intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

LUẬN VĂN: Đổi mới hoạt động thông tin công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Chia sẻ: Nguyen Hai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:86

240
lượt xem
102
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

V.I.Lênin, vị lãnh tụ vĩ đại của giai cấp công nhân và phong trào cách mạng thế giới đã dạy: "Không có lý luận cách mạng thì không thể có phong trào cách mạng" [58, tr.30]. Luận điểm đó đã khẳng định vai trò to lớn của lý luận cách mạng đối với phong trào cách mạng. Lý luận được ví như một bó đuốc soi đường, không có lý luận thì như người mù đi trong đêm tối, tìm mãi không thấy đường ra. Cách mạng xã hội chủ nghĩa và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: LUẬN VĂN: Đổi mới hoạt động thông tin công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

  1. LUẬN VĂN: Đổi mới hoạt động thông tin công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
  2. Mở Đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài V.I.Lênin, vị lãnh tụ vĩ đại của giai cấp công nhân và phong trào cách mạng thế giới đã dạy: "Không có lý luận cách mạng thì không thể có phong trào cách mạng" [58, tr.30]. Luận điểm đó đã khẳng định vai trò to lớn của lý luận cách mạng đối với phong trào cách mạng. Lý luận được ví như một bó đuốc soi đường, không có lý luận thì như người mù đi trong đêm tối, tìm mãi không thấy đường ra. Cách mạng xã hội chủ nghĩa và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội là hoạt động tự giác của nhân dân, do chính đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo càng cần thiết phải có lý luận soi đường và đưa lý luận vào quần chúng. Trong lịch sử cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đầu tiên nhận thức rõ tầm quan trọng của tư tưởng, lý luận và đặt hoạt động đó gắn liền với những chuyển biến lớn lao của thời đại và thực tiễn Việt Nam. Người đi tìm đường cứu nước, thực chất là đi tìm lý luận cách mạng soi đường và khơi dậy nguồn sức mạnh của chính dân tộc mình, để “lấy sức ta mà giải phóng cho ta”. Nhờ có sự tiếp thu và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn Việt Nam của Người mà cách mạng Việt Nam đã thoát ra khỏi khủng hoảng về đường lối cứu nước cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Công tác tư tưởng là hoạt động có mục đích của một giai cấp, một chính đảng nhằm hình thành, phát triển, hoàn thiện hệ thống lý luận, phổ biến, truyền bá hệ thống lý luận đó vào trong quần chúng, cổ vũ, động viên quần chúng đi tới hành động. Do vậy, với ý nghĩa lý luận và thực tiễn, công tác tư tưởng có vai trò rất quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng. Thông tin công tác tư tưởng với chức năng phổ biến, truyền bá những nội dung của hệ tư tưởng, định hướng thông tin, qua đó hình thành nhận thức lý luận đúng đắn của quần chúng có vai trò to lớn trong công tác tư tưởng nói riêng và toàn bộ hoạt động của Đảng nói chung. Xét vai trò của thông tin trong quá trình tư tưởng của Đảng, thông tin như là cầu nối, là phương tiện để gắn kết giữa Đảng với nhân dân, giữa trung ương với địa phương và cơ sở.
  3. Trong công cuộc đổi mới, hoạt động thông tin công tác tư tưởng của Đảng có vai trò ngày càng quan trọng. Nhờ hoạt động thông tin mà thông tin trong và ngoài nước được chuyển kịp thời đến tất cả mọi người. Bằng nhiều biện pháp và hình thức thông tin, các quan điểm, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước đến được với cán bộ, đảng viên và nhân dân, phản ánh mặt tích cực thực tiễn công cuộc đổi mới trên đất nước ta, biểu dương mặt tích cực, phê phán, uốn nắn mặt tiêu cực, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa. Thông tin công tác tư tưởng đã phân tích có sức thuyết phục những điển hình tiên tiến, những tấm gương của cán bộ, đảng viên, nhân dân trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ đó mà cổ vũ, động viên, khơi dậy lòng nhiệt tình cách mạng của hàng triệu quần chúng, nhằm thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, toàn Đảng, toàn dân ta đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Cơ hội và thách thức đối với sự phát triển của đất nước, của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều lớn, nhiệm vụ chính trị của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta trong thời kỳ mới hết sức nặng nề. Công tác tư tưởng phải phục vụ tốt công tác xây dựng Đảng, nâng cao chất lượng cán bộ, đảng viên, phổ biến quan điểm, đường lối của Đảng, động viên toàn thể nhân dân tham gia các phong trào cách mạng. Bên cạnh những thuận lợi, công tác tư tưởng của Đảng hiện nay cũng gặp không ít khó khăn và thách thức cần có nhận thức đúng và đổi mới phù hợp. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc của Đảng và nhân dân ta hiện nay diễn ra trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến chuyển nhanh chóng và phức tạp. Từ khi chế độ xã hội chủ nghĩa sụp đổ ở Liên Xô và các nước Đông Âu, phong trào cách mạng thế giới tạm thời lâm vào thoái trào. Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa tư bản, giữa hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa với hệ tư tưởng tư bản chủ nghĩa đang diễn ra rất gay gắt, quyết liệt, bởi các thế lực thù địch đang lợi dụng tình hình, tìm mọi cách tấn công vào chủ nghĩa xã hội. Đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta, chúng ra sức xuyên tạc, vu cáo Đảng, Nhà nước, đánh thẳng vào hệ tư tưởng, cương lĩnh, đường lối chính trị của Đảng,
  4. nhằm làm tan rã niềm tin vào nền tảng của chế độ, từ bên trong. Đó là những thủ đoạn hết sức thâm độc và nguy hiểm. Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đang diễn ra như vũ bão trên thế giới và đem lại những biến đổi sâu sắc trên nhiều lĩnh vực tri thức của loài người - khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật cũng như khoa học xã hội, nhân văn. Khối lượng tri thức do con người tạo ra thật to lớn và đang tăng theo cấp số nhân. Do vậy, lượng thông tin hàng ngày tăng lên rất nhiều và càng cần thiết có sự định hướng kịp thời, làm rõ bản chất của các sự kiện đang diễn ra trong xã hội. Trong điều kiện đó, công tác tư tưởng nói chung và thông tin công tác tư tưởng nói riêng cần được đổi mới mạnh mẽ về nội dung, phương pháp, hình thức, tổ chức. Đổi mới hoạt động thông tin công tác tư tưởng mang tính cấp thiết để lĩnh vực công tác này đáp ứng yêu cầu của thời kỳ cách mạng mới. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Là một hoạt động cơ bản của công tác tư tưởng, thông tin công tác tư tưởng có một phạm vi rất rộng lớn, bao gồm các hoạt động trong lĩnh vực tuyên truyền, cung cấp và định hướng thông tin trong hoạt động báo chí, xuất bản, thông tin đại chúng, tổ chức và chỉ đạo hoạt động tuyên truyền miệng qua đội ngũ báo cáo viên. Đã có nhiều công trình nghiên cứu cơ bản và ứng dụng về công tác tư tưởng, thông tin công tác tư tưởng: Về công tác tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Một số vấn đề về công tác tư tưởng của đồng chí Đào Duy Tùng; Góp phần đổi mới công tác lý luận - tư tưởng của đồng chí Trần Trọng Tân; Về công tác tư tưởng - văn hoá của đồng chí Trần Trọng Tân; Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tư tưởng - văn hoá trong tình hình mới của đồng chí Hữu Thọ và Đào Duy Quát; Về công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam của TS. Đào Duy Quát; Đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng của PGS. Hà Học Hợi và TS. Ngô Văn Thạo; Nguyên lý công tác tư tưởng của TS. Lương Khắc Hiếu; Truyền thông đại chúng trong công tác lãnh đạo quản lý của TS. Vũ Đình Hoè; Truyền Thông đại chúng của PGS. TS. Tạ Ngọc Tấn; Đổi mới tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động của đội ngũ báo cáo viên của cấp uỷ ở quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn trong tình hình mới đề tài khoa học của TS. Ngô Văn Thạo; Đánh
  5. giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ báo cáo viên cấp tỉnh trong giai đoạn mới đề tài khoa học của ThS. Trương Minh Tuấn;... Trên các tạp chí lý luận của Đảng cũng có nhiều bài viết liên quan đến vấn đề này như: Tạo bước chuyển biến mới trong việc học tập lý luận chính trị của cán bộ, đảng viên của GS. TS Nguyễn Phú Trọng, đăng trên Tạp chí Cộng sản, số 11/1999; Đổi mới công tác tuyên truyền miệng và hoạt động báo cáo viên trong tình hình mới của TS. Ngô Văn Thạo, đăng trên Tạp chí Tư tưởng - Văn hoá, số 7/2002; Đội ngũ báo cáo viên - cầu nối Đảng với dân của ThS. Trương Minh Tuấn, đăng trên Tạp chí Tuyên giáo số 2/2009;... Các công trình trên đã đề cập một số dung chủ yếu của công tác tư tưởng và thông tin công tác tư tưởng. Đó là: - Làm rõ một số vấn đề về lý luận và thực tiễn của công tác tư tưởng, trong đó có việc tổ chức hoạt động thông tin công tác tư tưởng của Đảng; - Xác định nội dung, hình thức hoạt động thông tin công tác tư tưởng của Đảng; các công trình nghiên cứu đã phân tích và chỉ ra những vấn đề cần giải quyết trong hoạt động thông tin công tác tư tưởng của Đảng. Tuy nhiên, các công trình trên mới chỉ đề cập đến thông tin công tác tư tưởng như một nội dung hoạt động của công tác tư tưởng, chưa trực tiếp đề cập đến vấn đề đổi mới thông tin công tác tư tưởng. Xuất phát từ thực tiễn trên tôi chọn đề tài: “Đổi mới hoạt động thông tin công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” làm luận văn Thạc sĩ Khoa học Chính trị. 3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn - Mục đích Trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn, luận văn hướng vào việc tìm kiếm các giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thông tin công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. - Nhiệm vụ + Khái quát vấn đề lý luận về thông tin công tác tư tưởng của Đảng làm cơ sở cho việc nghiên cứu.
  6. + Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động thông tin công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay, xác định các yêu cầu đổi mới hoạt động thông tin công tác tư tưởng. + Đề xuất quan điểm và một số giải pháp cơ bản đổi mới hoạt động thông tin công tác tư tưởng của Đảng trong tình hình mới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: hoạt động thông tin công tác tư tưởng của Đảng trong điều kiện hiện nay. - Phạm vi nghiên cứu: giới hạn trong các hoạt động thông tin công tác tư tưởng của cấp uỷ đảng. Về thời gian, từ Đại hội IX của Đảng đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn - Cơ sở lý luận: Hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về hoạt động thông tin công tác tư tưởng. - Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, phương pháp phân tích và tổng hợp; lịch sử và lôgic; phỏng vấn và phương pháp chính trị học hiện đại, ... 6. Những đóng góp về khoa học của luận văn - Khái quát làm rõ được vị trí, vai trò của thông tin công tác tư tưởng trong công tác tư tưởng của Đảng. - Phân tích, đánh giá đúng thực trạng hoạt động thông tin công tác tư tưởng của Đảng trong những năm qua, nhất là từ sau Đại hội IX của Đảng đến nay, rút ra những kinh nghiệm, bài học trong tổ chức thực hiện. - Đề xuất một số giải pháp đổi mới nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thông tin công tác tư tưởng của Đảng, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. 7. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
  7. - Phục vụ cho việc đổi mới hoạt động thông tin công tác tư tưởng của Đảng nói chung, đặc biệt là hoạt động của cấp uỷ đảng qua Ban Tuyên giáo và Trung tâm Thông tin công tác tuyên giáo các cấp. - Làm tài liệu tham khảo cho sinh viên theo học các chương trình chính trị học. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương, 7 tiết.
  8. Chương 1 Cơ sở lý luận đổi mới hoạt động thông tin công tác tư tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay 1.1. Vai trò của hoạt động thông tin công tác tư tưởng trong hoạt động lãnh đạo và xây dựng Đảng 1.1.1. Một số khái niệm 1.1.1.1. Tư tưởng và công tác tư tưởng Khái niệm tư tưởng: có nhiều cách diễn đạt khác nhau, nhưng hiểu theo nghĩa chung nhất "Tư tưởng là một hình thức tồn tại của ý thức xã hội, kết quả của quá trình nhận thức hiện thực khách quan, trở thành kinh nghiệm và sự hiểu biết của con người" [52, tr.10]. Là một phạm trù thuộc lĩnh vực ý thức xã hội, tư tưởng có thể có sự lạc hậu cũng như có khả năng vượt trước so với những thay đổi của tồn tại xã hội, thực tại khách quan. Những quan niệm, những chủ kiến, dự định, v.v… được hình thành có sự bền vững nhất định, mặc dù những điều kiện khách quan mà nó phản ánh đã có những thay đổi. Đồng thời, có những tư tưởng tiến bộ dựa trên những quy luật vận động khách quan của hiện thực, những tư duy khoa học, chỉ ra những bước phát triển tất yếu của hiện thực, làm cơ sở cho những hoạt động tự giác của con người. Như vậy, tư tưởng vừa có sự “thụ động” nhất định so với những thay đổi của tồn tại xã hội, vừa có tính năng động, tác động trở lại tồn tại xã hội thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Do những đặc tính có khả năng vượt trước so với vận động của hiện thực khách quan, tư tưởng không chỉ dừng lại ở sự phản ánh, khái quát, mà còn có năng lực dự báo, đề ra mục tiêu, chương trình, kế hoạch, dự định nhằm giúp chủ thể tiếp tục nhận thức và cải tạo hiện thực. Tư tưởng là sản phẩm chủ quan của mỗi cá nh ân trong ph ản ánh thực tế khách quan. Do vậy, có t ư tưởng của mỗi cá nhân. Hoạt đ ộng nhận thức của con người gắn liền với mục đ ích c ủa họ. Trong điều kiện lao động vẫn là ph ương tiện đ ể kiếm sống, lao đ ộng "vì lợi ích", tư tưởng gắn liền với lợi ích. Các c á nhân trong xã hội có lợi ích giống nhau trong một quan hệ xã hội nhất định th ường có tư tưởng gần nhau,
  9. hình thành nên tư tưởng của một giai cấp, một tầng lớp xã hội. Trong xã hội có giai cấp, t ư tưởng của những giai cấp đại diện cho ph ương th ức sản xuất ấ y có thể trở thành hệ t ư tưởng. Xã hội loài người là quá trình vận động và phát triển không ngừng từ hình thái kinh tế - xã hội thấp lên hình thái kinh tế - xã hội cao hơn, hoàn thiện hơn. Nhà nước ra đời trên cơ sở xã hội có sự phân chia giai cấp, ở đó tồn tại giai cấp thống trị và giai cấp bị trị. Giai cấp thống trị hình thành hệ tư tưởng của mình để luận chứng cho sự tồn tại của họ và làm cho hệ tư tưởng của giai cấp ấy chiếm địa vị thống trị trong xã hội, đồng thời bảo vệ lợi ích của giai cấp mình. Chính vì vậy, hệ tư tưởng thường gắn với giai cấp đại diện cho một phương thức sản xuất nhất định và mang bản chất giai cấp. Hệ tư tưởng là hệ thống các quan điểm về quan hệ giữa người với người và giữa con người với tự nhiên, phản ánh những vấn đề và những xung đột xã hội, bao gồm cả những mục tiêu, chương trình, nhằm củng cố hoặc thay đổi, phát triển các quan hệ xã hội hiện có. Hệ tư tưởng là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng và xét cho cùng, nó phản ánh những quan hệ kinh tế, quan hệ xã hội đang tồn tại. Hệ tư tưởng là sản phẩm của xã hội có giai cấp, mang tính giai cấp, phản ánh vị trí, lợi ích của một giai cấp nhất định trong xã hội. Để duy trì vị trí lãnh đạo, các giai cấp thống trị trong xã hội qua những nhà t ư tưởng của mình tiếp tục phát triển, h oàn thiện hệ tư tưởng, xây dựng các mục tiêu, chương trình, thiết chế ... để bảo vệ và truyền bá hệ t ư tưởng của giai cấp mình trong xã hội. Do hệ tư tưởng thường gắn liền với lợi ích của giai cấp, nên cuộc đấu tranh tư tưởng, đấu tranh ý thức hệ là cuộc đấu tranh giai cấp cơ bản và quyết liệt nhất. Trong cuộc đấu tranh giai cấp, vai trò của đấu tranh tư tưởng, đấu tranh lý luận rất quan trọng. C.Mác đã khẳng định: "Vũ khí của sự phê phán cố nhiên không thể thay thế được sự phê phán của vũ khí, lực l ượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực lượng vật chất; nhưng lý luận cũng trở thành lực l ượng vật chất, một khi nó xâm nhập vào quần chúng" [63, tr.580].
  10. Công tác tư tưởng xuất hiện từ khi xã hội loài người phân chia thành giai cấp và có hệ tư tưởng của giai cấp thống trị. Do nhu cầu và lợi ích, giai cấp thống trị xây dựng các thiết chế tư tưởng, đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ tư tưởng để làm công tác tư tưởng cho họ. Các giai cấp và tầng lớp xã hội khác cũng thực hiện các hoạt động tư tưởng, có những tác động (hợp pháp và không hợp pháp) nhằm truyền bá hệ tư tưởng của mình. Như vậy: "Công tác tư tưởng là hoạt động có mục đích của một giai cấp, một chính đảng nhằm xây dựng, xác lập, phát triển và truyền bá hệ tư tưởng trong quần chúng, định hướng giá trị, tạo niềm tin và thúc đẩy quần chúng hành động vì lợi ích của mình" [52, tr.17]. Công tác tư tưởng dưới chủ nghĩa xã hội là hoạt động có mục đích của Đảng Cộng sản và Nhà nước XHCN nhằm phát triển, truyền bá hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa; làm cho hệ tư tưởng XHCN thành hệ tư tưởng chi phối, thống trị trong đời sống tinh thần xã hội; động viên, cổ vũ tính tích cực, tự giác, sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chế độ XHCN; phê phán những tư tưởng lỗi thời, lạc hậu, phản động. 1.1.1.2. Thông tin và thông tin công tác tư tưởng Trong xã hội, con người không thể tồn tại và phát triển nếu không có thông tin. Có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau về thông tin, như định nghĩa của A.Đ.Urơxun “Thông tin là cái đa dạng được phản ánh” [92, tr.25]. ở Việt Nam, theo nghĩa thường dùng, thông tin được hiểu thực chất là sự giao tiếp, quan hệ, trao đổi, thông báo, sự khám phá hiểu biết về những mặt, những lĩnh vực khác nhau của tự nhiên và xã hội, giữa con người với con người. Thông tin là những nội dung, những kết quả của sự phản ánh tồn tại khách quan mang tính chất chọn lọc được diễn đạt trong thông báo để chuyển tải từ người này đến người khác trong quá trình hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, trong quan hệ với tự nhiên và xã hội của con người. Chính vì vậy, có thể đồng ý với quan niệm, "thông tin chính là sản phẩm của ý thức con người phản ánh tồn tại khách quan, nhưng được chọn lọc để diễn đạt trong nội dung các thông báo giữa con người với con người" [45, tr.154]. Từ sự phân tích trên cho thấy thông tin mang nhiều ý nghĩa cả khách quan và chủ quan. Thông tin phụ thuộc trước hết từ nguồn tin khách quan. Đồng thời thông tin mang
  11. tính chủ quan, do phụ thuộc vào mục đích, cách thức, phương pháp được truyền tải. Tính mục đích của thông tin đặt ra ở mức "nên biết", "cần biết" và "biết như thế nào" về các nguồn tin xác thực. Đó chính là cơ sở của hoạt động thông tin phục vụ công tác tư tưởng. Thông tin là một quá trình diễn ra theo trình tự thời gian với sự tham gia của nhiều yếu tố khác nhau, nhưng mang tính chất là điều kiện bắt buộc gồm có 4 yếu tố: - Nguồn phát: là yếu tố mang thông tin ban đầu và khởi xướng quá trình truyền thông tin. Đây là yếu tố đầu tiên quyết định hiệu quả của quá trình thông tin. - Thông điệp: là nội dung thông tin được trao đổi từ nguồn phát đến đối tượng tiếp nhận. - Kênh truyền thông tin: là sự thống nhất của phương tiện, con người, cách thức chuyển tải các thông điệp từ nguồn phát đến đối tượng tiếp nhận. - Đối tượng tiếp nhận, nơi tiếp nhận: Đối tượng tiếp nhận là những cá nhân hay bộ phận (nhóm) người trong xã hội tiếp nhận các thông điệp của kênh truyền tin. Đây là yếu tố cuối cùng của quá trình thông tin. Từ cách hiểu thông tin là sản phẩm của ý thức con người phản ánh tồn tại khách quan, nhưng được chọn lọc để diễn đạt trong nội dung các thông báo giữa con người với con người, có thể khẳng định thông tin vừa mang tính khách quan vừa mang tính chủ quan. Mọi thông tin đều ít nhiều mang tính định hướng và trong xã hội có giai cấp rất cần định hướng thông tin. 1.1.1.3. Thông tin công tác tư tưởng của Đảng Thông tin công tác tư tưởng là từ ghép giữa hai khái niệm thông tin và công tác tư tưởng. Khi hiểu công tác tư tưởng là hoạt động có mục đích của một giai cấp, một chính đảng nhằm xây dựng, phát triển, hoàn thiện hệ t ư tưởng, truyền bá hệ tư tưởng và cổ vũ, động viên quần chúng đi tới hành động, thì thông tin công tác tư tưởng chính là hoạt động thông tin có mục đích, có định hướng của một chính đảng nhằm phục vụ cho công tác tư tưởng của Đảng. - Xét về nội dung, thông tin công tác tư tưởng gồm: thông tin lý luận nhằm thông báo những nội dung đường lối, quan điểm lý luận của Đảng để tạo sự thống nhất về nhận thức lý luận, đồng thời tổ chức động viên toàn Đảng, toàn xã hội tham gia nghiên cứu,
  12. tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận. Thông tin về đường lối và thực hiện đường lối, quan điểm của Đảng trong xã hội, qua đó cổ vũ, động viên, hướng dẫn cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, phát hiện và nhân rộng các điển hình tiên tiến, các phong trào vận động cách mạng trong hiện thực. Thông tin về thời sự, chính sách, v.v… - Xét về hình thức: thông tin công tác tư tưởng của Đảng có hoạt động thông tin trong nội bộ Đảng và hoạt động cung cấp, định hướng, chỉ đạo hoạt động thông tin của cấp uỷ đảng qua hệ thống thông tin đại chúng; thông tin tuyên truyền miệng qua đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên. - Xét về phương thức tiến hành: thông tin công tác tư tưởng có thông tin thông báo nội bộ, tuyên truyền miệng qua hoạt động báo cáo viên; giao ban và định hướng thông tin tuyên truyền trong hệ thống thông tin đại chúng; các hình thức đặc thù khác (qua văn học, nghệ thuật,...). Điểm nổi bật của thông tin công tác tư tưởng là luôn luôn nằm dưới sự lãnh đạo của Đảng, bởi bản chất của công tác tư tưởng là hoạt động có mục đích của một giai cấp, một chính đảng. 1.1.2. Vai trò của hoạt động thông tin trong công tác tư tưởng của Đảng 1.1.2.1. Đối với lĩnh vực lý luận và giáo dục lý luận chính trị - Lý luận theo nghĩa rộng là: tổng hợp tri thức nói chung của con người được khái quát thành hệ thống [54, tr.104]. Lý luận hiểu theo nghĩa chung nhất là: các khái niệm, phạm trù, quy luật được khái quát từ hoạt động thực tiễn của con người. Lý luận là kết quả nhận thức chủ quan của con người đối với những hiện tượng khách quan của tự nhiên, xã hội và tư duy 26, tr.7]. ở một lát cắt khác, lý luận khoa học có thể được hiểu là hệ thống những tri thức được khái quát từ kinh nghiệm thực tiễn, phản ánh những mối liên hệ bản chất, tất nhiên, mang tính quy luật của các sự vật, hiện tượng trong thế giới và được biểu đạt bằng hệ thống nguyên lý, phạm trù, quy luật.
  13. - Lý luận chính trị là từ ghép giữa lý luận và chính trị. ở đây, lý luận được giới hạn ở lĩnh vực chính trị, khái niệm chỉ mối quan hệ giữa các giai cấp trong xã hội có giai cấp, xung quanh vấn đề giành hoặc giữ chính quyền của giai cấp mình. Do vậy, lý luận chính trị được hiểu là những vấn đề lý luận gắn liền với cuộc đấu tranh giữa các giai cấp trong xã hội có giai cấp, xung quanh vấn đề giành và giữ chính quyền nhà nước. - Đối với chúng ta, "Giáo dục chính trị có nghĩa là truyền bá những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối và quan điểm tư tưởng của Đảng vào cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân" [90, tr.165]. Đó là quá trình tác động vào đối tượng bằng cách trình bày, giải thích một cách khoa học những khái niệm, những quy luật, những quan điểm ... nhằm làm cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nắm được những kiến thức về chủ nghĩa Mác - Lênin, về đường lối, quan điểm của Đảng, nâng cao phẩm chất cách mạng và năng lực hoạt động thực tiễn của họ, hướng dẫn họ vận dụng những hiểu biết ấy vào cuộc sống. Kế thừa tư tưởng của đồng chí Đào Duy Tùng, trong chương trình bồi dưỡng chuyên đề phương pháp giáo dục lý luận chính trị của Ban Tuyên giáo Trung ương khẳng định: Giáo dục là hoạt động tác động có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của mỗi đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất, năng lực như yêu cầu đề ra. Theo nghĩa ấy, giáo dục lý luận chính trị là quá trình phổ biến, truyền bá một cách cơ bản, có hệ thống nền tảng tư tưởng, cương lĩnh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Mục tiêu cao nhất của giáo dục chính trị nhằm xây dựng thế giới quan, nhân sinh quan, phương pháp luận khoa học, tạo nên bản lĩnh chính trị, niềm tin có cơ sở khoa học vững chắc vào mục tiêu, lý tưởng; nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn; giáo dục đạo đức, lối sống, tinh thần tự giác và tích cực trong các hoạt động xã hội của cán bộ, đảng viên và nhân dân. - Thông tin công tác tư tưởng góp phần xây dựng phát triển hệ tư tưởng, lý luận của Đảng.
  14. Như trên đã trình bày, lý luận khoa học là hệ thống những tri thức được khái quát từ kinh nghiệm thực tiễn, phản ánh những mối liên hệ tất nhiên, bản chất, mang tính quy luật của hiện thực khách quan và được biểu đạt thông qua những nguyên lý, quy luật, phạm trù. Những kinh nghiệm thực tiễn, về bản chất là những thông tin của hiện thực khách quan. Nếu không có những kinh nghiệm thực tiễn, những thông tin này thì không thể có chất liệu để khái quát thành lý luận. Mặt khác, lý luận phải được thông qua thực tiễn kiểm tra mới thấy được tính chính xác và sự đúng đắn. Có lẽ vì vậy, người ta đã nói “lý luận là màu xám, còn cây đời mãi mãi xanh tươi”. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, được đúc kết và phản ánh từ thực tiễn đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng. Do vậy, không có những thông tin từ thực tiễn đấu tranh giải phóng dân tộc và thực tiễn xây dựng CNXH của nhân dân ta thì không có lý luận cách mạng của Đảng ta. Mặt khác, thông qua hoạt động thông tin của Đảng, cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân có những hiểu biết về lý luận, ý nghĩa, tầm quan trọng của lý luận và tích cực tham gia vào việc tổng kết thực tiễn, bổ sung cho lý luận. Trên cơ sở đó làm cho quần chúng nhân dân hiểu sâu sắc hơn lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, hoạt động thông tin công tác tư tưởng tạo niềm tin và cổ vũ, động viên quần chúng nhân dân, hướng dẫn quần chúng nhân dân vận dụng lý luận vào thực tiễn, từ đó làm phong phú thêm những biểu hiện cụ thể của lý luận trong thực tiễn. - Hoạt động thông tin của Đảng góp phần hình thành tư duy lý luận cho cán bộ, đảng viên. Hoạt động thông tin công tác tư tưởng tham gia trực tiếp vào công tác lý luận của Đảng. Thông tin công tác tư tưởng xuất phát từ yêu cầu của cuộc đấu tranh cách mạng, nhằm đưa lý luận vào thực tiễn, làm cho quần chúng hiểu rõ vấn đề lý luận, đường lối, “biến” lý luận thành hành động thực tiễn của hàng triệu quần chúng. Do vậy, nhờ có hoạt động thông tin lý luận chính trị, Đảng Cộng sản mới hình thành được cho những người cộng sản và nhân dân lao động một thế giới quan khoa học, phương pháp luận đúng đắn,
  15. giúp họ khắc phục những tư tưởng lạc hậu, bảo thủ, nâng cao trình độ tư duy lý luận, ý thức chính trị, qua đó thúc đẩy sự nhiệt tình cách mạng, tinh thần tự giác và tích cực trong quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. - Hoạt động thông tin công tác tư tưởng đẩy mạnh công tác giáo dục lý luận chính trị, góp phần thực hiện các nhiệm vụ của công tác tư tưởng. Công tác giáo dục lý luận chính trị xét dưới góc độ thông tin thực chất là cung cấp thông tin về lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân một cách hệ thống theo các cấp độ và chương trình cụ thể. Mục đích của công tác giáo dục lý luận chính trị là: nâng cao nhận thức một cách hệ thống về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho người học. Trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục lý luận chính trị, thông tin đúng, chân thực, đầy đủ nội dung chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tình hình thời sự chính trị, kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế là rất quan trọng. Thông tin công tác tư tưởng kịp thời, đúng đắn làm cho công tác giáo dục lý luận sinh động, phong phú hơn, sâu sắc hơn. Trên cơ sở đó nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Trong điều kiện các thế lực thù địch thực hiện chiến lược "diễn biến hoà bình" đối với nước ta, việc trang bị cho cán bộ, đảng viên và nhân dân những thông tin cần thiết để có thể nhận biết bản chất của các luận điệu xuyên tạc, âm mưu, thủ đoạn chống phá trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận có ý nghĩa quan trọng. Kinh nghiệm cho thấy ở Liên Xô và Đông Âu, các thế lực chống CNXH đã xem công tác lý luận, tư tưởng là mặt trận trọng yếu; việc chiếm lĩnh các phương tiện thông tin đại chúng, như các báo, tạp chí, đài phát thanh, vô tuyến truyền hình, lúc đầu chỉ cần một số tờ báo để tạo diễn đàn, khâu đột phá để tấn công vào chế độ XHCN, nhằm "chiến thắng mà không cần chiến tranh". Để mất trận địa thông tin công tác tư tưởng - một công cụ để tuyên truyền lý luận, đấu tranh lý luận là cực kỳ nguy hiểm đối với một đảng cầm quyền. Đảng phải nắm chắc các phương tiện thông tin, thông qua hoạt động thông tin công tác tư tưởng để tăng cường truyền bá hệ tư tưởng, lý luận, phê phán những sai trái, sự xuyên tạc về lý luận của các thế lực thù
  16. địch. Qua thông tin công tác tư tưởng, làm rõ chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước, vạch trần thủ đoạn lợi dụng tôn giáo, tâm lý dân tộc để gây chia rẽ, phá hoại khối đoàn kết dân tộc của các thế lực thù địch. 1.1.2.2. Hoạt động thông tin công tác tư tưởng đối với công tác tuyên truyền của Đảng Thuật ngữ tuyên truyền được nhiều nhà khoa học giải thích khác nhau. Theo một số tài liệu nghiên cứu, thuật ngữ tuyên truyền xuất hiện khoảng hơn 400 năm trước đây, được nhà thờ Thiên chúa giáo sử dụng để chỉ hoạt động của các nhà truyền giáo nhằm thuyết phục, lôi kéo những người khác phấn đấu theo đức tin của đạo Kito. Sau này, thuật ngữ tuyên truyền được dùng để biểu đạt các hoạt động nhằm tác động đến suy nghĩ, tư tưởng của người khác và định hướng hành động của họ theo một khuynh hướng nhất định. Theo Đại từ điển Bách khoa Liên Xô, thuật ngữ tuyên truyền có hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, tuyên truyền là truyền bá những quan điểm, những tư tưởng về chính trị, về triết học, về khoa học, nghệ thuật mà mục đích là biến những quan điểm tư tưởng đó thành ý thức xã hội và nâng cao tính tích cực hoạt động thực tiễn của quần chúng. Theo nghĩa hẹp, tuyên truyền là truyền bá những quan điểm lý luận nhằm xây dựng cho quần chúng thế giới quan nhất định phù hợp với lợi ích của chủ thể tuyên truyền và kích thích n hững hoạt động thực tiễn phù hợp với thế giới quan ấy [77, tr.95 - 96]. ở Việt Nam, tuyên truyền được hiểu: "là phổ biến một chủ trương, một học thuyết, để làm chuyển biến thái độ của quần chúng và thúc đẩy quần chúng hoạt động theo một đường lối nhằm mục đích nhất định" [84, tr.840]. "Tuyên truyền là một hình thái của công tác tư tưởng nhằm truyền bá hệ tư tưởng và đường lối chiến lược, sách lược của một giai cấp trong quần chúng, xây dựng cho quần chúng thế giới quan phù hợp với lợi ích chủ thể hệ tư tưởng, bồi dưỡng tình cảm, củng cố niềm tin và tập hợp cổ vũ quần chúng hoạt động theo thế giới quan và niềm tin ấy" [43, tr.38 - 39].
  17. Tuy có những cách lý giải khác nhau về thuật ngữ tuyên truyền, nh ưng các nhà nghiên cứu khoa học, các nhà triết học, các nhà tư tưởng đã nêu những điểm chung của công tác tuyên truyền. Đó là: - Tuyên truyền là hoạt động truyền bá, phổ biến, giải thích của chủ thể tư tưởng về một tư tưởng, một học thuyết hay một vấn đề nào đó đối với đối tượng tuyên truyền. - Tuyên truyền nhằm đạt tới mục đích là làm thay đổi nhận thức, hình thành một kiểu ý thức xã hội, nhằm xây dựng thế giới quan nhất định ở đối tượng cho phù hợp với lợi ích của chủ thể tuyên truyền. - Tuyên truyền phải đạt tới hiệu quả là cổ vũ, động viên, thúc đẩy đối tượng được tuyên truyền hành động theo quan điểm, đường lối, mục đích đặt ra. Với cách lý giải trên, có thể rút ra kết luận về tuyên truyền: Tuyên truyền là phổ biến, giải thích một tư tưởng, một học thuyết, một quan điểm nào đó, nhằm hình thành hoặc củng cố ở đối tượng tuyên truyền một thế giới quan, nhân sinh quan, một lý tưởng, một lối sống, thông qua đó mà ảnh hưởng tới thái độ và hoạt động tích cực của đối tượng được tuyên truyền trong thực tiễn xã hội. Công tác tuyên truyền của Đảng Cộng sản trước hết là truyền bá, phổ biến hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin trong xã hội, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đưa lý luận vào quần chúng, qua đó khơi dậy tính sáng tạo cách mạng của quần chúng, động viên quần chúng tự giác tham gia sự nghiệp cách mạng. Tuyên truyền góp phần tổ chức các phong trào cách mạng, chuẩn bị tiền đề tư tưởng, lý luận và lực lượng cho các cuộc cách mạng. Chính vì vậy, trong các thời kỳ vận động cách mạng, luôn luôn xuất hiện các “nhà tuyên truyền” kiệt xuất, mà tên tuổi và sự nghiệp của họ gắn liền với các cuộc cách mạng ấy. Công tác tuyên truyền, vì vậy trở thành một công tác cách mạng và là công tác cách mạng đầu tiên của bất kỳ giai cấp cách mạng và tổ chức cách mạng nào. Thông tin công tác tư tưởng là cơ sở quan trọng cho tổ chức công tác tuyên truyền cũng như tổng kết công tác tuyên truyền. Có thông tin mới có cơ sở để tổ chức tuyên truyền đến người dân. Thông tin công tác tư tưởng là phương tiện chuyển tải nội dung tư tưởng của công tác tuyên truyền trong xã hội. Do hành động của con người luôn luôn là
  18. hành động có ý thức, nên bất kỳ một quan điểm, chủ trương, chính sách nào đều phải tổ chức thông tin tuyên truyền cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân biết, từ đó họ hiểu và làm theo. Qua thúc đẩy và phục vụ cho công tác tuyên truyền, thông tin công tác tư tưởng góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người Việt Nam có ý thức làm chủ, ý thức trách nhiệm công dân; có tri thức và sức khoẻ; sống có văn hoá và tình nghĩa; giàu lòng yêu nước và tinh thần quốc tế trong sáng. Thông tin công tác tư tưởng làm cho nội dung tuyên truyền sâu sắc, thiết thực, sinh động. 1.1.2.3. Hoạt động thông tin công tác tư tưởng với cổ vũ, động viên quần chúng tham gia phong trào cách mạng Cổ động có xuất xứ là một từ Hán - Việt. "cổ" là cái trống, "động" là hoạt động. Người xưa thường dùng tiếng trống để làm tín hiệu thúc giục xung trận chiến đấu hoặc chống lụt, chống bão, chữa cháy,... Trong tiếng Latinh "Cổ động" có nghĩa là tiến hành vận động, thúc đẩy. Như vậy, cổ động là thông tin, giải thích về những sự kiện đang diễn ra trong đời sống để cổ vũ, động viên con người đi tới hành động [44, tr.19]. Hoạt động thông tin công tác tư tưởng có vai trò hết sức quan trọng trong cổ vũ, động viên cán bộ, quần chúng nhân dân tích cực tham gia phong trào cách mạng. Hoạt động thông tin công tác tư tưởng góp phần quan trọng trong việc thuyết phục, vận động, động viên, tập hợp quần chúng nhân dân tham gia các phong trào nhằm vào việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của đất nước trong từng thời kỳ, như phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân; xoá đói, giảm nghèo, .... Hoạt động thông tin công tác tư tưởng cung cấp một cách hệ thống những thông tin quan trọng về đường lối đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nước, những nhiệm vụ của địa phương và của từng cơ quan, đơn vị, làm cho mọi người thấy rõ tính đúng đắn của đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, những công việc phải làm, tự giác nhận thấy đó là những công việc cần thiết và hăng hái tham gia. Trên cơ sở thông tin đầy đủ về quyền và nghĩa vụ tham gia phong trào đưa mỗi người dân, từ sự kêu gọi, lời hiệu triệu
  19. quần chúng nhân dân hành động thực hiện đường lối, chính sách và các nhiệm vụ thực tiễn thông tin công tác tư tưởng có tác dụng lôi cuốn lớn lao đến hàng triệu người. Các nội dung thông tin được tuyên truyền sẽ góp phần định hướng tư tưởng cho người dân trước mọi biến động của tình hình, trước mọi hiện tượng, sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội... đồng thời bồi dưỡng tình cảm cách mạng, cổ vũ quần chúng hành động. Việc cổ vũ, động viên không chỉ dừng ở việc đưa ra các khẩu hiệu, mà có thể toát ra từ chính nội dung của các buổi thông tin về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội với tính thuyết phục, sức truyền cảm mạnh mẽ, qua sự đúng đắn, chân thực khách quan của những thông tin. 1.1.3. Vai trò hoạt động thông tin công tác tư tưởng trong hoạt động lãnh đạo của Đảng Trong hoạt động lãnh đạo của Đảng, thông tin công tác tư tưởng có vai trò hết sức quan trọng, thể hiện ở những điểm cơ bản sau: Thứ nhất, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng. Đảng lãnh đạo cách mạng trước hết bằng đường lối, là những quan điểm giải quyết các vấn đề thực tiễn, đề ra các chủ trương, chính sách. Để xác định đúng đường lối, quan điểm, chủ trương, chính sách phù hợp với thực tiễn đất nước phải có đủ thông tin, chính xác, kịp thời, cả chiều xuống và chiều lên. Thông tin công tác tư tưởng là kênh chủ yếu để chuyền tải nội dung đường lối, chính sách của Đảng trong mỗi thời kỳ đến cán bộ, đảng viên và nhân dân, là nguồn tin chính thống, chủ yếu để cán bộ, đảng viên, cán bộ lãnh đạo, quản lý hiểu biết về đường lối, tình hình thực tiễn đất nước và thực tiễn quốc tế. Trên cơ sở đó, đưa đường lối của Đảng đến quần chúng, thực hiện sự lãnh đạo và góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng. Hoạt động thông tin công tác tư tưởng tham gia tổ chức thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà n ước đạt hiệu quả. Nội dung thông tin công tác tư tưởng chủ yếu là đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Phổ biến đường lối, chính sách đến với cán bộ, đảng viên và nhân dân, là khâu đầu tiên để tổ chức thực hiện đường lối.
  20. Thông tin công tác tư tưởng với đặc điểm riêng có và các loại hình đặc thù là kênh thông tin quan trọng để Đảng nhận được thông tin từ cơ sở. Trong quá trình lãnh đạo, Đảng luôn luôn phải thu nhận những thông tin phản hồi từ cơ sở để tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận, hoàn chỉnh đường lối và kịp thời giải quyết những vấn đề, những tình huống phức tạp mới nảy sinh. Thông tin công tác tư tưởng qua tổ chức và hệ thống của mình cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời để các cơ quan xử lý, chỉ đạo và điều chỉnh những chính sách cụ thể trong thực tiễn. Như vậy, nhờ có hệ thống thông tin hai chiều, thông tin công tác tư tưởng giúp cho Đảng tổng kết thực tiễn và giải quyết những vấn đề đặt ra được kịp thời, hiệu quả, qua đó nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng. Thứ hai, hoạt động thông tin công tác tư tưởng góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo sự thống nhất trong Đảng, đồng thuận trong xã hội về đường lối, chính sách và thực hiện nhiệm vụ chính trị. Công cuộc đổi mới của chúng ta hiện nay đòi hỏi tiếp tục phát triển và hoàn chỉnh những vấn đề về lý luận. Đường lối chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại đúng đắn, độc lập tự chủ, sáng tạo phù hợp với thực tiễn là điều kiện cơ bản đầu tiên của sự thống nhất, đồng thuận trong Đảng và trong toàn xã hội. Hoạt động thông tin công tác tư tưởng góp phần đổi mới tư duy lý luận, nâng cao trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân, trình độ hiểu biết quy luật khách quan của cán bộ, đảng viên; cổ vũ khơi dậy lòng nhiệt tình cách mạng của quần chúng, hiện thực hoá thắng lợi mục tiêu đổi mới là cơ sở quan trọng để tạo ra sự thống nhất và đồng thuận về đường lối đổi mới trong Đảng và trong xã hội. Thông tin công tác tư tưởng hiện nay hướng vào nhiệm vụ tiếp tục triển khai những thành quả của tư duy lý luận đã đạt được trong thời gian qua, đi sâu tổng kết thực tiễn và phát triển lý luận một cách sáng tạo. Hoạt động thông tin công tác tư tưởng của Đảng làm cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân tiếp thu đường lối đổi mới của Đảng có cơ sở lý luận và thực tiễn, xây dựng niềm tin khoa học vào sự nghiệp đổi mới, vào sự nghiệp xây dựng CNXH. Hoạt động thông tin công tác tư tưởng theo kịp và gắn chặt với thực tiễn đổi mới của đất nước và tình hình quốc tế, phản ánh những mặt tích cực thực tiễn công cuộc đổi
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2