Luận án Tiến sĩ: Xây dựng đội ngũ thủ trưởng chính trị ở các trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay
lượt xem 6
download
Luận án làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn, đề xuất những giải pháp cơ bản xây dựng đội ngũ thủ trưởng chính trị ở các trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào vững mạnh trong giai đoạn hiện nay; phân tích yếu tố tác động, mục tiêu, yêu cầu và những giải pháp tăng cường xây dựng đội ngũ thủ trưởng chính trị ở các trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào giai đoạn hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ: Xây dựng đội ngũ thủ trưởng chính trị ở các trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng! Tác giả Bunlon Saluôisắc
- 3 MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 5 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 11 Chương NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN 1 XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ THỦ TRƯỞNG CHÍNH TRỊ Ở CÁC TRUNG ĐOÀN BỘ BINH QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN LÀO 38 1.1. Trung đoàn bộ binh và đội ngũ thủ trưởng chính trị ở các trung đoàn bộ binh Qu©n đội nhân dân Lào 38 1.2. Những vấn đề cơ bản về xây dựng đội ngũ thủ trưởng chính trị ở các trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào 63 Chương THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM XÂY DỰNG 2 ĐỘI NGŨ THỦ TRƯỞNG CHÍNH TRỊ Ở CÁC TRUNG ĐOÀN BỘ BINH QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN LÀO 77 2.1. Thực trạng xây dựng đội ngũ thủ trưở ng chính trị ở các trung đoàn bộ binh trong Quân đội nhân dân Lào 77 2.2. Nguyên nhân và những kinh nghi ệm xây dựng đội ngũ thủ trưở ng chính trị ở các trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào 96 Chương MỤC TIÊU, YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN 3 TĂNG CƯỜNG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ THỦ TRƯỞNG CHÍNH TRỊ Ở CÁC TRUNG ĐOÀN BỘ BINH QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN LÀO GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 112 3.1. Sự phát triển của tình hình nhiệm vụ và mục tiêu, yêu cầu tăng cường xây dựng đội ngũ thủ trưởng chính trị ở các trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào giai đoạn hiện nay 112 3.2. Những giải pháp cơ bản tăng cường xây dựng đội ngũ 125 thủ trưởng chính trị ở các trung đoàn bộ binh Quân đội
- 4 nhân dân Lào giai đoạn hiện nay KẾT LUẬN 175 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 177 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 178 PHỤ LỤC 198 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ CHỮ VIẾT TẮT Ban chấp hành BCH Ban Chấp hành Trung ương BCHTW Chính trị quốc gia CTQG Chủ nghĩa xã hội CNXH Công tác đảng, công tác chính trị CTĐ, CTCT Đảng uỷ Bộ Quốc phòng ĐUBQP Hà Nội H Nhà xuất bản Nxb Quân đội nhân dân QĐND Trang tr Trong sạch vững mạnh TSVM Vững mạnh toàn diện VMTD Xã hội chủ nghĩa XHCN
- 5 MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu khái quát về luận án Luận án nghiên cứu: “Xây dựng đội ngũ thủ trưởng chính trị ở các trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay”, là hướng nghiên cứu được ấp ủ, tâm huyết từ lâu của nghiên cứu sinh trong nhiều năm học tập, công tác tại nhà trường và đơn vị. Đề tài được thực hiện dựa trên hệ thống lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, quan điểm của Chủ tịch Cay Xỏn Phôm Vi Hản và đường lối, quan điểm của Đảng nhân dân cách mạng Lào về chiến lược cán bộ thời kỳ mới, trong đó có đường lối, chủ trương xây dựng đội ngũ cán bộ trong lực lượng vũ trang nhân dân nói chung, đội ngũ cán bộ quân đội và đội ngũ thủ trưởng chính trị ở các trung đoàn bộ binh QĐND Lào nói riêng, góp phần xây dựng QĐND Lào cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Quá trình thực hiện đề tài luận án, tác giả có tiếp thu, kế thừa chọn lọc kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan. Đề tài luận án hướng vào làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về xây dựng đội ngũ thủ thưởng chính trị với tư cách là người đứng đầu về chính trị ở trung đoàn và thực tiễn xây dựng đội ngũ thủ trưởng chính trị ở các trung đoàn bộ binh trong QĐND Lào thời gian qua. Trên cơ sở đó, đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệm xây dựng đội ngũ thủ trưởng chính trị ở các trung đoàn bộ binh QĐND Lào hiện nay. Từ sự phát triển của tình hình, nhiệm vụ, đề tài xác định mục tiêu, yêu cầu và đề xuất những giải pháp cơ bản xây dựng đội ngũ thủ trưởng chính trị ở các trung đoàn bộ binh QĐND Lào giai đoạn hiện nay. 2. Lý do chọn đề tài luận án Cán bộ và công tác cán bộ là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt, có ý nghĩa sống còn đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng nhân dân
- 6 cách mạng Lào. Tiến hành tốt công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ sẽ quyết định đến sự thành bại của đường lối nhiệm vụ chính trị, đường lối nhiệm vụ công tác tổ chức của Đảng trong từng giai đoạn cách mạng. Chủ tịch Cay Xỏn Phôm Vi Hản học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng khẳng định: “Nếu không có cán bộ tốt, mọi công việc đều không thắng lợi”. Trong quân đội, đội ngũ cán bộ có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, trực tiếp góp phần xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị và toàn quân. QĐND Lào do Chủ tịch Cay Xỏn Phôm Vi Hản sáng lập và rèn luyện, ngay từ khi ra đời cho đến nay, Đảng nhân dân cách mạng Lào luôn luôn quan tâm, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội, trước hết là đội ngũ thủ trưởng chính trị ở các đơn vị quân đội và đội ngũ thủ trưởng chính trị ở các trung đoàn bộ binh. Đội ngũ thủ trưởng chính trị ở các trung đoàn bộ binh là một bộ phận đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng ở các trung đoàn trong QĐND Lào, là người chủ trì về chính trị, giữ vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức tiến hành công tác tư tưởng, công tác tổ chức và chính sách ở các đơn vị trong QĐND Lào; trực tiếp đưa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước thấm nhuần tới toàn thể cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị, xây dựng nhân tố chính trị tinh thần, biến ý chí, quyết tâm của các tổ chức, lực lượng, của mọi cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị thành hiện thực, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ Đảng, Nhà nước, nhiệm vụ của quân đội và cấp trên giao phó...Với ý nghĩa đó, có thể thấy đội ngũ thủ trưởng chính trị ở các trung đoàn bộ binh QĐND Lào là những người giữ vững định hướng chính trị của Đảng ở các trung đoàn quyết định trực tiếp nhất tới chất lượng, hiệu quả ho ạt động ở các trung đoàn
- 7 bộ binh trong QĐND Lào, trước hết là hoạt động CTĐ,CTCT; chịu trách nhiệm trước Đảng và cấp trên về chất lượng chính trị của đơn vị, xây dựng khối đoàn kết thống nhất chặt chẽ trong tập thể lãnh đạo, chỉ huy đơn vị, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Hiện nay, các trung đoàn bộ binh QĐND Lào có nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trước diễn biến nhanh chóng, phức tạp, mau lẹ và chứa đựng nhiều yếu tố khó lường của tình hình thế giới, khu vực và trong nước; khi cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc diễn ra quyết liệt; các thế lực phản động quốc tế, cấu kết chặt chẽ với lực lượng phản động trong nước đã và tiếp tục dùng mọi âm mưu thủ đoạn để xoá bỏ thành quả cách mạng, sự lãnh đạo của Đảng nhân dân cách mạng Lào, phi chính trị hoá quân đội và lực lượng vũ trang. Đó là những yêu cầu khách quan trong xây dựng QĐND Lào vững mạnh về mọi mặt, trước hết là vững mạnh về chính trị; trong đó xác định xây dựng đội ngũ thủ trưởng chính trị là một khâu then chốt. Thời gian qua, quán triệt sâu sắc các nghị quyết, ch ỉ th ị c ủa Đả ng nhân dân cách mạng Lào, của T ổng c ục Chính trị QĐND Lào công tác xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung, đội ngũ thủ trưở ng chính trị ở các trung đoàn bộ binh nói riêng đã có sự chuyển biến tích cực về mọi mặt. Nhờ vậy, phẩm ch ất, năng lực của độ i ngũ thủ thưở ng chính trị đã có sự chuyển bi ến, ti ến b ộ, t ừng b ước đáp ứng ngày càng tốt hơn chức trách, nhiệm vụ đượ c giao, xây dựng các trung đoàn VMTD, hoàn thành mọi nhiệm vụ đượ c giao. Tuy nhiên, công tác xây dựng đội ngũ thủ trưởng chính trị ở các trung đoàn bộ binh QĐND Lào có mặt vẫn còn tồn tại những hạn chế, khuyết điểm, như: một bộ phận thủ trưởng chính trị chưa quán triệt sâu sắc đường lối, chính
- 8 sách của Đảng, nghị quyết của ĐUBQP, giải quyết các mối quan hệ công tác trong đơn vị vẫn còn lúng túng không phù hợp với thực tiễn, đồng thời kiến thức, năng lực, kinh nghiệm, phương pháp tác phong công tác chưa ngang tầm vị trí, vai trò của người chủ trì về chính trị. Những hạn chế, khuyết điểm đó trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động CTĐ, CTCT, chất lượng chính trị và kết quả hoàn thành nhiệm vụ của các trung đoàn bộ binh QĐND Lào. Vì vậy, việc nghiên cứu luận giải, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản, từ đó xác định mục tiêu, yêu cầu và đề xuất những giải pháp khả thi trong xây dựng đội ngũ thủ trưởng chính trị ở các trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào giai đoạn hiện nay vừa là vấn đề có ý nghĩa cơ bản lâu dài vừa thể hiện sự cấp thiết hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài *Mục đích: Trên cơ sở làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn, đề xuất những giải pháp cơ bản xây dựng đội ngũ thủ trưởng chính trị ở câc trung đoàn bộ binh QĐND Lào vững mạnh trong giai đoạn hiện nay. * Nhiệm vụ: Luận giải làm rõ đội ngũ thủ trưởng chính trị ở các trung đoàn bộ binh và những vấn đề cơ bản về xây dựng đội ngũ thủ trưởng chính trị ở các trung đoàn bộ binh QĐND Lào. Đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra những kinh nghiệm xây dựng đội ngũ thủ trưởng chính trị ở các trung đoàn bộ binh QĐND Lào hiện nay. Phân tích sự phát triển của tình hình nhiệm vụ, xác định mục tiêu, yêu cầu và đề xuất những giải pháp cơ bản tăng cường xây dựng đội ngũ
- 9 thủ trưởng chính trị ở các trung đoàn bộ binh QĐND Lào giai đoạn hiện nay. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu * Đối tượng: Xây dựng đội ngũ thủ trưởng chính trị ở các trung đoàn bộ binh QĐND Lào là đối tượng nghiên cứu của luận án. * Phạm vi nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu xây dựng đội ngũ thủ trưởng chính trị ở các trung đoàn bộ binh QĐND Lào, gồm: thủ trưởng chính trị trung đoàn, thủ trưởng chính trị tiểu đoàn và thủ trưởng chính trị ở các đại đội thuộc trung đoàn. Đối tượng và phạm vi khảo sát: tiến hành khảo sát bằng phiếu trưng cầu ý kiến với đội ngũ thủ trưởng chính trị và 200 cán bộ ở các trung đoàn bộ binh QĐND Lào. Các số liệu, tư liệu nghiên cứu, khảo sát phục vụ cho luận án được giới hạn từ năm 2006 đến nay. 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận: Là hệ thống các quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm Cay Xỏn Phôm Vi Hản, các Văn kiện Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, nghị quyết của BCHTW Đảng, nghị quyết và quy định của ĐUBQP QĐND Lào về xây dựng đội ngũ cán bộ cũng như đội ngũ thủ trưởng chính trị trong QĐND Lào. * Cơ sở thực tiễn: Công tác xây dựng đội ngũ thủ trưởng chính trị ở các trung đoàn bộ binh QĐND Lào; các báo cáo tổng kết của Tổng cục Chính trị Bộ Quốc phòng Quân đội nhân dân Lào, của các trung đoàn bộ
- 10 binh về công tác cán bộ, đội ngũ thủ trưởng chính trị ở các trung đoàn bộ binh; các số liệu điều tra khảo sát thực tế ở các đơn vị. * Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học chuyên ngành và liên ngành; trong đó chú trọng phương pháp lô gíc lịch sử, phân tích và tổng hợp, phương pháp tổng kết thực tiễn, điều tra xã hội học và phương pháp chuyên gia...để hoàn chỉnh đề tài. 6. Những đóng góp mới của luận án Làm sáng tỏ thêm những vấn đề cơ bản về xây dựng đội ngũ thủ trưởng chính trị ở các trung đoàn bộ binh QĐND Lào Khái quát kinh nghiệm xây dựng đội ngũ thủ trưởng chính trị ở các trung đoàn bộ binh QĐND Lào thời gian qua Đề xuất những nội dung giải pháp cụ thể nhằm tăng cường xây dựng đội ngũ thủ trưởng chính trị ở các trung đoàn bộ binh QĐND Lào giai đoạn hiện nay. 7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp thêm luận cứ khoa học, giúp cho Đảng uỷ, Thủ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị, đảng uỷ, thủ trưởng, cơ quan chức năng cấp trên xác định mục tiêu, phương hướng, lựa chọn giải pháp xây dựng đội ngũ thủ trưởng chính trị ở các trung đoàn bộ binh QĐND Lào giai đoạn hiện nay. Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy về CTĐ, CTCT trong các nhà trường QĐND Lào. 8. Kết cấu của luận án
- 11 Luận án gồm: Mở đầu, tổng quan, 3 chương (6 tiết), kết luận, danh mục các công trình tác giả đã công bố, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ THỦ TRƯỞNG CHÍNH TRỊ Ở CÁC TRUNG ĐOÀN BỘ BINH QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN LÀO GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Vấn đề nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án khá đa dạng, phong phú. Tài liệu tổng quan được chọn lọc từ các nước Liên Xô (trước đây),
- 12 Trung Quốc, chủ yếu từ các công trình, đề tài ở Việt Nam và các công trình, đề tài đã nghiệm thu, công bố ở trong nước. Các công trình này có đối tượng, phạm vi nghiên cứu khác nhau, đề cập nhiều vấn đề về xây dựng đội ngũ cán bộ trong quân đội. Để phục vụ việc xác định hướng nghiên cứu của luận án, nội dung tổng quan tập trung khai thác những nội dung có liên quan đến xây dựng đội ngũ thủ trưởng chính trị ở các trung đoàn bộ binh QĐND Lào giai đoạn hiện nay. 1. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 1.1. Các công trình nghiên cứu ở Liên Xô (trước đây) và Trung Quốc * Các công trình nghiên cứu ở Liên Xô (trước đây) Bộ Quốc phòng Liên Xô, Viện Lịch sử quân sự, “Lịch sử công tác đảng, công tác chính trị trong các lực lượng vũ trang Liên Xô 1918 1973”. Bản dịch tiếng Việt, Nxb QĐND, H, 1976 [2]. Cuốn sách do tập thể tác giả gồm những sĩ quan cao cấp, đồng thời là các nhà khoa học biên soạn, A.A.Êpisép (chủ biên). Với dung lượng 604 trang, cuốn sách kết cấu thành bảy chương; nghiên cứu CTĐ, CTCT trong Quân đội và Hạm đội Xô viết; trong đó xác định cơ sở và nguyên tắc CTĐ, CTCT. Đây là công trình tổng kết sâu sắc về quá trình hình thành và phát triển chế độ CTĐ, CTCT; chế độ chính uỷ, chính trị viên trong các lực lượng vũ trang Liên Xô qua các giai đoạn lịch sử, gắn quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Liên Xô XHCN (giai đoạn 1918 1973). Bàn về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, yêu cầu phẩm chất, năng lực của đội ngũ chính uỷ trong Quân đội và Hải quân Liên Xô, ở điểm 1, phần II, chương 2 các tác giả chỉ rõ: …các chính uỷ đã trở thành những người đầu tiên tổ chức và lãnh đạo CTĐ, CTCT trong bộ đội và hạm tàu. Chức năng chủ yếu là kiểm tra về mặt chính trị hoạt động của các chuyên gia quân sự,
- 13 tướng lĩnh và sĩ quan của quân đội cũ được thu hút vào hồng quân và hạm đội, ngăn chặn mọi âm mưu nhằm làm yếu sức mạnh của quân đội. Các chính uỷ là những người tổ chức CTĐ, CTCT. Cùng với các đảng viên trong quân đội, các chính uỷ đã đẩy mạnh công tác tư tưởng và công tác tổ chức trong chiến sĩ và nhân dân địa phương, tổ chức ở các đơn vị những chi bộ cộng sản, h ọ đã lãnh đạo toàn bộ công tác chính trị, xây dựng và hoạt động của các tổ chức đảng ở trung đoàn [2, tr. 64]. Trong tác phẩm còn trích dẫn một số văn kiện của Đảng cộng sản (b) Nga và của Đoàn Chủ tịch Xô Viết tối cao Liên Xô nói về vai trò, chức trách, nhiệm vụ của chính uỷ. Khẳng định chức năng của các chính uỷ là người lãnh đạo CTĐ, CTCT; Bản hướng dẫn của BCHTƯ Đảng Cộng sản (b) Nga về tổ chức các chi bộ đảng trong các đơn vị Hồng quân (tháng 1 năm 1919) chỉ rõ: “Dưới sự chỉ đạo của đảng uỷ cấp trên, các chi bộ trung đoàn có chính uỷ là người lãnh đạo toàn quyền về công tác đảng ở mặt trận” [2, tr. 64]. Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng Cộng sản (b) Nga (tháng 3 năm 1919), về vấn đề quân sự cũng khẳng định: “Các chính uỷ trong quân đội không chỉ là đại diện trực tiếp của chính quyền Xô Viết, mà trước hết là người mang tinh thần của Đảng, kỷ luật của Đảng, tính kiên nghị và lòng dũng cảm của Đảng vào trong cuộc đấu tranh để thực hiện những mục tiêu đã được đề ra” [2, tr.65]. Chức năng của chính uỷ được xác định lãnh đạo chính trị, trực tiếp tiến hành CTĐ, CTCT ; người chỉ huy cũng như chính uỷ đều chịu trách nhiệm như nhau về huấn luyện, giáo dục và trạng thái tinh thần chính trị của đơn vị. Chính uỷ và người chỉ huy trong công tác phải có sự phối hợp chung và chịu trách nhiệm ngang nhau trước Đảng và Chính phủ về tình hình đơn vị mà họ phụ trách [2, tr. 248]. Trong bản “Điều lệnh về các uỷ viên quân sự của hồng quân công nông” do Đoàn chủ tịch Xô Viết tối cao Liên Xô duyệt y, trong Chỉ thị của Bộ dân
- 14 uỷ Quốc phòng Liên Xô và Tổng cục Chính trị của Hồng quân công nông “Về nhiệm vụ của các uỷ viên quân sự và cán bộ chính trị trong Hồng quân” đã chỉ rõ: Các uỷ viên quân sự là người đại diện cho Đảng và Chính phủ trong Hồng quân và Hạm đội. Cùng với người chỉ huy, uỷ viên quân sự phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu, về tinh thần kiên định của mọi quân nhân trong chiến đấu, về tinh thần sẵn sàng chiến đấu đến giọt máu cuối cùng với kẻ thù của Tổ quốc [2, tr. 336]. Các tác giả đã khái quát rõ nét quá trình hình thành và phát triển chế độ CTĐ, CTCT, chế độ chính uỷ, chính trị viên trong Quân đội và Hải quân Liên Xô (từ 1918 1973) và đưa ra kết luận: thực hiện chế độ chính uỷ, chính trị viên là vấn đề có tính nguyên tắc, là quan điểm cơ bản, xuyên suốt của V.I. Lênin trong xây dựng quân đội vô sản. V.I.Lênin đã từng khẳng định: “Chúng ta có một bộ máy quân sự to lớn. Không có các chính uỷ, chúng ta sẽ không có Hồng quân” [21, tr.179]. Chính uỷ, chính trị viên là người mang tinh thần Đảng, kỷ luật của Đảng, tính kiên nghị và lòng dũng cảm của Đảng trong quân đội; là người lãnh đạo chính trị, đảm nhiệm công tác chính trị trong quân đội; là người lãnh đạo chính trị, trực tiếp tiến hành CTĐ, CTCT, cùng với người chỉ huy chịu trách nhiệm về huấn luyện, giáo dục và trạng thái tinh thần chính trị của đơn vị * Các công trình nghiên cứu ở Trung Quốc Chủ yếu đề cập ở dạng giáo trình, sử dụng trong các học viện quân sự, chính trị ở Trung Quốc, tác giả tiếp cận qua các bản dịch tiếng Việt. Tiêu biểu có một số giáo trình, như:
- 15 “Giáo trình CTĐ, CTCT trong Học viện, nhàn trường của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc trong thời kì đổi mới” [12] . Nội dung gồm lời nói đầu và mười phần, đề cập tương đối toàn diện về lĩnh vực công tác chính trị trong Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc: khái luận về công tác chính trị tư tưởng; nội dung biện pháp xây dựng tư tưởngvăn hoá, xây dựng đảng bộ (đảng uỷ), xây dựng cơ quan chính trị, công tác chính trị trong ngành hậu cần, các quân binh chủng, các học viện và nghiên cứu khoa học quốc phòng, trong huấn luyện quân sự và chấp hành các nhiệm vụ và công tác chính trị trong dân quân và nghĩa vụ quân sự...Đây là công trình mang tính lý luận và chỉ đạo thực tiễn. Cuốn sách tổng kết kinh nghiệm giáo dục, huấn luyện, phản ánh quy luật khách quan, khái quát những vấn đề mang tính quy luật được rút ra từ thực tiễn, có sự sáng tạo mới trên cơ sở phát huy truyền thống đáp ứng yêu cầu cải cách và xây dựng quân đội Trung Quốc theo hướng hiện đại hoá. Bàn về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc, các tác giả khẳng định: “con người là gốc của mọi sản nghiệp, đối với quân đội, cống tác cán bộ là cái gốc của công tác xây dựng quân đội, xây dựng hiện đại hoá quân đội, phải dựa vào cán bộ ”. Ở chương X, phần 3 trình bày về: vị trí, vai trò, nhiệm vụ cơ bản và công tác chủ yếu của chính uỷ và làm thế nào để chính uỷ hoàn thành tốt công tác. Về vị trí, vai trò, cả chính uỷ và người chỉ huy quân sự là thủ trưởng đơn vị, đồng phụ trách các mặt công tác của đơn vị. Chính uỷ có trách nhiệm to lớn về xây dựng tư tưởng và xây dựng Đảng của đơn vị. Về nhiệm vụ, chính uỷ có nhiệm vụ bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc về tư tưởng, chính trị và tổ chức; quán triệt thực hiện đường lối, phương châm, chính sách của Đảng Cộng sản Trung Quốc; bảo đảm cho bộ đội thực hiện hoàn
- 16 thành thắng lợi mọi nhiệm vụ mà Đảng Cộng sản Trung Quốc giao phó trong bất kỳ điều kiện nào. Vì vậy, chính uỷ phải căn cứ theo công tác đảng của quân đội và nhiệm vụ cơ bản của công tác chính trị trong quân đội, căn cứ chỉ thị của Đảng và cấp trên, nghị quyết của đảng uỷ, kết hợp với tình hình thực tế của bộ đội, đơn vị mình để tiến hành tốt công tác chính trị trong phạm vi phụ trách. Để làm tốt công tác, chính uỷ phải nắm chắc đường lối, chính sách của Đảng và quán triệt, chấp hành chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên; xây dựng khối đoàn kết thống nhất, phải kiên trì nguyên tắc tính đảng; giải quyết đúng đắn mối quan hệ với người chỉ huy, phát huy đầy đủ vai trò của cơ quan chính trị; không ngừng thay đổi và hoàn thiện tác phong làm việc. “Điều lệ công tác chính trị Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc” [10]. Nội dung gồm mười chương, kèm theo Thông tư của BCHTƯ Đảng Cộng sản Trung Quốc v ề vi ệc ban hành “Điều lệ công tác chính trị Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc”. Điều lệ là văn kiện quan trọng, có tính pháp lý về xây dựng Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc về chính trị. Bao gồm: nguyên tắc chung; nội dung chủ yếu của công tác chính trị; Tổng bộ chính trị; tổ chức đảng; cơ quan kiểm tra kỷ luật của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong quân đội; chính uỷ, chính trị viên tiểu đoàn và chính trị viên đại đội; cơ quan chính trị đơn vị cấp quân khu trở xuống; tổ chức đoàn thanh niên, hội nghị đại biểu quân nhân và hội đồng quân nhân trong quân đội.... Trong đó, tại chương VI xác định q uan niệm về chính uỷ đã xác định rõ: chính uỷ và sỹ quan chỉ huy quân sự cùng cấp đều là thủ thưởng đơn vị sở tại, đều trực thuộc sự lãnh đạo của đảng uỷ cùng cấp, cùng phụ trách các công việc của đơn vị. Chính uỷ là người chủ trì công việc thường ngày của đảng uỷ. Chính uỷ chịu sự quản lý trực tiếp của thủ trưởng cấp
- 17 trên. Về công tác chính trị, phục tùng chính uỷ và cơ quan chính trị cấp trên. Về công tác quân sự, phục tùng sỹ quan chỉ huy quân sự và cơ quan quân sự cấp trên. Mố i quan h ệ c ủa chính uỷ với ng ườ i ch ỉ huy: Chính uỷ với sỹ quan ch ỉ huy quân sự hợp tác mật thiế t, giúp đỡ nhau trong công tác. Về nguyên t ắc, khi có ý kiến không thố ng nh ất, phải đưa ra thả o lu ận tr ướ c đả ng uỷ để quyế t đị nh, hoặ c xin ý kiế n cấ p trên giả i quyế t. Trong tr ườ ng h ợp kh ẩn c ấp thu ộc v ề công tác quân sự do sỹ quan ch ỉ huy quân sự quyết đị nh; nh ững v ấn đề thuộ c về công tác chính trị do chính u ỷ quyết đị nh, nhưng điề u phả i chịu trách nhiệ m tr ướ c đả ng uỷ và cấp trên, sau khi quy ết đị nh phải báo cáo và chị u ki ểm tra c ủa đả ng ủ y, cấp trên. * Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam Thứ nhất, nhóm các công trình khoa học bàn về thực hiện chế độ chính uỷ, chính trị viên trong QĐND Việt Nam. Tiêu biểu có các công trình như: Tô Xuân Sinh (chủ biên) với sách, “Chế độ chính uỷ, chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam” [38]. Tác giả đã đưa ra những tiêu chuẩn cơ bản: về phẩm chất, chính uỷ, chính trị viên là người phải tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng, có tinh thần cách mạng triệt để, kiên quyết chiến đấu đến cùng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, trung thực, thật thà, có tinh thần đoàn kết cách mạng, thương yêu giai cấp đối với đồng chí, đồng đội; có thái độ tin cậy và thương yêu đối với quần chúng lao động, chín chắn, điểm đạm trong lãnh đạo, tích cực học tập, rèn luyện bản thân trở thành cán bộ, đảng viên ưu tú, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ mà Đảng giao phó, có ý thức tổ
- 18 chức kỷ luật nghiêm minh, nâng cao tính nguyên tắc, tinh thần trách nhiệm, nêu gương cho mọi người....Về năng lực: người chính ủy, chính trị viên phải có trình độ lý luận chủ nghĩa MácLênin, nắm vững đường lối, nhiệm vụ chính trị, đường lối, nhiệm vụ quân sự của Đảng, chủ trương, phương hướng, nhi ệm vụ công tác chính trị, phải có kiến thức chuyên sâu về CTĐ, CTCT, phải có kiến thức về nghệ thu ật quân sự, về khoa học kỹ thuật quân sự, văn hóa...để tiến hành CTĐ, CTCT. Về phương pháp tác phong công tác: chính uỷ, chính trị viên phải quán triệt và làm theo tác phong công tác của Đảng. Đó là lý luận liên hệ với thực tiễn; tự phê bình và phê bình; liên hệ mật thiết với quần chúng; trong quá trình công tác phải điều tra, nghiên cứu, sâu sát, tỷ mỷ; phải thực hành dân chủ tập thể; làm việc có khoa học, chính xác... Công trình khoa học này cũng nêu rõ: chính uỷ, chính trị viên là người chủ trì về chính trị trong đơn vị, trực tiếp tổ chức, chỉ đạo, tiến hành CTĐ, CTCT theo phạm vi chức trách, nhiệm vụ được giao, hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếp của cấp uỷ (chi bộ) cấp mình, sự chỉ đạo, hướng dẫn của chính uỷ, chính trị viên và cơ quan chính trị cấp trên. Về công tác xây dựng Đảng và công tác chính trị thì chính uỷ, chính trị viên phục tùng sự chỉ đạo của chính uỷ, chính trị viên chấp hành mệnh lệnh quân sự của thủ trưởng quân sự và sự hướng dẫn về công tác quân sự của cơ quan quân sự cấp trên. Đồng thời khẳng định: Trong lịch sử Quân đội Việt Nam, đội ngũ chính uỷ, chính trị viên đã góp phần to lớn vào việc làm cho CTĐ, CTCT trở thành “linh hồn, mạch sống” của quân đội, Có thể khẳng định rằng, không có đội ngũ chính uỷ, chính trị viên thì CTĐ, CTCT trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ không thể tiến hành một cách có hiệu quả và do đó ảnh hưởng trực
- 19 tiếp đến việc thiết lập và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với quân đội. Phạm Văn Th ắng (ch ủ biên), “Giáo trình công tác đảng, công tác chính trị” [43], đã đề cập: chính uỷ trung đoàn giữ vị trí chủ trì về chính trị, đảm nhiệm CTĐ, CTCT ở trung đoàn, hoạt động dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn của đảng uỷ, cơ quan chính trị, chính uỷ cấp trên và sự lãnh đạo của đảng uỷ trung đoàn. Đồng thời khẳng định chính uỷ trung đoàn có vai trò rất quan trọng, thể hiện: trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn tiến hành công tác xây dựng đảng bộ, tổ chức đảng trong trung đoàn TSVM, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của cấp uỷ, tổ chức đảng đối với đơn vị; trực tiếp tiến hành và chỉ đạo hoạt động CTĐ, CTCT, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng, hiệu lực CTĐ, CTCT ở trung đoàn; có vai trò quan trọng trong xây dựng đơn vị, xây dựng các tổ chức trong đơn vị vững mạnh, góp phần xây dựng trung đoàn vững mạnh về chính trị, nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của trung đoàn, góp ph ần tăng cườ ng hi ệu l ực ch ỉ huy củ a trung đoàn tr ưở ng. Trương Thành Trung, với bài viết, “Một sự tiếp cận nhân cách chính uỷ, chính trị viên Quân đội nhân dân Việt Nam” [44]. Tác giả đưa ra mô hình nhân cách chính uỷ, chính trị viên phải là người có bản lĩnh chính trị vững vàng, có ý chí chiến đấu cao, có đạo đức trong sáng, có trí thức khoa học toàn diện, có năng lực lãnh đạo, chỉ huy quản lý tốt, có phong cách, tâm lý của người lãnh đạo. Ngoài ra tác giả còn yêu cầu người lãnh đạo phải quán triệt sâu sắc và tiếp tục hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng, thực hiện tốt chế độ chính uỷ, chính trị viên trong quân đội. Tô Xuân Sinh, với bài viết: “Về vị trí, vai trò của chính uỷ, chính trị viên trong các đơn vị quân đội theo tinh thần Nghị quyết 51 của Bộ chính trị ” [36], đã xác định: chính uỷ, chính trị viên có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ
- 20 đạo, tiến hành và chịu trách nhiệm cá nhân về giáo dục, xây dựng, quán triệt sâu sắc bản chất giai cấp công nhân của Đảng trong quân đội, để quân đội thực sự mang bản chất của giai cấp công nhân, tuyệt đối trung thành với mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của giai cấp công nhân, của Đảng cộng sản, là lực lượng vũ trang sắc bén, lực lượng chính trị tin cậy của Đảng, Nhà nước, nhân dân trong mọi tình huống; tuyên truyền, quán triệt có chất lượng, hiệu quả chủ nghĩa Máclênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong quân đội và để hệ thống quan điểm đó trở thành nền tảng tư tưởng, giữ vai trò thống trị trong đời sống chính trị, văn hoá tinh thần của cán bộ, chiến sỹ trong quân đội nói chung, ở mỗi đơn vị nói riêng; bảo đảm sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với quân đội thường xuyên được củng cố và tăng cường, luôn luôn chăm lo xây dựng hệ thống tổ chức đảng trong quân đội về chính trị, tư tưởng và tổ chức, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu nhằm phát huy vai trò hạt nhân lãnh đạo chính trị ở mỗi đơn vị; lãnh đạo, tổ chức cho các đơn vị trong toàn quân quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kỷ luật của quân đội, các nghị quyết, chỉ thị của cấp uỷ, mệnh lệnh của thủ trưởng cấp trên, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao cho quân đội; nâng cao chất lượng chính trị của quân đội nói chung, của các đơn vị nói riêng, tập trung ở sự trong sạch về chính trị, có sức mạnh chính trị tinh thần cao, trình độ sẵn sàng chiến đấu, sức mạnh chiến đấu cao, đủ sức hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao trong mọi tình huống. Trần Phú Mừng, với bài viết “Rèn luyện phong cách lãnh đạo của chính uỷ, chính trị viên dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh” [30]. Tác giả xác định: Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm xây dựng đội ngũ chính uỷ, chính trị viên với tư cách là những cán bộ của Đảng, người đại diện
- 21 Đảng trong quân đội. Người đã thường xuyên chăm lo rèn luyện phương pháp, tác phong công tác của cán bộ quân đội nói chung, chính uỷ, chính trị viên nói riêng. Theo người, chính uỷ, chính trị viên phải tu dưỡng, rèn luyện phong cách làm việc của người cán bộ quân đội; đồng thời, phải chú trọng rèn luyện phong cách lãnh đạo của người cán bộ Đảng. Người yêu cầu, để rèn luyện phong cách lãnh đạo, chính uỷ, chính trị viên phải rèn luyện tinh thần làm việc chí công vô tư, luôn đặt lợi ích của tổ chức đảng lên trên hết, phải lấy nghị quyết, nguyên tắc của Đảng làm cơ sở giải quyết các nhiệm vụ, các công việc, và ứng xử các mối quan hệ (đặc biệt là mối quan hệ với người chỉ huy); hết sức tránh thái độ làm việc tuỳ tiện, vô nguyên tắc, cảm tính, thiên vị. Trong hoạt động lãnh đạo, chính uỷ, chính trị viên phải giữ lập trường kiên định, nhất quán, cảnh giác, luôn có thái độ phê phán, đấu tranh quyết liệt đối với các quan điểm sai trái, với mọi biểu hiện xuyên tạc, chống lại quan điểm, nghị quyết, lợi ích của Đảng. Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở cán bộ, đặc biệt là chính uỷ, chính trị viên phải luôn tu dưỡng, rèn luyện tác phong sâu sát quần chúng, phải luôn sâu sát, quan tâm đến cán bộ, chiến sĩ; phải rèn luyện phong cách lãnh đạo có kế hoạch, dân chủ, tôn trọng tập thể, tạo được không khí cởi mở dân chủ trong tổ chức đảng, tổ chức chỉ huy và toàn đơn vị; cán bộ cấp trên luôn tôn trọng, lắng nghe ý kiến cấp dưới. Triệu Hùng Sơn, với bài viết “Phát huy vai trò chủ trì về chính trị, hạt nhân lãnh đạo, trung tâm đoàn kết của chính uỷ, chính trị viên trong cấp uỷ, tổ chức đảng ở đơn vị cơ sở” [39]. Tác giả xác định: chủ trì về chính trị có nghĩa là chính uỷ, chính trị viên có nhiệm vụ giữ vững định hướng về chính trị của đơn vị trong tất cả các nhiệm vụ, các mặt hoạt động, các tổ chức, bảo đảm cho đơn vị thực hiện đúng đường lối chính trị, đường lối
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Xây dựng và quản lý thương hiệu của các doanh nghiệp may Việt Nam
0 p | 309 | 73
-
Luận án tiến sĩ kinh doanh: Xây dựng và phát triển thương hiệu của các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến của Việt Nam
260 p | 183 | 42
-
Luận án tiến sĩ Xây dựng Đảng: Các tỉnh ủy ở vùng đồng bằng sông Hồng lãnh đạo xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay
192 p | 101 | 28
-
Luận án Tiến sĩ: Xây dựng lối sống có văn hóa của học viên ở các trường đào tạo sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay
243 p | 119 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước: Thành ủy Hải Phòng lãnh đạo công tác an ninh, trật tự giai đoạn hiện nay
190 p | 56 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước: Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng lãnh đạo xây dựng khu vực phòng thủ giai đoạn hiện nay
191 p | 42 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước: Bồi dưỡng phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay
207 p | 18 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Hồ Chí Minh học: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
184 p | 24 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước: Các tỉnh uỷ ở đồng bằng sông Cửu Long lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ là người Khmer giai đoạn hiện nay
206 p | 42 | 11
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Luận án tiến sĩ Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước: Xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn hiện nay
162 p | 66 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước: Các đảng ủy cơ quan báo chí Trung ương lãnh đạo bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay
246 p | 18 | 8
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Xây dựng Đảng: Các tỉnh ủy ở vùng đồng bằng sông Hồng lãnh đạo xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay
27 p | 71 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Đảng bộ Quân chủng Phòng không - Không quân lãnh đạo công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng từ năm 2005 đến năm 2015
242 p | 24 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước: Bồi dưỡng phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay
27 p | 19 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Xây dựng lối sống có văn hóa của học viên ở các trường đào tạo sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay
29 p | 99 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Ứng dụng hệ thống điều chế mã có xáo trộn vị trí bit và giải mã lặp để nâng cao chất lượng ghi/đọc dữ liệu
24 p | 74 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước: Các tỉnh uỷ ở đồng bằng sông Cửu Long lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ là người Khmer giai đoạn hiện nay
27 p | 15 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn