiếp cận và sở hữu NƠXH của ngƣời dân hiện nay. Nghiên cứu tập trung xem xét các mối quan hệ giữa biến số nhân khẩu xã hội có liên quan đến quá trình tiếp cận thông tin, tiếp cận chính sách, tiếp cận vốn vay và quá trình sở hữu NƠXH của ngƣời dân. Mối quan hệ giữa các iến số - Biến độc lập với vai trò là các yếu tố tác động đến biến phụ thuộc, cụ thể là các yếu tố về đặc điểm quy mô hộ, tình trạng kinh tế tại thời điểm mua nhà, 15
- tình trạng nhà ở, nghề nghiệp, thu nhập, kênh tiếp cận thông tin NƠXH... sẽ có ảnh hƣởng đến biến phụ thuộc thể hiện qua khả năng tiếp cận chính sách, thông tin, vốn vay và sở hữu NƠXH. - Yếu tố về chính sách NƠXH và bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội đóng vai trò làm cơ sở thực tiễn và yếu tố hỗ trợ giải thích cho các vấn đề nghiên cứu. 7. Đóng góp và hạn chế của luận án Nghiên cứu về NƠXH là một chủ đề khá mới hiện nay, có tính thời sự trong bối cảnh Nhà nƣớc đang đẩy mạnh phân khúc nhà ở cho ngƣời thu nhập thấp nhằm đảm bảo an sinh xã hội. Bên cạnh những nghiên cứu về NƠXH dƣới góc độ khoa học chính sách, luật học, thì luận án là một trong số ít nghiên cứu xã hội học tiến hành khảo sát và nghiên cứu có tính hệ thống về lý luận và thực tiễn liên quan tiếp cận và sở hữu NƠXH tại Hà Nội hiện nay. Nghiên cứu sẽ góp phần làm rõ thực trạng tiếp cận và quá trình sở hữu nhà ở tại Hà Nội hiện nay đồng thời chỉ ra một số rào cản tác động đến quá trình này. Mặc dù tác giả đã rất nỗ lực triển khai nghiên cứu đề tài, song do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan nên luận án không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót: Thứ nhất, mẫu nghiên cứu của luận án chỉ tập trung tại 3 khu NƠXH tại Hà Nội, nơi mà ngƣời dân đã mua đƣợc NƠXH mà chƣa tiếp cận đƣợc nhiều ngƣời dân đang có nhu cầu mua NƠXH (luận án chỉ PVS 3 trƣờng hợp). Nếu có thể mở rộng hơn mẫu nghiên cứu tới nhóm đối tƣợng này, tác giả sẽ có những so sánh, đối chứng làm sáng tỏ hơn khả năng tiếp cận chính sách NƠXH của ngƣời dân. Mẫu nghiên cứu trong luận án cũng đƣợc lựa chọn theo cách thức ngẫu nhiên đơn giản tại các khu NƠXH (352 đại diện hộ gia đình trả lời bảng hỏi) và 03 phỏng vấn sâu với ngƣời dân có nhu cầu về nhà ở nên kết quả nghiên cứu không có khả năng suy rộng cho tổng thể và giới hạn trong phạm vi thành phố Hà Nội. 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của truyền thông đại chúng trong thực hiện quyền trẻ em ở tỉnh Bình Phước hiện nay
228 p | 531 | 101
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của truyền thông đại chúng trong thực hiện quyền trẻ em ở tỉnh Bình Phước hiện nay
27 p | 208 | 29
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Xã hội học: Tiếp cận chăm sóc sức khỏe ban đầu của người dân nông thôn tại y tế cơ sở (nghiên cứu hai xã Tân Quý tây và Hưng Long, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh)
18 p | 162 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
175 p | 86 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Quan niệm của người phụ nữ Việt Nam hiện nay về hạnh phúc
163 p | 63 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Quan hệ lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay (Nghiên cứu trường hợp tại Khu công nghiệp Thăng Long, Hà Nội)
200 p | 31 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Sự tham gia của phụ nữ trong hệ thống chính trị thời kỳ đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Nghiên cứu tại tỉnh Tiền Giang)
198 p | 18 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Bình đẳng giới trong các quyết định ở gia đình nhóm dân tộc thiểu số tại Việt Nam
233 p | 31 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Thực trạng chăm sóc trẻ em trong gia đình nông thôn ở huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình
207 p | 37 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Việc tham gia nhóm phi chính thức và hành vi sai lệch của học sinh THPT tại thành phố Hà Nội
172 p | 35 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Sự tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước ở Hà Nội
179 p | 41 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Liên kết xã hội của công nhân trong khu công nghiệp hiện nay (Nghiên cứu trường hợp tại khu công nghiệp Thăng Long – Hà Nội
191 p | 59 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 149 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Mâu thuẫn giữa học sinh Trung học phổ thông và cha mẹ trong giai đoạn hiện nay (Nghiên cứu trường hợp tại Hà Nội)
204 p | 15 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bolikhamxay hiện nay
238 p | 12 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Hoạt động bảo trợ của Giáo hội Công giáo cho nhóm NMĐT tại Tổng giáo phận thành phố Hồ Chí Minh
188 p | 15 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bolikhamxay hiện nay
27 p | 10 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Hoạt động bảo trợ của Giáo hội Công giáo cho nhóm người mẹ đơn thân tại Tổng giáo phận thành phố Hồ Chí Minh
25 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn