Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của người cao tuổi trong gia đình hiện nay (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Thanh Hóa)
lượt xem 14
download
Đề tài nghiên cứu nhằm nhận diện vai trò NCT trong gia đình hiện nay (trường hợp tỉnh Thanh Hóa), từ đó trả lời các câu hỏi nghiên cứu và kiểm chứng tính đúng đắn của các giả thuyết nghiên cứu về vai trò NCT; cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng chính sách phát huy vai trò của NCT trong bối cảnh xã hội hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của người cao tuổi trong gia đình hiện nay (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Thanh Hóa)
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ THỊ HỢI VAI TRÒ CỦA NGƯỜI CAO TUỔI TRONG GIA ĐÌNH HIỆN NAY (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Thanh Hóa) LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC HÀ NỘI – 2021
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ THỊ HỢI VAI TRÒ CỦA NGƯỜI CAO TUỔI TRONG GIA ĐÌNH HIỆN NAY (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Thanh Hóa) Ngành: Xã hội học Mã số: 9310301 LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS LÊ NGỌC VĂN HÀ NỘI – 2021
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nội dung luận án là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Lê Ngọc Văn. Các thông tin, số liệu trong luận án là trung thực. Các luận điểm kế thừa được trích dẫn rõ ràng. Kết quả nghiên cứu của luận án chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình khoa học nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Lê Thị Hợi i
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án tiến sỹ này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Khoa Xã hội học - Học viện khoa học Xã hội đã giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành chương trình học nghiên cứu sinh. Đặc biệt, PGS.TS Lê Ngọc Văn, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo tận tình cho tôi từ khi hình thành ý tưởng đề tài nghiên cứu đến khi hoàn thành luận án tiến sỹ. Chân thành cảm ơn tập thể cán bộ và người dân ở P. Đông Sơn, TP.Thanh Hóa, xã Lương Sơn, huyện Thường Xuân, xã Hoằng Tiến, Hoằng Hóa, Thanh Hóa đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thu thập thông tin tại địa phương. Chân thành cảm ơn Trường đại học Hồng Đức, Khoa Khoa học xã hội và Bộ môn Xã hội học đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án. Tôi xin cảm ơn bạn bè và các đồng nghiệp, những người đã chia sẻ, động viên, giúp tôi có thêm nhiều kinh nghiệm, kiến thức khoa học. Lòng biết ơn sâu sắc của tôi dành cho gia đình và những người thân yêu. Sự động viên, khích lệ của họ có giá trị rất lớn để tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Hà Nội, tháng 06 năm 2021 Nghiên cứu sinh Lê Thị Hợi ii
- MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ............................................................................................................ 13 1.1. Những vấn đề nội dung, lý thuyết và phương pháp nghiên cứu về NCT liên quan đến đề tài ........................................................................................ 13 1.1.1. Những nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu ................................ 13 1.1.2. Những quan điểm lý thuyết và phương pháp liên quan đến đề tài....... 26 1.2. Nhận xét và định hướng nghiên cứu mới của đề tài ..................................... 29 Tiểu kết chương 1 .................................................................................................... 33 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ......................... 34 2.1. Định nghĩa và giải thích các khái niệm làm việc ........................................... 34 2.1.1. Người cao tuổi (Older person/the elderly) ........................................... 34 2.1.2. Vai trò (Role) ....................................................................................... 34 2.1.3. Gia đình (family) .................................................................................. 35 2.1.4. Vai trò người cao tuổi trong gia đình ................................................... 37 2.2. Các cách tiếp cận lý thuyết của đề tài ........................................................... 39 2.2.1. Tiếp cận lý thuyết về vai trò (Role theory) .......................................... 39 2.2.2. Tiếp cận lý thuyết hiện đại hóa (Modernization theory) ...................... 41 2.2.3. Tiếp cận thuyết gỡ bỏ (disengagement theory) .................................... 43 2.2.4. Tiếp cận thuyết hoạt động (Activity theory) ........................................ 45 2.3. Quan điểm của Đảng và Chính sách nhà nước về NCT ............................... 47 2.4. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu ......................................................................... 51 2.4.1. Đôi nét về tỉnh Thanh Hóa ................................................................... 51 2.4.2. Về các phường, xã nơi tiến hành cuộc điều tra .................................... 52 2.5. Lược đồ phân tích ............................................................................................ 56 Tiểu kết chương 2 .................................................................................................... 57 Chương 3: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI CAO TUỔI TRONG GIA ĐÌNH Ở THANH HÓA .......................................................................................................... 58 3.1. Thực trạng già hóa và một vài đặc điểm của người cao tuổi ở Thanh Hóa ...... 58 iii
- 3.2. Vai trò người cao tuổi trong đời sống hôn nhân của con cháu ở gia đình Thanh Hóa....................................................................................................... 59 3.2.1. Người cao tuổi trong vai trò tham gia vào quyết định hôn nhân của con cháu ................................................................................................... 61 3.2.2. Vai trò người cao tuổi trong xây dựng tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời cho con cháu............................................................................................. 64 3.2.3.Vai trò người cao tuổi trong việc chia sẻ kinh nghiệm và giải quyết mâu thuẫn trong đời sống hôn nhân của con cháu ở gia đình Thanh Hóa ...................................................................................................... 69 3.2.4.Vai trò của người cao tuổi đối với mô hình sống sau kết hôn của con cháu.......................................................................................................... 73 3.3. Vai trò người cao tuổi trong hoạt động sản xuất/kinh doanh gia đình ở Thanh Hóa ............................................................................................................ 76 3.3.1. Quan điểm của NCT về hoạt động sản xuất/kinh doanh gia đình........ 76 3.3.2. Người cao tuổi tham gia quyết định các hoạt động sản xuất/kinh doanh của gia đình ........................................................................................... 77 3.3.3. Những hoạt động sản xuất/kinh doanh NCT tham gia hỗ trợ gia đình ở Thanh Hóa ........................................................................................... 80 3.4. Vai trò người cao tuổi trong chăm sóc và giáo dục con cháu ở gia đình Thanh Hóa ................................................................................................................ 88 3.4.1. Quan điểm của NCT về chăm sóc và giáo dục con cháu trong gia đình ...... 88 3.4.2. Vai trò NCT trong hoạt động chăm sóc các thành viên gia đình ở Thanh Hóa ...................................................................................................... 90 3.4.3.Vai trò NCT trong hoạt động giáo dục con cháu ở gia đình Thanh Hóa ...... 94 3.5. Vai trò người cao tuổi trong hoạt động thờ cúng tổ tiên của gia đình ...... 103 3.5.1. Người cao tuổi tham ra quyết định các hoạt động thờ cúng tổ tiên của gia đình ở Thanh Hóa ............................................................................ 104 3.5.2. Vai trò NCT tham gia giáo dục con cháu về giá trị thờ cúng tổ tiên trong gia đình ở Thanh Hóa .................................................................. 107 Tiểu kết chương 3 .................................................................................................. 111 iv
- Chương 4: CÁC NHÓM YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VAI TRÒ CỦA NGƯỜI CAO TUỔI TRONG GIA ĐÌNH Ở THANH HÓA HIỆN NAY ....... 112 4.1. Nhóm yếu tố truyền thống và hiện đại ......................................................... 112 4.1.1. Yếu tố văn hóa truyền thống kính trọng người già ............................ 112 4.1.2. Yếu tố công nghiệp hóa, hiện đại hóa ................................................ 115 4.2. Nhóm yếu tố đặc trưng nhân khẩu xã hội của NCT ................................... 117 4.2.1. Yếu tố giới tính................................................................................... 117 4.2.2. Yếu tổ tuổi .......................................................................................... 124 4.2.3. Yếu tố trình độ học vấn ...................................................................... 127 4.2.4. Yếu tố dân tộc .................................................................................... 130 4.3. Nhóm yếu tố đặc trưng gia đình ................................................................... 133 4.3.1. Yếu tố mức sống ................................................................................ 133 4.3.2.Yếu tố khu vực .................................................................................... 136 4.3.3. Mô hình sống ...................................................................................... 140 Tiểu kết chương 4 .................................................................................................. 144 KẾT LUẬN VÀ BÌNH LUẬN .............................................................................. 145 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ...................... 152 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 153 PHỤ LỤC 1 ............................................................................................................ 161 PHỤ LỤC 2 ............................................................................................................ 172 PHỤ LỤC 3 ............................................................................................................ 174 PHỤ LỤC 4 ............................................................................................................ 176 v
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BHXH Bảo hiểm xã hội CB Cán bộ CNH Công nghiệp hóa HĐH Hiện đại hóa NCT Người cao tuổi TPTH Thành phố Thanh Hóa TCH Toàn cầu hóa HNQT Hội nhập quốc tế KTTT Kinh tế thị trường vi
- DANH MỤC BẢNG Bảng 1. Cơ cấu mẫu khảo sát ...................................................................................... 8 Bảng 3.1: Vai trò NCT tham gia trong đời sống hôn nhân của con cháu theo mô hình sống ........................................................................................................ 60 Bảng 3.2: Quan điểm của NCT về hoạt động sản xuất/kinh doanh .......................... 76 Bảng 3.3: Vai trò NCT tham gia quyết định một số hoạt động sản xuất/kinh doanh của gia đình theo mô hình sống ........................................................... 78 Bảng 3.4: Vai trò người cao tuổi trong hoạt động sản xuất/kinh doanh của gia đình ................................................................................................................. 81 Bảng 3.5: Mức độ tham gia hoạt động sản xuất/kinh doanh gia đình của người cao tuổi .................................................................................................................. 82 Bảng 3.6: Những nội dung NCT tham gia truyền đạt kinh nghiệm sản xuất/ kinh doanh cho con cháu ........................................................................................ 85 Bảng 3.7: Quan điểm của NCT về chăm sóc và giáo dục con cháu trong gia đình ở Thanh Hóa ........................................................................................... 89 Bảng 3.8: Người cao tuổi với vai trò chăm sóc gia đình .......................................... 90 Bảng 3.9: Người cao tuổi có tham gia quyết định việc học tập của con cháu trong gia đình ở Thanh Hóa ........................................................................... 96 Bảng 3.10: Mức độ quan trọng ý kiến NCT đối với quyết định giáo dục của con cháu .............................................................................................................. 97 Bảng 3.11: Vai trò NCT trong giáo dục đạo đức truyền thống cho con cháu ................. 98 Bảng 3.12: Vai trò NCT trong quyết định các hoạt động thờ cúng tổ tiên của gia đình ............................................................................................................... 104 Bảng 3.13: Mức độ quan trọng ý kiến của NCT trong quyết định hoạt động thờ cúng tổ tiên của gia đình ở Thanh Hóa ........................................................ 106 Bảng 3.14: Vai trò của NCT trong giáo dục thờ cúng tổ tiên cho con cháu ................... 108 Bảng 4.1: Thái độ của con cháu về ý kiến của NCT trong gia đình ....................... 113 Bảng 4.2: Vai trò NCT trong đời sống hôn nhân của con cháu từ góc độ giới ............ 118 Bảng 4.3: Vai trò tham gia hoạt động sản xuất/kinh doanh của NCT ở góc độ giới ....... 121 vii
- Bảng 4.4: Những công việc NCT tham gia giúp đỡ con cháu trong gia đình từ góc độ giới .................................................................................................... 122 Bảng 4.5: Vai trò NCT trong đời sống hôn nhân của con cháu từ góc độ tuổi............. 124 Bảng 4.6: Những công việc NCT tham gia giúp đỡ con cháu trong gia đình từ góc độ tuổi .................................................................................................... 126 Bảng 4.7: Những hoạt động sản xuất/kinh doanh của NCT trong gia đình từ góc nhìn trình độ học vấn .................................................................................... 127 Bảng 4.8: Quyết định của NCT về thờ cúng tổ tiên trong gia đình từ góc nhìn trình độ học vấn (%) ..................................................................................... 129 Bảng 4.9: Những hoạt động sản xuất của NCT trong gia đình theo góc độ dân tộc (%) .......................................................................................................... 130 Bảng 4.10: Những công việc NCT tham gia giúp đỡ con cháu trong gia đình từ góc độ dân tộc(%) ........................................................................................ 131 Bảng 4.11: Vai trò NCT trong hoạt động sản xuất/kinh daonh của gia đình từ góc nhìn mức sống (%) ................................................................................ 133 Bảng 4.12: Những công việc NCT tham gia giúp đỡ con cháu trong gia đình từ góc độ mức sống. (%) .................................................................................. 134 Bảng 4.13: Những công việc NCT tham gia giúp đỡ con cháu trong gia đình từ góc nhìn khu vực(%) .................................................................................... 137 Bảng 4.14: Những hoạt động sản xuất của NCT trong gia đình dưới góc nhìn mô hình sống (%) ......................................................................................... 141 Bảng 4.15: Những công việc chăm sóc gia đình của NCT từ góc nhìn mô hình sống (%) ....................................................................................................... 142 viii
- DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ Biểu 3.1. Biến động qui mô dân số, dân số từ 60 tuổi trở lên và chỉ số già hóa dân số ở Thanh Hóa giai đoạn 1999 – 2019 ................................................... 58 Biểu 3.2: Mức độ quan trọng ý kiến của NCT tham gia quyết định hôn nhân của con cháu.......................................................................................................... 62 Biểu 3.3: Mức độ quan trọng ý kiến của NCT khi đưa ra các tiêu chí lựa chọn bạn đời cho con cháu ...................................................................................... 68 Biểu 3.4: Mức độ quan trọng ý kiến của người cao tuổi về chia sẻ kinh nghiệm hôn nhân với con cháu.................................................................................... 72 Biểu 3.5: Mức độ quan trọng ý kiến của NCT đối với con cháu về mô hình sống sau kết hôn ...................................................................................................... 74 Biểu 3.6: Mức độ quan trọng ý kiến của NCT khi tham gia quyết định một số hoạt động sản xuất/kinh doanh gia đình ......................................................... 79 Biểu 3.7: Những công việc NCT tham gia hỗ trợ tăng thu nhập cho gia đình ......... 83 Biểu 3.8: Nguồn thu nhập của NCT hỗ trợ con cháu trong gia đình ........................ 87 Biểu 3.9. Mức độ tham vào công việc chăm sóc gia đình của NCT ......................... 92 Biểu 3.10: Lý do duy trì nghi lễ thờ cúng tổ tiên .................................................... 107 Biểu 3.11: Mức độ NCT tham gia giáo dục nghi lễ thờ cúng tổ tiên cho con cháu.... 109 Biểu 4.1: Vai trò quyết định sản xuất/kinh doanh của NCT trong gia đình ở góc độ giới........................................................................................................... 120 Biểu 4.2: Quyết định của NCT về thờ cúng tổ tiên trong gia đình từ góc độ giới .. 123 Biểu 4.3: Người cao tuổi tham gia quyết định sản xuất từ góc độ tuổi *** ........... 125 Biểu 4.4: Vai trò người cao tuổi tham gia dạy và kiểm tra việc học của các cháu trong gia đình ở Thanh Hóa *** .................................................................. 129 Biểu 4.5 : Quyết định của NCT về thờ cúng tổ tiên trong gia đình từ góc độ mức sống .. 135 Biểu 4.6: Những hoạt động sản xuất/kinh doanh của NCT trong gia đình từ góc nhìn khu vực ................................................................................................. 137 Biểu 4.7: Quyết định của NCT về thờ cúng tổ tiên trong gia đình từ góc nhìn khu vực ......................................................................................................... 140 ix
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bộ phận người cao tuổi (NCT) trong cơ cấu dân số đang có xu hướng tăng lên về số lượng và tỷ lệ. Hiện tượng này dẫn đến sự biến động dân số theo hướng già hóa. Điều gì xảy ra khi người ta già đi? Đâu là những hàm ý xã hội về việc số lượng người già ngày một gia tăng? Vì sao lại có những tranh luận lý thuyết về vai trò của NCT trong các xã hội khác nhau? Giống như sự phân tầng thứ bậc về giới tính, sự phân tầng thứ bậc theo tuổi tác cũng khác nhau theo mỗi nền văn hóa. Xã hội này có thể kính trọng người già vì tuổi tác, ở đó người già đồng nghĩa với sự khôn ngoan. Nhưng xã hội khác lại xem người già như là gánh nặng, bởi vì họ được coi như đã chết về mặt xã hội. Hệ quả là dẫn đến thành kiến và phân biệt đối xử với người già. Ở Việt Nam, theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, năm 2019 cả nước có khoảng 11.313.890 NCT chiếm khoảng 11,95% dân số. Trong đó, có trên 1.918.987 người từ 80 tuổi trở lên (chiếm khoảng 17,5% tổng số NCT); NCT nữ là 5.735.300 (chiếm 50,7%); NCT nam là 5.578.590 (chiếm 49,3%); có 7.294.100 NCT sống ở khu vực nông thôn (chiếm 64%). Tỷ lệ NCT thuộc hộ nghèo cao hơn bình quân chung của cả nước. Sự tăng nhanh về dân số già ở Việt Nam, đang đặt ra nhiều thách thức cho gia đình và xã hội, chăm sóc và phát huy vai trò NCT là hai nội dung quan trọng được đề cập cả về mặt luật pháp và chính sách. Ở góc độ cơ cấu xã hội, NCT được xem như một nhóm xã hội dễ bị tổn thương bởi những đặc điểm về tâm, sinh lý và sự giảm sút thu nhập, cũng như vị thế, vai trò trong gia đình và xã hội. Ở góc độ văn hóa gia đình, hiện đại hóa đã phần nào làm thay đổi những giá trị, khuôn mẫu ứng xử trong các mối quan hệ giữa con cháu với NCT. Một bộ phận NCT cảm thấy hụt hẫng khi mất đi sự kính trọng, uy tín trong chính ngôi nhà của mình, mặc dù họ vẫn không ngừng làm việc, đóng góp cho gia đình và xã hội. Hơn 90% NCT vẫn tiếp tục các hoạt động về kinh tế tạo ra thu nhập, cấp vốn cho con cháu; quyết định các việc quan trọng của gia đình hay chia sẻ kinh nghiệm làm ăn, dạy dỗ con cháu, nội trợ và chăm sóc cháu nhỏ [5, tr. 39]. 1
- Trên thế giới, cho đến nay quan niệm về vai trò của người già cũng còn nhiều tranh cãi. Những người đại diện cho lý thuyết gỡ bỏ (disengagement theory) cho rẳng, NCT không còn vai trò quan trọng như trong xã hội truyền thống khi bước sang xã hội công nghiệp, vì thế các vai trò xã hội của NCT cần được thay thế bằng những người trẻ tuổi hơn. Quan điểm này xuất phát từ lý do sinh học về sự suy thoái sức khỏe thể chất của con người do tuổi tác, NCT không thể đáp ứng được các đòi hỏi của nền sản xuất hiện đại nữa trên tri thức khoa học và công nghệ cao. Trong xã hội công nghiệp, người lớn tuổi thường có xu hướng được xem là lỗi thời, và sự hiểu biết của họ thường được xem là không thích hợp với thế giới xã hội của những người trẻ tuổi hơn [31, tr.179]. Theo Elane Cumming và William Henry (1961) quá trình này được thực hiện bằng sự chuyển giao có thứ tự nhiều vai trò và địa vị khác nhau từ người lớn tuổi sang những người trẻ hơn [31, tr. 437]. Tương tự như vậy, trong đời sống gia đình, do biến đổi của cấu trúc gia đình từ gia đình nhiều thế hệ sang gia đình hai thế hệ, do kinh nghiệm của NCT trong sản xuất không còn dẫn dắt được giới trẻ. Mặt khác, NCT không còn sở hữu những tài sản lớn có giá trị như trước đây, đặc biệt là gia đình gia trưởng – quyền lực thuộc về NCT đã suy giảm. Trong khi đó, thuyết hoạt động (activity theory) được phát triển nhằm đáp lại lý thuyết gỡ bỏ, với hàm ý NCT nên cố gắng giữ vai trò trong xã hội bằng cách thay thế những hoạt động đã mất bằng những hoạt động mới. Ngụ ý rằng người lớn tuổi không khác biệt mấy so với lớp trẻ, họ định giá chính mình theo cùng tiêu chuẩn văn hóa [31, tr. 437 – 438 ]. Theo quan điểm lý thuyết này, NCT vẫn có vai trò trong gia đình và xã hội cho dù xã hội công nghiệp không đề cao NCT. Người cao tuổi vẫn tiếp tục giữ vai trò đáng kể trong gia đình và xã hội, có thể không giữ các vị trí như trước đây nhưng họ vẫn là người đáng kính do kinh nghiệm trong lao động sản suất, kinh nghiệm sống mà lớp trẻ cần học hỏi và NCT có thể trao truyền cho người trẻ tuổi. Bởi sự duy trì được quyền lực hay uy tín của NCT trong gia đình hiện nay cũng xuất phát từ truyền thống kính trọng người già trong xã hội truyền thống [63, tr.83]. 2
- Từ những vấn đề đặt ra trên đây, chúng ta sẽ dành sự quan tâm đặc biệt đến NCT trong xã hội hiện đại. Vị thế, vai trò của NCT sẽ như thế nào trước sự biến đổi về cơ cấu tuổi, cấu trúc, văn hóa trong gia đình? Những tranh cãi về mặt lý thuyết liệu có thể kiểm chứng về mặt thực tiễn từ nghiên cứu về vai trò NCT ? Để góp phần trả lời cho những câu hỏi đặt ra trên đây, tôi chọn đề tài “Vai trò của người cao tuổi trong gia đình hiện nay”(Nghiên cứu trường hợp tỉnh Thanh Hóa), làm luận án nghiên cứu sinh của mình. Việc quyết định lựa chọn nghiên cứu về NCT ở Thanh Hóa xuất phát từ các lý do sau đây: Thanh Hóa là một trong những tỉnh đang trong quá trình của sự già hóa về dân số nhanh hơn so với cả nước, với tỷ lệ NCT chiếm 14,13% [9]. NCT ở Thanh Hóa mang những đặc trưng cơ bản của NCT trong cả nước: phần nhiều là người nghèo, cô đơn có hoàn cảnh khó khăn, sống chủ yếu ở khu vực nông thôn, miền núi, không có lương hưu và sống phụ thuộc cao. Do đó, NCT Thanh Hóa cũng đang đối diện với những vấn đề chung từ sự già hóa về dân số. Với những đặc điểm như trên, địa bàn tỉnh Thanh Hóa đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu của luận án, trả lời được các câu hỏi nghiên cứu đặt ra cả về lý luận và thực tiễn về sự chuyển đổi vai trò của NCT trong gia đình hiện nay. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.2. Mục đích nghiên cứu Nhận diện vai trò NCT trong gia đình hiện nay (trường hợp tỉnh Thanh Hóa), từ đó trả lời các câu hỏi nghiên cứu và kiểm chứng tính đúng đắn của các giả thuyết nghiên cứu về vai trò NCT; cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng chính sách phát huy vai trò của NCT trong bối cảnh xã hội hiện nay 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu đã nêu, luận án có các nhiệm vụ sau: - Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài - Xây dựng cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 3
- - Tiến hành điều tra thực nghiệm xã hội học trên thực địa nhằm tìm hiểu vai trò của NCT trong gia đình. - Phân tích vai trò NCT và những yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của NCT trong gia đình hiện nay. - Kiểm chứng tính đúng đắn của các giả thuyết và lý thuyết được vận dụng nghiên cứu vai trò NCT. - Cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng chính sách nhằm phát huy vai trò NCT trong gia đình trước bối cảnh già hóa về dân số. 3. Đối tượng, phạm vi, câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Vai trò NCT trong gia đình được nghiên cứu trên các khía cạnh về hôn nhân, sản xuất/kinh doanh, chăm sóc, giáo dục và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Cụ thể, NCT tham gia với vai trò ra quyết định, hôn nhân, lao động sản xuất/kinh doanh, chăm sóc, giáo dục con cháu và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của gia đình. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Nghiên cứu trường hợp 03 phường/xã tỉnh Thanh Hóa - Phạm vi về thời gian: từ năm 2016 – 2019. - Phạm vi về nội dung: Có thể nói, NCT hiện nay đang đảm nhận nhiều vai trò trong đời sống gia đình. Tuy nhiên, luận án chỉ tập trung vào nghiên cứu một số vai trò tiêu biểu sau đây trong đời sống gia đình ở Thanh Hóa: + Đời sống hôn nhân của con cháu + Hoạt động sản xuất/kinh doanh + Chăm sóc và giáo dục con cháu + Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên 3.3. Câu hỏi nghiên cứu - Vai trò của NCT trong gia đình hiện nay được thể hiện như thế nào trên các phương diện về hôn nhân, hoạt động sản xuất/kinh doanh, chăm sóc, giáo dục con cháu và hoạt động tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của gia đình? 4
- - Những nhân tố nào ảnh hưởng đến vai trò của NCT trong gia đình Thanh Hóa hiện nay? 3.4. Giả thuyết nghiên cứu Dựa trên câu hỏi nghiên cứu đề tài xây dựng 2 giả thuyết nghiên cứu như sau: - NCT vẫn tiếp tục thể hiện vị thế, vai trò nhất định khi tham gia vào các vấn đề về hôn nhân của con cháu, hoạt động sản xuất/kinh doanh, chăm sóc, giáo dục con cháu và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của gia đình. NCT không còn giữ vai trò quyết định chính về hôn nhân, sản xuất/ kinh doanh của con cháu như trong xã hội truyền thống mà chỉ đóng góp ý kiến để lớp trẻ tham khảo. NCT vẫn tham gia lao động sản xuất/kinh doanh để nuôi sống bản thân và hỗ trợ cho các thành viên khác trong gia đình về kinh tế. Ở một số hoạt động khác về chăm sóc cháu nhỏ, giáo dục truyền thống cho con cháu và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, NCT vẫn giữ được vai trò quan trọng do sự hiểu biết và kinh nghiệm của họ nhiều hơn lớp trẻ. - Hai nhân tố đáng kể nhất ảnh hưởng đến vị thế vai trò của NCT trong gia đình là biến đổi kinh tế - xã hội và các giá trị gia đình truyền thống. Nhưng hai yếu tố này dường như tác động theo những chiều hướng trái ngược nhau. Trong khi quá trình CNH, HĐH và TCH là yếu tố làm cho kiến thức, kinh nghiệm của NCT trở nên lạc hậu, vị thế, vai trò của NCT có sự suy giảm so với người trẻ thì những giá trị tốt đẹp của truyền thống kính trọng người già, biết ơn cha mẹ, hiếu kính với tổ tiên, v.v.. giúp cho NCT vẫn tiếp tục có được vị thế, vai trò đáng kể trong mối quan hệ với con cháu. Ngoài ra, nhóm yếu tố đặc trưng cá nhân (giới tính, tuổi, trình độ học vấn, dân tộc), gia đình (mức sống, khu vực và mô hình sống) cũng tạo nên nhiều sự khác biệt trong đánh giá tương quan về vị thế, vai trò của NCT ở gia đình Thanh Hóa. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận Về cơ sở phương pháp luận nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đặt đối tượng nghiên cứu “Vai trò của người cao tuổi trong gia đình hiện nay” vào trong bối cảnh gia đình Việt Nam nói chung, cũng như gia đình Thanh Hóa nói riêng đang trong quá trình chuyển đổi - đó là chuyển đổi từ một xã hội nông nghiệp cổ truyền sang xã hội 5
- công nghiệp và hiện đại, đồng thời cũng là sự chuyển đổi từ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Nhưng không chỉ có tiến trình CNH, HĐH, đời sống gia đình của chúng ta hiện nay còn chịu sự chi phối của xu thế TCH, của sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật và công nghệ đang diễn ra rất sâu rộng và mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế giới. Đây chính là quan điểm lịch sử - cụ thể của chủ nghĩa Mác – Lê nin, bởi quan điểm này cho rằng chúng ta sẽ không thể hiểu được bất kỳ sự vật hay hiện tượng nào nếu tách sự vật, hiện tượng ấy ra khỏi môi trường mà nó đang vận hành ở trong đó. Trong bối cảnh chung đó, chúng ta dễ dàng nhận thấy không chỉ quan niệm về vai trò NCT mà vai trò thực tế của NCT trong gia đình đã có nhiều thay đổi. Chẳng hạn, dưới tác động của những biến đổi kinh tế - xã hội, NCT có một đời sống vật chất, tinh thần phong phú hơn. Họ có nhiều lựa chọn hơn trong việc thu xếp cuộc sống. NCT không nhất thiết phải sống chung với con cháu trong gia đình mở rộng nhiều thế hệ và con cái cũng có cuộc sống độc lập và tự chủ hơn. Nhưng điều đó không làm mất đi những giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống như đạo lý uống nước nhớ nguồn, biết ơn cha mẹ, ông bà tổ tiên, kính trọng người cao tuổi. Ngược lại, NCT vẫn tiếp tục lao động sản xuất, đóng góp thu nhập cho gia đình, xã hội và hết lòng yêu thương, giúp đỡ con cháu trong gia đình. Cơ sở phương pháp luận này cho phép đề tài đặt ra các câu hỏi nghiên cứu và xây dựng các giả thuyết nghiên cứu để kiểm nghiệm chúng trong thực tiễn thông qua kết quả điều tra, khảo sát xã hội học. 4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 4.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp Sử dụng số liệu, kết quả nghiên cứu có sẵn về NCT trong gia đình như: các số liệu thống kê, các kết quả nghiên cứu liên quan về NCT trong và ngoài nước. Phương pháp này cho phép đề tài tiếp thu, kế thừa những thành tựu nghiên cứu của người đi trước cũng như những khoảng trống còn để lại. Từ đó, xác định mục tiêu, câu hỏi, giả thuyết nghiên cứu, xây dựng nội dung, phương pháp nghiên cứu phù hợp, bổ sung cho các kết quả nghiên cứu đã có, làm phong phú cho lĩnh vực nghiên cứu chuyên ngành. Kết quả nghiên cứu của người đi trước cũng là một nguồn tư liệu quan trọng giúp cho đề tài so sánh, đối chiếu với kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm tìm ra sự 6
- tương đồng và khác biệt về vai trò của NCT trong gia đình ở các thời điểm lịch sử và các nhóm xã hội khác nhau. 4.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi - Về đối tượng khảo sát: Đối tượng khảo sát là người cao tuổi thuộc các nhóm tuổi: 60 – 69 tuổi, 70 – 79 tuổi, từ 80 tuổi trở lên. - Về mẫu nghiên cứu: Nghiên cứu vai trò của NCT trong gia đình hiện nay (trường hợp tỉnh Thanh Hóa) được thực hiện bằng phương pháp điều tra chọn mẫu. Mẫu khảo sát được chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện. - Công thức xác định cỡ mẫu: Công thức xác định cỡ mẫu áp dụng cho mẫu ngẫu nhiên một giai đoạn như sau: N = t2p (1-p) e2 Trong đó: N : là cỡ mẫu cần thiết cho đối tượng khảo sát. t: là hệ số tin cậy, trường hợp phân phố chuẩn t = 1,96 với xác suất 95% p: là tỷ lệ tham gia của người cao tuổi/ đơn vị e: Phạm vi sai số - Cách chọn: Bước 1: Chọn mẫu có chủ đích các địa bàn nghiên cứu dựa trên tiêu chí đại diện khu vực, vùng miền thể hiện đặc điểm tự nhiên – kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa. Bước 2: Lựa chọn hộ gia đình có NCT theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện. Bước 3: Lựa chọn người cao tuổi để phỏng vấn trên cơ sở cân đối về nhóm tuổi, giới tính, dân tộc. Kết quả là tác giả luận án đã tiến hành phỏng vấn 500 NCT đại diện hộ gia đình bằng bảng hỏi, bao gồm cả NCT nam và NCT nữ trong độ tuổi từ 60 trở đi để đảm bảo đo lường các sự kiện xã hội. Các khu vực chọn mẫu có chỉ định đảm bảo tính đại 7
- diện cho tỉnh Thanh Hóa gồm: 3 phường, xã mẫu được chọn đại diện cho các khu vực của tỉnh Thanh Hóa. - Phường Đông Sơn, thành phố Thanh Hóa là đơn vị khảo sát đại diện cho khu vực thành thị, nơi có điều kiện kinh tế phát triển và lịch sử phát triển lâu đời, người dân có mức sống trung bình khá và cao. - Xã Hoằng Tiến, huyện Hoằng Hóa là đơn vị khảo sát được lựa chọn đại diện cho khu vực nông thôn đồng bằng, một xã thuần nông, có sự chuyển đổi cơ cấu nghề theo hướng thương mại và dịch vụ với sự phát triển của quần thể du lịch biển Hải Tiến trong những năm gần đây. - Xã Lương Sơn, huyện Thường Xuân là xã được lựa chọn đại diện cho khu vực nông thôn miền núi, một xã mang tính hỗn hợp, hình thành chủ yếu của 2 nhóm dân cư Mường, Thái và một bộ phận người Kinh nhập cư sống tập trung ở khu vực trung tâm xã. So với 2 khu vực còn lại đây là nơi có điều kiện kinh tế phát triển chưa đồng đều và chênh lệch giữa các nhóm dân cư, văn hóa bản địa mang tính đa dạng. Lựa chọn 3 khu vực khảo sát mẫu trên đây nhằm đảm bảo tính đại diện cho nghiên cứu trường hợp tỉnh Thanh Hóa. Cơ cấu nhân khẩu – xã hội của mẫu khảo sát thể hiện Bảng 1 dưới đây: Bảng 1. Cơ cấu mẫu khảo sát (%) Đặc điểm N % 1. Giới tính Nam 291 58,2 Nữ 209 41,8 Tổng 500 100 2. Nhóm tuổi Từ 60-69 tuổi 326 65,2 Từ 70-79 tuổi 130 26,0 Từ 80 tuổi trở lên 44 8,8 Tổng 500 100 3. Trình độ học vấn Tiểu học trở xuống 196 39,2 THCS, THPT 209 41,8 TC, CĐ, ĐH 95 19,0 Tổng 500 100 4. Khu vực 8
- Thành thị 200 40,0 Nông thôn 300 60,0 Tổng 500 100 5. Mức sống Khá giả 101 20,2 Trung bình 273 54,6 Nghèo 126 25,2 Tổng 500 100 6. Dân tộc Kinh 300 60,0 Mường 100 20,0 Thái 100 20,0 Tổng 500 100 7. Mô hình sắp xếp nơi ở của NCT Sống chung với con cháu 353 70,6 Sống riêng hai ông/bà 147 29,4 Tổng 500 100 (Nguồn: Kết quả nghiên cứu luận án) - Về nội dung bảng hỏi: Phần I: Là những thông tin chung về hộ gia đình Phần II: Phỏng vấn đối với NCT từ 60 trở lên gồm những câu hỏi thể hiện vai trò NCT trên các khía cảnh đời sống gia đình về hôn nhân, sản xuất/kinh doanh, chăm sóc, giáo dục và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Phần III: Là phần thông tin cá nhân tập trung vào đặc trưng nhân khẩu như: giới tính, tuổi, trình độ học vấn, khu vực, mức sống, mô hình sống, dân tộc. - Về cách thức xử lý thông tin: Những thông tin định lượng và định tính trong điều tra khảo sát được xử lý bằng phần mềm SPSS 22.0 là cơ sở dữ liệu cho việc kiểm chứng các giả thuyết nghiên cứu của đề tài. Những thông tin định tính được khái quát và mô tả trong phân tích bổ trợ cho nguồn thông tin định lượng. 4.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu Sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu (PVS) là cách cho chúng ta cách nhìn và soi rọi vào đời sống của NCT một cách chân thực nhất. Lựa chọn hình thức phỏng vấn song song vừa là cách để nghiên cứu thử. 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của truyền thông đại chúng trong thực hiện quyền trẻ em ở tỉnh Bình Phước hiện nay
228 p | 531 | 101
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của truyền thông đại chúng trong thực hiện quyền trẻ em ở tỉnh Bình Phước hiện nay
27 p | 208 | 29
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Xã hội học: Tiếp cận chăm sóc sức khỏe ban đầu của người dân nông thôn tại y tế cơ sở (nghiên cứu hai xã Tân Quý tây và Hưng Long, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh)
18 p | 162 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
175 p | 86 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Quan niệm của người phụ nữ Việt Nam hiện nay về hạnh phúc
163 p | 63 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Quan hệ lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay (Nghiên cứu trường hợp tại Khu công nghiệp Thăng Long, Hà Nội)
200 p | 31 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Sự tham gia của phụ nữ trong hệ thống chính trị thời kỳ đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Nghiên cứu tại tỉnh Tiền Giang)
198 p | 18 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Bình đẳng giới trong các quyết định ở gia đình nhóm dân tộc thiểu số tại Việt Nam
233 p | 31 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Thực trạng chăm sóc trẻ em trong gia đình nông thôn ở huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình
207 p | 37 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Việc tham gia nhóm phi chính thức và hành vi sai lệch của học sinh THPT tại thành phố Hà Nội
172 p | 35 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Sự tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước ở Hà Nội
179 p | 41 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 149 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bolikhamxay hiện nay
238 p | 12 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Mâu thuẫn giữa học sinh Trung học phổ thông và cha mẹ trong giai đoạn hiện nay (Nghiên cứu trường hợp tại Hà Nội)
204 p | 15 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Hoạt động bảo trợ của Giáo hội Công giáo cho nhóm NMĐT tại Tổng giáo phận thành phố Hồ Chí Minh
188 p | 15 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Hoạt động của Hội đồng nhân dân xã trên địa bàn thành phố Hà Nội
26 p | 19 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bolikhamxay hiện nay
27 p | 10 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Hoạt động bảo trợ của Giáo hội Công giáo cho nhóm người mẹ đơn thân tại Tổng giáo phận thành phố Hồ Chí Minh
25 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn