LUẬN VĂN:Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Duyên Hải Quảng Ninh và đưa ra một số giải pháp hoàn thiện
lượt xem 37
download
Bản chất của hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh Sự cần thiết nâng cao hiệu quả kinh doanh Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh tế và phương pháp tính toán hiệu quả kinh tế trong các doanh nghiệp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LUẬN VĂN:Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Duyên Hải Quảng Ninh và đưa ra một số giải pháp hoàn thiện
- LUẬN VĂN Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Duyên Hải Quảng Ninh và đưa ra một số giải pháp hoàn thiện 1
- MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BIỂU VÀ SƠ ĐỒ DANH MỤC VIẾT TẮT ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 6 PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP ........................................................................... 8 1.1. Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .................................................................................................. 8 1.1.1. Khái niệm ............................................................................................. 8 1.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh ..................... 8 1.2. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả kinh doanh .............................................. 9 1.3. Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh tế và phương pháp tính toán hiệu quả kinh tế trong các doanh nghiệp. .................................................................... 12 1.3.1 Nhóm chỉ tiêu tổng hợp ....................................................................... 12 1.3.2 Các chỉ tiêu hiệu quả bộ phận ............................................................. 13 PHẦN II: ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VỀ CÔNG TY TNHH 1TV DUYÊN HẢI QUẢNG NINH .............................................. Error! Bookmark not defined. 2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty...................................... 18 2.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty ..................................................... 19 2.2.1 Chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty......................................................................................................... 19 2.2.2 Đặc điểm về lao động .......................................................................... 19 2.2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty ................................................... 23 2.3. Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty ....................................... 26 2.4. Đặc điểm hoạt động của Công ty .......................................................... 27 2.4.1. Các lĩnh vực mà Công ty đang kinh doanh ......................................... 27 2
- 2.4.2. Chiến lược kinh doanh của công ty giai đoạn 3 năm tiếp theo ........... 27 2.5. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ........................... 28 2.6. Những thuận lợi và khó khăn đối với hoạt động sản xuất của Công ty... 28 2.6.1. Thuận lợi ............................................................................................ 29 2.6.2. Khó khăn ............................................................................................ 29 PHẦN III: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH 1TV DUYÊN HẢI QUẢNG NINH ............................................................................................ 31 3.1. Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ............... 31 3.1.1 Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh bằng chỉ tiêu giá trị .................. 31 3.1.2. Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh bằng chỉ tiêu giá trị ................. 31 3.2. Đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty............................ 34 3.3. Nghiên cứu tình hình tổ chức sử dụng các yếu tố sản xuất..................... 34 3.3.1 Tình hình tổ chức sử dụng vốn kinh doanh của Công ty ...................... 34 3.3.2. Đặc điểm TSCĐ của Công ty.............................................................. 36 3.3.3. Thực trạng sử dụng lao động tại Công ty ............................................ 38 3.4. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty (2008-2010) ......... 41 3.4.1. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh .............................................. 41 3.4.2. Phân tích hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất................................... 44 3.5. Nhận xét về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm từ 2008 đến năm 2010 ...................................................................................... 50 3.6. Những thuận lợi và khó khăn mà Công ty gặp phải trong quá trình sản xuất kinh doanh qua các năm từ 2008 đến năm 2010.................................... 51 3.6.1. Thuận lợi ............................................................................................ 51 3.6.2. Khó khăn ........................................................................................... 52 PHẦN IV: NHẬN XÉT VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH 1TV DUYÊN HẢI QUẢNG NINH VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY ............................................................................. 53 3
- 4.1. Những thành tựu và tồn tại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH 1TV Duyên Hải Quảng Ninh. .............................................. 53 4.1.1. Thành tựu đạt được ............................................................................. 53 4.1.2. Bên cạnh kết quả đạt được trên Công ty còn một số tồn tại................. 53 4.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH 1TV Duyên Hải Quảng Ninh ............................................... 54 KẾT LUẬN.................................................................................................. 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO 4
- DANH MỤC CÁC BIỂU Trang Biểu 2.1: Cơ cấu lao động của Công ty ........................................................ 21 Biểu 2.2: Tình hình cơ sở vật chất của Công ty (2006-2008) ........................ 26 Biểu 3.1: Kết quả sản xuất kinh doanh bằng chỉ tiêu giá trị .......................... 32 Biểu 3.2: Tình hình sử dụng vốn của Công ty............................................... 35 Biểu 3.3: Hiện trạng TSCĐ của Công ty năm 2010 ...................................... 37 Biểu 3.4: Cơ cấu bố trí lao động của Công ty năm 2010 ............................... 39 Biểu 3.5: Tình hình lao động và tổng quỹ lương của Công ty (2008-2010) .. 40 Biểu 3.6: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế tổng hợp ............................ 42 Biểu 3.7: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định ............................ 45 Biểu 3.8: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động .......................... 47 Biểu 3.9: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động ................................. 49 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Trang Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty................................ 22 5
- DANH MỤC VIẾT TẮT BHXH: Bảo hiểm xã hội BHYT: Bảo hiểm y tế CP QLDN: Chi phí quản lý doanh nghiệp CPSXKD: Chi phí sản xuất kinh doanh DT: Doanh thu DT HĐTC: Doanh thu hoạt động tài chính HĐQT: Hội đồng quản trị GVHB: Giá vốn hàng bán LĐ: Lao động LN: Lợi nhuận MMTB: Máy móc thiết bị NVL: Nguyên vật liệu PGĐ: Phó giám đốc PTVT: Phương tiện vận tải SPDD: Sản phẩm dở dang TĐPTBQ: Tốc độ phát triển bình quân TNDN: Thu nhập doanh nghiêp TNHH: Trách nhiệm hữu hạn TSCĐ: Tài sản cố định VKD: Vốn kinh doanh XN: Xí nghiệp XNK: Xuất nhập khẩu ӨLH: Tốc độ phát triển liên hoàn 6
- ĐẶT VẤN ĐỀ Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, cũng như sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy nhiều mô hình kinh tế, các loại hình doanh nghiệp phát triển đồng thời tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Xu hướng hội nhập hoá, quốc tế hoá tạo cho mỗi doanh nghiệp rất nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn. Vì vậy để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải năng động, mềm dẻo, linh hoạt trong việc sử dụng và triển khai có hiệu quả từng phương án sản xuất kinh doanh, sử dụng hợp lý nguồn lực hiện có như con người, máy móc, thiết bị.... Sản xuất kinh doanh cái gì? Phương án thực hiện như thế nào? Con người, máy móc thiết bị sử dụng ra sao để đạt hiệu quả tối ưu? Đó luôn là bài toán đặt ra đối với các doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp sẽ có những đáp án khác nhau nhưng đều hướng tới một mục tiêu chung là lợi nhuận trong kinh doanh, mở rộng hoạt động, đứng vững trên thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt hiện nay. Với lý do đó, trong lần thực tập tốt nghiệp này, em đã tìm hiểu, nghiên cứu đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Duyên Hải Quảng Ninh, phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty và đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty. Sau thời gian thực tập, với sự cố gắng của bản thân, cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của tập thể cán bộ công nhân viên Công ty TNHH MTV Duyên Hải Quảng Ninh em đã hoàn thành đề tài báo cáo thực tập tốt nghiệp: “Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Duyên Hải Quảng Ninh và đưa ra một số giải pháp hoàn thiện”. Mục tiêu nghiên cứu: 7
- - Đánh giá được thực trạng kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH MTV Duyên Hải Quảng Ninh. - Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Duyên Hải Quảng Ninh. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng là hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH MTV Duyên Hải Quảng Ninh. - Phạm vi là Công ty TNHH MTV Duyên Hải Quảng Ninh. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp kế thừa: Kế thừa kết quả nghiên cứu và các tài liệu về hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Duyên Hải Quảng Ninh. - Phương pháp khảo sát thực tiễn: Khảo sát quá trình sản xuất và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH MTV Duyên Hải Quảng Ninh. - Phương pháp nghiên cứu chuyên ngành. - Phương pháp phân tích kinh tế. - Phương pháp chuyên gia, trao đổi với những người có kinh nghiệm như các nhà khoa học, các cán bộ quản lý. - Phương pháp điều tra thu thập số liệu từ các phòng, ban trong Công ty. Nội dung nghiên cứu: - Nghiên cứu cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. - Nghiên cứu thực trạng sản xuất và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH MTV Duyên Hải Quảng Ninh trong 3 năm từ năm 2008 đến năm 2010. - Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Duyên Hải Quảng Ninh. 8
- PHẦN I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định. Từ khái niệm khái quát này, có thể hình thành công thức biễu diễn khái quát phạm trù hiệu quả kinh tế như sau: H = K/C (1) Với H là hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (quá trình kinh tế) nào đó; K là kết quả thu được từ hiện tượng (quá trình) kinh tế đó và C là chi phí toàn bộ để đạt được kết quả đó. Và như thế cũng có thể định nghĩa ngắn gọn hiệu quả kinh tế như sau: Hiệu quả kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động kinh tế và được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Từ định nghĩa về hiệu quả kinh tế như đã trình bày ở trên, chúng ta có thể hiểu hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và tiền vốn) nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã xác định. 1.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh Thực chất khái niệm hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng đã khẳng định bản chất của hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, thiết bị máy móc, nguyên nhiên vật liệu và tiền vốn) để đạt được mục tiêu 9
- cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp – mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. 1.2. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả kinh doanh Như chúng ta đã biết mọi tài nguyên thiên nhiên trên trái đất như đất đai, khoáng sản, hải sản, lâm sản… đều không phải là vô hạn. Bên cạnh đó, việc sử dụng những nguồn tài nguyên này một cách bừa bãi, không khoa học như hiện nay đang góp phần làm cho chúng ngày càng cạn kiệt và khan hiếm dần. Dân cư trên toàn thế giới thì lại ngày càng tăng với tốc độ tăng cao nhất là ở các quốc gia kém và đang phát triển, nhu cầu tiêu dùng vật phẩm theo đó mà cũng tăng lên vô cùng. Do vậy mà tài nguyên khan hiếm lại càng khan hiếm hơn. Sự khan hiếm của tài nguyên thiên nhiên đòi hỏi và bắt buộc con người phải nghĩ đến việc lựa chọn kinh tế, khan hiếm càng tăng lên thì vấn đề lựa chọn kinh tế tối ưu ngày càng phải đặt ra nghiêm túc, gay gắt. Người ta buộc phải lựa chọn phương pháp sản xuất như thế nào để tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên lấy tiền đề cho sản xuất lâu dài. Cùng với sự phát triển của kỹ thuật sản xuất thì càng ngày người ta càng tìm ra nhiều phương pháp khác nhau để chế tạo sản phẩm. Kỹ thuật sản xuất phát triển cho phép với cùng những nguồn lực đầu vào nhất định người ta có thể tạo ra rất nhiều loại sản phẩm khác nhau. Điều này cho phép các doanh nghiệp có khả năng lựa chọn kinh tế: lựa chọn sản xuất kinh doanh sản phẩm (cơ cấu sản phẩm) tối ưu. Sự lựa chọn đúng đắn sẽ mang lại cho doanh nghiệp hiệu quả kinh doanh cao nhất, thu được nhiều lợi ích nhất. Giai đoạn phát triển kinh tế theo chiều rộng kết thúc và nhường chỗ cho sự phát triển kinh tế theo chiều sâu: sự tăng trưởng kết quả kinh tế của sản xuất chủ yếu nhờ vào việc cải tiến các yếu tố sản xuất về mặt chất lượng, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, công nghệ mới, hoàn thiện công tác quản trị và cơ cấu kinh tế..., nâng cao chất lượng các hoạt động kinh tế. Nói một cách khái quát là nhờ vào sự nâng cao hiệu quả kinh doanh. Như vậy, nâng cao hiệu quả kinh doanh tức là đã nâng cao khả năng sử 10
- dụng các nguồn lực có hạn trong sản xuất, đạt được sự lựa chọn tối ưu. Trong điều kiện khan hiếm các nguồn lực sản xuất thì nâng cao hiệu quả kinh doanh là điều kiện không thể không đặt ra đối với bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào. Tuy nhiên sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong các cơ chế kinh tế khác nhau là không giống nhau. Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, việc lựa chọn kinh tế thường không đặt ra cho cấp doanh nghiệp. Mọi quyết định kinh tế: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? và sản xuất cho ai? đều được giải quyết từ một trung tâm duy nhất. Doanh nghiệp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình theo sự chỉ đạo từ trung tâm đó và vì thế mục tiêu cao nhất của doanh nghiệp là hoàn thành kế hoạch nhà nước giao. Do những hạn chế nhất định của cơ chế kế hoạch hóa tập trung mà không phải chỉ là vấn đề các doanh nghiệp ít quan tâm tới hiệu quả hoạt động kinh tế của mình mà trong nhiều trường hợp các doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch bằng mọi giá. Hoạt động kinh doanh trong cơ chế kinh tế thị trường, môi trường cạnh tranh gay gắt, nâng cao hiệu quả kinh doanh của hoạt động sản xuất là điều kiện tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Trong cơ chế kinh tế thị trường, việc giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản: sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai dựa trên quan hệ cung cầu, giá cả thị trường, cạnh tranh và hợp tác. Các doanh nghiệp phải tự ra các quyết định kinh doanh của mình, tự hạch toán lỗ lãi, lãi nhiều hưởng nhiều, lãi ít hưởng ít, không có lãi sẽ đi đến phá sản. Lúc này, mục tiêu lợi nhuận trở thành một trong những mục tiêu quan trọng nhất, mang tính chất sống còn của sản xuất kinh doanh. Mặt khác, trong nền kinh tế thị trường thì các doanh nghiệp phải cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Môi trường cạnh tranh này ngày càng gay gắt, trong cuộc cạnh tranh đó có nhiều doanh nghiệp trụ vững, phát triển sản xuất, nhưng không ít doanh nghiệp đã thua lỗ, giải thể, phá sản. Để có thể trụ lại trong 11
- cơ chế thị trường, các doanh nghiệp luôn phải nâng cao chất lượng hàng hóa, giảm chi phí sản xuất, nâng cao uy tín... nhằm tới mục tiêu tối đa lợi nhuận. Các doanh nghiệp phải có được lợi nhuận và đạt được lợi nhuận càng cao càng tốt. Do vậy, đạt hiệu quả kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh luôn là vấn đề được quan tâm của doanh nghiệp và trở thành điều kiện sống còn để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường. 1.3. Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh tế và phương pháp tính toán hiệu quả kinh tế trong các doanh nghiệp. 1.3.1 Nhóm chỉ tiêu tổng hợp - Hệ số sinh lời của vốn kinh doanh Lợi nhuận trong kỳ Hệ số sinh lời của VKD = Tổng vốn kinh doanh Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. - Hệ số sinh lời của doanh thu Lợi nhuận trong kỳ Hệ số sinh lời của doanh thu = Doanh thu thuần - Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận: + Tỷ suất lợi nhuận vốn sản xuất LN TVSX = * 100 VSX TVSX: Tỷ suất lợi nhuận vốn sản xuất V SX : Vốn sản xuất bình quân Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn sản xuất bình quân thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. + Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 12
- LN TSDT = * 100 DT Trong đó: TSDT: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu DT : Doanh thu + Tỷ suất lợi nhuận chi phí sản xuất LN TCPSX = * 100 CPSX Trong đó: TCPSX: Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí sản xuất CPSX : Chi phí sản xuất Chỉ tiêu này cho biết bỏ ra một đồng chi phí sản xuất thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. 1.3.2 Các chỉ tiêu hiệu quả bộ phận * Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn - Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định + Sức sản xuất của vốn cố định DT tiêu thụ sản phẩm trong kỳ Sức sản xuất của vốn cố định = Vốn cố định bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định trong kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. + Sức sinh lợi của vốn cố định Tổng lợi nhuận trong kỳ Sức sinh lợi của vốn cố định = Vốn cố định bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định bình quân sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. 13
- Nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn cố định có thể thấy các nguyên nhân của việc sử dụng vốn cố định không có hiệu quả thường là đầu tư tài sản cố định quá mức cần thiết, tài sản cố định không sử dụng chiếm tỉ trọng lớn, sử dụng tài sản cố định với công suất thấp hơn mức cho phép... - Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động + Vòng quay vốn lưu động Doanh thu thuần Vòng quay vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân trong kỳ Số vòng quay vốn càng lớn thì hiệu suất sử dụng vốn càng lớn. + Sức sản xuất của vốn lưu động DT tiêu thụ sản phẩm trong kỳ Sức sản xuất của vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động bình quân sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. + Sức sinh lợi của vốn lưu động Tổng lợi nhuận trong kỳ Sức sinh lợi của vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động bình quân sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Trong các công thức trên, vốn cố định (lưu động) bình quân là số trung bình của giá trị vốn cố định (lưu động) ở thời điểm đầu kỳ và ở thời điểm cuối kỳ. * Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động Số lượng và chất lượng lao động là yếu tố cơ bản trong sản xuất, góp phần quan trọng trong năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng lao động biểu hiện ở năng suất lao động, mức sinh lời của lao động và hiệu suất tiền lương. 14
- - Năng suất lao động Lợi nhuận trong kỳ Năng suất lao động = Số lượng lao động bình quân trong năm Năng suất lao động tính theo năm chịu ảnh hưởng rất lớn của việc sử dụng thời gian lao động trong năm: số ngày bình quân làm việc trong năm, số giờ bình quân làm việc mỗi ngày của lao động trong doanh nghiệp và năng suất lao động bình quân mỗi giờ Về bản chất, chỉ tiêu năng suất lao động được xác định phù hợp với công thức khái niệm hiệu quả kinh tế của sản xuất kinh doanh và do đó biểu hiện tính hiệu quả trong việc sử dụng lực lượng lao động trong doanh nghiệp - Mức sinh lời của lao động Bên cạnh chỉ tiêu năng suất lao động, chỉ tiêu mức sinh lời bình quân của một lao động cũng thường được sử dụng. Mức sinh lời bình quân của một lao động cho biết mỗi lao động được sử dụng trong doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận trong một thời kỳ nhất định. Lợi nhuận trong kỳ Mức sinh lời của lao động = Tổng số lao động bình quân trong kỳ - Hiệu suất tiền lương Lợi nhuận trong kỳ Hiệu suất tiền lương = Tổng chi phí tiền lương trong kỳ Hiệu suất tiền lương cho biết một đồng tiền lương đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Hiệu suất tiền lương tăng lên khi năng suất lao động tăng với nhịp độ cao hơn nhịp độ tăng tiền lương. * Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu - Vòng luân chuyển nguyên vật liệu 15
- Giá vốn NVL đã dùng Số vòng luân chuyển NVL = Giá trị lượng NVL dự trữ - Vòng luân chuyển vật tư trong sản phẩm dở dang G.thành hàng hóa đã chế biến Số vòng luân chuyển vật tư trong SPDD = G.trị vật tư dự trữ đã chế biến Hai chỉ tiêu trên cho biết khả năng khai thác các nguồn nguyên liệu vật tư của doanh nghiệp, đánh giá chu kỳ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hai chỉ tiêu trên cao cho biết doanh nghiệp giảm được chi phí cho nguyên vật liệu dự trữ, rút ngắn chu kỳ hoạt động về chuyển đổi nguyên vật liệu thành thành phẩm, giảm bớt sự ứ đọng của nguyên vật liệu tồn kho và tăng vòng quay vốn lưu động. Nhược điểm là có thể doanh nghiệp thiếu nguyên vật liệu dự trữ, cạn kho, không đáp ứng kịp thời, đầy đủ các nhu cầu. Ngoài ra, để sử dụng nguyên vật liệu có hiệu quả người ta còn đánh giá mức thiệt hại, mất mát nguyên vật liệu trong quá trình dự trữ, sử dụng chúng. Chỉ tiêu này được đo bằng tỉ số giữa giá trị nguyên vật liệu hao hụt, mất mát trên tổng giá trị nguyên vật liệu sử dụng trong kỳ. Người ta so sánh chỉ tiêu này với các định mức kinh tế - kỹ thuật hiện hành hoặc đối chiếu với mức hao hụt kỳ trước, ... để dưa ra quyết định thích hợp nhằm sử dụng vật tư tiết kiệm, đúng mục đích, phù hợp thực tế sản xuất và có hiệu quả. * Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh ở từng bộ phận bên trong doanh nghiệp Các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động ở từng bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp phản ánh tính hiệu quả của hoạt động chung cũng như từng mặt hoạt động kinh tế diễn ra ở từng bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp. Đó có thể là các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư đổi mới công nghệ hoặc trang thiết bị ở phạm vi toàn doanh nghiệp hoặc từng bộ phận bên trong doanh nghiệp; hiệu quả ở từng bộ phận quản trị và thực hiện các hoạt động kinh doanh của doanh 16
- nghiệp; hiệu quả của từng quyết định sản xuất kinh doanh và thực hiện chức năng quản trị doanh nghiệp;... Tùy theo từng hoạt động cụ thể có thể xây dựng hệ thống chỉ tiêu và tiến hành đánh giá hiệu quả hoạt động thích hợp. Về nguyên tắc, đối với hiệu quả của từng bộ phận công tác bên trong doanh nghiệp (từng phân xưởng, từng ngành, từng tổ sản xuất, ...) có thể xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tương tự như hệ thống chỉ tiêu đã xác định cho phạm vi toàn doanh nghiệp. Riêng hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư, do tính đặc thù của hoạt động này đòi hỏi phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu phù hợp. 17
- PHẦN II ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VỀ CÔNG TY TNHH MTV DUYÊN HẢI QUẢNG NINH 2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty * Giới thiệu chung về Công ty: - Tên công ty :Công ty TNHH MTV Duyên Hải Quảng Ninh - Địa chỉ :Tầng 2 - khách sạn Hữu Nghị - Phường Hòa Lạc – Móng Cái – Quảng Ninh. - Mã số thuế : 5700101387 - Điện thoại : 0333.835.330 - Fax : 0333.887.359 * Quá trình hình thành và phát triển Công ty Quảng Ninh là một trọng điểm kinh tế, một đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc đồng thời là một trong bốn trung tâm du lịch lớn của Việt Nam với di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long đã hai lần được UNESCO công nhận về giá trị thẩm mĩ và địa chất, địa mạo. Trong đó hai thành phố Móng Cái, Hạ Long là đầu mối giao thương giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc và các nước trong khu vực. Đặc biệt cửa khẩu quốc tế Móng Cái là nơi hội tụ giao lưu thương mại, du lịch, dịch vụ và thu hút các nhà đầu tư; Là cửa ngõ giao dịch xuất nhập khẩu với Trung Quốc và các nước trong khu vực có điều kiện rất thuận lợi để phát triển các ngành thương mại xuất nhập khẩu, du lịch và khách sạn. Là một doanh nghiệp lớn trên địa bàn thành phố Móng Cái, Công ty TNHH MTV Duyên Hải Quảng Ninh được thành lập theo quyết định số: 72/QĐ/TU ngày 29/08/1992 của Tỉnh uỷ Quảng Ninh và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 01/09/1992. Đến ngày 15/7/1993 theo Quyết định 1396- QĐ/UB của UBND Tỉnh Quảng Ninh – Công ty đổi tên thành doanh nghiệp đoàn thể Công ty Duyên Hải Quảng Ninh. Sau đó, theo chủ trương của Chính 18
- phủ: “ Về việc chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên”. Công ty Duyên Hải được chuyển đổi từ doanh nghiệp đoàn thể Công ty Duyên Hải thành Công ty TNHH một thành viên Duyên Hải Quảng Ninh theo quyết định số: 54/QĐ/UB ngày 07/01/2005 của UBND tỉnh Quảng Ninh. Giấy phép đăng ký kinh doanh số: 22.04.000020 đăng ký lần đầu ngày 01/02/2005. Đăng ký thay đổi lần 4 vào ngày 13/12/2008 do Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh cấp. Từ lúc thành lập cho đến nay, Công ty không ngừng phát triển và ngày càng lớn mạnh. Tại thời điểm thành lập vốn điều lệ của Công ty là 5.690.807.753đ. Song với những lỗ lực không ngừng trong hoạt động kinh doanh cùng với những định hướng phát triển đúng đắn bên cạnh đó là sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Văn phòng tỉnh uỷ Quảng Ninh. Tính đến cuối năm 2008 sau hơn 14 năm hoạt động tổng vốn điều lệ của Công ty đã đạt tới mức hơn 30 tỷ với 02 khách sạn Hữu Nghị I và Hữu Nghị II đóng trên địa bàn thành phố Móng Cái, 01 Chi nhánh Trung tâm Thương mại và du lịch, phòng kinh doanh XNK hàng hoá, Cửa hàng Thương mại Bắc Luân, Cửa hàng miễn thuế liên doanh với Hong Kong tại khu vực cửa khẩu Quốc tế Móng Cái, Liên doanh xây dựng khu đô thị Phượng Hoàng, liên doanh xây dựng khu cảng Dân Tiến tại Km12 Móng Cái… Tất cả các đơn vị đều hoạt động kinh doanh và hạch toán độc lập dưới sự điều hành quản lý trực tiếp của Công ty TNHH một thành viên Duyên Hải Quảng Ninh. 2.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 2.2.1 Chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm hoạt động SXKD của Công ty. Công ty TNHH một thành viên Duyên Hải Quảng Ninh chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực sau: - Kinh doanh XNK trực tiếp, kinh doanh du lịch và khách sạn; kinh doanh lữ hành nội địa và quốc tế; kinh doanh vận chuyển khách du lịch; sản 19
- xuất kinh doanh nước khoáng, nước giải khát, nước sinh hoạt; dịch vụ sửa chữa ôtô xe máy. Sản xuất chế biến tiêu thụ than nội địa, xuất khẩu than; mua bán vật tư máy móc thiết bị phụ tùng, phương tiện vận tải các loại, sản phẩm từ cây công nghiệp, cây nông, lâm nghiệp, hải sản - Kinh doanh bất động sản; sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng; kinh doanh hàng miễn thuế; khai thác nước khoáng thiên nhiên; xây dựng đường, cầu cảng. Dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa; dịch vụ chuyển khẩu, chuyển tải, tạm nhập tái xuất; kinh doanh kho, cảng, giao nhận vật tư hàng hoá, bốc xếp hàng hoá bằng thủ công, cơ giới. Kinh doanh các mặt hàng rượu bia, bánh kẹo, thuốc lá nội; kinh doanh nhà hàng; mua bán hàng thủ công mỹ nghệ nội địa và xuất khẩu; vật lý trị liệu; kinh doanh phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Mặc dù hoạt động trên nhiều lĩnh vực kinh doanh, song với mô hình Công ty trực tiếp chỉ đạo quản lý, các đơn vị hạch toán độc lập - Công ty có một quy trình sản xuất kinh doanh tương đối và hiệu quả, các bước điều hành công việc được sắp xếp hợp lý, bộ máy vận hành đạt hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó, Công ty luôn chú trọng đến việc khai thác mở rộng mạng lưới và phát triển thêm nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau thu hút được nhiều vốn đầu tư từ các nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể là khu Đô thị Phượng Hoàng, khu cảng liên doanh Dân Tiến.... 2.2.2. Đặc điểm về lao động Lao động là một trong những yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất kinh doanh, giữ vai trò quyết định đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiểu được điều nay nên Công ty luôn luôn hết sức chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên giỏi chuyên môn nghiệp vụ, suất sắc trong công việc. Đồng thời cũng luôn quan tâm chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần của CBCNV. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: Sử dụng phương pháp thống kê trong việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh ở công ty kinh doanh vận tải lương thực"
0 p | 292 | 45
-
LUẬN VĂN: Sử dụng phương pháp thống kê trong việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
59 p | 171 | 36
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi trồng thủy sản của các hộ nông dân ở xã Hương Phong, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế
93 p | 146 | 20
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế canh tác lúa ở xã Vĩnh Hảo, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định
74 p | 98 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Đánh giá hiệu quả đầu tư Nhà máy sản xuất phân bón NPK của Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí
87 p | 120 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất dưa hấu tại xã Nghĩa Yên, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An
70 p | 133 | 15
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Đánh giá hiệu quả đầu tư Nhà máy sản xuất phân bón NPK của Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí
2 p | 121 | 14
-
Luận văn: Sử dụng phương pháp thống kê trong việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
57 p | 133 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Minh Quân, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
74 p | 55 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất mía của các nông hộ xã Thọ Xương, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa
85 p | 115 | 12
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh Công ty giày Thụy Khuê
56 p | 32 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần phát triển Công nghiệp – Xây lắp và Thương mại Hà Tĩnh
82 p | 110 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Tân Hòa, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
68 p | 41 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Xây dựng Công nghiệp Mỏ - Chi nhánh Tổng công ty Đông Bắc
92 p | 27 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất mía của các nông hộ ở xã Sơn Định, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên
74 p | 71 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Bước đầu đánh giá hiệu quả công tác giao đất giao rừng để sản xuất kinh doanh thông nhựa (Pinus Merkusii Jungh Et De Vries) cho các hộ gia đình công nhân của xí nghiệp nhựa thông Uông Bí - Quảng Ninh
107 p | 22 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
65 p | 3 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa trên địa bàn thành phố Cần Thơ
100 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn