Luận văn: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp, khu chế xuất Thực trạng và giải pháp
lượt xem 44
download
Thành lập khu vực tập trung để thu hút vốn, khuyến khích sản xuất và các dịch vụ sản xuất, phục vụ xuất khẩu và thị trường trong nước với những ưu đãi đặc biệt đang là sự quan tâm của nhiều nước trên thế giới. Trong gần 4 thập kỷ qua, các nước đang phát triển, nhất là các nước Châu Á đã thu được những kết quả nhất định trong việc áp dụng mô hình kinh tế này như là những thực thể kinh tế năng động nhất, phản ánh những biện pháp kinh tế đặc biệt nhằm...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp, khu chế xuất Thực trạng và giải pháp
- Luận văn Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp, khu chế xuất Thực trạng và giải pháp 1
- LỜI NÓI ĐẦU Thành lập khu vực tập trung để thu hút vốn, khuyến khích sản xuất và các dịch vụ sản xuất, phục vụ xuất khẩu và thị trường trong nước với những ưu đãi đặc biệt đang là sự quan tâm của nhiều nước trên thế giới. Trong gần 4 thập kỷ qua, các nước đang phát triển, nhất là các nước Châu Á đã thu được những kết quả nhất định trong việc áp dụng mô hình kinh tế này như là những thực thể kinh tế năng động nhất, phản ánh những biện pháp kinh tế đặc biệt nhằm tăng cường xu thế hướng ngoại đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, phát triển quá trình quốc tế hoá, khu vực hoá kinh tế. Ở Việt Nam, sau khi Nhà nước ban hành Luật Đầu tư nước ngoài, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã thu được những kết quả quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư, tạo công ăn việc làm, gia tăng nguồn hàng xuất khẩu... góp phần tích cực thực hiện chiến lược kinh tế- xã hội của đất nước. Là một bộ phận của hoạt động đầu tư trực tiếp, các khu công nghiệp, khu chế xuất được thành lập ở nước ta đang trở thành mô hình tổ chức kinh tế linh động, gắn kinh tế ngành với kinh tế lãnh thổ, là nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại, tạo ra bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Thời gian vừa qua, tình hình kinh tế- chính trị trên thế giới biến động đã gây ảnh hưởng rất lớn tới sự vận động của dòng đầu tư trực tiếp, trong khi các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam cũng không ngừng thay đổi. Vì vậy, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp, khu chế xuất, vốn là nội dung hoạt động quan trọng nhất, quyết định sự thành công hay thất bại của các khu trong hoàn cảnh đầu tư trong nước còn hạn hẹp, trở nên rất phức tạp. Đồng thời, đặt ra một câu hỏi cần được quan tâm và giải đáp: làm thế nào để thu hút ngày càng mạnh mẽ đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp, khu chế xuất đã được thành lập? 2
- Để góp phần nhỏ bé của mình vào việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp, khu chế xuất, sau một thời gian nghiên cứu, người viết mạnh dạn chọn đề tài:" Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp, khu chế xuất - Thực trạng và giải pháp" để viết khoá luận tốt nghiệp với hy vọng khoá luận sẽ phần nào có ích cho những người quan tâm. Khoá luận không đề cập đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trong một hay một vài khu cụ thể, mà xem xét, đánh giá hoạt động này một cách tổng thể trên toàn bộ các khu trong khoảng thời gian gần mười năm trở lại đây, kể từ khi khu chế xuất đầu tiên được thành lập cho đến thời điểm hiện tại. Trong khi nghiên cứu vấn đề, khoá luận đã sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, đi từ những nội dung có tính chất lý luận đến các vấn đề thực tiễn, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện vấn đề đang nghiên cứu. Ngoài ra, các phương pháp so sánh, phân tích tổng hợp, lấy ví dụ... cũng được sử dụng để làm nổi bật vấn đề. Khoá luận được trình bày với kết cấu gồm 3 chương: Chương I: Tổng quan về khu công nghiệp, khu chế xuất - Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp, khu chế xuất. Chương II: Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam trong thời gian qua. Chương III: Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam. Bản khoá luận này được hoàn thành với sự giúp đỡ, hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của các chuyên gia Vụ Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất Việt Nam, TS Vũ Chí Lộc. Người viết xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối 3
- với sự chỉ bảo tận tình và những ý kiến đóng góp của các Thầy, đã giúp đỡ người viết hoàn tất đề tài trong thời gian vừa qua. Khoá luận đã đề cập đến một vấn đề khá lớn và tương đối phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian và kinh nghiệm thực tiễn. Do điều kiện thời gian nghiên cứu chưa nhiều, khả năng có hạn nên khoá luận khó tránh khỏi những khiếm khuyết. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến và chỉ dẫn của thầy, cô giáo và những người có quan tâm đến vấn đề này. Hà Nội, tháng 12 năm 2000. Nguyễn Hoàng Hải. 4
- CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT - ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO KCN, KCX I. VÀI NÉT VỀ KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT. 1. Khái niệm: 1.1 Khu chế xuất: a. Cơ sở lí luận: Sự hình thành và phát triển khu chế xuất trên thế giới xuất phát từ những thay đổi trong môi trường kinh tế- kĩ thuật của nền kinh tế toàn cầu sau chiến tranh thế giới lần thứ II, và nhất là trong thập kỉ 60. Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, sự phát triển nhanh chóng của các nước công nghiệp phát triển gặp phải những khó khăn gay gắt về nguồn nhân công tiền công thấp ở trong nước và nguồn nguyên liệu cho công nghiệp vốn trước đây được tước đoạt một cách tự do từ các nước thuộc địa, nay đã giành được độc lập. Mặt khác, do trình độ công nghệ còn bị hạn chế, nền kĩ thuật tự động hoá chưa đủ sức giải quyết được những khó khăn này của các nước phát triển. Trong khi đó, các nước đang phát triển vừa mới thoát ra khỏi ách đô hộ thực dân của chủ nghĩa đế quốc lại rơi vào tình trạng khó khăn trong phát triển kinh tế, thất nghiệp gia tăng, thiếu vốn đầu tư và ngoại tệ để khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, xây dựng nền kinh tế dân tộc. Mặt khác, do thiếu vốn, thiếu kĩ thuật công nghệ tiên tiến, thiếu cán bộ quản lí và công nhân lành nghề có trình độ cao nên các nước đang phát triển khó có điều kiện kiến tạo đầy đủ ngay một lúc trên phạm vi cả nước những điều kiện và yếu tố để có được những sản phẩm công nghiệp chế tạo đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Ở đây có điểm gặp nhau về nhu cầu phát triển kinh tế của các nước phát triển và các nước đang phát triển. Sự thôi thúc tìm kiếm nguồn nhân 5
- công giá rẻ và nguyên liệu đã thúc đẩy các nước phát triển di chuyển các cơ sở sản xuất công nghiệp dùng nhiều lao động, tài nguyên ra nước ngoài, đến gần các nguồn lực đó. Còn các nước đang phát triển, thấy được lợi thế và hạn chế của mình, đã cố gắng tạo ra một môi trường kinh tế thích hợp để thu hút đầu tư từ bên ngoài nhằm giải quyết những bế tắc kinh tế của mình và thực hiện chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu. Khu chế xuất được thành lập trên cơ sở kiến tạo những điều kiện, yếu tố thuận lợi về pháp lý và kĩ thuật hạ tầng trên một địa bàn hạn chế phù hợp với khả năng về tài chính, quản lý; là một sách lược khôn khéo, linh hoạt và rất có ý nghĩa cả về phương diện vận dụng tư duy lý thuyết kinh tế vào thực tiễn các quan hệ kinh tế quốc tế của các nước đang phát triển. Khu chế xuất cũng chính là hình thức tạo ra những điều kiện để có thể lợi dụng và phát huy nhanh chóng các lợi thế so sánh của một nước hay một vùng bằng cách tham gia tích cực vào phân công lao động quốc tế. Rõ ràng, xét về mặt lợi ích và hiệu quả theo nguyên lý của lí thuyết lợi thế so sánh, khu chế xuất là nơi hội tụ về quyền lợi của các nước đang phát triển và các công ty xuyên quốc gia, người nắm giữ phần lớn nguồn đầu tư trực tiếp của nước ngoài hiện nay trên thế giới. b. Định nghĩa: Với tính chất là khu chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, đứng ngoài chế độ mậu dịch và thuế quan của một nước, ngày nay có nhiều cách hiểu khác nhau về khu chế xuất, và do đó, có nhiều định nghĩa khác nhau về mô hình kinh tế này. - Định nghĩa của Hiệp hội các khu chế xuất thế giới( WEPZA): Theo điều lệ hoạt động của WEPZA, khu chế xuất bao gồm tất cả các khu vực được Chính phủ các nước cho phép như cảng tự do, khu mậu dịch tự do, khu công nghiệp tự do hoặc bất kì khu vực ngoại thương hoặc khu vực khác được WEPZA công nhận. Định nghĩa này về cơ bản đồng nhất khu chế 6
- xuất với khu vực miễn thuế. Theo định nghĩa này, có thể xếp Hồng Kông và Singapo vào các khu chế xuất. - Định nghĩa của Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc( UNIDO): Theo UNIDO, khu chế xuất là "khu vực được giới hạn về hành chính, có khi về địa lý, được hưởng một chế độ thuế quan cho phép tự do nhập khẩu trang bị và sản phẩm nhằm mục đích sản xuất sản phẩm xuất khẩu. Chế độ thuế quan được ban hành cùng với những qui định luật pháp ưu đãi, chủ yếu về thuế nhằm thu hút đầu tư nước ngoài." Khái niệm khu chế xuất bao hàm viêc thành lập các nhà máy hiện đại trong một khu công nghệp và một loạt những ưu đãi nhằm khuyến khích việc đầu tư của các nhà kinh doanh nước ngoài vào nước sở tại. Với định nghĩa hẹp nói trên của UNIDO, về bản chất hoạt động kinh tế khu chế xuất khác với khu mậu dịch tự do, cảng tự do. Bởi hoạt động chính trong khu chế xuất là sản xuất công nghiệp, mặc dù trên thực tế các hoạt động kinh doanh cũng được thực hiện tại một số khu chế xuất. - Định nghĩa củaViệt Nam: Theo Qui chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao- ban hành kèm theo Nghị định số 36/ CP ngày 24/ 4/ 1997, khu chế xuất là "khu chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; do Chính phủ hoặc Thủ tướng chính phủ quyết định thành lập”. Như vậy, về cơ bản, khu chế xuất ở Việt Nam cũng được hiểu theo như định nghĩa hẹp của UNIDO. 1.2 Khu công nghiệp: a. Khu công nghiệp- sự cải biên cần thiết của khu chế xuất cổ điển. - Hạn chế của mô hình khu chế xuất cổ điển: Có thể thấy rằng, khu chế xuất là một trong những công cụ hành chính để tạo ra thể chế thương mại tự do cho các nghành công nghiệp chế biến xuất khẩu. Sự thành công của các khu chế xuất, đặc biệt là ở các nước Châu Á như Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông, Malaixia, đặc khu kinh tế 7
- Trung Quốc... trong hơn 3 thập kỉ qua đã đóng góp tích cực vào trào lưu phổ thông hoá công cụ thúc đẩy xuất khẩu này. Theo các chuyên gia kinh tế, sở dĩ khu chế xuất được thành lập nhiều và thu được nhiều thành công lớn ở các nước Châu Á, vì đây là khu vực có lực lượng lao động dồi dào, giá nhân công thấp, lại nằm trên các tuyến đường hàng hải nối liền các cảng và trung tâm thương mại sôi động vào bậc nhất thế giới. Các khu chế xuất châu Á chiếm gần 70% số lao động trong các khu chế xuất trên toàn thế giới và tuy chỉ chiếm một phần nhỏ lượng xuất khẩu của một nước, nhưng tổng kim nghạch xuất khẩu của Đài Loan, Hàn Quốc, Malaixia gộp lại chiếm 80% lượng xuất khẩu của các khu chế xuất trên thế giới. Song sự thành công của những nước nói trên với các khu chế xuất thực sự rất khó lặp lại ở các nước đang phát triển khác.Có nhiều nguyên nhân dẫn đến điều này: + Một là, có quá nhiều khu chế xuất được thành lập ở các nước, tạo nên thị trường dư thừa khu chế xuất tập trung với một mật độ cao trong một khu vực có nhiều điều kiện kinh tế, xã hội, địa lý giống nhau. Tình trạng đó dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giữa các khu chế xuất, buộc các nước này phải có nhiều nhân nhượng lớn hơn về tài chính và các yếu tố sản xuất khác, trong khi chưa tạo được môi trường kinh doanh ưu đãi và cơ sở hạ tầng tốt cho đầu tư. + Hai là, khi thành lập các khu chế xuất, ngoài mục tiêu xuất khẩu, các nước đều hi vọng sẽ tạo được nhiều công ăn việc làm, lợi dụng được kĩ thuật nước ngoài, tạo mối liên kết và cung cấp đầu vào cho nền kinh tế bản địa. Trên thực tế, các mục tiêu này của khu chế xuất rất khó thực hiện. Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới khả năng tạo việc làm, chuyển giao công nghệ và tạo mối liên kết với các cơ sở sản xuất trong nước của các khu chế xuất là rất hạn chế, trong khi đó, đóng góp của các khu chế xuất trong tổng kim nghạch xuất khẩu các nước cũng rất khiêm tốn, chỉ ở mức 4-5%. 8
- + Ba là, do yêu cầu tăng xuất khẩu hàng hoá và nguồn thu ngoại tệ về cho đất nước, đồng thời phải bảo hộ nền sản xuất trong nước, nên các nước đều buộc xí nghiệp khu chế xuất phải xuất khẩu toàn bộ sản phẩm ra thị trường thế giới. Chính vì vậy nên khu chế xuất thường được bố trí là một khu vực lãnh thổ khép kín, có hàng rào bao quanh để thuận tiện cho quản lý hải quan. Chính yêu cầu xuất khẩu đặt các nhà đầu tư trong khu chế xuất trước những khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu sản phẩm của khu chế xuất vốn có nhiều loại tương đồng, với đặc trưng chung là hàng công nghiệp nhẹ và công nghiệp điện tử. Trong khi đó thị trường trong nước có dung lượng lớn và là điểm hi vọng của các nhà đầu tư thì hầu như bị khép lại trước các xí nghiệp khu chế xuất. Hơn nữa, việc không cho tiêu thụ hàng hoá của các khu chế xuất, mà chủ yếu là của các công ty nước ngoài trên thị trường nội địa, không tạo nên môi trường kinh doanh có tính cạnh tranh cao giữa các loại sản phẩm - yếu tố chính để đa dạng hoá và nâng cao chất lượng hàng sản xuất trong nước. Điều đó có tác động tiêu cực đối với khả năng tăng năng lực xuất khẩu của đất nước nói chung. Có thể thấy nguyên tắc "mở ngoài, đóng trong" đối với các khu chế xuất có thể làm chậm tiến trình cải cách thương mại cần thiết trên phạm vi cả nước, không còn thích hợp với quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế và nhu cầu đầu tư phát triển trong nước giai đoạn mới. Vì vậy, để khắc phục những hạn chế trên đây của mô hình khu chế xuất cổ điển, nhiều nước đã chuyển sang phát triển mô hình kinh tế uyển chuyển, năng động hơn, trong đó thị trường trong nước được tính đến như một yếu tố hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, đó chính là khu công nghiệp tập trung. Khu công nghiệp - mô hình kinh tế khắc phục những hạn chế của mô hình khu chế xuất cổ điển. Khu công nghiệp là mô hình kinh tế linh hoạt hơn do các nhà đầu tư nước ngoài - đối tượng đầu tư chủ yếu vào khu công nghiệp - tận dụng được thị trường nội địa như một yếu tố hấp dẫn đối với hàng hoá của doanh nghiệp 9
- trong khu. Đây là vấn đề hết sức quan trọng, thực sự thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vì đối với họ thị trường nội địa còn là một thị trường mới, có dung lượng lớn, trong khi đó thị trường thế giới đã trở nên bão hoà đối với các loại sản phẩm của các doanh nghiệp khu công nghiệp vốn giống nhau cả về chủng loại và chất lượng. Hơn nữa, việc mở cửa thị trường nội địa cũng phù hợp với xu hướng tự do hoá mậu dịch trên thế giới và khu vực... Việc tiêu thụ hàng hoá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nói chung và doanh nghiệp khu công nghiệp nói riêng tại thị trường trong nước góp phần tích cực đẩy lùi và ngăn chặn hàng nhập lậu từ bên ngoài tràn vào , đây cũng là yếu tố kích thích cạnh tranh, nâng cao chất lượng hàng sản xuất trong nước, từ đó nâng cao khả năng xuất khẩu hàng hoá ra thị trường thế giới. Do không bị sức ép phải xuất khẩu toàn bộ sản phẩm ra nước ngoài, khu công nghiệp có thể được các nhà đầu tư trong nước quan tâm do có môi trường và điều kiện kinh doanh dễ dàng hơn so với khu chế xuất. b. Định nghĩa: Tuỳ điều kiện từng nước mà Khu công nghiệp có những nội dung hoạt động kinh tế khác nhau. Nhưng tựu trung lại, hiện nay trên thế giới có hai mô hình phát triển Khu công nghiệp, cũng từ đó hình thành hai định nghĩa khác nhau về khu công nghiệp. - Định nghĩa 1: Khu công nghiệp là khu vực lãnh thổ rộng có nền tảng là sản xuất công nghiệp, đan xen với nhiều hoạt động dịch vụ, kể cả dịch vụ sản xuất công nghiệp, dịch vụ sinh hoạt, vui chơi giải trí, khu thương mại, văn phòng, nhà ở... Khu công nghiệp theo quan niệm này về thực chất là khu hành chính - kinh tế đặc biệt như khu công nghiệp Batam Indonesia, các công viên công nghiêp ở Đài Loan, Thái Lan và một số nước Tây Âu. - Định nghĩa 2: Khu công nghiệp là khu vực lãnh thổ có giới hạn nhất định, ở đó tập trung các doanh nghiệp công nghệp và dịch vụ sản xuất công nghiệp, không 10
- có dân cư sinh sống. Đi theo quan niệm này, ở một số nước như Malaixia, Indonesia, Thái Lan, Đài Loan đã hình thành nhiều khu công nghiệp với qui mô khác nhau. - Định nghĩa của Việt Nam: Theo Qui chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao - ban hành kèm theo Nghị định số 36/ CP ngày 24/ 4/ 1997, khu công nghiệp là "khu tập trung các doanh nghiệp khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, kông có dân cư sinh sống; do Chính phủ hoặc Thủ tướng chính phủ quyết định thành lập. Trong khu công nghiệp có thể có doanh nghiệp chế xuất". Như vậy, khu công nghiệp ở Việt Nam được hiểu giống với định nghĩa hai. 1.3 Sự giống và khác nhau giữa KCN, KCX: a. Giống nhau: - Một là, qui mô khu chế xuất và khu công nghiệp gần như nhau, khoảng một vài trăm ha. Thí dụ diện tích khu chế xuất Tân Thuận là 300 ha, khu chế xuất Linh Trung là 60 ha, khu chế xuất Hải Phòng là 100 ha; diện tích khu công nghiệp Biên Hoà là 365 ha, khu công nghiệp Nội Bài là 100 ha, khu công nghiệp Sài Đồng là 97 ha... - Hai là, các doanh nghiệp trong khu chế xuất và khu công nghiệp chủ yếu có qui mô vừa và nhỏ, thường dưới 5 triệu đôla, với số lao động khoảng từ 300 đến 400 người. Những ngành nghề đặc trưng trong khu chế xuất và khu công nghiệp là: điện tử, sợi dệt, may mặc, chế biến thực phẩm, hàng tiêu dùng, cơ khí chế tạo, các ngành không gây ô nhiễm môi trường hoặc gây ô nhiễm ít có thể xử lí bằng các biện pháp và phương tiện trong khu... - Ba là, đối tượng đầu tư trong khu chế xuất và khu công nghiệp là các tổ chức kinh tế và cá nhân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài cư trú lâu dài ở Việt Nam, các tổ chức kinh tế và cá nhân ở nước ngoài. 11
- - Bốn là, về hình thức đầu tư, trong khu chế xuất và khu công nghiệp được thành lập doanh nghiệp 100% vốn của nhà đầu tư, doanh nghiệp liên doanh, hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh. - Năm là, để xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu chế xuất và khu công nghiệp, có thể dùng phương thức trong nước tự đầu tư hoặc kêu gọi đầu tư trực tiếp của nước ngoài theo hình thức doanh nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. - Sáu là, để quản lí Nhà nước đối với khu chế xuất và khu công nghiệp, Thủ tướng Chính phủ thành lập Ban quản lí. Ban quản lí khu chế xuất và khu công nghiệp là cơ quan thực hiện dịch vụ quản lí "một cửa" cho các nhà đầu tư. b. Khác nhau: - Thứ nhất, về mục tiêu hoạt động, doanh nghiệp khu chế xuất phải xuất khẩu toàn bộ sản phẩm ra thị trường ngoài nước, còn doanh nghiệp khu công nghiệp được tiêu thụ sản phẩm tại thị trường trong nước và xuất khẩu. - Thứ hai, do xuất phát từ mục tiêu khác nhau, nên có một số điều kiện ưu đãi dành cho các doanh nghiệp trong khu chế xuất và khu công nghiệp cũng khác nhau. Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài ban hành vào tháng 7 năm 2000 và Nghị định số 24/ 2000/ NĐ- CP ngày 31 tháng 7 năm 2000 qui định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, điều kiện ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp dành cho doanh nghiệp khu công nghiệp và doanh nghiệp khu chế xuất như sau: + Đối với doanh nghiệp khu chế xuất, bất kể là của chủ đầu tư trong hay ngoài nước đều được hưởng mức ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp cao và như nhau, doanh nghiệp sản xuất thuế thu nhập doanh nghiệp là 10%, được miễn 4 năm kể từ khi kinh doanh có lãi và giảm 50% trong 4 năm tiếp theo; doanh nghiệp dịch vụ thuế thu nhập doanh nghiệp là 15%, được miễn 2 năm kể từ khi kinh doanh có lãi và giảm 50% trong 3 năm tiếp theo. + Đối với doanh nghiệp khu công nghiệp, doanh nghiệp sản xuất thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% (với điều kiện xuất khẩu từ 80% sản phẩm trở 12
- lên) được miễn 4 năm kể từ khi kinh doanh có lãi và giảm 50% trong 4 năm tiếp theo, là 15% (với điều kiện xuất khẩu trên 50% sản phẩm) được miễn 2 năm kể từ khi kinh doanh có lãi và giảm 50% trong 3 năm tiếp theo; doanh nghiệp dịch vụ thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%, được miễn 1 năm kể từ khi kinh doanh có lãi và giảm 50% trong 2 năm tiếp theo. 2. Mục tiêu và đặc điểm của khu công nghiệp, khu chế xuất: 2.1 Mục tiêu: Sự hình thành và phát triển của các khu công nghiệp, khu chế xuất trên thế giới gắn liền với những mục tiêu của các nước thành lập khu công nghiệp, khu chế xuất và những mục tiêu của nhà đầu tư nước ngoài. 2.1.1 Mục tiêu của nhà đầu tư nước ngoài: - Giảm chi phí sản xuất sản phẩm bằng cách tận dụng các yếu tố sản xuất rẻ ở các nước đang phát triển. Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế các nước phát triển, nhất là từ đầu những năm 60, đã vấp phải khó khăn về nguồn lao động ở các nước đó. Khi tại các nước này, nguồn nhân công tiền công thấp ngày càng khan hiếm, giá lao động, chi phí bảo hiểm xã hội ngày một tăng, đã thúc đẩy các công ty xuyên quốc gia nhanh chóng quyết định chuyển các ngành công nghiệp có hàm lượng lao động sống cao sang các nước đang phát triển. Thêm vào đó, do giá đất ngày càng cao, sự phát triển của các ngành dùng nhiều nguyên liệu, công nghiệp tiêu chuẩn hóa như cơ khí chế tạo, sản xuất cấu kiện... không đòi hỏi trình độ công nghệ cao tại các nước tư bản phát triển tỏ ra không còn hiệu quả do các khoản chi phí vận chuyển nguyên liệu nhập khẩu từ bên ngoài ngày càng tăng, làm giảm khả năng cạnh tranh của họ trên thị trường thế giới. Điều này có thể giúp chúng ta lí giải vì sao các công ty xuyên quốc gia lại thường đầu tư vào những ngành công nghiệp nhẹ, chế biến, lắp ráp như dệt, may mặc, điện tử, sản xuất kim khí ở các khu công nghiệp, khu chế xuất của các nước đang phát triển. 13
- - Tránh hàng rào thuế quan do chính sách bảo hộ mậu dịch của các nước đang phát triển, tận dụng các chính sách ưu đãi về tài chính, nhất là về thuế và các ưu đãi khác của các nước này nhằm tăng cường lợi ích của các công ty xuyên quốc gia. - Bảo vệ môi trường của các nước phát triển. Sự phát triển ồ ạt các ngành công nghiệp, nhất là các ngành công nghiệp nhiều phế thải đã gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường không kiểm soát nổi ở các nước phát triển, làm cho chi phí bảo vệ môi trường ngày càng tăng. Xu hướng chung của các công ty xuyên quốc gia là muốn chuyển các ngành công nghiệp này sang các nước đang phát triển để bảo vệ môi trường nước họ và giảm chi phí sản xuất. - Tạo địa bàn hoạt động và thực hiện chiến lược phát triển lâu dài. Khi đầu tư ra nước ngoài, trong đó có đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất, các công ty tư bản nước ngoài muốn mở rộng địa bàn hoạt động, tạo chỗ đứng, chuẩn bị cho những bước đi lâu dài trong chiến lược phát triển của họ. Đầu tư của các nước phương Tây, Nhật Bản, Đài Loan và Hồng Kông vào Trung Quốc là điển hình của xu hướng đó. 2.1.2 Mục tiêu của các nước thành lập: Trong khi các công ty tư bản nước ngoài tìm kiếm lợi ích của mình thông qua các động cơ không cần che giấu đó, thì các nước tiếp nhận đầu tư cũng cố gắng đạt được những mục tiêu chiến lược của mình thông qua việc thành lập các khu công nghiệp, khu chế xuất. Ở đây khó có thể đề cập đến mục tiêu của từng nước đang phát triển, bởi lẽ mỗi nước trong mỗi khu vực có những điều kiện và mục tiêu phát triển kinh tế riêng. Song nếu phân tích từ giác độ vĩ mô, có thể tóm lại mục tiêu cơ bản và thống nhất của các nước này như sau: - Thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Đây là mục tiêu quan trọng nhất của khu công nghiệp, khu chế xuất. Với tính chất là "vùng lãnh thổ" hoạt động theo một qui chế riêng trong môi trường đầu tư chung của cả nước, khu công nghiệp, khu chế xuất trở thành 14
- công cụ hữu hiệu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài để mở mang hoạt động sản xuất kinh doanh trong khu và đạt tới tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của cả nền kinh tế. Các nước chủ nhà, trong nhiều trường hợp, đã thông qua khu công nghiệp, khu chế xuất như một cầu nối trung gian để thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các phần lãnh thổ còn lại của đất nước. - Mở rộng hoạt động ngoại thương. Thông qua việc thành lập khu công nghiệp, khu chế xuất, nước chủ nhà muốn đẩy mạnh hoạt đông ngoại thương với các nước. Sau khi giành được độc lập sau chiến tranh thế giới lần thứ II, nhiều nước đang phát triển ở Châu Á - Thái Bình Dương muốn đẩy mạnh công nghiệp hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập của mình. Họ vấp phải khó khăn không thể vượt qua do thiếu nguồn ngoại tệ. Thành lập khu chế xuất để tăng nhanh xuất khẩu hàng hoá và thu ngoại tệ là con đường mà nhiều nước theo đuổi. Những nước xưa nay vốn dựa vào hoạt động xuất khẩu và chuyển khẩu để phát triển kinh tế như Singapo, Hồng Kông thường thông qua việc mở khu chế xuất, bảo đảm những biện pháp quản lý đặc biệt và điều kiện ưu đãi nhằm thu hút phương tiện và nguồn hàng các nước đến để thực hiện dịch vụ xuất khẩu và chuyển khẩu. Đối với nước đang phát triển khác, việc lập ra các khu công nghiệp, khu chế xuất để thu hút vốn đầu tư và kĩ thuật tiên tiến của nước ngoài, mở rộng công nghiệp xuất khẩu, từ đó tạo ra những mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn là điều quan tâm nhất. Theo hướng này, ở nhiều nước Châu Á - Thái Bình Dương, xuất khẩu hàng công nghiệp sản xuất ở khu công nghiệp, khu chế xuất chiếm tỉ trọng đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu ở các nước đó. - Tạo công ăn việc làm. Khuyến khích toàn dụng lao động là một trong những mục tiêu quan trọng của các nước đang phát triển. Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, sự bùng nổ dân số và tình trạng thất nghiệp đã làm cho bức tranh kinh tế của các nước này càng trở nên ảm đạm. Trong khi các nước mới dành được độc lập 15
- dư thừa sức lao động thì tình trạng thiếu nguồn lao động, đặc biệt là lao động tiền công thấp ở các nước tư bản phát triển đặt các nước này trước sự lựa chọn sử dụng nguồn lao động dồi dào trong đội quân thất nghiệp khổng lồ ở các nước đang phát triển. Mở mang khu công nghiệp, khu chế xuất để tạo ra nhiều hơn chỗ làm việc là mục tiêu chung của các nước đang phát triển. Thực tiễn cho thấy, khu công nghiệp, khu chế xuất là công cụ hữu hiệu thực hiện chiến lựoc lâu dài về toàn dụng lao động ở các nước đó. - Du nhập kĩ thuật, công nghệ tiên tiến và học tập kinh nghiệm quản lý của các công ty tư bản nước ngoài. Vào những năm của thập kỷ 70 và 80, để tránh bị tụt hậu về kinh té, đặc biệt là trong sản xuất công nghiệp và tăng sức cạnh tranh hàng xuất khẩu trên thị trường thế giới, các nước đang phát triển muốn mau chóng phát triển khoa học kĩ thuật của mình, nâng cao trình độ quản lý kinh tế đất nước. Xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, từ đó tạo điều kiện nhập khẩu kĩ thuật, công nghệ của các công ty tư bản nước ngoài, học tập kinh nghiệm quản lý kinh tế của họ là biện pháp hữu hiệu mà nhiều nước từng áp dụng. Ở Đài Loan, khi xây dựng khu chế xuất Cao Hùng, thu hút các bí quyết kĩ thuật hiện đại trong các ngành điện tử, sản xuất hàng tiêu dùng là nhiệm vụ trọng tâm được đặt lên hàng đầu. Phát triển hợp tác và trao đổi kĩ thuật phục vụ cho công cuộc bốn hiện đại hoá là mục tiêu luôn được quan tâm của Trung Quốc, đặc biệt ở các đặc khu kinh tế được thành lập trong những năm cuối thập kỷ 70 đầu thập kỷ 80 và các khu khai phát, khu công nghiệp kỹ thuật cao được thành lập trong những năm gần đây. - Làm cầu nối hội nhập nền kinh tế trong nước với kinh tế thế giới, thúc đẩy sự phát triển kinh tế trong nước. Trước hết, hàng tiêu dùng từ các khu công nghiệp cung cấp cho thị trường nội địa ở thành thị và nông thôn đủ sức cạnh tranh và ngăn chặn hàng nhập lậu từ nước ngoài, đồng thời góp phần tăng sản xuất hàng xuất khẩu. 16
- Còn khu chế xuất, với tính chất là khu vực sản xuất hàng xuất khẩu, hoạt động của khu chế xuất chủ yếu hướng ra thị trường thế giới. Vì vậy, có thể xem khu công nghiệp, khu chế xuất như là một cửa ngõ khai thông nền kinh tế trong nước với kinh tế khu vực và thế giới. Mặt khác, khu công nghiệp, khu chế xuất vốn là một bộ phận cấu thành của kinh tế trong nước, tạo nên sức hút với nhà đầu tư nước ngoài. Tạo ra năng lực sản xuất mới, thu hút lao động trong nước vào làm việc ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, phát triển mối liên kết với các doanh nghiệp trong nước nằm ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất thông qua các hợp đồng gia công, cung cấp nguyên liệu giữa các xí nghiệp này là thực tế diễn ra ở nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, đặc biệt là các đặc khu kinh tế Trung Quốc, khu công nghiệp, khu chế xuất ở Hàn Quốc và Đài Loan. Dù được thành lập trong những điều kiện khác nhau, với tính chất và thời điểm khác nhau, nhưng những mục tiêu của khu công nghiệp, khu chế xuất đều gắn liền với mục tiêu phát triển kinh tế của từng quốc gia. Chính vì vậy, liều lượng và tính chất ưu tiên đối với mục tiêu cụ thể của từng nước cũng rất khác nhau, thể hiện qua những ưu đãi mà Chính phủ các nước này dành cho khu công nghiệp, khu chế xuất. Thí dụ, trong khi Đài Loan, Hàn Quốc, Malaixia, Philipin dường như đặt lên hàng đầu mục tiêu xuất khẩu và tạo việc làm, Xrilanca và Ấn Độ chú trọng vào việc thu hút vốn, thì Trung Quốc lại ưu tiên nhiều hơn cho mục tiêu thúc đẩy, lôi kéo sự phát triển nền kinh tế khu vực ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất. Ở Việt Nam, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tăng nhanh xuất khẩu để có thu nhập ngoại tệ, góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tạo công ăn việc làm cho người lao động là nhiệm vụ quan trọng nhất của hoạt động đầu tư trực tiếp. Việc thành lập các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam là biện pháp tích cực để thực hiện mục tiêu chiến lược đó. Song để có các khu công nghiệp, khu chế xuất thành công, điều cơ bản của các nước chủ nhà là phải gắn mục tiêu của các khu với mục tiêu của các công ty xuyên quốc gia - đối tượng đầu tư chủ yếu của các khu. Nói cách khác 17
- hai bên phải tìm được điểm gặp nhau, đó chính là lợi ích của các bên mà khu công nghiệp, khu chế xuất là công cụ thực hiện. Lợi ích đó chỉ có thể đạt được trong môi trường đầu tư do các nước chủ nhà tạo ra để sẵn sàng đón nhận đầu tư của các công ty xuyên quốc gia. 2.2 Đặc điểm: Các khu công nghiệp, khu chế xuất đều là công cụ thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để tạo ra những năng lực sản xuất mới, hiện đại đáp ứng nhu cầu về hàng hoá của thị trường trong nước và thế giới. Với cơ cấu được hình thành trên cơ sở kĩ thuật và công nghệ tiên tiến, khu công nghiệp, khu chế xuất bao gồm những đặc điểm sau: - Thứ nhất, trong khu chế xuất và khu công nghiệp được thành lập các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp (đối với khu công nghiệp) hàng xuất khẩu (đối với khu chế xuất), và các doanh nghiệp thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp (đối với khu công nghiệp) cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu (đối với khu chế xuất), là những doanh nghiệp cơ bản đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. - Thứ hai, việc hình thành khu chế xuất và khu công nghiệp tạo nên sự thay đổi một cách căn bản về hạ tầng kĩ thuật trong và ngoài khu, là cơ sở để hình thành các khu vực đô thị, các thành phố công nghiệp trong tương lai. - Thứ ba, khu chế xuất và khu công nghiệp góp phần vào việc tạo ra hiệu quả kinh tế - xã hội, trước hết là giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu nhập và nâng cao phúc lợi cho khu vực lãnh thổ có các khu này. - Thứ tư, tạo nên sự liên kết với các cơ sở kinh tế trong nước, trước hết là khu vực quanh khu chế xuất và khu công nghiệp. Như vậy, việc thành lập khu chế xuất và khu công nghiệp cùng có tác động nhiều mặt đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, từ việc tổ chức cơ cấu lại kinh tế vùng lãnh thổ, bố trí dân cư, phát triển hạ tầng kiến trúc, bảo vệ môi trường đến việc nâng cao mức sống nhân dân 18
- II. QUAN HỆ GIỮA VIỆC PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT Ở VIỆT NAM VỚI VIỆC TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI. 1. Khu công nghiệp, khu chế xuất- sự phát triển tất yếu của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bước vào thập kỉ cuối cùng của thế kỉ 20, tình hình kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế giữa các nước, các khu vực có những biến chuyển nhanh chóng và sâu sắc do tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ, cũng như tình hình chính trị thế giới. Để nhanh chóng thích ứng với những biến đổi ấy, ở nhiều nước đã diễn ra quá trình cơ cấu lại kinh tế theo hướng tận dụng tốt nhất những lợi thế so sánh của mình trong phân công lao động quốc tế, đồng thời mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế với tất cả các nước. Phù hợp với xu thế chung của quan hệ kinh tế quốc tế đó, ở nước ta cải cách kinh tế theo hướng "mở cửa" đã đạt được những thành tựu quan trọng. Vào thời điểm khi nền kinh tế đang đi dần vào thế ổn định, vấn đề tăng nhanh vốn đầu tư để duy trì và tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế, khắc phục nguy cơ tụt hậu về phát triển giữa nước ta và các nước được đặt ra hết sức cấp bách. Khuyến khích đầu tư trong nước, đồng thời thu hút vốn đầu tư nước ngoài là giải pháp chính cho vấn đề nói trên. Nhưng khi nguồn đầu tư trong nước còn hạn chế, hơn nữa lại chưa tạo ra được môi trường để huy động tối đa nguồn vốn đó, thì nguồn lực bên ngoài chiếm tỷ trọng lớn hơn và đáp ứng cho việc xây dựng các công trình quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với công nghiệp hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những bộ phận quan trọng nhất của chính sách "mở cửa". Thêm vào đó Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, được Quốc hội CHXHCN Việt Nam ban hành ngày 29 tháng 12 năm 1987 và đã qua nhiều lần sửa đổi, đã tạo môi trường pháp lý cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Theo Luật đầu tư, Nhà nước Viêt Nam cam kết bảo đảm lợi ích của các nhà đầu tư nước ngoài trong đầu tư vốn, bảo đảm cho tiền vốn và tài sản của họ không bị quốc hữu hoá hoặc bị tịch 19
- thu trong quá trình hoạt động; khuyến khích đầu tư thông qua các điều kiện ưu đãi về thuế, bao gồm miễn, giảm thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài và các điều kiện thuận lợi khác về cư trú, đi lại ở Việt Nam... Luật đầu tư nước ngoài bảo đảm đối xử công bằng đối với tất cả các đối tác nước ngoài, khuyến khích họ đầu tư vào tất cả các hình thức, từ hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn của các nhà đầu tư nước ngoài; hợp đồng xây dựng- kinh doanh- chuyển giao để xây dựng, khai thác các công trình hạ tầng... Cũng theo Luật đầu tư nước ngoài, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài chịu sự quản lý của Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư - nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan giúp Chính phủ thực hiện quản lý Nhà nước về hoạt động đầu tư nước ngoài. Nội dung quản lý bao gồm: xúc tiến đầu tư, hình thành dự án; thẩm định, cấp giấy phép đầu tư; quản lý doanh nghiệp sau khi được cấp giấy phép đầu tư. Với nền tảng pháp lý nói trên, với những mục tiêu cơ bản: thu hút vốn, kĩ thuật, tạo việc làm, mở rộng thị trường và học tập kinh nghiệm quản lý tiên tiến của thế giới, hoạt động đầu tư trực tiếp đã thu được những kết quả quan trọng và gia tăng với tốc độ nhanh chóng. Tính đến thời điểm cuối năm 1994, tổng số dự án được cấp giấy phép hoạt động là 1.190 với tổng vốn đăng ký là 10.700 triệu đôla. Nhịp độ thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhanh, năm 1994 tăng gấp 9,7 lần năm 1988, trong đó riêng năm 1994 bằng 53% của 6 năm trước đó cộng lại. Tuy đã đạt được mức tăng trương tương đối cao trong những năm đầu thực hiện Luật đầu tư, nhưng dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài "chảy vào" nước ta vẫn gặp phải trở ngại rất lớn là cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội kém phát triển, cơ chế quản lý và thủ tục đầu tư còn quá phức tạp, phiền hà, chịu nhiều ảnh hưởng của cơ chế hành chính quan liêu, bao cấp, nói "một cửa" nhưng trên thực tế là nhiều cửa. Trong khi đó, khi gọi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, chúng ta mới chỉ chú trọng vào những mục tiêu chính của mình, đặc biệt là xuất khẩu và tạo công ăn việc làm, mà chưa đẩy mạnh vấn đề xây dựng môi trường đầu tư tốt, nhất là một hệ thống chính sách toàn diện, đồng bộ; 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: “Đầu tư trực tiếp của EU vào Việt Nam, thực trạng và triển vọng"
96 p | 726 | 407
-
Luận văn tốt nghiệp "Đầu tư trực tiếp nước ngoài của NIEs vào Việt Nam"
56 p | 783 | 335
-
Luận văn tốt nghiệp “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Cămpuchia; thực trạng và giải pháp”
81 p | 837 | 269
-
Luận văn: Đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Nhật Bản vào Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
40 p | 628 | 137
-
LUẬN VĂN: ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP -THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
87 p | 187 | 82
-
LUẬN VĂN: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp, khu chế xuất
107 p | 210 | 68
-
Đề tài: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với vấn đề tạo việc làm cho người lao động Việt Nam trong tiến trình toàn cầu hóa
42 p | 176 | 43
-
Luận văn Thạc sỹ kinh tế: Đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào hoạt động thăm dò khai thác dầu khí ở Việt Nam
106 p | 211 | 43
-
Luận văn: Đầu tư trực tiếp nước ngoài phát triển nghành nông nghiệp Việt Nam thực trạng và giải pháp
103 p | 129 | 40
-
LUẬN VĂN: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với vấn đề tạo việc làm cho người lao động Việt Nam trong tiến trỡnh toàn cầu húa
28 p | 176 | 32
-
luận văn: Đầu tư trực tiếp của hoa kỳ vào việt nam – thực trạng và giải pháp
56 p | 115 | 31
-
Luận văn: Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nies vào Việt Nam
57 p | 131 | 29
-
Đề tài: Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam thực trạng và giải pháp hướng tới chiến lược “Trung Quốc+1”
120 p | 132 | 22
-
Luận văn: Đầu tư trực tiếp của EU vào Việt Nam, thực trạng và triển vọng
89 p | 98 | 18
-
luận văn: ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI – XU HƯỚNG QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
50 p | 93 | 18
-
Luận văn: Đầu tư trực tiếp nước ngoài và những giải pháp nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
48 p | 121 | 16
-
Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam - Nghiên cứu sâu cho trường hợp Hải Phòng
96 p | 59 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế quốc tế: Đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam vào CHDCND Lào trong điều kiện hội nhập
100 p | 68 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn