Luận văn " Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực trong lĩnh vực công nghiệp của các doanh nghiệp Việt Nam "
lượt xem 13
download
Ngoại thương đóng góp một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia. Làn sóng toàn cầu hoá, khu vực hoá đang diễn ra mạnh mẽ. Tuy nhiên cũng cần nhận thấy rằng có không ít khó khăn và những biến động phức tạp không ngừng xẩy ra. Để đất nước vững mạnh đi lên, chúng ta cần phải có một cái nhìn tổng thể tình hình thế giới, cần có một chiến lược phát triển cụ thể, lâu dài và quan trọng là nắm bắt kịp thời những thay đổi có tính chất bước ngoặt để tránh nguy cơ tụt hậu...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn " Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực trong lĩnh vực công nghiệp của các doanh nghiệp Việt Nam "
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực trong lĩnh vực công nghiệp của các doanh nghiệp Việt Nam 1
- MỤC LỤC Chương I : Một số vấn đề cơ bản liên quan đ ến các mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong lĩnh vực Công nghiệp của các doanh nghiệp Việt Nam. I. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa và tầm quan trọng của mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong lĩnh vực công nghiệp 1 . Khái niệm 2 . Đặc điểm 3 . Ý nghĩa và tầm quan trong 4 . Hiệu quả xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chủ lực II. Vai trò các ho ạt động xuất khẩu và mặt hàng công nghiệp chủ lực đối với sự phát triển nền kinh tế Việt Nam. 1 . Tạo nguồn vốn chủ yếu để nhập khẩu phục vụ quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. 2 . Đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 3 . Giải quyết công ăn việc làm, giám tỷ lệ thất nghiệp và các vẫn đề xã hội khác. 4 . Là cơ sở để đẩy mạnh, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại Chương II : Thực trạng và khả năng mở rộng hoạt động xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chủ lực I. Thực trạng sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chủ lực 1 . Thực trạng sản xuất và xuất khẩu dầu thô 1 .1. Tình hình khai thác 1 .2. Tình hình xuất khẩu 2 . Thực trạng sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may 2 .1. Thực trạng sản xuất 2
- 2 .2 Thực trạng xuất khẩu 3 . Thực trạng sản xuất và xuất khẩu hàng điện tử 4 . Thực trạng sản xuất và xuất khẩu giầy dép Việt Nam 5 . Thực trạng sản xuất và xuất khẩu của ngành công nghiệp chế biến. 6 . Thực trạng sản xuất và xuất khẩu vật liệu xây dựng. II. Đánh giá chung về tình hình xuất khẩu và các mặt hàng công nghiệp chủ lực của Việt Nam 1 . Về tốc độ tăng trưởng và quy mô hoạt động. 2 . Về cơ cấu hàng hóa xuất khẩu 3 . Về cơ cấu thị trường xuất khẩu Chương III. Định hướng chung và các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu các m ặt hàng công nghiệp chủ lực của Việt Nam trong những năm tới. I. Định hướng chung nhằm phát triển mặt hàng công nghiệp xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. 1 . Quan điểm mục tiêu và nhiệm vụ của xuất khẩu. 2 . Đ ịnh hướng phát triển mặt hàng công nghiệp xuất khẩu chủ lực cảu V iệt Nam trong những năm tới 3 . Định hướng thị trường mục tiêu II. Một số kinh nghiệm quốc tế trong việc đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực. K inh nghiệm xây dựng mặt hàng xuất khẩu chủ lực của một số nước Đông Á kể từ khi bắt đầu thực hiện công nghiệp hoá đến nay. 1 . Trung quốc 2 . Đài Loan 3 . Ấn Độ III. Giải pháp nhằm phát triển mặt hàng công nghiệp chủ lực của Việt N am trong những năm tới. A. Giải pháp mang tính vĩ mô 3
- 1 .Giải pháp phát triển và mở rộng nguồn hàng chủ lực cho xuất khẩu 2 . Giải pháp tác động hỗ trợ nhằm tạo và mở rộng thị trường đầu ra co hàng xuất khẩu chủ lực. B. Giải pháp mang tính vi mô 1 . Tổ chức tốt việc nghiên cứu mở rộng và phát triển thị trường. 2 . Cần đa dạng hoá chủng loại hàng hóa xuất khẩu. 3 . Nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản p hẩm, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm Việt Nam. 4 . Đẩy mạnh công tác đào tạo nâng cao trình độ cán bộ, công nhân viên. 6 . Đảm bảo khâu lưu thông vận chuyển để giao hàng đúng yêu cầu. 7 . Phối hợp chặt chẽ với Nhà nước đặc biệt là Bộ thương mại. 8 . Các doanh nghiệp cần phối hợp với nhau nhằm thu được hiệu quả tối đ a khi xuất khẩu hàng hóa. K ết luận. 4
- LỜI NÓI ĐẦU 1 . Tính cấp thiết của đề tài N goại thương đóng góp một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia. Làn sóng toàn cầu hoá, khu vực hoá đang diễn ra mạnh mẽ. Tuy nhiên cũng cần nhận thấy rằng có không ít khó khăn và những biến động p hức tạp không ngừng xẩy ra. Đ ể đất nước vững mạnh đi lên, chúng ta cần phải có một cái nhìn tổng thể tình hình thế giới, cần có m ột chiến lược phát triển cụ thể, lâu dài và quan trọng là nắm bắt kịp thời những thay đổi có tính chất bước ngoặt để tránh nguy cơ tụt hậu so với các nước trên thế giới. Đó luôn luôn là mục tiêu mà chúng ta phải theo đuổi. Trong tình hình hiện nay để thực hiện việc đó chúng ta cần phải có một nguồn lực. Đó chính là nguồn vốn để phát triển kinh tế đất nước. Một trong những nguồn vốn quan trọng là nguồn thu từ hoạt động xuất khẩu. Có một thực tế là các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam hầu hết là các mặt hàng nông sản, hàng có giá trị thấp. Trong khi đó các nền kinh tế lớn đều trung tập trung vào sản xuất các mặt hàng có hàm lượng giá trị gia tăng cao làm cho xu hướng giá cả cánh kéo ngày càng doãng ra. V ấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để hoạt động xuất khẩu đem lại hiệu q uả cao nhất. Bên cạnh việc tiếp tục duy trì các mặt hàng xuất khẩu truyền thống, phải tận dụng những lợi thế sẵn có phát triển những ngành hàng mới, ngành hàng công nghiệp có giá trị góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đ ất nước thao hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Bởi tính cấp thiết của vấn đề và bởi một thực tế là các mặt hàng xuất khẩu chủ lực ngày càng đóng góp một phần to lớn cho sự phát triển của đất nước nên 5
- người viết đã lựa chọn đề tài : Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực trong lĩnh vực công nghiệp của các doanh nghiệp Việt Nam cho bài luận của mình. 2 . Mục đích và ý nghĩa * Mục đích K hoá luận này nhằm phân tích và tìm hiểu những lợi thế mà các doanh nghiệp Việt Nam có được trong việc sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chủ lực. Bên cạnh đó, nó cũng đưa ra được một số những thông tin bổ ích cho các doanh nghiệp Việt Nam tìm hiểu những thị trường tiềm năng cũng như những cơ hội mới cho việc phát triển các ngành hàng này. * Ý ngh ĩa Thông qua việc nghiên cứu đưa ra các giải pháp để đẩy mạnh hoạt động x uất khẩu các mặt hàng trong lĩnh vực công nghiệp của Việt Nam. 3 . Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu tập trung vào các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu các mặt hàng chủ lực trong lĩnh vực công nghiệp của các doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ra khoá luận còn nghiên cứu một số vấn đề có liên quan đ ến hoạt động này như ; Chính sách khuyến khích xuất khẩu cuả Nhà nước, Thị trường xuất khẩu... * Phạm vi nghiên cứu là các doanh nghiệp Việt Nam hiện đang sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp . 4 . Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng biện pháp duy vật biện chứng, so sánh, phân tích và tổng hợp, kết hợp những kết quả thống kê . 5 . Những kết quả đạt được và những vấn đề mới. 6
- K hoá luận phân tích và làm rõ những vấn đề còn tồn tại đối với các doanh nghiệp Việt Nam, thuận lợi cũng như khó khăn trong việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động này. N hững điểm mới của khoá luận * Khoá luận sẽ đưa ra được một vấn đề hết sức cấp bách trong tình hình hiện nay là việc tập trung phát triển các ngành công ngihệp có hàm lượng giá trị cao nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước theo hướng công nghiệp hoá. * Khoá luận cũng sẽ làm nổi bật một số giải pháp m à trong đó các doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp Việt Nam có thể tham khảo để định hướng thị trường và đ ề ra những phương hướng phát triển trong tương lai. 6 . Bố cục khoá luận N goài lời nói đầu, Kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của khoá luận đ ược trình bày trong 3 chương. Chương I. Một số vấn đề lý luận cơ bản liên qua đến các mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong lĩnh vực công nghiệp. Chương II. Thực trạng và khả năng mở rộng hoạt động xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chủ lực. Chương III. Đ ịnh hướng chung và những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực trong lĩnh vực công nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn tiến sĩ Bùi Ngọc Sơn, các thầy cô và bè bạn đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ em hoàn thành khoa luận. Do hạn chế về thời gian cũng như trình đ ộ nghiên cứu, khoá luận không thể tránh khỏi thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ đạo của thầy cô và các bạn. 7
- Em xin chân thành cảm ơn. CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, Ý NGHĨA VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP 1 . Khái niệm V ề câu hỏi “ mặt hàng xuất khẩu chủ lực là gì ? “, cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa nào thống nhất ở phạm vi quốc tế. Tuy nhiên, trong qúa trình quản lý hàng hóa xuất khẩu, một quốc gia thường chia thành hàng xuất khẩu làm 3 loại : hàng chủ lực, hàng quan trọng và hàng thứ yếu. H àng chủ lực là lo ại hàng chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu q uốc gia do có thị trường nước ngoài và điều kiện sản xuất trong nước hiệu quả. H àng quan trọng là hàng không chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu, nhưng đối với từng thị trường, từng địa phương lại có vị trí quan trọng. Hàng thứ yếu là hàng xuất khẩu mà kim ngạch của chúng thưởng nhỏ. Sự phân loại này d ựa trên tiêu chí tỷ trọng giá trị xuất khẩu của mặt hàng trong tổng kim ngạch xuất khẩu, nhưng tỷ trọng này cụ thể là bao nhiêu để coi m ột mặt hàng là mặt hàng xuất khẩu chủ lực lại không được thống nhất giữa các q uốc gia. Tuỳ từng quốc gia và ở những giai đoạn khác nhau, tỷ trọng này được đ ưa ra khác nhau. Một số nhà nghiên cứu từng cho rằng tỷ trọng của mặt hàng đ ược coi là mặt hàng xuất khẩu chủ lực khi nó chiếm ít nhất 25% kim ngạch x uất khẩu của quốc gia. Ở Việt Nam, đầu thập kỷ 90 đ ã cho rằng, việc xác định 8
- này không dựa theo tỷ trọng mà lại căn cứ vào giá trị tuyệt đối và cho rằng một m ặt hàng ít ra là phải đạt 100 triệu USD mới trở thành một mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Còn theo các chuyên gia kinh tế Mỹ tại viện “ Technology Export Management” tại Berkeley (Mĩ), không thể đưa ra một tỷ trọng cụ thể trong khái niệm hàng xuất khẩu chủ lực, mà việc nhìn nhận một mặt hàng xuất khẩu chủ lực căn cứ vào lượng USD lớn (“large USD volume”) trong tổng kim ngạch xuất khẩu. N hư vậy, có nghĩa là không có một cách nhìn hoàn toàn giống nhau về tỷ trọng giá trị xuất khẩu của một mặt hàng chủ lực trong tổng kim ngạch xuất khẩu ở tất cả các quốc gia, song có một điểm chung về sự nhìn nhận mặt hàng x uất khẩu chủ lực là : Mặt hàng xuất khẩu chủ lực là những hàng hóa có điều kiện để sản xuất trong nước có hiệu quả kinh tế cao hơn so với những hàng hóa khác ; có thị trường tiêu thụ rộng rãi, ổ n định, vững chắc (trong một thời gian tương đối d ài); giá trị xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao, mang tính chất quyết định đối với tổng kim ngạch của một quốc gia. Đ ây cũng chính là khái niệm chung về mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong lĩnh vực công nghiệp. 2 . Đặc điểm. (Điều kiện để phân biệt mặt hàng chủ lực và không chủ lực). Từ khái niệm trên, có thể nhận thấy rằng mặt xuất khẩu chủ lực có 3 đặc đ iểm. Một là, mặt hàng đó phải có thị trường ổn định, vững chắc trong một thời gian tương đối dài. H ai là, mặt hàng đó phải ổn định, có thể sản xuất với khối lượng lớn và hiệu quả sản xuất cao hơn so với hàng hoá khác. 9
- Ba là, có kim ngạch lớn và mang tính chất quyết định đối với tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia. Đ ặc điểm thứ 3 là một đặc điểm quan trọng, nó là một cơ sở để dễ dàng nhận biết mặt hàng xuất khẩu chủ lực và để phân biệt nó với những mặt hàng không chủ lực. Điều đáng chú ý ở trong đặc điểm thứ 3 này là ở chỗ kim ngạch có tính chất quyết định đối với tổng kim ngạch xuất khẩu của một quốc gia chứ không phải là một địa phương nào hay một ngành. Tóm lại, mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong lĩnh vực công nghiệp có 3 đặc đ iểm, đặc điểm về kim ngạch, thị trường và điều kiện sản xuất hiệu quả. 3 . Ý nghĩa và tậm quan trọng của việc xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chủ lực. Trong bối cảnh nền kinh tế mở và xu hướng nhất thể hoá thị trường thế giới hiện nay thì ngoại thương có vai trò đ ặc biệt quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến to àn bộ nền kinh tế. Xuất khẩu có ý nghĩa then chốt đối với sự phát triển ngo ại thương nó riêng và nền kinh tế nói chung. Nhưng xuất khẩu của một q uốc gia có phát triển được hay không phụ thuộc rất nhiều vào cơ cấu mặt hàng x uất khẩu của quốc gia đó, cũng giống như một doanh nghiệp muốn đứng vứng và phát triển trong nền kinh tế thị trường thì sản phẩm của doanh nghiệp đó phải p hù hợp nhu cầu thị trường và có sức cạnh tranh cao. Hoạt động xuất khẩu của m ột nước muốn phát triển được đòi hỏi nước đó phải có mặt hàng xuất khẩu hợp lý? Một cơ cấu hàng xuất khẩu hợp lý phải cho phép đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất trên cơ sở vận dụng tối đa lợi thế so sánh của đất nước, đảm bảo sự p hát triển ổn định, lâu dài cho nền kinh tế. Đặc biệt trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu này có nhóm m ặt hàng xuất khẩu chủ lực đóng vai trò quyết định, đại diện cho toàn bộ cơ cấu mặt hàng xuất khẩu và thể hiện được tiềm năng, sức mạnh của một quốc gia. Trong quá trình phát triển ngoại thương của mình, hiện nay trên thế giới nói chung và đặc biệt trong khu vực Đông Nam á nói riêng các 10
- nước đang tiến hành song song hai chiến lược đó là đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu và xây d ựng một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Hai chiến lược này không hề mâu thuẫn mà trái lại bổ sung cho nhau, hỗ trợ cho nhau. Đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu để phát huy mọi nguồn lực thúc đẩy phát triển xuất khẩu, tránh rủi ro đột biến về thay đổi nhu cầu thị trường. Còn xây dựng nhóm hàng xuất khẩu chủ lực là nhằm tập trung tạo ra một nhóm mặt hàng có vai trò động lực thúc đ ẩy toàn bộ nền xuất khẩu phát triển nhanh và hiệu quả nhất. V ì vậy việc tập trung xây dựng mặt hàng xuất khẩu chủ lực có trong lĩnh vực công nghiệp có ý nghĩa lớn đối với nhiều mặt của nền kinh tế nhưng có thể thấy rõ ở một số điểm sau: 3.1. Đối với quy mô sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước X uất phát từ yêu cầu và đặc điểm của mình, nhóm mặt hàng công nghiệp x uất khẩu chủ lực có ý nghĩa lớn trong việc mở rộng quy mô sản xuất trong nước và đóng góp tích cực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu và theo đó là làm phong p hú thêm thị trường nội địa. Mặt hàng xuất khẩu công nghiệp chủ lực là mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch cao, thị trường tiêu thụ lớn, và sức cạnh tranh do đó đ òi hỏi tiền đề cho nó là một nền sản xuất trong nước phát triển. Để có thể đáp ứng được nhu cầu lớn của thị trường thế giới về các mặt hàng thuộc nhóm hàng chủ lực này đỏi hỏi q uy mô sản xuất phải được mở rộng đến mức độ nào đó. Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa trong khi chúng ta có nhu cầu vốn đ ầu tư lớn nhưng các nguồn vốn lại luôn thiếu do vậy việc tập trung xây dựng các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu chủ lực sẽ giúp ta có được nguồn ngoại tệ lớn tập trung xây dựng được một số ngành có quy mô sản xuất lớn trước hết là các ngành sản xuất hàng xuất khẩu chủ lực và phục vụ hoạt động xuất khẩu. 11
- Do vậy xây dựng và phát triển nhóm hàng công nghiệp xuất khẩu chủ lực đ ã đóng góp mở rộng quy mô sản xuất tiến tới xây dựng một nền sản xuất hàng hóa lớn. X ây dựng nhóm hàng công nghiệp xuất khẩu chủ lực đòi hỏi chúng ta p hải không ngừng nâng cao hiệu quả xuất khẩu không chỉ thông qua mở rộng q uy mô sản xuất, chuyển dịch, ổn định, mở rộng thị trường xuất khẩu mà còn thông qua tăng dần hàng lượng chế biến của sản phẩm. Tăng hàm lượng chế b iến của hàng hóa xuất khẩu tạo điều kiện để khai thác hiệu quả các tiềm năng trong nước. Để có thể làm được điều này đòi hỏi hỏi phải có sự đầu tư cho sản x uất, nâng cao trình độ chế biến (máy móc, khoa học công nghệ, trình độ lao động...). Điều này có nghĩa là thông qua việc xây dựng củng cố phát triển nhóm hàng xuất khẩu chủ lực đã góp phần chuyển dịch cần cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. N hư vậy việc xây dựng, phát triển nhóm công nghiệp xuất khẩu chủ lực đ ã góp phần mở rộng, chuyển dịch cơ cấu sản xuất nói riêng và cơ cấu toàn bộ nền kinh tế nói chung theo hướng công nghiệp, hiện đại. Thực tế nước ta, hoạt động xuất khẩu và xây dựng nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực đến nay đã có những tác động tích cực. Từ điểm xuất phát là nước có nền sản xuất kém phát triển đến nay chúng ta đã cơ b ản hình thành đ ược một số ngành có quy mô sản xuất lớn đạt tiêu chuẩn quốc tế. Tiêu biểu là các ngành d ệt may, da - giày. Sản phẩm của các ngành này đã vượt qua được hàng rào kỹ thuật vào được các thị trường khó tính như EU, Bắc Mỹ, Nhật Bản... và cơ bản cạnh tranh được các sản phẩm cùng loại của các nước. 3 .2. Tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu Một nền kinh tế có cơ sở vật chát nghèo nàn, kém phát triển nếu đầu tư p hân tán thì các mặt hàng xuất khẩu nếu có cũng rất nhỏ bé không đáng kể. Kết 12
- q uả là nguồn ngoại tệ đặc biệt quan trọng thu từ hoạt động xuất khẩu là nhỏ bé và do đó tác động của nó đối với quá trình phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế là không đáng kể. Nhưng cũng trong điều kiện khó khăn về nguồn vốn như vậy nếu song song với quá trình đ a dạng hoá mặt hàng xuất khẩu, căn cứ vào thị trường thế giới và lợi thế so sánh cảu đất nước tập trung nguồn lực ưu tiên phát triển một số mặt hàng chủ lực thì đây sẽ là động lực để thúc đẩy xuất khẩu phát triển tăng nhanh kim ngạch. Nhóm hàng này sẽ tạo được đột biến trong ho ạt động xuất khẩu. Cụ thể nhóm hàng xuất khẩu chủ lực thường là những mặt hàng có kim ngạch lớn, chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước và đây lại là những mặt hàng đ ất nước có thế mạnh cạnh tranh nên thường có tốc độ tăng trưởng mạnh d o vậy khi nhóm hàng này tăng trưởng thì đ óng góp ngoại tệ trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước là rất lớn. Xây dựng thành công nhóm hàng này là đã tạo ra được một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn, có sức cạnh tranh cao m ột mặt trực tiếp tăng nguồn vốn ngoại tệ cho nến sản xuất trong nước (trước hết là sản xuất hàng xuất khẩu ), mặt khác gián tiếp ảnh hưởng đến sản xuất trong nước và xuất khẩu các sản phẩm khác thông qua củng cố uy tín đất nước trên thị trường quốc tế. Nhờ vậy có thể nói nhóm m ặt hàng công nghiệp xuất khẩu chủ lực đóng vai trò như một nguồn lực giúp kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh và ổn định. 3 .3. Tạo điều giữ vững và ổn định thị trường xuất nhập khẩu X uất khẩu của một quốc gia được đại diện bởi nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lưc. Ho ạt động xuất khẩu các mặt hàng xuất khẩu chủ lực ảnh hưởng quyết đ ịnh đến toàn bộ xuất khẩu nói chung. Do vậy nhờ vào những t lớn và đ ã được khẳng định qua thời gian của mặt hàng xuất khẩu chủ lực mà thị trường xuất khẩu nói chung của một nước cũng được giữ vững và ổn định. Ngoài ra thông q ua xuất khẩu các mặt hàng chủ lực mà một nước đ ã khẳng định được uy tín của 13
- mình trên thị trường quốc tế do vậy tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các hoạt động x uất khẩu các mặt hàng khác. Mục tiêu cuối cùng và chung nhất của hoạt động xuất khẩu là nhằm nhập khẩu. Do vậy hiện nay các nước đều có chủ trương xuất nhập khẩu liên kết. Đ iều này có nghĩa là xuất khẩu vào một thị trường có tính đến việc nhập khẩu từ thị trường đó nhằm làm tăng hiệu quả hoạt động ngoại thương. Tóm lại xây d ựng nhóm hàng công nghiệp xuất khẩu chủ lực có tác dụng củng cố, mở rộng và ổn định thị trường xuất nhập khẩu. 3 .4. Tạo cơ sở vật chất để mở rộng các quan hệ hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật với nước ngoài. N hư đã phân tích ở phần trên hoạt động xuất khẩu nói chung có tác dụng thúc đẩy mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế. Trong đó quan hệ hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật là một bộ phận của quan hệ kinh tế quốc tế. Nhờ có mở rộng hoạt động xuất khẩu mà một quốc gia thiế lập và củng cố được mối quan hệ hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật với các nước khác. Thực tiễn nước ta đã chứng minh điều này. Hoạt động xuất khẩu mà đi đ ầu là xuất khẩu hàng chủ lực đã mở đường, thúc đẩy các hoạt động hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật với các nước. Gần đ ây chúng ta có thể nhận thấy cùng với hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa của nước ta với các nươ mà điển hình gần đây là Mỹ, EU và Nhật Bản - 3 trung tâm kinh tế lớn của thế giới, các hoạt động hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật của nước ta với 3 đối tác lớn này cũng đang chuyển biến tích cực. Đặc biệt đối với Mỹ mãi đến năm 1994 Tổng thồng Mỹ mới tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm vận kinh tế chống Việt Nam, năm 1995 q uan hệ ngoại giao giữa hai nước mới được thiết lập, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn từ năm 1995 đến nay hoạt động ngoại thương giữa hai nước đã phát triển mạnh mẽ và kéo theo nó là các hoạt động hợp tác khác. Năm 1993 buôn b án hai chiều giữa Mỹ và Việt Nam mới đạt 62 triệu USD đến năm 1994 đã là 14
- 180 triệu USD và năm 1998 giá trị buôn bán hai chiều đã là 927 triệu USD. Q uan hệ đầu tư do vậy cũng được mở rộng nhanh chóng năm 1994 mới có 35 văn phòng đại diện của các Công ty Mỹ tại Việt Nam đến cuối năm 1995 đã tăng lên đến 150 văn phòng. Mỹ từ chỗ đầu tư không đáng kể vào Việt Nam đã vươn lên là m ột trong 10 nhà đầ tư nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam. Quan hệ viện trợ và các m ối quan hệ kinh tế, hợp tác khoa học kỹ thuật khác cũng đã đ ược cải thiện tích cực. Có thể nói cùng với những nỗ lực ngoại giao thì quan hệ x uất nhập khẩu mà đáng kể là hoạt động xuất khẩu hàng chủ lực đã góp phần cải thiện thúc đẩy quan hệ hợp tác, đầu tư giữa hai nước. Đến nay có thể nói Mỹ đã trở thành một thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa và là đối tác lớn của Việt Nam trong các lĩnh vực hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật. V ấn đ ề mặt hàng công nghiệp x chủ lực ở nước ta đã được Đảng và Nhà nước nước quan tâm từ lâu. Chính vì việc xây dựng mặt hàng công nghiệp xuất khẩu chủ lực có vai trò và ý nghĩa to lớn như trên nên những năm gần đây vấn đ ề này càng được quan tâm nhiều hơn khi chúng ta tiếp xúc nhiều với nền kinh tế thị trường thế giới. 4. Hiệu quả xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chủ lực H iệu quả trong hoạt động ngoại thương nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng là m ột yếu tố rất quan trọng đối với từng doanh nghiệp và đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Do vậy trong nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII đã nhấn mạnh : “ mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại. Mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, tăng khả năng xuất khẩu các mặt hàng đã qua chế biến sâu, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa và d ịch vụ...” (nguồn : Văn kiện Đại hội Đ ảng cộng sản Việt nam lần thứ III, NXB Chính trị Quốc gia, 1996). Hiệu quả hoạt động xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp xuất khẩu chủ lực được đề cấp trong khoá luận này được xét dưới hai khía cạnh là hiệu quả kinh tế và hiệu quả x ã hội. 15
- 4 .1. Hiệu quả kinh tế Hoạt động xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chủ lực của nước ta nay còn nhiều bất cập. Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế quan trọng nhất đó là chỉ tiêu lợi nhuận đây là vấn đề quyết định đến sự tồn vong của mỗi doanh nghiệp. Nguyên nhân lợi nhuận hoạt động xuất khẩu còn chưa cao có nhiều nhưng chủ yếu là do trong khi giá xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chủ lực của Việt Nam tương đối thấp so với giá trung bình của thế giới và giá sản phẩm cùng loại của các nước thì chi phí nhập khẩu nguyên liệu lớn, trình đ ộ năng lực chế biến thấp... p hương thưchính sách nhập khẩu chủ yếu là theo hình thức gia công, xuất khẩu q ua trung gian. Mực dù có những hạn chế như vậy song nhóm mặt hàng công nghiệp xuất khẩu chủ lực cũng có nhiều lợi thế phát triển như giá lao động rẻ, đa số lao động có trình độ giáo dục phổ thông, vị trí địa lý, khí hậu... nên cũng đã b ước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cho đất nước. H iệu quả xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chủ lực đã được cải thiện song còn thấp. Nhìn chung nhóm hàng này chủ yếu là xuất khẩu theo phương thức gia công và qua trun gian. Tuy kim ngạch nhóm hàng này tương đối cao có hai mặt hàng là Da - Giầy, Dệt may có kim ngạch hàng năm đ ạt trên 1 tỷ USD và Điện tử đạt trên 500 triệu USD nhưng do chủ yếu dựa vào nguyên phụ liệu nhập khẩu nên lợi nhuận thu về không là bao chủ yếu chỉ bù đắp công lao động như mặt hàng Da - giày và Dệt may chỉ đạt lượng giá trị gia tăng trong nước chỉ khoảng 25 - 30% giá trị hàng xuất khẩu. 4 .2. Hiệu quả xã hội X ây dựng, phát triển hàng công nghiệp xuất khẩu chủ lực không những đ em lại hiệu quả về mặt kinh tế mà còn mang lại nhiều hiệu quả xã hội to lớn. H àng năm việc tổ chức sản xuất các mặt hàng công nghiệp kx chủ lực đ ã tạo ra công ăn việc làm cho một bộ phận không nhỏ dân cư. Trong điều kiện thị trường thế giới và lợi thế so sánh của nước ta hiện nay thì đa số các mặt hàng xuất khẩu 16
- chủ lực vẫn được xây dựng dựa trên lợi thế về giá lao động rẻ và tài nguyên thiên nhiên là chính. Các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu chủ lực của Việt Nam hiện nay cũng thu hút nhiều lao động dôi dư góp phần giải quyết vấn đề thất nghiệp. Trong nhóm này điển hình thu hút lao động có thể xét các trường hợp sau. Ngành D ệt may hiện nay thu hút khoảng 1,6 triệu lao động và dự kiến đến năm 2010 số lao động trong ngành sẽ vào khoảng 2,5- 3 triệu lao động [2]. Ngành da - giày là m ột trong những ngành sử dụng lao động lớn. Theo thống kê ngành Da - giầy nước ta vào năm 2000 thu hút khoảng 350.000 lao động trong đó bao gồm có 80% là lao động nữ [59] và dự kiến đến năm 2005 sẽ tạo việc làm cho khoảng 516.000 lao động, năm 2010 là 7120.000 lao động [39]...ngành điện tử tin học tuy đã có trình độ công nghệ tương đối cao nhưng chủ yếu hiện nay vấn chỉ là lắp ráp nên thu hút tương đối nhiều lao động. N gành Dầu khí thu hút lượng lao động tương đối ít. Từ việc giải quyết công ăn việc làm xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chủ lực đã góp phần giải quyết hàng loạt các vấn đề xã hội khác như tệ nạn x ã hội, vấn đề xoá đói giảm nghèo...Việt Nam đã được Ngân hàng Thế giới (WB) đ ánh giá là m ột trong những nước thực hiện có hiệu quả các chương trình xoá đói giảm nghèo trên thế giới. Thông qua hoạt động sản xuất, xuất khẩu có quy mô tương đối các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu chủ lực chúng ta đ ã củng cố và nâng cao được vị thế kinh tế, chính trị của đất nước trên trường quốc tế, góp phần ổn định chính trị, giữ vững an ninh quốc gia, bảo vệ độc lập chủ quyền của đất nước. Từ một đ ất nước nghèo nàn lạc hậu đến nay Việt Nam đã được bạn bè năm châu biết đ ến. Đáng mừng là chúng ta đã vươn lên là nước sản xuất và xuất khẩu hàng đầu thế giới về một số hàng chủ lực dệt may, da - giầy. 17
- Tóm lại, việc sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu chủ lực đã mang lại nhiều hiệu quả kinh tế xã hội to lớn cho đất nước. Tuy vậy có thể thấy ngay rằng hoạt động xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của nước ta m ới chỉ chủ yếu dựa vào lợi thế về lao động rẻ, tài nguyên thiên nhiên và vị trí đ ịa lý mà chưa quan tâm đến vấn đền chất lượng của nguồn lao động và trình độ kỹ thuật công nghệ chế biến nên hiệu quả thực tế mang lại chưa cân x ứng. Do vậy hoạt trong thời gian tới cần nhiều việc phải làm nhằm nâng cao hơn hiệu q uả hoạt động xuất khẩu hàng hóa nói chung và cụ thể là các m ặt hàng công nghiệp xuất khẩu chủ lực. II. VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG CÔNG NGHIỆP CHỦ LỰC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM. Công nghiệp hoá theo nghĩa hẹp là quá trình thay thế lao động thủ công b ằng lao động cơ khí. Còn theo nghĩa rộng công nghiệp hoá là quá trình thay thế liên tục từ lao động thủ công lên lao động cơ khí với mức độ ngày càng hiện đại hơn. Ngay nay công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo một con đ ường phù hợp đã trở thành một nhu cầu cấp thiết đối với các quốc gia đặc biệt các nước có nền kinh tế kém phát triển như Việt Nam để có thể thoát khỏi tình trạng trì trệ, chống lại đói nghèo và nâng cao đời sống nhân dân. Việt Nam cũng như các nước đang phát triển khác đang trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đ ại hoá phát triển kinh tế nhằm khắc phục tình trạng nghèo nàn lạc hậu. Hoàn cảnh hiện nay chứa đựng những khó khăn và thuận lợi cho quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá, hiện đại hoá là chúng ta có thể rút ngắn quá trình này b ằng cách nhập khẩu máy móc thiết bị tiên tiến, tiếp thu công nghệ và kinh nghiệm quản lý từ các nước phát triển mà không phải phát triển từ đầu. Có thể thấy ngay điều này trong cơ cấu hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam. Nếu phân chia hàng hóa nhập khẩu thành hai nhóm tư liệu sản xuất (thiết bị toàn bộ, thiết b ị lẻ, dụng cụ phụ tùng và nguyên liệu vật tư) và tư liệu tiêu dung thì từ năm 18
- 1990 đến nay nhóm hàng tư liệu sản xuất luôn chiếm tỷ trọng lớn (thường trên 80%) trong kim ngạch nhập khẩu của nước ta: Bảng 1 : Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu 1995 - 2000 phân theo nhóm hàng Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 1. Tư liệu sản xuất (%) 84,8 89,9 89,9 91,5 93,6 94,7 2. Hàng tiêu dùng (%) 15,2 15,2 10,1 8,5 6 ,4 5,3 Nguồn : Niên giám hệ thống kê, NXB thống kê 2001 N hưng trở ngại lớn nhất cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở V iệt Nam nói riêng và ở các nước đang phát triển nói chung cũng là nguồn vốn ngoại tệ để nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. N guồn vốn phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá có thể đ ược hình thành từ những nguồn chính sau: Đ ầu tư nước ngoài; Vay nợ viện trợ ; Thu từ hoạt động d u lịch, dịch vụ thu ngoại tệ; Xuất khẩu sức lao động ; xuất khẩu hàng hóa... Trong những nguồn thu ngoại tệ chính này thì nguồn quan trọng nhất và chủ yếu là nguồn thu từ hoạt động xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài. Thực tiễn V iệt Nam là một minh chứng. Điều này được thể hiện qua cơ cấu tổng nguồn thu ngoại tệ của Việt Nam qua một số năm. 19
- Bảng 2 : Các nguồn thu ngoại tệ của Việt Nam (ĐVT : Triệu USD) Xuất D u lịch FDI ODA Tổng Năm kh ẩu 1995 390,0 5.449 6 .530,8 612 12.981,8 1996 291,5 7.256 8 .497,3 985 17.029,8 1997 325,4 9.185 4 .649,1 1.015 15.174,5 1998 258,3 9.340 3 .897,4 1.430 14.925,7 1999* 265,2 11.540 1 .568,0 1.452 14,818,2 2000 - 14.308 2 .012,0 1.500 17.520,0 2001 1.360,0 15.100 2 .436,0 1.750 20.646,0 Tổng 2.890,4 72.178 29.590,6 8.744 113.394,0 Nguồn:- Niên giám thống kê 2000. -TS. Kim Ngọc (chủ biên), Kinh tế thế giới 2001 - 2002 đặc điểm và triển vọng, NXB Chính trị Quốc gia, 2002. Các nguồn vốn đầu tư nước ngoài tuy rất quan trọng trong giai đoạn đầu x ây dựng nền kinh tế, nhưng phải theo nguyên tắc là nhận vốn đầu tư của nước ngoài là phải trả bằng sản phẩm hoặc phải chia sẻ tài nguyên cho đối tác. Còn vay nợ hay viện trợ đều phải trả nợ sau thời gian cam kết bằng mọi cách. Vốn ODA thì bao giờ cũng đi kèm với điều kiện chính trị. Đối với vốn trong nước thì số vốn từ dịch vụ du lịch bằng ngoại tệ quá nhỏ bé so với vốn đầu tư ban đầu cho các ngành này. Như vậy là chỉ có thể trông chờ vào nguồn vốn thu được từ x uất khẩu hàng hóa. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty In Hà Giang
43 p | 660 | 207
-
Luận văn " Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu chè Việt Nam sang thị trường Nga"
58 p | 481 | 156
-
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam
68 p | 353 | 140
-
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Châu Thành, tỉnh An Giang
94 p | 306 | 116
-
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty DAD
65 p | 294 | 95
-
Luận văn" Giải pháp ứng dụng góp phần nâng cao chất lượng dạy và học giải tóan bậc tiểu học
60 p | 225 | 54
-
Luận văn: Giải pháp để huy động các nguồn vốn nhằm thúc đẩy hơnnữa sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam
28 p | 144 | 42
-
LUẬN VĂN: "Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty DA"
67 p | 114 | 28
-
Luận văn - Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty In Hà Tây
97 p | 124 | 25
-
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường Mỹ
69 p | 129 | 21
-
Luận văn: Giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Bà Triệu
28 p | 106 | 19
-
Luận văn - Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty DAB
66 p | 146 | 18
-
Tóm tắt Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tình Thanh Hoá
27 p | 85 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh thương mại: Giải pháp đẩy mạnh sử dụng sản phẩm UPAS L/C tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
115 p | 25 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh
91 p | 27 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động khuếch trương cho sản phẩm Biere Larue 355 tại Công ty TNHH Nhà máy Bia Việt Nam (VBL)
120 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động dịch vụ việc làm tại Trung tâm giới thiệu việc làm Đà Nẵng
119 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp đẩy mạnh công tác truyền thông cho sản phẩm PNJSILVER tại Công ty PNJ
116 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn