intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn - Chiến lược kinh doanh của công ty TNHH BẮc Hải giai đoạn 2012 -201

Chia sẻ: Le Xuan Phuong | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:42

375
lượt xem
162
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và thế giới, môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp được mở rộng song sự cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Điều này vừa tạo ra các cơ hội kinh doanh đồng thời cũng chứa đựng những nguy cơ tiềm tàng đe dọa sự phát triển của các doanh nghiệp. Trong điều kiện thị trường có nhiều biến động, bỏ qua các yếu tố ngẫu nhiên thì vấn đề quyết định ảnh hưởng đến thành công của doanh nghiệp là lựa chọn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn - Chiến lược kinh doanh của công ty TNHH BẮc Hải giai đoạn 2012 -201

  1. Luận văn Chiến lược kinh doanh của công ty TNHH BẮc Hải giai đoạn 2012 -201
  2. MỤC LỤC Trang 1. lý do chọn đề tài ………………………………..………………….04 2. Mục đích nghiên cứu……………………………………………… 04 3. Đ ối tượng nghiên cứu ……………………………………………...05 4. Phạm vi nghiên cứu………………………………………………...05 5. phương pháp nghiên cứu…………………………………………...05 6. K ết cấu đề tài ………………………………………………………05 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP 1.1. KHÁI QUÁT V Ề Công ty TNHH Hà Phương.…………….…….06 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty……….…………06 1.1.3. Về lao động trong công ty……………………………………...08 1.1.4. Thị trường tiêu thụ sản phẩm…………………………………..10 1.2. Bộ máy tổ chức quản lý kinh doanh của công ty………………...11 1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty …………….11 1.2.2.Chức năng ,nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng ban ……….12 1.3. khái quát tình hình tài chính của công ty TNHH Hà Phương từ 2009 - 2011………………………………………………………………………….16 CHƯƠNG 2: CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH HÀ PHƯƠNGGIAI ĐOẠN 2012 - 2015 2
  3. 2.1.1 khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty…………….18 2.1.2. Đánh giá chung………………………………………………...21 2.2. Chiến lược kinh doanh của công ty TNHH Hà Phương giai đoạn 2012 – 2015. ………………………………………………………………………22 2.2.1. Môi trường kinh doanh ………………………………………..22 2.2.1.1. Môi trường vĩ mô…………………………………………….22 2.2.1.2. Môi trường vi mô …………………... ………………………25 2.3. MA TRẬN SWOT ………………………………………………28 2.4. chiến lược của công ty TNHH Hà Phương giai đoạn 2012 – 2015 …29 2.4.1. Xác định các mục tiêu chiến lược……………………………...30 2.4.2. Xây dựng các chiến lược bộ phận……………………………...30 2.4.2.1. Chiến lược thị trường………………………………………...30 2.4.2.2 Chiến lược cạnh tranh………………………………………...32 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH HÀ PHƯƠNGGIAI ĐOẠN 2012 - 2015 3.1. Chính sách về thị trường…………………………………………36 3.2. Chính sách sản phẩm……………………………………………..37 3.3. Chính sách giá……………………………………………………37 3.4. Tăng cường tạo vốn………………………………………………37 3.5. Giải pháp nguồn nhân lực………………………………………..38 3.6. Giải pháp về phía Nhà nước ……………………………………..38 KẾT LUẬN …………………………………………………………..41 TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………41 3
  4. 1. lý do chọn đề tài Nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và thế giới, môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp được mở rộng song sự cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Điều này vừa tạo ra các cơ hội kinh doanh đồng thời cũng chứa đựng những nguy cơ tiềm tàng đe dọa sự phát triển của các doanh nghiệp. Trong điều kiện thị trường có nhiều biến động, bỏ qua các yếu tố ngẫu nhiên thì vấn đề quyết định ảnh hưởng đến thành công của doanh nghiệp là lựa chọn một hướng đi đúng, xác định được một chiến lược kinh doanh cho hợp lý và kịp thời. Từ khi thành lập (năm 2002) tới nay việc v ận dụng phương pháp quản trị chiến lược vào quản trị kinh doanh doanh nghiệp đã đạt được những thành công nhất định, quy mô công ty ngày càng mở rộng. Với nhận thức về tầm quan trọng của việc hoạch định chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp em xin mạnh dạn chọn đề tài: “Chiến lược kinh doanh của công ty TNHH BẮc Hải g iai đoạn 2012 -2015”, làm đề tài báo cáo thực tập tốt nghiệp, nhằm vận dụng kiến thức lý luận vào thực tiễn kinh doanh. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là nhằm góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận và phương pháp luận chủ yếu về xây dựng và thực hiện 4
  5. chiến lược kinh doanh của công ty TNHH Hà Phương trên cơ sở phân tích đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh cũng như môi trường kinh doanh của Công ty trong thời gian qua. 2. Mục đích nghiên cứu - Tìm hiểu thực trạng tổ chức xây dựng, thực hiện chiến lược kinh doanh của công ty TNHH Hà Phương. - Đề xuất giải pháp thực hiện chiến lược kinh doanh của công ty TNHH Hà Phương 3. Đ ối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chiến lược kinh doanh của công ty TNHH Hà Phương giai đoạn 2012 - 2015. 4. Phạm vi nghiên cứu - về không gian: tại công ty TNHH Hà Phương, số 02 cửa Tả, phường Lam Sơn, tp Thanh Hóa - về thời gian: tập trung vào giai đoạn 2009 – 2011 5. phương pháp nghiên cứu - phương pháp thu thập và xử lý số liệu - phương pháp mô hình hóa - phương pháp tổng hợp, so sánh - phương pháp thống kê 6. K ết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, Chuyên đề gồm 3 chương: CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP. CHƯƠNG 2: CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH HÀ PHƯƠNGGIAI ĐOẠN 2012 – 2015. CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH BẮC HẢI 5
  6. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐƠN V Ị THỰC TẬP 1.1. Khái quát về công ty TNHH Hà Phương 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Công ty TNHH Hà Phương được thành lập theo giấy phép số 2800746030 do sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thanh Hóa cấp ngày 5/5/2003. với số vốn điều lệ ban đầu là 5 tỷ đồng. Trụ sở của công ty đặt tại số 02 cửa Tả - phường Lam Sơn - TP Thanh Hóa. Công ty TNHH Hà Phương hạch toán kinh doanh độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và tài khoản riêng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thanh Hóa, tổ chức và hoạt động theo điều lệ của công ty và trong khuôn khổ pháp luật. Khi m ới thành lập, công ty chủ yếu kinh doanh máy lọc nước, sau đó mở rộng kinh doanh thêm các mặt hàng khác như: Máy nông nghiệp: nhận thấy Thanh Hóa là tỉnh phát triển nông nghiệp, nhu cầu về máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp ngày một tăng, nên anh Nguyễn Bá Tú cùng với gia đ ình đã mở rộng sản xuất kinh doanh , kinh doanh thêm các máy phục vụ nông nghiệp như: máy cày tay, máy gặt đập liên hoàn, máy động cơ diezen, máy cắt cỏ….. Kinh doanh xe máy: nắm bắt nhu cầu của nghười dân xứ Thanh ngày một cao, năm 2004 anh Nguyễn Bá Tú đã mở một cửa hàng ủy nhiệm của 6
  7. yamaha, chuyên kinh doanh xe máy, buôn bán, bảo hành, sửa chữa các dòng xe thuộc yamaha phân phối. Việc mở rộng sản xuất kinh doanh đã làm cho quy mô công ty ngày càng được mở rộng. Năm 2008, mặc dù thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng, chịu ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng kinh tế, hàng ngàn doanh nghiệp trong và ngoài nước lâm vào tình trạng phá sản hoặc phảo thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh, cắt giảm nhân viên, chuyển đổi lĩnh vực kinh doanh… Trong bối cảnh như vậy, nhận thấy những tín hiệu tích cực từ chính phủ, công ty đã m ạnh d ạn mở rộng sản xuất kinh doanh (bằng nguồn vốn tự có), nhằm tăng thu nhập cho người lao động, công ty đã kinh doanh thêm các mặt hàng về máy phát điện, thiết bị cho công nghiệp xây dựng, năm đầu tình hình kinh doanh khá khó khăn, do khủng hoảng kinh tế, người tiêu dùng phải cắt giảm chi tiêu. Tuy nhiên bước sang năn 2009 với những gói kích cầu từ chính phủ đã kích thích nhu cầu tiêu dùng, bình ổn giá cả thị trường, đặc biệt tình trạng thiếu điện xảy ra nghiêm trọng đ ã làm cho nhu cầu tiêu thụ máy phát điện tăng đột biến, hàng nhập về không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ. Trải qua gần 10 năm phát triển, công ty đã có một đội ngũ cán bộ năng động, nhân viên bán hàng chuyên nghiệp, hệ thống đại lý đã mở rộng về hầu hết địa bàn huyện trong tỉnh, nhằm đảm bảo khách hàng luôn được cung ứng sản phẩm và d ịch vụ nhanh chóng và tốt nhất, nhờ vậy mà hiện nay công ty đã tạo được chỗ đứng trên thị trường. 1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Từ khi thành lập đến nay, nhiệm vụ chính của công ty là cung cấp các mặt hàng chính như: máy lọc nước, máy nông - công nghiệp - xây dựng, máy phát điện, xe máy.... cho nhu cầu người dân Thanh Hóa. Dựa vào năng lực thực tế của mình, công ty đ ã xây dựng tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh, mở rộng sản xuất kinh doanh, đáp ứng ngày càng nhiều 7
  8. nhu cầu hang hóa cho người dân xứ Thanh, tự bù đắp chi phí, trang trải vốn và nộp đầy đủ các loại thuế vào ngân sách nhà nước. Công ty phải đẩy mạnh việc mở rộng thị trường, luôn tìm kiếm thị trường ổ n định để kinh doanh có hiệu quả, Công ty phải xây dựng và củng cố các chi nhánh, tạo điều kiện mọi mặt cho sự chuyển biến về chất trong quản lý điều hành sản xuất kinh doanh của các đơn vị . Công ty còn có nhiệm vụ đào tạo lại nhân lực nhằm phát huy nhân tài, tham gia đầy đủ các phong trào của quốc gia. 1.1.3. Về lao động trong công ty. Theo báo cáo đến năm 2012, tổng số lao động của công ty là 20 lao động chính thức với 10 lao động thời vụ, đây là đội ngũ góp phần đáng kể vào sự thành công của công ty trong những năm qua, khác với lao động trong nhiều ngành khác, đ ội ngũ lao động trong công ty TNHH Hà Phương mang nhiều nét khác biệt: Về trình đ ộ: Có thể nói rất hiếm khi tìm được trong đơn vị sản xuất kinh doanh mà đội ngũ lao động lại có trình độ tốt nghiệp TCCN 100%, toàn bộ số lao động đều tốt nghiệp ở các khối trường kỹ thuật mà thấp nhất là trung cấp thương mại TW 5, đây là một thuận lợi lớn trong công tác sản xuất kinh doanh, bởi lẽ người lao động có trình độ cao họ làm việc có ý thức tự giác trong công việc, tỷ lệ sai hỏng hoặc lỗi kỹ thuật là hạn chế tới mức tối thiểu. Nhân viên trong các phòng ban chức năng toàn bộ được tuyển từ bậc Cao đẳng, Đại học hoặc tương đương: Bảng1.1: Phân tích trình độ lao động của công ty : Trình độ Số lượng Tỷ lệ % STT ĐH QTKD 1. 3 15 CĐ QTKD 2. 2 10 TC kế toán 3. 2 10 8
  9. ĐH kế toán 4. 1 5 CĐ nghề 5. 12 60 Tổng 20 100 (Nguồn :phòng TC-HC ) Qua biểu trên ta thấy :lượng lao động có trình độ cao đẳng chiếm số lượng cao nhất (70%),đây là khối công nhân trực tiếp sản xuất, kinh doanh, thợ sửa chữa, lắp ráp. Tiếp đó là trình độ đại học, chiếm (20 %), đây là đội ngũ nhân viên các phòng ban chức năng. Đó là những người đã tốt nghiệp các trường thuộc khối kinh tế. trình độ trung cấp chiếm số lượng ít, (10%), là nhân viên thu ngân ở q uầy thanh toán. Về cơ cấu giới tính: Cơ cấu lao động theo giới tính có ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Tuỳ từng loại hình sản xuất ma cơ cấu giới tính có sự khác nhau. Cơ cấu về giới tính được minh hoạ trong b ảng sau : Bảng 1.2: Cơ cấu lao động của công ty TNHH Hà Phương : Nữ Nam Tổng số Số lượng Cơ cấu Số lượng Cơ cấu (người ) (người ) (%) (%) V ăn phòng 5 4 80 1 20 15 14 93,3 1 0,7 Toàn công ty 20 18 90 2 10 (nguồn :phòng TC-HC) Qua biểu trên ta thấy: Số lượng lao động nam giới chiếm tỷ lệ lớn trong công ty, đây là điều dễ hiểu bởi do đặc tính kỹ thuật của ngành kinh doanh cần lao động nam giới để sửa chữa, lắp ráp máy móc thiết bị, Tuy nhiên vẫn có sự mất cân đối trong cơ cấu lao động trong khối nhân viên văn phòng 9
  10. .Thông thường khối nhân viên gián tiếp thường có cơ cấu nữ lớn hơn nam bởi đó là những công việc nhẹ nhàng, cần sự chăm chỉ, cẩn thận của phái nữ. Tuy nhiên không phải là nam giới là không làm được, còn ở cửa hàng sửa chữa, lắp ráp máy móc thiết bị nặng nhọc nên nam chiếm chủ yếu . 1.1.4. Thị trường tiêu thụ sản phẩm. Là công ty TNHH một thành viên, công ty tham gia vào thị trường một cách độc lập và tự quyết, điều này thể hiện ở việc công ty tự quyết định kinh doanh sản phẩm nào, số lượng bao nhiêu, đơn giá ...Như vậy cũng đồng nghĩa với việc công ty phải cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường. Mặt khác, đây là m ột thị trường đầy biến động về giá cả, vật tư hàng hoá, đã ảnh hưởng xấu đến chi phí đầu vào và đương nhiên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đối với công ty, kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt sự thiếu đảm bảo của ngành điện đ ã ảnh hưởng lớn đến việc kinh doanh máy phát điện của công ty, đây cũng là một b ài toán khó cho các cấp lãnh đạo của công ty trong việc lựa chọn một chiến lược mới, lập ra một kế hoạch kinh doanh mới cho phù hợp với tình hình thực tế của công ty. Thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của công ty là địa bàn tỉnh thanh hóa và một số vùng lân cận. do mới thành lập nên công ty chủ yếu phát triển kinh doanh ở những khu vực trọng điểm như: TP Thanh hóa, môi, sầm sơn, như thanh….. 10
  11. 1.2. Bộ máy tổ chức quản lý kinh doanh của công ty 1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty . GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG TỔ VẬT TƯ TÀI KINH CHỨC CHÍNH DOANH KẾ HÀNH TOÁN CHÍNH 11
  12. CÁC CÁC CÁC CỬA CHI KHO HÀNG NHÁNH 1.2.2.Chức năng ,nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng ban . * Quyền hạn và nhiệm vụ của Giám đốc: Giám đốc công ty: là người điều hành ho ạt động kinh doanh hàng ngày của công ty. Giám đốc có quyền sau: Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của công ty Ban hành quy chế quản lý nội bộ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty Ký kết hợp đồng nhân danh công ty Bố trí cơ cấu tổ chức của công ty Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận, hoặc xử lý các khoản lỗ trong kinh doanh Giám đốc là người chỉ đạo công tác hoạch định chiến lược và kế hoạch kinh doanh, giám đốc trực tiếp thiết kế bộ máy quản trị, chỉ đạo công tác quản trị nhân sự, bố trí nhân sự và thiết lập mối quan hệ làm việc trong bộ máy, chỉ huy điều hành toàn bộ công tác tổ chức quá trình kinh doanh, trự tiếp kiểm tra chỉ đạo mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. * Nhiệm vụ quyền hạn của phó giám đốc. 12
  13. Phó giám đốc: là người giúp việc cho giám đốc và thay giám đốc điều hành doanh nghiệp khi giám đốc vắng mặt. có trách nhiệm giúp giám đốc chỉ đạo và giải quyết các công việc của công ty, có quyền điều hành các hoạt động kinh doanh thuộc trách nhiệm của mình, hoặc những hoạt động được giám đốc ủy quyền, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình trước giám đốc công ty. Phó giám đốc có nhiệm vụ đề xuất, định hướng phương thức kinh doanh, khai thác tìm nguồn hàng, gắn với địa chỉ tiêu thụ hàng hóa. Các bộ phận phòng ban chức năng: gồm 4 phòng ban, các chi nhánh, cửa hàng, nhà kho. * Phòng tài chính kế toán: Nhiệm vụ và quyền hạn của phòng: Trưởng phòng là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc về tổ chức quản lý, hoạt động tài chính xí nghiệp nhằm đảm bảo nguồn tài chính cho các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và sử dụng có hiệu quả vốn cố định và vốn lưu động, nguồn lao động và nguồn tài chính của doanh nghiệp. Chịu trách nhiệm thảo kế hoạch tài chính ngắn hạn và dài hạn, các kế hoạch tín dụng, kế hoạch thu chi cũng như các kế hoạch thực hiện sản phẩm, nhiệm vụ kế hoạch về lợi nhuận, thuế lưu thông, nâng cao tỷ suất doanh lợi của sản xuất, kinh doanh, phổ biến các chỉ tiêu đã đ ược duyệt cho các phòng ban, xác đ ịnh nhu cầu và tất cả các hình thức tín dụng. Tổ chức các biện pháp tăng nhanh vòng quay của vốn Đảm bảo đúng thủ tục quy định những dịch vụ hạch toán tài chính và ngân hàng, trả lương kịp thời cho công nhân viên. Kiểm tra việc lập, trình bày và duyệt các dự án tài chính để chi phí vào việc áp dụng kỹ thuật mới, dự toán chi tiêu quỹ phát triển sản xuất, quỹ khuyến khích vật chất, quỹ văn hoá xã hội, quỹ chuyên dùng cũng như các văn bản khác có liên quan tới hoạt động tài chính của doanh nghiệp. 13
  14. Kiển tra việc hoàn thành kế hoạch sản phẩm, kế hoạch lợi nhuận và các chỉ tiêu tài chính khác, kiểm tra việc ngừng sản xuất, sản phẩm không tiêu thụ được, việc chi tiêu tiền đúng đắn và sử dụng đúng mục đích tín dụng. Ký xác nhận báo cáo thống kê hợp đồng kinh tế, chứng từ tín dụng, thanh toán tài chính, tiền lương, tiền thưởng. Yêu cầu các phòng, phân xưởng của xí nghiệp cung cấp số liệu, tài liệu liên quan đến kế toán, thống kê và kiểm tra tài chính. Chấp hành đúng chế độ kế toán, chế độ báo cáo thống kê; báo cáo đ ột xuất về tài chính doanh nghiệp theo yêu cầu của Giám đốc. Tổ chức bảo hiểm đúng chế độ cho công nhân viên trong doanh nghiệp, tổ chức bảo quản và giữ gìn tài liệu kế toán theo đúng quy định của Bộ tài chính và cục lưu trữ nhà nước. Ký đ ơn xin nghỉ phép, việc riêng cho và các đơn từ khác của cán bộ, nhân viên trong phòng trước khi gửi lên Giám đốc, được phép cho cán bộ, nhân viên nghỉ từ 1 - 2 ngày trong tháng theo q ui định. * Phòng kinh doanh: Nhiệm vụ và quyền hạn của phòng: Lập kế hoạch tháng, quý, năm về sản xuất kinh doanh, tài chính và dự kiến kế hoạch đầu tư trang thiết bị phát triển sản xuất kinh doanh, đôn đốc các phòng, phân xưởng thực hiện hoàn thành kế hoạch được giao theo tiến độ. Được Giám đốc uỷ nhiệm ký kết hợp đồng kinh tế với khách hàng theo đúng luật định của nhà nước và của doanh nghiệp. Đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao tay nghề cho công nhân, lập định mức lao động cho mổi nhân viên quản lý toàn bộ tài sản, dụng cụ, tài liệu của phòng, quản lý cán bộ, công nhân viên trong phòng, tổ chức việc Marketing nhằm khai thác khách hàng, mở rộng thị trường, tăng doanh thu cho doanh nghiệp, nắm bắt và thông tin kịp thời cho ban giám đốc về diễn biến của thị trường kinh doanh, dự báo giá vật tư, máy móc. 14
  15. Ký đơn xin nghỉ phép, việc riêng cho cán b ộ, nhân viên trong phòng trước khi gửi lên Giám đốc, được phép cho cán bộ, nhân viên nghỉ từ 1-2 ngày trong tháng theo chế độ. Ký giấy đề nghị khen thưởng cho cán bộ, công nhân viên trong phòng có thành tích sáng kiến cải tiến kỹ thuật, vượt doanh thu, đề nghị Giám đốc nâng bậc lương hàng năm và thi hành kỷ luật đối với cán bộ, công nhân viên vi phạm quy định của doanh nghiệp. * Phòng tổ chức hành chính: Phòng Tổ chức H ành chính có cơ cấu gồm một trưởng phòng và một số cán bộ nhân viên làm công tác chuyên môn nghiệp vụ theo sự phân công của Công ty và chịu sự điều hành quản lý trực tiếp của trưởng phòng. Phòng Tổ chức Hành chính có chức năng tham mưu giúp cho Giám đốc Công ty trong lĩnh vực quản lý nhân sự, sắp xếp tổ chức, quản lý bồi dưỡng cán bộ..., thực hiện các chế độ chính sách của nhà nước đối với người lao động. Thực hiện chức năng lao động tiền lương và quản lý hành chính văn phòng của Công ty. Phối hợp với Phòng Tài chính – Kế toán xây dựng các định mức lao động, đơn giá tiền lương, quỹ tiền lương, các quy chế phân phối tiền lương và tiền thưởng theo quy định của nhà nước và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Xây dựng chương trình thanh tra, kiểm tra nội bộ, theo dõi tiếp nhận và xử lý các đơn khiếu nại tố cáo. Phòng Tổ chức Hành chính là thường trực trong công tác tiếp dân, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chính trị nội bộ, tổ chức tiếp các đoàn thanh tra, kiểm tra những lĩnh vực liên quan đến chức năng của phòng. * Phòng vật tư: Tổ chức thực hiện việc cung ứng vật tư, thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh, theo dõi việc xất – nhập – tồn các loại vật tư hàng hóa, máy móc thiết bị trong kho của công ty. 15
  16. Các phòng ban chức năng đ ược tổ chức theo yêu cầu quản lý sản xuất kinh doanh, chịu sự lãnh đ ạo trực tiếp của ban giám đốc và trợ giúp cho ban giám đốc lãnh đạo hoạt động sản xuất kinh doanh thông suốt. 1.3. khái quát tình hình tài chính của công ty TNHH Hà Phương từ 2009 - 2011 Công ty TNHH Hà Phương, là doanh nghiệp tư nhân, do đó nguồn vốn của công ty chủ yếu là vốn chủ sở hữu, qua các năm hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty đã bổ sung them nguồn vốn, nguồn vốn này của công ty đã được bảo toàn và phát triển qua các năm, và nó chiếm một tỷ lệ đáng kể trong tổng nguồn vốn BẢNG 1.3: TÌNH HÌNH BẢO TOÀN VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY QUA CÁC NĂM GẦN ĐÂY N ĂM TỔNG VỐN CỐ ĐỊNH VỐN LƯU ĐỘNG NGUỒN VỐN TR Ị GIÁ Tỷ trọng TR Ị GIÁ Tỷ trọng KINH (Triệu đồng) (%) (Triệu đồng) (%) DOANH 2009 14619,165980 8606,905393 58,9 6012,260586 41,1 2010 16081,210337 8606,905393 53,5 7474,304944 46,5 2011 17543,25469 8606,905393 49,06 8936,349301 50,04 Với đặc điểm sản xuất kinh doanh, cung cấp máy lọc nước, máy nông công nghiệp, xe máy, máy phát điện, tỷ lệ vốn cố định, vốn lưu động tương 16
  17. đương nhau, tỷ lệ vốn lưu động ngày một chiếm tỷ trọng lớn, nhờ sự bổ sung qua từng năm. Qua bảng số liệu trên ta thấy, năm 2009 tổng nguồn vốn của công ty là 14619, 16598 triệu đồng, trong đó vốn cố định là 8606,905393 triệu đồng, chiếm 58,9%, vốn lưu động là 6012,260586 triệu đồng, chiếm 41,1% trong tổng nguồn vốn. Năm 2010, tổng nguồn vốn kinh doanh của công ty là 16081,210337 triệu đồng, tăng 1462,044358 triệu đồng so với năm 2009, trong đó vốn cố định là 8606,905393 triệu đồng, chiếm 53,5%, vốn lưu động là 7474,304944 triệu đồng, chiếm 46,5% trong tổng nguồn vốn. Năm 2011 nguồn vốn kinh doanh cũng được bổ sung thêm 1462,044358 triệu đồng vào vốn lưu động, qua đó tỷ trọng vốn lưu động tăng lên, chiếm 50,04% tổng nguồn vốn kinh doanh, vốn cố định tỷ trọng giảm xuống, từ 53,5% năm 2010, xuống 49,06% năm 2011. Như vậy qua bảng trên ta thấy, công ty đã bảo toàn được vốn kinh doanh qua các năm. Tuy nhiên cần có những biện pháp thích hợp để huy động và phát triển nguồn vốn hơn nữa. Trong những năm gần đây, mặc dù nền kinh tế có nhiều biến động, tuy nhiên với nguồn tài chính ổn định, đội ngũ nhân lực tay nghề cao, công ty đã vượt qua các khó khăn, làm ăn có lãi, thể hiện qua một số chỉ tiêu trong báo cáo tài chính năm 2009, 2010, 2011. 17
  18. CHƯƠNG 2: CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH HÀ PHƯƠNGGIAI ĐOẠN 2012 - 2015 2.1.1 khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được thể hiện qua một số chỉ tiêu được tổng hợp trong giai đoạn 2009 - 2011 Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty (2009 - 2011) Triệu đồng Chỉ tiêu N ăm Năm Năm với với 2010 so 2011 so 2009 2010 2011 2009 2010 SL % SL % 14836 16318, 18439 1482,5 9,99 2120,5 12,99 Tổng 5 doanh thu Tổng chi 12324 133 09, 14507, 985,92 8 1197,8 8,99 92 8 8 phí LN trước 2512 3008,5 3931,2 496,58 19,77 922,62 30,66 8 thuế Nộp ngân 628 752,14 982,8 124,14 19,768 230,65 30,66 5 5 5 sách 18
  19. sau 1884 2256,4 2948,4 372,43 19,768 691,96 30,66 LN 35 5 5 thuế Tổng quỹ 960 1104 1320 144 15 216 19,56 lương 48 55,2 66 7,2 15 10,8 19,56 Mức lương bình quân Nhờ quá trình phát triển đa dạng hóa, mở rộng kinh doanh nhiều mặt hang, đã thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh, làm cho doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng mạnh qua các năm, hoạt động kinh doanh thương mại rất thành công bởi sự năng động của phòng kinh doanh cũng như của lãnh đạo Công ty. Từ kết quả đó làm cho tổng doanh thu của Công ty liên tục tăng qua các năm. Năm 2010 doanh thu của công ty đạt 16318,5 triệu đồng tăng 1482,5 triệu đồng với tỷ lệ tăng 9,99%. Như vậy doanh thu của công ty đã có sự tăng nhanh trở lại sau khủng hoảng kinh tế năm 2008, đây là một dấu hiệu rất tốt chứng tỏ rằng Công ty có khả năng đứng vững trên thị trường. Có được sự thành công như vậy là do có sự lỗ lực cố gắng rất lớn của lãnh đạo Công ty cũng như của công nhân viên. Lãnh đạo Công ty đã không ngừng tìm kiếm thị trường, phát triển, kinh doanh sản phẩm mới, thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm hàng hóa. Mặc dù doanh thu của Công ty liên tục tăng nhưng chi phí của Công ty cũng tăng đáng kể, làm giảm lợi nhuận của Công ty. Chi phí bao gồm chi phí mua hàng hóa, chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí lắp đặt, chi phí bán hàng .v.v… Năm 2010 tổng chi phí của Công ty là 13309,92 triệu đồng tăng 985,92 triệu so với năm 2009 , tuy nhiên tỷ lệ tăng chi phí là 8% thấp hơn tỷ lệ 19
  20. tăng doanh thu vì vậy việc quản lí chi phí của Công ty là tốt không bị lãng phí. Năm 2011 tổng chi phí của Công ty là 14507,8 triệu đồng tăng 1197,88 triệu so với 2010. Nguyên nhân chính của việc tăng chi phí mạnh như vậy là do năm 2011 Công ty kinh doanh thêm mặt hàng mới. Tuy nhiên tỷ lệ tăng tổng chi phí trong năm này là 8,99% thấp hơn tỷ lệ tăng doanh thu (12,99%) chứng tỏ rằng Công ty đã quản lý tốt chi phí trong hoạt động kinh doanh của mình. Do tổng doanh thu có xu hướng tăng mạnh trở lại vì thế các khoản nộp ngân sách cho nhà nước vẫn tăng đ ều qua các năm. Năm 2010 Công ty nộp ngân sách 7 52,145 triệu, tăng 124,145 triệu đồng với tỷ lệ tăng 19,768% so với năm 2009. Năm 2011 Công ty nộp ngân sách 9 82,8 triệu đồng tăng 230,655 triệu với tỷ lệ tăng 30,66%. Đây là năm Công ty nộp thuế cao nhất cho ngân sách nhà nước. Do doanh thu của Công ty tăng cho lên mức lương bình quân của Công nhân cũng tăng. Năm 2011 m ức lương bình quân tính theo đầu người / tháng là 5,5 triệu đồng tăng 900 000 đồng so với năm 2010. Tuy nhiên tỷ lệ tăng mức lương b ình quân là khá cao so với tỷ lệ tăng doanh thu, tỷ lệ tăng lương chỉ đạt 19,56% trong khi đó tỷ lệ tăng doanh thu là 12,99%. Đây cũng là m ột mức lương khá cao nắm so với tình hình lương thực tế trong x ã hội. Về chỉ tiêu lợi nhuận hàng năm của Công ty không ngừng tăng lên tạo điều kiện cho Công ty phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh. Năm 2010 lợi nhuận sau thuế của Công ty là 2256,435 triệu tăng 372,435 triệu với tỷ lệ tăng 19,768% so với năm 2009. Năm 2011 lợi nhuận đạt đ ược là 2948,4 triệu đồng tăng 691,965triệu với tỷ lệ tăng là 30,66 %. Điều này cho thấy Công ty không những bảo to àn được vốn mà còn có lãi với tỷ lệ tăng khá cao. Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào số tuyệt đối của chỉ tiêu lợi nhuận thì không thể nói khi con số tăng thì hiệu quả kinh doanh của Công ty tăng và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp tăng được. Bởi vì khi doanh thu của Công ty hàng năm lớn 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2