Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Đổi mới hoạt động của Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk
lượt xem 2
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn "Đổi mới hoạt động của Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk" nhằm hệ thống hóa lý luận về bảo trợ xã hội và về hoạt động của Trung tâm Bảo trợ xã hội; Đánh giá thực trạng, hoạt động của Trung tâm; Đề xuất các giải pháp nhằm đổi mới hoạt động của Trung tâm Bảo trợ xã hội.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Đổi mới hoạt động của Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk
- BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRƯƠNG VĂN CANG ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI TỈNH ĐẮK LẮK ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG Hà Nội, năm 2024
- BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRƯƠNG VĂN CANG ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI TỈNH ĐẮK LẮK ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG MÃ SỐ 8340403 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS. ĐẶNG KHẮC ÁNH. PGS. TS. PHẠM THẾ TRỊNH. Hà Nội, năm 2024
- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng Đề án “Đổi mới hoạt động của Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk” của tôi là công trình nghiên cứu được xây dựng dựa trên nguyên tắc trung thực và minh bạch của bản thân dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Đặng Khắc Ánh và PGS.TS. Phạm Thế Trịnh. Tôi cam kết cung cấp thông tin, số liệu chính xác, trung thực, nguồn gốc rõ ràng. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về nội dung của đề án này. Tác giả đề án Trương Văn Cang
- LỜI CẢM ƠN Là học viên của Học viện Hành chính Quốc gia (HVHCQG) đã trải qua 02 năm học tập, nghiên cứu tại trường và tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk; được sự quan tâm của nhà trường, sự hướng dẫn, giảng dạy nhiệt tình của các thầy, cô giáo đang công tác tại Học viện, sự quan tâm giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp tại cơ quan nơi em công tác và đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình, chu đáo với tinh thần trách nhiệm cao của thầy PGS. TS. Đặng Khắc Ánh và PGS. TS. Phạm Thế Trịnh trong việc học tập, làm việc và soạn thảo đề án. Trên thực tế, chỉ những kiến thức lý thuyết thì chưa đủ, mà lý luận phải gắn liền với thực tiễn và phục vụ cho thực tiễn. Thực tế mọi sự thành công đều gắn liền với giúp đỡ, sự hỗ trợ trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong quá trình từ lúc nhập học cho đến thời điểm này, bản thân đã được quý Thầy giáo, Cô giáo, bạn bè, gia đình tận tình giúp đỡ. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý Thầy, Cô giáo, đồng nghiệp đã giúp đỡ em thời gian qua. Đặc biệt là thầy PGS. TS. Đặng Khắc Ánh và PGS. TS. Phạm Thế Trịnh đã tận tình, tâm huyết hướng dẫn em hoàn thành đề án này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất. Cuối cùng em xin kính chúc quý Thầy, Cô giáo HVHCQG; Lãnh đạo và tập thể CBVC, người lao động Trung tâm Bảo trợ xã hội sức khỏe và hạnh phúc. Em xin trân trọng cảm ơn! Tác giả đề án Trương Văn Cang
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ASXH An sinh xã hội BHYT Bảo hiểm y tế BTXH Bảo trợ xã hội CB, VC, NLĐ Cán bộ, viên chức, người lao động CNTT Công nghệ thông tin CTXH Công tác xã hội LĐ- TB&XH Lao động - Thương binh và Xã hội TGXH Trợ giúp xã hội NSNN Ngân sách nhà nước
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Thống kê số lượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk được hỗ trợ giáo dục, đào tạo, đào tạo nghề giai đoạn 2021 - 2023 ..................................................................................................................... 29 Bảng 2.2. Thống kê số lượng người tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng giai đoạn 2021 - 2023 ....................................... 31 Bảng 2.3. Thống kê số lượt đối tượng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk được thăm, khám điều trị, chuyển tuyến và phục hồi chức năng giai đoạn 2021 - 2023 ..................................................................................................................... 32 Bảng 2.4. Thống kê hoạt động thẩm định hồ sơ đối tượng của Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2021 - 2023 ................................................... 36 Bảng 2.5. Thống kê số lượng đối tượng được tiếp nhận tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2021 - 2023 ............................................................. 37 Bảng 2.6. Thống kê hoạt động truyền thông, tuyên truyền của Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2021 - 2023 .............. 37 Bảng 2.7. Thống kê hoạt động tư vấn, tham vấn của Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2021 - 2023 ......................... 38 Bảng 2.8. Thống kê số lượng người tự nguyện đóng góp kinh phí được Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk cung cấp dịch vụ TGXH giai đoạn 2021 - 2023 ............................................................................................................................. 38
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 1. Lý do xây dựng đề án .................................................................................... 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề án ....................................................... 5 4. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề án ................................................................... 6 5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 6 5.1. Phương pháp luận................................................................................... 6 5.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 6 6. Hiệu quả của đề án ứng dụng trong thực tiễn ............................................. 6 7. Kết cấu đề án ................................................................................................ 7 CHƯƠNG 1....................................................................................................... 8 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ TRỢ GIÚP XÃ HỘI VÀ CƠ SỞ TRỢ GIÚP XÃ HỘI ................................................................................................... 8 1.1. Cơ sở lý luận về bảo trợ xã hội .................................................................. 8 1.1.1. Quan niệm về bảo trợ xã hội ............................................................... 8 1.1.2. Cơ sở bảo trợ xã hội............................................................................ 8 1.2. Cơ sở chính trị và pháp lý về bảo trợ xã hội ............................................ 14 1.3. Kinh nghiệm tổ chức hoạt động của một số Trung tâm Bảo trợ xã hội tại một số tỉnh và giá trị tham khảo rút ra cho Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk ................................................................................................................... 19 1.3.1. Kinh nghiệm tổ chức hoạt động của Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh Bình Thuận .................................................................................... 19 1.3.2. Kinh nghiệm tổ chức hoạt động của Trung tâm Công tác xã hội Bảo trợ xã hội tỉnh Bình Định ............................................................................ 20
- 1.3.3. Giá trị tham khảo rút ra cho Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk ..................................................................................................................... 21 CHƯƠNG 2..................................................................................................... 23 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI TỈNH ĐẮK LẮK ....................................................................................................... 23 2.1. Tổng quan về Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk ............................ 23 2.1.1. Sự hình thành của Trung tâm ............................................................ 23 2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy và nhân lực tại Trung tâm ......................... 23 2.2. Thực trạng hoạt động của Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk......... 26 2.2.1. Về triển khai, tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về bảo trợ xã hội ................................................................................................................ 26 2.2.2. Trợ giúp về vật chất, tinh thần cho đối tượng................................... 27 2.2.3. Hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng..................................... 30 2.2.4. Thẩm định hồ sơ, tiếp nhận đối tượng .............................................. 36 2.2.5. Hoạt động cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ............................................................................................................... 37 2.3. Đánh giá chung về hoạt động của Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk ......................................................................................................................... 39 2.3.1. Ưu điểm ............................................................................................. 39 2.3.2. Hạn chế, khó khăn ............................................................................. 40 2.3.3. Nguyên nhân ...................................................................................... 44 CHƯƠNG 3..................................................................................................... 46 GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI TỈNH ĐẮK LẮK GIAI ĐOẠN 2024 – 2027 VÀ TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ................................................................................................... 46 3.1. Mục tiêu đổi mới hoạt động tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2024 – 2027 ..................................................................................... 46 3.2. Định hướng đổi mới hoạt động tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk ......................................................................................................................... 46
- 3.3. Các giải pháp đổi mới hoạt động tại Trung tâm Bảo trợ xã hội .............. 48 3.3.1. Đổi mới về tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực .................................... 48 3.3.2. Đổi mới về cơ sở vật chất .................................................................. 48 3.3.3. Đổi mới hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng ....................... 49 3.3.4. Đổi mới hoạt động thẩm định hồ sơ, tiếp nhận đối tượng ................ 50 3.3.5. Đổi mới hoạt động cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội ....................... 51 3.4. Lộ trình, nguồn lực và phân công thực hiện việc đổi mới hoạt động tại Trung tâm BTXH ............................................................................................ 54 3.4.1. Tiến độ thực hiện đề án ..................................................................... 54 3.4.2. Nguồn lực thực hiện đề án ................................................................ 54 3.4.3. Phân công thực hiện đề án ................................................................ 54 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 57 1. Kết luận ....................................................................................................... 57 2. Kiến nghị ..................................................................................................... 58 2.1.1. Đối với Chính phủ ............................................................................. 58 2.1.2. Đối với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ................................. 58 2.1.3. Đối với UBND các huyện, thị xã, thành phố .................................... 59 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do xây dựng đề án Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, hiện đại và văn minh thì sự phát triển của một quốc gia không những được đánh giá bởi sự phát triển của nền kinh tế mà còn căn cứ vào mức độ chăm lo, đảm bảo đời sống của người dân nước mình. Cùng với truyền thống “lá lành đùm lá rách” hỗ trợ lẫn nhau khi gặp khó khăn, hoạn nạn, từ bao thế hệ đã qua nó vẫn luôn được duy trì và phát huy. Việc nghiên cứu và đổi mới hoạt động tại Trung tâm là việc làm rất cần thiết nhằm nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội, cải thiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực này giúp tối ưu hóa các chính sách, tài nguyên và cơ sở hạ tầng, từ đó cải thiện chất lượng quản lý chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng tại Trung tâm và cung cấp dịch vụ công về lĩnh vực bảo trợ xã hội tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Đắk Lắk là tỉnh miền núi, một trong 5 tỉnh khu vực Tây Nguyên, có đường biên giới giáp với nước bạn Campuchia với 49 dân tộc anh em cùng chung sống trên địa bàn, kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ và di cư từ các tỉnh phía bắc vào nhiều, thường xuyên bị ảnh hưởng của thiên tai và một số yếu tố khác đã làm cho đối tượng bảo trợ xã hội cần được trợ giúp rất lớn. Nhưng với quan tâm của Đảng và Nhà nước đặc biệt là sự nỗ lực chính quyền địa phương trong việc chăm lo cho các đối tượng bảo trợ xã hội yếu thế, các hoạt động bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh được thúc đẩy mạnh mẽ. Do vậy, hoạt động này đã đạt được những kết quả đáng biểu dương, các đối tượng yếu thế ngày càng được sự quan tâm nhiều hơn trong đời sống. Hiện nay, toàn tỉnh có hơn 45.000 đối tượng bảo trợ xã hội được hưởng chế độ trợ cấp thường xuyên tại cộng đồng. Vì thế các đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh phần nào giảm bớt những khó khăn, vươn lên trong cuộc sống, có điều kiện hòa nhập vào cộng đồng. Trong đó,
- 2 Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk hiện quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng 417 đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của tỉnh và tỉnh bạn Kon Tum, Đắk Nông (đối tượng khuyết tật thần kinh – tâm thần). Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được, công tác quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội tại Trung tâm vẫn bộc lộ nhiều hạn chế cần khắc phục như: đội ngũ viên chức, lao động thực hiện công tác quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng và công tác xã hội, phát triển cộng đồng vẫn còn thiếu và yếu; cơ sở vật chất xây dựng lâu năm, xuống cấp; công tác vận động nguồn lực xã hội trợ giúp cho đối tượng tại Trung tâm và cộng đồng về vật chất và tinh thần chưa nhiều; công tác xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp quy về bảo trợ xã hội chưa thật sự chủ động, còn trông chờ vào hướng dẫn của cấp trên; công tác tuyên truyền phổ biến còn hình thức, các chính sách chưa thật sự đến với người dân cũng như các đối tượng bảo trợ xã hội; việc quản lý đối tượng không thống nhất, kỹ thuật, nghiệp vụ quản lý chưa cao nên thường xảy ra trùng lắp, thực hiện sai đối tượng; hoạt động kiểm tra, giám sát vẫn còn mang nặng tính hình thức, lỏng lẽo …Những hạn chế trong công tác quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng tại Trung tâm và công tác xã hội, phát triển cộng đồng đã dẫn đến nhiều yếu kém trong hoạt động như: các đối tượng tại Trung tâm chưa được trợ giúp kịp thời, chất lượng đời sống đối tượng cả về vật chất và tinh thần chưa được nâng cao so với mặt bằng chung, nhiều chính sách tác động chưa cao đến đời sống đối tượng tại cộng đồng. Từ những lý do đó, công tác “Đổi mới hoạt động của Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk” được chọn làm đề án nghiên cứu cho chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành quản lý công. Công trình sẽ làm rõ vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh, tìm hiểu thực trạng, phân tích những mặt tích cực và những mặt còn hạn chế, tìm ra những nguyên nhân trong công tác đối với cung cấp dịch vụ công tác xã
- 3 hội cho đối tượng bảo trợ xã hội tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tại tỉnh Đắk Lắk, từ đó xây dựng những giải pháp hữu ích nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng tại Trung tâm và cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội cho đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Như chúng ta đã biết, công tác TGXH cho đối tượng BTXH (đối tượng yếu thế trong xã hội) bao gồm cung cấp các dịch vụ và chương trình nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và hỗ trợ phát triển cá nhân cho đối tượng yếu thế trong xã hội như cung cấp, hỗ trợ về tài chính, y tế, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng ... đã được nhiều nước trên thế giới đặc biệt quan tâm trong đó có Việt Nam, vì nó góp phần thực hiện chính sách ASXH, đảm bảo quyền con người, góp phần phát triển xã hội. Trong nhiều năm qua, đã có rất nhiều công trình, tài liệu nghiên cứu, các bài viết về ASXH, trong đó đề cập đến công tác TGXH cho đối tượng BTXH ở nhiều khía cạnh từ lý luận cho đến thực tiễn và các văn bản của Nhà nước có liên quan về chính sách TGXH như: An sinh xã hội ở Việt Nam: Những thành tựu, thách thức và định hướng phát triển của Đào Quang Vinh, Viện Khoa học Lao động và Xã hội. Tác giả cơ bản đã chỉ ra tổng quan hệ thống an sinh xã hội của Việt Nam, những thành tựu về an sinh xã hội, chính sách giảm nghèo, thách thức về việc thực hiện chính sách an sinh chung, chính sách giảm nghèo và định hướng trong thời gian tới thực hiện các giải pháp phù hợp để đảm bảo an sinh xã hội ở Việt Nam. Cuốn sách An sinh xã hội - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn do TS. Phạm Hương Trà, Khoa Xã hội học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền và ThS. Phạm Trần Thăng Long, trường Đại học Thăng Long biên soạn. Cuốn
- 4 sách này của các tác giả là một công trình nghiên cứu khá toàn diện về hệ thống an sinh xã hội từ góc độ tiếp cận lý thuyết đến những nghiên cứu thực nghiệm. Các tác giả đã nêu lên những vấn đề cơ bản về an sinh xã hội, hệ thống an sinh xã hội trên thế giới và Việt Nam và các lĩnh vực chính sách trong hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam [15]. Chính sách ASXH Việt Nam của các tác giả TS. Trần Văn Huấn, TS. Bùi Nghị, Ths. Nguyễn Hữu Hoàng nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia thành Phố Hồ Chí Minh. Các tác giả đã đưa ra một số vấn đề lý luận về chính sách an sinh xã hội như: cách tiếp cận của thế giới và những gợi ý cho Việt Nam, quan điểm của Đảng ta về an sinh xã hội và vai trò lãnh đạo của Đảng trong thời kỳ đổi mới, tư tưởng Hồ Chí Minh về an sinh xã hội. Đồng thời, các tác giả cũng đưa ra một số vấn đề thực tiễn và hàm ý đặt ra trong lãnh đạo, quản lý về thực hiện chính sách an sinh xã hội. Hệ thống chính sách ASXH ở Việt Nam: Thực trạng và định hướng phát triển của tác giả Nguyễn Hữu Dũng Tạp chí Tạp chí Khoa học Đại học Quốc Gia Hà Nội, Kinh tế và Kinh doanh 26 (2010) 118-128. Tác giả đã đưa ra nhận thức cơ bản về ASXH, thực trạng hệ thống ASXH ở Việt Nam và định hướng phát triển. Cuốn sách Chính sách an sinh xã hội - Thực trạng và giải pháp do Lê Quốc Lý làm chủ biên của Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia đã nêu ra Cơ sở lý luận và thực tiễn về những trở ngại trong thực thi chính sách ASXH; những trở ngại trong thực thi các chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam gần đây qua đánh giá của nhóm cán bộ thực thi và đối tượng thụ hưởng chính sách; Mục tiêu, quan điểm và giải pháp thực thi hiệu quả chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam đến năm 2020. Báo cáo phân tích: Tầm nhìn hệ thống an sinh xã hội Việt Nam đến 2030 được biên soạn bởi Nguyễn Nguyệt Nga và Philip O’Keefe, Bộ phận
- 5 Bảo trợ Xã hội và Việc làm, Ngân hàng Thế giới, Khu vực Đông Á – Thái Bình Dương. Nhóm thực hiện gồm có Wendy Cunningham, Audrey Stienon và Robert Palacios, cùng những đóng góp của các đồng nghiệp Elena Glinskaya, Nguyễn Thị Nga, Mitchell Wiener và Harry Moroz. Thiết kế và trình bày do nhóm Golden Sky, Hà Nội thực hiện. Báo cáo đã phác thảo tầm nhìn dài hạn về hệ thống ASXH ở Việt Nam, mục tiêu và các cấu phần chủ yếu của một hệ thống ASXH gắn kết, bối cảnh Việt Nam và hệ thống ASXH, tầm nhìn cho hệ thống ASXH Việt Nam đến năm 2030 như là các định hướng tổng thể, đạt đến tầm nhìn và cải cách ba trụ cột an sinh xã hội. Cuốn sách Mô hình an sinh xã hội Việt Nam do Bùi Văn Huyền, Nguyễn Ngọc Toàn, Đinh Thị Nga đồng chủ biên của Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia - Sự thật đề cập đến các khía cạnh quan trọng của an sinh xã hội và đóng góp vào việc xây dựng một xã hội bền vững và phát triển như: cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về mô hình an sinh xã hội; Thực trạng an sinh xã hội và mô hình an sinh xã hội ở Việt Nam qua hơn 30 năm đổi mới; Hoàn thiện mô hình an sinh xã hội Việt Nam đến năm 2030 [2]. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào về đổi mới hoạt động của các cơ sở bảo trợ xã hội nói chung và đổi mới hoạt động của Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk nói riêng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề án Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề án là hoạt động của Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk tập trung vào: Cơ cấu tổ chức, công tác chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng tại Trung tâm và công tác cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội cho đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại tỉnh Đắk Lắk. Phạm vi nghiên cứu - Về phạm vi không gian: tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk.
- 6 - Về phạm vi mặt thời gian: nghiên cứu từ năm 2021 - 2023, dự kiến các giải pháp thực hiện từ năm 2024 đến hết năm 2027. 4. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề án - Mục tiêu: Mục tiêu của Đề án là đề xuất các giải pháp nhằm đổi mới hoạt động của Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới. - Nhiệm vụ: Để thực hiện được mục tiêu trên cần triển khai các nhiệm vụ sau: + Hệ thống hóa lý luận về bảo trợ xã hội và về hoạt động của Trung tâm Bảo trợ xã hội. + Đánh giá thực trạng, hoạt động của Trung tâm. + Đề xuất các giải pháp nhằm đổi mới hoạt động của Trung tâm Bảo trợ xã hội. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Đề án được thực hiện dựa trên phương pháp luận duy vật lịch sử và duy vật biện chứng. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Thống kê, thu thập số liệu để phân tích, so sánh việc thực hiện các hoạt động trợ giúp đối tượng tại Trung tâm; phân tích tổng hợp, tổng kết thực tiễn để tìm hiểu, đối chiếu tình hình thực tế. Ngoài ra chúng tôi có tham khảo các công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu quản lý nhà nước, xã hội học…và một số tài liệu mang tính chất kế thừa của các luận văn tốt nghiệp, các báo cáo về hoạt động bảo trợ xã hội của Trung ương, tỉnh và các tổ chức khác để làm tài liệu tham khảo. 6. Hiệu quả của đề án ứng dụng trong thực tiễn Đề án góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk như: Cải thiện chất lượng cuộc sống, phát triển kỹ
- 7 năng và năng lực cho đối tượng đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại Trung tâm; Tạo ra cộng đồng hỗ trợ, tăng cường sự hài lòng và hạnh phúc, nâng cao hiệu quả hoạt động xã hội, giảm bớt tình trạng người dân rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, tăng cường lòng tin và sự ủng hộ của người dân, đáp ứng nhu cầu thực tế của người dân, giúp họ có niềm tin và sự ủng hộ đối với chính phủ và các chương trình xã hội. Điều này tạo ra sự đồng lòng và sự đoàn kết trong cộng đồng, góp phần vào sự phát triển bền vững của tỉnh Đắk Lắk. 7. Kết cấu đề án Đề án ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì đề án gồm có các nội dung chính sau: Chương 1: Cơ sở lý luận của về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Chương 2: Đánh giá thực trạng quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đoạn tuyến quốc lộ 26 đi qua tỉnh Đắk Lắk. Chương 3: Giải pháp, lộ trình, các nguồn lực tổ chức thực hiện công tác quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đoạn tuyến quốc lộ 26 đi qua tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2024-2026.
- 8 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ TRỢ GIÚP XÃ HỘI VÀ CƠ SỞ TRỢ GIÚP XÃ HỘI 1.1. Cơ sở lý luận về bảo trợ xã hội 1.1.1. Quan niệm về bảo trợ xã hội Có nhiều tổ chức khác nhau trên thế giới định nghĩa riêng về bảo trợ xã hội song tất cả đều nhấn mạnh bản chất của bảo trợ xã hội thông qua các can thiệp chính sách cần thiết của nhà nước và các hoạt động tình nguyện ở cộng đồng. Ở Việt Nam, bảo trợ xã hội gần với khái niệm trợ giúp xã hội, là một trong ba trụ cột cơ bản của hệ thống an sinh xã hội. Với mục đích khắc phục rủi ro, trợ giúp xã hội cùng với bảo hiểm xã hội có chức năng giảm thiểu rủi ro, và chính sách thị trường lao động chủ động nhằm phòng ngừa rủi ro cho người dân [30]. Từ điển thuật ngữ an sinh xã hội của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội không có thuật ngữ "bảo trợ xã hội" mà chỉ có khái niệm "trợ giúp xã hội" (social assistance) là: Sự trợ giúp bằng tiền mặt hoặc bằng hiện vật của nhà nước (lấy từ nguồn thuế, không phải đóng góp từ người dân) nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu cho đối tượng được nhận [29]. 1.1.2. Cơ sở bảo trợ xã hội 1.1.2.1. Quan niệm về cơ sở bảo trợ xã hội Theo Điều 5 Nghị định 103/2017/NĐ-CP thì các loại hình cơ sở trợ giúp xã hội có gồm có 7 loại hình cơ sở trợ giúp xã hội trong đó có 05 loại hình cơ sở bảo trợ xã hội gồm: Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người cao tuổi. Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật.
- 9 Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí . Cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp thực hiện việc chăm sóc nhiều đối tượng bảo trợ xã hội hoặc đối tượng cần trợ giúp xã hội. Trung tâm công tác xã hội thực hiện việc tư vấn, chăm sóc khẩn cấp hoặc hỗ trợ những điều kiện cần thiết khác cho đối tượng cần trợ giúp xã hội. Cơ sở trợ giúp xã hội khác theo quy định của pháp luật. Theo Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội thì cơ sở trợ giúp xã hội bao gồm cơ sở trợ giúp xã hội công lập và cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập, trong đó: Cơ sở trợ giúp xã hội công lập do cơ quan nhà nước thành lập, quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ của cơ sở trợ giúp xã hội. Cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập do các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ của cơ sở trợ giúp xã hội. 1.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của cơ sở bảo trợ xã hội Cơ sở bảo trợ xã hội có chức năng: Tiếp nhận, quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng các loại đối tượng gồm: Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; Người già neo đơn không nơi nương tựa; Người khuyết tật đặc biệt nặng không có khả năng tự phục vụ, không đủ điều kiện sống tại cộng đồng; Người khuyết tật thần kinh - tâm thần đặc biệt nặng; Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp (trẻ em, người lang thang xin ăn trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú, nạn nhân bị bạo lực gia đình, nạn nhân bị xâm hại tình dục, nạn nhân bị buôn bán, nạn nhân bị cưỡng bức lao động, đối tượng khác do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định và các đối tượng tự nguyện đóng góp kinh phí.
- 10 Tại Điều 7 Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội thì cơ sở trợ giúp xã hội có một số hoặc các nhiệm vụ sau: - Cung cấp các dịch vụ khẩn cấp: Tiếp nhận đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp; Đánh giá các nhu cầu của đối tượng; sàng lọc và phân loại đối tượng. Trường hợp cần thiết thì chuyển gửi đối tượng tới các cơ sở y tế, giáo dục, cơ quan công an, tư pháp hoặc các cơ quan, tổ chức phù hợp khác; Bảo đảm sự an toàn và đáp ứng các nhu cầu khẩn cấp của đối tượng như: Nơi cư trú tạm thời, thức ăn, quần áo và đi lại. - Tham vấn, trị liệu rối nhiễu tâm trí, khủng hoảng tâm lý và phục hồi thể chất cho đối tượng. - Tư vấn và trợ giúp đối tượng thụ hưởng các chính sách trợ giúp xã hội; phối hợp với các cơ quan, tổ chức phù hợp khác để bảo vệ, trợ giúp đối tượng; tìm kiếm, sắp xếp các hình thức chăm sóc. - Xây dựng kế hoạch can thiệp và trợ giúp đối tượng; giám sát và rà soát lại các hoạt động can thiệp, trợ giúp và điều chỉnh kế hoạch. - Tiếp nhận, quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng các đối tượng bảo trợ xã hội thuộc diện đặc biệt khó khăn, không tự lo được cuộc sống và không có điều kiện sinh sống tại gia đình, cộng đồng. - Cung cấp dịch vụ điều trị y tế ban đầu. - Tổ chức hoạt động phục hồi chức năng, trợ giúp các đối tượng trong các hoạt động tự quản, văn hóa, thể thao, các hoạt động khác phù hợp với lứa tuổi và sức khỏe của từng nhóm đối tượng lao động sản xuất theo quy định của pháp luật.
- 11 - Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, tổ chức để dạy văn hóa, dạy nghề, giáo dục hướng nghiệp nhằm giúp đối tượng phát triển về thể chất, trí tuệ, nhân cách và hòa nhập cộng đồng. - Cung cấp các dịch vụ về giáo dục xã hội và nâng cao năng lực Cung cấp các dịch vụ về giáo dục xã hội để giúp đối tượng phát triển khả năng tự giải quyết các vấn đề, bao gồm cả giáo dục kỹ năng làm cha mẹ cho những đối tượng có nhu cầu; đào tạo kỹ năng sống cho trẻ em và người chưa thành niên; Hợp tác với các cơ sở đào tạo tổ chức đào tạo, tập huấn về công tác xã hội cho đội ngũ nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội hoặc làm việc tại các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội; Tổ chức các khóa tập huấn, hội thảo cung cấp kiến thức, kỹ năng cho các nhóm đối tượng có nhu cầu. - Quản lý đối tượng được cung cấp dịch vụ công tác xã hội. - Thực hiện các biện pháp phòng ngừa đối tượng rơi vào hoàn cảnh khó khăn và bị xâm hại, bạo lực, ngược đãi. - Phát triển cộng đồng Liên hệ với người dân, chính quyền các cấp trong việc xác định các vấn đề của cộng đồng để xây dựng chương trình, kế hoạch trợ giúp cộng đồng; Đề xuất chính sách với các cơ quan có thẩm quyền; Xây dựng mạng lưới nhân viên, tình nguyện viên công tác xã hội. - Tổ chức các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức. - Chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương đưa đối tượng đủ điều kiện hoặc tự nguyện xin ra khỏi cơ sở trở về với gia đình, tái hòa nhập cộng đồng; hỗ trợ, tạo điều kiện cho đối tượng ổn định cuộc sống. - Quản lý tài chính, tài sản, công chức, viên chức và người lao động theo quy định của pháp luật.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Nâng cao hiệu quả quản lý tài sản công tại Bệnh viện Phổi Đắk Lắk
79 p | 24 | 9
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên
88 p | 12 | 5
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Tăng cường công tác quản lý và quy hoạch sử dụng đất tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2021-2030
74 p | 5 | 4
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Nâng cao chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận Hà Đông, thành phố Hà Nội giai đoạn 2024-2030
86 p | 10 | 3
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh liên kết tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
74 p | 6 | 3
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Truyền thông chính sách đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia của Tạp chí Tổ chức nhà nước Bộ Nội vụ
58 p | 8 | 3
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Quản lý và sử dụng tài sản công tại cơ sở Quảng Nam và Đà Nẵng thuộc Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vực miền Trung giai đoạn 2024-2030
79 p | 4 | 3
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Đổi mới tổ chức và quản lý công tác văn thư tại Bệnh viện đa khoa Hòe Nhai - thành phố Hà Nội
71 p | 6 | 3
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Tăng cường quản lý nhà nước đối với các cơ sở chẩn trị y học cổ truyền trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
71 p | 5 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động hành nghề xích lô du lịch trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
78 p | 3 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý kinh tế: Hoàn thiện quản lý đầu tư công từ nguồn ngân sách nhà nước của Uỷ ban nhân dân huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk Lắk
77 p | 7 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Quản lý nhà nước về hộ tịch từ thực tiễn tại Ủy ban nhân dân Phường 9, Quận 5, Thành Phố Hồ Chí Minh
68 p | 5 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Tăng cường quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên giai đoạn 2024 - 2030
72 p | 3 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Quản lý lễ hội gắn với phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk
73 p | 4 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Nâng cao hiệu quả quản lý hộ kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống trên địa bàn Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
56 p | 6 | 2
-
Đề án tốt nghiệp: Quản lý nhà nước về hộ tịch ở cấp xã từ thực tiễn huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
63 p | 3 | 1
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước các dự án Nông nghiệp phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
69 p | 1 | 1
-
Đề án tốt nghiệp: Quản lý kê khai thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tại Chi cục Thuế quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
72 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn