Luận văn: Nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng ở Việt Nam - lịch sử phát triển và thực tiễn áp dụ
lượt xem 64
download
Gia đình là tế bào của xã hội, và hôn nhân là cơ sở của gia đình. Một xã hội muốn tồn tại và phát triển một cách bền vững thì chế độ hôn nhân phải được xây dựng một cách vững chắc. Từ khi trong xã hội có nhà nước, quan hệ hôn nhân không chỉ phản ánh ý chí của các cá nhân tham gia vào quan hệ đó mà còn là ý chí của nhà nước. Trong những giai đoạn khác nhau, phụ thuộc vào cơ sở kinh tế - xã hội, nhà nước đặt ra những...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: Nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng ở Việt Nam - lịch sử phát triển và thực tiễn áp dụ
- Lương Thị Vân - MSSV: KT33H006 - Nhóm: H1-1 Luận văn Nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng ở Việt Nam - lịch sử phát triển và thực tiễn áp dụng Bài tập học kỳ - Môn Luật Hôn nhân và Gia đình 1
- Lương Thị Vân - MSSV: KT33H006 - Nhóm: H1-1 A. LỜI MỞ ĐẦU Gia đình là tế bào của xã hội, và hôn nhân là cơ sở của gia đình. Một xã hội muốn tồn tại và phát triển một cách bền vững thì chế độ hôn nhân phải được xây dựng một cách vững chắc. Từ khi trong xã hội có nhà nước, quan hệ hôn nhân không chỉ phản ánh ý chí của các cá nhân tham gia vào quan hệ đó mà còn là ý chí của nhà nước. Trong những giai đoạn khác nhau, phụ thuộc vào cơ sở kinh tế - xã hội, nhà nước đặt ra những nguyên tắc của hôn nhân và gia đình để định hướng cho những quan hệ xã hội đó phát triển theo mục tiêu đã định. Việc xây dựng gia đình hòa thuận, bình đẳng, hạnh phúc đã trở thành một đòi hỏi tất yếu của xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng của hôn nhân và gia đình trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước ta đã thiết lập chế độ hôn nhân gia đình mới tiến bộ, thay thế cho chế độ hôn nhân gia đình phong kiến, lạc hậu. Nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng chính là một trong những định hướng vững chắc của Đảng và Nhà nước ta đảm bảo cho việc thực hiện những quan hệ hôn nhân và gia đình xã hội chủ nghĩa tiến bộ, phù hợp với xu thế phát triển tất yếu của xã hội loài người. Trong bài viết của mình, em xin được trình bày đề tài “Nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng ở Việt Nam - lịch sử phát triển và thực tiễn áp dụng”. B. NỘI DUNG CHÍNH I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG 1. Kết hôn Kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.(1) Hệ thống pháp luật của Nhà nước ta quy định việc kết hôn phải được đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Sự kiện kết hôn là sơ sở pháp lý ghi nhận rằng hai bên nam nữ đã phát sinh quyền và nghĩa vụ vợ chồng 2. Gia đình Khoản 10 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000: “Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo quy định của Luật này”. 3. Những nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam Nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình là những nguyên lý, tư tưởng chỉ đạo quán triệt toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật hôn nhân và gia đình.(2) (1 ) Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2009, tr.88 Bài tập học kỳ - Môn Luật Hôn nhân và Gia đình 2
- Lương Thị Vân - MSSV: KT33H006 - Nhóm: H1-1 Khác với L:uật hôn nhân và gia đình năm 1959 và 1986, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình tại Điều 2 gồm 6 khoản. Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng được quy định tại Khoản 1. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGUYÊN T ẮC HÔN NHÂN MỘT VỢ MỘT CHỒNG TẠI VIỆT NAM 1. Cơ sở lý luận: Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về hôn nhân và gia đình Chủ nghĩa Mác - Lê nin nhìn nhận hôn nhân và gia đình là những hiện tượng xã hội có quá trình phát sinh, phát triển, do các điều kiện kinh tế - xã hội quyết định. Trong tác phẩm nổi tiếng “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước”, Mác và Enghen đã phân tích, chứng minh một cách khoa học rằng: lịch sử gia đình là lịch sử của quá trình xuất hiện chế độ quần hôn, chuyển sang gia đình đối ngẫu, phát triển lên gia đình một vợ một chồng - là quá trình không ngừng hoàn thiện hình thức gia đình, trên cơ sở sự phát triển của các điều kiện sinh hoạt vật chất của con người. Mác và Enghen đã chỉ ra cho chúng ta thấy rằng, hình thức hôn nhân một vợ một chồng ra đời trên cơ sở sự xuất hiện chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và những tài sản khác trong xã hội. Được củng cố bởi chính sách, pháp luật của giai cấp thống trị bóc lột, ngay từ khi mới ra đời, chế độ hôn nhân một vợ một chồng đó đã bộc lộ tính giả dối và tiêu cực đối với số đông những người dân lao động. Đồng hành với chế độ hôn nhân một vợ một chồng là nạn mãi dâm công khai và tệ ngoại tình. Chế độ một vợ một chồng ở những thời kỳ này thể hiện công khai quyền gia trưởng của người chồng, người cha trong gia đình. Quá trình thực hiện quyền gia trưởng tuyệt đối đó đồng thời thừa nhận sự bất bình đẳng giữa vợ và chồng, giữa con trai và con gái, sự coi rẻ quyền lợi của con cái. Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng sâu sắc và triệt để nhất. Trong cuộc cách mạng đó, chắc chắn là các cơ sở kinh tế trước đây của chế độ một vợ một chồng cũng như của cái bổ sung cho nó là tệ ngoại tình và nạn mãi dâm, đều sẽ bị tiêu diệt. Vậy, chế độ một vợ một chồng còn tồn tại hay không khi mà những nguyên nhân kinh tế đã sinh ra nó không còn? Về vấn đề này, Enghen đã khẳng định: “Chế độ đó chẳng những sẽ không biến đi, mà trái lại, chỉ có bắt đầu từ lúc đó, nó mới được thực hiện trọn vẹn. Thật vậy, các tư liệu sản xuất mà được chuyển thành tài sản xã hội thì chế độ lao động làm thuê, giai cấp vô sản cũng sẽ biến mất, và đồng thời cũng sẽ không còn tình trạng một số phụ nữ - con số này có thể thống kê được - cần thiết phải bán mình vì đồng tiền nữa. Tệ mại dâm sẽ mất đi (2 ) Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2009, tr.33 Bài tập học kỳ - Môn Luật Hôn nhân và Gia đình 3
- Lương Thị Vân - MSSV: KT33H006 - Nhóm: H1-1 và chế độ một vơ một chồng không những suy tàn, mà cuối cùng lại còn trở thành hiện thực, ngay cả đối với đàn ông nữa”. Lúc này, hôn nhân mới có điều kiện thể hiện đúng bản chất của nó là hôn nhân một vợ một chồng đích thực, phát sinh và tồn tại trên cơ sở tình yêu chân chính giữa nam và nữ, bình đẳng nhằm xây dựng gia đình để cùng nhau thỏa mãn nhu cầu về tinh thần và vật chất. Những tư tưởng cơ bản về hôn nhân và gia đình của chủ nghĩa Mác - Lê nin chính là cơ sở lý luận để định hình nên những nguyên lý chỉ đạo cho việc thực hiện những quan hệ hôn nhân và gia đình xã hội chủ nghĩa dân chủ và tiến bộ. 2. Quan điểm, đường lối của Đảng về hôn nhân và gia đình - nền tảng của nguyên tắc một vợ một chồng trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam Ở Việt Nam, sau khi hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân đi theo con đường chủ nghĩa xã hội. Đảng và Nhà nước đã thể hiện rõ quan điểm của mình trong việc xây dựng những quan hệ xã hội theo xu hướng tiến bộ. Xuất phát từ cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về hôn nhân và gia đình tiến bộ, những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình xã hội chủ nghĩa được hình thành trong hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa trước đây và nó trở thành nền tảng của mọi chế độ hôn nhân và gia đình tiến bộ. Ở nước ta, trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, nhiệm vụ, mục tiêu được đặt ra là phải xóa bỏ tận gốc rễ những tàn dư, hủ tục lạc hậu do chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến để lại, chống lại những ảnh hưởng tiêu cực của hôn nhân và gia đình tư sản, đồng thời xây dựng những quan hệ hôn nhân và gia đình mới xã hội chủ nghĩa. Trong những giai đoạn khác nhau, Đảng và Nhà nước có những chủ trương, chính sách về hôn nhân và gia đình phù hợp, nhằm tập trung thực hiện những nhiệm vụ và mục tiêu nói trên. Pháp luật hôn nhân và gia đình là sự cụ thể hóa quan điểm, đường lối của Đảng về hôn nhân và gia đình. Hiện nay, đất nước đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, việc thực hiện các quan hệ hôn nhân và gia đình phải phù hợp với mục tiêu của chủ nghĩa xã hội nhưng cũng phải phù hợp với các điều kiện kinh tế - xã hội ở thời kỳ quá độ. Trong cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã khẳng định: “Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách. Các chính sách của Nhà nước phải chú ý tới xây dựng gia đình no ấm, hòa thuận, tiến bộ. Nâng cao ý thức về nghĩa vụ gia đình đối với mọi lớp người”. Như vậy, quan điểm của Đảng ta về việc xây dựng gia đình xã hội chủ nghĩa không phải là một mô hình chung chung, mà mang lại những nội dung cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế ở Việt Nam. Trong đó đề cao nguyên Bài tập học kỳ - Môn Luật Hôn nhân và Gia đình 4
- Lương Thị Vân - MSSV: KT33H006 - Nhóm: H1-1 tắc hôn nhân một vợ, một chồng, coi nó là nền tảng của hôn nhân và gia đình xã hội chủ nghĩa. 3. Cơ sở kinh tế xã hội của sự hình thành nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - lê nin, hôn nhân và gia đình, cũng như các hiện tượng xã hội khác, do cơ sở kinh tế - xã hội quyết định. Những nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam thể hiện quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước không thể là chủ quan duy ý chí mà xuất phát từ thực tiễn xã hội, tôn trọng quy luật vận động khách quan của các quan hệ hôn nhân và gia đình. Sau khi giành được chính quyền, năm 1945, do cần phải tập trung giải quyết những vấn đề cấp bách trong xã hội và tiếp tục tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, chúng ta chưa thể xóa bỏ ngay được quan hệ sản xuất phong kiến. nền kinh tế còn ở trình độ thấp, mang nặng tính tự cấp, tự túc, vì thế trong thời kì đầu, quan hệ hôn nhân và gia đình vẫn còn chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tư tưởng phong kiến. Năm 1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, nhân dân miền Bắc dưới sự lãnh đạo của Đảng bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, cách mạng tư tưởng văn hóa cũng được tiến hành mạnh mẽ đã dần phá tan những tư tưởng lạc hậu do chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến đã để lại, hình thành nên những nhận thức mới về hôn nhân và gia đình. Lần đầu tiên ở Việt Nam, tư tưởng xây dựng một chế độ hôn nhân và gia đình mới “cho phù hợp với đạo đức và quan hệ kinh tế xã hội chủ nghĩa” được khẳng định, mà bảo đảm cho nó là một đạo luật về hôn nhân và gia đình (Luật hôn nhân và gia đình năm 1959). Năm 1975, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất và tiếp tục đi theo con đường chủ nghĩa xã hội. Những nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 vẫn được khẳng định là tư tưởng chỉ đạo việc thực hiện những quan hệ hôn nhân và gia đình trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Sự phát triển của kinh tế - xã hội đã tác động đến việc thực hiện các quan hệ hôn nhân và gia đình. Để củng cố chế độ hôn nhân và gia đình xã hội chủ nghĩa tiến bộ, phù hợp với các điều kiện kinh tế - xã hội mới, những nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình 1959 tiếp tục được hoàn thiện và được khẳng định chính thức trong Luật hôn nhân và gia đình năm 1986. Bên cạnh đó, những yếu tố về mặt xã hội cũng có tác động lớn tới các quan hệ hôn nhân và gia đình. Nét đặc trưng của những quan hệ hôn nhân và gia đình là mang nặng yếu tố tình cảm, đạo đức của các cá nhân, phản ánh sâu đậm phong tục, tập quán, truyền thống, nền văn hóa của một dân tộc. Đất nước ta có hơn 54 dân tộc anh em chung sống, ngo ài Bài tập học kỳ - Môn Luật Hôn nhân và Gia đình 5
- Lương Thị Vân - MSSV: KT33H006 - Nhóm: H1-1 những đặc điểm văn hóa chung của đại gia đình Việt Nam, mỗi dân tộc lại giữ gìn những phong tục, tập quán riêng mà cha ông để lại. Cho nên, khi xây dựng nguyên tắc một vợ một chồng cũng như những nguyên tắc cơ bản khác của Luật hôn nhân và gia đình, ngoài các yếu tố chính trị, còn phải chú ý tới phong tục, tập quán mà nhân dân ta đang thực hiện. Như vậy, trong những giai đoạn phát triển của xã hội, trên cơ sở tình hình kinh tế - xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã xác định mục đích, nhiệm vụ của ngành luật hôn nhân và gia đình. Những nguyên tắc cơ bản của luật hôn nhân và gia đình chính là những cách thức để đạt được mục đích đó. Nội dung những nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình do những điều kiện kinh tế, xã hội hiện thời quyết định nên nó không phải là bất biến. Khi xem xét, đánh giá những nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gai đình, chúng ta cần phải có quan điểm lịch sử đúng đắn. III. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGUYÊN TẮC MỘT VỢ MỘT CHỒNG CỦA LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM Dựa vào những tiêu chí khác nhau, mà người ta có những sự phân chia các giai đoạn của quá trình phát triển của pháp luật hôn nhân và gia đình khác nhau. Trong những văn bản pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam qua từng giai đoạn, những nguyên tắc cơ bản được thể hiện rõ nét. Một nét đặc thù trong việc lập pháp về hôn nhân và gia đình ở Việt Nam là sự ra đời khá sớm của văn bản luật, chính vì vậy có thể làm rõ quá trình hình thành và phát triển nguyên tắc một vợ một chồng của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam qua hai giai đoạn lớn: giai đoạn trước và sau khi có Luật hôn nhân và gia đình 1959. 1. Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng trước khi có Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 Do đặc điểm tình hình hình chính trị, kinh tế, xã hội của những năm đầu sau khi giành được chính quyền, mặc dù rất quan tâm đến vấn đề hôn nhân và gia đình, nhưng Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa chưa thể ban hành được những văn bản pháp luật quy định riêng về hôn nhân và gia đình. Để điều chỉnh những quan hệ hôn nhân và gia đình, Nhà nước non trẻ của chúng ta đã dựa vào các quy định trong các văn bản pháp luật của chế độ cũ còn phù hợp với quan điểm, chính sách của Đảng và quy định của Hiến pháp 1946. Đến năm 1950, những nguyên tắc của pháp luật hôn nhân và gai đình được thể hiện rõ ràng trong Sắc lệnh số 97-SL ngày 22/5/1950 và Sắc lệnh số 159-SL ngày 17/11/1950. Thời kỳ này, pháp luật hôn nhân và gia đình vẫn còn trong giai đoạn sơ khai, với một số ít quy phạm pháp luật. Bài tập học kỳ - Môn Luật Hôn nhân và Gia đình 6
- Lương Thị Vân - MSSV: KT33H006 - Nhóm: H1-1 Các văn bản pháp luật hôn nhân và gia đình chưa có sự phân định những quy định chung và những quy định cụ thể, nhưng thông qua những quy định cụ thể này, chúng ta có thể thấy pháp luật đã quán triệt những nguyên tắc: - Nguyên tắc hôn nhân tự do, tự nguyện - Nguyên tắc vợ chồng bình đẳng, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người phụ nữ. - Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của con cái. Ở đây chưa đề cập đến nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng nhưng đã bao hàm được những tư tưởng dân chủ tiến bộ của chế độ hôn nhân và gia đình mới do Đảng và Nhà nước ta xây dựng. Những nguyên tắc cơ bản này là cơ sở pháp lý quan trọng để xóa bỏ những tư tưởng lạc hậu do chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến để lại, thực hiện những quan hệ hôn nhân và gai đình mới phù hợp với xu thế phát triển của xã hội, đồng thời chúng còn là nền tảng cho quá trình phát triển của pháp luật hôn nhân và gia đình sau này. 2. Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng trước khi có Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 Từ năm 1959 đến nay, ở Việt Nam đã có đạo luật về hôn nhân và gia đình ra đời kế tiếp nhau: Luật hôn nhân và gia đình năm 1959, 1986, 2000. Mỗi đạo luật đã có những quy định chung trong đó có ghi nhận nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng là sự kết thừa và phát triển nguyên tắc của pháp luật giai đoạn trước trên cơ sở phù hợp với tình hình kinh tế, chính trị xã hội ở từng thời kỳ. a. Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 Năm 1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta thắng lợi. Nhân dân Việt Nam được hưởng hòa bình chưa bao lâu thì Đế quốc Mỹ âm mưu phá bỏ Hiệp định Gionevo và biến miền nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới phục vụ cho những mưu đồ quân sự của Mỹ. Đất nước ta tạm thời bị chia cắt ra làm hai miền với hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau. Trong khi nhân dân miền Nam tiếp tục đấu tranh chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, quân dân miền Bắc quyết tâm xây dựn g chủ nghĩa xã hội làm hậu phương vững chắc cho miền Nam. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tác động mạnh mẽ vào các mặt của đời sống xã hội, trong đó có quan hệ hôn nhân và gia đình. Trong khi đó, những tàn tích của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến lạc hậu vẫn còn tồn tại, đè nặng lên tư tưởng của người dân kìm hãm sự phát triển của con người. Tình hình hôn nhân và gia đình đó “không thích hợp với việc thực hiện những nhiệm vụ cách mạng mới là cái tạo và phát triển kinh tế, phát triển văn hóa. Vì Bài tập học kỳ - Môn Luật Hôn nhân và Gia đình 7
- Lương Thị Vân - MSSV: KT33H006 - Nhóm: H1-1 vậy, đã đến lúc cần phải xây dựng một chế độ hôn nhân và gia đình phù hợp với đạo đức xã hội chủ nghĩa, trước hết là phải ban hành một Luật hôn nhân và gia đình”. Xuất phát từ thực tế đó, Luật hôn nhân và gia đình cần phải thực hiện mục đích là xây dựng những gia đình dân chủ hòa thuận, hạnh phúc, trong đó, mọi người đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, xóa bỏ những tàn tích còn lại của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến cưỡng ép, trọng nam khinh nữ, coi rẻ quyền lợi của con cái. Kế thừa những nguyên tắc cơ bản của pháp luật hôn nhân và gia đình thời kỳ trước, để đạt được những mục đích như trên, Luật hôn nhân và gia đình 1959 đã được xây dựng trên cơ sở bốn nguyên tắc cơ bản sau đây: - Nguyên tắc hôn nhân tự do và tiến bộ - Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng - Nguyên tắc nam nữ bình đẳng, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong gia đình - Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của con cái. Nhằm thực hiện chế độ hôn nhân và gia đình mới, Luật hôn nhân và gia đình 1959 đã quy định nguyên tắc mới: nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng. Trước đây, mặc dù đã xác định được nhiệm vụ là xóa bỏ những tư tưởng lạc hậu, phản dân chủ của pháp luật hôn nhân và gia đình phong kiến, nhưng Nhà nước ta chưa có quy định về việc thực hiện chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Đây là một hạn chế của pháp luật thời kỳ trước đó. Việc Luật hôn nhân và gia đình 1959 quy định nguyên tắc một vợ một chồng bảo đảm cho hạnh phúc gia đình bền vững, đồng thời phù hợp với đạo đức xã hội chủ nghĩa. Nguyên tắc này còn được thể hiện trong quy định về điều kiện kết hôn “cấm người đang có vợ, có chồng kết hôn với người khác” (Điều 5) b. Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 Khi xây dựng Luật hôn nhân và gia đình 1986, nhà lập pháp đã có sự phân định nhóm những quy định chung và nhóm các quy định chuyên biệt. Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng được quy định trong Chương I (những quy định chung) trong Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 đã được kế thừa phát triển nguyên tắc này của Luật hôn nhân và gia đình 1959, Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 đã bổ sung thêm những nội dung của nguyên tắc này cho đầy đủ. Ví dụ: trong nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng, nếu như Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 chủ yếu quy định “cấm người đang có vợ, có chồng kết hôn với người khác” thì Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 quy định đầy đủ hơn “cấm người đang có vợ, có chồng kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác”. Bài tập học kỳ - Môn Luật Hôn nhân và Gia đình 8
- Lương Thị Vân - MSSV: KT33H006 - Nhóm: H1-1 Với việc quy định đầy đủ hơn, phù hợp hơn, nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng của Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 đã tạo ra một nền tảng pháp lý cần thiết cho việc xây dựng những chế định, quy phạm pháp luật chuyên biệt để điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình trong đời sống xã hội. “lỗ hổng” của Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 đã được khắc phục dần dần. Pháp luật hôn nhân và gia đình không ngừng hoàn thiện, trước hết và trên cơ sở sự hoàn thiện hệ thống những nguyên tắc cơ bản. c. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Kế thừa và phát triển những nguyên tắc của Luật hôn nhân và gia đình 1986, Luật hôn nhân và gia đình 2000 tiếp tục thực hiện những nguyên tắc của Luật cũ còn phù hợp, nhưng có sự sắp xếp lại cho khoa học hơn, đồng thời bổ sung một số nội dung mới làm cơ sở cho việc thực hiện và bảo vệ các quan hệ hôn nhân và gia đình đầy đủ cùng với sự vận động của các quan hệ kinh tế - xã hội, pháp luật hôn nhân và gia đình - một bộ phận thuộc thượng tầng kiến trúc, không ngừng được hoàn thiện. Đó cũng là quá trình hoàn thiện những nguyên tắc cơ bản của luật hôn nhân và gia đình, trong đó có nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng, với tư cách là hệ tư tưởng chỉ đạo, từ chưa đầy đủ, chưa chuẩn xác đến sự đầy đủ và khoa học hơn, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của ngành luật hôn nhân và gia đình trong những giai đoạn mới của đất nước. IV. NỘI DUNG CỦA NGUYÊN T ẮC HÔN NHÂN MỘT VỢ MỘT CHỒNG Điếu 64 Hiến pháp 1992 quy định: “Gia đình là tế bào của xã hội. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con thành những công dân tốt. Con cháu có bổn phận kính trọng và chăm sóc ông bà, cha mẹ”. Trên cơ sở đó, Luật hôn nhân và gia đình 2000 đã khẳng định nguyên tắc cơ bản đầu tiên là nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng. Nguyên tắc này được thể hiện cụ thể trong những quy định về kết hôn, thực hiện quan hệ vợ chồng, ly hôn... Trong xã hội phong kiến, chế độ hôn nhân được xây dựng trên cơ sở chế độ chiếm hữu tư nhân vầ ruộng đất, đời sống vật chất và tinh thần của xã hội còn ở mức độ thấp. Chế độ hôn nhân phong kiến bảo vệ một cách tuyệt đối quyền của ng ười gia trưởng mà một trong những nội dung của nó là thừa nhận và bảo vệ quyền đa thê. Trong xu thế phát triển của xã hội, mặc dù vẫn tiếp tục duy trì chế độ tư hữu, bóc lột, Nhà nước tư sản phải quy định chế độ hôn nhân và gia đình một cách dân chủ hơn. Chế độ đa thê bị bãi bỏ và thay vào đó là chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Nh ưng do tính chất của những quan hệ kinh tế - xã hội tư bản, chế độ hôn nhân một vợ một chồng đó chỉ đ ược thể hiện trên văn bản, Bài tập học kỳ - Môn Luật Hôn nhân và Gia đình 9
- Lương Thị Vân - MSSV: KT33H006 - Nhóm: H1-1 còn trong thực tế, chế độ một vợ một chồng luôn luôn tồn tại bên trong nó những giả dối. Với việc biến những tư liệu sản xuất thành tài sản của xã hội, nhà nước xã hội chủ nghĩa đang dần tạo ra được những cơ sở kinh tế cho sự ổn định của chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Trong những điều kiện tiến bộ của x ã hội; hôn nhân một vợ một chồng tồn tại vững chắc trên cơ sở tình yêu giữa nam và nữ “vì bản chát của tình yêu là không thể chia sẻ được cho nên hôn nhân dựa trên tình yêu giữa nam nữ, do ngay bản chất của nó là hôn nhân một vợ một chồng”. Việc thực hiện chế độ hôn nhân một vợ một chồng là phù hợp với sự phát triển của kinh tế - xã hội xã hội chủ nghĩa và là một trong những cơ sở quan trọng đảm bảo sự bền vững của hôn nhân. Chính vì vậy, hôn nhân một vợ một chồng đã được xây dựng thành một trong những nội dung của nguyên tắc hiến định về hôn nhân và gia đình và được Luật hôn nhân và gia đình 2000 khẳng định là nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình (Điều 2). Bảo vệ chế độ hôn nhân một vợ một chồng, Luật hôn nhân và gia đình: “Cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ” (Điều 4). Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng còn được cụ thể hóa trong các quy định về những trường hợp cấm kết hôn và được đảm bảo thực hiện trong những quy định về hủy việc kết hôn trái pháp luật. Nội dung của nguyên tắc hôn nhân mọt vợ một chồng là: chỉ những người chưa cơ vợ, chưa có chồng hoặc tuy đã có vợ, có chồng nhưng hôn nhân đó đã chấm dứt mới có quyền kết hôn. Việc kết hôn của họ phải với người đang không có vợ, không có chồng. Ngoài ra, để bảo vệ chế độ hôn nhân một vợ một chồng, nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng còn điều chỉnh cả hành vi chung sống như vợ chồng: chỉ những người đang không có vợ, có chồng mới có quyền chung sống như chồng, như vợ với người đang không có vợ, có chồng. Nội dung của nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng có liên quan đến một số vấn đề và cần được hiểu như sau: - Người đang có vợ, có chồng là người đang tồn tại một quan hệ hôn nhân được xác định bằng giấy chứng nhận kết hôn hoặc hôn nhân thực tế (nam và nữ sống chung với nhau như vợ chồng, không đăng ký kết hôn nhưng vẫn được pháp luật thừa nhận quan hệ vợ chồng). Đó là trường hợp: nam và nữ bắt đầu chung sống với nhau nh ư vợ chồng (không vi phạm các điều kiện kết hôn do luật định) tr ước ngày 3/1/1987 nhưng không đăng ký kết hôn. Những người đang ở trong các trường hợp kể trên thì bị Luật cấm kết hôn Bài tập học kỳ - Môn Luật Hôn nhân và Gia đình 10
- Lương Thị Vân - MSSV: KT33H006 - Nhóm: H1-1 - Những người đã có vợ, có chồng nhưng hôn nhân đã chấm dứt là người thuộc các trường hợp kể trên nhưng đã có bản án cho ly hôn của tào án có hiệu lực pháp luật, vợ (chồng) của họ đã chết hoặc bị tòa án tuyên bố là đã chết. - Chung sống như vợ chồng là việc nam nữ coi nhau là vợ chồng, chung sống với nhau, chăm sóc giúp đỡ nhau, cùng nhau chăm lo đời sống chung. Theo TTLT số 01/2001/TTLT - T ANDTC - VKSNDTC - BTP ngày 3/1/2001 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát Nhân dân tối cao, Bộ tư pháp hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội, được coi là nam và nữ đang sống chung với nhau như vợ chồng, nếu họ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Có tổ chức lễ cưới khi về chung sống với nhau + Việc họ về chung sống với nhau đ ược gia đình (một bên hoặc cả hai bên) chấp nhận + Việc họ về chung sống vwois nhau đ ược người khác hay tổ chức chứng kiến + Họ thực sự chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau cùng nhau xây dựng gia đình. Thời điểm nam và nữ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng là ngày họ tổ chức lễ cưới hoặc ngày họ về chung sống với nhau được gia đình (một hoặc cả hai bên) chấp nhận hoặc ngày họ về chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến hoặc ngày họ thực sự bắt đầu chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình. Việc kết hôn vi phạm nguyên tắc một vợ một chồng phải bị xử hủy theo Luật hôn nhân và gia đình, người vi phạm có thể bị xử lý về hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, do xuất phát từ tình hình xã hội nước ta, việc thi hành nguyên tắc một vợ một chồng có ngoại lệ trong một số trường hợp sau: - Một người kết hôn với nhiều người khác trước ngày 3/1/1959 (ngày Luật hôn nhân và gia đình 1959 có hiêu lực). Trước khi có Luật hôn nhân và gia đình 1959, chúng ta chưa thực hiện được chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Cho nên, mặc dù việc thực hiện những quan hệ hôn nhân này không phù hợp với nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng, nhưng vẫn được thừa nhận là có giá trị pháp lý. - Ngày 25/03/1977, Hội đồng Chính phủ mới ban hành Nghị quyết 76/CP công bố danh mục 411 văn bản pháp luật áp dụng chung cho cả nước, trong đó có Luật Hôn nhân và gia đình. Vì vậy, ngày 25/031977 được coi là ngày Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 có hiệu lực ở miền Nam Việt Nam. Những trường hợp kết hôn trước ngày 25/03/1977 trở về Bài tập học kỳ - Môn Luật Hôn nhân và Gia đình 11
- Lương Thị Vân - MSSV: KT33H006 - Nhóm: H1-1 trước (ở miền Nam) thì dù có vi phạm chế độ một vợ một chồng, nhưng có hôn nhân thực tế thì chúng ta vẫn phải công nhận quan hệ hôn nhân của họ là hợp pháp. - Đối với trường hợp cán bộ, bộ đội có vợ, có chồng trong Nam ra Bắc lấy vợ, lấy chồng khác. Theo Thông t ư số 60 - T ATC ngày 22/2/1978 của Tòa án Nhân dân tối cao, đây là trường hợp đặc biệt, là hậu quả của chiến tranh chứ không phải của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến. Phương châm giải quyết là thừa nhận việc chung sống tay ba. Nếu có mâu thuẫn và yêu cầu giải quyết thì tòa án có thể xử cho ly hôn mà không đặt ra vấn đề hủy việc kết hôn trái nguyên nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng mà pháp luật quy định, trừ trường hợp người tập kết đã có vợ (chồng) lừa dối là chưa có vợ (chồng) để người kia lầm tưởng nên mới đồng ý. V. THỰC TIẾN ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC HÔN NHÂN MỘT VỢ MỘT CHỒNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 1. Thực tiễn áp dụng và thi hành nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng a. Những kết quả đã đạt được Luật hôn nhân và gia đình được Nhà nước ta ban hành từ năm 1959, đến nay đã qua hai lần sửa đổi. Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng đã được hoàn thiện dần làm cơ sở cho việc xây dựng, hoàn thiện những chế định cụ thể điều chỉnh một cách toàn diện những quan hệ hôn nhân và gia đình nảy sinh trong đời sống xã hội. Thực tế phát triển của kinh tế, văn hóa, xã hội ở đất nước ta cũng đã chứng minh rằng, nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng là hoàn toàn đúng đắn. Hiệu quả điều chỉnh của nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng thể hiện tập trung ở hai vấn đề lớn: chất lượng hệ thống các quy phạm pháp luật hôn nhân và gia đình cụ thể và kết quả điều chỉnh của nó đối với các quan hệ hôn nhân và gia đình trong thực tiễn. Trên cơ sở nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng, một loạt các chế định gồm nhiều quy phạm pháp luật hôn nhân và gia đình đã được thiết kế để áp dụng trong thực tế, nh ư: điều kiện kết hôn, đăng ký kết hôn, nghĩ vụ và quyền của vợ và chồng.. những văn bản quy phạm pháp luật khác cũng được ban hành để hướng dẫn áp dụng và quy định cụ thể để thi hành một số chế định trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Thực chất, đây là sự cụ thể hóa những nội dung của các nguyên tắc cơ bản đã được quy định trong Luật hôn nhân và gia đình. Như vậy, những nguyên tắc cơ bản của luật hôn nhân và gia đình Việt Nam mà trọng tâm là nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng đã thực hiện được vai trò chỉ đạo, định hướng cho ngành Luật hôn nhân và gia đình trong việc xây dựng các quy phạm pháp luật hôn nhân và gia đình so với Luật hôn nhân và gia đình 1986, nguyên tắc hôn nhân một vợ Bài tập học kỳ - Môn Luật Hôn nhân và Gia đình 12
- Lương Thị Vân - MSSV: KT33H006 - Nhóm: H1-1 một chồng đã được quy định cụ thể và đầy đủ hơn. Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng được biểu hiện xuyên suốt trong những chế định luật. Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng đ ược kế thừa và phát triển qua Luật hôn nhân và gia đình năm 1959, 1986 đã có quá trình đi sâu vào thực tế cuộc sống và đã đạt được những hiệu quả điều chỉnh đáng kể. Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng được thi hành trong thực tiễn và đang tỏ rõ sức mạnh trong việc xóa bỏ tận gốc rễ những tàn dư, tư tưởng lạc hậu của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến, chống lại những ảnh hưởng tiêu cực của hôn nhân và gai đình tư sản, đồng thời bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình. Chế độ hôn nhân và gia đình xã hội chủ nghĩa không ngừng được củng cố trên cơ sở kết hợp hài hòa nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng cũng như các nguyên tắc cơ bản khác và đạo đức xã hội chủ nghĩa. Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng đã trở thành một nguyên tắc của cuộc sống được mọi người tôn trọng và tự giác thực hiện đang dần xóa bỏ tư tưởng đa thê còn rơi rớt lại. Chế độ hôn nhân một vợ một chồng đ ược thực hiện làm rõ bản chất của tình yêu là “không thể chia sẻ được”, là sơ sở duy trì hạnh phúc gia đình, duy trì sự bền vững của chính quan hệ hôn nhân. Tình trạng vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng đã giảm đáng kể. Những hành vi của người đang có vợ, có chồng kết hôn hoặc chung sống nh ư vợ chồng với người khác bị xã hội lên án, bị xử lý theo pháp luật. b. Hạn chế Bên cạnh những diễn biến tích cực đã nêu ở trên, trong đời sống hôn nhân và gia đình vẫn còn không ít những biểu hiện tiêu cực trái ngược với bản chất tốt đẹp của chế độ hôn nhân xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng. Tình trạng kết hôn không đăng ký đang là hiện tượng phổ biến ở vùng sâu vùng xa, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Thực trạng này đã gây những khó khăn không nhỏ trong việc kiểm soát của Nhà nước đối với các quan hệ hôn nhân và gia đình. Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng còn bị vi phạm khá nghiêm trọng ở nhiều địa phương. Đặc biệt có những trường hợp một người đàn ông chung sống như vợ chồng với nhiều người phụ nữ. Việc vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng: làm tan vỡ hạnh phúc của nhiều gia đình, con cái bị bỏ mặc, thiếu sự chăm sóc, giáo dục của cha mẹ (thực tế cho thấy có khoảng 40% số trẻ em không đ ược chăm sóc, giáo dục sau khi bố mẹ các cháu lâm vào tình trạng trên), có trường hợp con bị khủng hoảng về tâm lý sinh ra những thói hư tật xấu, kinh tế gia đình bị sa sút nghiêm trọng... nhưng đáng tiếc không phải trường hợp vi phạm nào cũng được xử lý. Bài tập học kỳ - Môn Luật Hôn nhân và Gia đình 13
- Lương Thị Vân - MSSV: KT33H006 - Nhóm: H1-1 Ví dụ về vụ án đang gây nhiều tranh cãi: “một ông bốn bà”. Ông N quê ở xã Tân Bửu - Bến Lức - Long An cưới người vợ đầu tiên năm 1994 (có đăng ký kết hôn), sau một thời gian, đường ai nấy đi. Năm 1996, khi chưa ly hôn, ông N đã làm đám cưới rồi sống chung không hôn thú với bà vợ hai. Một năm sau, họ sinh được một con chung. Rồi do mâu thuẫn, họ xin ly hôn. Lẽ ra phải xác định đây là hôn nhân trái pháp luật thì năm 1999, T AND huyện Bến Lức lại cho ông N ly hôn bà vợ hai và giải quyết các yêu cầu về tài sản chung, quyền nuôi con, cấp dưỡng. Năm 2000, ông N lại tổ chức đám cưới và sống chung với bà vợ ba, có một con chung, đến năm 2004 thì được chính xã Tân Bửu cho đăng ký kết hôn. Tháng 7-2008, lấy lý do bà vợ ba bỏ đi theo người khác, ông N làm đơn xin ly hôn bà này. Thụ lý, TAND huyện Bến Lức té ngửa vì thấy sự việc quá phức tạp, bèn yêu cầu UBND xã Tân Bửu xác minh, cung cấp thông tin về tình trạng hôn nhân của ông N. Tháng 7-2009, UBND xã Tân Bửu trả lời rằng khi ông N. đến xã đăng ký kết hôn với bà vợ ba thì ông khai chỉ có một vợ, đã được tòa cho ly hôn vào năm 1999 (bà vợ hai) và đưa ra bản án của tòa. Dựa vào đó, cán bộ tư pháp xã mới cho ông đăng ký kết hôn. Có thể thấy đây là một cái sai lẩn quẩn mà trách nhiềm đầu tiên thuộc về UBND xã Tân Bửu. Phải xử lý cho xong hôn nhân của ông N với bà vợ đầu thì mới có thể giải quyết cho ông ly hôn với bà vợ ba được. Trong trường hợp các đương sự không hợp tác, tòa sẽ yêu cầu UBND xã Tân Bửu hủy việc kết hôn trái pháp luật. Những hạn chế trên đây cần phải được khắc phục. Chúng ta không thể chờ đến khi nào chế độ công hữu được xác lập hoàn toàn để đón nhận chế độ hôn nhân xã hội chủ nghĩa ưu việt mà đồng thời với việc tạo ra những cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội phải cải tạo những quan hệ hôn nhân và gia đình, đưa nó phát triển theo đúng quy luật vận động khách quan. Trong quá trình đó, sự điều chỉnh của luật hôn nhân và gia đình là biện pháp chính yếu mà sự định hướng là nguyên tắc một vợ một chồng. c. Nguyên nhân Việc thực hiện nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng trong điều kiện hiện nay là rất khó khăn do việc thừa nhận quan hệ chung sống nh ư vợ chồng của nam và nữ có giá trị pháp lý như quan hệ vợ chồng. Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, “hôn nhân thực tế” không được thừa nhận nữa, nhưng chúng ta vẫn phải chấp nhận sự tồn tại của những quan hệ chung sống như vợ chồng đã xảy ra từ trước ngày 3/1/1987. Vậy nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng cũng điều chỉnh cả trường hợp này. Nhưng hiện nay chúng ta chưa có được một cơ chế kiểm soát những đối tượng này cho nên nhiều UBND cấp xã đã tiến hành đăng ký kết hôn cho những người đã có vợ, có chồng (do không thể biết được là họ đang có vợ, có chồng vì việc chung sống như vợ chồng của họ không được ghi vào sổ hộ Bài tập học kỳ - Môn Luật Hôn nhân và Gia đình 14
- Lương Thị Vân - MSSV: KT33H006 - Nhóm: H1-1 tịch). Vậy là nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng bị vi phạm do ngay chính cơ chế mà chúng ta tạo ra. Tình hình đó đặt ra yêu cầu phải có những biện pháp ph òng ngừa. - Trình độ dân trí nói chung, hiểu biết về pháp luật hôn nhân và gia đình nói riêng trong nhân dân còn ở mức độ thấp nên dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật. Thực tế ở nhiều vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, việc thực hiện quan hệ hôn nhân và gai đình chỉ đơn thuần theo phong tục, tập quán, trong đó có những phong tục, tập quán phù hợp, có những phong tục tập quán không phù hợp với nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình. Sự ít hiểu biết về Luật hôn nhân và gia đình dẫn đến việc một mặt người dân vi phạm những quy định của Luật, mặt khác không bảo vệ đ ược những quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đồng thời chúng ta không phát huy đ ược vai trò phát hiện, tố giác kịp thời của nhân dân về những hành vi vi phạm các quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình. Có trường hợp người vợ “làm tròn bổn phận của mình” tới mức mua sắm đồ lễ để đi hỏi vợ bé cho chồng mình. Nguyên nhân của tình trạng này là do điều kiện sinh hoạt vật chất thấp kém, cùng với việc tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật ở một số nơi còn mang nặng tính hình thức. - Việc xử lý những cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật hôn nhân và gia đình nhất là vi phạm nguyên tắc một vợ một chồng chưa được kịp thời, nghiêm minh, thậm chí còn bị coi nhẹ nên không phát huy được tác dụng giáo dục, răn đe và phòng ngừa. Trên thực tế, những trường hợp vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng còn xảy ra không ít, tuy nhiên, con số phản ánh những vụ việc đã được ơ quan có thẩm quyền giải quyết lại là quá khiêm tốn. Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao về xét xử về hình sự đối với hành vi xâm phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng năm 2000 ở cấp huyện là 32, ở cấp tỉnh là 3; năm 2006 ở cấp huyện là 139, ở cấp tỉnh là 86. Sở dĩ có tình hình này là do nhiều nguyên nhân trong đó có n guyên nhân từ phái ơ quan bảo vệ pháp luật. Trong thực tế, khác với những loại hành vi phạm tội khác, có những trường hợp vi phạm chế độ hôn nhân và gia đình chưa bị xã hội lên án mạnh mẽ, thậm chí là điều bình thường đối với dư luận xã hội hoặc phù hợp với phong tục, tập quán. Cho nên, các cơ quan bảo vệ pháp luật đã có phương châm coi nhẹ việc xử lý đối với những hành vi vi phạm này. - Trình độ của đội ngũ cán bộ t ư pháp cấp xã và thẩm phán còn chưa đồng đều, thậm chí có những cán bộ tư pháp, thẩm phán quá kém về pháp luật và chuyên môn nghiệp vụ, nên chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu giải quyết chính xác, nhanh chóng các yêu cầu của đương sự. thêm vào đó là do những tác động của vật chất, các mối quan hệ xã hội, một bộ phận không nhỏ trong đội ngũ cán bộ tư pháp, thẩm phán đã không thật sự khách quan Bài tập học kỳ - Môn Luật Hôn nhân và Gia đình 15
- Lương Thị Vân - MSSV: KT33H006 - Nhóm: H1-1 trong giải quyết công việc. Thực tế cho thấy đội ngũ các bộ tư pháp cấp xã hầu hết chưa qua đào tạo cử nhân luật, nên thiếu những kiến thức cơ bản. 2. Một số kiến nghị nhằm tăng cường hiệu quả điều chỉnh của nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng - Phổ biến, tuyên truyền, giáo dục Luật hôn nhân và gia đình một cách sâu rộng đối với mọi đối tượng Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng chỉ có thể phát huy được hiệu quả điều chỉnh khi được tất cả các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi người dân tuân thủ một cách triệt để. Muốn vậy, việc phổ biến, tuyên truyền, giáo dục Luật hôn nhân và gia đình phải được tiến hành nghiêm túc tới mọi đối tượng. Luật hôn nhân và gia đình cần sớm được đưa vào trong chương trình giáo dục ở phổ thông. Tuy nhiên cần chú ý việc giáo dục pháp luật đối với những đối tượng này phải đồng thời với việc giáo dục đạo đức, truyền thống trong gia đình. Việc tuyên truyền, phổ biến Luật hôn nhân và gia đình cần được tiến hành song song với việc vận động nhân dân đấu tranh chống lại những t àn dư của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến, xóa bỏ những phong tục, tập quán lạc hậu, tự giác chấp hành những quy định của Luật. - Cải tiến trong công tác đăng ký hộ tịch và đổi mới về tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân trong việc giải quyết các án tranh chấp hôn nhân v à gia đình. Trong công tác đăng ký hộ tịch, việc xem xét các yêu cầu của nhân dân phải đ ược tiến hành nhanh chóng, chính xác. Một số tờ khai đăng ký hộ tịch cần đ ược thay đổi lại cho phù hợp để hạn chế những sai sót có thể xảy ra. Trong công tác giải quyết các tranh chấp về hôn nhân và gia đình, nên thành lập Tòa chuyên trách về hôn nhân và gia đình. Do quan hệ hôn nhân và gia đình có những đặc thù riêng nên đòi hỏi những người giải quyết các tranh chấp về loại này phải có những phẩm chất, năng lực và kinh nghiệm cần thiết. - Việc xử lý đối với những hành vi vi phạm nguyên tắc chế độ hôn nhân một vợ một chồng cần được các cơ quan có thẩm quyền thực hiện nghiêm túc, kịp thời và đúng pháp luật để phát huy tác dụng giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật hôn nhân v à gia đình. Mục đích của những biện pháp xử lý không phải là trừng phạt, bắt người vi phạm phải chịu chế tài cảu pháp luật mà nhằm giáo dục đối với người có hành vi phạm tội hay vi phạm pháp luật để họ không tiếp tục vi phạm pháp luật, đồng thời giáo dục những cá nhân khác có ý thức tôn trọng pháp luật, từ đó không phạm tội hay không vi phạm pháp luật hôn nhân và gia đình. Xử lý nghiêm minh, kịp thời những cá nhân vi phạm là một trong những Bài tập học kỳ - Môn Luật Hôn nhân và Gia đình 16
- Lương Thị Vân - MSSV: KT33H006 - Nhóm: H1-1 biện pháp cần được thực hiện để đảm bảo nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng đ ược tuân thủ một cách triệt để. - Nâng cao chất lượng công tác hòa giải những tranh chấp về hôn nhân và gia đình. Công tác hòa giải ở cơ sở làm được tốt sẽ kịp thời giải quyết được những xích mích trong nội bộ gia đình, giúp cho các thành viên trong gia đình được bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, và cũng vì thế hạn chế được những hành vi vi phạm chế hôn nhân một vợ một chồng. Đồng thời cũng có tác dụng quan trọng trong việc giáo dục ý thức trách nhiệm đối với các thành viên của gia đình, thông qua đó Luật hôn nhân và gia đình cũng được tuyên truyền trực tiếp tới từng người dân. - Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng để xây dựng một đội ngũ cán bộ t ư pháp, Thẩm phán có phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu giải quyết kịp thời, chính xác các tranh chấp về hôn nhân và gia đình. Hoạt động của các cán bộ tư pháp và Thẩm phán là những khâu rất quan trong việc đảm bảo thực hiện nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng. Họ vừa là người thay mặt Nhà nước kiểm soát việc thực hiện các quan hệ hôn nhân và gia đình trong xã hội, vừa là người tuân thủ nguyên tắc đó trong quá trình kiểm soát. Trong tình hình hiện nay, củng cố đội ngũ cán bộ tư pháp, nhất là cán bộ tư pháp ở cấp xã và Thẩm phán ở tòa án nhân dân cấp huyện là việc làm cần phải được chú trọng. Bên cạnh đó, cần có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho Hội thẩm nhân dân, bởi họ là người đại diện của nhân dân tham gia vào hoạt động xét xử tại Tòa án, có quyền ngang với Thẩm phán. C. KẾT LUẬN Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng đ ược xây dựng trên nền tảng hôn nhân tự nguyện, tiến bộ và nam nữ bình đẳng nhằm xóa bỏ chế độ đa thê trong hôn nhân phong kiến, coi rẻ phụ nữ, gây nhiều đau khổ cho phụ nữ. Bả n chất của hôn nhân tự nguyện trên cơ sở tình yêu nam nữ là hôn nhân một vợ một chồng. Mặt khác, chế độ một vợ một chồng đảm bảo tình yêu giữa họ thực sự bền vững, duy trì và củng cố hạnh phúc gia đình. Hôn nhân một vợ một chồng là điều quan trọng làm cho cuộc sống chung vợ chồng lâu dài, bền vững và thực sự hạnh phúc. Tuân thủ nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng là yêu cầu bắt buộc đối với các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi cá nhân. Đó là cơ sở tư tưởng vững chắc cho việc xóa bỏ tận gốc rễ những tàn dư còn lại của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến đồng thời chống lại những ảnh hưởng tiêu cực của hôn nhân và gia đình tư sản để củng cố chế độ hôn nhân và gia đình xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Bài tập học kỳ - Môn Luật Hôn nhân và Gia đình 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sỹ Luật học: Công tác điều tra cơ bản của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội phục vụ hoạt động phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp
135 p | 305 | 52
-
Luận văn tốt nghiệp: Nguyễn du và Truyện Kiều trong cảm hứng thơ của người đời sau (từ năm 1930 đến nay)
140 p | 487 | 39
-
Luận văn Thạc sĩ Dân tộc học: Hôn nhân hiện nay của người Pa Dí ở thôn Cốc Ngù, xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai
120 p | 96 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Dân tộc học: Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen ở xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La
103 p | 101 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
86 p | 64 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Sự thể hiện của nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chồng trong các quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và thực tiễn thi hành
94 p | 76 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam: Thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân sau Cách Mạng Tháng Tám
98 p | 63 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân sau Cách mạng Tháng Tám
98 p | 55 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Nhân học: Thực trạng hôn nhân của người Dao Đỏ ở tỉnh Cao Bằng
199 p | 21 | 11
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam trong xu thế hội nhập
14 p | 149 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi chính đáng của vợ và các con khi vợ chồng ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
119 p | 45 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Nhân học: Hôn nhân hiện nay của người Ê-Đê ở xã Cuôr Dăng, huyện Cưm’gar, tỉnh Đắk Lắk
211 p | 74 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: Hướng tiếp cận hiện thực qua sáng tác văn học của Nguyễn Huy Tưởng
142 p | 62 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Hôn nhân trong sử thi Tây Nguyên (Qua khảo sát một số tác phẩm sử thi Ê Đê, Ba Na, Mơ Nông)
112 p | 55 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Công tác xã hội với trẻ em trong gia đình sau li hôn tại quận Kiến An - thành phố Hải Phòng
25 p | 64 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Biến đổi trong hôn nhân của người Cao Lan, xã Lục Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Phạm Thái – những đặc điểm và đóng góp trong sáng tác văn chương
99 p | 27 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn