Luận văn: Giải pháp phát triển tài khoản tiền gửi cá nhân nhằm tăng cường huy động vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT Quảng Xương
lượt xem 32
download
Tham khảo luận văn - đề án 'luận văn: giải pháp phát triển tài khoản tiền gửi cá nhân nhằm tăng cường huy động vốn tại chi nhánh nhno&ptnt quảng xương', luận văn - báo cáo, tài chính - kế toán - ngân hàng phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: Giải pháp phát triển tài khoản tiền gửi cá nhân nhằm tăng cường huy động vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT Quảng Xương
- Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHOA KINH TẾ NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Đề tài: “ Giải pháp phát triển tài khoản tiền gửi cá nhân nhằm tăng cường huy động vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT Quảng Xương" SVTH: Nguyễn Bá Thắng Lớp: 49B2 - TCNH
- Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1 NỘI DUNG ................................................................................................. 2 PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ NHNo&PTNT HUYỆN QUẢNG XƯƠNG ...................................................................................................... 2 1.Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Quảng Xương (Agribank Quảng Xương) ................. 2 2. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Quảng Xương ........ 4 3 Một số nét vể kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Quảng Xương .............................................................................................. 6 PHẦN 2 : THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN THÔNG QUA MỞ VÀ SỬ DỤNG TÀI KHOẢN TIỀN GỬI CÁ NHÂN TẠI CHI NHÁNH NHNO&PTNT QUẢNG XƯƠNG. ............................................................. 9 2.1 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TẠI NHNo&PTNT HUYỆN QUẢNG XƯƠNG - TỈNH THANH HÓA. ................................... 9 2.2.1 Mạng lưới huy động tiền gửi tại NHNo&PTNT huyện Quảng Xương. ........................................................................................................ 9 2.2.2 Hiệu quả công tác huy động tiền gửi tại NHNo&PTNT huyện Quảng Xương. ............................................................................................. 9 2.2.2.1. Phân tích hiệu quả huy động tiền gửi dựa trên cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng khách hàng .................................................................... 11 2.2.2.2 Phân tích hiệu quả huy động tiền gửi dựa trên cơ cấu huy động nguồn vốn tiền gửi theo thời gian ................................................................ 15 2.2.2.3 Phân tích hiệu quả huy động tiền gửi dựa trên sự cân đối giữa nguồn tiền gửi huy động và công tác sử dụng vốn ....................................... 16 2.2.3 Thực trạng về việc mở và sử dụng tài khoản tiền gửi cá nhân tại chi nhánh NHNo&PTNT Quảng Xương. ..................................................... 18 2. 2.4. Đánh giá kết quả đạt được của chi nhánh Quảng Xương những hạn chế và nguyên nhân. ............................................................................. 21 2.2.4.1 Những kết quả đạt được của chi nhánh ............................................ 21 SVTH: Nguyễn Bá Thắng Lớp: 49B2 - TCNH
- Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh 2.2.4.2Những hạn chế của chi nhánh ........................................................... 22 2.2 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÀI KHOẢN TIỀN GỬI CÁ NHÂN NHẰM TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNO&PTNT QUẢNG XƯƠNG. ............................................................. 23 2.2.1 Định hướng hoạt động kinh doanh của chi nhánh Quảng Xương trong thời gian tới. ........................................................................................ 23 2 .2.2. Giải pháp phát triển tài khoản tiền gửi cá nhân nhằm tăng cường huy động vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT Quảng Xương. ............... 25 2.2.2.1 Một số giải pháp thuộc về ngân hàng: .............................................. 25 2.2.2.2. Giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng mạng luới phân phối. ............................................................................................................ 25 2.2.2.3. Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các dịch vụ ngân hàng. .......... 25 2.2.2.4 Đẩy mạnh các biện pháp tuyên truyền thông tin về ngân hàng. ........ 27 2.2.2.5 Thực hiện việc khuyếch trương và “đánh bóng” sản phẩm .............. 27 2.2.2.6 Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực cho ngân hàng ......................... 28 2.2.2.7. Thực hiện tốt chính sách khách hàng. .............................................. 29 2.2.2.8 Tiếp tục đẩy mạnh hiện đại hoá công nghệ ngân hàng và hệ thống thanh toán. ......................................................................................... 30 2.2.3 Giải pháp phát triển tài khoản tiền gửi cá nhân. .................................. 31 2.2.3.1 Một số giải pháp khuyến khích việc mở tài khoản cá nhân: ............. 32 2.2.3.2. Đưa ra các hình thức tài khoản mới dành cho cá nhân .................... 34 2.2.4 Một số giải pháp hỗ trợ nhằm mở rộng sử dụng và thanh toán qua tài khoản tiền gửi cá nhân. .................................................................... 35 2.3. Kiến nghị về việc mở và sử dụng tài khoản tiền gửi cánhân. ................ 36 2.3.1 Kiến nghị với NHNN .......................................................................... 36 2.3.2 Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam. ............................................ 38 2.3.3 Kiến nghị với chính phủ ..................................................................... 38 KẾT LUẬN ................................................................................................. 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 41 SVTH: Nguyễn Bá Thắng Lớp: 49B2 - TCNH
- Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh * DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT : NHNo&PTNT : Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn CBCNV : Cán bộ công nhân viên TDNH : Tín dụng ngân hang GCNQSDD : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất CBTD : Cán bộ tín dụng UBND : ủy ban nhân dân NHTM : Ngân hàng thương mại KH : Khách hàng Cmt : chứng minh thư SVTH: Nguyễn Bá Thắng Lớp: 49B2 - TCNH
- Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh DANH MỤC SƠ ĐỒ BẨNG BIỂU Sơ đồ 1 : Mô hình tổ chức của chi nhánh Ngân hàng No& PTNT Quảng Xương .............................................................................................. 5 Bảng 1: Kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa ............................................................................................ 7 Bảng 2: Cơ cấu nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT huyện Quảng Xương ......................................................................................................... 10 Bảng 3: Cơ cấu tiền gửi theo đối tượng khách hàng ................................... 12 Bảng 4 Cơ cấu nguồn vốn theo thời gian .................................................... 15 Bảng 5: Tình hình dư nợ của NHNo&PTNT huyện Quảng Xương từ năm 2009 đến năm 2011 .............................................................................. 17 Bảng 6 Tình hình mở tài khoản tiền gửi cá nhân tại CN .............................. 19 SVTH: Nguyễn Bá Thắng Lớp: 49B2 - TCNH
- Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh LỜI MỞ ĐẦU Trong xã hội hiện đại ngày nay, một trong những vấn đề mà các ngân hàng quan tâm là làm thế nào để mọi người dân biết đến ngân hàng và sử dụng các dịch vụ do ngân hàng cung cấp để phục vụ chính cuộc sống của họ và cũng để góp phần phát triển làm thay đổi bộ mặt kinh tế của đất nước. Một trong những biện pháp tiếp cận khu vực dân cư và kết nối họ với ngân hàng là phát triển tài khoản cá nhân để tạo ra những dịch vụ đơn giản, tiện lợi cho họ, đó cũng nhằm mục đích khác tiềm năng khách hàng đông đảo từ mọi tầng lớp dân cư. Việc phát triển tài khoản tiền gửi cá nhân cho khu vực dân cư là biện pháp tích cực tạo ra lợi ích cho các bên, thúc đẩy ngân hàng phát triển các dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu của mọi tầng lớp nhân dân đồng thời giúp cho ngân hàng kinh doanh hiệu quả hơn. Tuy nhiên tình hình mở và sử dụng tài khoản tiền gửi cá nhân hiện nay ở nước ta còn nhiều hạn chế và tỷ lệ còn thấp. Điều đó chứng tỏ chúng ta chưa huy động hết tiềm lực về vốn trong dân cư. Do đó việc phát triển các tài khoản tiền gửi cá nhân nhằm thu hút ngồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, tạo cho người dân có thói quen sử dụng tiền và thanh toán qua ngân hàng là nhiệm vụ có tầm quan trọng cần phải thực hiện rộng rãi nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế. Đặc biệt trong xu thế nền kinh tế toàn cầu hoá hiện nay, hệ thống ngân hàng đang từng bước đổi mới và hiện đại hoá trong quản lý và hoạt động nghiệp vụ để thực hiện mục tiêu kinh tế – xã hội của Đảng và Nhà nước, bắt kịp với kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Để giúp cho ngân hàng thực hiện tốt mục tiêu trên thì việc đưa ra các biện pháp mở rộng và phát triển tài khoản tiền gửi cá nhân nhằm tăng cường huy động vốn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng đang là vấn đề cấp thiết trong điều kiện cơ chế thị trường hiện nay. Vì vậy trong quá trình thực tập, được khảo sát thực tế tại chi nhánh NHNo&PTNT Quảng Xương em đã mạnh dạn chọn đề tài “ Giải pháp phát triển tài khoản tiền gửi cá nhân nhằm tăng cường huy động vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT Quảng Xương" SVTH: Nguyễn Bá Thắng Lớp: 49B2 - TCNH 1
- Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh NỘI DUNG PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ NHNo&PTNT HUYỆN QUẢNG XƯƠNG 1.Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Quảng Xương (Agribank Quảng Xương) Agribank Quảng Xương là chi nhánh Ngân hàng thương mại quốc doanh trực thuộc chi nhánh Agribank tỉnh Thanh Hoá thuộc hệ thống Agribank Việt Nam, được thành lập ngày 18/05/1988 theo quyết định số 31, QĐ-NHNN của Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ - tín dụng, dịch vụ ngân hàng. Với hơn 20 năm hoạt động, Agribank Quảng Xương đã trải qua rất nhiều giai đoạn khó khăn, thử thách nhưng luôn bám sát định hướng phát triển kinh tế địa phương trong từng thời kỳ để có giải pháp đầu tư đúng hướng, tập trung mạnh vào các chương trình kinh tế trọng điểm. Từ những điều kiện đó, Agribank Quảng Xương có những bước đột phá quan trọng trong lĩnh vực đầu tư phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, coi người nông dân là bạn đồng hành cùng tồn tại và phát triển. Quảng Xương là một huyện đồng bằng ven biển nằm ở phía nam Thành phố Thanh Hóa, cách trung tâm thành phố 8 km về phía nam theo quốc lộ 1A, thuộc khu vực Bắc trung bộ với tổng diện tích 22.796 ha, chiếm 2,18% diện tích toàn. Dân số toàn huyện năm 2007 là 290.463 người được phân trong 60.400 hộ, bình quân 4,6 khẩu trên một hộ; mật độ dân số là 1.274,18 người/km2. Huyện có 41 xã và 1 thị trấn trong đó có 21 xã thuộc đồng bằng và 20 xã thuộc vùng ven biển. Năm 2008 nền kinh tế huyện tiếp tục tăng trưởng, giá trị sản xuất công nghiệp xây dựng chiếm 27%, Thuỷ hải sản chiếm 41%, dịch vụ thương mại. Sản xuất nông nghiệp mặc dù thời tiết không thuận lợi song sản lượng lương thực đạt 132.000 tấn, năng suất bình quân 59.4 tạ/ha. Sản lượng thuỷ sản đạt 13.500 tấn, nuôi trồng đạt 4.000 tấn. GDP đầu người đạt 600 USD/năm (tương đương 9,6 triệu VNĐ). Trong những năm qua nhờ sự nổ lực của toàn huyện, nền kinh tế xã hội của toàn huyện không ngừng được phát triển. Trong thành tích đó, NHNNo&PTNT huyện Quảng Xương là một đơn vị kinh doanh tín dụng đã đóng góp tích cực trong việc tạo điều kiện cho nhân dân vay vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh góp phần xoá đói, giảm nghèo cải thiện đời sống thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. NHNo&PTNT Huyện Quảng Xương là chi nhánh Ngân hàng thương mại quốc doanh trực thuộc chi nhánh NHNo&PTNT Tỉnh Thanh Hoá thuộc SVTH: Nguyễn Bá Thắng Lớp: 49B2 - TCNH 2
- Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam, được thành lập ngày 18/05/1988 theo quyết định số 31, QĐ - NHNN của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ - tín dụng, dịch vụ ngân hàng. Với hơn 20 năm hoạt động, chi nhánh NHNo&PTNT huyện Quảng Xương đã trải qua rất nhiều giai đoạn khó khăn, thử thách nhưng luôn bám sát định hướng phát triển kinh tế địa phương cụ thể trong từng thời kỳ để có giải pháp đầu tư đúng hướng, tập trung mạnh vào các chương trình kinh tế trọng điểm. Từ những điều kiện đó NHNo&PTNT huyện Quảng Xương có những bước đột phá quan trọng trong lĩnh vực đầu tư phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, coi người nông dân là bạn đồng hành cùng tồn tại và phát triển. Quá trình hoạt động của ngân hàng trong 20 năm qua là quá trình kiên trì đi theo định hướng phát triển của NHNo & PTNT Tỉnh Thanh Hoá, theo đường lối của Đảng và Nhà nước. Thị trường hoạt động được xác định chủ yếu là nông nghiệp, nông thôn, từng bước mở rộng kinh doanh đa năng, mở rộng các dịch vụ ngân hàng thông qua các biện pháp đổi mới toàn diện về nghiệp vụ, đổi mới công tác điều hành, sắp xếp lại bộ máy hành chính, nâng cao chất lượng cán bộ, đơn vị đã quán triệt sâu sắc quan điểm “đi vay để cho vay” phục vụ cho nền kinh tế thị trường năng động, nhạy bến với quan hệ cung - cầu, lấy hiệu quả kinh tế làm mục tiêu kinh doanh. Mạng lưới hoạt động của đơn vị bao gồm: Hội sở và 4 chi nhánh NHNo&PTNT cấp 3 phục vụ cả 4 vùng kinh tế trọng điểm trên địa bàn huyện Quảng Xương. Tổng số CBCNV trong đơn vị có 52 nam 19, nữ 33, trong đó trình độ đại học và trên đại học chiếm 60 %, trình độ trung cấp chiếm 40 % biên chế. Là đơn vị NHNo & PTNT cơ sở duy nhất trong toàn chi nhánh NHNo&PTNT Tỉnh Thanh Hoá có Đảng Bộ cơ sở gồm 43 Đảng Viên ,chiếm 58 % tổng số CBCNV,với 6 chi bộ trực thuộc. Qua 21 năm đổi mới (1990-2011) hoạt của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Quảng Xương liên tục tăng trưởng ổn định, vững chắc, toàn diện, nhiều năm qua đã được Đảng, Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý, đặc biệt tháng 2 -2005 được Nhà Nước phong tặng Danh hiệu Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới cho chi nhánh .Vinh dự vô cùng lớn lao song trách nhiệm hết sức nặng nề.Với truyền thống của đơn vị, NHNo & PTNT ra sức phấn đấu, gìn giữ và phát huy danh hiệu cao quý được nhà nước phong tặng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao xứng đáng danh hiệu Anh hùng trong thời kỳ đổi mới, góp phần thúc đẩy chuyển dịch, cơ cấu kinh tế mạnh mẽ để tạo tiền đề cho nền kinh tế Quảng Xương vững bước thực hiện sự nghiệp CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn. SVTH: Nguyễn Bá Thắng Lớp: 49B2 - TCNH 3
- Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh Ngoài trụ sở chính đặt tại thị trấn huyện Quảng Xương thì Agribank Quảng Xương còn có 3 phòng giao dịch trực thuộc, bao gồm: Phòng giao dịch Ghép Phòng giao dịch Quảng Lưu Phòng giao dịch Quảng Ngọc 2. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Quảng Xương Mô hình tổ chức của NHNo&PTNT huyện Quảng Xương là mô hình lãnh đạo theo kiểu trực tuyến từ trưởng, phó phòng đến nhân viên, đều chịu sự lãnh đạo trực tiếp của phó giám đốc phụ trách khối và chịu sự lãnh đạo chung của Giám đốc. Tổng số cán bộ công nhân viên trong NHNo&PTNT huyện Quảng Xương là 52 người . Các phòng ban được bố trí như sau : - Tại trung tâm gồm 31 cán bộ trong đó: + Ban Giám đốc chi nhánh NHNo&PTNT huyện Quảng Xương gồm: một Giám đốc và ba Phó Giám đốc. + Kiểm soát nội bộ: gồm có một kiểm soát viên (thuộc biên chế Ngân hàng tỉnh) + Phòng bảo vệ:1 nhân viên + Phòng nghiệp vụ kinh doanh: Phòng nghiệp vụ kinh doanh bao gồm có một trưởng phòng, một phó phòng và 11 cán bộ tín dụng. + Phòng kế toán - điện toán: Do quy mô hoạt động còn nhỏ nên bộ phận kế toán - điện toán và kho quỹ của chi nhánh cũng được gộp lại thành một phòng gồm có: Một trưởng phòng, một phó phòng (kiêm điện toán), hai thủ quỹ và 9 cán bộ nghiệp vụ - Tại PGD Ghép có: 7 nhân viên SVTH: Nguyễn Bá Thắng Lớp: 49B2 - TCNH 4
- Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh - Tại PGD Quảng Ngọc có: 7 nhân viên - Tại PGD Quảng Lưu : có 7 nhân viên Sơ đồ 1 : Mô hình tổ chức của chi nhánh Ngân hàng No& PTNT Quảng Xương Giám Đốc Các Phó Giám đốc PGD Quảng PGD Ghép PGD Quảng Lưu Ngọc Phòng Kinh Phòng Kế toán- Doanh Ngân quỹ -Ban lãnh đạo gồm 3 người : Giám đốc : Giám sát, điều hành chung mọi hoạt động cơ quan. Một Phó giám đốc: Trực tiếp điều hành phòng kế toán ngân quỹ. Một Phó giám đốc: Trực tiếp điều hành phòng kinh doanh . Một Phó giám đốc : Trực tiếp điều hành các phòng giao dịch -Phòng kế toán - Ngân quỹ Với chức năng quản lý thực hiện công tác tài chính, kế toán trong ngân hàng, trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê, xây dựng kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài chính, tổng hợp lưu trữ hồ sơ, tài liệu, thực hiện các dịch vụ ngân hàng : Mở và quản lý tài khoản của khách hàng, chuyển tiền... SVTH: Nguyễn Bá Thắng Lớp: 49B2 - TCNH 5
- Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh -Phòng kinh doanh Nghiên cứu, xây dựng chiến lược kế hoạch tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng, thực hiện nghiệp vụ thẩm định, phê duyệt cho vay, đôn đốc khách hàng trả nợ, lãi... -Ba phòng giao dịch Ba phòng giao dịch Quảng Lưu , Quảng Ngọc và phòng giao dịch Ghép thực hiện chức năng huy động vốn và cho vay đối với các thành phần kinh tế cũng như thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh, ký quỹ mở thư tín dụng tại địa bàn mình quản lý và làm trung tâm thanh toán, thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ như một chi nhánh phụ thuộc chi nhánh NHNo&PTNT Quảng Xương 3 Một số nét vể kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Quảng Xương NHNo&PTNT huyện Quảng Xương có truyền thống đoàn kết nội bộ tốt, ý thức được trách nhiệm lớn lao của mình với tinh thần vượt khó, tìm tòi sáng tạo, tự lực tự cường giám nghĩ, giám làm và giám chịu trách nhiệm, tập thể ban giám đốc, chi uỷ và chi bộ Đảng đề ra nhiều chủ trương giải pháp sát với thực tế. Có thể nói NHNo&PTNT huyện Quảng Xương là một tập thể đoàn kết gắn bó, luôn thống nhất về mặt nhận thức và hành động, luôn hoàn thành và hoàn thành toàn diện, vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch cấp trên giao trước thời hạn, các chỉ tiêu đều tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, đảm bảo an toàn tiền vốn và tài sản của Nhà nước. Trong lĩnh vực đầu tư cho vay của NH những năm vừa qua đã thoả mãn nhu cầu vốn vay trên địa bàn, chất lượng tín dụng được nâng lên từng bước đồng vốn NH đang phát huy hiệu quả góp phần ổn định đời sống nhân dân. Đặc biệt góp phần quan trọng vào công cuộc xoá đói giảm nghèo của huyện và hoàn thành thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh chính trị trên địa bàn, được cấp uỷ, chính quyền địa phương và ngành cấp trên ghi nhận. Đứng trước tình hình khó khăn chung của toàn ngành NH nói chung và NHNo&PTNT huyện Quảng Xương nói riêng. Toàn thể cán bộ công nhân viên NHNo&PTNT huyện Quảng Xương luôn xác định muốn tồn tại và phát triển thì không ngừng đổi mới cải cách về cơ cấu tổ chức. Nâng cao chất lượng dịch vụ, đổi mới phong cách giao dịch của nhân viên cùng với việc xây dựng cơ sử hạ tầng đổi mới các trang thiết bị cũng được quan tâm. Với phương châm đi vay để cho vay chuyển đổi hoạt động NH từ chỗ phục vụ kinh tế quốc doanh cho vay ngắn hạn là chủ yếu, sang phục vụ kinh tế nhiều thành SVTH: Nguyễn Bá Thắng Lớp: 49B2 - TCNH 6
- Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh phần theo định hướng của Đảng, của Nhà nước và của ngành theo hướng tăng dần tỷ trọng đầu tư cho nền kinh tế, mở rộng đầu tư trung và dài hạn. Công tác thanh toán NHNo&PTNT Huyện Quảng Xương luôn đặt mục tiêu phục vụ khách hàng vừa chất lượng cao và tạo lòng tin với khách hàng là mục tiêu hàng đầu. Thực hiện kế hoạch đầy đủ, chính xác kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, chấp hành tốt chế độ hạch toán thu chi tài chính quản lý tốt quỹ an toàn chi trả. NHNo&PTNT Huyện Quảng Xương hết sức chú trọng đến công tác đào tạo đội ngũ thanh toán viên có trình độ nghiệp vụ vững vàng có thái độ phục vụ nghiêm túc, nhiệt tình, nắm vững quy trình nghiệp vụ từ đó giúp cho việc thanh toán giao dịch với khách hàng được nhanh chóng thuận tiện, an toàn và chính xác rút ngắn thời gian chu chuyển vốn của khách hàng góp phần thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá phát triển. Về công tác thanh toán: Trong năm 2011 vừa qua NHNo&PTNT Huyện Quảng Xương đã thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt là 13.692 món, tổng số tiền 2.649 tỷ đồng; thanh toán tiền mặt 1.175 món, tổng số tiền 1.258 triệu đồng. Qua đây ta cũng có thể thấy được tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Huyện Quảng Xương trong những năm vừa qua là tương đối ổn định và có xu hướng tăng nhanh, đó là điều kiện đáng mừng, nhưng cũng chính vì lẽ đó cho nên NH cần phải phát huy và cố gắng hơn nữa để đóng góp một phần thành tích của mình vào công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước. Sau đây là kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Quảng Xương trong một số năm qua: Bảng 1: Kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa Đơn vị: Triệu đồng Năm 2009 2010 2011 Chỉ tiêu So với năm So với năm Số tiền Số tiền Số tiền 2004 2005 Tổng thu nhập 11.532 14.033 22% 17.873 27% Tổng chi phí 9.025 10.378 15% 12.531 21% Lãi 2.507 3.655 46% 5.342 46% (Nguồn: Phòng kinh doanh) Bảng 1 cho ta thấy kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT Huyện Quảng Xương luôn có lãi, điều đó chứng tỏ công tác quản lý điều hành của NHNo&PTNT Huyện Quảng Xương là khá tốt. SVTH: Nguyễn Bá Thắng Lớp: 49B2 - TCNH 7
- Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh Về quả trị điều hành NHNo&PTNT Huyện Quảng Xương đã sử dụng tốt 6 công cụ điều hành: Kế hoạch, lãi suất, tài chính, kiểm tra- kiểm soát, thi đua và khoán đến nhóm người lao động. 6 công cụ này được quán triệt sâu sắc, thường xuyên từ lãnh đạo đến nhân viên nên từng bước đã tạo được nề nếp làm việc có kỷ cương, bài bản, có quy trình rõ ràng, rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm... Qua các số liệu khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Huyện Quảng Xương cho thấy đối với một huyện Miền núi với số dư Nợ cho vay như vậy đã khẳng định rằng NH là một trong những ngành góp phần quan trọng trong việc đẩy nhanh tốc độ phát triển hàng hoá nông sản, cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi, tăng tỷ trọng dịch vụ thương mại trong nông thôn, góp phần quan trọng trong việc phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, giúp địa phương thực hiện tốt mục tiêu xoá đói giảm nghèo. Tuy hiện nay có rất nhiều kênh đáp ứng vốn cho nên kinh tế, song vốn vay NH là kênh có vai trò riêng hết sức quan trọng, hiện tại chưa có kênh vốn nào thay thế được. Hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Huyện Quảng Xương trong những năm qua nói chung đã đầu tư toàn diện và có hiệu quả (ở cả đối tượng khách hàng trong địa bàn nhưng xa trung tâm Huyện) không chỉ đơn thuần mang ý nghĩa kinh tế mà hiệu quả của nó không thể lượng hoá hết được vì nó còn mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. SVTH: Nguyễn Bá Thắng Lớp: 49B2 - TCNH 8
- Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh PHẦN 2 : THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN THÔNG QUA MỞ VÀ SỬ DỤNG TÀI KHOẢN TIỀN GỬI CÁ NHÂN TẠI CHI NHÁNH NHNO&PTNT QUẢNG XƯƠNG. 2.1 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TẠI NHNo&PTNT HUYỆN QUẢNG XƯƠNG - TỈNH THANH HÓA. 2.2.1 Mạng lưới huy động tiền gửi tại NHNo&PTNT huyện Quảng Xương. Từ những năm 2000 trở lại đây, NHNN&PTNT huyện Quảng Xương không ngừng mở rộng địa bàn hoạt động, đặc biệt là xây dựng các Ngân hàng chi nhánh. Hiện nay mạng lưới giao dịch đã mở rộng với 3 phòng giao dịch tại huyện Quảng Xương, địa bàn hoạt động trên 21 xã thị trấn. Địa bàn hoạt động của Ngân hàng Quảng Xương đã trải khắp huyện từ thị trấn đến nông thôn. Các quan hệ tiền tệ, tín dụng dần được mở rộng, đa dạng khách hàng như các tổ chức kinh tế, các hộ, các hộ sản xuất. Mạng lưới hoạt động rộng, thị phần lớn là một điểm mạnh giúp Ngân hàng huy động tiền gửi có hiệu quả. 2.2.2 Hiệu quả công tác huy động tiền gửi tại NHNo&PTNT huyện Quảng Xương. Nguồn vốn của NHTM là cơ sở để tổ chức mọi hoạt động kinh doanh, nó quyết định đến quy mô hoạt động của ngân hàng nói chung. Chính vì vậy nguồn vốn quyết định khả năng cạnh tranh trên thị trường. NH có nguồn vốn dồi dào sẽ có lợi trên thị trường. Do vậy chiến lược huy động vốn là mở rộng kinh doanh tiền tệ của NHTM nó mang tính thường xuyên, liên tục với quy mô ngày càng mở rộng với khối lượng ngày càng lớn. Là một NHTM, nhận thức sâu sắc vai trò của viêc huy động, mọi nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội để đầu tư tín dụng cho các thành phần kinh tế. Do đặc điểm nền kinh tế hàng hoá địa phương chưa phát triển,nền kinh tế nhỏ tự cung, tự cấp là chủ yếu cho nên dẫn tới thu nhập của người dân thấp không có tích lũy hoặc nếu có cũng không đáng kể. Đây là nguyên nhân sâu xa và cũng là nguyên nhân cơ bản làm cho nguồn vốn tự lực của địa phương có tăng nhưng không đáng kể. SVTH: Nguyễn Bá Thắng Lớp: 49B2 - TCNH 9
- Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh NHNo&PTNT huyện Quảng Xương đã áp dụng một số hình thức huy động vốn như: Nhận tiền gửi của khách hàng, vay tiền của NHTW và các tổ chức tín dụng khác, nhận vốn ủy thác trong đó nguồn vốn tiền gửi luôn chiếm tỷ trọng lớn (trên 60%) trong tổng nguồn vốn huy động. Cụ thể như sau: Bảng 2: Cơ cấu nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT huyện Quảng Xương Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2009 2010 2011 Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Tỷ Số tiền Số tiền Số tiền trọng trọng trọng Tiền gửi của KH 57,8 63,6% 70,9 62,7% 88,6 63,2% Tiền vay của NHTW, 27,3 30% 43,3 37,8% 34,4 24,6% các TCTD Vốn ủy thác 5,8 6,4% 0,2 0,2% 17,1 12,2% Tổng vốn huy động 90,9 100% 114,4 100% 140,1 100% ( Nguồn: Phòng kinh doanh) Ta thấy tổng nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT huyện Quảng Xương liên tục tăng qua các năm. Năm 2010 tổng nguồn vốn huy động là 114,4 tỷ đồng tăng 25,8% so với năm 2009, năm 2011 là 140,1 tăng 22,5%. Trong tổng nguồn vốn huy động thì nguồn tiền gửi luôn chiếm tỷ trọng lớn và liên tục tăng qua các năm. Năm 2009 tổng huy động tiền gửi đạt 57,8 tỷ đồng đạt 94,7% so với kế hoạch; Năm 2010 đạt 70,9 tỷ tăng 22,7% tương ứng 13,1 tỷ so với năm 2009 và đạt 105% kế hoạch; Năm 2011 đạt 88,6 tỷ tăng 25% so với năm 2010 và đạt 96% kế hoạch. Có thể nói nguồn vốn huy động tại địa phương năm 2011 có mức tăng trưởng tương đối cao từ trước đến nay, nguyên nhân tăng do nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của công tác nguồn vốn nên trong năm đã có nhiều biện pháp tích cực chủ động khới tăng nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư như giao chỉ tiêu huy động vốn tới từng cán bộ, mở thêm nhiều hình thức huy động vốn như huy động tiết kiệm gửi góp (mục tiêu năm 2012 là 2,7 tỷ đồng), mở rộng mạng lưới hoạt động (NH cấp 3), cải tiến phong cách lề lối làm việc, chủ động tìm kiếm khách hàng và vộn động những gia đình có nguồn vốn nhàn SVTH: Nguyễn Bá Thắng Lớp: 49B2 - TCNH 10
- Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh rỗi lớn gửi tiết kiệm, mở tài khoản tiền gửi cá nhân… nên nguồn vốn tăng khá cao. Đặc biệt trong thời gian gần đây vì có trương trình khuyến khích người lao động đi xuất khẩu lao động có thời hạn ở nước ngoài, người lao động trên địa bàn cũng tham gia tương đối nhiều, từ đó dẫn đến họ mở tài khoản tại ngân hàng rất nhiều, đa số họ đều mở tài khoản tại ngân hàng. Chính vì vậy mà nguồn vốn của ngân hàng tăng khá cao. 2.2.2.1. Phân tích hiệu quả huy động tiền gửi dựa trên cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng khách hàng * Tiền gửi của các TCKT: Quảng Xương là một huyện của tỉnh Thanh Hóa, nền kinh tế đặc thù là sản xuất nông nghiệp, các doanh nghiệp trên địa bàn còn ít. Tuy nhiên trong những năm gần đây cùng với sự sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước để hoạt động có hiệu quả, các loại loại hình doanh nghiệp khác trên địa bàn bước đầu đã có sự chuyển biến mạnh mẽ. Đặc biệt các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, các lĩnh vực như: xây dựng, sản xuất và khai thác vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản, vận tải… đã và đang hoạt động có hiệu quả. Chính vì vậy mà họ muốn việc thanh toán của mình được diễn ra nhanh chóng, thuận tiện và an toàn. Do đó Ngân hàng đáp ứng nhu cầu này của họ thông qua các việc thanh toán không dùng tiền mặt. Muốn được sử dụng các công cụ này, các TCKT phải tiến hành mở tài khoản tiền gửi không kỳ hạn mang nội dung là tiền gửi thanh toán và họ phải chịu phí dịch vụ thanh toán. Bên cạnh đó các TCKTcó những lúc có những nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi họ có nhu cầu mở tài khoản tại Ngân hàng dứơi hình thức tiền gửi có kỳ hạn để hưởng lãi suất và đảm bảo an toàn vốn kinh doanh của mình. Đó là hai nhu cầu chính của các TCKT khi gửi tiền vào NH. Vì thế mà tiền gửi của họ chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn. Thông qua hai hình thức gửi tiền này của các TCKT, NH sẽ có được nguồn vốn rẻ và trả lãi với mức lãi suất thấp và thu được phí từ việc cung cấp các dịch vụ thanh toán. Tình hình huy động vốn qua tài khoản tiền gửi của các TCKT tại NHNN& PTNT Huyện Quảng Xương thể hiện ở bảng số liệu sau: SVTH: Nguyễn Bá Thắng Lớp: 49B2 - TCNH 11
- Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh Bảng 3: Cơ cấu tiền gửi theo đối tượng khách hàng Đơn vị: Tỷ đồng Năm Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Tỷ Số tiền Số tiền Số tiền trọng trọng trọng Tiền gửi dân cư 53,9 93,2% 66,3 93,5% 81,7 92,2 % Tiền gửi tổ chức kinh tế 3,9 6,8% 4,6 6,5% 6,9 7,8% Tổng tiền gửi 57,8 100% 70,9 100% 88,6 100% ( Nguồn: Phòng kế toán) T×nh h×nh huy ®éng tiÒn göi 88.6 90 81.7 80 70.9 66.3 70 57.8 60 53.9 50 Tæng tiÒn göi 40 TiÒn göi d©n c 30 TiÒn göi tæ chøc kinh tÕ 20 3.9 4.6 6.9 10 0 2009 2010 2011 Ta thấy tổng số dư tiền gửi của các TCKT ở NHNo&PTNT huyện Quảng Xương tăng trưởng đều và khá cao trong năm 2011, ( năm 2011 tăng 50 % so với năm 2010) nhưng chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng tiền gửi, tiền gửi của dân cư vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Tỷ trọng tiền gửi của các TCKT so với tổng tiền gửi qua các năm là: Năm 2009 là 6,7 %. Năm 2010 là 6,5 %. Năm 2011 là 7,8 %. SVTH: Nguyễn Bá Thắng Lớp: 49B2 - TCNH 12
- Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh Từ đó ta thấy, NHNN&PTNT Huyện Quảng Xương cần có những biện pháp nhằm tăng tiền gửi của các TCKT trong đó cần tập trung vào tiền gửi không kỳ hạn bởi nguồn vốn này tạo điều kiện cho Ngân hàng giảm chi phí đầu vào, nguồn tiền này được coi là có chi phí thấp. Tuy nhiên nó lại bất lợi là tính không ổn định. Do vậy Ngân hàng phải đặc biệt quan tâm đến tính thanh khoản của nguồn vốn này.Nguồn vốn có kỳ hạn sẽ làm tăng tính ổn định cho nguồn vốn huy động. * Tiền gửi của dân cư: -Tiền gửi tiết kiệm: Tiền gửi tiết kiệm là hình thức huy động truyền thống của một ngân hàng TM, chiếm tỷ trọng tương đối lớn và nguồn vốn phát sinh chi phí chủ yếu của ngân hàng. Sự biến động của nguồn này, phục thuộc lớn vào thu nhập dân cư tình hình lạm phát, biểu lãi suất và các yếu tố tâm lý xã hội. So với các ngân hàng khác, nguồn huy động tại NHNN & PTNT Quảng Xương rất quan tâm vào việc huy động nguồn tiết kiệm, đây cũng là công cụ huy động vốn chủ yếu của NH, vì đây là hình thức huy động vốn mà dân chúng quen thuộc và có tiềm năng lớn. Do đó, NH luôn đưa ra các phương thức huy động tiềm gửi tiết kiệm với nhiều hình thức kỳ hạn và lãi suất hợp lý. Hiện nay ngân hàng đã sử dụng những hình thức huy động tiền gửi kỳ hạn tiết kiệm kỳ hạn trả lãi, tiết kiệm gửi góp. Đối với tiết kiệm trả lãi trước đến kỳ đảo hạn (hết 12 tháng) mà người gửi không tới lĩnh thì ngân hàng chủ động chuyển sang một kỳ hạn tiếp theo tương ứng với kỳ hạn mà khách hàng đã gửi trước đó. Phương thức này đã tránh phiền hà cho khách hành khỏi mất thời gian đến làm thủ tục rút tiền rồi lại phải gửi vào, đồng thời cũng phải tạo điều kiện cho khách hàng hoàn toàn yên tâm về khoản tiền gửi đến hạn mà vì một lý do gì đó chưa kịp rút ra. Về phía ngân hàng cũng giảm bớt được thời gian và chi phí giao dịch. Trong đó tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dài (hơn 12 tháng) chiếm tỷ trọng lớn, tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm có kỳ hạn nhỏ hơn 12 tháng và tiết kiệm không kỳ hạn chiếm tỷ trọng thấp. Trong năm 2011, tiền gửi tiết kiệm hơn 12 tháng tăng là do ngân hàng huy động tiết kiệm dự thưởng cho nên đã thu hút dưdợc nhiều khách hành mới hoặc chuyển từ các khoản gửi từ kỳ hạn ngắn hạn sang tiết kiệm hơn 12 tháng dự thưởng. SVTH: Nguyễn Bá Thắng Lớp: 49B2 - TCNH 13
- Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh Tuy nhiên, trong hình thức tiền gửi tiết kiệm NH NN& PTNT Quảng Xương vẫn còn một số hạn chế nhất định như: Thể thức thanh toán và chính sách lãi suất còn nhiều bất cập chưa thoã đáng. Đối với những khách hàng đến kỳ hạn chỉ muốn rút tiền lãi vẫn phải làm thủ tục rút cả gốc và lãi rồi lại làm thủ tục gửi lại gốc, điều đó gây phiền hà cho khách hàng và mất nhiều thời gian và chi phí giao dịch. Quy trình giao dịch còn rườm rà và khách hàng phải ký nhiều chữ ký, nhất định nhất là khi rút tiền. Về nguyên tắc, khi người gửi tiền xuất trình giấy chứng minh thư nhân dân để gửi tiền thì khi rút tièn cũng chỉ làm như vậy, kể cả khi báo mất sổ họ chỉ cần viết giấy kèm theo chứng minh thư nhân dân và đối chiếu với chữ ký của khách hàng là đủ. Nhưng trong thực tế lại yêu cầu chứng nhận của chính quyền địa phương là không cần thiết và quy định từ sau 10 đến 15 ngày mới được rút gây tâm lý không yên tâm cho người gửi tiền. Ta thấy rõ cơ cấu tiền gửi tiết kiệm liên tục tăng qua các năm. Tổng nguồn vốn tiết kiệm luôn tăng trưởng theo thời gian với xu hướng năm sau cao hơn năm trước cả về số tuyệt đối và tương đối song tỷ trọng này quá cao chứng tỏ khả năng huy động nguồn vốn có chi phí thấp nhằm giảm chi phí cho NH còn hạn chế, cụ thể: Năm 2009 là 53,9 tỷ đồng chiếm 93,2%; năm 2010 là 66,3 tỷ đồng chiếm 93,5%; năm 2011 là 81,7 tỷ đồng chiếm 92,2% tổng tiền gửi. Về quy mô và cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng khách hàng ta thấy nguồn vốn tiền gửi của NHNo&PTNT huyện Quảng Xương tăng trưởng tương đối ổn định và bền vững, thể hiện ở tỷ lệ huy động tiết kiệm chiếm tỷ trọng rất cao (trên 90%), đây không phải là một cơ cấu hợp lý bởi chi phí sử dụng vốn của NH còn lớn, chưa phát huy được hiệu quả của các nguồn tiền gửi thanh toán. Tuy vậy, đây là một kết quả đáng mừng bởi Quảng Xương là một huyện miền núi, các TCKT chưa nhiều nên việc sử dụng các dịch vụ thanh toán không bằng tiền mặt còn ít. Số liệu này chứng tỏ NHNo&PTNT Huyện Quảng Xương có biện pháp, cách thức huy động vốn vững chắc, nó là thước đo tầm vóc và uy tín của NHTM. Nhìn chung chi nhánh đã thực hiện tốt các công tác huy động vốn tại địa phương, thể hiện qua việc áp dụng lãi suất huy động vốn một cách linh hoạt, trang thiết bị thêm các thiết bị hiện đại để phục vụ khách hàng, giáo dục cho các cán bộ, công nhân viên về ý thức, trách nhiệm và tinh thần, thái độ phục vụ, thực hiện văn hoá, văn minh doanh nghiệp. Tuy nhiên với một nền kinh tế còn nghèo nên nhu cầu sử dụng vay vốn NH thường xuyên cao hơn nguồn SVTH: Nguyễn Bá Thắng Lớp: 49B2 - TCNH 14
- Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh vốn NH huy động được do đó hàng năm NH NHNo&PTNT Quảng Xương vẫn phải sử dụng vốn của NHTW để cho vay. 2.2.2.2 Phân tích hiệu quả huy động tiền gửi dựa trên cơ cấu huy động nguồn vốn tiền gửi theo thời gian Hiệu quả huy động tiền gửi còn được phản ánh thông qua cơ cấu nguồn vốn tiền gửi theo thời gian, nhìn chung một nguồn vốn tiền gửi hiệu quả là nguồn vốn mà có tỷ lệ tiền gửi có kỳ hạn đặc biệt là trung và dài hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng tiền gửi. Sau đây là kết quả huy động của NHNo&PTNT huyện Quảng Xương: Bảng 4 Cơ cấu nguồn vốn theo thời gian Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2009 2010 2011 Tỷ Tỷ Tỷ Số tiền Số tiền Số tiền Chỉ tiêu trọng trọng trọng Tiền gửi không kỳ hạn 14,4 24,8% 13,4 18,9% 7,1 8,0% Tiền gửi có kỳ hạn 43,4 75,2% 57,5 81,1% 81,5 92% Tổng tiền gửi 57,8 100% 70,9 100% 88,6 100% ( Nguồn: Phòng kế toán) TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP QUẢNG XƯƠNG 88.6 90 81.5 80 70.9 70 57.8 5 7.5 60 Tæng 50 43.4 TiÒn göi kh«ng kú h¹n 40 TiÒn göi cã kú h¹n 30 20 14.4 13.4 7.1 10 0 2009 2010 2011 SVTH: Nguyễn Bá Thắng Lớp: 49B2 - TCNH 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NHTMCP CÔNG THƯƠNG TỈNH TRÀ VINH
94 p | 470 | 172
-
Luận văn:Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam
82 p | 400 | 147
-
Luận văn: Giải pháp phát triển kênh phân phối sản phẩm tại công ty TNHH thương mại MT
52 p | 721 | 131
-
Luận văn:Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ ATM tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh KonTum
26 p | 316 | 92
-
Luận văn:Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Quảng Trị
26 p | 265 | 86
-
Luận văn:Giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn
26 p | 220 | 82
-
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng tại ngân hàng Thương Mại Cổ phần Việt Nam - Huỳnh Thái Bảo
91 p | 256 | 79
-
LUẬN VĂN: Giải pháp phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Trung tâm giao dịch Hội sở Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam
71 p | 193 | 66
-
Luận văn: Giải pháp phát triển hoạt động Thanh toán quốc tế tại hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
93 p | 236 | 59
-
luận văn: Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa của Xí nghiệp Đầu tư và phát triển du lịch Sông Hồng thuộc Công ty Du lịch và thương mại tổng hợp Thăng Long
80 p | 162 | 40
-
Luận văn:Giải pháp phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn huyện Ba Tơ tỉnh Quảng Ngãi
13 p | 143 | 32
-
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh Thương mạiđiện tử tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thương mại và Quảng cáo Đại Nguyễn - Đà Nẵng
88 p | 143 | 24
-
Luận văn:Giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trong ngành công nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
13 p | 101 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ: Giải pháp phát triển du lịch nông thôn tại huyện Lục Nam - tỉnh Bắc Giang
121 p | 35 | 10
-
LUẬN VĂN: Giải pháp phát triển thị trường chứng khoán đã đáp ứng được nhu cầu cấp bách về nguồn vốn hiện nay
27 p | 116 | 9
-
Luận văn: Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại hóa và công nghiệp hóa
0 p | 81 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại Cục Hải quan thành phố Đà Nẵng
143 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn