Luận văn: Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Thiết bị Công nghiệp và môi trường trong thời gian tới
lượt xem 56
download
Đầu tư phát triển là một hoạt động kinh tế có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia. Nó là động lực của tăng trưởng kinh tế, nâng cao thu nhập quốc dân và tạo ra các tác động tích cực cho chính trị xã hội. Một nền kinh tế sẽ không thể tồn tại và phát triển nếu không có hoạt động đầu tư. Hoạt động đầu tư phát triển trong doanh nghiệp được hiểu là hoạt động sử dụng nguồn vốn và các nguồn lực khác mà doanh nghiệp hiện tại đang...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Thiết bị Công nghiệp và môi trường trong thời gian tới
- Luận văn Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Thiết bị Công nghiệp và môi trường trong thời gian tới 1
- Mục lục LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................... 3 Chương I: Giới thiệu về Công ty TNHH Thiết bị Công nghiệp và môi trường EIE ........................................................................................................ 3 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Thiết bị Công nghiệp và môi trường EIE ......................................................................................................... 3 1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Thiết bị Công nghiệp và môi trường ......... 5 1.2.1. Cơ cấu tổ chức của công ty ................................................................ 5 1.2.2. Chức năng của các phòng ban trong công ty ..................................... 6 1.2.3. Các hoạt động của công ty và kết quả hoạt động kinh doanh ............. 8 1.2.3.1. Các hoạt động chủ yếu của công ty ............................................. 8 1.2.3.2. Quy mô của công ty .................................................................... 8 1.2.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty .................................. 9 Chương II: Hoạt động đầu tư phát triển của Công ty TNHH Thiết bị Công nghiệp và môi trường ................................................................................. 12 2.1. Tình hình nguồn vốn và phương thức huy động vốn của công ty .................... 12 2.2. Nghiên cứu về hoạt động đầu tư phát triển của Công ty TNHH Thiết bị Công nghiệp và môi trường.............................................................................................. 16 Chương III: Giải pháp phát triển chung của Công ty TNHH Thiết bị Công nghiệp và môi trường trong thời gian tới ................................................... 21 3.1. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của Công ty trong giai đoạn hiện nay . 21 3.1.1. Thuận lợi: ........................................................................................ 21 3.1.2. Khó khăn: ........................................................................................ 21 3.2. Định hướng và chiến lược phát triển của Công ty TNHH Thiết bị Công nghiệp và môi trường - EIE ..................................................................................................... 22 3.3. Một số giải pháp phát triển chung của công ty trong giai đoạn sắp tới............. 23 KẾT LUẬN ............................................................................................... 24 2
- LỜI MỞ ĐẦU Đầu tư phát triển là một hoạt động kinh tế có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia. Nó là động lực của tăng trưởng kinh tế, nâng cao thu nhập quốc dân và tạo ra các tác động tích cực cho chính trị xã hội. Một nền kinh tế sẽ không thể tồn tại và phát triển nếu không có hoạt động đầu tư. Hoạt động đầu tư phát triển trong doanh nghiệp được hiểu là hoạt động sử dụng nguồn vốn và các nguồn lực khác mà doanh nghiệp hiện tại đang có tiến hành một hoạt động nào đó nhằm duy trì sự hoạt động và làm phát triển thêm tài sản của doanh nghiệp. Đầu tư phát triển đóng một vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.Vì vậy, bất cứ một doanh nghiệp hay công ty nào cũng cần quan tâm đến hoạt động đầu tư của mình. Công ty TNHH Thiết bị Công nghiệp và môi trường - EIE là một doanh nghiệp mới được thành lập với ngành nghề hoạt động là kinh doanh máy móc, thiết bị công nghiệp in và môi trường, nhằm phục vụ tốt nhất mọi nhu cầu của người tiêu dùng. Dưới đây em xin trình bày báo cáo thực tập tổng hợp của mình, bài báo cáo gồm 3 phần chính là: Chương I: Giới thiệu về Công ty TNHH Thiết bị Công nghiệp và môi trường EIE. Chương II: Hoạt động đầu tư phát triển của Công ty TNHH Thiết bị Công nghiệp và môi trường. Chương III: Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Thiết bị Công nghiệp và môi trường trong thời gian tới. Chương I: Giới thiệu về Công ty TNHH Thiết bị Công nghiệp và môi trường EIE 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Thiết bị Công nghiệp và môi trường EIE 3
- Công ty TNHH Thiết bị Công nghiệp và môi trường EIE là công ty thương mại hoạt động theo mô hình công ty TNHH, được thành lập và hoạt động theo luật công ty ban hành ngày 20/01/1991 của HĐBT Nhà nước Việt Nam. Công ty TNHH Thiết bị Công nghiệp và môi trường được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103000029 ngày 23/06/2000 dưới hình thức công ty TNHH với ngành nghề kinh doanh chủ yếu là cung cấp máy móc, thiết bị công nghiệp in và môi trường, với các đặc trưng sau: Tên công ty: Công ty TNHH Thiết bị Công nghiệp và môi trường – EIE Địa chỉ: 103 phố Lò Đúc, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Điện thoại: (84-4) 39716827, 38213672 Fax: (84-4) 38211270 Mail: eie@hn.vnn.vn Số thành viên sáng lập: 1 thành viên Vốn điều lệ: 03 tỉ đồng Ngày 17/07/2001, Công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế với mã số thuế là: 0101143525. Ngày 29/11/2001 Công ty được làm giấy đăng ký mở tài khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tài khoản ngoại tệ số: 43101.37.000111 Tài khoản VNĐ số: 431101.000.111 Cuối năm 2001, xây dựng cơ bản đã hoàn thành, Công ty tiến hành mua sắm thiết bị, lắp đặt dây chuyền sản xuất, chuẩn bị tốt các vấn đề về cơ sở hạ tầng để đầu năm 2002 doanh nghiệp có thể đi vào sản xuất. Đầu năm 2002, doanh nghiệp bắt đầu đi hoạt động và cung cấp những sản phẩm đầu tiên trên thị trường. Ngay từ khi mới đi vào hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp đã chú trọng đến chất lượng sản phẩm và công tác phân phối. Biểu hiện là ngay từ sản phẩm đầu đã được khách hàng đánh giá cao. Điều này chứng tỏ rằng, tuy mới là một doanh nghiệp nhỏ, lại mới đi vào hoạt động nhưng doanh nghiệp đã tạo cho mình được 4
- một chỗ đứng trên thị trường trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt hiện nay. Công ty là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, có con dấu giao dịch riêng mang tên công ty, có tài khoản tiền và ngoại tệ tại ngân hàng nhà nước. Thời gian đăng ký kinh doanh là 10 năm kể từ khi công ty có giấy phép đăng ký kinh doanh. Các mặt hàng cụ thể công ty kinh doanh đó là: Máy in công nghiệp: Công ty sẽ nhập máy in 2 mầu speedmaster khổ in 52x72 từ Cộng hòa Liên bang Đức và phân phối lại cho các doanh nghiệp có nhu cầu trong nước. Cung cấp mực in các loại, bao gồm mực in phun, mực in laser màu 12A, 92A đi kèm máy in và cung cấp riêng lẻ. Cung cấp và phân phối các thiết bị môi trường như máy thổi khí, máy hút bùn, thiết bị đo áp suất, máy đo độ đục cho các doanh nghiệp và cá nhân. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt, cũng như phần lớn các doanh nghiệp khác, công ty cũng gặp phải những khó khăn nhất định. Nhưng với sự nỗ lực cùng với sự đoàn kết nhất trí cao của tập thể cán bộ công nhân viên công ty đã và sẽ vượt qua được những khó khăn tạm thời để trở thành một đơn vị kinh doanh thành đạt trong lĩnh vực cung cấp và phân phối thiết bị công nghiệp và môi trường. 1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Thiết bị Công nghiệp và môi trường 1.2.1. Cơ cấu tổ chức của công ty Bộ máy cơ cấu tổ chức của công ty được thể hiện bằng sơ đồ sau: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty 5
- Giám đốc Phó GĐ kinh Hành chính Kế toán Phó GĐ nhập doanh hàng Bán buôn Bán lẻ Quản lý nhập Đây là mô hình tổ chức theo kiểu cơ cấu trực tuyến chức năng có sự điều chỉnh cho phù hợp với mô hình hoạt động của một công ty nhỏ. Đứng đầu là giám đốc công ty có nhiệm vụ điều hành, quản lý chung về hoạt động của công ty và quyết định những vấn đề quan trọng. Bên cạnh là 2 phó giám đốc có nhiệm vụ trực tiếp điều hành các công việc chính và các công việc hàng ngày của công ty, cùng với bộ phận hành chính và kế toán riêng để giải quyết những vấn đề chung của công ty và trong vấn đề tài chính cũng như nhập khẩu thiết bị của công ty. 1.2.2. Chức năng của các phòng ban trong công ty Các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ được tinh chế gọn nhẹ, công ty có các bổn phận hành chính như : Phòng kinh doanh, phòng hành chính, phòng kế toán, phòng nhập. - Phòng kinh doanh: có nhiệm vụ tổ chức và chỉ đạo công tác kinh doanh của Công ty, xây dựng kế hoạch kinh doanh đáp ứng yêu cầu hoạt động của Công ty, ký kết các hợp đồng với khách hàng - Phòng nhập: Có nhiệm vụ là nhập các mặt hàng đúng nhu cầu thị trường, đúng về số lượng, chất lượng, giá cả, đúng thời điểm. Có phương thức thanh toán phù hợp với tình hình tài chính của công ty, và công ty có thể dựa vào các mặt hàng có sức cạnh tranh lớn và có chính sách tốt với thị trường Việt Nam để nhập. 6
- - Phòng kế toán tài chính: Có nhiệm vụ là giúp ban giám đốc chỉ đạo về các nghiệp vụ của công tác tài chính kế toán như sau: + Thực hiện việc kế toán, thống kê, và các hoạt động nhằm quản lý tiền, hàng. + Chỉ đạo quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả, tạo nguồn vốn phục vụ cho công tác kinh doanh + Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định của bộ tài chính, thay mặt công ty giải quyết các nghĩa vụ, trách nhiệm với nhà nước, phối hợp với các phòng ban trong công ty để làm tốt công việc kinh doanh của công ty. Phòng kế toán của công ty gồm 02 nhân viên: 01 kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm kiêm thủ quỹ và 01 kế toán trưởng. Bộ máy kế toán được tổ chức theo phương thức tập trung. Với số lượng công nhân viên ít nên mỗi kế toán phải chịu trách nhiệm trong nhiều phần hành kế toán khác nhau. Kế toán viên chịu trách nhiệm trong phần hành kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Còn công việc còn lại là do kế toán trưởng đảm nhiệm, bao gồm phần hành kế toán công nợ; kế toán thuế; kế toán lao động tiền lương; kế toán tiêu thụ và xác định kết quả, kế toán tiền mặt và tiền gửi ngân hàng. Công việc ghi sổ tổng hợp của kế toán tổng hợp cũng do kế toán trưởng đảm nhiệm. Ngoài ra, kế toán trưởng còn kết hợp với Giám đốc điều hành để tiến hành các giao dịch với khách hàng và với các cơ quan có thẩm quyền quản lý sự tồn tại và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Phòng hành chính: Có nhiệm vụ giúp giám đốc thực hiện các công việc hành chính của công ty đồng thời kết hợp làm một số chức năng khác được giao phó như quản lý lao động, động viên khen thưởng… Ngoài các chức năng đã được tổ chức thành các phòng ban riêng, các chức năng khác của công ty được phân bổ một cách hợp lý vào các phòng ban, đồng thời có sự phối hợp thực hiện các chức năng, những công việc quan trọng được giám đốc trực tiếp quyết định hoặc ủy quyền quyết định. Sự điều chỉnh này phù hợp với quy mô nhỏ của công ty và đặc trưng của công ty thương mại. Phòng kinh doanh có thể đảm nhiệm cả chức năng tài chính trong chừng mực nhất định, hoặc có thể đề nghị hoặc tuyển nhân viên theo yêu cầu. Với cách tổ chức này, công ty có thể tinh giảm tối đa bộ máy nhưng vẫn đảm bảo được yêu cầu công việc. 7
- 1.2.3. Các hoạt động của công ty và kết quả hoạt động kinh doanh 1.2.3.1. Các hoạt động chủ yếu của công ty Công ty TNHH Thiết bị Công nghiệp và môi trường EIE là công ty kinh doanh và phân phối nhiều mặt hàng và chủng loại phong phú, số lượng vừa phải vì vậy có bán được hàng hoá hay không có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của công ty. Nhằm đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, công ty đã áp dụng nhiều hình thức bán hàng: bán hàng tự do, phân phối đại lý, công ty áp dụng cả phương thức bán buôn theo hợp đồng kinh tế và chấp nhận cho khách hàng thanh toán sau. - Phân phối cho đại lý: Công ty phân phối hàng cho bên nhận đại lý để bán. Khi hàng gửi đại lý được coi là tiêu thụ. Công ty trả cho đại lý 2% hoa hồng tính theo tỷ lệ thoả thuận trên tổng giá thanh toán (cả thuế GTGT) thì bên đại lý sẽ phải chịu thuế GTGT tính trên % gia tăng này. Công ty chỉ chịu thuế GTGT trong phạm vi doanh thu của mình. - Bán hàng tự do: Công ty phân phối hàng đến cửa hàng giới thiệu sản phẩm và từ đây hàng hoá sẽ được bán lẻ cho khách hàng. Tuy đây không phải là hình thức bán hàng chủ yếu của công ty nhưng cũng đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường nói riêng và với người tiêu dùng nói chung. 1.2.3.2. Quy mô của công ty Từ khi thành lập tới nay, công ty luôn có chiến lược mở rộng quy mô, cơ cấu tổ chức, chiến lược đào tạo, và sử dụng nguồn nhân lực theo đó số các cửa hàng bán buôn, bán lẻ, các đại lý, chi nhánh trong cả nước không ngừng tăng lên, với phương châm bao phủ thị trường khắp nơi trong cả nước và mở rộng thị trường sang một số nước trong khu vực, hiện nay công ty có. - 25 nhà phân phối, đại lý ở các tỉnh thành phố - 35 cửa hàng bán buôn - Rất nhiều cửa hàng bán lẻ - Số mặt hàng kinh doanh là 120 - Số mặt hàng nhập khẩu là 70 8
- - Số đối tác nhập khẩu là 3 Trong tương lai để phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu khách hàng, công ty sẽ tiếp tục mở rộng hơn nữa quy mô kinh doanh ở các tỉnh thành phố, đặc biệt ở các tỉnh thành phố có tiềm năng lớn mạnh và mở rộng hơn nữa thị trường ra nước ngoài. 1.2.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Bảng nghiên cứu tình hình sản xuất kinh doanh của công ty tư năm 2007 - 2010 Đơn vị: triệu đồng STT Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 1 Tổng doanh thu 884 2255 3926 6819 2 Các khoản giảm trừ 1,4 2 3,5 0 3 Doanh thu thuần 882,6 2253 3922,5 6819 4 Giá vốn hàng bán 749 2052 3594 6304 5 Lợi tức gộp 133,6 201 328,5 515 6 Chi phí bán hàng 47 76 147 171,1 7 Chi phí khác 10 26 45 68 8 Lợi nhuận kinh doanh thuần 76,6 99 136,5 275,9 9 Thu nhập hoạt động tài chính 11 17 23 35 10 Lợi nhuận hoạt động tài chính 0 0 0 0 11 Thu nhập bất thường 0,2 0,4 1 2,6 12 Chi phí bất thường 0,1 0,2 0,4 1,2 13 Lợi nhuận bất thường 0,1 0,2 0,6 1,4 14 Lợi nhuận trước thuế 87,7 116,2 160.1 312,3 15 Thuế thu nhập doanh nghiệp 21,925 29,05 40,025 78,075 16 Lợi nhuận sau thuế 65,775 87,15 120,075 234,225 (Nguồn : Phòng kế toán công ty) Qua bảng số liệu trên cho ta biết được một số điều sau đây : 9
- Năm 2007, doanh thu đạt 884 triệu đồng và chỉ sau một năm doanh thu đạt 2255 triệu đồng, tăng 1371 triệu đồng, mức tăng trưởng khá nhanh, qua các năm tiếp theo. Như vậy qua một số chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận cho thấy chiều hướng kinh doanh của công ty rất tốt. Để đạt được điều đó công ty đã có rất nhiều cố gắng như tìm kiếm thị trường, mở rộng hệ thống phân phối sản phẩm, đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng doanh thu tăng cao qua các năm cụ thể năm 2008 tăng 155% so với năm 2007, doanh thu năm 2009 tăng 74,1% so với năm 2008 và doanh thu năm 2010 tăng 73,7% so với năm 2009. Có thể nói đây là tỷ lệ tăng trưởng khá cao. Điều này đạt được là do sự nỗ lực cố gắng của toàn công ty về phát triển thị trường sản phẩm, giá cả hợp lý, phân phối và xúc tiến tốt, công ty luôn luôn chú trọng đến các hoạt động phân phối, xúc tiến và khuếch trương quảng cáo. Về lợi nhuận : Hàng năm công ty làm ăn luôn có lãi lợi nhuận tăng đều qua các năm, - Lợi nhuận đạt 87,15 triệu đồng năm 2008, tăng 32,49% so với năm 2007. - Lợi nhuận đạt 120,075 triệu đồng năm 2009, tăng 37,78% so với năm 2008. - Lợi nhuận đạt 234,225 triệu đồng năm 2010, tăng 95,07% so với năm 2009. Trong những năm qua hòa vào xu thế phát triển của đất nước nói chung, Công ty đã có những bước phát triển đáng khích lệ. Công ty nắm bắt tốt nhu cầu thị trường, năng động, linh hoạt trong kinh doanh, làm ăn một cách có hiệu quả, mang lại thu nhập cho công ty cũng như các thành viên trong công ty, ngoài ra công ty còn đóng góp một phần vào ngân sách nhà nước. 10
- Bảng nghiên cứu về khả năng sinh lời Chỉ tiêu Công thức tính ĐVT 2009 2010 CL Tỉ suất sinh lời trên LNròng TS % 7,13 10,83 3,7 TS Tỉ suất sinh lời trên LNròng VCSH % 6,89 12,4 5,51 VCSH Tỉ suất sinh lời trên LNròng Doanh thu thuần % 1,48 1,85 0,37 doanh thu (Nguồn : Phòng kế toán công ty) Tỉ suất sinh lời của tài sản tăng từ 7,13% (2009) lên 10,83% (2010) và tỉ suất sinh lời của NVCSH tăng từ 6,89% (2009) lên 12,4% (2010) bên cạnh đó tỉ suất sinh lời của doanh thu cũng tăng lên với tỷ lệ khá nhỏ từ 1,48% (2009) lên 1,85 (2010) do chi phí của Công ty tăng lên nhưng vẫn nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu. Là một Công ty mới thành lập chính vì vậy chi phí của Công ty tăng lên là không thể tránh khỏi nhưng bù lại kết quả kinh doanh của Công ty lại khá cao, bù đắp nhiều cho chi phí và mang lại lợi nhuận cho Công ty. Qua đó ta thấy, Công ty kinh doanh có hiệu quả, đặc biệt là đã làm tốt kế hoạch về doanh thu nhưng cần giảm bớt chi phí để đạt hiệu quả cao hơn. 11
- Chương II: Hoạt động đầu tư phát triển của Công ty TNHH Thiết bị Công nghiệp và môi trường 2.1. Tình hình nguồn vốn và phương thức huy động vốn của công ty - Huy động vốn: Công ty TNHH Thiết bị Công nghiệp và môi trường căn cứ vào nhu cầu vốn đã được xác định thông qua kế hoạch tài chính và căn cứ vào diễn biến thực tế để huy động vốn nhằm đảm bảo vốn kịp thời cho kinh doanh. Công ty đã thực hiện việc huy động vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu, lấy từ nguồn vốn kinh doanh, lợi nhuận chưa phân phối và các khoản nợ phải trả người bán chưa đến hạn. Qua đó ta thấy Công ty thực hiện chính sách tự chủ về vốn chính vì vậy Công ty phải luôn chú trọng tới việc sử dụng vốn có hiệu quả, đúng mục đích. - Sử dụng vốn: Công ty TNHH Thiết bị Công nghiệp và môi trường là công ty kinh doanh về máy in công nghiệp và các thiết bị môi trường, hoạt động kinh doanh chủ yếu là nhập khẩu máy móc thiết bị từ nước ngoài và phân phối lại trong nước. do đó công ty chú trọng đến việc sử dụng vốn đúng mục đích, hợp lý. Công ty có thể sử dụng triệt để nguồn vốn chiếm dụng hợp pháp từ các khoản nợ phải trả người bán nhưng chưa đến hạn. Ngoài ra Công ty còn chuẩn bị vốn để đáp ứng đầy đủ, kịp thời về vốn. Nếu không chuẩn bị chu đáo về vốn sẽ làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh của Công ty vì vậy Công ty đề ra nguyên tắc sử dụng vốn đảm bảo có hiệu quả kinh tế cao nhất. 12
- Bảng nghiên cứu so sánh tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty qua các năm Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 Tài sản 657,532 872,383 908,386 1165,254 I. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 651,551 865,909 897,929 1157,336 1. Tiền mặt tại quỹ 325,776 432,955 448,965 514,295 2. Tiền gửi ngân hàng 9,841 10,983 17,587 12,179 3. Các khoản đầu tư ngắn hạn 0 0 0 0 4. Phải thu khách hàng 198,564 212,834 289,761 462,498 5. Thuế GTGT được khấu trừ 2,074 2,022 2,124 2,432 6. Hàng tồn kho 115,296 207,115 139,492 165,932 II. TSCĐ và đầu tư dài hạn 5,981 6,474 10,457 7,918 1. Chi phí trả trước dài hạn 5,981 6,474 10,457 7,918 2. Chi phí khác 0 0 0 0 Nguồn vốn 657,532 872,383 908,386 1165,254 13
- I. Nợ phải trả 98,481 102,534 113,658 147,357 1. Nợ ngắn hạn 98,481 102,534 113,658 147,357 - Phải trả người bán 79,389 97,369 98,849 127,398 - Thuế và các khoản phải nộp 145,938 150,342 200,869 190,959 Ngân sách Nhà nước 2. Nợ dài hạn 0 0 0 0 II. Nguồn vốn chủ sở hữu 559,051 769,849 794,728 1017,897 1. Nguồn vốn kinh doanh 541,067 751,366 775,974 998,186 2. Lợi nhuận chưa phân phối 17,984 18,483 18,754 19,711 (Nguồn : Phòng kế toán công ty) Qua đó ta thấy doanh nghiệp kinh doanh khá hiệu quả, trong đó TSLĐ chiếm tỷ trọng lớn: hàng tồn kho và lượng tiền mặt tại quỹ giảm thể hiện doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn kinh doanh có hiệu quả, tránh bị ứ đọng vốn và nguồn hàng. Tuy nhiên doanh nghiệp lại bị chiếm dụng vốn rất nhiều (phải thu khách hàng lớn) nhưng doanh nghiệp đang trong quá trình mở rộng thị trường nên sẽ không tránh khỏi điều này. Từ năm 2007 đến năm 2010, tài sản của công ty tăng dần qua các năm, từ 657,532 triệu đồng năm 2007 đến 1165,254 triệu đồng năm 2010 trong đó TSCĐ và TSLĐ đều tăng lên đáng kể. Tuy nhiên nợ phải trả cũng tăng lên, điều này là do công ty đang trong quá trình mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, được thể hiện bằng việc nguồn vốn kinh 14
- doanh và lợi nhuận chưa phân phối của công ty cũng tăng dần qua các năm từ 2007 đến năm 2010, chứng tỏ công ty đang hoạt động có hiệu quả và có lợi nhuận. Bảng nghiên cứu tình hình cơ cấu, tài sản nguồn vốn của công ty Chỉ tiêu 2009 2010 Đơn vị tính Chênh lệch TSLĐ/TS 99,30 99,32 % 0,02 TSCĐ/TS 0,7 0,68 % (0,02) NVCSH/NV 96,6 87,4 % (9,2) Nợ phải trả Hệ số nợ = 3,4 12,6 % 9,2 NV (Nguồn : Phòng kế toán công ty) Qua bảng phân tích tình hình cơ cấu tài sản, nguồn vốn ta thấy TSLĐ năm 2010 tăng so với năm 2009 là 0,02%; TSCĐ năm 2010 giảm 0,02% so với năm 2009. Như vậy, tỷ trọng TSCĐ năm 2010 giảm 0,02% so với năm 2009. Tỷ trọng TSLĐ tăng lên không đáng kể và tỷ trọng TSCĐ giảm đi không đáng kể; chỉ chiếm 1 tỷ lệ rất nhỏ. Bên cạnh đó quy mô về TSCĐ và TSLĐ giữa các năm lại có sự chênh lệch tăng khá cao: 20,4% (TSLĐ), 17,4% (TSCĐ). Điều đó cho thấy tốc độ tăng TSLĐ và TSCĐ khá cao nhưng tỷ trọng, cơ cấu của TSCĐ và TSLĐ so với tổng TS lại ít thay đổi, tăng cùng với tỷ lệ của TS. Tỷ trọng nguồn vốn CSH trên tổng nguồn vốn giảm từ năm 2009 là 96,6% xuống còn 87,4% trong năm 2010; trong khi đó hệ số nợ lại tăng lên từ 3,4% (2009) lên 12,6% (2010). Từ hệ số nợ cho thấy để đầu tư 1 đồng cho tài sản Công ty phải huy động vào năm 2009 la 0,034 đồng và năm 2010 là 0,126 đồng từ nguồn nợ. Hơn nữa tỉ trọng NVCSH trên tổng nguồn vốn của năm 2009 lại giảm đi 9,2% so với năm 2010 cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của Công ty tuy vẫn ở mức khá cao song lại đang giảm xuống. Vì vậy Công ty cần có biện pháp điều chỉnh lại cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu nhằm tăng khả năng cạnh tranh của mình trước những biến động của thị trường. 15
- Bảng nghiên cứu về khả năng thanh toán Chỉ tiêu Công thức tính ĐVT 2009 2010 CL Khả năng thanh toán TSLĐ Nợ ngắn hạn lần 29,26 7,85 (21,41) hiện hành Khả năng thanh toán TSLĐ- Hàng lưu kho Nợ ngắn hạn lần 20,4 6,5 (13,9) nhanh (Nguồn : Phòng kế toán công ty) Từ những số liệu trên cho ta thấy: khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty năm 2009 là 29,26 lần sang năm 2010 là 7,85 lần, giảm đi 21.41 lần. Qua 2 năm 2009 và 2010, khả năng thanh toán hiện hành có giảm nhưng đều có hệ số lớn hơn 1, hay dự trữ TSLĐ dư thừa để trang trải cho các khoản nợ ngắn hạn. Công ty đang áp dụng chiến lược quản lý vốn thận trọng. Khả năng thanh toán nhanh của Công ty cũng giảm, năm 2009 là 20,4 lần, năm 2010 là 6,5 lần, giảm đi 13,9 lần, do khoản nợ phảI trả của năm 2010 tăng lên khá lớn vì vậy làm giảm khả năng thanh toán nhanh của Công ty. Nhưng Công ty vẫn đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và chi trả các khoản phát sinh cần thanh toán ngay. 2.2. Nghiên cứu về hoạt động đầu tư phát triển của Công ty TNHH Thiết bị Công nghiệp và môi trường Công ty TNHH Thiết bị Công nghiệp và môi trường là công ty mới thành lập và quy mô nhỏ, do đó hoạt động đầu tư phát triển của công ty chủ yếu tập trung vào đầu tư vào việc tăng tài sản, trong đó TSCĐ là quan trọng, đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao hiệu quả của hoạt động marketing và mở rộng thị trường. Trong thời gian tới, công ty sẽ mở rộng quy mô hoạt động, cả ở trong lĩnh vực nhập khẩu nguồn hàng và hệ thống phân phối. Cụ thể, công ty đã và đang liên hệ với một số nhà cung cấp máy in công nghiệp vừa và lớn ở bên LB Đức và một số nước lân cận, ký hợp đồng và thực hiện giao dịch, dự tính cuối năm 2011, công ty 16
- sẽ thực hiện bản hợp đồng đầu tiên với một vài đối tác mới. trong lĩnh vực phân phối, công ty sẽ tổ chức tuyển dụng thêm đội ngũ lao động, mở rộng thêm chi nhánh ở các tỉnh miền trung, mà trước mắt là đặt chi nhánh phân phối ở Nghệ An. Cùng với mở rộng quy mô, chất lượng nguồn nhân lực hiện tại cũng sẽ được công ty chú trọng nâng cao. Tình hình đầu tư phát triển của Công ty phân theo các nội dung đầu tư Đầu tư vào tài sản cố định Đầu tư cho mua sắm thiết bị tài sản cố định là một phần rất quan trọng trong chiến lược kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp vì vậy một phần lớn vốn đầu tư của công ty được sử dụng để đầu tư cho TSCĐ. Bảng nghiên cứu giá trị tài sản cố định của công ty giai đoạn 2007-2010 Đơn vị: Triệu đồng Năm 2007 2008 2009 2010 Giá trị TSCĐ Giá trị 494,194 579,942 762,956 986,858 (Nguồn : Phòng kế toán công ty) Như vậy, công ty đang ngày càng chú trọng vào đầu tư mua sắm thiết bị TSCĐ phục vụ cho việc phân phối và sản xuất một số sản phẩm đi kèm về thiết bị môi trường. Nguồn vốn đầu tư vào máy móc thiết bị chiếm một tỉ trọng khá lớn trong tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp, vì việc đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ là một nhân tố rất quan trọng đến khả năng cạnh tranh và tồn tại của công ty. Tồn kho là toàn bộ nguồn vốn huy động vào quy trình sản xuất như hàng cung ứng, nguyên vật liệu, phụ tùng… mà công ty dùng trong hoạt động kinh doanh, ngoài ra còn bao gồm cả công việc đang được thực hiện - hàng hóa đang trong nhiều giai đoạn sản xuất khác nhau - cũng như thành phẩm đang chờ xuất kho 17
- đem bán hoặc vận chuyển đến khách hàng. Tồn kho được xem là TSLĐ quan trọng của doanh nghiệp, vì đó là một trong những nguồn cơ bản tạo ra doanh thu cho công ty. Đầu tư bố sung hàng tồn trữ không những là nhu cầu thường xuyên và tất yếu trong các doanh nghiệp kinh doanh thương mại. Nhu cầu dự trữ của doanh nghiệp xuất phát từ vai trò của hàng dự trữ đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chúng được dùng để đảm bảo sự ổn định cho sản xuất và đáp ứng nhu cầu cho khách hàng. Bảng nghiên cứu về vốn đầu tư hàng tồn trữ Đơn vị: Triệu đồng s Năm 2007 2008 2009 2010 Tồn kho 115,265 207,104 139,528 165,932 Tài sản 657,532 872,383 908,386 1165,254 Tỷ lệ % trong 17,53 23,74 15,36 14,24 tổng tài sản (Nguồn : Phòng kế toán công ty) Lượng hàng tồn trữ tại công ty là tương đối lớn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn và đang có xu hướng giảm dần qua các năm. Mặc dù trong năm 2008 tỷ lệ hàng tồn kho của công ty là cao hơn so với các năm khác, đó là do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 và công ty đã thực hiện chính sách dự trữ nhằm đảm bảo cho việc duy trì và phục hồi hoạt động, tuy nhiên nhìn chung tỷ lệ % hàng tồn kho trong tổng tài sản vẫn giảm qua các năm. Đây là một tín hiệu tốt, nó thể hiện tình hình sản xuất kinh doanh của công ty đang trên đà phát triển, việc sản xuất và tiêu thụ ngày một thuận lợi. Đầu tư vào phát triển nguồn nhân lực Trong xu thế hội nhập quốc tế, để có thể cạnh tranh thành công, việc đầu tư vào công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là điều tất yếu. Nhận thức được 18
- tầm quan trọng của công tác đầu tư này, công ty đã chú trọng vào công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng cần được đầu tư thường xuyên cả về số lượng và chất lượng. Bên cạnh đó môi trường làm việc của người lao động trong công ty cũng đang ngày càng được chú trọng cải thiện, đảm bảo tính thông thoáng, thuận lợi cho người lao động. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực là một bộ phận của đầu tư phát triển trong công ty, nó là việc chi dùng vốn trong hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm nâng cao và khuyến khích đóng góp tốt hơn kiến thức, thể lực của người lao động, để đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty đã chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo và đào tạo lại đội ngũ lao động, kinh phí cho đào tạo và đào tạo lại được giám đốc công ty huy động trong khả năng cho phép, bên cạnh đó còn được phép sử dụng các quỹ đào tạo chung của quốc gia và sự hỗ trợ của các tổ chức đào tạo quốc tế ( nếu có). Nội dung của đầu tư phát triển nguồn nhân lực trong công ty bao gồm đào tạo nguồn nhân lực, tức là quá trình trang bị nhất định về chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động, để họ có thể đảm nhận được một công việc nhất định. Phát triển nguồn nhân lực bao gồm các hoạt động học tập trang thiết bị kiến thức kĩ năng để cho người lao động làm công việc khó khăn phức tạp hơn và để phát triển sự nghiệp của mình. Công ty đã thực hiện đầy đủ 100% chế độ bảo hiểm y tế cho tất cả các thành viên trong công ty, thực hiện bồi dưỡng thêm cho nhân viên trong dịp lễ hoặc nghỉ tết. Bảng nghiên cứu về tình hình đội ngũ lao động trong công ty qua các năm Đơn vị: người Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 Tổng số lao động 25 25 30 40 Số lao động qua đào tạo 20 25 30 40 Số lao động có BHYT 25 25 30 40 19
- (Nguồn : Phòng kế toán công ty) Trong thời gian tới, công ty sẽ mở rộng quy mô hoạt động, số lao động dự kiến năm 2011 là 50 người. Đầu tư cho hoạt động marketing và nghiên cứu thị trường Trong suốt quá trình hoạt động từ khi thành lập đến nay, lĩnh vực marketing và nghiên cứu thị trường luôn được công ty quan tâm chú trọng. Bảng nghiên cứu về tỷ lệ nguồn vốn đầu tư chi cho hoạt động marketing và nghiên cứu thị trường của công ty Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 Tổng số vốn đầu tư 657,532 872,383 908,386 1165,254 Số vốn chi cho marketing 52,603 71,535 85,388 125,847 và nghiên cứu thị trường Tỷ lệ % 8 8,2 9,4 10,8 (Nguồn : Phòng kế toán công ty) 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NHTMCP CÔNG THƯƠNG TỈNH TRÀ VINH
94 p | 470 | 172
-
Luận văn:Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam
82 p | 401 | 147
-
Luận văn: Giải pháp phát triển kênh phân phối sản phẩm tại công ty TNHH thương mại MT
52 p | 727 | 131
-
Luận văn:Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ ATM tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh KonTum
26 p | 318 | 92
-
Luận văn:Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Quảng Trị
26 p | 266 | 86
-
Luận văn:Giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn
26 p | 224 | 82
-
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng tại ngân hàng Thương Mại Cổ phần Việt Nam - Huỳnh Thái Bảo
91 p | 257 | 79
-
LUẬN VĂN: Giải pháp phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Trung tâm giao dịch Hội sở Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam
71 p | 196 | 66
-
Luận văn: Giải pháp phát triển hoạt động Thanh toán quốc tế tại hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
93 p | 241 | 59
-
luận văn: Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa của Xí nghiệp Đầu tư và phát triển du lịch Sông Hồng thuộc Công ty Du lịch và thương mại tổng hợp Thăng Long
80 p | 166 | 40
-
Luận văn: Giải pháp phát triển tài khoản tiền gửi cá nhân nhằm tăng cường huy động vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT Quảng Xương
46 p | 137 | 32
-
Luận văn:Giải pháp phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn huyện Ba Tơ tỉnh Quảng Ngãi
13 p | 143 | 32
-
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh Thương mạiđiện tử tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thương mại và Quảng cáo Đại Nguyễn - Đà Nẵng
88 p | 143 | 24
-
Luận văn:Giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trong ngành công nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
13 p | 101 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ: Giải pháp phát triển du lịch nông thôn tại huyện Lục Nam - tỉnh Bắc Giang
121 p | 35 | 10
-
LUẬN VĂN: Giải pháp phát triển thị trường chứng khoán đã đáp ứng được nhu cầu cấp bách về nguồn vốn hiện nay
27 p | 117 | 9
-
Luận văn: Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại hóa và công nghiệp hóa
0 p | 81 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại Cục Hải quan thành phố Đà Nẵng
143 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn