Luận văn Công tác giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống cho thanh niên của đảng cộng sản việt nam 1996 - 2006
lượt xem 43
download
Trong lịch sử phát triển của nhân loại, tầng lớp thanh niên có vai trò vô cùng to lớn đối vớitiến trình phát triểncủaxã hội. Thanh niên là một lực lượng to lớn, chiếm tỷ lệ đông đảo trong dân cư, là chủ thể lịch sử phát triển, lớp người sáng tạo ra tương lai, lực lượng có vai trò quan trọng thúcđẩy lịch sử phát triển. V.ILênin đã chỉ ra rằng:“Ai nắm được thanh niên, người đó làm chủ thế giới và theo một nghĩa nào đó nhiệm vụ xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa đó chính...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Công tác giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống cho thanh niên của đảng cộng sản việt nam 1996 - 2006
- 1 Luận văn Công tác giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống cho thanh niên của đảng cộng sản việt nam 1996 - 2006 Hà Nội – 2008
- 2 Mục lục Trang 1 Mở đầu Chương 1: Vị trớ, vai trũ của thanh niờn và cụng tỏc g iỏo dục lý tưởng, đạo 7 đức, lối sống cho thanh niên trong cách mạng Việt Nam 1.1. Những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về thanh niờn và việc xừy dựng lý tưởng, đạo đức, lối sống trong thanh niên 7 1.2. Thực trạng thanh niên trong những năm gần đây 28 Chương 2: Đảng Cộng sản Việt Nam lónh đạo công tác giáo dục lý tưởng, 38 đạo đức, lối sống cho thanh niên 1996-2006 2.1. Bước chuyển của đất nước và nhiệm vụ của thanh niên trong thời kỳ mới 38 2.2. Đảng Cộng sản Việt Nam với cụng tỏc giỏo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống cho thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước 1996 -2006 43 2.3. Những kinh nghiệm rút ra trong công tác giáo dục thanh niên của Đảng 1996 -2006 67 73 Kết luận 76 Danh mục tài liệu tham khảo 80 phụ lục
- 3 Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong lịch sử phát triển của nhân loại, tầng lớp thanh niên có vai trò vô cùng to lớn đối với tiến trình phát triển của xã hội. Thanh niên là một lực lượng to lớn, chiếm tỷ lệ đông đảo trong dân cư, là ch ủ thể xây dựng xã hội, lớp người sáng tạo ra tương lai, lực lượng có vai trò quan trọng thúc đẩy lịch sử phát triển. V.I Lênin đã chỉ ra rằng: “Ai nắm được thanh niên, người đó làm chủ thế giới và theo m ột nghĩa nào đó nhiệm vụ xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa đó chính là thanh niên”. Quan tâm, chăm sóc, b ồi d ưỡng, giáo dục thế hệ trẻ, đặt niềm tin vào thanh niên, đánh giá đúng vai trò c ủa thanh niên chính là việc làm cần thiết để đi tới xây dựng xã hội tương lai. Lịch sử cách mạng Việt Nam đã chứng minh rằng trong bất cứ thời kì nào thanh niên cũng là lực lượng cách mạng hùng hậu, có chí tiến thủ và hoài bão lớn lao, với lòng yêu nước nồng nàn đã luôn đi đầu đáp ứng yêu cầu của dân tộc và trở thành những chiến sĩ cách mạng kiên cường. Hàng triệu thanh niên đã ngã xuống vì độc lập tự do cho dân tộc, ghi nên những trang sử vẻ vang, tạo nên những thế hệ thanh niên anh hùng của một dân tộc anh hùng. V ới tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, hăng hái tham gia các phong trào “Ba sẵn sàng”, “Ba đ ảm đang”…thanh niên Việt Nam đ ã trở thành lực lượng tiên phong trong cuộc đấu tranh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, khi đất nước đang chuyển mình đi lên với những thành tựu bước đầu của công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi x ướng và lãnh đạo, nhiệm vụ nặng nề đó lại được giao phó cho thế hệ thanh niên. Hiện tại và tương lai nước nhà hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng, sự sáng tạo, niềm đam m ê…của các thế hệ thanh niên hôm nay, đúng như Bác H ồ đã đánh giá: “Thanh niên là người chủ tương lai
- 4 của nước nhà, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần là do các thanh niên”. Tuy nhiên, các thế lực thù địch cũng đang ra sức phá hoại công cuộc đổi mới của chúng ta bằng âm m ưu “diễn biến hoà bình”, chúng coi thanh niên là đối tượng trước tiên cần lôi kéo, tác động nhằm làm cho thế hệ thanh niên hiện nay xa rời lý tưởng cách mạng, xa rời sự lãnh đạo của Đảng, gieo rắc tâm lý hoài nghi, mơ hồ về chính trị, tư tưởng bất mãn với chế độ, bên c ạnh đó còn truyền bá lối sống đồi truỵ, thực dụng để làm tha hoá thanh niên nhằm phá hoại thành quả cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Thực tế đó không thể không ảnh hưởng, tác động tới niềm tin, lý tưởng của thế hệ thanh niên hiện nay mà còn làm băng hoại những giá trị văn hoá, đạo đức truyền thống, thay đổi lối sống và nếp sống của một bộ phận không nhỏ thanh niên. Do vậy, công tác thanh niên đang là vấn đề có tính cấp thiết của công cuộc cách mạng hiện nay, công tác này đòi hỏi phải có sự quan tâm, chăm sóc giáo dục toàn diện của toàn Đ ảng, của các tổ chức chính trị xã hội…đặt niềm tin sâu sắc vào thế hệ thanh niên, coi công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc. Bên cạnh đó phải tăng cường chăm lo, quan tâm tới lợi ích của chính đáng của thanh niên, giúp đỡ thanh niên rèn luyện lý tưởng, ý chí, đạo đức và lối sống tốt đẹp nhằm phát huy tiềm năng to lớn của thanh niên trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay đúng theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành TW Đảng khoá VII đã khẳng định: “Thanh niên là lực lượng xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước trên con đường xã hội chủ nghĩa hay không phần lớn tuỳ thuộc vào lực lượng thanh niên và việc bồi dưỡng, rèn luyện thanh niên. Công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc”. Trong suốt tiến trình cách mạng cũng như trong giai đoạn 1996 - 2006, Đ ảng Cộng sản Việt Nam đã thường xuyên coi trọng và tiến hành việc
- 5 rèn luyện, giáo dục thanh niên về lý tưởng, đạo đức, lối sống - coi đây là nhiệm vụ chiến lược, thường xuyên của Đảng và đã thu được nhiều kết quả, kinh nghiệm. Tuy nhiên, công tác giáo dục thanh niên đã qua, thực trạng giáo dục thanh niên hiện nay đang có nhiều vấn đề phức tạp, bất cập cần luận giải. Bên cạnh đó, giai đoạn 1996 - 2006 cũng là giai đoạn phát triển mới của đất nước trong tình hình thế giới có những biến động phức tạp, xu hướng toàn c ầu hoá lan rộng, các thế lực thù địch tăng cường chống phá Đ ảng và Nhà nước ta bằng các thủ đoạn khác nhau trong đó đặc biệt là nhằm vào thế hệ trẻ, tương lai của đất nước. Với lý do đó, tôi đã chọn đề tài: “Cụng tỏc giỏo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống cho thanh niên của Đảng Cộng sản Việt Nam 1996 - 2 006” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu Công tác giáo d ục lý tưởng, đạo đức, lối sống cho các thế hệ thanh niên là một việc làm quan trọng trong hoạt động của Đảng ta từ khi ra đời cho đến nay. Vì vậy đ ã có rất nhiều tác giả quan tâm đi sâu nghiên cứu. Một số tác giả nhìn nhận thanh niên với tư cách là lực lượng xung kích đi đầu trong mọi hoạt động của cách mạng như: Lê Duẩn, Thanh niên với cách m ạng xã hội chủ nghĩa, Nxb Thanh niên; Thanh niên trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, Nxb Thanh niên …Các tác phẩm trên đã khái quát quá trình ra đ ời, trưởng thành và phát triển của các thế hệ thanh niên Việt Nam cũng như ghi nhận những đóng góp của thanh niên đ ối với tiến trình lịch sử của dân tộc. Khẳng định vai trò của thanh niên cũng như quá trình phấn đấu học tập và rèn luyện v ì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, coi lý tưởng cách mạng là cội nguồn sức mạnh của thanh niên. Phát huy vai trò xung kích của thanh niên, hoạt động giáo dục, tổ chức thanh niên luôn là nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội thường xuyên quan tâm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ
- 6 chức thanh niên cũng như xây dựng cho thanh niên lý tưởng sống cao đẹp. Các tác giả đã đ ưa ra thực trạng và hướng giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục cho thanh niên như: - Phạm Văn Đồng, Đào tạo thế hệ trẻ của dân tộc thành nh ững chiến sĩ cách mạng dũng cảm, thông minh, sáng tạo, Nxb Sự thật, Hà Nội,1969. - Trần Quy Nh ơn, Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò thanh niên trong cách mạng Việt Nam, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 2004. - Quang Vinh, Hồ Chí Minh về giáo dục và tổ chức thanh niên, Nxb Thanh niên, Hà N ội 2000… Các tác phẩm d ù đ ề cập ở khía cạnh nào c ũng đều khẳng định vai trò c ủa thanh niên và tầm quan trọng của công tác giáo dục cho các thế hệ thanh niên. Một số luận án sau Đại học chuyên ngành Lịch sử Đảng, Tư tưởng Hồ Chí Minh, CNXH KH...trong những năm gần đây đã trực tiếp nghiên cứu về vấn đề giáo dục thanh niên của Đảng như: - Tô Thành Phát, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác thanh niên trong th ời kỳ đổi mới, Luận văn thạc sĩ lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2002. - Đ ặng Thanh Phương, Giáo d ục chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên – sinh viên ở thủ đô trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. - Nguyễn Thị B ình. Một số suy nghĩ về đổi mới tăng cường công tác bồ i dưỡng, giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên của Đảng trong thời kỳ hiện nay, Luận văn thạc sĩ lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 1995.
- 7 - Trần Thị Mỹ Hường, Đ ảng lãnh đạo công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên ở miền Bắc thời kỳ 1954 - 1975, Luận văn thạc sĩ lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2006. - Trần Thị Nhơn, Tư tưởng Hồ chí Minh về vai trò của thanh niên và sự vận đụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong công cuộc xây dựng đất nước 1975 - 1996, Luận án tiến sĩ lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2001... Các tác giả đều đã trình bày quá trình lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục thanh niên trong các giai đoạn cách mạng trước đây, các công trình đã phản ánh được phần nào những thành quả đã đạt được trong quá trình Đ ảng lãnh đ ạo công tác thanh niên và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này trong các giai đoạn tiếp theo. Đây c hính là cơ sở tư liệu để tác giả tham khảo, kế thừa trong quá tr ình thực hiện luận văn. Mặc dù đã có nhiều tác phẩm, nhiều công trình nghiên cứu về đề tài thanh niên trong những năm qua nhưng dưới góc độ khoa học Lịch sử Đảng, chưa có công trình nào nghiên cứu hệ thống, chi tiết và tổng kết kinh nghiệm của Đảng trong quá trình lãnh đạo công tác giáo d ục thanh niên trong giai đo ạn 1996 - 2006. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích - Làm rõ quá trình Đảng lãnh đạo công tác giáo dục thanh niên 1996 - 2006 với những ưu, nhược điểm, đánh giá thành tựu cũng như những hạn chế của quá trình. Khẳng định vai trò to lớn của thanh niên trong cách m ạng Việt Nam và đưa ra những giải pháp cần thiết để phát triển công tác thanh niên trong những năm tiếp theo.
- 8 - Rút ra những bài học kinh nghiệm có ý nghĩa lịch sử và thực tiễn trong việc giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống cho thanh niên trong các giai đo ạn cách mạng tiếp theo. 3.2. Nhiệm vụ - Nghiên cứu hệ thống các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về thanh niên và công tác giáo dục thanh niên. - Làm rõ quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống cho thanh niên giai đoạn 1996 - 2006. - Đánh giá thành tựu, hạn chế từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm về công tác giáo dục thanh niên cho các giai đoạn cách mạng tiếp theo. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng - Những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam về thanh niên, vai trò của thanh niên cũng như công tác giáo d ục thanh niên c ủa Đảng. - Quá trình Đảng lãnh đạo và tổ chức thực hiện công tác giáo dục thanh niên trong giai đoạn 1996 - 2006. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng trong công tác giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống cho thế hệ thanh niên giai đoạn 1996 - 2006 nhằm làm rõ vai trò của thanh niên và công tác thanh niên, bên cạnh đó chỉ ra những mặt hạn chế cần khắc phục trong việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh niên của Đảng. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn đ ược xây dựng dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và hệ thống quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về thanh niên và công tác giáo d ục lý tưởng, đạo đức, lối sống cho thế hệ thanh niên.
- 9 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic. Ngoài ra tác giả đã vận dụng một số phương pháp khác như thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp… - Luận văn chủ yếu dựa vào nguồn tư liệu là các văn kiện, nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, tài liệu lưu trữ tại trung ương Đoàn, Uỷ ban Thanh thiếu niên của Quốc hội… 6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn - Luận văn lần đầu tiên góp phần làm rõ hơn nội dung, phương thức và quá trình lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với công tác giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống cho thanh niên trong giai đoạn 1996 -2006. Từ những thành quả đã đạt được trong quá trình đ ó, rút ra những kinh nghiệm lý luận và thực tiễn của Đảng trong các giai đoạn tiếp theo. - Khẳng định vai trò của thanh niên và công tác thanh niên cũng như việc cần thiết phải tăng cường công tác giáo dục thanh niên về lý tưởng, đạo đức, lối sống của Đảng ta trong giai đoạn cách mạng hiện nay. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 2 chương, 5 tiết.
- 10 Chương 1 vị trí, vai trò của thanh niên và công tác giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống cho thanh niên trong cách mạng Việt Nam 1.1. Những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về thanh niên và việc xây dựng lý tưởng, đạo đức, lối sống trong thanh niên 1 .1.1. Một số vấn đề về khái niệm 1.1.1.1. Khái niệm lý tưởng Lý tưởng là mục đích cao đẹp mà con người lựa chọn hoặc tự xây dựng nên từ những hình mẫu cụ thể trong hiện thực, nó có tác dụng lối cuốn toàn bộ cuộc sống của con người nhằm đạt được mục tiêu mà mình đang nhắm tới. Trong sự nghiệp cách mạng của Đảng ta, Đảng và Bác hồ đã nhận ra sức mạnh to lớn của dân tộc, trong đó có sự đóng góp của các thế hệ thanh niên mà đ ộng lực tạo nên sức mạnh to lớn đó chính là lý tưởng cách mạng đ ã thôi thúc lớp lớp thanh niên chiến đấu, hy sinh vì đ ộc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội. Lý tưởng chính là cái đích mà ta hướng tới, vì lý tưởng cách m ạng m à người ta sống, học tập, chiến đấu và dưới ánh sáng của lý tưởng, con người hiểu được ý nghĩa sâu sắc của cuộc đời. Lý tưởng chẳng khác nào ngôi sao dẫn đường cho con người bước tới, chỉ hướng cho con người hành đ ộng. Lý tưởng là đ ộng lực thúc đẩy, điều khiển toàn b ộ hoạt động của con người, thôi thúc nguyện vọng tự trau dồi, tự tu dưỡng. Lý tưởng tạo cho con người niềm tin sắt đã vào thắng lợi cuối cùng và một sức mạnh phi thường để ho àn thành các nục tiêu đề ra. Lý tưởng trở th ành niềm tin, một lòng tin khoa học trên cơ sở phát triển của lịch sử xã hội chứ không phải ở lòng tin mù quáng. Đ ồng chí Trường Chinh khẳng định: “Lý tưởng là cái gì cao quý, cái gì tốt đẹp mà mình hằng mơ ước và có thể thực hiện đ ược
- 11 nhưng phải đấu tranh gian khổ mới có”, “Trước đây hy sinh chiến đấu cứu nước là anh hùng. Ngày nay hy sinh, phấn đấu để nhân dân ta được ăn no, mặc đủ, có nhà ở, được học hành là sự nghiệp anh hùng. Phấn đấu không mệt mỏi để trong vòng 15, 20 năm nữa biến nước ta thành một nước x ã hội chủ nghĩa giàu mạnh là sự nghiệp anh hùng, là lý tưởng của thanh niên”. Thắp sáng niềm tin, lý tưởng cách mạng cho thanh niên trong hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, Đảng Cộng sản Việt Nam đã luôn coi việc thanh niên xác định được lý tưởng đúng đắn là vấn đề rất quan trọng. Lý tưởng cách mạng chính là m ục tiêu phấn đấu của cách mạng. Ngay từ khi Đ ảng ta ra đ ời, Đảng và Bác hồ đ ã chỉ rõ mục tiêu phấn đấu cuối cùng là thực hiện chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản ở nước ta. Mục tiêu cách mạng đó của Đảng cũng chính là lý tưởng cách mạng của các thế hệ thanh niên Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đông đảo thế hệ thanh niên Việt Nam đã viết tiếp truyền thống anh hùng của dân tộc, đánh thắng hai tên đế quốc hùng mạnh, giành độc lập tự do cho Tổ quốc và ngày nay đang bước tiếp trên con đường đổi mới mà Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh, tiến lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản. 1.1.1.2. Khái niệm đạo đức Trong lịch sử Việt Nam và khu vực á đông theo tư tưởng Nho giáo, phạm trù đạo đức được luận giải tập trung ở cương thường và mở rộng tới luân thường. Đạo chính là năm mối quan hệ cơ bản của con người: vua tôi, cha con, chồng vợ, anh em, bạn b è; gọi chung là ng ũ luân. Trong đó ba mối quan hệ quan trọng nhất là vua tôi, cha con, vợ chồng được gọi là tam cương. Đ ức theo Khổng Tử là trí, nhân, dũng. Sau đó các học trò của ông mở rộng thành ngũ thường (nhân, lễ nghĩa, trí, tín). Đạo đức chính là sự kết
- 12 hợp tam cương với ngũ thường thành cương thường (nghĩa hẹp) hoặc kết hợp ngũ luân với ngũ thường thành luân thường (nghĩa rộng). Cương thường và luân thường là nguyên tắc chi phối mọi suy nghĩ và hành động của con người, đó là cốt lõi của tư tưởng, đạo đức và luân lý Nho giáo. ở phương Tây, thuật ngữ đạo đức xuất phát từ phạm trù luân lý, bao quát các nguyên tắc hoạt động v à ứng xử của con người trong cộng đồng. Đạo đức gắn liền với những thói quen, tập quán sống nên ý nghĩa của nó thường xuyên biến đổi theo tiến trình phát triển của nhân loại. Đ ạo đức chính là phép ứng xử có nhân phẩm giữa người này với người khác. Đạo đức luôn luôn là một quan hệ hai chiều, là một thể chế đặc thù của xã hội nhằm điều chỉnh các hành vi c ủa con người trong các lĩnh vực đời sống x ã hội. C.Mác cho rằng đạo đức chính là lực lượng bản chất của con người trong sự phát triển của nó theo hướng ngày càng đạt tới giá trị đích thực của cái thiện. Còn Ph.Ăngghen xác định ý thức đạo đức là sự phản ánh thực tiễn đạo đức của xã hội, là sản phẩm của tình hình kinh tế xã hội. H ồ Chí Minh quan niệm đạo đức là phải “kính yêu nhân dân. Phải thực sự tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân… Phải nắm vững quan điểm giai c ấp, đi đúng đ ường lối quân chúng, thành tâm học hỏi quần c húng…Phải thật thà, ngay thẳng, không được giấu dốt, giấu khuyết điểm, sai lầm. Phải khiêm tốn, gần gũi quần chúng, không đ ược kiêu ngạo; phải thực sự cầu thị, không đ ược chủ quan. Phải luôn chăm lo đến đời sống của q u ần chúng. Phải “chí công vô tư” và có tinh thần “lo trước thiên h ạ, vui sau thiên hạ”. Tức là H ồ Chí Minh quan niệm đạo đức l à sự thống nhất tư tưởng v à phong cách sống. ở Người đạo đức đóng vai trò như là lẽ sống thấm vào tư tưởng và lối sống. ý thức đạo đức xã hội cơ bản là sự phản ánh tồn tại xã hội, cho nên mỗi hình thái kinh tế - xã hội hay mỗi giai đoạn lịch sử đều định hình những
- 13 nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức tương ứng. Trong đó, ngoài những giá trị chung nó cũng hàm chứa các nét đặc thù, kể cả cái đơn nhất trong giá trị đạo đức. Đây là cơ sở hình thành các thang bậc đạo đức của mỗi giai đoạn lịch sử hoặc mỗi hình thái kinh tế - xã hội nhất định. Từ những lập luận trên, có thể thấy rằng: đ ạo đức chính là m ột h ình thái ý th ức xã h ội bao gồm những nguyên tắc, quy tắc v à chu ẩn mực xã h ội m à nh ờ đó con ng ười tự giác điều chỉnh hành vi cho phù h ợp với lợi ích, hạnh phúc của m ình và sự tiến bộ x ã h ội trong mối quan hệ giữa n gư ời với ng ười. 1.1.1.3. Khái niệm lối sống Khi bàn về khái niệm lối sống, các nhà nghiên cứu đã có rất nhiều ý kiến khác nhau song hầu hết đều gặp nhau và thống nhất trên những vấn đề cơ bản như: lối sống là phạm trù bao gồm tất cả các lĩnh vực hoạt động sống cơ bản của con người như lao động, sinh hoạt, hoạt động xã hội, chính trị và giải trí. Chính v ì thế nó mang tính lịch sử sâu sắc. Theo quan điểm của Mác và Ăngghen, phương thức sản xuất là cơ sở vật chất của lối sống. Lối sống được hình thành trên cơ sở tổng hợp toàn bộ mối quan hệ xã hội có liên quan đ ến cơ cấu của hình thái kinh tế xã hội. Mỗi một lối sống nhất định phù hợp với một hình thái kinh tế xã hội nhất định. Khi quá độ từ hình thái kinh tế này sang hình thái kinh tế khác, lối sống cũng sẽ biến đổi cơ bản cả về h ình thức và chất lượng. ở Việt Nam cũng có nhiều cách định nghĩa khác nhau về lối sống. Song về cơ b ản khái niệm lối sống được xem xét với một góc nh ìn tổng hợp, trong đó nói đến mối quan hệ giữa mặt chủ quan và khách quan, giữa hoạt động sản xuất và hoạt động phi sản x uất. Từ đó có thể hiểu lối sống của con người là kết quả hoạt động và tổ chức của con người trong quá trình thích nghi và biến đổi hoàn cảnh sống mà con người vừa là sản phẩm của hoàn
- 14 cảnh, vừa là chủ thể sáng tạo ra hoàn cảnh sống của chính nó. Tác động c ủa phương thức sản xuất v à những điều kiện sống khác đối với lối sống bao giờ cũng phải thông qua các hoạt động của chủ thể và mang dấu ấn khúc xạ bởi các chủ thể. Lối sống là biểu hiện của cái x ã hội trong cá nhân, cho nên nó có tính linh hoạt và cơ động cao. Lối sống phản ánh mối liên hệ biện chứng giữa cái phổ biến với cái đặc thù và cái đơn nhất, cho nên nội dung và phạm vi của nó rộng lớn và đa tầng, đa nghĩa. Một số khái niệm gần gũi với lối sống như: Lẽ sống: là thuật ngữ triết học, đạo đức, tâm lý để chỉ mặt ý thức của lối sống. Lẽ sống có vai trò d ẫn dắt, định hướng v à định tính nhằm làm cho lối sống ổn định. Lẽ sống dựa vào lý tưởng và các giá trị xã hội phản ánh tính chủ thể của lối sống. Mức sống: là thuật ngữ kinh tế - xã hội để đánh giá các n hu cầu vật chất và tinh thần đã được thoả mãn và có thể đo lường trực tiếp bằng số lượng. Thông thường mức sống phản ánh trình độ con người đạt được trong ho ạt động sản xuất. Mức sống đ ược nâng cao là điều kiện vật chất cần thiết và có tính khách quan để c ải htiện lối sống. Tuy nhiên, không thể đồng nhất mức sống với lối sống, vì lối sống còn ch ịu sự định hướng và đ ịnh tính của lẽ sống, định hướng giá trị và môi trường sống. Chất lượng sống: là thuật ngữ triết học - x ã hội để chỉ mức độ tho ã mãn nhu cầu vật chất v à tinh thần nhưng không th ể đo lường trực tiếp về số lượng. Chất lượng sống là thước đo thiên về việc thể hiện mức độ tự do về mặt xã hội cũng như điều kiện phát triển của cá nhân. Chất lượng sống cho biết lối sống đạt tới trình độ nào, tính chất và phạm vi nào. Phong cách sống: là thuật ngữ tâm lý - xã hội để đánh giá và nhận định thái độ và hành vi ứng xử hàng ngày của cá nhân và các nhóm xã hội. Nó chính là hình thức biểu hiện của lối sống trong hoạt động xã hội và sinh ho ạt của cá nhân và c ủa c ác nhóm xã hội.
- 15 Nhịp (độ) sống: là thuậ ngữ tâm lý - xã h ội để đánh giá cách thức và tính chất sử dụng thời gian trong hoạt động và sinh ho ạt của cá nhân và c ủa các nhóm xã hội. Đó là sự đo lường về mặt thời gian của lối sống, tức là một khía c ạnh quan trọng đánh giá chất lượng sống. Môi trường sống: gồm môi trường thiên nhiên, môi trường vật thể văn minh (hay còn gọi là tự nhiên thứ hai, tức là cái tự nhiên do con người tạo ra) và môi trường xã hội… Tóm lại có thể coi các khái niệm trên đây là những hàm nghĩa của phạm trù lối sống. 1.1.2. Quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đ ảng Cộng sản Việt Nam về thanh niên và việc xây dựng lý tưởng, đạo đức, lối sống trong thanh niên 1.1.2.1. Quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, thanh niên luôn là một lực lượng hùng hậu, chiếm tỷ lệ đông đảo trong dân cư, có vị trí quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - chính trị - x ã hội của bất cứ một quốc gia nào trên thế giới. Họ chính là chủ thể xây dựng nên xã hội mới, lớp người sáng tạo ra tương lai, là mắt xích quan trọng trong sợi dây phát triển của nhân loại. Một trong những phát hiện vĩ đại nhất của chủ nghĩa xã hội khoa học - học thuyết giải phóng và phát triển con người - là học thuyết về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân m à theo đó giai cấp công nhân sẽ tự giải phóng mình và giải phóng toàn xã hội khỏi áp bức, bất công để xây dựng lên một xã hội mới tốt đẹp hơn. Đ ể thực hiện được sứ mệnh lịch sử đó cần có sự tham gia của các lực lượng trong x ã hội, đặc biệt là vai trò c ủa tầng lớp thanh niên. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã đề cập nhiều tới vị trí, vai trò của thanh niên và công tác giáo dục thanh niên đối với vận mệnh lịch sử của mỗi dân tộc, của nhân loại và thời đ ại. C.Mác cho
- 16 rằng “tương lai của giai cấp công nhân và tương lai của nhân loại hoàn toàn phụ thuộc và th ế hệ công nhân đang lớn lên”[27, 263]. Chính C.Mác đã gọi thanh niên là cội nguồn sức sống của dân tộc và giai cấp công nhân là bộ xương của mỗi cơ thể dân tộc. Khi đánh giá vai trò của thanh niên trong đấu tranh cách mạng, các nhà kinh điển Mác xít cho rằng chỉ có con đường cách mạng vô sản và việc xây dựng chủ nghĩa xã hội mới thực sự làm cho các th ế hệ thanh niên phát huy được vai trò to lớn của mình một cách tích cực, chủ động và sáng tạo. Do vậy, việc giáo dục thanh niên được coi là nhiệm vụ hàng đầu để đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa - con người phát triển toàn diện, có cuộc sống tập thể và cuộc sống cá nhân hài hoà, phong phú. Các ông c ũng chỉ rõ công tác giáo dục, đào tạo những người chủ tương lai của đất nước, những người trực tiếp xây dựng xã hội mới là một vấn đề có ý nghĩa to lớn, quan hệ mật thiết tới sự tồn tại của bản thân nền chuyên chính vô sản và thắng lợi của chủ nghĩa x ã hội. Dưới nền chuyên chính vô sản, Đảng của giai cấp công nhân đặc biệt coi trọng việc giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ vì một trong những nhiệm vụ trọng yếu của của Đảng trong thời kỳ chuyên chính vô sản là phát triển công tác cải tạo các thế hệ cũ và giáo dục các thế hệ mới theo tinh thần chuyên chính vô sản và chủ nghĩa xã hội. Các Mác có ý tưởng sâu sắc về thanh niên và giáo dục thanh niên, theo ông thanh niên là một lực lượng “đang phát triển” trong đấu tranh cách mạng, chính ở đây thanh niên sẽ tích luỹ tri thức và kinh nghiệm mở rộng các mối liên hệ xã hội mà nhờ đó, thế hệ trẻ đạt được sự phong phú của con người, của nhân cách. C.Mác và Ăngghen kịch liệt phản đối nền giáo dục kiểu phong kiến và giáo dục tư sản, nền giáo dục ấy làm cho thanh niên, học sinh, sinh viên phát triển què quặt và các ông đòi hỏi phải có sự thay đổi triệt để về giáo dục, làm cho giáo dục mang tính nhân đạo bao gồm: Trí lực, thể lực, kỹ thuật. Ăngghen đặt niềm tin vào thế hệ những người trẻ tuổi của giai
- 17 cấp vô sản giác ngộ, có học vấn, được giáo dục theo tinh thần của chủ nghĩa cộng sản. Nó đảm bảo quyền được phát triển đầy đủ những tài năng của mình và vì thế cần quan tâm giáo dục cẩn thận thế hệ đang lớn lên. Mác và Ăngghen luôn đánh giá cao vai trò của thanh niên trong đ ời sống chính trị - xã hội. Từ các phong trào cách mạng cuối thế kỷ XIX ở Đức, áo, Nga...với sự tham gia của tầng lớp thanh niên các ông đã nhận thấy cũng như công nhân, tầng lớp thanh niên khi được tổ chức sẽ trở thành hạt nhân của đội quân cách mạng, là lực lượng hùng hậu có khả năng ho àn thành xuất sắc vai trò của m ình trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung. Ăngghen khẳng định thanh niên không thể đứng ngoài chính trị, chính cuộc sống hiện thực đã, đang và sẽ cuốn hút tuổi trẻ vào đời sống chính trị. 1.1.2.1. Quan điểm của Lênin Lênin lại đặc biệt đánh giá cao vai trò c ủa thanh niên công nhân, coi đó là “nguồn sinh lực chiến đấu của cách mạng”. Người đã quan sát thấy trong thanh niên công nhân một khát vọng nồng cháy không gì kìm hãm được sự vươn tới lý tưởng dân chủ và CNXH, thành công c ủa phong trào thanh niên chính là chỗ biết gắn liền nhận thức lý luận của chủ nghĩa Mác - tri thức khoa học với sự tham gia trực tiếp của họ vào cuộc đấu tranh chính trị của giai cấp vô sản. Người đ ã khẳng định: “Ai nắm được thanh niên, người đó làm chủ thế giới và theo m ột nghĩa nào đó nhiệm vụ xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa, đó chính là của thanh niên”. Thấu hiểu những đặc trưng của lớp người trẻ tuổi, Lênin đặt niềm tin vào vai trò và sức sáng tạo của thế hệ thanh niên cách mạng một cách sâu sắc, nhất quán. Ông cho rằng: “Nhiệm vụ thực sự sáng tạo ra xã hội cộng sản chủ nghĩa chính là của thanh niên”. Cải tạo xã hội cũ v à xây d ựng xã hội mới là nhiệm vụ quan trọng nhất của Đoàn thanh niên cộng sản cho nên phải động viên thanh niên tích cực tham gia xây dựng kinh tế và văn hoá. Muốn kiến thiết kinh tế, muốn tăng năng suất lao động để chiến thắng chủ nghĩa tư bản thì cần phải
- 18 có tri thức, cần phải nắm được khoa học - kỹ thuật, thanh niên phải chiếm lấy thành trì khoa học th ì mới thật sự trở thành chủ nhân của đất nước: Thật sai lầm khi nghĩ rằng chỉ cần thấm nhuần những khẩu hiệu cộng sản, những kết luận của khoa học cộng sản mà không cần phải thấm nhuần tổng số kiến thức m à chính bản thân chủ nghĩa cộng sản là kết quả. Nếu không có một nền học vấn hiện đại thì chủ nghĩa cộng sản chỉ là một nguyện vọng m à thôi [24, tr.365]. Đ ể thanh niên phát huy đư ợc vai trò của mình, thực hiện được nhiệm vụ cao cả đó, Lênin chủ trương cải tổ triệt để công tác tổ chức v à giáo dục thanh niên với những nội dung giáo dục cụ thể, toàn diện. Đó là giáo dục cho thanh niên tinh th ần khắc phục khó khăn: “Nếu sợ khó khăn thì Đ oàn thanh niên cộng sản sẽ không phải là Đoàn thanh niên cộng sản nữa”. Đoàn thanh niên cộng sản “không thể h ành đ ộng như những kẻ hèn yếu vốn quen trốn tránh khó khăn và đi tìm những việc dễ làm”. Phải giáo dục lòng tin tưởng tuyệt đối v ào thắng lợi của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, giáo dục cho thanh niên tinh thần kiên cường và chí khí bền vững để có thể vượt qua những thất bại b uổi đầu, tiến thẳng tới mục đích lớn lao. Lênin cũng chỉ rõ rằng nhiệm vụ của thanh niên trong đó thanh niên sinh viên là phải học tập, học chủ nghĩa cộng sản. Phải tiêu hoá những tri thức sách vở biến nó thành phương pháp để làm việc một cách sáng tạo, tập làm quen với những công tác thực tế, khắc phục những biểu hiện nh à trường tách với cuộc sống, trong học tập chỉ biết tiếp thu tri thức một cách thụ động, máy móc và giáo điều, không có đầu óc phê phán. Người nhấn mạnh, nhà trường mới, nền giáo dục của ch ế độ mới phải giúp thanh niên thanh toán triệt để những hậu quả tiêu cực của nền giáo dục tư sản để lại. Toàn b ộ sự nghiệp giáo dục cho thanh niên phải hướng vào việc phát triển đạo đức trong thanh niên để họ trở thành những con người tốt, những con ng ười có văn hoá phục vụ cho sự
- 19 nghiệp xây dựng chủ nghĩa cộng sản. Ngo ài vấn đề học tập, trau dồi đạo đức, thấm nhuần chủ nghĩa cộng sản, L ênin còn nhấn mạnh vấn đề thanh niên phải không ngừng bồi dưỡng sức khoẻ, nâng cao thị hiếu thẩm mỹ v à văn hoá, chỉ có như vậy thanh niên m ới tránh được những tác động không lành m ạnh của x ã hội đối với cuộc sống, từ đó phục vụ hiệu quả cho sự nghiệp xây dựng x ã hội cộng sản chủ nghĩa. Thanh niên cần phải được tươi vui, yêu đ ời và có tinh th ần sảng khoái. Họ cần những môn thể thao lành m ạnh, những ngón tay khéo léo. Có nghĩa là được luyện tập để các bắp thịt được nhẹ nhàng và nhanh nhẹn đáp ứng lại những đòi hỏi của lao động tinh x ảo và cao [25, tr.269]. Các nhà kinh điển còn vạch rõ việc giáo dục thanh niên không phải theo lối cũ, tách rời cuộc sống, tách rời đấu tranh. Đoàn thanh niên cộng sản phải gắn việc giáo dục, học tập, thực tập của m ình với lao động của những người công nhân v à nông dân, không nên chỉ giam m ình trong việc đọc sách báo và tài liệu của cộng sản. Phải b iết đặt vấn đề như th ế nào đ ể hàng ngày ở mỗi làng m ạc, mỗi th ành phố, thanh niên giải quyết đ ước một cách thực tiễn vần đề này hay vấn đề khác của lao động tập thể, d ù là nhỏ bé nhất, đ ơn giản nhất. 1.1.2.3. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam K ế thừa những di sản quý báu của chủ nghĩa Mác - Lênin, ch ủ tịch Hồ Chí Minh đã phát triển luận điểm mácxít về vai trò của thanh niên trong xã hội, về nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ của Đảng thông qua tổ chức Đo àn thanh niên trong điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam. Nếu như các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác luôn gắn thanh niên với giai cấp công nhân, với đảng tiên phong của nó thì Hồ Chí Minh cho rằng thanh niên không những
- 20 gắn với giai cấp công nhân mà còn gắn với dân tộc. Muốn hồi sinh dân tộc trước hết phải hồi sinh thanh niên. Việc tổ chức Việt Nam cách mạng Thanh niên để chuẩn bị cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và ra Báo “Thanh niên” đă chứng tỏ Hồ Chí Minh có một tầm nhìn chiến lược khi nhìn nhận vai trò của thanh niên, chỉ thanh niên mới có thể “nắm vai trò là người châm ngòi lửa đầu tiên cho cách mạng Việt Nam”. Người coi thanh niên là hạt giống quý của cách mạng, là người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đ ồng thời là người phụ trách d ìu dắt thế hệ thanh niên tương lai. Xác đ ịnh vị trí, vai trò của thanh niên đối với tương lai của đất nước, Người khẳng định: Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh, một phần lớn là do các thanh niên, thanh niên muốn làm chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luy ện tinh thần và lực lượng của m ình, phải làm việc để chuẩn bị cái tương lai đó [33, tr.185]. Đ ể giúp thanh niên thực hiện vai trò c ủa mình, H ồ Chí Minh đặc bịêt nhấn mạnh tới công tác giáo dục thanh niên coi đó là vai trò của người công dân đối với nhà nước, với chế độ, vai trò của người chiến sĩ cách mạng đối với lý tưởng và sự nghiệp mà mình theo đuổi. Từ đó, thanh niên phải biết trau dồi đạo đức cách mạng, hết lòng ph ục vụ cách mạng, suốt đời phấn đấu, hy sinh cho lý tưởng cao quý: độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Người chỉ rõ: “Nhiệm vụ của thanh niên là phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà? Mình phải làm gì cho lợi ích nước nhà nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích n ước nhà mà hy sinh phấn đấu chừng nào?”. Đó cũng chính là yêu cầu về giáo dục và tự giáo dụ c ở thanh niên theo tư tưởng của Hồ Chí Minh. Trong rất nhiều tác phẩm của m ình, chủ tịch Hồ Chí Minh đều đề cập tới vấn đề giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên. Theo Người, giáo dục thanh niên không thể tách rời m à phải liên hệ với các cuộc đấu tranh xã hội, giáo dục
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn trường tiểu học trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng
26 p | 464 | 115
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên chính qui trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
130 p | 361 | 65
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre
138 p | 159 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý công tác giáo dục đạo đức qua hoạt động ngoài giờ lên lớp ở các trường tiểu học huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh
114 p | 126 | 35
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên trường Đại học Trà Vinh
26 p | 201 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý công tác giáo dục kỹ năng thực hành xã hội ở các trường trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh
169 p | 122 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong công tác giáo dục học sinh các trường tiểu học trên địa bàn huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận
178 p | 46 | 19
-
Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Công tác giáo dục lý luận chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam từ 1965 đến 1975
176 p | 30 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý công tác giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THCS huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng
26 p | 95 | 12
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp quản lý công tác giáo dục pháp luật cho sinh viên Đại học Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay
26 p | 89 | 10
-
Tóm tắt Luận án Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý công tác giáo dục sức khoẻ sinh sản cho học sinh THCS huyện Hoà Vang thành phố Đà Nẵng
26 p | 72 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý công tác giáo dục quốc phòng - An ninh cho sinh viên phân hiệu trường Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh tại Gia Lai
118 p | 38 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Một số biện pháp nhằm tăng cường xã hội hóa công tác giáo dục ở quận 2 TP. Hồ Chí Minh
97 p | 98 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp quản lý công tác giáo dục môi trường ở các trường Trung học cơ sở trên địa bàn quận Thanh Khê thành phố Đà Nẵng
26 p | 89 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông huyện Đức Phổ tỉnh Quảng Ngãi
120 p | 21 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở một số trường tiểu học trên địa bàn quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh
142 p | 17 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở huyện Vapi, tỉnh Salavăn, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
125 p | 15 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Công tác giáo dục lý luận chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam từ 1965 đến 1975
27 p | 7 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn